You are on page 1of 6

Một số lưu ý

1. Copy thư mục 3- THU VIEN VA MO PHONG ra Desktop hoặc ổ D rồi


đổi tên thành TT VXL - ... (lưu tất cả các file bài làm ở đây, không tạo
thêm thư mục nào khác).
2. Đổi font chữ lớn nhỏ: Menu Option --> IDE --> Display --> Font: 14.
3. Căn chỉnh chương trình tự động: Menu Edit --> Format Source -->
Format (có thể thực hiện vài lần).
4. Lưu ý file thư viện cho mô phỏng (..._Proteus) và thư viện học tại phòng
D501.

Bài tập
1. Thực hiện các bài tập 301-310 (xem hướng dẫn trong file giáo trình
PHU_03...). tr.39->47
2. Thực hiện các bài tập trong file bài giảng tuần 1-2, cần lưu ý các vấn đề
sau:
a. Giải thuật sáng dần, tắt dần (xem thêm trong bài giảng lý thuyết Vi
xử lý Tr. 16 – trong thư mục 4 – THAM KHAO).
b. Phương pháp che bit (xem thêm trong bài giảng lý thuyết Tr. 17)

c. Thực hiện bài tập tổng hợp sáng dần, tắt dần, ở trang 6/7.
d. Bài tập thay for bằng if trong file giáo trình 311-313, trang 7 (bài
giảng tuần 1-2), trang 1 (bài giảng tuần 3).

e. Áp dụng phương pháp thay for bằng if thực hiện 2 bài tập: 1 bài
trang 7/bài giảng tuần 1-2, 1 bài ở trang 1/bài giảng tuần 3.
f. Khi dùng for thay if thì ta dùng 2 phương pháp lập trình:
3. Dùng 1 biến đếm số trạng thái của cả chu kỳ (bài 311), sau đó so sánh
từng khoảng trạng thái.
4. Dùng biến thứ tự chương trình (TT_CT) để thực hiện tuần tự các yêu cầu.
* CHƯƠNG 4: LED 7 ĐOẠN
- Đọc bài giảng tuần 4 và kết hợp giáo trình thực hiện các bài tập 401-409 theo
hướng dẫn trong file.
- Bài 401: Hiển thị chữ “Chao”, cách tạo ký tự trong file bài giảng lý thuyết
phần led 7 đoạn.

* COUNTER:
- Bài 411, 412, 413: So sánh cách lập trình 411 không có xoá số 0 vô nghĩa, 412
có hàm con xoá số 0 vô nghĩa, bài 413 dùng hàm xoá số 0 vô nghĩa có sẵn trong
thư viện.
--> Counter chọn bài 412 và 413, tuy nhiên 413 chỉ hiển thị giá trị bên phải,
muốn hiển thị giá trị bên trái thì phải dùng bài 412 và viết lại hàm
XUAT...4SO(CHUC, DONVI, 0XFF, 0XFF);

- Các bài counter đếm từ 0-100, ta nên thử 0-12 rồi thiết lập lại counter
(set_timer0(90);) bắt đầu từ 90 để thử đến trên 100 có quay về từ đầu hay không
(để kiểm tra so sánh đúng chưa).

- Bài 417, dùng 2 nút nhấn, ta thực hiện gom thành 1 nút nhấn dùng biến trạng
thái.

- Bài 421 là dạng bài tổng hợp (THI), ta có thể tự làm trước khi xem bài giải, ta
có thể kết hợp bài 412 với bài 313 dùng TT_CT trong bài giảng.

- Đọc tiếp bài giảng tuần 4 bổ sung, thực hiện chế độ COUNTER đếm XUỐNG.
- Thực hiện bài tập tổng hợp trong bài giảng tuần 4 bổ sung, dạng bài THI.
(viết chung 1 chương trình thực hiện tất cả các yêu cầu, để tránh trường hợp bài
bị lỗi khi thực hiện nhiều yêu cầu thì ta cần phải lưu lại từng ý khi thực hiện, ví
dụ:
BT_CH4_CAU_A --> Save As --> BT_CH4_CAU_AB
(khi làm câu AB không được thì vẫn còn file câu A để chấm bài)
1. Phần cứng, thư viện:
- Xem clip lý thuyết, bài giảng tổng hợp LCD trang 1, bài giảng lý thuyết LCD,
- Xem bảng mã ASCII trang 128 và bảng địa chỉ của LCD trang 130,

- Xem các lệnh điều khiển từ trang 122 – 126 để hiểu các giá trị khởi tạo ở trong
thư viện trang 134, 135 (#define ...)

2. Bài 601: Hiển thị dùng for (1 hàng/ 20 ký tự) --> cần hiển thị bao nhiêu ký tự
thì thay thế số lần trong for tương ứng.

3. Bài 602: Hiển thị LCD dùng hàm LCD_DATA --> do phần mềm CCS hỗ trợ
nên chỉ cần viết chuỗi cần hiển thị trong dấu “ ” và số ký tự <=20.

4. Bài 603: Xem trang 130 để xác định địa chỉ từng góc của LCD.

5. Bài 604-605: Dịch trái và dịch phải khác với mô phỏng, khi dịch 2 hàng trên
thì sẽ di chuyển xuống 2 hàng dưới và ngược lại --> muốn dịch độc lập từng
hàng (các hàng còn lại không ảnh hưởng) --> xem bài mẫu trong file bài giảng
tổng hợp LCD, trang 2.

6. Bài 606: Kết hợp 2 bài 604-605.


7. Bài 611: Đếm giây dùng hàm DELAY_MS, nhắc lại phần tách số giải mã
ASCII cho LCD (chia 10 nhiều lần và + 0x30 để lấy mã ASCII).

8. Bài 612, 613: Thêm phút, giờ vào bài 611 và lưu ý điều chỉnh lại tên hàm con
cho phù hợp.

9. Bài 614, 615: Nên gom lại thành 1 bài tổng hợp, chọn bài 517 để thêm phần
hiển thị và nhấp nháy trên LCD. XEM HƯỚNG DẪN TRONG FILE TỔNG
HỢP LCD – TRANG 8,9.

10. Bài 616: BẮT BUỘC điều chỉnh lại theo hướng dẫn file giáo trình:
- VIẾT LẠI HÀM HIỂN THỊ LCD THÀNH 2 HÀM GIẢI MÃ LCD CÓ XOÁ
SỐ 0 VÔ NGHĨA VÀ HÀM HIỂN THỊ LCD.
- VIẾT LẠI CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH, KHÔNG DÙNG VÒNG LẶP
DO/WHILE VÀ DÙNG HÀM XUAT...4SO CHO LED 7 ĐOẠN NHƯ
HƯỚNG DẪN.

11. Bài 617: Xem hướng dẫn trong file tổng hợp LCD – trang 11.

12. Bài 621-625: Xem thêm hướng dẫn trong file tổng hợp LCD – trang
3,4,5,12,13.

* LCD (Tiếp tục) - Có thể mô phỏng trên PROTEUS.

Bài 631: Hướng dẫn tạo ký tự - tự tạo (có 4 bước – xem file giáo trình Tr. 149,
150, 148, 123).

Bài 632: Hiển thị 20 hình trái tim nghĩa là hiển thị ký tự hình trái tim (ký tự - tự
tạo thứ 0) 20 lần, chứ không phải tạo 20 ký tự - tự tạo hình trái tim.

Bài 633: Vẽ ra giấy để xác định 8 byte mã tạo ký tự tương tự trang 149. Thực
hiện 4 bước tương tự bài 631.
Bài 634: Không thực hiện, làm thêm ở nhà.

Bài 635: Thay hình trái táo bằng cột sóng điện thoại theo hướng dẫn trong bài
giảng tổng hợp LCD, Tr. 4, 6, 9, 12.

Bài 636: Xem hướng dẫn ở bài giảng tổng hợp LCD, trang 4, 6, 12.

Bài 641: Hiển thị ký tự lớn ghép từ 2 hàng 3 cột trên LCD như trang 153.
Học cách hiển thị lớn bằng hàm LCD_HIENTHI_SO_Z_TOADO_ZY (trang
156)

Bài 644: Hiển thị counter số lớn trên LCD.

Bài tập 644a: Hiển thị giây số lớn ở bài 512 lên LCD.
Các bài tập gửi lên để góp ý:

Bài tập tổng hợp chương 4 - dạng bài thi (file 3a... - trang 2)

518

518 (dùng ma trận phím)

You might also like