You are on page 1of 39

Tình huống thảo luận

Sử dụng đồ thị và giải thích bằng lời (một cách


ngắn gọn) về việc những sự kiện sau đã tác động
lên cầu, cung và cân bằng thị trường của mỗi loại
hàng hóa sau như thế nào?
a) “Một ngày trước khi cơn bão số 5 đổ bộ vào một
số tỉnh miền Bắc, giá rau củ quả tại các chợ trên
địa bàn Hà Nội bỗng dưng tăng giá đồng loạt với
mức tăng gấp đôi, gấp ba lần so với ngày
thường.”, Vietnamnet, 08/2013.
b) Với tình hình dịch bệnh Ecovy 19 hiện nay làm
cho giá cả trái cây như dưa Hấu, Thanh Long bị
giảm sút mạnh so với trước khi bị dịch bệnh
Tình huống
c) “Hơn 1 tháng nay, người trồng mít Thái siêu sớm ở các
vùng trọng điểm chuyên canh mít của tỉnh Tiền Giang
như: Cái Bè, Cai Lậy đứng ngồi không yên vì loại mít
này bất ngờ tuột giá mạnh. Chỉ trong vòng một tháng,
giá mít đã giảm tới hơn 10.000 đồng/kg nên lợi nhuận
hàng trăm triệu đồng mỗi hecta trồng mít trong mấy
năm trước giờ đây là điều không tưởng… Đến nay, diện
tích mít Thái này bắt đầu cho thu hoạch đồng loạt
khiến nguồn cung mít cho thị trường tăng mạnh trong
khi nhu cầu tiêu thụ tăng không đáng kể, nên giá mít
giảm mạnh trong thời gian gần đây. Trước đây, một số
chuyên gia ngành nông nghiệp đã cảnh báo nguy cơ
này. Vì vậy, nông dân cần rút kinh nghiệm phải suy tính
kỹ khi quyết định nuôi trồng một loại cây, con nào đó.”,
Công Thông tin Điện tử Tỉnh Tiền Giang.
BÀI TẬP CHƯƠNG 2
Bài 1: Xác định giá & sản lượng cân bằng
P QD QS
(nghìn đồng) ( triệu sp) ( triệu sp)
60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
1/ Xác định hàm số cung và cầu.
2/ Giá và sản lượng cân bằng là bao nhiêu?,độ co giãn của
cầu và cung theo giá tại mức giá cân bằng.
3/ Vẽ đồ thị minh họa
Bài 2a
Thị trường sản phẩm X đang cân bằng ở mức giá P*=10
và số lượng Q*=20.Tại điểm cân bằng này,hệ số co giãn
theo giá của cầu và cung lần lượt là:Ed=-1 và
Es=0.5.Cho biết hàm số cầu và cung theo giá là những
hàm tuyến tính, đơn vị tính P: USD/sp & Q: Tr.sp
– Hãy xác định hàm số cầu và hàm số cung của sp X.
– Bây giờ chính phủ đánh thuế vào sp X, làm cung giảm
20% ở các mức giá.Hãy xác định mức giá cân bằng và
sản lượng cân bằng của sp X trong trường hợp này.
– Nếu chính phủ định giá là P=14 và hứa sẽ mua hết
lượng sản phẩm thừa thì chính phủ cần chi bao nhiêu
tiền?
Bài 2
Số cầu trung bình hàng tuần đối với sp X tại một cửa
hàng là: Q=600-0.4P.
a) Nếu giá bán P=1.200đ/SP thì doanh thu hàng tuần
của cửa hàng là bao nhiêu?
b) Nếu muốn bán hàng tuần là 400 sp cần phải ấn định
giá bán là bao nhiêu?
c) Ở mức giá nào thì doanh thu đạt cực đại?
d) Xác định hệ số co giãn của cầu tại mức giá
P=500đ/SP.Cần đề ra chính sách giá nào để tối đa
hoá doanh thu?
e) Xác định hệ số co giãn của cầu tại mức giá P=1.200
đ/SP.Muốn tăng doanh thu cần áp dụng chính sách
giá nào?
Bài 3: Bài tập tổng hợp cung cầu
Hàm số cung và cầu thị trường sp X có dạng:
(D): Q = -5P+70 & (S): Q = 10P+10
1) Giá và sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa. Tính CS?
2) Tính hệ số co giãn của cung và cầu theo giá tại mức giá cân bằng? Nhà sản
xuất thực hiện chính sách giá như thế nào để tăng doanh thu.
3) Nếu chính phủ ấn địnhmức giá P =3 USD/sp thì thị trường xảy ra hiện tượng
gì?
4) Nếu chính phủ ấn định mức giá P =5 USD/sp thì thị trường xảy ra hiện tượng
gì? Để chính giá này có hiệu lực thì chính phủ phải làm gì? Số tiền chính phủ
phải chi cho chính sách đó là bao nhiêu?
5) Nếu cung giảm 50% so so với trước thì giá và sản lượng cân bằng là bao
nhiêu?
6) Nếu chính phủ đánh thuế t=1 (USD/sp), Giá và sản lượng cân bằng mới. Tính
phần thuế mỗi bên phải chịu trên mỗi đơn vị sản phẩm. Tính chi ngân sách nhà
nước. Tính giá thực tế nhà sản xuất nhận được?Tính tổn thất vô ích xã hội khi
chính phủ đánh thuế?
7) Nếu chính phủ trợ cấp cho nhà sx s=2 (USD/sp), Giá và sản lượng cân bằng
mới. Tính phần trợ cấp mỗi được hưởng trên mỗi đơn vị sản phẩm. Tính chi
ngân sách nhà nước. Tính giá thực tế nhà sản xuất nhận được?Tính DWL?
Bài 4
Hàm số cầu của táo hàng năm có dạng:
QD=100-1/2P.
Mùa thu hoạch táo năm trước là 80 tấn.Năm nay,thời tiết
không thuận lợi nên lượng thu hoạch táo năm nay chỉ
đạt 70 tấn (táo không thể tồn trữ).
a) Vẽ đường cầu và đường cung về táo.
b) Xác định giá táo năm nay trên thị trường.
c) Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá này.Bạn có
nhận xét gì về thu hoạch của người trồng táo năm nay
so với năm trước?
d) Nếu chính phủ đánh thuế mỗi kg táo là 5, thì giá cả
cân bằng và sản lượng cân bằng thay đổi như thế
nào?Ai là người chịu thuế?Gỉai thích.
Ví dụ 5
Cầu của sản phẩm X ở 2 thị trường TP.HCM (D1) và
Hà Nội (D2) được biểu diễn qua đồ thị sau:
P a. Viết phương trình hàm cầu trên mỗi thị trường
b. Giả sử cung cố định QS = 600. Tính PE, QE?.
18 c. Nếu có 1 chiến dịch quảng cáo đươc thực hiện làm
cho hàm cầu trên thị trường TP.HCM sẽ là: Q=2000-
D1
100P. Khi đó sẽ có sự thay đổi gì về PE & QE trên thị
trường TP.HCM. Vẽ đồ thị
14

D2

400 3200 Q
VD 6 Trợ giá và đánh thuế
• Hàm số cầu thị trường về Gạo có dạng:(D): Q = -3P+58
(đơn vị tính P: ngàn đồng/kg, Q: triệu tấn)
Sản lượng lúa thu hoạch năm trước: Qs1 = 39 triệu tấn
Sản lượng lúa thu hoạch năm nay: Qs2 = 40 triệu tấn
1) Giá và sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa
2) Tính hệ số co giãn của cung và cầu theo giá tại mức giá cân bằng? Nhà sản
xuất thực hiện chính sách giá như thế nào để tăng doanh thu.? Bạn có nhận xét
gì về thu nhập của người nông dân năm nay so với năm trước.
3) Để đảm bảo thu nhập cho nông dân, chính phủ đưa ra 2 giải pháp sau:
a. Ấn định mức giá tối thiểu năm nay là Pmin =6100 đ/kg và hứa sẽ thu mua
hết lượng dư thừa.
b. Trợ giá trực tiếp, chính phủ không can thiệp vào thị trường và hứa trợ giá
trực tiếp cho nông dân là 100đ/kg.
c. Tính số tiền chính phủ phải chi cho mỗi giải pháp trên? Tính thu nhập của
người nông dân ở mỗi giải pháp? Theo bạn, giải pháp nào có lợi? Vì sao?
4) Nếu Chính phủ bỏ chính sách khuyến nông và đánh thuế t=100đ/kg. Giá và sản
lượng cân bằng mới. Tính phần thuế mỗi bên phải chịu trên mỗi đơn vị sản
phẩm. Tính chi ngân sách nhà nước. Tính giá thực tế nhà sản xuất nhận
được?Tính tổn thất vô ích xã hội khi chính phủ đánh thuế?
Bài 7
• Hàm số cung và cầu thị trường sp X có dạng:
P = 60 – QD/3.
P = QS/2– 15.
1. Giá và sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
2. Giả sử Chính phủ đánh thuế làm cho sản lượng cân
bằng giảm xuống bằng 84 sp. Xác định mức giá cân
bằng mới và phần thuế mỗi bên phải chịu trên mỗi
đơn vị sản phẩm. Sự thay đổi lợi ích của của người
tiêu dùng và nhà sản xuất sẽ như thế nào? Tính tổn
thất vô ích xã hội khi chính phủ đánh thuế
Bài 8
Hàm số cung và cầu thị trường sp Y có dạng sau (Đvt của P:
ngàn$/sp, Q: ngàn sp)
QD = -4P + 300 (1)
QS = 5P + 30 (2)
a) Tính giá và sản lượng cân bằng Y. Tính CS và Tính hệ số co
giãn của cung và cầu theo giá tại mức giá cân bằng?
b) Giả sử do giá của sản phẩm Y trên thị trường là 16000$/sp, chi
phí nhập khẩu là 20%, thuế nhập khẩu là 30% so với giá. Tính
giá và sản lượng cân bằng trong nước và lượng nhập khẩu (nếu
có) của sản phẩm Y. Tính nguồn thu ngân sách nhà nước? Ai
được lợi và ai bị thiệt? Tính DWL?
c) Giả sử Chính phủ áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu
(quota) là 36000 sản phẩm. Tính giá và sản lượng cân bằng
trong nước của sản phẩm Y.
d) Giả sử giá thế giới là 40000 sản phẩm. Tính giá thị trường nội
địa và sản lượng sản xuất trong nước và lượng xuất khẩu (nếu
có) của sản phẩm Y.
Bài 9
Hàm số cung và hàm số cầu của sp X có dạng:
(D): P= -Q+120
(S): P= Q+40
(Đơn vị tính: P:USD/sp & Q: tr.sp)
a) Biểu diễn hàm số cung và hàm số cầu trên đồ thị.
b) Xác định mức giá và sản lượng cân bằng.Tính thặng dư
sản xuất và thặng dư tiêu dùng trên thị trường.
c) Nếu chính phủ qui định mức giá là 90đ/SP thì xảy ra
hiện tượng gì trên thị trường?Tổn thất vô ích?
d) Nếu chính phủ đánh thuế vào sp, làm cho lượng cân
bằng giảm xuống còn 30 tr.sp.Tính mức thuế chính phủ
đánh vào mỗi sp? Phần thuế mỗi bên gánh chịu là bao
nhiêu?Hãy tính lượng tổn thất do việc tăng thuế gây ra?
Bài 10 Cho giá bán và lượng cầu của cá nhân trên trường như sau

Saûn Giaù baùn (P)


löôïng
14 12 10 8 6 4 2 0
qA 0 5 10 15 20 25 30 35
qB 0 9 18 27 36 45 54 63
qC 0 6 12 18 24 30 36 42

a.Hãy xác định hàm số cầu thị trường?


b. Xác định giá bán và lượng cân bằng thị trường . Cho biết hàm
cung thị trường: P= Q/10+1.
c.Giả sử do thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, nên tại mỗi mức
giá người tiêu dùng đều muốn mua tăng lên một lượng bằng 50% so
với trước. Hãy xác định giá bán và lượng cân bằng mới ?
Bài 11
• Hàm cầu thị trường của sp X( bao tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu) là: QD= 50.000-200P.
( Đơn vị của P: USD/sp, Q: ngàn sp)
Trong đó hàm cầu tiêu thụ trong nước là:
QDD= 30.000-150P.
• Hàm cung của sản phẩm là: QS= 5.000+100P.
1. Hãy xác định giá bán và lượng cân bằng thị trường
2. Nếu xuất khẩu giảm 40% thì mức giá bán và lượng cân
bằng thị trường mới sẽ là bao nhiêu ?
3. Nếu CP đánh thuế 6USD/sp thì giá bán và lượng cân
bằng thị trường mới sẽ là bao nhiêu ? Ai là người chịu
khoản thuế này?
Bài tập về sự lựa chọn của người tiêu dùng
Bài 12: Cho biết : I = 1.200USD
PX =100USD/SP
PY = 300USD/SP
TUX = -1/3X² +10X
TUY = -1/2Y² +20Y
1/Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng đạt được.
2/Xác định phương trình đường ngân sách & vẽ đồ thị
3/ Tính tỷ lệ thay thế biên của X cho Y (MRSXY)
4/Nếu giá hàng hóa Y tăng lên là 400, các yếu tố khác không đổi, thì đường
ngân sách thay đổi như thế nào, xác định PATDTU mới. Xác định hàm số
cầu và đường cầu cá nhân đối với Y
5/ Giả sử thu nhập của người tiêu dùng tăng thêm 1200USD các yếu tố
khác không đổi. Khi đó đường ngân sách sẽ như thế nào? Xác định
phương án tiêu dùng tối ưu (PATDTƯ) mới
Bài 13
• I = 30USD
QX TUX QY TUY
• PX = 6USD/SP
• PY = 3USD/SP 1 50 1 75
• a. Xác định X=?, Y=? Để 2 98 2 117
TUmx. Tính TUmax
• b. I2=39USD, yếu tố khác 3 134 3 153
không đổi. Hãy tính giống 4 163 4 181
câu a.
• c. I=30UD,PY =3USD/SP, 5 188 5 206
PX2=3USD, xác định 6 209 6 230
PATDTU mới
• d. Xác định hàm cầu & vẽ 7 227 7 248
đồ thị đường cầu sản phẩm 8 242 8 265
X
9 254 9 281
Bài 14

Cho biết: I = 30USD


PX = 3USD/SP
PY = 6USD/SP
TU=(4X-8)Y
a. Xác định MUX , MUY
b.Viết phương trình & vẽ đường ngân sách?
c.Xác định X=?, Y=? Để đạt TUmax. Tính TUmax
d. PX =6USD/sp, I &PY không đổi, xác định PATDTU mới
e. Xác định hàm cầu & vẽ đồ thị đường cầu sản phẩm X
Bài 15
Cho biết : I= 400USD, PX = 5 USD/sp & PY = 10 USD/sp
TU=X.Y+2X
a) Xác định phương trình đường ngân sách và vẽ đồ thị
b) Xđ phương án tiêu dùng tối ưu và tính TUmax . Tính tỷ lệ thay
thế biên của X cho Y
c) Giả sử giá của X tăng lên gấp đôi, các yếu tố khác không đổi
thì đường ngân sách thay đổi như thế nào? Xác định phương
án tiêu dùng tối ưu và tính TUmax
d) Giả sử siêu thị thực hiện chương trình khuyến mại, nếu mua 20
hàng hóa Y (với giá 10 USD/sp) thì được tặng thêm 5 sản
phẩm . Điều này chỉ áp dụng với 20 sản phẩm đầu tiên, còn các
đơn vị tiếp theo vẫn mua với giá 10USD/sp. Hãy vẽ đường
ngân sách. Hãy xác định số lượng X, Y người tiêu dùng sẽ mua
để tối đa hóa hữu dụng. Tính TUmax
Bài 16
Cho biết I = 1000 (USD)
PT = 5 (USD/dv)
PQ =10 (USD/dv).
TU = (Q-2)T
a) Xác định T=?&Q=? để TU đạt tối đa.
b) Xác định phương trình đường ngân sách và vẽ đồ thị?
c) Tính tỷ lệ thay thế biên của T cho Q?
d) Nếu giá của hàng hóa thực phẩm (T) tăng lên gấp đôi thì
đường ngân sách thay đổi như thế nào? Xác định PA
TDTU mới. Tính tổng hữu dụng tối đa? Xác định đường
cầu cá nhân đối với thực phẩm.
19
Bài 17: về nguyên tắc sx chương 4
Hàm sản xuất của một xí nghiệp đối với sp X như sau: Q = (K-2) L.
Tổng chi phí để sx sp X là TC = 500đ. Với giá cá yếu tố sx vốn và lao động:
PK = 10đ/đv & PL = 20đ/đv.
1/ Viết phương trình đường đẳng phí & vẽ đồ thị
2/ Tìm PASXTU & sản lượng tối đa (Qmax )
3/ Tính tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn (MRTSLK )
4/Tính chi phí trung bình thấp nhất cho một sản phẩm.
5/ Giả sử giá yếu tố sx vốn tăng lên là 20đ/đv thì đường đẳng phí thay đổi
như thế nào? Xđ PASXTƯ?
6/ Gỉa sử sản lượng của xí nghiệp là 392 sp, giá của các yếu tố sản xuất
không đổi. Tìm PASX tối ưu với chi phí tối thiểu? Tính tổng chi phí
tương ứng?
7/ Giả sử tổng chi phí tăng lên gấp đôi, các yếu tố khác không đổi. Hãy xđ
PASX tối ưu? Tính sản lượng tối đa. Xđ đường mở rộng khả năng sx.
Bài 18: Tính toán chí phí cơ hội
• Giả sử có thể đi từ Hà Nội tới Sài Gòn bằng 2
cách: đi máy bay & đi tàu hỏa. Giá vé máy bay
là 1800.000 đồng & chuyến bay mất 2h. Giá vé
tàu hỏa là 850.000 đồng và mất 30h.
• Cách đi nào sẽ được lựa chọn đối với:
– Một nhà kinh doanh mà thời gian tính bằng
1.200.000 đồng/h.
– Một sinh viên mà thời gian tính bằng
30.000 đồng/h
Bài 19: về CP cơ hội & CP kế toán
• Một người thợ may quần áo bậc cao làm việc cho công ty
thiết kế thời trang với mức thu nhập là 60 triệu đồng/năm.
Ông ta dự định mở một doanh nghiệp may quần áo riêng cho
mình với dự tính rằng:
– Tiền thuê xưởng đặt máy may và khấu hao máy móc thiết
bị là 50 triệu đồng /năm.
– Tiền thuê lao động là 40 triệu đồng/năm.
– Tiền mua nguyên vật liệu ( vải, chỉ, khuy áo,…) là 15
triệu đồng /năm
– Các chi phí khác như điện nước, điện thoại,…là 5 triệu
đồng/năm
• Giả sử rằng doanh thu ông thu được từ việc bán quần áo là
200 triệu đồng
• Hãy tính chi phí cơ hội, chi phí kế toán, chi phí kinh tế và lợi
nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế của việc mở doanh nghiệp
may
Bài 20 : Chi phí cơ hội
Ông A đang làm việc cho một công ty với mức lương hàng tháng là 5
triệu đồng, có nhà đang cho thuê 10 triệu đồng/tháng. Ông có ý
định nghỉ việc, lấy lại nhà để mở cửa hàng sách.Dự tính sẽ thuê 4
nhân viên bán hàng với mức lương mỗi người là 1.5 triệu
đồng/tháng. Tiền điện nước, điện thoại hàng tháng 5 triệu đồng, chi
phí quảng cáo hàng tháng 1 triệu đồng. Tiền thuế dự kiến hàng
tháng 4 triệu đồng . Các chi phí khác 1 triệu đồng/tháng. Doanh thu
dự kiến mỗi tháng là 400 trịêu đồng, tiền mua sách chiếm khoảng
90% doanh thu, tiền lãi vay chiếm 1% doanh thu .
a) Tính chi phí kế toán, chi phí cơ hội và chi phí kinh tế hàng tháng.
b) Tính lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế từng tháng.
c) Theo bạn, ông A có nên nghỉ việc để mở cửa hàng?
d) Nếu lãi suất dự kiến là 1.5% doanh thu tháng, tiền thuế dự kiến
hàng tháng là 6 triệu; bạn hãy cho ông ta một lời khuyên.
Chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Bài 21 về nguyên tắc tối đa hóa LN
• Giả sử hàm tổng chi phí sp X của một doanh nghiệp
trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn là:
• TC = Q² + 50Q + 500
a) Xác định hàm số: TVC, AVC, AFC, AC, MC.
b) Nếu P = 750 , để tối đa hóa LN, DN sẽ sx bao nhiêu sản
phẩm? Tính lợi nhuận của DN
c) Xác định mức giá & sản lượng hòa vốn? Giá đóng cửa?
Ở mức giá nào DN tiếp tục sx trong tình trạng lỗ? Tính
sản lượng và phần lỗ tương ứng nếu giá P=80
d) Nếu P = 450 , để tối đa hóa LN, DN sẽ quyết định sx
bao nhiêu sản phẩm? Tính lợi nhuận của DN?
Bài 22: CPSX, tối đa LN , giá hòa vốn & giá đóng cửa
Có số liệu về sản lượng và tổng chi phí sản xuất sản phẩm
X như sau:
Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
(sp)
TC 40 70 96 118 138 156 175 198 224 259 309
USD

a) Tính TFC, TVC, AVC, AFC, AC, MC


b) Nếu giá thị trường P=50, thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ở
mức sản lượng nào để tối đa hoá lợi nhuận.Tính lợi nhuận
tương ứng?
c) Xác định ngưỡng sinh lời & điểm đóng cửa của doanh
nghiệp.
d) Nếu P = 26, DN sẽ quyết định sx như thế nào? Tại sao?
Bài 23: Xđ đường cung ngắn hạn của DN, giá hòa vốn

Một hãng cạnh tranh sx sp X có MC=2q+3


& TFC=25 (triệu đồng)
a) Viết các phương trình đường TVC, TC, AVC,
AFC, AC
b) Tìm điểm hòa vốn cho hãng?
c) Nếu giá thị trường là 33 (tr đ/sp) thì thặng dư
sx của DN là bao nhiêu?
d) Nếu giá P=10 (triệu đồng/sp) thì hãng có nên
sx không? Giải thích?
e) Vẽ đồ thị minh họa?
Bài 24: Xác định đường cung, giá đóng cửa

• Một hãng sx sp X xẽ hòa vốn ở mức giá 85


(ngàn đồng/sp). Có hàm TVC=2q2+5q.
a) Tìm chi phí cố định của hãng
b) Đường cung của hãng là gì?
c) Ở mức giá P=105 (ngàn đồng/sp) hãng sẽ
sx ở mức sản lượng nào & thu được lợi
nhuận bao nhiêu?
d) Tìm điểm đóng cửa cho hãng?
27
Bài 25:Tính thặng dư sản xuất của một DN

• Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biên
là: MC=6+3q. Nếu giá của sản phẩm trên thị
trường là 36 (ngàn đồng/sp) thì:
a. Hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào?
b. Thặng dư sản xuất của hãng là bao nhiêu?
c. Nếu tổng chi phí cố định của hãng là 180 (ngàn
đồng), trong ngắn hạn hãng có thu lợi nhuận
không? Khi đó hãng sẽ quyết định như thế nào?
Bài 26: Cân bằng trong thị trường CTHT
Trên thị trường sp X có 100 người mua và 50 người bán -nhà sx
(những người bán mới tự do gia nhập vào thị trường)
Hàm số cầu của mỗi người mua là như nhau và có dạng:
P = -1/2q + 20
Và tất cả những người bán đều có hàm tổng chi phí giống nhau:
TC = q² + 2q + 40
( Đvt- P:USD/sp, q:sp)
a) Thiết lập hàm số cung và hàm số cầu thị trường.
b) Xác định mức gía cân bằng và sản lượng cân bằng.
c) Tính sản lượng và lợi nhuận mà mỗi người bán thu được.
d) Nếu nhu cầu sp tăng, khiến giá thị trường tăng đến P=20, thì
mỗi người bán sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào để tối đa hoá
lợi nhuận . Tính lợi nhuận tương ứng.
VD27 :Cân bằng trong thị trường CTHT
Trên thị trường sp X có 2 người mua có hàm cầu như sau:
P = -1/10qA + 1200
P = -1/20qB + 1300
Có 10 người bán có đk sx như nhau. Và tất cả những người bán đều
có hàm tổng chi phí giống nhau:
TC =1/10 q² + 200q + 200.000
(Đvt: P:USD/sp, q: sản phẩm)
a) Thiết lập hàm số cung và hàm số cầu thị trường.
b) Xác định mức gía cân bằng và sản lượng cân bằng.
c) Tính sản lượng và lợi nhuận mà mỗi người bán thu được.
d) Nếu cung thị trường giảm 50% so với trước thì gía cân bằng và
sản lượng cân bằng.
e) Nếu CP ấn định mức giá P=800 thì xảy ra hiện tượng gì trên thị
trường? Để mức giá qui định có hiệu lực, Cp cần can thiệp
bằng biện pháp nào? Số tiền CP phải chi ra.
Bài 28: Xác định cân bằng dài hạn
• Hàm cầu thị trường của sản phẩm X trong thị trường
cạnh tranh hoàn toàn có dạng:
P=1000 - Q/20
• Một doanh nghiệp sx sp X có hàm chi phí sx dài hạn là:
LTC=Q2/10+200Q+4000
a) Xác định sản lượng cân bằng dài hạn của doanh nghiệp
b) Xác định mức giá &sản lượng cân bằng dài hạn của
ngành.
c) Giả sử các doanh nghiệp trong ngành đều có hàm
CPSX dài hạn như nhau thì có bao nhiêu doanh nghiệp
sx trong ngành?
Bài 29 : Mục tiêu sx của DNĐQ trong ngắn hạn
Giả sử thị trường hàng hóa X là thị trường ĐQHT với hàm cầu thị trường là
P =160– 4Q
Hàm chi phí trung bình của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X :
AC = 400/Q -20+Q
a/ Xác định giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa? Tính
tổng lợi nhuận, CS; PS; hệ số Lerner & DWL?
b/ Xác định giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt doanh thu tối đa? Tính
tổng lợi nhuận?
c/ Xác định giá và sản lượng để doanh nghiệp mở rộng thị trường (tối đa
hóa sản lượng) mà không bị lỗ.
d/ Xác định giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt lợi nhuận bằng 40%
CPSX
e) Nếu chính phủ đánh thuế 20USD/SP thì DN ấn định giá bán & sản lượng
ntn? Tính tổng lợi nhuận?
f) Nếu Chính phủ quy định mức giá tối đa Pmax= 80 USD/sp thì DN sẽ sx
bao nhiêu sp để tối đa hóa LN.? Tính tổng lợi nhuận?
Bài 30 ( Bài 8/T151 cũ-131 mới)
• Trên thị trường sp X có 70 người tiêu dùng với hàm
cầu cá nhân giống nhau là:
P=280-(70/4).q
• Chỉ có 1 DN duy nhất sản xuất sp X với hàm tổng
chi phí là:
TC= (1/6).Q2+30Q+15.000
a) Xác định hàm số cầu thị trường
b) Xác định hàm MR,MC.
c) Xác định P& Q để DN tối đa hóa lợi nhuận?. Tính
tổng lợi nhuận? Tính mức độ độc quyền & DWL?
d) Nếu Chính phủ đánh thuế cố định 10.000USD thì
DN có thay đổi giá cả & sản lượng không ? Tính
tổng lợi nhuận?
e) Nếu chính phủ đánh thuế 20USD/SP thì DN ấn định
giá bán & sản lượng ntn? Tính tổng lợi nhuận?
f) Xác định P& Q để DN tối đa hóa sản lượng mà không
bị lỗ ?.
g) Nếu Chính phủ quy định mức giá tối đa Pmax=172
USD/sp thì DN sẽ sx bao nhiêu sp để tối đa hóa LN.?
Tính tổng lợi nhuận?
h) Nếu muốn đạt được lợi nhuận định mức bằng 20%
CPSX, DN sẽ sx bao nhiêu sp & ấn định giá bán bao
nhiêu? Tính LN tương ứng.
i) Xác định P& Q để DN tối đa hóa doanh thu ?.Tính
tổng lợi nhuận
Bài 31 về DN độc quyềncó nhiều cơ sở sx
Một DN độc quyền sx hàng hóa Xcó hàm số cầu thị
trường là P=-Q+50.
DN có 2 nhà máy sx với hàm tổng chi phí của các nhà
máy lần lượt là :
TC1 =2Q12 +16
TC2 =Q22 +40
Hãy xác định mức giá bán & sản lượng DN nghiệp
cần sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận?. Mức sản lượng
doanh nghiệp phân bổ cho từng nhà máy là bao nhiêu
để tối thiểu hóa CPSX ? Tính tổng lợi nhuận của từng
nhà máy và của doanh nghiệp?. Vẽ đñồ thị minh họa
kq trên
Bài 32 về DN độc quyền có 2 cơ sở sx
DN đq có 2 cơ sở sx với hàm tổng chi phí tương ứng là:
TC1 =10Q12
TC2 =20Q22
DN đứng trước hàm cầu thị trường là:
P=700-5Q
(trong đó: Q= Q1 +Q2, đơn vị tính của P&TC:USD)
Xác định Q,P, để DN tối đa hóa LN . Để tối thiểu hóa
CPSX , DN sẽ phân bổ sản lượng cho các cơ sở như
thế nào (Q1, Q2 ).Tính tổng LN của doanh nghiệp? Vẽ
đồ thị minh họa
Bài 33
Công ty độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Y có 2 nhà máy,
mỗi nhà máy có hàm chi phí là:
Nhà máy 1: TC1=2Q12+ 10
Nhà máy 2: TC1=Q22+ 5
Hàm số cầu thị trường sản phẩm Y có dạng: P=200-Q
(Trong đó, Q là tổng sản lượng Q=Q1+Q2 đvt của P: USD/sp, Q:sp)
Để tối đa hóa lợi nhuận công ty độc quyền sẽ sản xuất bao
nhiêu sản phẩm và ấn định giá bán bao nhiêu? Để tối thiểu hóa chi
phí sản xuất công ty sẽ phân bổ sản lượng cho từng nhà máy bao
nhiêu sản phẩm. Tinh tổng lợi nhuận của công ty?
Bài 34
• Hàm cầu của thị trường về sách Kinh tế vi mô là :
P=20-(1/100)Q.
• Tổng chi phí cho việc xuất bản cuốn sách này là:
TC= 1000+2Q
( Trong đó giá và chi phí được tính bằng USD, Q được tính
bằng cuốn sách).
a. Xác định sản lượng và giá bán, lợi nhuận khi Nhà sách
xuất bản theo đuổi các mục tiêu:
• Mục tiêu tối đa hóa doanh thu
• Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
b. Nếu mức giá bán cao nhất quy định cho một cuốn sách
là 9USD thì lợi nhuận của Nhà xuất bản này sẽ thay
đổi ntn? Vẽ đồ thị minh họa.
Bài 35:về tổn thất vô ích do sức mạnh độc quyền
• Hàm cầu của thị trường về sp Xlà :
P = 7500 - Q.
• Tổng chi phí cho sx sp X của hãng là:
TC= Q2 +10Q+500
( Trong đó giá và chi phí được tính bằng USD, Q được tính
bằng sản phẩm).
a. Xác định sản lượng và giá bán để hãng đạt
• Mục tiêu tối đa hóa doanh thu
• Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi
nhuận
b. Tính chỉ số Lerner và tổn thất vô ích của XH.
c. Vẽ đồ thị minh họa kết quả.

You might also like