You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những
đường
A. kinh tuyến. B. kinh tuyến gốc. C. vĩ tuyến. D. vĩ tuyến gốc.
Câu 2. Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường
A. kinh tuyến B. kinh tuyến gốc. C. vĩ tuyến.      D. vĩ tuyến gốc.
Câu 3. Vĩ tuyến gốc chính là
A. chí tuyến Bắc. B. Xích đạo. C. chí tuyến Nam. D. hai vòng cực.
Câu 5. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu
vĩ tuyến?
A. 181. B. 182. C. 180. D. 179.
Câu 6. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?
A. Đức. B. Nga. C. Anh. D. Ý.
Câu 9 Nếu cách 1  ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?
0

A. 361. B. 180. C. 360. D. 181.


Câu 10. Các kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc được gọi là kinh tuyến
A. Bắc B. Nam. C. Đông. D. Tây.
Câu 15. Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của
A. Mặt Trời. B. Trái Đất. C. Sao Thủy. D. Sao Kim.
Câu 16. Bản đồ là
A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
B. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
C. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
D. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Câu 17. Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam.
Câu 18. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam.
Câu 19. Nước ta nằm ở phía nào của châu Á?
A. Tây Nam. B. Đông Nam. C. Tây Bắc. D. Đông Bắc.
Câu 20. Có bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì chúng ta dựa vào hướng
nào sau đây?
A. Hướng Nam. B. Hướng Đông. C. Hướng Bắc. D. Hướng Tây.
Câu 21. Tỉ lệ bản đồ gồm có
A. tỉ lệ thước và bảng chú giải. B. tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
C. tỉ lệ thước và kí hiệu bản đồ. D. bảng chú giải và kí hiệu.
Câu 22. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Vị trí thứ 3 B. Vị trí thứ 5. C. Vị trí thứ 9. D. Vị trí thứ 7.
Câu 23. Trái Đất có dạng hình gì?
A. Hình tròn. B. Hình vuông. C. Hình cầu. D. Hình bầu dục.
Câu 24. Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là
A. 6356 km. B. 6387 km. C. 6378 km. D. 6365 km.
Câu 25. Hành tinh nào sau đây trong hệ Mặt Trời có sự sống?
A. Trái Đất. B. Sao Kim. C. Mặt Trăng. D. Sao Thủy.
Câu 26. Khi Luân Đôn là 10 giờ, thì ở Hà Nội là
A. 15 giờ. B. 17 giờ. C. 19 giờ. D. 21 giờ.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Kinh tuyến , vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ
tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam là gì?
- Kinh tuyến là nửa đường tròn nối 2 cực trên bề mặt quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với các kinh tuyến.
- Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých ( nằm ở ngoại ô
thành phố Luân Đôn, thủ đô nước Anh). Chia quả Địa Cầu thành 2 nửa bán cầu: Bán cầu Đông và
bán cầu Tây.
- Vĩ tuyến gốc là Xích đạo chia quả Địa Cầu thành 2 nửa bán cầu: bán cầu Bắc và Bán cầu Nam.
- Kinh tuyến Đông: những KT nằm bên trái KT gốc.
- Kinh tuyến Tây là những KT nằm bên phải KT gốc.
- Vĩ tuyến Bắc là những VT nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam là những VT nằm từ Xích đạo đến cực Nam
Câu 2: Thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí?
- Kinh độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua
điểm đó.
- Vĩ độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến gốc đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.
- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó. Tọa độ xác định vị trí của 1 điểm trên
bản đồ.
Câu 3: Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên quả Địa Cầu có
bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến?
- Nếu cách nhau 1 độ thì có 180 kinh tuyến ở bán cầu Đông và 180 kinh tuyến ở bán cầu Tây=>
360 kinh tuyến.
- Nếu cách nhau 1 độ thì có 181 vĩ tuyến.
Câu 4: Quả địa cầu và bản đồ có điểm gì giống và khác nhau?
Tiêu chí Quả Địa Cầu Bản đồ
Giống nhau Mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Khác nhau Dạng hình cầu; các kinh tuyến là Trên mặt phẳng giấy; Xây dựng trên cơ
nửa đường tròn nối 2 cực trên bề sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lí
mặt quả Địa Cầu, còn các vĩ tuyến bằng biểu tượng; Mạng lưới kinh, vĩ
là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu tuyến khác nhau phụ thuộc vào phép
và vuông góc với các kinh tuyến. chiếu hình bản đồ.
Câu 5: Một số ví dụ về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
- Dùng để chỉ đường khi đi du lịch, đi đến một địa điểm bất kì (siêu thị, nhà hàng, bảo tàng,…)
hoặc khi đi lạc đường.
- Xác định được vị trí địa lí, tọa độ địa lí một điểm, khu vực, vùng.
- Phân tích, nhận xét sự phân bố dân cư, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,…
Câu 6: Trình bày cách xác định phương hướng trên bản đồ?
- Dựa vào đường kinh, vĩ tuyến:
+ Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc.
+ Đầu phía dưới kinh tuyến chỉ hướng Nam.
+ Đầu bên phải vĩ tuyến chỉ hướng Đông.
+ Đầu bên trái vĩ tuyến chỉ hướng Tây.
- Nến bản đồ không có hệ thống kinh, vĩ tuyến thì bạn buộc phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc
để xác định hướng Bắc rồi sau đó xác đinh các hướng còn lại.
Câu 7: Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Có mấy dạng tỉ lệ bản đồ?
- Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên
bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.
- Có 2 dạng tỉ lệ bản đồ:
+ Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
+ Tỉ lệ thước: Được vẽ dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương
ứng trên thực tế.
Câu 8: Kí hiệu bản đồ là gì? Có mấy loại kí hiệu bản đồ?
- Kí hiệu bản đồ là: các dấu hiệu quy ước thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Có 3 loại kí hiệu bản đồ
+ Kí hiệu điểm: sân bay, cảng biển...
+ Kí hiệu đường: ranh giới quốc gia, sông...
+ Kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, đất....
Câu 9: Trình bày vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất trong hệ Mặt Trời? Ý nghĩa của
khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời?
- Trái Đất nằm ở thứ tự thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Trái Đất có dạng hình cầu.
- Trái Đất rất rộng lớn:
+ Bán kính Xích đạo 6378km
+ Diện tích bề mặt 510 triệu km2
- Ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời: giúp Trái Đất có thể nhận 1 lượng nhiệt và
ánh sáng phù hợp để con người và sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
Câu 10: Trình bày chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả?
* Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Hướng quay từ Tây sang Đông.
- Góc nghiêng của Trái Đất không thay đổi: nghiêng góc 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo.
- Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết 1 vòng là 24h.
* Các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: gồm 3 hệ quả
a. Ngày đêm luân phiên nhau:
- Do Trái Đất có dạng khối cầu nên
Trái Đất lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa.
+ Nửa được chiếu sáng là ban ngày. Nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên
Trái Đất luân phiên có ngày và đêm.
b. Giờ trên Trái Đất
c. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể
Câu 11: Trình bày chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời và hệ quả?
* Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Hình dạng quỹ đạo: hình elip gần tròn
+ Hướng: từ Tây sang Đông (ngược chiều kim đồng hồ).
+ Thời gian quay hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (≈ 1 năm).
+ Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời trục TĐ: nghiêng 66o33’so với mặt phẳng quỹ đạo và
không đổi hướng.
* Hệ quả của chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời
a. Mùa trên TĐ
- Trong quá trình chuyển động quanh MT, trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng=> Bán cầu
Bắc và bán cầu Nam luân phiên ngả về phía Mặt Trời.=> sinh ra các mùa.
+ Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời sẽ có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn, nhận được nhiều
ánh sáng và nhiệt=> mùa nóng.
+ Bán cầu nào không ngả về phía Mặt Trời sẽ có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời nhỏ, nhận được
ít ánh sáng và nhiệt=> mùa lạnh.
- Chia 1 năm ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Các mùa tính theo dương lịch và âm - dương lich có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.
- Hiện tượng mùa có sự khác biệt theo vĩ độ:
+ Ở các vĩ độ thấp (đới nóng) hầu như nóng quanh năm do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời quanh
năm lớn.
+ Ở các vĩ độ cao (đới lạnh) hầu như lạnh quanh năm do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời quanh
năm nhỏ
+ Ở các vĩ độ trung bình: 1 năm có 4 mùa xuân - hạ - thu – đông do góc chiếu của Mặt Trời thay
đổi đáng kể trong năm.
b. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa
- Trong khi chuyển động quanh MT, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng=> độ dài thời
gian ban ngày và ban đêm có sự thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.
- Thời gian các mùa ở 2 nửa cầu( theo dương lịch)
+ Vào ngày 22/6: BCB ngả về phía MT nên là mùa nóng có ngày dài, đêm ngắn. NBC là mùa
lạnh có ngày ngắn đêm dài.
+ Vào ngày 22/12: NBC ngả về phía MT nên là mùa nóng có ngày ngắn đêm dài. BBC là mùa
lạnh có ngày dài đêm ngắn.
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục TĐ nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc, nửa cầu
Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ (càng về hai cực càng biểu hiện rõ).
Câu 12: Trình bày cấu tạo của Trái Đất? Kể tên các mảng kiến tạo ( địa mảng) cấu tạo nên lớp
vỏ Trái Đất?
* Cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp Manti, Lớp Nhân
Đặc điểm Lớp vỏ Lớp manti Lớp nhân
Độ dày Dày từ 5-70km Dày 2900km, Dày khoảng 3400km,
Trạng thái Rắn chắc Từ quánh dẻo đến Từ lỏng đến rắn
lỏng
Nhiệt độ. Nhiệt độ tối đa Nhiệt độ khoảng Nhiệt độ cao nhất khoảng
10000C. 1500-37000C. 50000C.

- Đặc điểm về độ dày, trạng thái và nhiệt độ của 3 lớp khác nhau:
* Kể tên các mảng kiến tạo: Gồm 7 mảng:
+ Mảng Thái Bình Dương + Mảng Nam Cực
+ Mảng Âu-Á + Mảng Bắc Mỹ
+ Mảng Nam Mỹ
+ Mảng Phi
+ Mảng Ấn Độ-Ôxtraylia

You might also like