You are on page 1of 28

CHUYÊN ĐỀ NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ CHUYÊN SÂU.(Rất quan trọng).

Lưu ý : Tài liệu lưu hành nội bộ.Nhớ học kĩ trong tài liệu này thì mới làm
được tất cả các đề thi.
A.NHỮNG NHẬN ĐỊNH,LÍ LUẬN VĂN HỌC.
1. “Đây là một nhà văn suốt đời đi tìm cái Đẹp,cái Thật,tự nhận mình là người
sinh ra để thờ Nghệ thuật với hai chữ viết hoa (Nguyễn Đình Thi).
2. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô
tri,vô giác mà là một sinh thể có hoạt động,có tính cách,có cá tính,có tâm
trạng hẳn hoi và khá phức tạp.Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau
như tác giả nói hung bạo và trữ tình (Nguyễn Đăng Mạnh).
3.Nguyễn Tuân là một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác,cảm xúc
mới lạ,nồng nàn,say đắm. (Nguyễn Đăng Mạnh).
4.Nguyễn Tuân từng muốn mỗi ngày đều có cái say của rượu tân hôn,kì vọng
mỗi trang đời là một trang nghệ thuật.Mĩ cảm với cảm xúc thẩm mĩ của nhà văn
như là vô tận.Luôn luôn đổi mới cảm giác,nhận thức như phương châm cảm thụ
cái đẹp của Nguyễn Tuân.Đời là những “Trang hoa” luôn nở dưới ánh sáng
nghệ thuật mới.(Đoàn Trọng Huy).
5.Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở
của cái đẹp (Pautoxki).
6.Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới,tìm cái
đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc một bài học về sự trông
nhìn và thường thức. (Thạch Lam).
7.Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu
mẫu đưa cho,văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi,khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có.
8.Nguyễn Tuân là người thợ kim hoàn của chữ.
9.Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ
sở của cái đẹp.( Pautopxki).
B.TÁC GIẢ,TÁC PHẨM.
1.Tác giả:
1.1.Cuộc đời: Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam
với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945.Sáng tác
của Nguyễn Tuân mang phong cách riêng độc đáo trong đó nổi bật là chất tài hoa
uyên bác.Là một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp,Nguyễn Tuân thường khám
phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mĩ,thường miêu tả con người trong vẻ
đẹp tài hoa nghệ sĩ.
1.2.Phong cách nghệ thuật.( Cần học kĩ để làm các yêu cầu phụ.Rất quan
trọng).
Nguyễn Tuân được xem là định nghĩa đầy đủ về người nghệ sĩ một cách trọn
vẹn.Sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật của ông được thể hiện ở sự tài hoa và
gói gọn trong một chữ “ngông”.Ông cũng là một nhà văn duy mĩ với quan niệm
cuộc đời là một hành trình đi tìm kiếm cái đẹp.
-Thứ nhất: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong
một chữ “ngông”.Ngông là một phản ứng tiêu cực nhưng kiêu ngạo đối với xã hội
.Người chơi ngông muốn dựa vào sự tài hoa,lịch lãm và phong cách hơn đời để đặt
mình lên trên thiên hạ.Thái độ ngông của Nguyễn Tuân có màu sắc riêng: Vừa kế
thừa truyền thống ngông của các nhà nho tài hoa bất đắc chí như Nguyễn Công
Trứ, Trần Tế Xương,Tản Đà ,vừa tiếp nhận ảnh hưởng tư tưởng cá nhân chủ nghĩa
của VH phương Tây hiện đại.PCNT độc đáo thể hiện:
+Khám phá,cảm nhận, phát hiện thiên nhiên ở phương diện văn hóa thẩm mĩ.
+Khám phá, cảm nhận, phát hiện con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
+Nhà văn Goocki viết “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của VH, nhà thơ Trần Dần cho
rằng “nhà thơ là người phu chữ”...Chúng ta có thể xem NGuyễn Tuân là bậc thầy
của ngôn từ, văn Nguyễn Tuân giống như 1 kho từ điển bởi ông đã vận dụng tri thức
ở nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau để xây dựng hình tượng con người.
-Nét phong cách thứ hai: Nguyễn Tuân học theo “chủ nghĩa xê dịch”.Xê dịch
được hiểu là sự vận động.Những người theo chủ nghĩa xê dịch thường có tâm
hồn tự do phóng khoáng,thích đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn cũng như thay
đổi thực đơn trong nhãn quan tâm hồn.Vì thế, Nguyễn Tuân không thích những
gì bằng phẳng, nhợt nhạt, yên ổn. Ông là nhà văn của những tính cách phi
thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ,
của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội.
-Nét phong cách thứ ba: Nguyễn Tuân là nhà văn theo chủ nghĩa duy mĩ ,ông
quan niệm cuội đời là một hành trình đi tìm cái đẹp để sáng tạo cái đẹp, tôn vinh
cái đẹp.
-Sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau
tan xác ở khuỷu sông dưới”.Các động từ “lôi tuột”, “hút xuống”, “trồng cây
chuối”, “vụt biến” , “dìm”, “đi ngầm”, “tan xác” đã tạo ra sự bạo liệt ,hung ác
của xoáy nước.Nếu như đá bờ sông dựng vách thành thì mới chỉ là tiềm ẩn nguy
hiểm, đến đoạn quãng mặt ghềnh Hát-loóng thì lúc này thật sự là mối nguy hiểm
đe dọa thì đến bây giờ, nó không chỉ là đe dọa nữa mà nó thực sự gây hậu quả
nguy hiểm cho những thuyền bè đi qua và có thể cướp đi sinh mạng của bao
người.
1.4. Hung bạo ở những con thác bạo liệt,cuồng nộ.
-Trước hết là âm thanh của tiếng thác gào rùng rợn,hoang dã khi ở xa:
+Câu văn “còn xa lắm mới đến cái thác dưới nhưng đã thấy tiếng thác réo gần
mãi lại,réo to mãi lên”.Thác còn ở xa nhưng âm thanh của nó đã dậy vang cả một
vùng trời đất.Điệp động từ “réo” cùng cách nói phóng đại “réo gần mãi lại, réo to
mãi lên”tác giả đã gợi hình dung đó là những con thác rất lớn và vô cùng hung dữ.
+Tiếng nước thác được miêu tả bằng những từ ngữ chỉ cảm xúc,thái độ,tâm
trạng của con người :lúc đầu tiếng nước thác nghe như “oán trách”, “van xin”
khi thì “khiêu khích,giọng gằn mà chế nhạo”.Nghệ thuật nhân hóa khiến thác
nước sông Đà trở thành một sinh thể sống đang giận dữ, gầm gào đe dọa con người
ngay cả khi chưa xuất hiện.
-Khi đến gần thác là lúc sông Đà bộc lộ bản năng hoang dã,rùng rợn của nó
“Tiếng nước thác rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa rừng vầu,rừng tre nứa nổ lửa,đang phá toang rừng lửa,rừng lửa cùng gầm
thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.Nhà văn đã thể hiện sự tài hoa, độc đáo của
mình khi lấy hình ảnh gợi tả âm thanh,khi đặt những hình ảnh tương phản trong
một trường liên tưởng bất ngờ, thú vị:lấy lửa để tả nước,lấy rừng để tả sông.Động
từ “rống”, “nổ”, “phá”; từ láy “lồng lộn”,”bùng bùng”cùng phép so sánh liên
tưởng tiếng nước thác “ rống lên như tiếng của hàng ngàn con trâu mộng”,
Nguyễn Tuân đã giúp người đọc hình dung ra âm thanh của tiếng nước thác sông
Đà khủng khiếp như thế nào.Tiếng nước thác giống như tiếng kêu ghê rợn của
hàng ngàn con trâu mộng hung dữ, đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ
lửa,phá tuông rừng lửa để thoát thân.Nhưng nếu chỉ là âm thanh này thôi thì chưa
đủ, nhà văn còn cho âm thanh này hợp với cả rừng vầu và rừng tre nứa đang nổ lửa
.Vầu và tre nứa là loại cây thân rỗng, khác với rừng cây thân gỗ đặc.Thân rỗng đặc
biệt là khi lửa lan nhanh, hiện tượng bay nước quá nhanh thì áp suất không chịu
được thì bên trong sẽ nổ tung ra .Nổ từ gốc lên đến tận ngọn , tạo ra âm thanh rất
khủng khiếp .Tất cả rừng vầu ,rừng tre nứa cả hai cùng nổ một lúc, tạo âm thanh
cực kì kinh khủng.Tất cả âm thanh nổ lửa này lại kết hợp với âm thanh tiếng của
nghìn con trâu mộng thì sẽ ra được tiếng nước thác.Cái hay của Nguyễn Tuân là tả
thác nhưng không dùng hình ảnh trực tiếp mà dùng âm thanh hoang dã để tả gián
tiếp nhưng vô cùng hiệu quả.
Bàn về đoạn này thầy giáo Đỗ Kim Hồi có một nhận xét vô cùng đặc sắc “ Còn có
thể cảm nhận ở đây bóng dáng của Nguyễn Tuân như một vị nhạc trưởng đang
điều khiển 1 dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng
đá.Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc dạo đầu với những cung bậc nỉ non của
một dòng nước thác... Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc
khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một
cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại trong đó âm vang cuồng loạn của núi rừng
được đưa vào để thanh viện cho sự diễn tả con thác giận dữ ầm ầm va đập vào bờ
đá....”
1.4 Sông Đà hung bạo ở các trùng vi thạch trận.
Nhà văn Nam Cao đã từng nói về văn chương “Văn chương không cần đến những
người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho,văn chương chỉ dung nạp
những người biết đào sâu ,biết tìm tòi,khơi những nguồn chưa ai khơi,sáng tạo
những gì chưa ai có”Qủa là như vậy, bản thân nghệ thuật là sự sáng tạo miệt mài
không ngừng nghỉ.Nghệ thuật sẽ chết nếu như không có nét riêng,nét độc đáo.Cho
nên,Nguyễn Tuân rất sợ mình của ngày hôm nay giống với mình của ngày hôm
qua,sợ sự trùng lặp khi cầm bút.Chúng ta thấy, “mỗi đứa con”của Nguyễn Tuân
cho ra đời,không bao giờ có sự trùng lặp.Ở tác phẩm người lái đò sông Đà ta thấy
rõ hơn ai hết,đặc biệt là đoạn trùng vi thạch trận.
-Sau câu văn ngắn giống như tiếng reo ngỡ ngàng ,thích thú “Tới cái thác rồi!” nhà
văn đã đồng thời tả đá và nước thác trong hình ảnh “sóng bọt đã trắng xóa cả một
chân trời đá”.Tính từ “trắng xóa” gợi ra một vùng sóng bọt tung màu trắng vào
không gian.Cách nói “chân trời đá”là cách nói phóng đại,khoa trương đem đến sự
choáng ngợp của đá.Đá ở đây lớp lớp,miên man,trùng điệp,ẩn hiện trong sóng bọt
tung trắng xóa,chiếm lĩnh suốt chiều dài,chiều rộng của sông.
-Nhà văn đã huy động một đội quân ngôn ngữ hùng hậu gồm nhiều lĩnh vực để
miêu tả đá trận địa sông Đà.Đó là ngôn ngữ của các ngành thể thao,quân sự,võ
thuật bóng đá...Tất cả đều rất sống động dưới ngòi bút của thầy phù thủy ngôn từ .
.Trùng vi thạch trận thứ nhất:
Đá sông Đà không phải là những hòn vô tri,vô giác ,chúng là những chiếc răng
nanh khổng lồ,là những quân sĩ được huấn luyện bài bản,tinh nhuệ.Mỗi hòn đá là
một hình ảnh khác nhau.Qua hình ảnh nhân hóa, đá sông Đà hiện lên có hòn thì
“mặt ngỗ ngược”, có hòn thì “nhăn nhúm, méo mó”như “diện mạo và tâm địa
của một thứ kẻ thù số một” đang tìm cách dìm những con thuyền đi ngang qua
đây.Mỗi hòn có một nhiệm vụ riêng,chúng “đứng,nằm,ngồi tùy thích”miễn sao
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đá được bày trận theo binh pháp của tôn tử gồm có bốn cửa tử và một cửa sinh.Đi
vào cửa tử là đi vào những luồng chết nhưng đi vào cửa sinh ấy cũng không dễ gì
thoát ra vì cửa sinh ấy lại chia làm ba hàng.Hàng tiền vệ là hai hòn đá như đứng,
nằm , ngồi tỏ vẻ sơ hở để dẫn dụ con thuyền đối phương đi vào để đánh lừa. Hàng
trung vệ chính là làn sóng đánh khuất quật vu hồi tức là đánh úp, đánh ngược lại từ
phía sau để những người lái thuyền không kịp trở tay. Hàng hậu vệ lại là một cái
“bom ke chìm và pháo đài nổi” tức là đá chìm, đá nổi nhưng sắp xếp theo trận
địa,chúng rất nham hiểm và những con thuyền đi qua khó có cơ hội có thể sống
sót.
Phối hợp với đá là nước thác:
Nhiệm vụ thứ nhất: là hò la vang dội thanh la não bạt - những âm thanh chói gắt,
inh ỏi để uy hiếp tinh thần của đối phương .Tiếng nước thác còn có nhiệm vụ thứ
hai là ùa vào để bẻ gãy cán chèo trong tay ông lái .Nó còn có nhiệm vụ thứ ba áp
sát vào con thuyền.Nó đá trái, đá phải , thúc gối vào bụng, vào hông thuyền để đội
cả thuyền lên.Nhiệm vụ thứ tư : Sóng giống như những tên đô vật , xông vào đòi
túm thắt lưng của ông đò để vật ngửa con thuyền ra ,để kết thúc trận đấu.
Cuối cùng, nó đã không chiến thắng được ông đò cho nên nó dùng đến miếng đòn
hiểm độc cuối cùng là : Cả một luồng nước vô sở bất trí nó hung hãn xông vào và
bóp chặt hạ bộ của người lái đò để nhanh chóng kết thúc trận chiến.Cuối cùng nó
vẫn không chiến thắng được cho nên nó tiếp tục bày ra trùng vi thạch trận thứ hai.
.Trùng vi thạch trận thứ hai:
Ở trùng vi thạch trận thứ hai này mở ra nhiều cửa tử hơn chỉ có 1 luồng sinh
nhưng luồng sinh ấy không dễ dàng vượt bởi ở luồng sinh này lại có 1 thằng đá
tướng chiến ở giữa để ngăn cản con thuyền đối phương đi vào.
Sau đó nó phối hợp với nước thác “hồng hộc tế mạnh” tức là lao thật nhanh trên
sông Đà .Tác giả gọi tên của dòng thác này là dòng thác hùm beo tức là sức mạnh
của nó giống hổ báo, là những chúa sơn lâm rừng thẳm những loài vật có sức mạnh
kinh khủng nhất. Nếu chèo thuyền trên đoạn sông này thì cực kì nguy hiểm. Phối
hợp với dòng thác hùm beo ấy là 4-5 bọn thủy quân cửa ải nước tức là luồng nước
nhỏ ở hai bên bờ nó lao ra để đòi lôi con thuyền vào tập đoàn cửa tử. Đây là một
thử thách khắt khe đối với những người lái đò trên đoạn sông này.
Trùng vi thạch trận thứ hai này dù đã bày binh bố trận như vậy nhưng người lái đò
với tay lái tài hoa người ta vẫn vượt qua được cho nên
.Trùng vi thạch trận thứ ba lại tiếp tục mở ra: ở trùng vi thạch trận này, tác giả
không miêu tả sự phân định rạch ròi giữa đá và nước thác nữa mà tác giả chỉ miêu
tả ở bên phải, bên trái nó đều là luồng chết.Nó chỉ có 1 cửa sinh và cửa sinh ấy
cũng không thể dễ dàng vượt qua được bởi vì cửa sinh ấy ở ngay giữa bọn đá hậu
vệ của con thác với nhiệm vụ ngăn chặn,tiêu diệt người lái đò.
→Với ba cửa trận này, sông Đà hiện lên là một đối thủ nguy hiểm, nham hiểm của
những người lái đò. Nhà phê bình Đỗ Kim Hồi đã có một nhận xét tinh tế “không
khó khăn gì để thấy trong đoạn này, nhà văn đã sử dụng rất nhiều nhân hóa,để từ
đó đọc ra nhiều sắc diện người trong hình thù đá vô tri.Ông đã cố dùng hết sức
mạnh điêu khắc của ngôn từ để truyền hồn sống vào từng thớ đá...”
*Tiểu kết:
Nghệ thuật:
+ Sử dụng ngôn ngữ tài hoa để truyền cái hồn sống, cái ma quái vào từng luồng
nước vào từng khối đá.Nhờ vậy, những luồng nước, khối đá này hiện lên hkông
còn vô tri vô giác, không còn là những sự vật trong thế giới tự nhiên nữa mà nó là
những con người, những sinh thể có diện mạo, có tâm hồn.
+Nhà văn đã vận dụng, huy động hầu hết tất cả các giác quan để cảm nhận, tái hiện
sông Đà và truyền dược tất cả những cảm nhận bằng các giác quan ấy đến được
với người đọc.
+Sử dụng vốn hiểu biết , vốn kiến thức sâu rộng và uyên bác của mình về mọi lĩnh
vực của đời sống , khoa học ,nghệ thuật như võ thuật, bóng đá, quân sự , địa lí...
Tất cả những kiến thức ấy được sử dụng phối hợp với nhau .Nhờ vậy sự hung bạo
ấy hiện lên thật sự thành hình , thành khối,tạo được ấn tượng mạnh mẽ và đậm nét
với người đọc.
- Nội dung: Dòng sông Đà hiện lên với nét hung bạo, hùng vĩ của vùng Tây
Bắc.Sự hung bạo ấy như là sự tích tụ sức mạnh bản năng hoang sơ từ hàng ngàn
năm nay của núi rừng và bây giờ nó phơ bày ra trước mắt người đọc.Chúng ta cũng
hiểu sự hung bạo ấy có nguồn cơn sâu xa đó là nỗi đau tình yêu không thể nguôi
ngoai của nhân vật thủy tinh như tác giả Nguyễn Tuân viết trong trang văn của
mình “Núi cao sông hãy còn dài /Năm năm báo oán, đời đời đáng ghen”.
******************************************************************
***
b.Nét đẹp trữ tình:.Leeonit Leeonop từng nhận định “Một tác phẩm phải là phát
minh về hình thức,một khám phá về nội dung”.Bên cạnh vẻ đẹp hung bạo,
Nguyễn Tuân còn phát hiện ra chất trữ tình ,thơ mộng của dòng sông này.Khi
hung bạo,sông Đà là kẻ thù số một của con người nhưng khi nó vặn mình, sóng
thác xèo xèo tan trong trí nhớ thì nó lại biến thành một sinh thể khác hẳn vừa như
một mĩ nhân, vừa như một cố nhân lại vừa như là một tình nhân. Con sông Đà trữ
tình ấy sẽ được tác giả nhìn từ nhiều góc nhìn khác nhau.
b.1.Góc nhìn từ trên cao cụ thể là trên máy bay nhìn xuống, sông Đà hiện lên
với đường nét,hình khối,tính cách mang linh hồn của một con người.
-“ Từ trên tàu bay mà nhìn xuống,chắc chắn không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái
dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại là con sông hàng năm và đời đời
kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ
với người lái đò sông Đà.Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng
dao thần thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh : Núi cao sông hãy còn dài /Năm năm báo oán
đời đời đánh ghen”.
+Từ láy “ngoằn ngoèo” trong so sánh liên tưởng đến “cái dây thừng ngoằn
ngoèo”rất giàu sức gợi.Có thể hình dung do địa hình Tây Bắc hiểm trở nên sông
Đà không chảy theo một đường thẳng mà nó quanh co,gấp khúc,vòng vèo giữa
những rừng, những núi tạo thành hình khối,đường nét.Dòng sông từ góc ấy vừa gợi
cảm vừa hùng vĩ biết bao.
+Sông Đà không chỉ hiện lên bằng đường nét và hình khối mà còn hiện lên cả tính
cách.Các từ “làm mình làm mẩy”, “ giận dữ vô tội vạ”gợi ra tính cách kiêu
kì,đỏng đảnh như một người con gái.
+Phép điệp “không ai nghĩ rằng”, “cũng không ai nghĩ rằng” như một tiếng reo
vui,tự hào của tác giả khi khám phá ra một góc nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo
và trữ tình.Đó là con sông trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh của người Việt.
.Sông Đà đáng yêu và trữ tình thơ mộng hơn nữa trong sự liên tưởng tới
người con gái đẹp với áng tóc trữ tình.
-Nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn thấy sông Hương giống như một người gái đẹp
nằm ngủ mơ màng dưới cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại thì với sông Đà Nguyễn
Tuân cũng có những liên tưởng đẹp.Lời văn của Nguyễn Ttuân bây giờ cũng bồng
bềnh với bầu trời mùa xuân,mùa thu.Từ trên máy bay nhìn xuống “từng nét sông
trãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình”.Để từ đó bậc du tử tài
hoa đã vẩy bút vẽ ra cả một bức tranh thủy mặc chỉ trong một câu văn vấn vương
mãi trong lòng người đọc “ Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài đầu tóc chân tóc ẩn
hiện giữa mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn
mù khói núi mèo đốt nương xuân”.Với động từ “tuôn”và tính từ “dài”tác giả đã
mở ra độ dài vô tận của dòng sông.Phép so sánh “như một áng tóc trữ tình” đã
phô ra được vẻ đẹp dịu dàng,duyên dáng,kiêu sa của dòng sông..Chữ “áng” thường
gắn với áng thơ,áng văn,nay được nhà văn họ Nguyễn gắn với “tóc” thành “áng
tóc trữ tình”.Nguyên cả cụm từ ấy đã nói lên chất thơ,chất trẻ trung đẹp đẽ của
dòng sông. Sông Đà giờ đây tựa như một nàng thiếu nữ xuân sắc đang buông hờ
mái tóc làm duyên,làm dáng..Phải chăng núi rừng Tây Bắc đã tô điểm thêm cho vẻ
đẹp của dòng sông khiến dòng sông ấy như mái tóc bồng bềnh, mềm mại uốn lượn
trên thân hình trẻ trung của người con gái.
Sắc đẹp tuyệt diễm của sông Đà – người con gái kiều diễm còn được tác giả nhấn
mạnh qua phép nhân hóa “đầu tóc,chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung
nở hoa ban,hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi mèo đốt nương xuân”.Hai
chữ “ẩn hiện”gợi cảnh tượng huyền ảo vừa thực lại vừa mộng.Tháng hai là thời
điểm mùa xuân căng tràn sức sống.Đó là thời điểm mà hai loài hoa đặc trưng của
núi rừng “bung nở là hoa ban hoa gạo”.Tác giả dùng từ “bung nở” cho thấy sức
sống mãnh liệt, mạnh mẽ, căng tràn của các loài hoa.Hoa ban màu trắng đã tôn lên
vẻ đẹp trong trắng tinh khiết của người thiếu nữ sông Đà còn hoa gạo màu đỏ lại
làm nổi bật vẻ đẹp lộng lẫy của dòng sông này.Như vậy, khi nằm giữa núi rừng
Tây Bắc, khi được tô điểm bởi hoa ban hoa gạo thì suối tóc ấy, dòng sông Đà ấy
trở nên diễm lệ hơn và thơ mộng hơn .
Tác giả còn dùng hình ảnh thứ hai để nói về núi rừng Tây Bắc và làm tăng thêm vẻ
đẹp cho dòng sông đó là “cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”.Sau khi
thu hoạch xong, những gốc cây LTTP sẽ được đốt để tạo chất dinh dưỡng cho mùa
sau.Những làn khói ấy nó gợi cho người ta liên tưởng tới một tấm voan huyền ảo
của tự nhiên để bao trùm lên cảnh vật .Tấm voan huyền ảo ấy ẩn dấu khuôn mặt
thực của dòng sông, nhờ vậy dòng sông mang vẻ đẹp vừa kiều diễm ,vừa bí ẩn vừa
trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết .
nguyên vẹn của bao nhiêu đời. Cảnh ở đây đúng là hoang sơ, đúng là cổ kính như
là cõi hồng hoang của thời xưa còn lưu dấu đến tận hôm nay và lạc vào thế giới
này giống như lạc vào thế giới khác – thế giới cổ tích, thời tiền sử.
Trước vẻ đẹp hoang dại ,cổ xưa của dòng sông, nhà văn cũng có những suy nghĩ
tích cực của một người công dân mới,mong cuộc sống hiện đại tỏa chiếu ánh sáng
lên cả chốn sơn cung thủy tận “Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi
xúp lê của một chuyến xe lửa đầu tiên trên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai
Châu”. “Tiếng còi xúp lê" xuất hiện ở đây ngân nga như một khát vọng, nó hài hoà
với cảm hứng lịch sử, tạo cho đoạn văn một vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Đối
với Nguyễn Tuân, những cái gì mang trong nó hơi thở ấm áp của cuộc đời đều để
thương, để nhớ, để lưu luyến cho ông. Phải chăng đây cũng là khát vọng chân
chính của biết bao văn nghệ sĩ cùng thời Nguyễn Tuân về sự thay da đổi thịt của
Tây Bắc? Tương lai của Tây Bắc có lẽ đã đến ngay trong sự cần mẫn, chăm chỉ và
kiên cường của những người lao động như ông lái đò và trong sự tin yêu, khao
khát của những tấm lòng mê say như nhà văn.
-Vẻ đẹp thứ ba của sông Đà là vẻ đẹp tươi mới và đầy sức sống,thảm thực vật
phong phú: “Nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa mà tịnh không một
bóng người, cỏ gianh đầu núi đang ra những nõn búp ...búp cỏ gianh ướt đẫm
sương đêm”. Các từ “non”, “nõn búp”, “đẫm sương đêm”, “ áng cỏ sương” gợi
cho lên một sự tươi mới tràn trề sức sống của thiên nhiên của cảnh vật ở ven sông
Đà.Nếu hình ảnh cỏ gianh là hình ảnh của thiên nhiên hoang sơ từ nghìn năm nay
thì hình ảnh của lá ngô non nhú lên đầu mùa ấy gợi lên bàn tay lao động của con
người nghĩa là ở đây đã bắt đầu dấu hiệu của sự dựng xây.
Không chỉ có cây cối tươi mới đầy sức sống mà muông thú cũng căng tràn sức
sống “ đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”, “con hươu thơ
ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một
mũi đò.Hươu vểnh tai nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng
của một con vật lành: Hỡi ông khách sông Đà có phải ông cũng vừa nghe thấy
một tiếng còi sương”.Ở đây không biết là con vật đang hỏi người hay con người
đang say sưa mà cất tiếng hỏi mình.Cảnh sông Đà thơ mộng là thế,có những
khoảng lặng diệu kì khiến con người rơi vào cảm giác thần tiên.Vẻ đẹp ấy thật đầy
chất thơ,chất họa.
Dưới sông thì có cá “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như
bạc rơi thoi.Tiếng cá đập nước đuổi đàn hươu vụt biến”.Động từ “quẩy vọt”gợi
hình ảnh sống động,cá như quăng mình lên không trung rồi phô trương “bụng
trắng như bạc rơi thoi”.Âm thanh ấy kéo con người từ cõi mộng trở về với cõi
thực.Nguyễn Tuân đã sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh để đem đến một bức tranh
thơ mộng trữ tình.Hình ảnh so sánh “bụng trắng như bạc rơi thoi”còn gợi tới câu
thành ngữ ngàn đời của người Việt Nam “Rừng vàng biển bạc”.Phải chăng đó cũng
là cách mà Nguyễn Tuân ca ngợi về sự giàu có của non sông gấm vóc Việt Nam.
➔Tóm lại :Đoạn văn đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh,bút pháp nhân hóa,miêu
tả,liên tưởng bất ngờ, thú vị;từ ngữ chọn lọc,độc đáo;hình ảnh độc đáo;sử dụng
kiến thức hội họa thơ cả để miêu tả...tất cả đã giúp Nguyễn Tuân tái hiện được sức
sống mãnh liệt của mĩ nhân sông Đà thơ mộng, trữ tình.
-Đoạn văn kết thúc bằng ý thơ của Tản Đà và hình ảnh dòng sông trôi về miền
xuôi giữa bao bâng khuâng thương nhớ.
+“Thuyền tôi trôi trên dải sông Đà bọt nước lênh đênh,bao nhiêu cảnh bấy
nhiêu tình của một người tình nhân chưa bao giờ quen biết”.Mượn câu thơ của
Tản Đà “Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”,Nguyễn Tuân như gửi vào đấy tình yêu
thiên nhiên,con người tha thiết.
+Nguyễn Tuân đã nhập thân vào dòng sông để lắng nghe và xúc động: “Dòng sông
ở quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên
thượng nguồn Tây Bắc.Đó là nỗi nhớ nhung da diết của dòng sông dành cho
thượng nguồn khi chảy về xuôi.Đó còn là tâm trạng quyến luyến,mong mỏi được
nghe những giọng nói của con người,sự gắn bó với đời sống con ngườiVà con
sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi”.Đó còn là
tâm trạng vui sướng, tự hào của con sông khi được làm bạn với đủ loại ghe thuyền
xuôi ngược trên sóng nước và rộn ràng tấp nập “con sông đang trôi những con đò
mình nở chạy buồm nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển
trên dòng trên.”.Những câu văn với nhịp điệu chậm ,buồn như đúng dòng chảy
“lững lờ” của dòng sông.Không còn thác đá gào thét, không còn hút nước xoáy tít
gào rú,cũng không còn những trùng vi thạch trận với bao cửa sinh tử,chỉ còn một
con sông đang lắng nghe, đang nhớ thương một thế giới khác của sông Đà,đó là
thế giới của giọng nói êm êm của người xuôi,thế giới hạ lưu nơi những “con đò
mình nở chạy buồm vải”.Hình ảnh so sánh kết hợp với nhịp điệu nhẹ nhàng đã
đưa những câu văn xuôi của Nguyễn Tuân vút lên như những vần thơ mềm mại,du
dương.
Như vậy, chúng ta đã hiểu được vẻ đẹp của dòng sông Đà từ các góc nhìn khác
nhau:góc nhìn trên cao, góc nhìn từ giữa lòng sông Đà rất phong phú đa dạng
nhưng đều có 1 điểm chung là rất nên thơ, rất gợi cảm của dòng sông Đà trữ tình.
-Tiểu kết:
Đá sông Đà không phải là những hòn vô tri,vô giác ,chúng là những chiếc răng
nanh khổng lồ,là những quân sĩ được huấn luyện bài bản,tinh nhuệ.Mỗi hòn đá là
một hình ảnh khác nhau.Qua hình ảnh nhân hóa, đá sông Đà hiện lên có hòn thì
“mặt ngỗ ngược”, có hòn thì “nhăn nhúm, méo mó”như “diện mạo và tâm địa
của một thứ kẻ thù số một” đang tìm cách dìm những con thuyền đi ngang qua
đây.Mỗi hòn có một nhiệm vụ riêng,chúng “đứng,nằm,ngồi tùy thích”miễn sao
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đá được bày trận theo binh pháp của tôn tử gồm có bốn cửa tử và một cửa sinh.Đi
vào cửa tử là đi vào những luồng chết nhưng đi vào cửa sinh ấy cũng không dễ gì
thoát ra vì cửa sinh ấy lại chia làm ba hàng.Hàng tiền vệ là hai hòn đá như đứng,
nằm , ngồi tỏ vẻ sơ hở để dẫn dụ con thuyền đối phương đi vào để đánh lừa. Hàng
trung vệ chính là làn sóng đánh khuất quật vu hồi tức là đánh úp, đánh ngược lại từ
phía sau để những người lái thuyền không kịp trở tay. Hàng hậu vệ lại là một cái
“bom ke chìm và pháo đài nổi” tức là đá chìm, đá nổi nhưng sắp xếp theo trận
địa,chúng rất nham hiểm và những con thuyền đi qua khó có cơ hội có thể sống
sót.
Phối hợp với đá là nước thác:
Nhiệm vụ thứ nhất: là hò la vang dội thanh la não bạt - những âm thanh chói gắt,
inh ỏi để uy hiếp tinh thần của đối phương .Tiếng nước thác còn có nhiệm vụ thứ
hai là ùa vào để bẻ gãy cán chèo trong tay ông lái .Nó còn có nhiệm vụ thứ ba áp
sát vào con thuyền.Nó đá trái, đá phải , thúc gối vào bụng, vào hông thuyền để đội
cả thuyền lên.Nhiệm vụ thứ tư : Sóng giống như những tên đô vật , xông vào đòi
túm thắt lưng của ông đò để vật ngửa con thuyền ra ,để kết thúc trận đấu.
Cuối cùng, nó đã không chiến thắng được ông đò cho nên nó dùng đến miếng đòn
hiểm độc cuối cùng là : Cả một luồng nước vô sở bất trí nó hung hãn xông vào và
bóp chặt hạ bộ của người lái đò để nhanh chóng kết thúc trận chiến.Cuối cùng nó
vẫn không chiến thắng được cho nên nó tiếp tục bày ra trùng vi thạch trận thứ hai.
.Trùng vi thạch trận thứ hai:
Ở trùng vi thạch trận thứ hai này mở ra nhiều cửa tử hơn chỉ có 1 luồng sinh
nhưng luồng sinh ấy không dễ dàng vượt bởi ở luồng sinh này lại có 1 thằng đá
tướng chiến ở giữa để ngăn cản con thuyền đối phương đi vào.
Sau đó nó phối hợp với nước thác “hồng hộc tế mạnh” tức là lao thật nhanh trên
sông Đà .Tác giả gọi tên của dòng thác này là dòng thác hùm beo tức là sức mạnh
của nó giống hổ báo, là những chúa sơn lâm rừng thẳm những loài vật có sức mạnh
+Bằng nhịp văn êm ái, nhẹ nhàng , tác giả đã gợi ra vẻ đẹp mềm mại, êm ả của
Đà giang.Với sự êm ả,sông Đà đã tạo cho mình một sức hấp dẫn rất riêng, rất đặc
biệt.
+Những câu văn giống như là câu thơ toàn thanh bằng “Thuyền tôi trôi trên sông
Đà” nó giúp người đọc từ từ bước vào một thế giới của cõi mơ, một giấc mơ rất êm
đềm và đẹp đẽ.
c.Tổng hợp đánh giá về hình tượng nghệ thuật sông Đà ở cả hai vẻ đẹp hung
bạo và trữ tình.
-Tác giả thể hiện sự công phu của mình trong quá trình tìm kiếm và tái dựng lại.Vẻ
đẹp của sông Đà cũng chính là chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc.Đúng như
tâm niệm của nhà văn Nguyễn Tuân đến đây, đến là để đi tìm chất vàng mười của
thiên nhiên Tây Bắc.
- Ý nghĩa thứ hai: Sau khi tìm kiếm, tái hiện được chất vàng ấy thì nhà văn
Nguyễn Tuân qua đây đã gửi gắm tình yêu nước thiết tha của mình :Yêu dòng sông
quê hương, miêu tả vẻ đẹp của nó trong trang văn của mình đẹp một cách sống
động và ấn tượng.
- Nhà văn dụng công, tập trung bút lực để tái hiện hình ảnh sông Đà nhưng xét cho
cùng thì sông Đà cũng chỉ có ý nghĩa là 1 phông nền để từ đó làm nổi bật hình
tượng trung tâm của tác phẩm đó là người lái đò trên sông Đà.
*****
2. Hình tượng người lái đò sông Đà Rất quan trọng nha.
Nếu như tài năng và tình yêu của NGuyễn Tuân đã tạo nên 1 dòng Đà giang như
một sinh thể có hồn ,tài hoa thì dưới con mắt của một người nghệ sĩ ,Nguyễn Tuân
đã miêu tả ông lái đò trở thành một người nghệ sĩ trên sông nước với “tay lái ra
hoa”.Qua hình tượng ông lái đò ,Nguyễn Tuân đã thể hiện 1 cái nhìn ,một sự khám
phá mới về những con người lao động bình thường nhưng rất tài hoa ,nghệ sĩ.
a. Giới thiệu chân dung và lai lịch:
*Lai lịch:Ông không có tên chỉ biết là người Lai Châu đã ngoài 70 tuổi.Ông đã
dành phần lớn đời mình để làm nghề lái đò dọc trên sông Đà.Trên sông Đà ông
ngược xuôi hơn trăm lần.Trong hơn 100 lần ấy thì có khoảng 60 lần cầm lái.
hiểu sự hung bạo ấy có nguồn cơn sâu xa đó là nỗi đau tình yêu không thể nguôi
ngoai của nhân vật thủy tinh như tác giả Nguyễn Tuân viết trong trang văn của
mình “Núi cao sông hãy còn dài /Năm năm báo oán, đời đời đáng ghen”.
******************************************************************
***
b.Nét đẹp trữ tình:.Leeonit Leeonop từng nhận định “Một tác phẩm phải là phát
minh về hình thức,một khám phá về nội dung”.Bên cạnh vẻ đẹp hung bạo,
Nguyễn Tuân còn phát hiện ra chất trữ tình ,thơ mộng của dòng sông này.Khi
hung bạo,sông Đà là kẻ thù số một của con người nhưng khi nó vặn mình, sóng
thác xèo xèo tan trong trí nhớ thì nó lại biến thành một sinh thể khác hẳn vừa như
một mĩ nhân, vừa như một cố nhân lại vừa như là một tình nhân. Con sông Đà trữ
tình ấy sẽ được tác giả nhìn từ nhiều góc nhìn khác nhau.
b.1.Góc nhìn từ trên cao cụ thể là trên máy bay nhìn xuống, sông Đà hiện lên
với đường nét,hình khối,tính cách mang linh hồn của một con người.
-“ Từ trên tàu bay mà nhìn xuống,chắc chắn không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái
dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại là con sông hàng năm và đời đời
kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ
với người lái đò sông Đà.Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng
dao thần thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh : Núi cao sông hãy còn dài /Năm năm báo oán
đời đời đánh ghen”.
+Từ láy “ngoằn ngoèo” trong so sánh liên tưởng đến “cái dây thừng ngoằn
ngoèo”rất giàu sức gợi.Có thể hình dung do địa hình Tây Bắc hiểm trở nên sông
Đà không chảy theo một đường thẳng mà nó quanh co,gấp khúc,vòng vèo giữa
những rừng, những núi tạo thành hình khối,đường nét.Dòng sông từ góc ấy vừa gợi
cảm vừa hùng vĩ biết bao.
+Sông Đà không chỉ hiện lên bằng đường nét và hình khối mà còn hiện lên cả tính
cách.Các từ “làm mình làm mẩy”, “ giận dữ vô tội vạ”gợi ra tính cách kiêu
kì,đỏng đảnh như một người con gái.
+Phép điệp “không ai nghĩ rằng”, “cũng không ai nghĩ rằng” như một tiếng reo
vui,tự hào của tác giả khi khám phá ra một góc nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo
và trữ tình.Đó là con sông trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh của người Việt.
.Sông Đà đáng yêu và trữ tình thơ mộng hơn nữa trong sự liên tưởng tới
người con gái đẹp với áng tóc trữ tình.
*Chân dung:Bằng hệ thống ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính,giàu chất tạo hình kết
hợp với lối so sánh độc đáo,gợi cảm, Nguyễn Tuân đã làm sống dậy trước mắt
người đọc hình ảnh của ông lái đò với ngoại hình ấn tượng.
+ Đôi tay của người lái đò lêu nghêu như cây sào.Đôi chân khuỳnh khuỳnh như
đang gò lại để kẹp lấy cái cuống lái trong tưởng tượng.
+Đầu bạc quắc thước thì đặt trên một thân hình gọn quánh chất sừng, chất mun.
+Giọng nói thì ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông.Tiếng nói ấy được sinh
ra, tạo nên bởi công việc vất vả trên sóng nước, trên thác ghềnh mà chúng ta đã tìm
hiểu là sóng nước ấy có lúc gầm lên dữ dội, nó đã in đậm lại trong giọng nói của
người lái đò này.
+Cái nhãn (MẮT) giới lúc nào cũng vòi vọi khi đang mong tìm một cái bến xa nào
đó trong sương mù tức là người ta làm cái nghề chở đò dọc , người ta phải đi dài
ngày nên lúc nào cũng mong một bến đỗ phía xa, cái nhãn giới – đôi mắt nhìn, tầm
nhìn vòi vọi hướng về phía xa xôi như đang tìm một chỗ nghỉ ngơi sau một hành
trình dài ngày
→Đây là những nét vẽ cơ bản nhất về chân dung của người lái đò sông Đà, chúng
ta thấy trong những nét này nó in đậm dấu ấn của nghề nghiệp của ông.Những
dòng này được nhà văn viết ra không phải chỉ để giới thiệu về ngoại hình của một
con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề nghiệp của của ông lái đò.
b.Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà:
Người lái đò hiện lên với những vẻ đẹp tiêu biểu đó là vẻ đẹp của trí tuệ, vẻ đẹp
của lòng dũng cảm và vẻ đẹp của sự tài hoa..
*Vẻ đẹp trí dũng:
-Để khắc họa vẻ đẹp trí dũng của người lái đò sông Đà thì tác giả đã đặt nhân vật
vào cuộc chiến không cân sức bằng nghệ thuật tương phản đối lập.Đây là thủ pháp
nghệ thuật rất đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn.
+Cuộc chiến không cân sức ấy bày ra giữa một bên là thiên nhiên và con
người.Thiên nhiên thì bạo liệt, dữ dằn “Núi cao sông hãy còn dài/Năm năm báo
oán đời đời đáng ghen”. Thiên nhiên gồm cả sóng nước, bầy thạch tinh hung hãn
nham hiểm đang hợp sức với nhau để đe dọa , uy hiếp và cướp đi sinh mạng của
con người.
Nhưng đối lập với thiên nhiên là hình ảnh của con người đơn độc, nhỏ bé trên 1
chiếc thuyền con én với vũ khí là chiếc cán chèo thô sơ. Nguyễn Tuân cố tình đặt
nhân vật, thả nhân vật vào giữa thiên nhiên dữ dội này là để làm nổi bật lên vẻ đẹp
của con người không chỉ là người nghệ sĩ mà còn là 1 người anh hùng.Người nghệ
sĩ anh hùng ấy đã được đặc tả trong 1 thiên sử thi leo ghềnh và vượt thác, để lại ấn
tượng sâu đậm với người đọc.
Từ tương quan lực lượng ấy, người lái đò được tôn vinh trong ba trùng vi thạch
trận . Ba cuộc giao tranh, ba cuộc giao tranh này đã làm nổi bật vẻ đẹp trí dũng của
sông Đà.
+ Cuộc vượt thác lần 1:
*Thiên nhiên: Thiên nhiên ở đây gồm có sự hội tụ của đá và của nước thác. Đá là
“cả bầy thạch tinh hung hãn, nó mai phục ở đây từ hàng nghìn năm nay”.Bầy
thạch tinh hung hãn ấy nó bày binh bố trận theo binh pháp của tôn tử chia thành 5
cửa trong đó chỉ có 4 cửa tử và một cửa sinh duy nhất.Cửa sinh ấy lại nằm lập lờ ở
phía tả ngạn sông.Cái lập lờ ấy để đánh lừa những người chèo đò qua đây. Rồi
trong cửa sinh ấy cũng không phải dễ dàng vượt qua bởi vì cửa sinh lại được chia
làm ba hàng tiền vệ, trung vệ và hậu vệ.Hàng tiền vệ gồm có hai hòn đá nó như
đứng, như ngồi, như nằm , tỏ ra rất sơ hở để dẫn dụ con thuyền đối phương đi
vào.Sau khi con thuyền đối phương đi vào rồi thì là nhiệm vụ của hàng trung vệ là
luồng sóng đánh khúc quật vu hồi -đánh ngược từ phía sau, dội ngược từ phía sau
để người chèo đò không kịp trở tay. Nhưng nếu người lái đò qua được vòng hai
này thì sẽ đến hàng thứ ba là hàng hậu vệ. Hàng thứ ba ấy là một “bom ke chìm
,pháo đài nổi” – hệ thống đá chìm, hệ thống đá nổi được sắp xếp theo cách thức
nào đó để nhận nhiệm vụ là đánh tan xác con thuyền ngay dưới chân con thác. Như
vậy, để vượt qua được vòng vây của đá thật không phải dễ dàng.
Hợp sức với đá là nước thác. “Nước thác hò la vang dội” để làm thanh viện cho
đá để uy hiếp tinh thần của người chèo đò.Bọn đá thì giống như những hình nhân
bặm trợn,chúng “bệ vệ,oai phong lẫm liệt,một hòn trông như đang hất hàm hỏi
cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến và thách thức cái thuyền có
giỏi thì tiến vào gần”. Bằng các từ ngữ “bệ vệ,oai phong,reo hò,hất hàm
hỏi,thách thức...” người đọc cảm nhận được không khí chiến trận gay cấn và căng
thẳng.Đó chính là biệt tài của bậc thầy ngôn ngữ Nguyễn Tuân.Sóng nước còn ùa
vào để đòi bẻ gãy cán chèo trong tay ông lái , rồi sau đó nó phóng thẳng vào với
mức độ ngày càng dữ dội hơn. “Nó phóng thẳng vào như thể quân liều mạng áp
sát vào mạn thuyền để đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền, có lúc đội cả
thuyền lên”. Một loạt động từ được Nguyễn Tuân huy động để miêu tả cách đánh
của sông Đà khiến người đọc không khỏi rùng mình trước sự hung bạo của thiên
nhiên “phóng thẳng”, “áp sát”, “đá trái”, “thúc gối”...Sóng nước còn giống như
một tên đô vật đòi túm lấy thắt lưng của ông đò, lật ngửa con thuyền ra. Tất cả
những cách thức ấy đều không có tác dụng cho nên nó dùng miếng đòn hiểm độc
cuối cùng là “cả một luồng nước vô sở bất trí lao thẳng vào bóp chặt hạ bộ của
ông lái đò” để nhanh chóng kết thúc được trận chiến này, nhanh chóng giành chiến
thắng.Như vậy đá và nước thác bày binh bố trận, mỗi một luồng nước một hòn đá
đều được giao một nhiệm vụ và chúng giống nhau ở sự nham hiểm với múc đích
tiêu diệt con thuyền, cướp đi sinh mạng người lái đò.Đây là trận chiến một mất một
còn.
*Con người :
Trong trận chiến ấy, giữa thiên nhiên bạo liệt như vậy thì hình ảnh ông lái đò hiện
lên thật đẹp đẽ: “khi đá giàn bày thạch trận vừa xong thì cái thuyền vụt tới” Đó
là tâm thế hiên ngang, ngẩng cao đầu khi bước vào cuộc chiến đấu của ông lái đò.
Trước sự hung hãn của bầy thạch tinh cùng sóng nước thì “ông lái đò đã kiên
cường bám trụ lại, hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa,
phóng thẳng vào mình”.Sự kiên cường, cùng với những kinh nghiệm quý báu trên
chiến trường sông nước,đã giúp ông lái đò giữ được thăng bằng cho con thuyền để
điều đi được vào luồng nước đúng.Khi sông Đà dùng miếng đòn hiểm độc “Cả
luồng nước vô sở bất Chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ của ông lái đò”,dính miếng đòn
hiểm,khiến mắt ông hoa lên tưởng như “một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống
châm lửa lên đầu sóng”.Đòn đau còn khiến mặt ông lão méo bệch đi. Phép điệp
động từ “đánh hồi lùng,đánh đòn tỉa,đánh đòn âm vào chỗ hiểm” gợi lên cơn đau
dồn dập hành hạ ông lái đò.Nhưng ngay cả giây phút đau đớn này thì người lái đò
vẫn bình tĩnh,để chỉ huy sáu bơi chèo còn lại vượt cửa tử để vào cửa sinh.Qua
cách miêu tả tiếng hô chỉ huy ngắn gọn,tỉnh táo của người cầm lái,Nguyễn Tuân đã
không giấu được lòng ngưỡng mộ và cảm phục của mình trước bản lĩnh kiên
cường,bình thản,dũng mãnh của người lái đò.
Cuộc vượt thác lần một đã kết thúc thắng lợi một cách vẻ vang.Vượt qua được
trùng vi thứ nhất,ông lái đò đã thay đổi chiến thuật để đối mặt với cuộc vượt
thác lần hai.
+Cuộc vượt thác lần hai: Vì bị thua ở cuộc giao tranh trước đó cho nên ở lần hai
này bọn đá và thác nước trở nên hung hãn hơn bao giờ hết.Nó được dựng dậy như
một thứ kẻ thù số một của con người.
*Thiên nhiên: Vẫn là kẻ thù số một của con người gồm có đá và nước thác:
+ “Đá ở đây mở ra nhiều cửa trận hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết hết
chỉ có một luồng sống”. Giữa luồng sinh duy nhất ấy lại có ngay một thằng đá
tướng đứng chiến ở giữa. Thằng đá tướng là thằng đá tinh nhuệ nhất và được giao
nhiệm vụ đứng chặn ngay giữa cửa sinh để không cho con thuyền đối phương đi
vào.Ở đây nó chiến đấu với mức độ quyết liệt hơn bao giờ hết, ngăn chặn ngay từ
đầu.Phối hợp với đá là nước thác.
+Nước thác được miêu tả một cách dữ dội hơn.Dòng thác chính chảy với một tốc
độ cực lớn, được tác giả so sánh là “dòng thác hùm beo, hồng hộc tế mạnh trên
sông đá”.Đây là cách so sánh độc đáo,dòng thác mà so sánh với “hùm beo” vốn là
một loài thú dữ,dùng từ tả sức “hồng hộc”,dòng sông trở thành “sông đá”khiến
dòng chảy như tăng thêm sự hung hãn,bạo liệt,cuồng nộ giống như chúa sơn lâm
đang chạy hết tốc lực. Vì vậy,để vượt qua được dòng thác này không phải đơn
giản. Cùng với dòng thác hùm beo đang lao thật nhanh ấy còn có bốn năm cái dòng
phụ là bọn thủy quân cửa ải nước từ bờ lao ra giữa dòng chính để níu con thuyền
lại và lôi nó vào tập đoàn cửa tử. Cả dòng chính, dòng phụ cùng phối hợp ăn ý,nhịp
nhàng với nhau để chiến đấu với con thuyền, chiến đấu với người lái đò.Thiên
nhiên rõ ràng hung dữ hơn ở cuộc vượt thác lần một.
*Con người:So với trùng vi thạch trận thứ nhất thì trùng vi này khó khăn hơn
nhưng không vì thế mà ông đò nao núng, ngược lại ông rất bình tĩnh, không một
phút nghỉ tay , nghỉ mắt.Ông lái đò vội vàng ứng biến linh hoạt, đổi luôn chiến
thuật để chiến đấu với bọn đá và thác ở vòng hai này. Với kinh nghiệm
-Với dòng chính- dòng thác hùm beo: Người lái đò đã nắm trọn bờm sóng, thuần
phục được sự hung hãn của dòng sông .Ở đây tác giả dùng câu văn với liên tiếp
những động từ mạnh như “Ông lái đò ghì cương lái , bám sát lấy nguồn nước
đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, bám miết lấy một luồng chéo về phía cửa
đá ấy”. Một loạt động từ được sử dung“ghì cương, bám sát,phóng nhanh, bám
miết”trong một câu văn ngắn .Đó là những động từ mạnh cho thấy sự dũng cảm,
sự thuần thục, chính xác, mạnh mẽ trong từng động tác của người lái đò để vượt
qua dòng sông đang lao thật nhanh này để đè sấn lên dòng thác đang lao thật
nhanh giống như cưỡi lên lưng hổ để thuần phục con hổ dữ ấy.Qủa thực với thách
thức này thì người lái đò đã vượt qua, đã đứng trên thác ghềnh với tư thế làm chủ
hiên ngang , chế ngự thiên nhiên.
-Với bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước từ bên bờ trái xô ra định níu con
thuyền vào tập đoàn cửa tử thì người lái đò sông Đà đã cảnh giác sẵn và biết được
nguyên vẹn của bao nhiêu đời. Cảnh ở đây đúng là hoang sơ, đúng là cổ kính như
là cõi hồng hoang của thời xưa còn lưu dấu đến tận hôm nay và lạc vào thế giới
này giống như lạc vào thế giới khác – thế giới cổ tích, thời tiền sử.
Trước vẻ đẹp hoang dại ,cổ xưa của dòng sông, nhà văn cũng có những suy nghĩ
tích cực của một người công dân mới,mong cuộc sống hiện đại tỏa chiếu ánh sáng
lên cả chốn sơn cung thủy tận “Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi
xúp lê của một chuyến xe lửa đầu tiên trên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai
Châu”. “Tiếng còi xúp lê" xuất hiện ở đây ngân nga như một khát vọng, nó hài hoà
với cảm hứng lịch sử, tạo cho đoạn văn một vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Đối
với Nguyễn Tuân, những cái gì mang trong nó hơi thở ấm áp của cuộc đời đều để
thương, để nhớ, để lưu luyến cho ông. Phải chăng đây cũng là khát vọng chân
chính của biết bao văn nghệ sĩ cùng thời Nguyễn Tuân về sự thay da đổi thịt của
Tây Bắc? Tương lai của Tây Bắc có lẽ đã đến ngay trong sự cần mẫn, chăm chỉ và
kiên cường của những người lao động như ông lái đò và trong sự tin yêu, khao
khát của những tấm lòng mê say như nhà văn.
-Vẻ đẹp thứ ba của sông Đà là vẻ đẹp tươi mới và đầy sức sống,thảm thực vật
phong phú: “Nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa mà tịnh không một
bóng người, cỏ gianh đầu núi đang ra những nõn búp ...búp cỏ gianh ướt đẫm
sương đêm”. Các từ “non”, “nõn búp”, “đẫm sương đêm”, “ áng cỏ sương” gợi
cho lên một sự tươi mới tràn trề sức sống của thiên nhiên của cảnh vật ở ven sông
Đà.Nếu hình ảnh cỏ gianh là hình ảnh của thiên nhiên hoang sơ từ nghìn năm nay
thì hình ảnh của lá ngô non nhú lên đầu mùa ấy gợi lên bàn tay lao động của con
người nghĩa là ở đây đã bắt đầu dấu hiệu của sự dựng xây.
Không chỉ có cây cối tươi mới đầy sức sống mà muông thú cũng căng tràn sức
sống “ đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”, “con hươu thơ
ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một
mũi đò.Hươu vểnh tai nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng
của một con vật lành: Hỡi ông khách sông Đà có phải ông cũng vừa nghe thấy
một tiếng còi sương”.Ở đây không biết là con vật đang hỏi người hay con người
đang say sưa mà cất tiếng hỏi mình.Cảnh sông Đà thơ mộng là thế,có những
khoảng lặng diệu kì khiến con người rơi vào cảm giác thần tiên.Vẻ đẹp ấy thật đầy
chất thơ,chất họa.
Dưới sông thì có cá “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như
bạc rơi thoi.Tiếng cá đập nước đuổi đàn hươu vụt biến”.Động từ “quẩy vọt”gợi
hình ảnh sống động,cá như quăng mình lên không trung rồi phô trương “bụng
trắng như bạc rơi thoi”.Âm thanh ấy kéo con người từ cõi mộng trở về với cõi
thực.Nguyễn Tuân đã sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh để đem đến một bức tranh
thơ mộng trữ tình.Hình ảnh so sánh “bụng trắng như bạc rơi thoi”còn gợi tới câu
thành ngữ ngàn đời của người Việt Nam “Rừng vàng biển bạc”.Phải chăng đó cũng
là cách mà Nguyễn Tuân ca ngợi về sự giàu có của non sông gấm vóc Việt Nam.
➔Tóm lại :Đoạn văn đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh,bút pháp nhân hóa,miêu
tả,liên tưởng bất ngờ, thú vị;từ ngữ chọn lọc,độc đáo;hình ảnh độc đáo;sử dụng
kiến thức hội họa thơ cả để miêu tả...tất cả đã giúp Nguyễn Tuân tái hiện được sức
sống mãnh liệt của mĩ nhân sông Đà thơ mộng, trữ tình.
-Đoạn văn kết thúc bằng ý thơ của Tản Đà và hình ảnh dòng sông trôi về miền
xuôi giữa bao bâng khuâng thương nhớ.
+“Thuyền tôi trôi trên dải sông Đà bọt nước lênh đênh,bao nhiêu cảnh bấy
nhiêu tình của một người tình nhân chưa bao giờ quen biết”.Mượn câu thơ của
Tản Đà “Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”,Nguyễn Tuân như gửi vào đấy tình yêu
thiên nhiên,con người tha thiết.
+Nguyễn Tuân đã nhập thân vào dòng sông để lắng nghe và xúc động: “Dòng sông
ở quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên
thượng nguồn Tây Bắc.Đó là nỗi nhớ nhung da diết của dòng sông dành cho
thượng nguồn khi chảy về xuôi.Đó còn là tâm trạng quyến luyến,mong mỏi được
nghe những giọng nói của con người,sự gắn bó với đời sống con ngườiVà con
sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi”.Đó còn là
tâm trạng vui sướng, tự hào của con sông khi được làm bạn với đủ loại ghe thuyền
xuôi ngược trên sóng nước và rộn ràng tấp nập “con sông đang trôi những con đò
mình nở chạy buồm nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển
trên dòng trên.”.Những câu văn với nhịp điệu chậm ,buồn như đúng dòng chảy
“lững lờ” của dòng sông.Không còn thác đá gào thét, không còn hút nước xoáy tít
gào rú,cũng không còn những trùng vi thạch trận với bao cửa sinh tử,chỉ còn một
con sông đang lắng nghe, đang nhớ thương một thế giới khác của sông Đà,đó là
thế giới của giọng nói êm êm của người xuôi,thế giới hạ lưu nơi những “con đò
mình nở chạy buồm vải”.Hình ảnh so sánh kết hợp với nhịp điệu nhẹ nhàng đã
đưa những câu văn xuôi của Nguyễn Tuân vút lên như những vần thơ mềm mại,du
dương.
Như vậy, chúng ta đã hiểu được vẻ đẹp của dòng sông Đà từ các góc nhìn khác
nhau:góc nhìn trên cao, góc nhìn từ giữa lòng sông Đà rất phong phú đa dạng
nhưng đều có 1 điểm chung là rất nên thơ, rất gợi cảm của dòng sông Đà trữ tình.
-Tiểu kết:
+Bằng nhịp văn êm ái, nhẹ nhàng , tác giả đã gợi ra vẻ đẹp mềm mại, êm ả của
Đà giang.Với sự êm ả,sông Đà đã tạo cho mình một sức hấp dẫn rất riêng, rất đặc
biệt.
+Những câu văn giống như là câu thơ toàn thanh bằng “Thuyền tôi trôi trên sông
Đà” nó giúp người đọc từ từ bước vào một thế giới của cõi mơ, một giấc mơ rất êm
đềm và đẹp đẽ.
c.Tổng hợp đánh giá về hình tượng nghệ thuật sông Đà ở cả hai vẻ đẹp hung
bạo và trữ tình.
-Tác giả thể hiện sự công phu của mình trong quá trình tìm kiếm và tái dựng lại.Vẻ
đẹp của sông Đà cũng chính là chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc.Đúng như
tâm niệm của nhà văn Nguyễn Tuân đến đây, đến là để đi tìm chất vàng mười của
thiên nhiên Tây Bắc.
- Ý nghĩa thứ hai: Sau khi tìm kiếm, tái hiện được chất vàng ấy thì nhà văn
Nguyễn Tuân qua đây đã gửi gắm tình yêu nước thiết tha của mình :Yêu dòng sông
quê hương, miêu tả vẻ đẹp của nó trong trang văn của mình đẹp một cách sống
động và ấn tượng.
- Nhà văn dụng công, tập trung bút lực để tái hiện hình ảnh sông Đà nhưng xét cho
cùng thì sông Đà cũng chỉ có ý nghĩa là 1 phông nền để từ đó làm nổi bật hình
tượng trung tâm của tác phẩm đó là người lái đò trên sông Đà.
*****
2. Hình tượng người lái đò sông Đà Rất quan trọng nha.
Nếu như tài năng và tình yêu của NGuyễn Tuân đã tạo nên 1 dòng Đà giang như
một sinh thể có hồn ,tài hoa thì dưới con mắt của một người nghệ sĩ ,Nguyễn Tuân
đã miêu tả ông lái đò trở thành một người nghệ sĩ trên sông nước với “tay lái ra
hoa”.Qua hình tượng ông lái đò ,Nguyễn Tuân đã thể hiện 1 cái nhìn ,một sự khám
phá mới về những con người lao động bình thường nhưng rất tài hoa ,nghệ sĩ.
a. Giới thiệu chân dung và lai lịch:
*Lai lịch:Ông không có tên chỉ biết là người Lai Châu đã ngoài 70 tuổi.Ông đã
dành phần lớn đời mình để làm nghề lái đò dọc trên sông Đà.Trên sông Đà ông
ngược xuôi hơn trăm lần.Trong hơn 100 lần ấy thì có khoảng 60 lần cầm lái.
*Chân dung:Bằng hệ thống ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính,giàu chất tạo hình kết
hợp với lối so sánh độc đáo,gợi cảm, Nguyễn Tuân đã làm sống dậy trước mắt
người đọc hình ảnh của ông lái đò với ngoại hình ấn tượng.
+ Đôi tay của người lái đò lêu nghêu như cây sào.Đôi chân khuỳnh khuỳnh như
đang gò lại để kẹp lấy cái cuống lái trong tưởng tượng.
+Đầu bạc quắc thước thì đặt trên một thân hình gọn quánh chất sừng, chất mun.
+Giọng nói thì ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông.Tiếng nói ấy được sinh
ra, tạo nên bởi công việc vất vả trên sóng nước, trên thác ghềnh mà chúng ta đã tìm
hiểu là sóng nước ấy có lúc gầm lên dữ dội, nó đã in đậm lại trong giọng nói của
người lái đò này.
+Cái nhãn (MẮT) giới lúc nào cũng vòi vọi khi đang mong tìm một cái bến xa nào
đó trong sương mù tức là người ta làm cái nghề chở đò dọc , người ta phải đi dài
ngày nên lúc nào cũng mong một bến đỗ phía xa, cái nhãn giới – đôi mắt nhìn, tầm
nhìn vòi vọi hướng về phía xa xôi như đang tìm một chỗ nghỉ ngơi sau một hành
trình dài ngày
→Đây là những nét vẽ cơ bản nhất về chân dung của người lái đò sông Đà, chúng
ta thấy trong những nét này nó in đậm dấu ấn của nghề nghiệp của ông.Những
dòng này được nhà văn viết ra không phải chỉ để giới thiệu về ngoại hình của một
con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề nghiệp của của ông lái đò.
b.Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà:
Người lái đò hiện lên với những vẻ đẹp tiêu biểu đó là vẻ đẹp của trí tuệ, vẻ đẹp
của lòng dũng cảm và vẻ đẹp của sự tài hoa..
*Vẻ đẹp trí dũng:
-Để khắc họa vẻ đẹp trí dũng của người lái đò sông Đà thì tác giả đã đặt nhân vật
vào cuộc chiến không cân sức bằng nghệ thuật tương phản đối lập.Đây là thủ pháp
nghệ thuật rất đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn.
+Cuộc chiến không cân sức ấy bày ra giữa một bên là thiên nhiên và con
người.Thiên nhiên thì bạo liệt, dữ dằn “Núi cao sông hãy còn dài/Năm năm báo
oán đời đời đáng ghen”. Thiên nhiên gồm cả sóng nước, bầy thạch tinh hung hãn
nham hiểm đang hợp sức với nhau để đe dọa , uy hiếp và cướp đi sinh mạng của
con người.
Nhưng đối lập với thiên nhiên là hình ảnh của con người đơn độc, nhỏ bé trên 1
chiếc thuyền con én với vũ khí là chiếc cán chèo thô sơ. Nguyễn Tuân cố tình đặt
nhân vật, thả nhân vật vào giữa thiên nhiên dữ dội này là để làm nổi bật lên vẻ đẹp
của con người không chỉ là người nghệ sĩ mà còn là 1 người anh hùng.Người nghệ
sĩ anh hùng ấy đã được đặc tả trong 1 thiên sử thi leo ghềnh và vượt thác, để lại ấn
tượng sâu đậm với người đọc.
Từ tương quan lực lượng ấy, người lái đò được tôn vinh trong ba trùng vi thạch
trận . Ba cuộc giao tranh, ba cuộc giao tranh này đã làm nổi bật vẻ đẹp trí dũng của
sông Đà.
+ Cuộc vượt thác lần 1:
*Thiên nhiên: Thiên nhiên ở đây gồm có sự hội tụ của đá và của nước thác. Đá là
“cả bầy thạch tinh hung hãn, nó mai phục ở đây từ hàng nghìn năm nay”.Bầy
thạch tinh hung hãn ấy nó bày binh bố trận theo binh pháp của tôn tử chia thành 5
cửa trong đó chỉ có 4 cửa tử và một cửa sinh duy nhất.Cửa sinh ấy lại nằm lập lờ ở
phía tả ngạn sông.Cái lập lờ ấy để đánh lừa những người chèo đò qua đây. Rồi
trong cửa sinh ấy cũng không phải dễ dàng vượt qua bởi vì cửa sinh lại được chia
làm ba hàng tiền vệ, trung vệ và hậu vệ.Hàng tiền vệ gồm có hai hòn đá nó như
đứng, như ngồi, như nằm , tỏ ra rất sơ hở để dẫn dụ con thuyền đối phương đi
vào.Sau khi con thuyền đối phương đi vào rồi thì là nhiệm vụ của hàng trung vệ là
luồng sóng đánh khúc quật vu hồi -đánh ngược từ phía sau, dội ngược từ phía sau
để người chèo đò không kịp trở tay. Nhưng nếu người lái đò qua được vòng hai
này thì sẽ đến hàng thứ ba là hàng hậu vệ. Hàng thứ ba ấy là một “bom ke chìm
,pháo đài nổi” – hệ thống đá chìm, hệ thống đá nổi được sắp xếp theo cách thức
nào đó để nhận nhiệm vụ là đánh tan xác con thuyền ngay dưới chân con thác. Như
vậy, để vượt qua được vòng vây của đá thật không phải dễ dàng.
Hợp sức với đá là nước thác. “Nước thác hò la vang dội” để làm thanh viện cho
đá để uy hiếp tinh thần của người chèo đò.Bọn đá thì giống như những hình nhân
bặm trợn,chúng “bệ vệ,oai phong lẫm liệt,một hòn trông như đang hất hàm hỏi
cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến và thách thức cái thuyền có
giỏi thì tiến vào gần”. Bằng các từ ngữ “bệ vệ,oai phong,reo hò,hất hàm
hỏi,thách thức...” người đọc cảm nhận được không khí chiến trận gay cấn và căng
thẳng.Đó chính là biệt tài của bậc thầy ngôn ngữ Nguyễn Tuân.Sóng nước còn ùa
vào để đòi bẻ gãy cán chèo trong tay ông lái , rồi sau đó nó phóng thẳng vào với
mức độ ngày càng dữ dội hơn. “Nó phóng thẳng vào như thể quân liều mạng áp
sát vào mạn thuyền để đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền, có lúc đội cả
thuyền lên”. Một loạt động từ được Nguyễn Tuân huy động để miêu tả cách đánh
của sông Đà khiến người đọc không khỏi rùng mình trước sự hung bạo của thiên
nhiên “phóng thẳng”, “áp sát”, “đá trái”, “thúc gối”...Sóng nước còn giống như
một tên đô vật đòi túm lấy thắt lưng của ông đò, lật ngửa con thuyền ra. Tất cả
những cách thức ấy đều không có tác dụng cho nên nó dùng miếng đòn hiểm độc
cuối cùng là “cả một luồng nước vô sở bất trí lao thẳng vào bóp chặt hạ bộ của
ông lái đò” để nhanh chóng kết thúc được trận chiến này, nhanh chóng giành chiến
thắng.Như vậy đá và nước thác bày binh bố trận, mỗi một luồng nước một hòn đá
đều được giao một nhiệm vụ và chúng giống nhau ở sự nham hiểm với múc đích
tiêu diệt con thuyền, cướp đi sinh mạng người lái đò.Đây là trận chiến một mất một
còn.
*Con người :
Trong trận chiến ấy, giữa thiên nhiên bạo liệt như vậy thì hình ảnh ông lái đò hiện
lên thật đẹp đẽ: “khi đá giàn bày thạch trận vừa xong thì cái thuyền vụt tới” Đó
là tâm thế hiên ngang, ngẩng cao đầu khi bước vào cuộc chiến đấu của ông lái đò.
Trước sự hung hãn của bầy thạch tinh cùng sóng nước thì “ông lái đò đã kiên
cường bám trụ lại, hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa,
phóng thẳng vào mình”.Sự kiên cường, cùng với những kinh nghiệm quý báu trên
chiến trường sông nước,đã giúp ông lái đò giữ được thăng bằng cho con thuyền để
điều đi được vào luồng nước đúng.Khi sông Đà dùng miếng đòn hiểm độc “Cả
luồng nước vô sở bất Chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ của ông lái đò”,dính miếng đòn
hiểm,khiến mắt ông hoa lên tưởng như “một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống
châm lửa lên đầu sóng”.Đòn đau còn khiến mặt ông lão méo bệch đi. Phép điệp
động từ “đánh hồi lùng,đánh đòn tỉa,đánh đòn âm vào chỗ hiểm” gợi lên cơn đau
dồn dập hành hạ ông lái đò.Nhưng ngay cả giây phút đau đớn này thì người lái đò
vẫn bình tĩnh,để chỉ huy sáu bơi chèo còn lại vượt cửa tử để vào cửa sinh.Qua
cách miêu tả tiếng hô chỉ huy ngắn gọn,tỉnh táo của người cầm lái,Nguyễn Tuân đã
không giấu được lòng ngưỡng mộ và cảm phục của mình trước bản lĩnh kiên
cường,bình thản,dũng mãnh của người lái đò.
Cuộc vượt thác lần một đã kết thúc thắng lợi một cách vẻ vang.Vượt qua được
trùng vi thứ nhất,ông lái đò đã thay đổi chiến thuật để đối mặt với cuộc vượt
thác lần hai.
+Cuộc vượt thác lần hai: Vì bị thua ở cuộc giao tranh trước đó cho nên ở lần hai
này bọn đá và thác nước trở nên hung hãn hơn bao giờ hết.Nó được dựng dậy như
một thứ kẻ thù số một của con người.
*Thiên nhiên: Vẫn là kẻ thù số một của con người gồm có đá và nước thác:
+ “Đá ở đây mở ra nhiều cửa trận hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết hết
chỉ có một luồng sống”. Giữa luồng sinh duy nhất ấy lại có ngay một thằng đá
tướng đứng chiến ở giữa. Thằng đá tướng là thằng đá tinh nhuệ nhất và được giao
nhiệm vụ đứng chặn ngay giữa cửa sinh để không cho con thuyền đối phương đi
vào.Ở đây nó chiến đấu với mức độ quyết liệt hơn bao giờ hết, ngăn chặn ngay từ
đầu.Phối hợp với đá là nước thác.
+Nước thác được miêu tả một cách dữ dội hơn.Dòng thác chính chảy với một tốc
độ cực lớn, được tác giả so sánh là “dòng thác hùm beo, hồng hộc tế mạnh trên
sông đá”.Đây là cách so sánh độc đáo,dòng thác mà so sánh với “hùm beo” vốn là
một loài thú dữ,dùng từ tả sức “hồng hộc”,dòng sông trở thành “sông đá”khiến
dòng chảy như tăng thêm sự hung hãn,bạo liệt,cuồng nộ giống như chúa sơn lâm
đang chạy hết tốc lực. Vì vậy,để vượt qua được dòng thác này không phải đơn
giản. Cùng với dòng thác hùm beo đang lao thật nhanh ấy còn có bốn năm cái dòng
phụ là bọn thủy quân cửa ải nước từ bờ lao ra giữa dòng chính để níu con thuyền
lại và lôi nó vào tập đoàn cửa tử. Cả dòng chính, dòng phụ cùng phối hợp ăn ý,nhịp
nhàng với nhau để chiến đấu với con thuyền, chiến đấu với người lái đò.Thiên
nhiên rõ ràng hung dữ hơn ở cuộc vượt thác lần một.
*Con người:So với trùng vi thạch trận thứ nhất thì trùng vi này khó khăn hơn
nhưng không vì thế mà ông đò nao núng, ngược lại ông rất bình tĩnh, không một
phút nghỉ tay , nghỉ mắt.Ông lái đò vội vàng ứng biến linh hoạt, đổi luôn chiến
thuật để chiến đấu với bọn đá và thác ở vòng hai này. Với kinh nghiệm
-Với dòng chính- dòng thác hùm beo: Người lái đò đã nắm trọn bờm sóng, thuần
phục được sự hung hãn của dòng sông .Ở đây tác giả dùng câu văn với liên tiếp
những động từ mạnh như “Ông lái đò ghì cương lái , bám sát lấy nguồn nước
đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, bám miết lấy một luồng chéo về phía cửa
đá ấy”. Một loạt động từ được sử dung“ghì cương, bám sát,phóng nhanh, bám
miết”trong một câu văn ngắn .Đó là những động từ mạnh cho thấy sự dũng cảm,
sự thuần thục, chính xác, mạnh mẽ trong từng động tác của người lái đò để vượt
qua dòng sông đang lao thật nhanh này để đè sấn lên dòng thác đang lao thật
nhanh giống như cưỡi lên lưng hổ để thuần phục con hổ dữ ấy.Qủa thực với thách
thức này thì người lái đò đã vượt qua, đã đứng trên thác ghềnh với tư thế làm chủ
hiên ngang , chế ngự thiên nhiên.
-Với bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước từ bên bờ trái xô ra định níu con
thuyền vào tập đoàn cửa tử thì người lái đò sông Đà đã cảnh giác sẵn và biết được
trận địa mai phục nên “có đứa thì ông đè sấn lên chặt đôi ra để mở đường tiến,
có đứa thì ông phải dảo bơi chèo mà tránh”.Một loạt động từ được huy động như
một đội quân ngôn ngữ hùng hậu hò reo theo nhịp tiến của ông đò “đè sấn”, “chặt
đôi”, “rảo bơi chèo”. Chính nhờ sự mưu trí và tài năng ấy mà ông đò đã vượt qua
các cửa tử.Một trùng vi với bao cửa tử,cửa sinh mà chỉ vài ngón đòn,ông đò đã
đánh sập vòng vây của lũ đá đồng thời làm cho lũ đá phải thua cuộc với bộ mặt
“tiu nghỉu,xanh lè thất vọng”.Qua đó ta thấy ông đò thật trí dũng song toàn.
+Sau hai cuộc vượt thác lần một, lần hai người lái đò lại tiếp tục bước vào
cuộc vượt thác lần ba:
Thiên nhiên: Bị thua ông lái đò ở hai vòng giao tranh trước cho nên bọn thác đá ở
đây trở nên điên cuồng và dữ dội thì ở đây ít cửa hơn.Bên phải bên trái đều là
luồng chết hết chỉ có một luồng sinh duy nhất ở giữa nhưng luồng sinh này lại nằm
ngay giữa bọn đá hậu vệ ở dưới chân con thác , nguy hiểm hơn rất nhiều lần. Cửa
sinh duy nhất nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ là bọn chắc chắn nhất như bức tường
thành kiên cố ngăn cản quyết liệt không cho người lái đò đi qua.Có thể nói,ở trận
chiến này sông Đà đã dùng thế trên đe dưới búa ,đẩy người lái đò vào thế tiến thoái
lưỡng nan.Song cái khó ló cái khôn,ông đò đã biến chiếc thuyền sáu bơi chèo
thành mũi tên,còn ông thì giống như một cung thủ .
Con người: Trận này ông đã dùng chiến thuật đánh nhanh ,thắng nhanh .Ông đã
nhanh chóng “Phóng thẳng thuyền chọc thủng cữa giữa.Thuyền vút qua cửa đá
cánh mở,cánh khép,vút vút ,cửa ngoài,cửa trong,cửa trong cùng.Con thuyền
như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước vừa xuyên vừa tự động lái
ngược, lượn được”.Một loạt động từ được huy động để miêu tả cách đánh của ông
lái đò “Phóng”, “chọc thủng”, “xuyên qua”, “xuyên nhanh”, “lái được”, “lượn
được”phối hợp với phép điệp “cánh mở, cánh khép”, “cửa ngoài, cửa trong,lại
cửa trong cùng”, âm thanh “vút vút”tạo nên sự thần tốc trong cách đánh.Con
thuyền dưới sự điều khiển của ông lái đò giống như một mũi tên tre lao với một tốc
lực rất nhanh , xuyên qua hơi nước, vừa lái được, lượn được. Để điều khiển được
như thế thì ông lái đò phải là một tay lái ra hoa hay là tay lái lụa cực kì xuất chúng
cực kì phi phàm. Qủa là “Đọc người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự
do của một tài năng,của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn
từ”(Phan Huy Đông)
==>Ở ba vòng vây thì người lái đò mỗi lúc càng hoàn thiện mình hơn để vượt qua
được những vòng vây ấy. Vòng vây lần một chỉ cần sự dũng cảm, vòng vây lần hai
bên cạnh sự dũng cảm thì người lái đò cần có sự mưu trí nhưng đến vòng thứ ba
bên cạnh sự dũng cảm, mưu trí, thì người lái đò có thêm sự thuần thục, tài hoa
nghệ sĩ.Với sự tài hoa như vậy thì mới có thể vượt qua được cửa tử nguy hiểm
này. Và thế là người lái đò chiến thắng.Câu văn cuối cùng kết thúc cuộc vượt thác
lần ba này là câu “thế là hết thác”.Câu văn như tiếng thở dài nhẹ nhõm khi mà
thác ghềnh đã bỏ lại hết phía sau.Người lái đò đã chiến thắng một cách vinh quang
với hệ thống tướng dữ quân tợn của thiên nhiên bạo liệt. Rõ ràng con người đã
chiến thắng được thiên nhiên, đây là tâm thế rất hào sảng tự hào.Người lái đò hiện
lên giống như một người anh hùng trong thần thoại, người anh hùng trong thiên sử
thi leo ghềnh và vượt thác.
Tìm hiểu về vẻ đẹp trí dũng của người lái đò sông đà, chúng ta thấy người lái đò
hiện lên trên thiên sử thi leo ghềnh vượt thác này gống như một vị anh hùng chỉ
huy, một lão tướng rất dẻo dai gan dạ. Nhưng với Nguyễn Tuân như thế vẫn chưa
đủ .Trong thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân bao giờ cũng được khai thác , khắc
họa ở khía cạnh tài hoa.
*Vẻ đẹp tài hoa:
-Nếu người xưa thường coi cưỡi con gió mạnh ,đạp đầu sóng dữ là biểu tượng
cho 1 lí tưởng sống anh hùng thì ông lái đò trong tùy bút của Nguyễn Tuân cũng
cưỡi gió ,đạp sóng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
- Với Nguyễn Tuân, con người ta trong công việc của mình có thể đạt tới độ tài hoa
nghệ sĩ khi người ta thuần thục trong công việc của mình .Người lái đò khi chèo
đò, băng băng vượt lên thác ghềnh chúng ta cảm thấy người lái đò như đang tạo
nên những vũ điệu ăn nhịp với bản giao hưởng của dòng sông .Đôi tay thì giữ thế,
đôi chân thì tạo đà, chúng ta thấy người lái đò hiện lên đúng như người nghệ sị
thực thụ. Có được sự thuần thục ấy là nhờ người lái đò đã nắm rất chắc binh pháp
của thần sông thần đá, nắm rất chắc dòng sông-mội trường làm việc của mình. Nhờ
vậy mà ông đã đạt đến độ tài hoa và nghệ sĩ trong công việc.
-Biểu hiện thứ hai của sự tài hoa là sự thăng hoa thuần thục .Sự thăng hoa ấy được
thể hiện qua cuộc vượt thác lần ba.Giữa luồng sinh nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ
dưới chân con thác trong tình huống thử thách ngặt nghèo một mất một còn, người
lái đò đã phát lộ sự tài hoa của mình“vút, vút cửa ngoài ,cửa trong lại cửa trong
cùng.Thuyền lao nhanh như một mũi tên tre, xuyên qua hơi nước và vừa xuyên vừa
tự động lái được,lượn được thể hiện một tay lái ra hoa.”Rõ ràng lúc này người lái
đò sông Đà như đang tạo nên một đường cọ trên bức tranh sông nước chính xác và
đẹp mặt đến từng chi tiết.
-Biểu hiện thứ ba của vẻ đẹp tài hoa ở người lái đò là phong thái nghệ sĩ thể hiện
trong cách nhìn nhận về công việc của mình : Sau một ngày vượt qua những thác
ghềnh nguy hiểm, thì tối hôm ấy nhà đò đã nghỉ lại bên bờ rồi nướng ống cơm lam
đốt lửa trại .Câu chuyện họ bàn bạc với nhau toàn là về cá anh vũ, cá dầm xanh,
hầm cá, hang cá mùa khô nổ ra những tiếng như là tiếng mìn rất lớn và cá túa ra
.Họ không ai nhớ đến trận chiến vừa rồi vì nó là công việc lao động thường nhật
ngày nào chẳng thế cho nên họ thấy nó cũng bình thường.Quan niệm của họ về
công việc cũng rất nhẹ nhàng dù người ngoài nhìn vào thì thấy công việc ấy rất
đáng sợ ,thấy ngưỡng mộ và khâm phục nhưng họ thì rất bình thản. Cái bình thản
ấy chính là biểu hiện của phong thái nghệ sĩ.
-Biểu hiện cuối cùng minh chứng cho vẻ đẹp tài hoa của người lái đò sông Đà đó
là chi tiết tất cả những người lái đò sông Đà này khi họ trong chuyến chở đò dọc
của mình( chở đò dọc là kéo dài khoảng hơn 500km từ Mường Tè, Lai Châu về tới
Tam Nông ,Phú Thọ ).Một đoạn sông như vậy mà họ đi xuôi rồi sau đó lại đi
ngược hành trình rất dài ngày.Qua những ngày tháng xa bản mường quê hương họ
rất là nhớ cho nên họ không chỉ là những người dũng cảm mà họ còn là những con
người có tâm hồn giàu tình cảm.Họ nhớ bản mường quê hương cho nên họ mang
theo , buộc sau đuôi thuyền của mình 1 chiếc bu gà để thỉnh thoảng nghe tiếng gà
gáy cho đỡ nhớ quê hương, bản mường của mình.Đấy chính là biểu hiện của sự tài
hoa nghệ sĩ.
→Như vậy qua 4 dẫn chứng này chúng ta thấy người lái đò sông Đà không chỉ là
những con người trí dũng phi phàm mà đó còn là những người tài hoa nghệ sĩ. Đây
cũng chính là quan niệm của nhà văn Nguyễn Tuân: trong mỗi con người đều có
một người nghệ sĩ.Trong bất cứ gnhề nghiệp nào người ta cũng có thể đạt tới độ
tài hoa nghệ sĩ.Nhà văn Nguyễn Tuân rất trân trọng vẻ đẹp này ở mỗi con người.
c.Tổng hợp đánh giá:
*Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
-Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống thử thách độc đáo :Thả người lái đò sông
Đà này xuống dòng sông Đà bạo liệt, hung dữ, nham hiểm để tôn vinh vẻ đẹp con
người.
-Nhà văn khai thác phẩm chất tài hoa nghệ sĩ của nhân vật phù hợp với quan niệm
của nhà văn Nguyễn Tuân về con người: trong mỗi một con người đều có một
người nghệ sĩ rằng con người khi thuần thục trong công việc của mình vươn tới sự
tự do trong công việc của mình thì khi đó con người tức khắc trở thành một người
nghệ sĩ.
- Nhà văn Nguyễn Tuân đã dùng ngôn ngữ miêu tả giàu chất tạo hình và cá tính để
từ đó nhân vật hiện lên rõ nét.
b. Gía trị tư tưởng qua nhân vật:
- Qua nhân vật người lái đò với hai phẩm chất trí dũng và tài hoa nghệ sĩ thì nhà
văn muốn gửi gắm tới người đọc một thông điệp là trên mảnh đất Tây Bắc có vô số
con người như ông lái đò. Trên mảnh đất Tây Bắc này có vô số chất vàng mười
.Chất vàng mười trong tâm hồn những người lao động và chiến đấu- những con
người đang âm thầm cống hiến, đóng góp cho đất nước.
III.TỔNG KẾT:
1.Nội dung: Nội dung xuyên suốt và bao trùm tác phẩm là tấm lòng yêu nước thiết
tha của nhà văn Nguyễn Tuân được gửi gắm đằng sau những trang văn. Tấm lòng
yêu nước thiết tha ấy được thể hiện qua những trang viết về hình tượng dòng sông
Đà tức là ca ngợi vẻ đẹp của non sông gấm vóc .Tấm lòng yêu nước thiết tha còn
thể hiện qua những trang văn tái hiện hình tượng người lái đò sông Đà .
2.Nghệ thuật:
-Điểm đặc sắc nghệ thuật bao trùm toàn bộ thiên tùy bút này là tác giả đã thể hiện
được những nét phong cách nghệ thuật tiêu biểu của mình sau CMT8:
+Nhà văn có cảm hứng đặc biệt với những hiện tượng tác động mạnh vào giác
quan .Hiện tượng tác động mạnh vào giác quan của nhà văn chính là dòng sông Đà
hung bạo và trữ tình là cuộc chiến đấu oai hùng của người lái đò sông Đà.
+ Nét thứ hai trong PCNT của Nguyễn Tuân: Nhà văn luôn tiếp cận con người ở
phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Tác giả đã huy động vốn kiến thức của bao ngành nghề hội họa, điện ảnh, quân
sự,võ thuật, điêu khắc , ngôn ngữ. ..
- Tác giả đã tìm đến thể tùy bút pha kí giống như một sở trường của mình , thể hiện
cái tôi của mì.
---HẾT---

You might also like