You are on page 1of 3

Họ và tên: Trần Hà Linh

MSSV: 2153401020139
Lớp: QTL46A2
Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Giảng viên: Nguyễn Hoài Đông
BÀI TẬP CỘNG ĐIỂM SỐ 1
*Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích?
Câu 1: Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi lượng
giá trị của hàng hóa.
=>Nhận định ĐÚNG
-Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ về
một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng
lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã
hội cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra một hàng hóa mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.
-Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung
bình, cường độ lao động trung bình.
-Có 3 nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
+Năng suất lao động
+Cường độ lao động
+Mức độ phức tạp của lao động
-Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế, trong đó nhu cầu của các chủ thể được
đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả và cả số lượng hàng hóa,
dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất đinh của nền sản xuất xã hội.
Ví dụ: thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán,…
=>Khi số lượng hàng hoá cung cấp vào thị trường thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi quy luật
cung cầu đó là: khi số lượng của một loại hàng hóa bán trên thị trường ít hơn so với nhu
cầu của người tiêu dùng thì giá cả của hàng hóa này sẽ có chiều hướng tăng lên dẫn đến
khả năng người tiêu dùng có thể sẽ phải chi trả mức giá cao hơn để sở hữu loại hàng hóa
này. Ngược lại, nếu như lượng cung vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng cần thì giá
của loại hàng hóa đó sẽ có xu hướng giảm đi.
=>Nếu một loại hàng hóa xuất hiện nhiều trên thị trường sẽ dẫn tới cạnh tranh cao, đòi
hỏi phải nâng cao chất lượng hàng hoá mới có thể đẩy mạnh sức tiêu thụ. Điều này ảnh
hưởng đến mức độ phức tạp của lao động, năng suất và cường độ lao động mà đây lại là
ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá.
Kết luận: Vậy số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi
lượng giá trị của hàng hóa.

Câu 2: Khi nền kinh tế rơi vào lạm phát thì Chính phủ và nhân dân nên ra sức tiết kiệm.
=>Nhận định SAI
-Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời
gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị
tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh
sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
-Có 3 loại lạm phát:
+Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Tỷ
lệ lạm phát hàng năm là một chữ số . Khi giá tương đối ổn định, mọi người tin tưởng vào
đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng một tháng hay
một năm. Mọi người sẳn sàng làm những hợp đồng dài hạn theo giá trị tính bằng tiền vì
họ tin rằng giá trị và chi phí của họ mua và bán sẽ không chệch đi quá xa (tức là dứoi
10%/năm).
+Lạm phát cao: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con
số. Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt mọi
người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày. Mọi
người thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ. Thị trường tài chính không ổn định ( do vốn
chạy ra nước ngoài).
+Siêu lạm phát : tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm. Đồng tiền gần như mất giá
hoàn toàn. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng tiền không còn làm được chức
năng trao đổi. Nền tài chính khủng hoảng (siêu lạm phát đã từng xảy ra ở Đức 1923 với
tỷ lệ 10.000.000.000% và xảy ra ở Bolivia 1985 với 50.000%/năm).
-Hậu quả của lạm phát:
+Làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là
thước đo này co dãn thất thường, do đó xã hội không thể tính toán hiệu quả, điều chỉnh
các hoạt động kinh doanh của mình.
+Phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng hóa có giá trị tăng đột
biến giàu lên nhanh chóng và những người có các hàng hóa mà giá cả của chúng không
tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi.
+Kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc…gây ra tình trạng
khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí.
+Sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi nhuận cao.
=>Tuỳ vào mức đô lạm phát mà Chính phủ và nhân dân có những hướng giải quyết phù
hợp với tình hình thực tế. Nếu tình trạng lạm phát vừa phải thì đây không những không
có hại mà còn được coi như một sự kích thích giúp nền kinh tế phát triển. Nếu như gặp
tình trạng lạm phát cao hoặc siêu lạm phát thì Chính phủ có thể áp dụng ác biện pháp
như: tăng thuế, giảm mức cung tiền, khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến kĩ thuật,
thực hiện miễn giảm một số loại thuế, … còn về phía người dân thì chúng ta không nên
tích trữ tiền vì sẽ khiến Chính phủ không thể kiểm soát quá trình lưu thông tiền tệ.
Ví dụ: Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi. Biện pháp này sẽ làm hạn chế các
ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiết khấu.
Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều
hơn.
Kết luận: Khi nền kinh tế rơi vào lạm phát thì chính phủ và nhân dân không cần nên ra
sức tiết kiệm

You might also like