You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

HIỆU TRƯỞNG PHÊ DUYỆT

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


TỘI PHẠM HỌC
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

HÀ NỘI - 2022

1
BẢNG TỪ VIẾT TẮT

BT Bài tập
CĐR Chuẩn đầu ra
CLO Chuẩn đầu ra của học phần
CTĐT Chương trình đào tạo
ĐĐ Địa điểm
GV Giảng viên
GVC Giảng viên chính
KTĐG Kiểm tra đánh giá
LT Lí thuyết
LVN Làm việc nhóm
MT Mục tiêu
NC Nghiên cứu
Nxb Nhà xuất bản
SV Sinh viên
TC Tín chỉ
TS Tiến sĩ
ThS Thạc sĩ
VĐ Vấn đề

2
KHOA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
BỘ MÔN TỘI PHẠM HỌC

Bậc đào tạo: Cử nhân ngành Luật


Tên học phần: Tội phạm học
Số tín chỉ: 02
Loại học phần: bắt buộc từ khóa 46
1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
1. TS. Lý Văn Quyền – GVC, Trưởng Bộ môn
Điện thoại: 0904118487
E-mail: lyquyendhl@gmail.com
2. TS. Lưu Hoài bảo – GVC
Điên Thoại: 0986173446
E-mail: baolh@hlu.edu.vn
3. ThS. Nguyễn Việt Khánh Hoà - GV
Điện thoại: 0907664999
E-mail: viet_khanh_hoa@yahoo.com
Văn phòng BM phạm học
Phòng 309, nhà A, 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày
lễ).
2. HỌC PHẦN TIÊN QUYẾT
- Luật hình sự Việt Nam 1
- Luật hình sự Việt Nam 2
3. TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN
Là ngành khoa học được khởi xướng từ những năm cuối thế kỉ XVIII,
tội phạm học đã và đang dần trở thành lĩnh vực khoa học quan trọng có ý
nghĩa xã hội rất lớn trong phòng ngừa tội phạm. Xã hội ngày càng phát
triển đã khẳng định vị thế ngày càng cao của tội phạm học trong phòng
ngừa và kiểm soát tội phạm.
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tình hình
tội phạm, nguyên nhân của tội phạm, dự báo tội phạm, phòng ngừa tội phạm
3
và một số nội dung liên quan khác như nhân thân người phạm tội, nạn nhân
của tội phạm, kiểm soát tội phạm, lịch sử hình thành và phát triển của tội
phạm học.
4. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA HỌC PHẦN
Vấn đề 1. Khái niệm, đối tượng và các phương pháp nghiên cứu của tội
phạm học
1. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
- Phân tích về các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học có thể lồng
ghép bình đẳng giới cơ bản ở ba đối tượng nghiên cứu sau: một là đối
tượng nghiên cứu nhân thân người phạm tội phân tích các đặc điểm đặc thù
về sức khỏe, về tuổi, về giới tính của người phạm tội. Hai là đối tượng
nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm thể hiện ở nguyên nhân về tiểu sử xã
hội thể hiện sự phân biệt đối xử, sự bất bình đẳng giới đã ảnh hưởng đến
quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của người phạm tội nam hoặc nữ
và từ những phẩm chất tiêu cực này đã ảnh hưởng đến việc thực hiện hành
vi phạm tội của họ trong những hoàn cảnh nhất định. (Trường Đại học
Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Chương VI.tr.167-172). Ba là đối
tượng nghiên cứu nạn nhân của tội phạm có thể phân tích những đặc điểm
đặc thù như độ tuổi, giới tính, khả năng tự vệ hạn chế của nạn nhân đóng
vai trò tạo điều kiện thúc đẩy quá trình trở thành nạn nhân của tội phạm
như phụ nữ đi một mình nơi vắng vẻ, phụ nữ đeo nhiều đồ trang sức đắt
tiền khi đi ra ngoài đường. (Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội
phạm học, Chương VII.tr.188-193)
2. Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học
3. Vị trí của tội phạm học trong hệ thống khoa học
Vấn đề 2. Lịch sử ra đời và phát triển của tội phạm học
1. Trường phái tội phạm học cổ điển
2. Các thuyết sinh học
2.1. Trường phái tội phạm học thực chứng thời kì đầu
Phân tích nội dung thuyết tội phạm bẩm sinh cần chú ý đến sự giải
thích của Lombroso về tội phạm nữ khác với tội phạm nam. (Dương Tuyết
Miên, Giáo trình tội phạm học chương II, tr.56-57)
2.2. Thuyết kiểu cơ thể
2.3. Thuyết phạm tội thừa kế
3. Các thuyết tâm lí
4
3.1. Thuyết phân tâm học
- Khi phân tích nội dung của thuyết phân tâm học của Sigmund Freud
về nguyên nhân của tội phạm bên cạnh những ưu điểm nhưng cũng cần
quan tâm đên những hạn chế lớn nhất phải kể đến là quan điểm đề cao tính
quy định sinh học của hành vi tính dục và tư tưởng bất bình đẳng, coi
thường phụ nữ. (Dương Tuyết Miên, Giáo trình tội phạm học, chương II,
tr77-79).
3.2. Thuyết bắt chước
4. Các thuyết xã hội học
4.1. Thuyết rối loạn tổ chức xã hội
4.2. Thuyết học lại từ xã hội
4.3. Thuyết kiểm soát xã hội
4.4. Thuyết xung đột.
Phân tích nội dung các thuyết xung đột xã hội trong tội phạm học gồm
có các thuyết sau: tội phạm học cấp tiến, tội phạm học phê phán và tội
phạm bình quyền nam nữ đã giải thích sự tồn tại khác nhau về tỷ lệ tội
phạm giữa nam và nữ trên cơ sở xã hội hơn là cơ sở sinh học. Nguyên nhân
của tội phạm bắt nguồn từ sự xung đột và bất bình đẳng trong xã hội chủ
yếu trên cơ sở giới. (Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm
học, Chương II.tr.66-75)
Vấn đề 3. Tình hình tội phạm
1. Khái niệm, đặc điểm của tình hình tội phạm
2. Các nội dung của tình hình tội phạm
Phân tích thực trạng của tội phạm xét về tính chất trên cơ sở nghiên
cứu cơ cấu của tội phạm theo nhiều tiêu chí khác nhau trong đó có tiêu chí
về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình,
mối quan hệ người phạm tội với nạn nhân là nam hoặc nữ. (Trường Đại
học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Chương IV.tr.128-129; Lý Văn
Quyền, Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam, Luận án
tiến sĩ, tr.36-55).
Phân tich diễn biến của tội pham xét về tính chất theo nhiều tiêu chí
trong đó có tiêu chí về giới tính và giải thích mức độ tăng giảm tội phạm
theo giới tính trong khoảng thời gian nghiên cứu. (Trường Đại học Luật
Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Chương IV.tr.133; Lý Văn Quyền, Phòng
ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, tr.57-69).

5
Vấn đề 4. Nguyên nhân của tội phạm
1. Khái niệm về nguyên nhân của tội phạm
2. Nguyên nhân từ môi trường sống
Phân tích nguyên nhân từ môi trường sống tác động đến sự hình thành
nhân cách lệch lạc của cá nhân trong đó cần chú ý đến những nhân tố do sự
phân biệt đối xử, sự bất bình đẳng giới ở trong gia đình, trường học, nơi
làm việc, nơi cư trú sinh sống. (Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình
tội phạm học, Chương V, tr.142-147; Lý Văn Quyền, Phòng ngừa tội phạm
do nữ giới thực hiện ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, tr.80-89).
3. Nguyên nhân từ phía người phạm tội
Phân tích các dấu hiệu thuộc về người phạm tội có thể ảnh hưởng đến
việc phạm tội gồm có dấu hiệu sinh học như giới tính, tuổi, sức khỏe và
dấu hiệu tâm lý, xã hội được hình thành trong quá trình sống như tính đố
kỵ, tính hám lợi, thích ăn chơi đua đòi đồng thời không thích học tập, lao
động. Vấn đề phân biệt đối xử về giới và sự khác biệt về vai trò, vị trí của
nam và nữ ảnh hưởng đến các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm và danh dự của con người và các tội phạm liên quan đến tệ nạn xã
hội như ma túy, cờ bạc và mại dâm. (Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo
trình tội phạm học, Chương V, tr.148-150 và Chương VI, tr. 167-172; Lý
Văn Quyền, Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam, Luận
án tiến sĩ, tr.36-42).
4. Tình huống cụ thể và vai trò của nó trong cơ chế của hành vi phạm tội
Phân tích vai trò của tình huống trong cơ chế của hành vi phạm tội cần chú
ý đến những tình huống căng thẳng, phức tạp kéo dài được hình thành trên cơ
sở bất bình đẳng giới có vai trò là tác nhân kích thích như là nguyên nhân làm
phát sinh tội phạm. Ví dụ: người chồng thường xuyên có hành vi ngược đãi
hành hạ vợ trong gia đình làm cho người vợ bị kích động tinh thần không kềm
chế được đã phản kháng lại bằng hành vi giết chồng hoặc hành vi ngoại tình,
phản bội vợ của người chồng làm nảy sinh động cơ ghen tuông thù hận của
người vợ đẫn đến người vợ đầu độc giết chồng. (Trường Đại học Luật Hà
Nội, Giáo trình tội phạm học, Chương V, tr.150-151).
5. Nạn nhân và vai trò của nạn nhân trong cơ chế của hành vi phạm tội.
Phân tích các yếu tố có vai trò làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của
tội phạm trong đó phải kể đến yếu tố sinh học như giới tính; yếu tố tâm lý
như thái độ quá dễ dãi đối với bản thân, thói quen thích phô trương tài sản

6
hoặc thói quen ăn mặc hở hang khêu gợi. (Trường Đại học Luật Hà Nội,
Giáo trình tội phạm học, Chương VII, tr.188-193).
Vấn đề 5. Dự báo tội phạm và phòng ngừa tội phạm
5(p1) Dự báo tội phạm
1. Khái niệm dự báo tội phạm
2. Các căn cứ dự báo tội phạm
Phân tích các căn cứ để dự báo tội phạm như số liệu về tình hình tội
phạm xảy ra trên phạm vi toàn quốc hoặc địa phương trong khoảng thời
gian tối thiểu là 5 năm để tìm ra xu hướng thay đổi của tất cả tội phạm
hoặc của các tội phạm trên cơ sở giới; các tội phạm về tệ nạn xã hội như
ma túy, cờ bạc, mại dâm; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các
tội phạm về chức vụ đặc biệt chú ý là tội phạm về chức vụ do nữ giới thực
hiện có xu hướng tăng nhanh hơn so với các tội phạm khác. Kết quả nghiên
cứu về nguyên nhân của tội phạm và sự thay đổi của những nguyên nhân
này đã tác động đến sự thay đổi của tội phạm trong tương lai trong đó sự
ảnh hưởng của tình trạng bất bình đẳng giới đến tội phạm nhất là các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người; tội
phạm về tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm; các tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trường Đại học Luật Hà
Nội, Giáo trình tội phạm học, Chương VIII, tr.208-209; Dương Tuyết
Miên, Giáo trình tội phạm học, chương VI, tr.187; Lý Văn Quyền, Phòng
ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, tr. 103-
106).
3. Các phương pháp dự báo tội phạm
5(p2) Phòng ngừa tội phạm
1. Khái niệm phòng ngừa tội phạm
2. Các nguyên tắc phòng ngừa tội phạm
3. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm
Phân tích các biện pháp phòng ngừa hướng tới các thành tố tạo thành
nguyên nhân của tội phạm trong đó có các biện pháp hướng tới loại bỏ các
nguyên nhân của tội phạm là do xung đột, bất bình đẳng giới trong xã hội
(Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Chương X, tr.248;
Lý Văn Quyền, Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam,
Luận án tiến sĩ, tr. 124-126).
4. Các chủ thể phòng ngừa tội phạm

7
5. CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CHUẨN
ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
5.1. Các chuẩn đầu ra của học phần (CLO)
a) Về kiến thức 
- K1. Tội phạm học là khoa học liên ngành, kiến thức của một số ngành
khoa học về triết học, luật học, sinh học, xã hội học, chính trị học, y học,
tâm lý học, kinh tế học, đạo đức học, tâm thần học… Người học nắm được
kiến thức về chính trị, về kinh tế để giải thích tác động của yếu tố chính trị,
yếu tố kinh tế đến tội phạm và là một trong những căn cứ để dự báo tội
phạm từ đó đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp.
- K2. Kiến thức của một số ngành khoa học văn hoá, lịch sử; nắm được lịch
sử quá trình hình thành và phát triển của tội phạm học cũng như các học
thuyết về nguyên nhân của tội phạm.
- K3. Kiến thức của một số ngành khoa học tâm lý, quản lý để hiểu được
quá trình hình thành các phẩm chất tâm lý tiêu cực của người phạm tội
cũng như các hạn chế yếu kém trong công tác quản lý là nguyên nhân của
tội phạm.
- K4. Kiến thức chuyên sâu cả lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực pháp
luật hình sự. Để nghiên cứu tình hình tội phạm của tất cả tội phạm; tình
hình tội phạm của nhóm tội phạm cụ thể (tình hình các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người…) hoặc
tình hình của tội phạm cụ thể (tình hình tội xâm phạm quyền bình
đẳng giới…). Và nghiên cứu hiệu quả các biện pháp phòng, chống tội
phạm trong đó có biện pháp là hình phạt đòi hỏi người học phải có kiến
thức môn học tiên quyết Luật hình sự Việt Nam 1 và Luật hình sự Việt
Nam 2, người học nắm được sự ảnh hưởng và các hình thức của tội phạm
khi quy định của luật hình sự có sự thay đổi theo hướng mở rộng hay thu
hẹp phạm vi hành vi bị coi là tội phạm.
- K5. Kiến thức chuyên sâu cả lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực pháp
luật tố tụng để hiểu vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tư pháp hình sự
trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
- K6. Kiến thức nghề luật cơ bản và kiến thức thực tiễn pháp lý Việt Nam
thông qua các hoạt động kiến tập và thực tập tại các cơ quan tư pháp và các
tổ chức khác. Người học nắm được kiến thức khác nhau có liên quan đến
tội phạm để có thể tư vấn các vấn đề về bảo vệ nạn nhân của tội phạm
8
trong đó có nạn nhân là trẻ em và phụ nữ và vấn đề phòng ngừa tội
phạm trong đó có biện pháp hạn chế, loại trừ xung đột, bất bình đẳng
giới trong xã hội.
- K7. Kiến thức lý luận và thực tiễn về Nhà nước và pháp luật nói chung,
người học nắm được quy định của pháp luật, quy tắc của xã hội, phản ứng
của Chính phủ và xã hội đối với tội phạm.
b) Về kĩ năng
- S8. Kỹ năng phân tích các tình huống thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật
và đưa ra được các giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống đó.
Người học có được kỹ nẵng phân tích các tình huống phạm tội và tình
huống, hoàn cảnh trở thành nạn nhân của tội phạm bao gồm các tình
huống trẻ em và phụ nữ trở thành nạn nhân của các tội xâm phạm
tình dục để đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong đó
có các biện pháp phòng ngừa các tội xâm phạm trẻ em và phụ nữ.
- S9. Kỹ năng khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong
nghề luật. Tư vấn về phòng ngừa tội phạm cho các cơ quan, doanh nghiệp
và cá nhân có yêu cầu.
- S10. Kỹ năng liên tục tự cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; cập
nhật, ứng dụng thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết công
việc.
- S11. Kỹ năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý công việc, đánh giá và cải
thiện hiệu quả công việc. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự để phân
tích các đặc điểm của nhân thân người phạm tội cũng như khái quát các
nguyên nhân làm phát sinh tội phạm từ phía người phạm tội. Đó là thái độ
coi thường các quyền con người đặc biệt là quyền bình đẳng giới.
- S12. Kỹ năng làm việc nhóm, hướng dẫn, giám sát và phối hợp với các
đồng nghiệp trong xử lý công việc.
c) Về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- T13. Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ pháp luật, chấp hành các chính
sách của nhà nước;
- T14. Trung thực, thẳng thắn, cầu thị, ủng hộ đổi mới, bảo vệ công lý;
- T15. Tự tin và hào hứng tiếp nhận kiến thức mới, sẵn sàng cống hiến trí
lực phục vụ đất nước;
- T16. Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề luật;
- T17. Tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

9
5.2. Ma trận các chuẩn đầu ra của học phần đáp ứng chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo
CĐR CHUẨN KIẾN THỨC CHUẨN KỸ NĂNG CHUẨN NĂNG
CỦA CỦA CTĐT CỦA CTĐT LỰC CỦA CTĐT
HỌC K K K K K K K S S S S S T T T T T
PHẦN 1 2 3 10 11 12 13 18 22 23 24 25 29 30 31 32 33
(CLO)
K1 v
K2 v
K3 v
K4 v
K5 v
K6 v
K7 v
S8 v
S9 v
S10 v
S11 v
S12 v
T13 v
T14 v
T15 v
T16 v
T17 v
6.1 MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT
Mục tiêu
Vấn đề Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
1. 1A1. Nêu được 1B1. Nhận biết 1C1. Đánh giá được ý
Khái niệm, các đối tượng được nội dung và nghĩa của việc nghiên
đối tượng nghiên cứu cơ mối quan hệ giữa cứu các đối tượng đó
và phương bản của tội các đối tượng đối với thực tiễn phòng
pháp phạm học. nghiên cứu của tội ngừa tội phạm.
nghiên cứu 1A2. Nêu được phạm học. 1C2. Sử dụng được các
10
của tội các phương 1B2. Nắm được phương pháp nghiên
phạm học pháp nghiên nội dung cơ bản cứu để phân tích tình
cứu cơ bản của của các phương hình tội phạm.
tội phạm học. pháp này.
2. 2A1. Trình bày 2B1. Hiểu được 2C1. Đánh giá được ưu
Lịch sử ra được sự ra đời nội dung, quan điểm và hạn chế của
đời và phát của trường phái điểm cơ bản của trường phái tội phạm
triển của tội tội phạm học cổ trường phái tội học cổ điển.
phạm học điển. phạm học cổ điển. 2C2. Đánh giá được ưu
2A2. Trình bày 2B2. Hiểu được điểm và hạn chế của
được sự ra đời nội dung cơ bản một số thuyết sinh học
của một số của một số thuyết quyết định trong đó có
thuyết sinh học. sinh học. hạn chế về việc giải
2A3. Trình bày 2B3. Hiểu được thích nguyên nhân tội
được sự ra đời nội dung cơ bản phạm nữ khác với tội
của một số của một số thuyết phạm nam dựa vào
thuyết tâm lí. tâm lí. đặc điểm bẩm sinh.
2A4. Trình bày 2B4. Hiểu được 2C3. Đánh giá được ưu
được sự ra đời nội dung cơ bản điểm và hạn chế của
của một số của một số thuyết một số thuyết tâm lí.
thuyết xã hội xã hội học. Trong đó có những
học. hạn chế là quan điểm
đề cao tính quy định
sinh học của hành vi
tính dục và tư tưởng
bất bình đẳng, coi
thường phụ nữ.
2C4. Đánh giá được ưu
điểm và hạn chế của
một số thuyết xã hội
học. Trong đó có
những ưu điểm của
trường phái Tội phạm
bình quyền nam nữ đã
giải thích sự tồn tại

11
khác nhau về tỷ lệ tội
phạm giữa nam và nữ
trên cơ sở xã hội hơn
là cơ sở sinh học.
Nguyên nhân của tội
phạm bắt nguồn từ
xung đột và bất bình
đẳng trong xã hội chủ
yếu trên cơ sở giới.
3. 3A1. Trình bày 3B1. Phân biệt 3C1. Giải thích được
Tình hình được khái niệm được tình hình tội nguyên nhân tác động
tội phạm về tình hình tội phạm với tội phạm. đến cơ cấu và diễn biến
phạm. 3B2. Sử dụng của tội phạm. Trong đó
3A2. Liệt kê được các thông số có nguyên nhân liên
được bốn nội về thực trạng và quan đến đến khác biệt
dung của tình diễn biến của tội về giới đã ảnh hưởng
hình tội phạm. phạm. đến cơ cấu và diễn
biến của tội phạm.
4. Nguyên 4A1. Trình bày 4B1. Phân tích 4C1. Bình luận được sự
nhân của được khái niệm được mối quan hệ phát triển sai lệch trong
tội phạm nguyên nhân tác động giữa cá nhân cách của cá nhân: do
của tội phạm. nhân và môi di truyền, do tác động
4A2. Nêu được trường sống trong tiêu cực ở môi trường
các nguyên từng giai đoạn. trong đó có sự phân
nhân thuộc về 4B2. Giải thích biệt đối xử, bất bình
môi trường được vai trò của đẳng giới (gia đình,
sống. tình huống phạm nhà trường và xã hội).
4A3. Nêu được tội trong cơ chế 4C3. Phân tích được các
các nguyên của hành vi phạm căn cứ đề xuất các giải
nhân liên quan tội. Cụ thể là pháp phòng ngừa nguy
đến người những tình huống cơ trở thành nạn nhân
phạm tội. căng thẳng, phức của tội phạm.
4A4. Nêu được tạp kéo dài hình
các tình huống thành chủ yếu
phạm tội. trên cơ sở bất
12
4A4. Trình bày bình đẳng giới
được khái niệm trong gia đình có
nạn nhân của tội vai trò là tác nhân
phạm. kích thích như là
nguyên nhân làm
phát sinh tội
phạm.
4B3. Giải thích
được vai trò của
nạn nhân trong cơ
chế hành vi phạm
tội. Trong đó có
vai trò làm tăng
nguy cơ trở thành
nạn nhân của tội
phạm như giới
tính, thái độ quá
dễ dãi đối với bản
thân, thói quen
thích phô trương
tài sản hoặc thói
quen ăn mặc hở
hang khêu gợi.
5. Dự báo 5A1. Trình bày 5B1. Phân tích 5C1. Đánh giá được ưu,
tội phạm được khái niệm được các căn cứ nhược điểm của từng
và Phòng dự báo tình để dự báo tội loại dự báo tình hình tội
ngừa tội hình tội phạm. phạm. Trong đó phạm.
phạm 5A2. Nêu được có căn cứ là số 5C2. Đánh giá được ưu,
các căn cứ để liệu về tình hình nhược điểm của từng
phân loại dự của các tội phạm phương pháp dự báo tội
báo tội phạm. trên cơ sở giới; phạm.
5A3. Nêu được các tội phạm về
các phương tệ nạn xã hội như 5C3. Đề xuất được các
pháp dự báo tội ma túy, cờ bạc, biện pháp
phạm. mại dâm; các tội phòng ngừa tội phạm

13
5A4. Trình bày xâm phạm trật tự liên quan
được khái niệm quản lý kinh tế đến khía cạnh nạn nhân
phòng ngừa tội và các tội phạm của tội phạm. Trong đó
phạm. về chức vụ và sự có biện phạm hạn chế
5A5. Liệt kê ảnh hưởng của nguy cơ trở thành nạn
được các căn tình trạng bất nhân của tội phạm có
cứ xây dựng bình đẳng giới liên quan đến giới tính,
các định hướng đến các tội phạm đến sở thích thói quen
phòng ngừa tội này trong những không tốt như thích
phạm. năm tới. mặc hở hang khiêu gợi
5A6. Liệt kê 5B2. Phân tích mang tính khiêu kích
được các chủ được ý nghĩa của công kích.
thể của hoạt dự báo tội phạm. 5C4. Đề xuất được các
động phòng 5B3. Phân tích giải pháp tăng cường
ngừa tội phạm. được nội dung các hiệu quả hoạt động
phương pháp dự phòng ngừa tội phạm.
báo tội phạm.
5B4. Giải thích
được mối quan hệ
giữa phòng và
chống tội phạm.
5B5. Phân tích
được các biện
pháp phòng ngừa
tội phạm.
5B6. Giải thích
được vai trò của
các chủ thể trong
hoạt động phòng
ngừa tội phạm.
6.2. Tổng hợp mục tiêu nhận thức
Mục tiêu
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng
Nội dung
Vấn đề 1 2 2 2 6

14
Vấn đề 2 2 2 2 6
Vấn đề 3 2 2 1 5
Vấn đề 4 4 4 2 10
Vấn đề 5 6 6 4 16
Tổng 16 16 11 43
7. MA TRẬN CÁC MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT ĐÁP ỨNG
CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN
Mục Chuẩn kiến thức của Chuẩn kỹ năng Chuẩn năng lực
tiêu học phần của học phần của học phần
K K K K K K K S S S S S T T T T T
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

A1.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A1.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B1.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B1.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C1.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C1.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A2.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A2.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A2.3 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A2.4 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B2.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B2.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B2.3 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C2.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C2.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C2.3 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C2.4 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A3.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A3.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B3.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B3.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C3.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
15
A4.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A4.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A4.3 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A4.4 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B4.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B4.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B4.3 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C4.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C4.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C4.3 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A5.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A5.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A5.3 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A5.4 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A5.5 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A5.6 v v v v v v v v v v v v v v v v v
A5.7 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B5.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B5.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B5.3 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B5.4 v v v v v v v v v v v v v v v v v
B5.6 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C5.1 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C5.2 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C5.3 v v v v v v v v v v v v v v v v v
C5.4 v v v v v v v v v v v v v v v v v
8. HỌC LIỆU
8.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
* Giáo trình:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2017 hoặc 2022
2. Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2012.

16
8.2. Tài liệu tham khảo lựa chọn
* Sách:
1. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Tội phạm học, luật hình sự và
tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1995.
2. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Tội phạm học Việt Nam - Một
số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. CAND, Hà Nội, 2000.
3. CanUeDa, Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại, Nxb.
CAND, Hà Nội, 1994.
4. Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2010.
5. Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2001.
6. Dương Tuyết Miên, Tội phạm học nhập môn, Nxb. Cand, Hà Nội,
2009.
* Luận án, luận văn
1. Lý Văn quyền “Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt
Nam”, luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014.
* Bài tạp chí
1. Nguyễn Ngọc Hoà, “Các khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm
trong tội phạm học”, Tạp chí luật học, số 7/2009, tr. 47 - 53.
2. Nguyễn Ngọc Hoà, “Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học”, Tạp
chí luật học, số 6/2007, tr. 25 - 32.
3. Dương Tuyết Miên, “Bàn về tình hình tội phạm”, Tạp chí toà án nhân
dân, số 24, tháng 12/2007, tr. 5.
4. Dương Tuyết Miên, “Nạn nhân của tội phạm dưới góc độ tội phạm
học”, Tạp chí toà án nhân dân, số 20, tháng 10/2005, tr. 5.
5. Dương Tuyết Miên, “Quan điểm của tội phạm học nước ngoài về một
số vấn đề của tội phạm học”, Tạp chí toà án nhân dân, số 14, tháng
7/2007.
6. Dương Tuyết Miên, “Bàn về tội phạm rõ và tội phạm ẩn trong tội phạm
học”, Tạp chí luật học, 3/2010.
7. Dương Tuyết Miên, “Trợ giúp nạn nhân của tội phạm tại Hoa Kì”, Tạp
chí luật học, 4/2011.
8. Dương Tuyết Miên, “Trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hàn Quốc và
liên hệ với điều kiện thực tế ở Việt Nam’, Tạp chí Toà án nhân dân, số

17
20, 10/2011.
9. Dương Tuyết Miên, “Bàn về tội phạm học so sánh”, Tạp chí luật học,
6/2012.
10. Lý Văn Quyền, “Vai trò của toà án trong phòng ngừa tội phạm”, Tạp
chí luật học, số 6/2005, tr. 38 - 43.
11. Trần Hữu Tráng, “Toạ đàm về một số thuật ngữ tội phạm học”, Tạp chí
luật học, số 7/2009, tr. 75 - 85.
12. Trần Hữu Tráng, “Tác động của kinh tế thị trường đến tình hình tội
phạm và phòng ngừa tội phạm ở nước ta”, Tạp chí luật học, số 1/2010,
tr. 42 - 50.
13. Lý Văn Quyền, “Tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam
hiện nay”, Tạp chí luật học, số 3/2011, tr. 47 - 53.
14. Lý Văn Quyền, “Nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện ở
Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 8/2013, tr. 35 - 44.
15. Nguyễn Việt Khánh Hòa, “Nghiên cứu phương pháp thống kê trong dự
báo và phòng chống tội phạm áp dụng trong đào tạo nghiệp vụ tư
pháp”, Tạp chí nghề luật, số 5/2015, tr. 75 – 79.
16. Lý Văn Quyền, “Vai trò nạn nhân của tội phạm trong hành vi phạm
tội”, Tạp chí nghề luật, số 3/2016, tr. 23 - 27.
8.3. Websites
1. http://www.luathinhsu-hoa.org.vn
17. 2. http://www.apsu.edu/oconnort/criminology.htm
3. http://www.criminology.fsu.edu
4. http://autocww.colorado.edu/~blackmon/E64ContentFiles/LawAnd
Courts/Criminology.html
9. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY-HỌC
9.1. Lịch trình chung dành cho đào tạo VB thứ nhất chính quy
Hình thức tổ chức dạy-học
Tổng
Tuần Vấn đề Lí Semina LVN Tự KTĐG
số
thuyết r NC
1 1;2 4 0 2 3 9
2 3 2 4 2 3 11
3 4 2 4 2 3 11
4 5(p1) 2 4 2 3 11
18
5 5(p2) 2 4 3 3 11
Số tiết 12 16 10 15 53
Số giờ TC 12 8 5 5 30
9.2. Lịch trình chung dành cho đào tạo tại Phân hiệu, đào tạo VB thứ
hai chính quy và đào tạo vừa làm vừa học
Hình thức tổ chức dạy-học
Tuần VĐ Tự Tổng
LT Seminar LVN KTĐG
NC
1 và 3 9
4 0 2
2
3 2 4 2 3 11
1
4 2 4 2 3 11
5(p1) 2 4 2 3 11
5(p2) 2 4 2 3 11
Số tiết 12 16 10 15 53
Số giờ TC 12 8 5 5 30
9.3. Lịch trình chi tiết
Tuần thứ nhất: Vấn đề 1. Khái niệm, đối tượng và các phương pháp
nghiên cứu của tội phạm học.
Vấn đề 2: Lịch sử ra đời và phát triển của tội phạm học
Hình thức Số
Yêu cầu
tổ chức giờ Nội dung chính
sinh viên chuẩn bị
dạy-học TC
Lí 2 - Làm quen, tìm hiểu nhu cầu sinh - Đọc đề cương
thuyết 1 viên. môn học.
- Giới thiệu đề cương môn học. - Chuẩn bị câu hỏi
- Tổng quan về môn học. về đề cương và các
- Giới thiệu các BT. tài liệu học tập.
- Chia nhóm sinh viên. * Đọc:
* KTĐG: chuyên cần, bài tập cá nhân - Chương I, III, VI,
và thi hết môn. VII Giáo trình tội
- Các đối tượng nghiên cứu. Trong phạm học, Trường

19
đó có các đối tượng nghiên cứu sau Đại học Luật Hà
có thể được lồng ghép vấn đề bình Nội, Nxb. CAND,
đẳng giới: đối tượng nghiên cứu Hà Nội, 2017 hoặc
nhân thân người phạm tội nhằm 2022
xác định các đặc điểm, dấu hiệu
về sức khỏe, về tuổi, về giới tính
của người phạm tội ảnh hưởng
đến việc thực hiện tội
phạm;Nguyên nhân của tội phạm
thể hiện ở nguyên nhân về tiểu sử
xã hội thể hiện sự phân biệt đối
xử, sự bất bình đẳng giới đã ảnh
hưởng đến quá trình hình thành
nhân cách lệch lạc của người
phạm tội nam hoặc nữ và từ
những phẩm chất tiêu cực này đã
ảnh hưởng đến việc thực hiện
hành vi phạm tội của họ trong
những hoàn cảnh nhất định. Nạn
nhân của tội phạm có thể nghiên
cứu những đặc điểm độ tuổi, giới
tính, khả năng tự vệ hạn chế của
nạn nhân đóng vai trò tạo điều
kiện thúc đẩy quá trình trở thành
nạn nhân của tội phạm như phụ
nữ đi một mình nơi vắng vẻ, phụ
nữ đeo nhiều đồ trang sức đắt tiền
khi đi ra ngoài đường.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Vị trí của tội phạm học trong hệ
thống khoa học.
- Nhận BT học kì.
Lí 2 - Trường phái tội phạm học cổ điển. * Đọc:
thuyết 2 - Một số thuyết sinh học bao gồm: - Chương II Giáo
trường phái tội phạm học thực trình tội phạm học,

20
chứng thời kì đầu có nội dung cần Trường Đại học
chú ý đến là giải thích của Luật Hà Nội, Nxb.
Lombroso về tội phạm nữ khác CAND, Hà Nội,
với tội phạm nam, thuyết kiểu cơ 2017 hoặc 2022.
thể, thuyết phạm tội thừa kế). Chương II, Dương
- Một số thuyết tâm lí bao gồm: Tuyết Miên, Giáo
thuyết phân tâm học có nội dung đề trình tội phạm học,
cao tính quy định sinh học của Nxb Chính trị quốc
hành vi tính dục và tư tưởng bất gia, 2012
bình đẳng, coi thường phụ nữ,
thuyết bắt chước.
- Một số thuyết xã hội học bao gồm:
thuyết rối loạn tổ chức xã hội;
thuyết học lại từ xã hội; thuyết kiểm
soát xã hội và thuyết xung đột trong
đó có tội phạm bình quyền nam
nữ đã giải thích sự tồn tại khác
nhau về tỷ lệ tội phạm giữa nam
và nữ trên cơ sở xã hội hơn là cơ
sở sinh học; nguyên nhân của tội
phạm bắt nguồn từ sự xung đột và
bất bình đẳng trong xã hội chủ
yếu trên cơ sở giới.
Tự NC 1 Nghiên cứu đề cương môn học, các chương I, II và III
Giáo trình tội phạm học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2017 hoặc 2022.
LVN 1 Chuẩn bị các vấn đề để thảo luận.

Tư vấn - Nội dung: Giải đáp mọi thắc mắc về nội dung môn học...
- Thời gian: Từ 14h00’ đến 17h00’ thứ tư
- Địa điểm: Bộ môn tội phạm học (A 309)
Tuần thứ hai: Vấn đề 3. Tình hình tội phạm
Hình thức Số Nội dung chính Yêu cầu
tổ chức giờ sinh viên chuẩn bị
21
dạy-học TC
Lí 2 - Khái niệm và đặc điểm của tình * Đọc:
thuyết 3 hình tội phạm. - Chương IV Giáo
- Các nội dung của tình hình tội trình tội phạm học,
phạm về mức độ, về cơ cấu, về diễn Trường Đại học
biến của tội pham; trong đó có cơ Luật Hà Nội, Nxb.
cấu theo tiêu chí về độ tuổi, giới CAND, Hà Nội,
tính, nghề nghiệp, trình độ học 2017 hoặc 2022.
vấn, hoàn cảnh gia đình, mối quan - Lý Văn Quyền,
hệ người phạm tội với nạn nhân là Phòng ngừa tội
nam hoặc nữ. phạm do nữ giới
- Liên hệ với tình hình tội phạm ở thực hiện ở Việt
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Nam, Luận án tiến
bao gồm: Tình hình tội xâm phạm sĩ, tr.36-69.
quyền bình đẳng giới; tình hình
tội phạm của các tội phạm mà nạn
nhân là trẻ em; tình hình tội phạm
của các tội phạm mà nạn nhân là
nữ; tình hình tội phạm do nữ giới
thực hiện.
Seminar 1 - Trình bày nhận thức cá nhân về đối Chuẩn bị các vấn đề
1 tượng nghiên cứu của tội phạm học. để thảo luận.
- Đánh giá thực trạng tội phạm học
ở Việt Nam và hướng hoàn thiện bổ
sung định hướng nghiên cứu tội
phạm, nguyên nhân và các giải
pháp phòng ngừa tội phạm trên
cơ sở vấn đề bình đẳng giới.
- Trình bày mối quan hệ giữa tội
phạm học với các ngành khoa học
khác có liên quan.
- Trình bày phương pháp nghiên
cứu tổng quát của tội phạm học.
- Trình bày nội dung và các giai
đoạn của quá trình nghiên cứu thực
22
nghiệm- tội phạm học.
- Trình bày nội dung của các
phương pháp nghiên cứu cụ thể
thường được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu thực nghiệm- tội phạm
học.
Seminar 2 1 - Đánh giá ưu điểm và hạn chế của Chuẩn bị các vấn đề
trường phái tội phạm học cổ điển. để thảo luận.
- Đánh giá ưu điểm và hạn chế của
một số thuyết sinh học. Trong đó
có hạn chế của lý thuyết
Lombroso về tội phạm bẩm sinh.
Đó là tội phạm nữ, theo
Lombroso khác so với tội phạm
nam. Việc làm gái mại dâm đã đại
diện cho tội phạm bẩm sinh trong
số họ.
- Khả năng ứng dụng các thuyết này
vào việc nghiên cứu nguyên nhân
của tội phạm ở Việt Nam .
Tự NC 1 Nghiên cứu đề cương môn học, chương II Giáo trình tội
phạm học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2017 hoặc 2022.

LVN 1 Chuẩn bị các vấn đề để thảo luận.

Tư vấn - Nội dung: Giải đáp mọi thắc mắc về nội dung môn học...
- Thời gian: Từ 14h00’ đến 17h00’ thứ tư
- Địa điểm: Bộ môn tội phạm học nhà (A, P.309)
Tuần thứ 3: Vấn đề 4. Nguyên nhân của tội phạm
Hình thức Số
Yêu cầu
tổ chức giờ Nội dung chính
sinh viên chuẩn bị
dạy-học TC
Lí 2 - Khái niệm nguyên nhân của tội * Đọc:

23
thuyết phạm. - Chương V, VI, VII
4 - Nguyên nhân từ môi trường sống Giáo trình tội phạm
trong đó có nguyên nhân do sự phân học, Trường Đại
biệt đối xử, sự bất bình đẳng giới. học Luật Hà Nội,
Đó là việc không công nhận hoặc Nxb. CAND, Hà
không coi trọng vai trò, vị trí của Nội, 2017 hoặc
nam và nữ có thể là nguyên nhân 2022.
của các tội xâm phạm tình mạng, - Lý Văn
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của Quyền, Phòng
con người hoặc của tội xâm phạm ngừa tội phạm do
quyền bình đẳng giới. nữ giới thực hiện
- Nguyên nhân từ phía người phạm ở Việt Nam, Luận
tội: các dấu hiệu thuộc về người án tiến sĩ, tr.80-
phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc 89.
phạm tội gồm có dấu hiệu sịnh học
như giới tính, tuổi, sức khỏe và dấu
hiệu tâm lý, xã hội được hình thành
trong quá trình sống như tính đố
kỵ, tính hám lợi, thích ăn chơi đua
đòi đồng thời không thích học tập,
lao động. Vấn đề phân biệt đối xử
về giới và có sự khác biệt về vai trò,
vị trí của nam và nữ ảnh hưởng đến
các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm và danh dự của
con người và các tội phạm liên
quan đến tệ nạn xã hội như ma túy,
mại dâm và cờ bạc.
- Các tình huống phạm tội cụ thể
trong đó có tình huống căng thẳng,
phức tạp kéo dài được hình thành
trên cơ sở bất bình đẳng giới có vai
trò là tác nhân kích thích như là
nguyên nhân làm phát sinh tội
phạm. Ví dụ: người chồng thường

24
xuyên có hành vi ngược đãi hành hạ
vợ trong gia đình làm cho người vợ
bị kích động tinh thần không kềm
chế được đã phản kháng lại bằng
hành vi giết chồng.
- Nạn nhân và vai trò của nạn nhân
trong cơ chế thực hiện hành vi phạm
tội. Trong đó có các yếu tố sinh học
như giới tính, yếu tố tâm lý như thái
độ quá dễ dãi đối với bản thân, thói
quen thích phô trương tài sản hoặc
thói quen ăn mặc hở hang khêu gợi
có vai trò làm tăng nguy cơ trở
thành nạn nhân của tội phạm
Seminar 3 1 - Đánh giá ưu điểm và hạn chế của
các thuyết tâm lí. Cụ thể đánh giá Chuẩn bị các vấn
hạn chế của thuyết phân tâm học đề để thảo luận.
có quan điểm coi thường phụ nữ
khi cho rằng vì phụ nữ không có
dương vật nên họ không đi qua
“giai đoạn dương vật thèm muốn”
như đàn ông và vì vậy, họ thất bại
trong việc phát triển sức mạnh siêu
bản ngã như đàn ông.
- Đánh giá ưu điểm và hạn chế của
các thuyết xã hội học, trong đó có
học thuyết tội phạm học bình
quyền nam nữ.
- Khả năng ứng dụng các thuyết này
vào việc nghiên cứu nguyên nhân của
tội phạm ở Việt Nam trên cơ sở sự
khác biệt về giới và nghiên cứu trẻ
em và phụ nữ với tư cách là nạn
nhân của tội phạm.
Seminar 4 1 - Trình bày khái niệm tình hình tội Chuẩn bị các vấn
25
phạm trong các tài liệu tội phạm học đề để thảo luận.
của Việt Nam.
- Nội dung cần nghiên cứu về tình
hình tội phạm;
- Xây dựng đề cương nghiên cứu
tình hình một nhóm tội hay một tội
phạm cụ thể như tình hình tội
phạm do nữ giới thực hiện; tình
hình các tội phạm về mại dâm; tình
hình tội phạm mà nạn nhân là nữ;
tình hình tội xâm phạm quyền bình
đẳng giới.
Tự NC 1 Các nội dung của tình hình tội phạm đã học.
LVN 1 Chuẩn bị các vấn đề để thảo luận.
Tư vấn - Nội dung: Giải đáp mọi thắc mắc về nội dung môn học....
- Thời gian: Từ 14h00’ đến 17h00’ thứ tư
- Địa điểm: Bộ môn tội phạm học nhà (A, P.309)
Tuần thứ 4: Vấn đề 5 (P1) Dự báo tội phạm
Hình thức Số
Yêu cầu
tổ chức giờ Nội dung chính
sinh viên chuẩn bị
dạy-học TC
Lí 2 - Khái niệm dự báo tội phạm * Đọc:
thuyết - Các căn cứ dự báo tội phạm.
5 (p1) - Các phương pháp dự báo tội - Chương VIII Giáo
phạm. trình tội phạm học,
- Dự báo tình trạng bất bình Trường Đại học Luật
đẳng giới trong những năm tới ở Hà Nội, Nxb. CAND,
Việt Nam và ảnh hưởng của tình Hà Nội, 2022.
trạng này đến tội phạm. Đó là - Chương VI, Dương
các tội phạm do nam giới thực Tuyết Miên, Giáo
hiện và tội phạm do nữ giới thực trình tội phạm học,
hiện; các tội xâm phạm tình Nxb Chính trị quốc
mạng, sức khỏe, nhân phẩm và gia, 2012.
danh dự của con người; các tội - Lý Văn Quyền,
26
phạm về tệ nạn xã hội như ma Phòng ngừa tội phạm
túy, mại dâm và cờ bạc; các tội do nữ giới thực hiện
xâm phạm trật tự quản lý kinh ở Việt Nam, Luận án
tế và các tội phạm về chức vụ. tiến sĩ, tr.103-106.
tr.124-126.
Seminar 5 1 - Bài tập về cơ cấu của tội phạm. Chuẩn bị các vấn đề
- Bài tập diễn biến của tội phạm. để thảo luận
Seminar 6 1 - Khái niệm và phân loại nguyên Chuẩn bị các vấn đề
nhân của tội pham. để thảo luận
- Phân tích các nhân tố bắt nguồn
từ môi trường sống được coi là
nguyên nhân của tội phạm. Đó là
các nhân tố liên quan đến sự bất
bình đẳng trong xã hội chủ yếu
trên cơ sở vấn đề giới như địa vị
xã hội của phụ nữ đã và đang
thay đổi có nhiều cơ hội về kinh
tế và xã hội hơn, ngược lại họ
cũng có nhiều cơ hội tham gia
thực hiện các hành vi phạm tội
hơn.
- Trình bày nguyên nhân của tội
phạm xuất phát từ phía người
phạm tội. Giải thích vấn đề tội
phạm do nam và nữ thực hiện
liên quan sự khác biệt về giới.
- Khái niệm, phân loại và vai trò
của tình huống trong cơ chế hình
thành hành vi phạm tội.
- Trình bày nhận thức của cá
nhân về vai trò của nạn nhân
của các tội phạm trên cơ sở giới
(như nạn nhân của tội phạm là
trẻ em, nạn nhân của tội phạm
là phụ nữ) trong cơ chế hình
27
thành hành vi phạm tội.
Tự NC 1 Các nội dung đã học.
LVN 1 Chuẩn bị các vấn đề để thảo luận.
Tư vấn - Nội dung: Giải đáp mọi thắc mắc về nội dung môn học, cách
thức làm bài tập...
- Thời gian: Từ 14h00’ đến 17h00’ thứ tư
- Địa điểm: Bộ môn tội phạm học nhà (A, P.309)
Tuần thứ 5: Vấn đề 5 (p2) Phòng ngừa tội phạm
Hình thức Số
Yêu cầu
tổ chức giờ Nội dung chính
sinh viên chuẩn bị
dạy-học TC
Lý 2 * Đọc:
thuyết - Khái niệm phòng ngừa tội phạm. - Chương VIII
5(p2) - Các nguyên tắc phòng ngừa tội Giáo trình tội phạm
phạm. học, Trường Đại
- Các biện pháp phòng ngừa tội học Luật Hà Nội,
phạm hướng tới các thành tố tạo Nxb. CAND, Hà
thành nguyên nhân của tội phạm Nội, 2017. Hoặc
trong đó có các biện pháp hướng chương X Giáo
tới loại bỏ các nguyên nhân của trình tội phạm học,
tội phạm là do xung đột, bất bình Trường Đại học
đẳng giới trong xã hội. Luật Hà Nội, Nxb.
- Các chủ thể phòng ngừa tội phạm. CAND, Hà Nội,
Đặc biệt là các chủ thể phòng 2022.
ngừa các tội phạm do nữ giới thực - Chương IX Giáo
hiện và các tội phạm mà nạn nhân trình tội phạm học,
là nữ. Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb.
CAND, Hà Nội,
2022.
- Lý Văn Quyền,
Phòng ngừa tội
phạm do nữ giới
thực hiện ở Việt
28
Nam, Luận án tiến
sĩ, tr. 124-126.
Seminar 1 - Khái niệm, phân loại dự báo tội Chuẩn bị các vấn
7 phạm. đề để thảo luận.
- Phân tích các căn cứ dự báo tội * Cho sinh viên
phạm gồm có ảnh hưởng của sự làm bài tập cá
bất bình đẳng giới đến tội phạm. nhân
- Trình bày các phương pháp dự báo
tội phạm.
Seminar 2 - Khái niệm phòng ngừa tội pham.
8 tiết - Mục đích và nội dung của phòng
ngừa tội phạm.
- Phân loại phòng ngừa tội phạm.
- Phân biệt phòng ngừa tội phạm với
đấu tranh chống tội phạm.
- Phân biệt phòng ngừa tội phạm với
kiểm soát tội phạm.
- Trình bày nội dung và cơ chế tác
động của các định hướng phòng
ngừa tội phạm. Trong các định
hướng phòng ngừa này có định
hướng phòng ngừa nào tác động
nhằm hạn chế, loại trừ nguyên
nhân là xung đột, bất bình đẳng
giới trong xã hội?
- Trình bày các chủ thể phòng ngừa
tội phạm nhất là phòng ngừa các
tội phạm do nữ giới thực hiện và
các tội phạm mà nạn nhân là nữ.
Tự NC 1 Các nội dung đã học.
LVN 1 Chuẩn bị các vấn đề để thảo luận.
Tư vấn - Nội dung: Giải đáp mọi thắc mắc về nội dung môn học, cách
thức làm bài tập...
- Thời gian: Từ 14h00’ đến 17h00’ thứ tư
- Địa điểm: Bộ môn tội phạm học nhà (A, P.309)
29
10. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN
- Theo quy định chung của Trường;
- BT được nộp đúng thời hạn theo quy định.
11. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
11.1. Đánh giá thường xuyên
- Kiểm diện: SV tham gia từ 75% số giờ quy định trở lên cho từng phần lý
thuyết hoặc thảo luận.
- Minh chứng tham gia LVN, hoặc
- Tham gia đóng vai, thực hành giải quyết các tình huống.
11.2. Đánh giá định kì
Hình thức Tỉ lệ
Đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận 10%
01 BT nhóm / BT cá nhân 30%
Thi kết thúc học phần 60%
11.3. Tiêu chí đánh giá
 Đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận
- Đánh giá nhận thức: Tự nghiên cứu và hiểu bài theo các bậc nhận thức (từ 1
đến 7 điểm)
- Thái độ tham gia thảo luận: Không tích cực / Tích cực (từ 1 đến 3 điểm)
- Tổng: 10 điểm
 BT nhóm / BT cá nhân
- Hình thức: Bài kiểm tra viết tại giờ thảo luận
- Nội dung: Theo kiến thức đã được học thuộc vấn đề 1; 2; 3; 4.
- Tiêu chí đánh giá: Theo đáp án chi tiết của Bộ môn.
 Thi kết thúc học phần
- Điều kiện dự thi:
+ Tham gia từ 75% số giờ quy định trở lên cho từng phần lý thuyết
hoặc thảo luận;
+ Không có bài tập nhóm hoặc bài tập cá nhân bị điểm 0 (không).
- Hình thức thi: viết
- Nội dung: Các vấn đề trong Đề cương chi tiết học phần trong đó có nội
dung liên quan về bình đẳng giới
30
Yêu cầu: Đạt được …. mục tiêu nhận thức được thể hiện trong mục 6
của đề cương này.
- Tiêu chí đánh giá: Theo đáp án chi tiết của Bộ môn.
TRƯỞNG BỘ MÔN

31
MỤC LỤC

Trang
1. Thông tin về GV 3
2. Học phần tiên quyết 3
3. Tóm tắt nội dung học phần 3
4. Nội dung chi tiết của học phần 4
5. Chuẩn đầu ra của học phần 7
6. Mục tiêu nhận thức 10
7. Ma trận mục tiêu nhận thức 15
8. Học liệu 16
9. Hình thức tổ chức dạy-học 18
10. Chính sách đối với học phần 30
11. Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá 30

32

You might also like