You are on page 1of 7

CHỦ ĐỀ: NITROGEN

NỘI DUNG: NITRIC ACID


I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được cấu tạo của HNO3, tính acid, tính oxi hóa mạnh trong một số ứng
dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: HS đọc trước SGK
- Năng lực hợp tác, làm việc nhóm: HS thảo luận và làm việc theo nhóm để đạt
được kết quả của hoạt động
b. Năng lực đặc thù
- Nêu được cấu tạo của HNO3, tính acid, tính oxi hóa mạnh
3. Về phẩm chất
- Trách nhiệm: Hăng hái tham gia hoạt động, tích cực phát biểu xây dựng nội
dung bài học, làm theo hướng dẫn của GV
- Siêng năng: Đọc và tìm hiểu trước nội dung của bài học trong SGK
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: phiếu học tập, video mô phỏng thí nghiệm, laptop, máy chiếu, …
- Học sinh: bút, vở, sách giáo khoa
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và khởi động
1. Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu nội dung buổi học
2. Nội dung:
- HS trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ để kiểm tra bài cũ và tìm ra nội
dung buổi học
3. Sản phẩm

4. Tổ chức hoạt động:


- GV yêu cầu mỗi HS trả lời một câu hỏi kiểm tra bài cũ
- GV giới thiệu nội dung bài học “Nitric Acid”: Nitric acid là một trong những
thành phần chính gây ra mưa acid làm ảnh hưởng đến thiên nhiên và một số
công trình xây dựng. Buổi học hôm nay sẽ tìm hiểu về nitric acid HNO3
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Cấu tạo của HNO3
1. Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo của HNO3
2. Nội dung: HS quan sát hình ảnh 3D và viết lại công thức cấu tạo của HNO3
3. Sản phẩm:

4. Tổ chức hoạt động:


- GV cho HS quan sát hình ảnh 3D và yêu cầu HS viết lại công thức cấu tạo của
HNO3
Hoạt động 2.2: Tính chất hóa học HNO3
GV yêu cầu HS dự đoán các tính chất hóa học có thể có của HNO3 dựa vào
công thức cấu tạo và số oxi hóa
Dự đoán: Tính acid (H+), tính oxi hóa (N có số oxi hóa cao nhất)
Hoạt động 2.2.1. Tính acid
1. Mục tiêu: HS nêu được HNO3 có tính acid làm đổi màu quỳ tím, tác dụng
được với basic oxide, muối, base
2. Nội dung: HS quan sát thí nghiệm mô phỏng HNO3 với quỳ tím, tác dụng với
base, basic oxide, muối từ đó trả lời PHT và rút ra kết luận về tính chất của
HNO3
PHIẾU HỌC TẬP 1: TÍNH ACID CỦA HNO3
Thí nghiệm 1: …………
- Nêu hiện tượng quan sát được
- Dự đoán và viết PTPU (nếu có)
Thí nghiệm 2: …………
- Nêu hiện tượng quan sát được
- Dự đoán và viết PTPU (nếu có)
Thí nghiệm 3: …………
- Nêu hiện tượng quan sát được
- Dự đoán và viết PTPU (nếu có)
Thí nghiệm 4: …………
- Nêu hiện tượng quan sát được
- Dự đoán và viết PTPU (nếu có)
3. Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP 1: TÍNH ACID CỦA HNO3
Thí nghiệm 1: Nitric acid và chất chỉ thị màu
- Nêu hiện tượng quan sát được  Hiện tượng: Quỳ tím hóa đỏ
- Dự đoán và viết PTPU (nếu có)

Thí nghiệm 2:  Nitric acid tác dụng với base – Ba(OH)2  Hiện tượng: dung dịch phenolphthalein
trở về không màu, chứng tỏ nitric acid
- Nêu hiện tượng quan sát được đã tác dụng với base
- Dự đoán và viết PTPU (nếu có) 2HNO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + H2O
Thí nghiệm 3: Nitric acid tác dụng với oxide - CuO  Hiện tượng: CuO tan dần, dung dịch
- Nêu hiện tượng quan sát được chuyển sang màu xanh

- Dự đoán và viết PTPU (nếu có) 2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

Thí nghiệm 4: Nitric acid tác dụng với muối – CaCO3  Hiện tượng: CaCO3 tan dần, sủi bọt khí
không màu, khí sinh ra làm tắt ngọn lửa
- Nêu hiện tượng quan sát được
đang cháy
- Dự đoán và viết PTPU (nếu có)
2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2 +
  H2O

4. Tổ chức hoạt động


- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát PHT cho các nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm mô phỏng sau đó thảo luận trả lời PHT
trong 5 phút
- GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày kết quả của một thí nghiệm, các nhóm khác
nhận xét và bổ sung
- GV chỉnh sửa và kết luận: HNO3 có tính acid làm đổi màu quỳ tím, tác dụng
được với basic oxide, muối, base
Hoạt động 2.2.2: Tính oxi hóa
1. Mục tiêu: HS nêu được HNO3 có tính oxi hóa mạnh
2. Nội dung: HS quan sát thí nghiệm mô phỏng HNO3 với kim loại và phi kim
từ đó trả lời PHT và rút ra kết luận về tính oxi hóa của HNO3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: TÍNH OXI HÓA CỦA HNO3
Thí nghiệm 1: tác dụng với kim loại – Cu
a. nitric acid đặc
b. nitric acid loãng
- Nêu hiện tượng quan sát được
- Viết PTPU
Thí nghiệm 2: tác dụng với phi kim
- Nêu hiện tượng quan sát được
- Viết PTPU

3. Sản phẩm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: TÍNH OXI HÓA CỦA HNO3
Thí nghiệm 1: tác dụng với  a. HT: mảnh đồng tan, có khí nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển
kim loại – Cu thành màu xanh
a. nitric acid đặc Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
b. nitric acid loãng b. HT: mảnh đồng tan, khí thoát ra bên trong ống nghiệm không
màu, khi ra không khí chuyển thành nâu đỏ, dung dịch chuyển sang
- Nêu hiện tượng quan sát
màu xanh
được
3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
- Viết PTPU

Thí nghiệm 2: tác dụng với  HT: Lưu huỳnh tan dần, xuất hiện khí màu nâu đỏ. Khi thử sản
phi kim phẩm với dung dịch BaCl2 thấy kết tủa trắng
- Nêu hiện tượng quan sát S + 6HNO3 đặc nhiệt

độ H SO + 6NO + 2H O
2 4 2 2
được
- Viết PTPU

4. Tổ chức hoạt động


- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát PHT cho các nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm mô phỏng sau đó thảo luận trả lời PHT
trong 5 phút
- GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày kết quả của một thí nghiệm, các nhóm khác
nhận xét và bổ sung
- GV chỉnh sửa và kết luận: HNO3 có tính oxi hóa mạnh
HNO3 + chất khử (kim loại/ phi kim) ⟶ muối cao nhất của kim loại/sp có số
oxh cao nhât
+ sp khử của N ( NO2, NO, N2, N2O, NH4NO3) + H2O

Mở rộng: Fe, Al thụ động trong HNO3 đặc, nguội vì vậy thường dùng bình

bằng Al, Fe để đựng HNO3 khi vận chuyển

Hoạt động 2.3: Ứng dụng và tác hại của HNO3

1. Mục tiêu: HS nêu một số ứng dụng và tác hại của HNO3
2. Nội dung: HS xem video và nêu một số ứng dụng/ tác hại của HNO3
3. Sản phẩm:
- Ứng dụng: sản xuất phân bón, làm thuốc nổ,….
- Tác hại: gây mưa acid làm chết động/thực vật và gây hại cho các công trình
kiến trúc
4. Tổ chức hoạt động:
- GV cho HS xem video và yêu cầu HS nêu một số ứng dụng/tác hại của HNO3
- GV bổ sung một số ứng dụng/tác hại
Hoạt động 3: Củng cố
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức của buổi học
2. Nội dung: HS hoàn thành sơ đồ tư duy đơn giản của GV chuẩn bị
3. Sản phẩm:

4. Tổ chức hoạt động:


- GV chia lớp thành 3 nhóm
- GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ tư duy đơn giản trong thời gian 5p
- GV yêu cầu một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác chỉnh sửa bổ sung
- GV chỉnh sửa bài làm

You might also like