tiểu luận ktct

You might also like

You are on page 1of 6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ HÀNG HÓA..........3
1.1. Khái niệm...............................................................................................3
1.2. Bản chất của giá trị hàng hóa...............................................................3
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG, YÊU CẦU CỦA QUY LUẬT GIÁ
TRỊ TRONG NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA..................................................3
2.1. Nội dung................................................................................................3
2.2. Yêu cầu..................................................................................................3
CHƯƠNG 3: SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT
VÀ TRAO ĐỔI HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY............................4
3.1. Sự vận dụng...........................................................................................4
3.2. Thành tựu...............................................................................................4
KẾT LUẬN...........................................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế chính trị Mác-Lênin có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng phát
triển, nâng cao đời sống xã hội. Nước ta đang từng bước xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và nền kinh tế này gắn liền với những
phạm trù và quy luật kinh tế nhất định. Trong đó không thể không nhắc đến quy luật
giá trị. Việc vận dụng quy luật này hợp lí vào nền kinh tế sẽ đưa nước ta tăng trưởng
và phát triển cũng như phục hồi lại nền kinh tế qua những ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 để đạt vị thế cao hơn trong tương lai. Với những kiến thức đã tìm hiểu được,
bài tiểu luận sẽ nêu ra bản chất của giá trị hàng hóa, nội dung, yêu cầu của quy luật giá
trị của nền sản xuất và sự vận dụng quy luật này vào sản xuât svaf trao đổi hàng hóa ở
Việt Nam hiện nay.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ HÀNG HÓA

1.1. Khái niệm


- Giá trị hàng hóa là thuộc tính của hàng hóa, là lao động xã hội kết tinh của
người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
- Thời gian lao động cá biệt: Thời gian lao động cá biệt là thời gian lao
động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người sản xuất. do điều kiền
sản xuất khác nhau nên thời gian lao động cá biệt khác nhau. Thời gian lao
động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hóa.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết: Thời gian lao động xã hội cần thiết là
thời gian lao động cần để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều
kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung
bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung
bình trong xã hội đó. 

1.2. Bản chất của giá trị hàng hóa


- Bản chất của giá trị chính là lao động. Mỗi hàng hóa sẽ được sản xuất qua
một lượng lao động hao phí và được đo bằng thời gian lao động nhất định.
Từ đó ta sẽ biết được lượng giá trị của hàng hóa đó. Nhưng thời gian lao
động phải phù hợp thời gian mà xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
- Những lao động được kết tinh thông qua quá trình sản xuất này chính là giá
trị của hàng hóa (phải so sánh với thời gian xã hội cần thiết chứ không phải
xem xét về thời gian lao động cá biệt). Và để những hàng hóa này có thể
trao đổi với nhau thì biểu hiện thông qua lượng tiền – giá cả. Vâỵ nên không
phải hàng hóa nào hao phí thời gian lao động càng nhiều thì giá cả của hàng
hóa đó cũng càng cao.

1
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG, YÊU CẦU CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ
TRONG NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA

2.1. Nội dung


- Sản xuất và trao đổi hàng hóa được thực hiện theo sự hao phí sức lao động
xã hội cần thiết
- Khi sản xuất ra một hàng hóa, ví dụ như mặt hàng vải, người A dệt ra 1m vài
cần 1 giờ, người B cần 2 giờ và người C cần 3 giờ. Nhưng xã hội chỉ chấp
nhận mức thời gian tạo ra 1m vải là 2 giờ để tính giá trị của hàng hóa này.
Vậy nên xã hội sẽ dựa trên mức thời gian hao phí cần thiết này để tính giá trị
của hàng hóa, những hàng hóa khác được trao đổi cũng dựa trên phương
thức này, nếu chúng ngang bằng giá trị xã hội với nhau thì sẽ có thể trao đổi.
Những giá trị cá biệt nào không đáp ứng được giá trị xã hội sẽ dần bị đào
thải khỏi thị trường.

2.2. Yêu cầu


- Trong sản xuất: yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo:
 Thời gian lao động cá biệt sản xuất ra từng hàng hóa phảo phù hợp
với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa đó.
 Tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hóa phải phù
hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa
đó.
- Trong lưu thông: phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội
làm cơ sở không dựa trên giá trị cá biệt
 Việc trao đổi mua bán hàng hóa phải thực hiện với việc giá cả bằng
với giá trị (nguyên tắc ngang giá). Giá cả của hàng hóa ở trên thị
trường là biểu hiện cho giá trị nhưng nó có thể bằng, lớn hơn hay nhỏ
hơn, biến động xung quanh trục giá trị xã hội của hàng hóa đó bởi nó
có thể sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác. Nhưng nếu mở rộng ra
toàn xã hội, khi đó tổng giá cả sẽ bằng tổng giá trị hàng hóa.

CHƯƠNG 3: SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ
TRAO ĐỔI HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY

3.1. Sự vận dụng


- Nền kinh tế Việt Nam hiện tại là nền kinh tế thị trường theo định hướng chủ
nghĩa xã hội, có nhiều tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Trước đây,
nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Đất nước bị tổn thất
nặng nề cho hậu quả chiến tranh. Sau khi thống nhất đất nước vẫn chưa đưa ra
được phương hướng đúng đắn để phục hồi nền kinh tế. Cho đến năm 1986 thì
nước ta mới tiến hành chuyển từ kinh tế tập trung, bao cấp sang kinh tế thị
trường. Nhờ cải cách, đổi mới, Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng và tăng
trưởng kinh tế một cách nhanh chóng. Những năm gần đây bùng nổ đại dịch
Covid-19 gây ảnh hưởng rất lớn với thế giới đến nhiều khía cạnh như xã hội,
2
kinh tế. Nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung rơi vào
khủng hoảng, dịch bệnh gây đình trệ, đứt quãng sự tăng trưởng và cản trở sự
phục hồi. Nhà nước cũng đưa ra các chủ trương chính sách để phục hồi và tăng
trưởng lại nền kinh tế. Vì là nền kinh tế thị trường nên việc vận dụng quy luật
giá trị để phát triển, phục hồi, vượt qua khủng hoảng và tăng trưởng trở lại là
điều tất yếu.
- Quy luật giá trị được vận dụng vào để kích thích sản xuất. Việc mở rộng sản
xuất, sản xuất bằng các dây chuyển, máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, đầu
tư cho việc nâng cao tay nghề, trình độ của lao động nhằm nâng cao hiệu suất
lao động là điều mà doanh nghiệp phải chú trọng. Vì quy luật giá trị đã nói đến
trong sản xuất, việc thời gian lao động phải thấp hơn hoặc bằng thời gian xã hội
cần thiết, việc không ngừng đổi mới công nghệ cũng như tay nghề lao động sẽ
dẫn đến việc thời gian xã hội cần thiết để sản xuất sẽ rút ngắn lại. Các cá nhân,
tổ chức hay doanh nghiệp sản xuất bằng những công nghệ lạc hậu, tay nghề,
trình độ lao động không đáp ứng đủ, sản xuất kém hiệu quả sẽ bị đào thải ra
khỏi thị trường. Điều này dẫn đến việc phát triển của các lực lượng sản xuất
trong xã hội, khi đó tư liệu và công cụ sản xuất ngày càng hiện đại, chuyên
môn của lực lượng lao động cũng được nâng cao. Từ đó, nền kinh tế tăng
trưởng nhanh chóng, đổi mới liên tục và phát triển lâu dài. Nhà nước Việt Nam
cũng đã chú trọng về vấn đề này, tuy còn hạn chế về nguồn lực tài chính cũng
như trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ nhưng cũng đã định hướng để hoàn
thiện các chính sách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để thay đổi tư duy để
tiếp cận Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
- Việt Nam vận dụng quy luật giá trị vào việc điều hòa lưu thông các hàng hóa
tiêu dùng. Nhà nước đưa ra các chính sách can thiệp vào giá cả của hàng hóa để
tác động đến lượng hàng hóa đó được tiêu thụ nhằm đẩy mạnh sản xuất hay
tăng mức tiêu dùng để phù hợp việc phát triển nền kinh tế. Ví dụ như các thay
đổi về thuế, về giá cả, lượng cung, lượng cầu của hàng hóa thay đổi sức mua
cũng như sức sản xuất.
- Đất nước ta còn vận dụng vào việc phân phối và phân phối lại thu nhập quốc
dân bằng việc đưa ra các chủ trương, chính sách về giá cả, các quy định về tỷ
giá nhằm nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Ví dụ các chính sách về
bình ổn giá xăng dầu, điện,… định giá trần, giá sàn, mức lương tối thiểu,…

3.2. Thành tựu


Qua việc vận dụng đó thì nước ta cũng đã gặt hái được một số thành tựu đáng tự hào
- Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng trong hơn 30 năm
đổi mới này. Mức GDP bình quân hằng năm qua các giai đoạn tăng trưởng ở
mức khá cao: từ 4,4% (1986-1990) đến 8,2% (1991-1995) tăng gần gấp đôi
và các giai đoạn gần đây là 2016-2019 ở mức 6,8%. Do dịch bệnh xuất hiện
nên năm 2020, 2021 nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhưng mức tăng
trưởng vẫn nằm trong nhóm cao nhất của khu vực, thế giới.
- Việc cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các vốn đầu tư nước ngoài, đổi
mới công nghệ, tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ cho thấy nỗ lực đổi
mới của nước ta. Chỉ riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt
2046,8 nghìn tỉ đổng, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đặt 38,03 tỷ
3
USD. Dù năm 2020 bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng tổng vốn FDI của
Việt Nam vẫn đạt tới 28,05 tỉ USD.
- Năng lực sản xuất được nâng cao. Sức cạnh tranh về một số mặt hàng nông
sản tăng lên. Việt Nam đã ghi tên danh sách một trong những nước xuất
khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng
này luôn ở mức cao.

KẾT LUẬN

Qua các phân tích ở trên, ta thấy được quy luật giá trị có tác động đáng kể đến
nền kinh tế của Việt Nam. Việc vận dụng quy luật này vào việc xây dựng và phát
triển đất nước là điều rất quan trọng. Một số thành tựu cho thấy nước ta đã và
đang đi đúng hướng, cần tiếp tục và phát huy, tìm kiếm thêm nhiều chính sách,
áp dụng vào nhiều lĩnh vực để phát triển toàn diện, đưa nước ta thành một nước
dân giàu, nước mạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin – Trường Đại học
Kinh tế TP Hồ Chí Minh

2. Mai Trung Dũng (31 – 1 - 2021). Một số thành tựu nổi bật sau 35 năm đổi mới.

Cổng Thông Tin Điện Tử Phú Thọ. Truy cập ngày 6 – 5 – 2022 -

https://phutho.gov.vn/vi/mot-so-thanh-tuu-noi-bat-sau-35-nam-doi-moi-dat-

nuoc

3. Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua
và những giải pháp đề ra nhằm vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế
Việt Nam (4 – 10 -2014).

You might also like