You are on page 1of 9

KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Biên soạn: Nguyễn Gia Thăng – TT01


Câu 1: Tính tất yếu khách quan của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta.

 Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành theo các quy
luật của kinh tế thị trường đồng thời góp phần từng bước xác lập một xã hội mà dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh, công bằng, có sự điều tiết của nhà nước do đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

 Phân tích tính tất yếu khách quan:

1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với tính quy luật phát triển của khách
quan.
- Kinh tế thị trường => giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa.
- Ở Việt Nam những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa không
mất đi mà còn phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, sự phát triển kinh tế hàng
hóa tất yếu hình thành kinh tế thị trường.
- Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phù
hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc.

2. Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước.
- Kinh tế thị trường là phương thức phân bổ nguồn lực hiệu quả mà loài người đã đạt được
so với các mô hình kinh tế phi thị trường.
- Là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả cao. Dưới tác
động của các quy luật thị trường nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động, kích
thích tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và
hạ giá thành sản phẩm.
- Xét trên góc độ đó, sự phát triển kinh tế thị trường không hề mâu thuẫn mà còn là cơ sở
vật chất tạo điều kiện thực hiện những mục tiêu XHCN.

3. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng của
nhân dân mong muốn một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Sự tồn tại của kinh tế thị trường ở nước ta tạo ra một động lực quan trọng cho sự phát
triển của lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
- Với đặc điểm lịch sử của dân tộc, Việt Nam không thể lựa chọn mô hình kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa, chỉ có lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân về một xã hội dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Câu 2: Những đặc trưng cơ bản và những nhiệm vụ chủ yếu của KTTT định hướng XHCN ở
Việt Nam.

 Về mục tiêu:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức để phát triển lực lượng
sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”.

 Về quan hệ sở hữu:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức ở
hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế
tư nhân là động lực quan trọng; kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân
là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các chủ thể thuộc các thành
phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật.

 Về quan hệ quản lý nền kinh tế:


Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có đặc trưng là do Nhà nước pháp
quyền XHCN quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; sự làm chủ và
giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật cho CNXH vì " dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh". Nhà nước
quản lý nền kinh tế thông qua pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, cơ chế chính sách
và các công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc của thị trường, khắc phục những
khuyết tật của kinh tế thị trường và phù hợp với yêu cầu xây dựng CNXH ở Việt Nam.

 Về quan hệ phân phối:


Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện nhiều hình thức phân phối, có tác
dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao đời
sống nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội trong sử dụng các nguồn lực kinh tế và đóng
góp của họ trong quá trình lao động và sản xuất, kinh doanh.

 Quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội:
- Tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
nền kinh tế, vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN mà chúng ta phải
hiện thực hóa từng bước trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.

 Những vấn đề nêu trên đã khái quát rõ nét những vấn đề cơ bản của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở
năm điểm: có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh
tế - xã hội; xác lập quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp để thúc đẩy phát triển mạnh lực
lượng sản xuất; và nhất là: thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước,
từng chính sách phát triển.
Câu 3: Trình bày bản chất, biểu hiện và vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh
tế xã hội.

 Khái niệm:
Lợi ích kinh tế là những nhu cầu vật chất của con người và được nhận thức, trở thành
động lực thúc đẩy chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế để thỏa mãn những nhu cầu
đó.

 Bản chất:
- Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền
sản xuất xã hội.
- Lợi ích kinh tế phản ánh bản chất quan hệ kinh tế. Các thành viên trong xã hội xác lập
các quan hệ kinh tế với nhau vì trong quan hệ đó chứa lợi ích kinh tế mà họ có thể đạt
được.
- Lợi ích kinh tế mang tính lịch sử, do vậy lợi ích kinh tế trong mỗi giai đoạn cũng phản
ánh bản chất xã hội.

 Biểu hiện:
- Với các chủ thể khác nhau là những lợi ích kinh tế tương ứng tùy thuộc vào vị trí, vai
trò trong quan hệ sản xuất mà ở đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất sẽ quyết định => Lợi
ích kinh tế của chủ doanh nghiệp sẽ cao hơn người làm thuê.
- Ví dụ:
 Doanh nghiệp-> lợi nhuận.
 Người lao động-> tiền công, thưởng.

 Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế xã hội:
- Thứ nhất, nó là động lực trực tiếp của các chủ thể kinh tế và hoạt động kinh tế - xã hội.
o Hoạt động kinh tế => Thỏa mãn nhu cầu vật chất => Phụ thuộc vào mức thu nhập
=> Lương càng cao thì càng có động lực làm => NLĐ tích cực sản xuất, nâng cao
tay nghề, cải tiến CCLĐ, chủ doanh nghiệp tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực, nâng cap chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, … => Thúc đẩy
LLSX phát triển.

- Thứ hai, nó là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
o Lợi ích kinh tế mang tính khách quan. Mọi sự vận động của lịch sử đều xoay quanh
vấn đề lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế. Nó là điều kiện vật chất cho sự hình
thành các lợi ích chính trị, xã hội, văn hóa, … Phải có sự đồng thuận, thống nhất
giữa các lợi ích kinh tế thì mới giúp phát triển kinh tế xã hội.
Câu 4: Phân tích bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.

 Khái niệm:
Quan hệ lợi ích kinh tế:
- Sự thiết lập tương tác giữa những chủ thể kinh tế. (người – người; các cộng đồng người;
các tổ chức kinh tế, giữa các quốc gia, …)
- Nhằm mục tiêu xác lập các loại lợi ích kinh tế trên cơ sở trình độ phát triển của LLSX
và kiến trúc thượng tầng tương ứng trong một giai đoạn phát triển xã hội nhất định. (KTTT
là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật,
… với những thể chế tương ứng là nhà nhà nước, đáng phái, giáo hội, các đoàn thể, …
được hình thành trên một cơ sở hạ tầng (quan hệ sản xuất tạo nên cơ cấu kinh tế của một
xã hội nhấ định) nhất định. Nó là những biểu tượng xã hội, tập trung đời sống tinh thần của
xã hội, là bộ mặt tinh thần tư tưởng của hình thái kinh tế - xã hội).

 Bản chất:
Có sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế:
- Sự thống nhất:
+ Mỗi chủ thể là 1 bộ phận trong 1 nền kinh tế => khi các chủ thể thống nhất sẽ có tác động
qua lại với nhau.
+ Mục tiêu của chủ thể chỉ được thực hiện trong mối quan hệ phù hợp với mục tiêu của các
chủ thể khác => có mục tiêu chung thì các lợi ích sẽ được thống nhất.
+ Lợi ích của chủ thể này được thực hiện => lợi ích của chủ thể khác cũng được thực hiện
(gián tiếp/trực tiếp).
+ Ví dụ: Các cá nhân NLĐ cấu thành nên 1 doanh nghiệp => thống nhất => doanh nghiệp
hoạt đông hiệu quả => NLĐ có thêm nhiều lợi ích => làm tốt hơn=> doanh nghiệp thêm
lợi nhuận.
+ Ví dụ: Các công ty là môt thành phần trong nền kinh tế chung của 1 quốc gia => các
công ty thống nhất và phát triển => đất nước phát triển kinh tế => nhiều chính sách ưu đãi
cho doanh nghiệp=> doanh nghiệp tăng sản xuất hiệu quả => đất nước phát triển.

- Sự mâu thuẫn:
+ Các chủ thể kin tế có hành động theo những phương thức khác nhau => anh này có lợi
thì sẽ gây hại lợi ích kinh tế cho anh khác.
+ Ví dụ: Doanh nghiệp làm hàng giả, trốn thuế => người tiêu dùng, xã hội bị tổn hại
+ Ví dụ: Thuế nhà nước giảm => lợi nhuận doanh nghiệp tăng, tăng lương cho NLĐ => lợi
nhuận doanh nghiệp giảm.
+ Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột vì anh A có lợi ích thì sẽ làm
tổn hại đến lợi ích anh B.

 Nhà nước cần điều hòa mâu thuẫn nhằm ổn đinh xã hội, tạo động lực phát triển
kinh tế xã hội.

 Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ lợi ích kinh tế:
1. Trình độ phát triển của LLSX
- Lợi ích kinh tế = phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất;
- Phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ = LLSX quy định;
- Trình độ LLSX càng cao => đáp ứng càng tốt.

2. Địa vị của các chủ thể kinh tế trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội
- Sự sở hữu về TLLĐ = quyết định vị trí, vai trò của mỗi chủ thể trong các hoạt động kinh
tế - xã hội (ông có thiết bị máy móc thì ông làm chủ còn chúng tôi đi làm công nhân);
- Lợi ích kinh tế = sản phẩm (tiền), hình thức tồn tại và biểu hiện của những quan hệ sản
xuất và trao đổi và không nằm ngoài quan hệ ấy. (DN có tiền trả cho CN -> họ đến làm ->
tồn tại quan hệ chủ - người làm -> trao đổi SLĐ  tiền = sản phẩm, hàng hóa, lợi nhuận).

3. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước


- Sự can thiệp của NN vào nền kinh tế = yếu tố khách quan;
- Thực hiện bằng các chính sách kinh tế - xã hội về mức thu nhập của các chủ thể kinh tế -
khi thay đổi mức thu nhập => phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng
thay đổi = lợi ích kin tế giữa các chủ thể cũng thay đổi (giàu ăn sang, nghèo ăn ghém).

4. Hội nhập quốc tế


- Kinh tế thi trường = mở cửa hội nhập;
- Mở cửa hội nhập => cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài => lợi ích kinh tế từ thương mại
và đầu tư quốc tế tăng => có thể ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, hộ gia
đình sản xuất; đất nước phát triển nhanh hơn => có thể ảnh hưởng tới tài nguyên, môi
trường xấu đi.

Câu 5: Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường.

1) Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Người lao động: là người có đủ thể lực, có khả năng lao động, khi họ bán sức lao động sẽ
nhận được tiền lương tiền công và chịu sử quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
- Người sử dụng lao động: là chủ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia
- Người sử dụng lao động: là chủ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có
thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, là những người trả tiền cho những
người lao động
- Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động thể hiện:
nếu người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình thường
họ sẽ thu được lợi nhuận, thực hiện được lợi íchkinh tế của mình; đồng thời, họ sẽ tiếp
tục sử dụng lao động nên người lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh tế của mình
vì có việc làm, nhận được tiền lương.
->Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử dụng lao động đã thành lập các
tổ chức riêng. Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi người lao động. Trong xã
hội hiện đại, đấu tranh giữa các bên cân phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

2) Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.


- Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau. Trong cơ chế
thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó
tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ.
- Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên kết chặt chẽ
với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng
lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân. Trong cơ chế thị trường, đội ngũ
này đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội nên cần được tôn vinh, tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển.
->Quan hệ đó được biểu hiện ra thành lợi nhuận bình quân mà họ nhận được, họ tham gia vào
đội ngũ doanh nhân để đảm bảo lợi ích của họ.

3) Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.


- Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao dộng. Để thực hiện lợi ích
kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải có quan hệ lợi ích với người sử dụng lao
động, mà còn phải quan hệ lợi ích giữa những người lao động với nhau.
- Nếu có nhiều người bán sức lao động, người lao động phải cạnh tranh với nhau. Hậu
quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuồng, một bộ phận người lao động bị sa
thải.
->Để hạn chế mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong nội bộ, đặc trưng với những người sử dụng lao động,
những người lao động đã thành lập tổ chức riêng. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người
lao động trong giải quyết các mối quan hệ là rất cần thiết nhưng phải dựa trên các quy định của
pháp luật.

4) Quan hệ giữa lợi ích các nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội.
- Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức. Người lao động, người sử
dụng lao động là thành viên của xã hội nên mỗi người đều có lợi ích cá nhân và có quan hệ
chặt chẽ với lợi ích xã hội. Nếu người lao động và người sử dụng lao động làm việc theo
đúng các quy định của pháp luật và thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình, họ đã
góp phàn phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội.
- -Khi lợi ích kinh tế của xã hội dược thực hiện, xã hội phát triển sẽ tạo lập môi trường
thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt hơn các lợi ích
kinh tế của mình.
+ Lợi ích cá nhân: Là lợi ích của 1 thành viên trong xã hội khi tham gia vào hoạt động kinh tế;
+ Lợi ích nhóm: Là lợi ích của các cá nhân của tổ chức hoạt động trong cùng ngành cùng lĩnh vực
có sự liên kết với nhau để thể hiện tốt lợi ích riêng;
+ Lợi ích xã hội: Là tổng các lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân được thực hiện sẽ làm phát triển nền
kinh tế thực hiện được lợi ích kinh tế của xã hội.
Câu 6: Phân tích tính tất yếu, khách quan và nội dung CNH-HĐH ở Việt Nam.
Câu 7: Phân tích quan điểm, những giải pháp cần thực hiện CNH-HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh
cuộc CMCN 4.0.
Câu 8: Phân tích tính tất yếu của HỘI NHẬP KINH TẾ và những tác động của nó đối với Việt
Nam.

You might also like