You are on page 1of 16

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN MÁY ĐÀO.

1.1. Khái niệm.


Máy đào là loại máy cơ giới sử dụng đa năng được dùng trong xây dựng và khai
khoáng.
Đảm bảo sức bám tốt, áp suất hơi thấp, cố định hoặc tăng giảm tùy ý cho thích
hợp. Do vậy có thể phục vụ tốt cho các yêu cầu của máy hiện đại.
1.2. Công dụng.
Ở nước ta hiện nay công trình xây dựng cơ bản như xây dựng giao thông, kiến
trúc đân dụng xây dựng công nghiệp, thủy lợi… đã và đang được đầu tư một cách
đáng kể, điều này dẫn tới các phương tiện cơ giới thi công, các trang thiết bị xếp
dỡ tăng lên dất nhiều. những máy móc ngày càng có tính ưu việt trong thi công như
gọn nhẹ, độ bền cao, độ tin cậy làm việc lớn, năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
Trong các công trình trên máy đào được dùng ngày càng nhiều và thường được
liệt vào hàng quan trọng nhất trong công tác đất, đá, xếp dỡ, đặc biệt ở một số công
trình, công việc làm đất chiếm một khối lượng rất lớn trong khoảng 45% là do máy
đào một gàu đảm nhiệm. Sở dĩ chúng dễ thích nghi với nhiều loại, công việc nhờ sử
dụng thiết bị thay thế, các loại truyền động và các bộ phận di chuyển khác nhau. máy
đào một gầu thường sử dụng có hiệu quả trong các trường hợp sau:
+ Đào và xúc các loại đất, đá, khoáng sản ở vị trí cao hơn nền máy đứng (khi
được nắp gầu sấp).
+ Khai thác đất, bùn, cát, sỏi ở vị trí sa hoặc thấp so với nền máy đứng (khi
được lắp gầu quăng).
+ Đào các loại mương, rãnh, hố lớn (khi lắp gầu sấp và gầu bào).
+ Nạo vét kênh, mương luồng lạch (khi lắp gầu quăng).
+ Bạt taluy, tạo thành bờ mương, bao nền hớt đất đá và mặt nền cũ (khi được
lắp gầu bào).
+ Bốc dỡ vật liệu rời (với gầu ngoạm các loại).
+ Đóng cọc (khi đưa giá búa).
Các máy đào phục vụ cho công tác xây dựng thường có trọng lượng từ 2 đến
250T, với dung tích gầu từ 0,1 đến 60cm3. Chúng làm việc với nhóm đất từ I đến IV,
với các nhóm đất lớn hơn, trước khi cho máy khai thác phải nổ mìn sơ bộ trước, các
máy đào thuần túy phục vụ cho công tác khai mỏ thường, có trọng lượng từ 75 đến
100T, ứng với dung tích gầu từ 4 đến 20cm 3. Các máy này có thể làm việc với nhóm
đất từ IV đến VI.
1.3. Phân loại.
1.3.1. Theo hệ thống di chuyển.
a. Máy đào di chuyển bánh hơi.

Hình 1.1. Máy đào di chuyển bánh hơi.


- Bánh hơi có những ưu khuyết điểm trái ngược với bánh xích mà cụ thể những
điểm chính là:
* Ưu điểm:
- Thời gian phục vụ lâu dài, bền có tới 30 - 40 nghìn km.
- Tốc độ di chuyển có thể tới 60 km/h.
- Nhẹ nhàng êm hiệu suất cao.
- Sức bám có hạn áp xuất đè xuống nền không đều và cao do bề mặt tiếp xúc
của bánh xuống nền nhỏ.
- Khả năng vượt dốc tới 25% và cơ động trên địa hình công tác kém.
* Khuyết điểm:
- Với những khuyết điểm trên ngày nay người ta đã cải thiện một cách khá tốt,
do đó bánh hơi ngày càng được sử dụng phổ biến ở một số nước phát triển hướng cải
thiện chủ yếu là chế tạo những bánh hơi cỡ lớn, chịu tải cao có gai lốp thích hợp với
các địa hình công tác đảm bảo sức bám tốt áp suất hơi thấp cố định hoặc tăng giảm tuỳ
ý cho thích hợp. Bánh hơi cỡ lớn có áp suất rất thấp bảo đảm diện tích tiếp xúc với nên
nhiều, do đó khả năng bám có thể so sánh với bánh xích được trong trừng mực nào đó.
ngày nay bánh hơi có thể chịu tải 35 tấn 1 chiếc. ở một số máy kéo dùng chung cho
máy làm đất cỡ vừa và lớn thường phổ biến việc dùng bánh hơi mà ổ bánh của nó
chính là một động cơ điện, điều này đơn giản rất nhiều cho cấu tạo máy ngoài những
ưu điểm quý giá khác về vânj hành máy.
b, Máy đào di chuyển bánh xích.

Hình 1.2. Hệ thống di chuyển bánh xích.


* Ưu điểm
Bánh xích về toàn bộ gồm có các phần tử cấu tạo chính sau: bánh sao chủ động
lấy công suất từ động cơ truyền đến, bánh dẫn hướng các con lăn tỳ, hai hoặc nhiều
con lăn đỡ, vòng xích và dầm tựa. Bánh xích cho phép giảm áp suất đè của máy xuống
nền, nói chung nó có trị số 0, 4 - 1 kg/cm2 với bánh xích đặc biệt cho máy làm đất chạy
trên đồng lầy, áp suất của nó đè xuống nền đất của nó rất nhỏ, đến mỗi chân người
không đi được vì bị lún thụt nhưng máy vẫn chạy được, trong tương lai kết cấu bánh
xích kiêur này ở nước ta sẽ được sử dụng để thi công đất ở những điạ hình tương ứng,
có khả năng vượt dốc tới 50% ( tùy máy cụ thể con số này sẽ xê dịch đi ), về sức bán
xác đinhj bằng hệ số bám, hệ số bám có thể cụ thể bằng 1, cũng có khi lớn hơn 1, điều
này cho phép phát triển tận dụng được sức kéo của động cơ.
* Nhược điểm
Nhược điểm của bánh xích là trọng lượng lớn, có khi 40% trọng lượng toàn bộ
máy, cấu tạo phức tạp, chóng mòn, hoạt động ồn ào, thời gian phục vụ của bánh xích
khoảng 1500 - 2000 giờ, không kể đến việc phải bảo dưỡng, điều chỉnh liên tục trong
quá trình sử dụng, tốc độ di chuyển thấp, trung bình là 6 - 8 km/h, động cơ từ công
trường này tới công trường nọ khó khăn, nhiều trường hợp làm hỏng mặt đường bộ.
1.3.2. Theo dung tích gầu.
Nhóm Dung tích gầu (m3)

1 0,15 – 0,40

2 0,25 – 0,66

3 0,40 – 1,00

4 0,65 – 1,60

5 1,00 – 2,50

6 1,60 – 4,00

7 2,50 – 6,30

1.3.3. Theo kiểu truyền động.


a. Máy đào truyền động cơ khí.
- Loại máy truyền động cơ khí sự truyền động được truyền động trực tiếp từ
động cơ chính đến tất cả các cơ cấu nhờ các trục, cặp bánh răng, cặp bánh trục vít,
xích và các cơ cấu truyền động khác (truyền động cơ khí).

Hình 1.3. Máy đào truyền động cơ khí.


b. Máy đào truyền động thủy lực.
- Loại máy đào truyền động thủy lực: sự truyền động được thực hiện bằng bơm
thủy lực (một hoặc nhiều bơm), ống dẫn và động cơ thủy lực (mô tơ thủy lực hoặc xi
lanh thủy lực) chất lỏng công tác lưu thông tuần hoàn trong ống dẫn, truyền lăng lượng
từ bơm đến các động cơ thủy lực làm chuyển động đến các cơ cấu công tác

Hình 1.4. Máy đào truyền động thủy lực.


- Sự truyền động được thực hiện bằng bơm thủy lực (một hoặc nhiều bơm) ống
dẫn và động cơ thủy lực (mô tơ hoặc xilanh thủy lực) chất lỏng công tác lưu thông
tuần hoàn trong ống dẫn truyền động năng lượng từ bơm đến các động cơ thủy lực làm
chuyển động các công tác cơ cấu công tác.
Trong máy đào truyền động thủy lực người ta còn phân loại trên cơ sở cần đơn
hay cần lồng.
Ngoài những loại chính này người ta còn chết tạo những máy đào chuyên dùng
để sử dụng trong những điều kiện đặc biết để xác định máy đào phục vụ các công trình
gầm có công suất lớn để khai thác các lớp quặng ngầm, máy đào làm đường hầm dùng
để bốc chuyển đất sỏi trong đường hầm máy đào than bùn và các loại khác.
Trong khoảng 20 năm trở lại đây các máy đào truyền động thủy lực đã được
phát triển mạnh mẽ có xu hướng thay thế các loại máy đào truyền động cơ khí quen
biết. Đặc biệt từ 1975 các máy đào truyền động thủy lực cỡ nhỏ và vừa hầu như các
loại máy đào duy nhất là các loại máy đào chế tạo tại các nước công nghiệp phát triển
và được trao đổi buôn bán trên thi trường thế giới, chúng được ưu tiên như vậy bởi vì
chúng có được những ưu điểm sau:
+ Điều chỉnh vô cấp độ làm việc do vậy thích hợp sự biến đổi của lực cản đào
trong quá trình công tác.
+ Máy làm việc êm, đảm bảo an toàn khi quá tải tuổi thọ cao, độ tin cậy lớn.
+ Hình dáng đẹp, hình dạng và kích thước nhỏ và gọn.
+ Làm việc chính xác, quỹ đạo đào đa dạng do vậy có thể đảm đương được
những nhiệm vụ phức tạp.
+ Có thể trang bị được nhiều trang thiết bị công tác hơn do vậy tính vạn năng
cao hơn.
+ Chăm sóc kỹ thuật đơn giản
+ Tuy nhiên ngoài những ưu điểm trên hệ thống truyền động thủy lực còn có
những nhược điểm:
+ Khó làm kín các bộ phận làm việc, chất lỏng công tác dễ bị rò rỉ hoặc không
khí bên ngoài dễ bị lọt vào làm giảm hiệu suất và tính chất làm việc của bộ truyền
động, do vậy mà cần phải kiểm tra thường xuyên.
+ Áp lực công tác của dầu khá cao đòi hỏi phải chế tạo bộ truyền động từ các
loại vật liệu đặc biệt và chất ượng công nghệ chế tạo phải rất cao.
+ Cùng với hệ thống truyền động thủy lực hệ thống di chuyển bánh hơi trên các
máy đào cũng đang được ưu tiên phát triển do có những ưu điểm sau:
+ Thời gian phục vụ lâu dài, tới 30 – 40 nghìn km.
+ Tốc độ di chuyển có thể lên tới 60 km/h.
+ Di chuyển nhẹ nhàng êm hiệu suất cao bên cạnh những ưu điểm trên hệ thống
di truyển bánh hơi còn 1 số nhược điểm:
+ Sức bám có hạn áp lực lên nền lớp không đều.
+ Khả năng vượt dốc chỉ tới 25% và động cơ trên địa hình công tác kém.
Tuy nhiên ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã có thể sản xuất
được các phần tử thủy lực hoạt động được với áp lực dầu, công suất lớn. Có thể sản
xuất các bánh hơi cỡ lớn, chịu tải cao có gai lốp thích hợp với địa hình công tác.
1.3.4. Theo số lượng và kết cấu gầu.
a. Máy đào một gầu.
* Máy đào một gầu, gầu nghịch.
Hình 1.5. Máy đào một gầu, gầu nghịch điều khiên thủy lực.
* máy đào gầu thuận.
- Máy đào dạng gầu thuận: thích hợp cho việc đào đất đá và vật liệu ở vị trí
cao hơn vị trí máy đứng. Khả năng tự hành cao, khi làm việc vừa đào, quay và đổ
lên xe vận chuyển.

Hình 1.6. Máy đào gầu thuận.


- Máy đào gầu quăng: Dùng đào xúc phía dưới nền đứng và sâu
Ưu nhược điểm: khó hoạt động với đất đá cứng, dỡ tải khó chính xác vị trí
nhưng bù lại có thể đào xâu và rất xa, nạo vét kênh mương, có thể đào được các
mái dốc, cấp vật liệu cho trâm bê tông xi măng, bê tông nhựa, đào hố móng.
* Máy đào một gầu, gầu bào.

Hình 1.7. Máy đào gầu bào.


* Máy đào một gầu, gầu ngoạm.

Hình 1.8. Máy đào gầu ngoạm.


1.4. Giới thiệu chung về máy đào Komatsu PC 600-7.
1.4.1. Cơ cấu chung máy đào komatsu PC 600-7.
Komatsu là tập đoàn chuyên sản xuất máy xây dựng của Nhật Bản có uy tín
trên thế giới đặc biệt là các loại máy làm công tác đất. Được thành lập từ năm 1921
dựa trên những kinh nghiệm được tích luỹ lâu dài nên Komatsu đáp ứng được những
yêu cầu cao về công nghệ và tính kinh tế.
Là một công ty của Nhật Bản nên Komatsu hiểu rõ những tính chất về địa lí, địa
chất cũng như môi trường của các nước châu Á, do đó loại máy do Komatsu chế tạo
rất phù hợp với điều kiện sử dụng và bảo quản ở các nước châu Á nói chung và Việt
Nam nói riêng.
Trong các loại máy của Komatsu được sử dụng ở Việt Nam ta thấy chủ yếu là
các dòng máy đào PC, trong đó PC 600-7 được sử dụng rất rộng rãi. Do kích thước
phù hợp đồng thời giá thành mua vào của máy không quá cao nên PC 600-7 sử dụng
nhiều ở Việt Nam.
Do PC 600-7 được sử dụng nhiều ở Việt Nam nên việc sửa chữa thay thế những
phần hư hỏng của máy nếu được thực hiện bởi các cơ sở trong nước thì giá thành sẽ
giảm đi đáng kể. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về máy PC 600-7 sửa chữa và
tiến tới chế tạo một số bộ phận thay thế của máy là một yều cầu thực tế và cần thiết.
1.4.2. Một số ưu nhược điểm của máy PC 600-7.
Ưu điểm của máy:
Thiết bị công tác gồm các cơ cấu nâng hạ tay gầu, cần, quay gầu đều được dẫn
động bằng hệ thống xy lanh thuỷ lực, do đó bộ công tác làm việc êm dịu, không gây
ồn.
Điều khiển các thao tác nhẹ nhàng dễ dàng, tiện lợi không phụ thuộc vào tải
trọng làm việc.
Có khả năng tự bôi trơn bộ truyền, nâng cao được tuổi thọ máy.
Có khả năng tự bảo vệ khi quá tải.
Có hệ thống điều khiển điện tử và màn hình hiển thị các thông số thuận lợi cho
người sử dụng .
Kết cấu máy đẹp, gọn nhẹ.
Nhược điểm: Các hệ thống điều khiển trên máy do các mạch điện tử điều khiển,
do máy làm việc trong điều kiện rung động lớn nên các thiết bị điện nhanh bị hư hỏng,
khi hỏng thì khó sửa chữa.

Hình 1-9. Kết cấu chung của máy xúc PC 600-7


1- Gầu xúc 4- Tay gầu 7- Xy lanh cần 10- Dải xích
2- Cơ cấu liên kết 5- Xy lanh tay gầu 8- Bánh sao chủ 11- Bánh dẫn hướng
động
3- Xy lanh gầu 6- Cần 9- Khung bánh xích 12- Cabin

1.4.4.Thông số chung về máy đào PC 600-7.


1.4.4.1.Các thông số kỹ thuật.
Tên thông số Giá trị Đơn vị
Dung tích gầu 2.7 M3

Trọng lượng toàn bộ máy 56,600 kg


Biên Chiều sâu đào lớn nhất 8490 mm
độ
làm Bán kính lớn nhất tại vị 13,020 mm
việc trí mặt bằng đất
Chiều cao đào lớn nhất 11,880 mm
Chiều cao đổ chất tải 7960 mm
lớn nhất
Lực đào lơn nhất 414,8 KN
Tốc độ quay 8,3 v/p
Tốc độ di chuyển 3,0/4,9 Km/h

1.4.4.2.Các thông số về kích thước.

Tên thông số Giá trị Đơn vị


Chiều dài máy 12,810 mm
Chiều rộng máy 3900 mm
Chiều cao máy 4300 mm
Chiều cao đến đỉnh cabin 3290 mm
Khoảng sáng gầm máy 780 mm
Khoảng cách đối trọng với 1368 mm
mặt đất
Bán kính quay đuôi thiết bị 3675 mm
Chiều dài bánh xích 5340 mm
Khoảng cách 2 ngoài dãy xích 4250 mm
1.4.4.3. Các thông số động cơ.

Tên thông số Giá trị Đơn vị


Số máy SA6D140E-3
Hãng sản xuất Komatsu
Số xylanh- đường kính 6-140
Công suất bánh đà 287 kW
Thôn Mô men cực đại 1755 N.m
g số Tôc độ lớn nhất khi 1950 v/p
kỹ không tải
thuật Tôc nhỏ lớn nhất khi 825 v/p
không tải

1.5. Cấu tạo của bộ phận di chuyển


1.5.1.Vị trí của bộ phận di chuyển
Hình 1.11. Sơ đồ vị trí của bộ phận di chuyển

1. Bánh dẫn hướng 10. Bơm số 2


2. Khớp xoay tâm 11. Bơm điều khiển
3. Động cơ xoay 12. Van điện từ phanh quay
4. Van điều khiển 13. Van điện từ tốc độ di chuyển
5. Bánh sao 14. Máy móc xích
6. Động cơ di chuyển 15. Vòng tròn xích
7. Động cơ 16. Bơm bôi trơn PTO
8. PTO A. Van điều khiển
9. Bơm số 1 B. Van điện từ phanh quay

* Nguyên lý làm việc của bộ phận di chuyển


Khi máy xúc bắt đầu làm việc, hệ thống động cơ làm việc, công suất được truyền
qua bánh đà rồi đến bơm thủy lực, tại đây bơm thủy lực sẽ hút dầu thủy lực từ thùng
dầu rồi đẩy đến các cụm van phân phối chính.
Tại cabin: người vận hành máy sẽ sử dụng các cần điều khiển để điều hướng di
chuyển máy xúc. Khi người vận hành thao tác, dòng dầu điều khiển sẽ đi đến cụm van
phân phối chính, van này có tác dụng điều khiển đóng/mở cụm van phân phối cho các
thiết bị di chuyển. Đường dầu đi qua mô tơ di chuyển giúp các mô tơ này quay, mô tơ
di chuyển quay kéo xích thông qua truyền động cuối và bánh xe làm máy di chuyển.
Dầu trước khi về thùng được làm mát bởi bộ phận làm mát là két mát và được lọc
bẩn qua bộ phận lọc dầu thủy lực. Áp lực của hệ thống thủy lực được đảm bảo bởi van
an toàn được lắp ở cụm van phân phối chính. Trong trường hợp áp lực lên đến mức
giới hạn, van an toàn sẽ mở ra để dầu quay trở về thùng chứa.
1.6. Tình hình sử dụng máy xúc ở Việt Nam
Trong thi công xây dựng các công trình công nghiệp, đường sá, cầu cống,sân bay, hải
cảng hoặc đê đập...việc nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng các trang thiết bị và
phương tiện cơ giới đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công
trình, đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế và cải
thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Trong những năm vừa qua, nước ta đã nhập và chế tạo thêm nhiều thiết bị máy móc
với chủng loại khác nhau, tỷ lệ trang bị phương tiện cơ giới và khối lượng khai thác
tương đương với nhiều nước trong khu vực. Tính cho đến nay cá nước có khoảng
50.000 máy móc xây dựng, tập trung chủ yếu ở 3 Bộ lớn: Bộ xây dựng, Bộ giao thông,
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngoài ra còn có ở Bộ Quốc phòng và các
đơnvị thi công chuyên ngành đường sắt và các cảng.
Các máy xây dựng chủ yếu là nhập ngoại từ các nước XHCN cũ, TBCN thông qua
các nguồn viện trợ cho nhiều hạng mục công trình nên rất đa dạng về chủng loại.
Từ năm 1997 đến nay do nhu cầu xây dựng ngày càng lớn mà có nhiều công nghệ thi
công mới đã được thâm nhập vào nước ta; vì vậy ngoài các máy truyền thống như máy
ủi, máy đào, máy san, máy gia công đá...chúng ta còn có nhiều các loại máy thi công
chuyên dùng thế hệ mới như các trạm trộn bê tông nhựa nóng (BTNN), máy rải thảm
mặt đường, máy khoan cọc nhồi, các thiết bị lao lắp và đúc dầm phục vụ công tác thi
công cầu.... Trong lực lượng các máy xây dựng và xếp dỡ hiện đang khai thác ở nước
ta có những máy hiện đại, có công suất lớn được sử dụng để khai thác các công trình
tập trung cỡ lớn như công trình xây dựng các nhà máy thuỷ điện, thuỷ lợi, các khu
công nghiệp, các cầu, cảng...ví dụ, chúng ta đã có máy ủi vạn năng công suất 410, 620
mã lực như máy D355A và D455A của hãng KoMATSU Nhật Bản, máy đào 1 gầu
dung tích lớn hơn Im của hãng Đức, Hàn Quốc... Trong lĩnh vực xây dựng cầu ngày
nay chúng ta cũng đã được trang bị các thiết bị để thi công theo công nghệ mới hiện
đại; dàn xe đúc hẫng Mỹ, Italia, xe lao dầm 33m, các loại cần trục nổi, cần trục bánh
xích có tải nâng từ 50 – 80 tấn... trạnh, trộn bêtông xi măng năng suất 30 – 200mh,
máy bơm bêtông năng suất 50 – 60m³/h....
Máy xúc KOMATSU PC 600-7 thường được sử dụng nhiều ở các công trình lớn và
các khu vực khai thác lớn

You might also like