You are on page 1of 2

Bài 1.

Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
FeO + 2HCl FeCl2 + H2O
Bài 2. Viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa
a. Al2O3 Al2(SO4)3 AlCl3 Al(OH)3 Al2(SO4)3
(1) Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
(2) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 2AlCl3 + 3BaSO4
(3) AlCl3 + 3KOH Al(OH)3 + 3KCl
(4) 2Al(OH)3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 6H2O
b. Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3 Fe (OH)3
(1) Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 2Fe(OH)3 + 3BaSO4
(2) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
( nhiệt phân bazo không tan => Oxit bazo + H2O)
(3) Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O

(4) FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl


Bài 3. ( Có giới hạn thuốc thử - quỳ tím)
a. Có bốn dung dịch đựng trong các ống nghiệm riêng biệt bị mất nhãn là
NaOH, H2SO4, Ba(OH)2, BaCl2. Chỉ được dùng một thuốc thử tùy chọn, em hãy
nêu phương pháp hóa học để phân biệt bốn dung dịch này. Viết các phương trình
hóa học minh họa.
+ Phân loại các nhóm chất
NaOH, Ba(OH)2 => Bazo
H2SO4 => Axit
BaCl2 => Muối
( Dùng quỳ tím để nhận biết, ba zo làm quỳ tím chuyển xanh, axit chuyển
mầu đỏ, không làm đổi mầu muối và nước)
b. Có bốn dung dịch đựng trong các ống nghiệm riêng biệt bị mất nhãn là
Na2SO4, Ba(OH)2, H2SO4, KOH. Chỉ được dùng một thuốc thử tùy chọn, hãy nêu
phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch trên. Viết các phương trình hóa
học minh họa.
Bài 4.
4.1. Hoà tan 26 gam kim loại Zn vào 400g dung dịch HCl 21,9 %.
a. Tính số mol Zn, HCl và viết phương trình hóa học
b. Xác định nồng độ % các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Giải C% = mct/mdd . 100% => mct
- Số mol của Zn = 26/65 = 0,4 (mol)
- Khối lượng của HCl = C%. mdd : 100% = 400. 21,9%/ 100% = 87,6 (g)
- Số mol HCl = m/M = 87,6/ 36,5 = 2,4 (mol)
- PTHH: Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
1 2 1 1
0,4 2,4
- Xét tỉ lệ nZn đb/ nZnpt với nHClđb/ nHClpt
0,4/1 < 2,4/2
=> Lượng HCl dư => tính lượng sản phẩm theo Zn
=> Số mol ZnCl2 = Số mol Zn = 0,4
Só mol HCl dư = 2,4 – (0,4 x 2) = 1,6
=> Khối lượng ZnCl2 = n. M = 0,4 .( 65 + 2.35,5) = 54,4 (g)
Khối lượng HCl dư = n. M = 1,6 . 36,5 = 58,4 (g)
- Khối lượng dd sau phản ứng = Khối lượng trong dd ban đầu – khối lượng H2
( Số mol H2 tạo ra = số mol Zn = 0,4 mol
 Khối lượng H2 = n. M = 0,4 . 2 = 0,8 g)
= ( Zn + HCl) – (H2)
= (26 + 400) – 0,8 = 425,2 (g)
Nồng độ % các chất trong dung dịch sau phản ứng
C% ZnCl2 = mZnCl2/ mdd sau phản ứng . 100% = 54,4/ 425,2 . 100% = 12,79%
C% HCl dư = mHCl dư/ / mdd sau phản ứng . 100%
= 58,4/ 425,2 . 100% = 13,73%
4.2. Hoà tan 22,4 gam kim loại Fe vào 400g dung dịch HCl 29,2 %.
a. Tính số mol Fe, HCl và viết phương trình hóa học
b. Xác định nồng độ % các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
( Khối lượng dd sau phản ứng = Khối lượng các chất trước phản ứng – Khối lượng
kết tủa – Khối lượng bay hơi (khí).

You might also like