You are on page 1of 6

BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX


Câu 1. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành
Huế (1885) là
A. quân Pháp ra lệnh bắt giam Tôn Thất Thuyết.
B. quân Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi và đưa đi đày ở An-giê-ri.
C. thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến.
D. phái chủ hòa trong triều đình Huế đứng về phía Pháp, cô lập phái chủ chiến.
Câu 2. Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 – 7 – 1885, Tôn Thất Thuyết đã hạ lệnh cho các đạo quân
của mình tấn công quân Pháp ở
A. đồn Mang Cá và cảng Thuận An.
B. đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ.
C. Hoàng thành và điện Kính Thiên.
D. đồn Mang Cá và Hoàng thành.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu quyết định đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công quân
Pháp ở kinh thành Huế (7/1885) là do
A. chênh lệch về lực lượng và công tác tuyên truyền chưa tốt.
B. không nhận được sự ủng hộ của phái chủ hòa trong triều đình Huế.
C. quân Pháp rất mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.
D. công tác chuẩn bị chưa tốt, cuộc phản công diễn ra trong bối cảnh bị động.
Câu 4. Địa điểm di tích Tân Sở, nơi Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống “chiếu Cần
vương” ngày 17 – 3 – 1885, hiện nay thuộc tỉnh nào của Việt Nam?
A. Hà Tĩnh. B. Nghệ An.
C. Quảng Trị. D. Quảng Bình.
Câu 5. Mục đích của việc ra chiếu Cần vương là gì?
A. Kêu gọi nhân dân giúp vua xây dựng đất nước.
B. Kêu gọi nhân dân giúp vua bảo vệ đất nước.
C. Kêu gọi nhân dân giúp vua khôi phục đất nước.
D. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
Câu 6. Đặc điểm nổi bật về quy mô của phong trào Cần vương trong những năm 1885 – 1888 là
A. phong trào diễn ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi.
B. phong trào diễn ra chủ yếu trên địa bàn Nghệ - Tĩnh.
C. phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất ở Bắc Kì, Trung Kì.
D. phong trào diễn ra chủ yếu ở đồng bằng Bắc Kì và Nam Kì.
Câu 7. Sau khi vua Hàm Nghi bị Pháp bắt vào cuối năm 1888, phong trào Cần vương
A. chính thức tan rã và thất bại hoàn toàn.
B. chỉ hoạt động cầm chừng và thu hẹp ở miền núi, trung du.
C. vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ.
D. vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành những trung tâm lớn.
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) ở vùng rừng núi phía tây Hà Tĩnh do ai lãnh
đạo?
A. Tống Duy Tân và Cao Điển.
B. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
D. Nguyễn Thiện Thuật và Nguyễn Đức Hiệu.
Câu 9. Tính chất của phong trào Cần vương chống Pháp ở cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Đây là một cuộc nội chiến dân tộc.
B. Là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. Đây là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược theo ý thức hệ tư sản.
D. Là phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là
A. phong trào diễn ra trên quy mô còn nhỏ lẻ.
B. thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đúng đắn.
C. thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng chống Pháp quá yếu.
D. phong trào bùng nổ trong lúc Pháp đã đặt ách thống trị Việt Nam.
BÀI 22: XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC
DÂN PHÁP
Câu 1. Đứng đầu Liên bang Đông Dương là
A. Thủ tướng Pháp.
B. Tổng thống Pháp.
C. Thống đốc người Pháp.
D. Toàn quyền Đông Dương.
Câu 2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) ở Việt Nam của thực dân Pháp đã làm
xuất hiện các lực lượng xã hội mới là
A. nông dân, công nhân và quý tộc mới.
B. quý tộc mới, công nhân và tiểu tư sản.
C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị.
D. tư sản, tiểu tư sản thành thị và nông dân.
Câu 3. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) ở Việt Nam, ban đầu tư bản Pháp
tập trung đầu tư nhiều nhất vào
A. khai thác mỏ. B. chế tạo máy.
C. luyện kim. D. công nghiệp hóa chất.
Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp chú
trọng việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải nhằm
A. xây dựng Việt Nam thành khu kinh tế tự trị lâu dài.
B. phục vụ cho công cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự.
C. muốn nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D. phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tư bản Pháp.
Câu 5. Đầu thế kỉ XX, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc do
A. sự xuất hiện và xâm nhập của phương thức sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa.
B. thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bình định nước Việt Nam.
C. tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp.
D. sự cai trị và bóc lột của thực dân Pháp đối với các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Câu 6. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. hệ thống đường giao thông được mở rộng.
B. thương nghiệp phát triển phát triển cầm chừng.
C. kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển.
D. xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng nhỏ lẻ và lệ thuộc vào Pháp.
Câu 7. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đã tạo điều kiện bên
trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX vì
A. làm cho nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ.
B. đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội.
C. làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước.
D. đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào Việt Nam.
Câu 8. Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư
bản Âu – Mĩ là
A. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.
B. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.
C. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
D. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
Câu 9. Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, Pháp không chú trọng đầu tư
phát triển các ngành công nghiệp nặng?
A. Pháp không đủ điều kiện khoa học- kĩ thuật.
B. Pháp đã đầu tư hết vốn vào các ngành khác.
C. Việt Nam thiếu những quặng kim loại để phục vụ phát triển công nghiệp nặng.
D. Các ngành công nghiệp nặng có vốn đầu tư lớn và khó thu lại lợi nhuận.
Câu 10. Quan sát hai bức ảnh và cho biết đó là những di tích lịch sử nào?

A. Chợ Hà Nội và cảng Sài Gòn.


B. Ga Hà Nội và cảng Hải Phòng.
C. Ga Hà Nội và cảng Sài Gòn.
D. Chợ Đồng Xuân và cảng Hải Phòng.
BÀI 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX
ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)
Câu 1. Đại diện tiêu biểu nhất cho khuynh hướng cứu nước mới – dân chủ tư sản ở Việt Nam những
năm đầu thế kỉ XX là
A. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
B. Phan Bội Châu và Lương Văn Can.
C. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng.
D. Phan Bội Châu và nhóm Đông Kinh nghĩa thục.
Câu 2. Lãnh đạo phong trào Đông du (1905 – 1909) là
A. Lương Văn Can.
B. Phan Bội Châu.
C. Phan Châu Trinh.
D. Huỳnh Thúc Kháng.
Câu 3. Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã
A. tổ chức phong trào Đông du.
B. thành lập Duy tân hội.
C. mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
D. thành lập Việt Nam Quang phục hội.
Câu 4. Năm 1909, phong trào Đông du tan rã vì
A. đã hết thời gian đào tạo, học sinh Việt Nam phải về nước.
B. phụ huynh Việt Nam đòi đưa con em họ về nước trước thời hạn.
C. Phan Bội Châu nhận thấy không có tác dụng nên đã đưa học sinh về nước.
D. Pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam.
Câu 5. Phương pháp đấu tranh theo quan điểm: “Bất bạo động, bạo động tắc tử. Bất vọng ngoại, vọng
ngoại giả ngu” của Phan Châu Trinh được hiểu như thế nào?
A. Phản đối phương pháp bạo động vũ trang và cầu viện nước ngoài.
B. Phản đối việc cầu viện nước ngoài, cổ vũ cho phương pháp bạo động vũ trang.
C. Phản đối bạo động vũ trang, đề xướng việc cầu viện nước ngoài để giành độc lập.
D. Phản đối bạo động vũ trang, đề xướng phương pháp đấu tranh ôn hòa để giành độc lập.
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ
tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là do
A. thế lực của giai cấp tư sản nhỏ bé, chưa đủ sức tập hợp lực lượng.
B. hạn chế về giai cấp lãnh đạo và không đưa ra được đường lối đấu tranh đúng đắn.
C. khuynh hướng này tuy mới với Việt Nam nhưng so với thời đại đã lạc hậu.
D. cuộc vận động của các sĩ phu chưa đủ khả năng để làm bùng nổ cách mạng tư sản.
Câu 7. Hai xu hướng trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ
XX có sự khác nhau về
A. mục đích. B. tư tưởng.
C. phương pháp. D. tầng lớp lãnh đạo.
Câu 8. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Phan Bội Châu đã chuyển từ lập trường tư tưởng phong kiến
sang lập trường tư sản?
A. Thành lập Hội Duy tân (1904).
B. Tổ chức phong trào Đông du (1905).
C. Xuất dương sang Nhật Bản (1904).
D. Thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).
Câu 9. Điểm giống nhau về chủ trương giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt
động cách mạng là
A. đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
B. đều chủ trương nhờ sự giúp đỡ của Nhật Bản.
C. đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường.
D. đều chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi Pháp.
Câu 10. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh là
A. cứu nước để cứu dân – cứu dân để cứu nước.
B. bạo động vũ trang – cải cách xã hội.
C. quân chủ lập hiến – dân chủ cộng hòa.
D. nhờ Nhật để đánh Pháp – dựa vào Pháp chống phong kiến.
BÀI 24: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 –
1918)
Câu 1. Điểm khác trong chính sách của Pháp về nông nghiệp so với trước chiến tranh là
A. tăng thuế cũ, áp đặt thuế mới.
B. khai thác lâm sản và nông nghiệp.
C. vơ vét lương thực từ nông dân.
D. trồng cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh.
Câu 2. Ngành phát triển mạnh nhất ở Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Thương nghiệp và công nghiệp.
B. Công nghiệp và nông nghiệp.
C. Giao thông vận tải và công nghiệp.
D. Nông nghiệp giao thông vận tải.
Câu 3. Đối tượng chính mà chính quyền thực dân Pháp bắt đi lính là
A. Tư sản. B. Nông dân.
C. Tiểu tư sản. D. Công nhân.
Câu 4. Giai cấp phát triển nhanh nhất về số lượng trong chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Nông dân. B. Tư sản.
C. Tiểu tư sản. D. Công nhân.

Câu 5. Tư sản Việt Nam đã mua lại tàu và xưởng đóng tàu của tư bản Pháp là
A. Bạch Thái Bưởi. B. Nguyễn Hữu Thu.
C. Phạm Văn Phi. D. Lê Văn Phúc.
Câu 6. Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất Việt Nam.
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang phát triển mạnh mẽ.
C. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc chưa có lối thoát.
D. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng.
Câu 7. Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành khác so
với các nhà yêu nước đi trước là
A. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
B. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man.
C. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập.
D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Câu 8. Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại nước nào để hoạt động?
A. Mĩ. B. Nga.
C. Đức. D. Pháp.
Câu 9. Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918) so với các bậc tiền bối đi trước là ở
A. hành trình đi tìm chân lí cứu nước.
B. mục đích ra đi tìm đường cứu nước.
C. thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân.
D. hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước.
Câu 10. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như
thế nào?
A. Xác định con đường cứu nước đúng đắn.
B. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước đúng đắn.
C. Thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
D. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

You might also like