You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


----------------------------------

Đặng Nguyễn Minh Huyền

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


SINH HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TỔNG QUAN:
Vai trò thực vật ngập mặn trong vấn đề xử lý ô nhiễm
môi trường biển ở Việt Nam.

Nha Trang, tháng 05 năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


----------------------------------

Đặng Nguyễn Minh Huyền

Lớp: BIO 021A, Khóa 2021 – 2023

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

SINH HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TỔNG QUAN:
Vai trò thực vật ngập mặn trong vấn đề xử lý ô nhiễm
môi trường biển ở Việt Nam.

Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm

Mã số : 8 42 01 14

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Văn Tú

Nha Trang, tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN ......................................................... 2
1.1. KHÁI NIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN................................... 2
1.2. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM BIỂN Ở VIỆT
NAM ............................................................................................................... 2
1.2.1. Thực trạng ô nhiễm biển ở Việt Nam .................................................... 2
1.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển ở Việt Nam ......................................... 3
1.2.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển .................................................. 6
1.3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC .................................................................. 7
1.4. THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN............ 8
II. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN TRONG VẤN ĐỀ XỬ LÍ
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM ............................................. 8
2.1. KHÁI NIỆM THỰC VẬT NGẬP MẶN .............................................. 8
2.2. PHÂN BỐ THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM ......................... 9
2.3. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN TRONG VẤN ĐỀ XỬ LÍ
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN ................................................................... 10
2.3.1. Thực vật ngập mặn góp phần duy trì bền vững năng suất thủy sản ven
bờ ............................................................................................................. 11
2.3.2. Thực vật ngập mặn giải quyết các vấn đề môi trường ô nhiễm môi
trường biển do ngành vận tải biển ................................................................... 12
2.3.3. Thực vật ngập mặn góp phần làm giảm sự bào mòn hay sạt lở núi đồi
cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển. ................................... 14
2.4. THỰC TRẠNG THỰC VẬT NGẬP MẶN THỊ THU HẸP, BÁO
ĐỘNG MẤT AN TOÀN ................................................................................. 14
III. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ RỪNG NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY ............................................................................................................. 15
3.1. NGĂN CHẶN HƠN LÀ TÁI TẠO RỪNG........................................ 15
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN THỰC VẬT NGẬP
MẶN ............................................................................................................. 17
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 21
MỞ ĐẦU

Một đất nước không thể phát triển nếu như không biết cách bảo vệ thiên nhiên.
Đất, nguồn nước, bầu không khí… không chỉ là điều kiện sống cần thiết cho mỗi
người mà còn là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của cả một quốc gia.
Franklin Delano Roosevelt một nhà chính trị gia, luật sư người Mỹ, Tổng thống thứ
32 của Hoa Kỳ cũng đã từng nói rằng: “Quốc gia nào không biết bảo vệ đất là đang
tự tay giết chính mình. Rừng là lá phổi của chúng ta. Nó giúp làm sạch không khí và
tạo ra sức mạnh tươi mới cho tất cả mọi người. Việt Nam đang đối mặt với nhiều
nguy cơ và thách thức khi tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi
trường biển nói riêng ngày càng trở nên nặng nề hơn. Nếu không kịp thời khắc phục
thì hệ lụy của ô nhiễm biển sẽ kéo dài tới cả các thế hệ sau này. Ô nhiễm môi trường
biển là khi nước biển bị biến đổi tính chất do các nguyên nhân khác nhau gây nên,
gây ảnh hưởng tiêu cực tới chỉ số sinh hóa của biển. Bên cạnh đó, ô nhiễm gây hại
tới sức khỏe con người và các sinh vật sống trong nước biển. Nước biển ô nhiễm
không chỉ gây mất mỹ quan mà còn khiến nhiều giống loài tuyệt chủng hoặc đứng
trên nguy cơ tuyệt chủng.Vào ngày 12.9.2021 đã diễn ra hội thảo Quản lý rừng ngập
mặn hiệu quả dựa vào cộng đồng do tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, phối hợp
trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng và cục Khí tượng thủy văn,
Biến đổi khí hậu tổ chức tại Hà Nội và cuộc họp Ban chỉ đạo khu vực lần thứ 10
Sáng kiến Rừng ngập mặn cho Tương lai tại Hội An từ ngày 11-14.9.2021 với sự
tham gia của 9 nước thành viên gồm: Việt Nam, Thái Lan, Sri Lanka, Maldives, Ấn
Độ, Indonesia, Băng-la-đet, Pakistan, Seychelles. Điều này cho thấy tầm quan trọng
của hệ sinh thái thực vật ngập mặn đối với Việt Nam và thế giới nói chung trong bối
cảnh biến đổi khí hậu đang là thách thức chung của loài người để giải quyết các vấn
đề ô nhiễm môi trường biển.Vậy ô nhiễm môi trường biển là gì, vai trò của thực vật
ngập mặn trong vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam như thế nào hiện
nay sẽ được trình bày trong bày tiểu luận “Vai trò thực vật ngập mặn trong vấn đề
xử lý ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam.”

1
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN
Thực trạng ô nhiễm môi trường biển hiện nay rất nghiêm trọng, gây ảnh
hưởng đến nguồn nước biển, kéo theo các loài sinh vật dưới biển có nguy cơ ảnh
hưởng nghiêm trọng đe dọa gây tác hại trực tiếp hệ sinh thái biển và có nguy cơ
rất cao dẫn đến tuyệt chủng.

1.1. KHÁI NIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN


Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị thay đổi tính chất do
những nguyên nhân gây ô nhiễm gây ra. Những tác động xấu sẽ ảnh hưởng đến
những chỉ số vật lý, hóa học của nước bị thay đổi gây hại đến các sinh vật
biển. Thậm chí còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, cảnh quan môi trường và sau
đó gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng rất nặng. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi
trường biển còn gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người, ảnh hưởng nặng nề đến
các hoạt động kinh tế và những hoạt động sống của con người. Ô nhiễm môi
trường biển hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại.

1.2. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM BIỂN Ở VIỆT


NAM
1.2.1. Thực trạng ô nhiễm biển ở Việt Nam
Việt Nam có tới hơn 100 con sông, trong đó hơn 10 con sông đang ở mức độ
ô nhiễm nặng môi trường rất nặng, điển hình như sông Đáy, sông Cầu, sông Thị
Vải… và một điều đáng nói ở đây là tất cả các con sông bị ô nhiễm đó đều đổ ra
biển kéo theo các nguồn ô nhiễm như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt
là nước thải chưa xử lý có mang theo hóa chất độc hại, … từ đất liền. Hơn nữa,
biển Việt Nam có đặc điểm là dòng hải lưu sẽ thay đổi theo mùa, tàu thuyền tấp
nập khá nhiều, vì vậy môi trường biển Việt Nam thường xuyên bị ô nhiễm bởi rác
thải nhựa, thậm chí cả ô nhiễm rác thải sinh hoạt gây sức ép rất lớn lên hệ sinh
thái biển và ven biển. Môi trường biển ngày nay liên tục biến đổi theo xu hướng
xấu đi và lượng chất thải không qua xử lý được đổ trực tiếp ra các lưu vực sông,
vùng ven biển ngày càng nhiều, sau đó được đổ trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi
trường biển rất nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

2
Hình 1: Môi trường biển bị ô nhiễm do rác thải

Bên cạnh đó, hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải
biển, đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm
dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm
rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải
nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28
tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500
tấn/ngày). Không những ô nhiễm mà nguồn tài nguyên biển tại Việt Nam đang bị
khai thác cạn kiệt. Điều này gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.

Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ
môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức.
Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến
mức báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã
hội của nhiều quốc gia.

1.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển ở Việt Nam


1.2.2.1 Nguyên nhân tự nhiên

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đó là nguyên nhân
sự biến đổi của các hiện tượng tự nhiên.
- Sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển cũng là một nguyên nhân
tự nhiên gây hiện tượng chết hàng loạt các loài sinh vật biến, làm cho nguồn nước
biển bị biến đổi tính chất, làm thay đổi theo chiều hướng xấu đi.

3
- Do sự bào mòn hay sạt lở núi đồi cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi
trường biển. Nguyên nhân là do núi bị sạt lở làm cho lượng đất đá bị đẩy trôi
xuống dốc đổ ra sông, ra biển.
- Do sự phun trào của núi lửa tạo ra các khí metan, clo, lưu huỳnh,… bị đẩy ra
ngoài khi ở sâu trong các tầng nham thạch nên Khiến không khí trở nên ô nhiễm
sau đó làm các bụi khí này sẽ bốc lên cao và theo hơi nước tích tụ lại , nước mưa
rơi xuống gây ô nhiễm.
- Do triều cường nước dâng cao nên gây ô nhiễm các dòng sông, những nước
sông ô nhiễm đổ ra biển nên môi trường biển cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
- Do các chất hòa tan có nhiều chất muối khoáng chứa nồng độ quá cao, trong đó
thậm chí có chứa những chất gây ung thư cao như Asen, kim loại nặng…
1.2.2.2 Nguyên nhân do tác động con người

- Hoạt động đánh bắt thủy sản: Trong hoạt động đánh bắt thủy sản, con người đã
sử dụng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản. Việc khai thác này
rất khó có thể mà kiểm soát được, hiện nay vẫn còn sử dụng các phương pháp này
tràn lan. Hậu quả nó rất nghiêm trọng, khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Thậm
chí xác thủy hải sản còn sót lại trên biển sẽ bị phân hủy, đe dọa đến sự sống và
tăng cao nguy cơ tuyệt chủng ở các loài.

- Hoạt động bảo tồn chưa tốt: Rừng ngập mặn ven biển, vùng nước lợ và các hệ
rạn san hô chưa được bảo tồn tốt do đó gây mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển,
nghiêm trọng hơn đó là làm mất đi môi trường sống của một số loài.

- Sự gia tăng rác thải ngày càng lớn: Cùng với sự phát triển về kinh tế đó là sự gia
tăng một lượng lớn chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,…
Lượng nước thải chưa được xử lý, làm sạch được các khu đô thị, nhà máy sản
xuất công nghiệp đổ ra sông một cách mạnh mẽ, cuối cùng nó sẽ theo dòng chảy
ra rồi đổ những chất ô nhiễm này ra biển gây ô nhiễm môi trường biển nặng nề.

Ngoài ra, hoạt động kinh tế cùng góp phần mạnh mẽ trong việc gây ô nhiễm môi
trường biển như: vứt rác thải bừa bãi, tại các bãi biển nó đã cuốn xuống biển gây
ảnh hưởng, đe dọa sự sống cho các sinh vật biển.

Theo ước tính, hàng năm có khoảng 50 triệu tấn các chất thải gồm: đất, cát, rác
thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ các chất thải rắn được đổ ra biển. Trong
những chất thải này sẽ có một số chất thải loại sẽ lắng tại vùng biển ven bờ, số

4
còn lại sẽ bị phân hủy và lan truyền trong khối nước biển, gây ô nhiễm môi trường
biển rất nghiêm trọng.

- Khai thác dầu khoáng: Một trong những nguyên nhân nghiêm trọng mà con
người gây ra cho môi trường biển đó là khai thác dầu, đặc biệt là những sự cố tràn
dầu. Những sự cố tràn dầu đã gây ô nhiễm môi trường biển rất nghiêm trọng nó
ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái thái biển, thảm cỏ biển, vùng triều bãi cát,
đầm phá và các rạn san hô, làm giảm khả năng sức chống đỡ và khả năng tự khôi
phục của hệ sinh thái. Nếu hàm lượng dầu trong nước tăng cao, thì lớp dầu này sẽ
gây cản trở sự trao đổi giữ oxy trong không khí và nước biển, đây là một nguyên
nhân gây cho các sinh vật biển bị chết hàng loại.

Hình 2: Dầu tràn làm ô nhiễm môi trường biển

Dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương nghiêm trọng đến hệ sinh thái, thậm chí
nghiêm trọng hơn là suy vong hệ sinh thái biển. Bởi vì trong thành phần của dầu
có chứa nhiều chất khác nhau, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật ngay
lập tức, nặng hơn nó còn có thể gây chết cả quần thể. Nếu dầu thấm vào vùng cát,
bùn ở ven biển có thể gây ra ảnh hưởng trong một thời gian rất dài.

Ngoài hiện tượng tràn lan trên biển, dầu cũng có thể trôi dạt vào bờ, bám vào
đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành
du lịch. Bên cạnh đó nó còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, làm
hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường biển. Ngoài ra,
5
khói hoặc xăng dầu từ các tàu thuyền trên biển cũng là nguyên nhân khiến nước
biển ngày càng bị ô nhiễm.

1.2.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển


Ô nhiễm môi trường biển gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh
thái và cả con người. Trong đó có một số hậu quả chính sau:

- Ô nhiễm môi trường biển làm mất mỹ quan môi trường biển đảo, khiến doanh
thu ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề. Ngoài ra ô nhiễm môi trường biển còn làm
hư hỏng những thiết bị máy móc, những thiết bị khai thác tài nguyên biển, ảnh
hưởng đến vận chuyển đường thủy.

- Ô nhiễm môi trường biển còn làm suy thoái đa dạng sinh học biển, gây hại đến
sinh vật biến, đe dọa hệ sinh thái loài, điển hình là hệ sinh thái san hô. Đặc biệt
phá hoại sự sống và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật đại dương, những thủy
hải sản gần bờ, xa bờ tác động đến các ngành khai thác biển và kìm hãm sự phát
triển kinh tế biển,..

Hình 3 Tình hình ô nhiễm môi trường biển cả nước

6
1.3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
- Sử dụng các giải pháp sinh học khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
biển: Đối với những tác động do những hiện tượng tự nhiên gây ra chúng ta có
thể xây dựng các hệ thống đê, kè, để kiểm soát được những biến động cũng như
dễ dàng ứng phó với tình trạng thiên tai, lũ lụt,.. xảy ra bất thường. Ngoài ra, bạn
có thể sử dụng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn,.. có nguồn
gốc từ thiên nhiên để làm sạch môi trường như: vôi, than hoạt tính gáo dừa,.. Bên
cạnh đó, chúng ta nên tích cực phát động, cũng như tham gia những hoạt động
dọn dẹp vệ sinh môi trường và nâng cao những kiến thức về giáo dục, ý thức bảo
vệ môi trường ngay từ trên ghế nhà trường.
- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác: Kiểm soát chặt chẽ các hoạt
động khai thác là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển khá
hiệu quả do đó chúng ta cần có những hoạt động tuần tra và tiến kiểm soát các
hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển phải thật tốt. Bên cạnh đó một giải pháp
khác nữa là nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất nổ, kích điện hay hóa chất
độc hại để bắt thủy hải sản, vì những hoạt động này sẽ khiến các loài sinh vật biển
đặc biệt là thủy hải sản bị chết hàng loạt, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng loài khá
cao. Để răng đe hành động này mạnh mẽ chúng ta cần có những chế tài xử phạt
nghiêm khắc với những hành vi cố tình hay không chấp hành luật pháp của nhà
nước. Hơn nữa, những hoạt động tuần tra, kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai
thác trên biển là một hoạt động không thể thiếu.

Ngoài ra, chúng ta cần quy hoạch các hoạt động đánh gần bờ, xa bờ theo các khu,
cụm, làng nghề,.. để tránh tình trạng khai thác một cách tràn lan, dẫn đến tình
trạng khó quản lý như hiện nay.

- Kiểm soát và xử lý triệt để vấn đề nước thải: Với thực trạng ô nhiễm môi
trường biển như hiện nay, nước thải và chất thải từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm rất đáng chú ý đến. Do đó, cần xây
dựng những hệ thống xử lý chất thải, nước thải để đảm bảo nước thải được xử lý
trước khi xả ra môi trường biển. Giáo dục, nâng cao ý thức người dân.

Một trong những giải pháp dài lâu đó là cần nâng cao ý thức người dân và tích
cực phát động những hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường theo định kỳ hàng
7
tháng, hàng năm và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ trên
ghế nhà trường.

1.4. THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển chạm ngưỡng báo động là một thách
thức cực kỳ lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển. Không chỉ ảnh hưởng
đến hệ sinh thái mà ô nhiễm còn kéo theo các hệ lụy về kinh tế. Rác thải không
qua xử lý đổ trực tiếp ra lưu vực sông, vùng ven biển ngày càng cao, tàu bè hoạt
động trên biển nhiều, sức ép từ tình trạng ô nhiễm hữu cơ, dầu, rác thải nhựa đã
khiến môi trường biển ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Tại vùng biển nước ta có
khoảng 340 giếng khoan dùng để khai thác dầu khí, thăm dò cùng với lượng chất
thải rắn phát sinh lớn khoảng 5.600 tấn, trong đó có 20 đến 30% chất thải rắn nguy
hại. Tất cả số chất thải này hiện vẫn chưa có bãi chữa, cũng như điểm xử lý. Đặc
biệt, vùng biển Việt Nam hiện nay có khoảng 100 loài hải sản đang nằm trong
mức độ nguy cấp. Đồng thời có trên 100 loài đã có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
Nguồn lợi về hải sản ngày càng có giảm về sản lượng và trữ lượng kéo theo sự
suy giảm của nền kinh tế đang trên đà phát triển.

Nếu như trước đây chúng ta có thể khai thác được nguồn hải sản khoảng
800kg tại rừng ngập mặn, thì hiện nay con số thu được chỉ bằng 1/20. Cùng với
đó, năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn cũng bị giảm đáng kể.
Năm 1980 có khoảng 200 kg/ha/vụ nhưng cho đến nay chỉ còn 80/kg/ha/vụ. Ô
nhiễm môi trường biển để lại những hậu quả và hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
Chính vì thế, mỗi cá nhân, tổ chức đều phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,
chung tay khắc phục ô nhiễm để trả lại vùng biển sạch, đẹp, giàu tài nguyên trong
tương lai.

II. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN TRONG VẤN ĐỀ XỬ LÍ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM
2.1. KHÁI NIỆM THỰC VẬT NGẬP MẶN
Thực vật ngập mặn là bao gồm nhiều loại cây sống trong các khu vực nước
mặn ven biển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi đây, những thực vật khác
rất khó để sinh trưởng và phát triển. Phần lớn những khu vực này lộ ra khi thuỷ

8
triều xuống thấp và bị ngập nước khi mực nước triều dâng lên. Chính vì những
điều kiện khắc nghiệt đó nên chỉ có một số loại cây ngập mặn với các đặc tính của
mình mới có thể thích nghi được.Thực vật ngập mặn có vai trò rất lớn đối với hệ
sinh thái cũng như là đời sống của con người.
Nước ta với khoảng 3260 km đường bờ biển dọc 28 tỉnh, thành phố, chính
vì vậy thực vật ngập mặn Việt Nam phân bố dọc khắp dải đất hình chữ S. Diện
tích thực vật ngập mặn ở Việt Nam vào khoảng 209.741 ha, trong đó thực vật
ngập mặn ở Đồng Bằng sông Cửu Long khoảng 91.080 ha (vào năm 2005).
Có thể kể đến một số khu rừng ngập mặn lớn ở Việt Nam như rừng ngập
mặn Cần Giờ, rừng ngập mặn Rú Chà – Huế, rừng ngập mặn nguyên sinh Tam
Giang, rừng ngập mặn Cà Mau… Chỉ tính riêng diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ
đã rơi vào khoảng hơn 37.000 ha – đây được mệnh danh là khu rừng ngập mặn
đẹp nhất Đông Nam Á.
Tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với môi trường sinh thái đã được các
nhà khoa học khẳng định từ lâu. Đặc biệt trong tương lai, rừng ngập mặn còn là
cứu cánh của con người trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, khi mực nước
biển dâng cao.
2.2. PHÂN BỐ THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, rừng ngập mặn có khoảng 37 loại cây ngập mặn khác nhau
phân bố chủ yếu tại các vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long có chủng loại đa dạng hơn cả. Đồng
thời đây cũng là khu vực có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất tại Việt Nam với
hơn 90000 hecta. Có thể kể đến một số địa danh rừng ngập mặn nổi tiếng: Cần
Giờ, rừng ngập mặn Rú Chà – Huế, rừng ngập mặn nguyên sinh ở Tam giang, Cà
Mau,…
Ở Việt Nam, 29 tỉnh thành vùng ven biển đều có rừng ngập mặn, phân bố
dài từ Mong Cái đến Hà Tiên. Tuy nhiên, rừng ngập mặn tập trung phần lớn và
phát triển mạnh ở phía Nam. Còn vùng phía Bắc, rừng ngập mặn chỉ tồn tạo quy
mô nhỏ và thấp.

9
Thực vật ngập mặn có diện tích lớn nhất việt nam chủ yếu ở khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, tiêu biểu là tỉnh Cà Mau. Với chủng loại các cá thể vô cùng
đa dạng ở rừng ngập mặn U Minh và rừng Sác ở Cần Thơ ở TP.HCM. Đều được
công nhận là khu dự trữ sinh quyển quan trọng trên thế giới.
Với số lượng quần xã thực vật ngập mặn đa dạng và lớn. Trong đó, thực vật
ngập mặn ở Cà Mau là rừng có diện tích lớn nhất ở Việt Nam. Diện tích rừng ở
Cà Mau đạt hơn 63000 hecta, theo ghi nhận vào năm 2012. Rừng ngập mặn Cà
Mau được xem là khu vực rừng có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau
rừng ngập mặn Amazon.
Trong đó, hai huyện Ngọc Hiển và Năm Căn thuộc là khu vực tập trung nhiều
rừng ngập mặn tại Cà Mau. Tiếp đến, rừng đước còn được phân bổ ở các huyện
Đầm Dơi, Tân Phú và U Minh. Những khu vực nào nằm trong Khu dự trữ sinh
quyển Mũi Cà Mau, trong vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
Do điều kiện thủy văn và vị trí địa lý, Cà Mau là vùng bán đảo có ba mặt
giáp biển. Nên đường bờ biển tiếp giáp với đất liền có hệ sinh thái rừng ngập mặn
vô cùng đa dạng và phong phú. Thực vật ngập mặn như cây đước, cây vẹt, cây
bần thân gỗ lớn,… Ngoài ra còn có các loại cây mắm, chà là, su, cóc đều có khả
năng mang lại giá trị kinh tế cao.
2.3. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN TRONG VẤN ĐỀ XỬ LÍ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN
Như đã được trình bày ở trên các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường
biển thì có rất nhiều biện pháp để làm giảm ô nhiễm, vấn đề của thời đại hiện nay.
Một trong số những phương pháp vừa đem lại sự đa dạng hệ sinh thái sinh học,
vừa đem lại nguồn lợi cho con người, vừa là phương pháp sinh học an toàn nhất,
đem lại hiệu quả cao đó là biện pháp xử lí sinh học. Vai trò của thực vật ngập mặn
trong vấn đề xử lí ô nhiễm môi trường biển được đề cao không chỉ Việt Nam mà
toàn thế giới, tất cả các quốc gia giáp biển.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được vai trò của thực vật ngập mặn trong
việc giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội do ngành vận tải biển. Để có thể
duy trì và mở rộng diện tích thực vật ngập mặn từ đó tăng cường khả năng giảm
10
thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu đồng thời hỗ trợ ngành vận tải biển thực
hiện tốt hơn cam kết bảo vệ môi trường của mình, cần có nhiều chính sách tạo ra
nguồn tài chính bền vững như cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng. Định hướng
xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn không chỉ phù hợp với
xu thế thế giới trong việc áp dụng công cụ tài chính mà còn thúc đẩy sự tham gia
của toàn xã hội trong công tác bảo vệ rừng. Cần có nhiều nghiên cứu nâng cao
nhận thức của các bên về vai trò và tiềm năng của rừng ngập mặn cũng như xây
dựng cơ chế huy động và quản lí nguồn tài chính hiệu quả cho công tác bảo tồn
và phát triển thực vật ngập mặn.

2.3.1. Thực vật ngập mặn góp phần duy trì bền vững năng suất thủy sản ven
bờ
Hệ sinh thái RNM được coi là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao, đặc
biệt là nguồn lợi thủy sản. Các hệ sinh thái thực vật ngập mặn đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ môi trường biển. Ví dụ rừng ngập mặn ở Cần Giờ không
chỉ cung cấp một lượng lớn oxy, hấp thụ và lưu trữ CO2 (~ 80 tấn / ha năm), mà
còn góp phần giảm KNK. RNM Cần Giờ cũng là môi trường sống cho sinh vật
biển các loài thủy sinh giá trị, và là môi trường sống của cư dân địa phương và
ngư dân. Thực vật ngập mặn cung cấp sự bảo vệ khỏi bão và xói mòn ven biển.
Đây cũng là một hệ sinh thái được quan tâm đặc biệt đối với phát triển du lịch
sinh thái, giáo dục môi trường và các khóa học ngoại khóa cho học sinh thành phố
và các khu vực lân cận.

Thực vật ngập mặn cũng đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam, đặc biệt là của các cộng đồng ven biển. Những đóng góp đó bao
gồm việc cung cấp củi, than củi, cột điện, vật liệu xây dựng, bột giấy,… Bên cạnh
giá trị kinh tế trực tiếp về gỗ và chất đốt, rừng ngập mặn còn có vai trò một vai
trò quan trọng trong sản xuất bền vững cá, tôm, sò huyết, cua, v.v. và rất quan
trọng đối với lâu dài sự ổn định của nghề cá ven biển. Do sự lưu thông chất dinh
dưỡng mạnh mẽ trong rừng ngập mặn, nó cung cấp một nguồn thức ăn rất phong
phú cho nhiều loài động vật biển và cung cấp điều kiện lý tưởng để sinh sản nuôi
dưỡng các loài thủy hải sản. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mối tương quan tích
cực đáng kể giữa diện tích thực vật ngập mặn và đánh bắt xa bờ đặc biệt là đối
với tôm.

11
Hình 4: Vật rụng của RNM là thức ăn của các loài thủy sản

2.3.2. Thực vật ngập mặn giải quyết các vấn đề môi trường ô nhiễm môi
trường biển do ngành vận tải biển
Tàu biển thải ra môi trường một khối lượng lớn chất gây ô nhiễm không khí
dưới dạng ôxit sunphuar, ôxit nitơ và các hạt rắn. Khí thải từ tàu làm ảnh hưởng
đến môi trường tự nhiên vì nó làm giảm chất lượng không khí và góp phần gây ra
mưa axit (nước mưa cay gắt do hòa lẫn các loại khí thải độc hại).

Theo cuộc điều tra lần thứ hai năm 2009 về khí thải nhà kính của Tổ chức
Hàng hải Thế giới (IMO), trong năm 2007 khí thải nhà kính cacbon điôxít (CO2)
trên toàn cầu hàng năm từ tàu biển vượt trên 870 triệu tấn, tương đương 2,7% tổng
khí thải CO2 toàn cầu. Khí từ hơi đốt là nguồn nguyên liệu chính của khí thải nhà
kính từ tàu và cacbon điôxit là khí thải nhà kính quan trọng nhất cả về số lượng
và khả năng làm thế giới ấm lên. Nếu không có các biện pháp giảm khí thải, khí
thải từ tàu có thể gấp đôi hoặc gấp ba vào năm 2050.
Các loại khí độc thải ra từ tàu (SO, NO, CO...) gây ra những ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường sống và sức khỏe con người.
Vai trò của thực vật ngập mặn trong việc hỗ trợ ngành vận tải biển thực hiện cam
kết bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các hệ sinh thái thực vật ngập mặn
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường của TP.HCM và các vùng
lân cận. Ví dụ rừng ngập mặn ở Cần Giờ không chỉ cung cấp một lượng lớn oxy,
hấp thụ và lưu trữ CO2 (~ 80 tấn / ha / năm), mà còn góp phần giảm KNK. RNM
Cần Giờ cũng là môi trường sống cho sinh vật biển các loài thủy sinh giá trị, và

12
là môi trường sống của cư dân địa phương và ngư dân. Rừng ngập mặn cung cấp
sự bảo vệ khỏi bão và xói mòn ven biển. Đây cũng là một hệ sinh thái được quan
tâm đặc biệt đối với phát triển du lịch sinh thái,

Rừng ngập mặn cung cấp sự bảo vệ khỏi bão và xói mòn ven biển. Đây cũng là
một hệ sinh thái được quan tâm đặc biệt đối với phát triển du lịch sinh thái, giáo
dục môi trường và các khóa học ngoại khóa cho học sinh thành phố và các khu
vực lân cận. Rừng ngập mặn cũng đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã
hội của Việt Nam, đặc biệt là của các cộng đồng ven biển. Những đóng góp đó
bao gồm việc cung cấp củi, than củi, cột điện, vật liệu xây dựng, bột giấy,… Bên
cạnh giá trị kinh tế trực tiếp về gỗ và chất đốt, rừng ngập mặn còn có vai trò một
vai trò quan trọng trong sản xuất bền vững cá, tôm, sò huyết, cua, v.v. và rất quan
trọng đối với lâu dài sự ổn định của nghề cá ven biển. Do sự lưu thông chất dinh
dưỡng mạnh mẽ trong rừng ngập mặn, nó cung cấp một nguồn thức ăn rất phong
phú cho nhiều loài động vật biển và cung cấp điều kiện lý tưởng để sinh sản nuôi
dưỡng các loài thủy hải sản. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mối tương quan tích
cực đáng kể giữa diện tích rừng ngập mặn và đánh bắt xa bờ đặc biệt là đối với
tôm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được vai trò của rừng ngập mặn trong việc
giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội do ngành vận tải biển. Để có thể duy
13
trì và mở rộng diện tích rừng ngập mặn từ đó tăng cường khả năng giảm thiểu và
thích ứng với biến đổi khí hậu đồng thời hỗ trợ ngành vận tải biển thực hiện tốt
hơn cam kết bảo vệ môi trường của mình, cần có nhiều chính sách tạo ra nguồn
tài chính bền vững như cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng. Định hướng xây
dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn không chỉ phù hợp với xu
thế thế giới trong việc áp dụng công cụ tài chính mà còn thúc đẩy sự tham gia của
toàn xã hội trong công tác bảo vệ rừng. Cần có nhiều nghiên cứu nâng cao nhận
thức của các bên về vai trò và tiềm năng của rừng ngập mặn cũng như xây dựng
cơ chế huy động và quản lí nguồn tài chính hiệu quả cho công tác bảo tồn và phát
triển rừng ngập mặn.

2.3.3. Thực vật ngập mặn góp phần làm giảm sự bào mòn hay sạt lở núi đồi
cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển.
Rừng ngập mặn có mạng lưới hệ thống nhiều thân, cành, rễ giúp bảo vệ đất
đai, bờ biển không bị ảnh hưởng tác động của sóng và xói lở. Những bờ biển, bờ
sông không có rừng ngập mặn thường bị xói lở rất can đảm và mạnh mẽ .
Bên cạnh đó, mạng lưới hệ thống thân, rễ, cành nhiều của rừng ngập mặn còn giúp
lấn biển tăng diện tích quy hoạnh đất trải qua việc giữ lại và kết dính vật tư phù
sa từ biển mang ra. Cũng chính cách này mà cây rừng ngập mặn đã tự tạo cho
mình được thiên nhiên và môi trường sống thích hợp. Chẳng hạn như loài mắm,
đước, bần, ô rô …Từ đó giải quyết được vấn đề do núi bị sạt lở làm cho lượng đất
đá bị đẩy trôi xuống dốc đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm môi trường.

2.4. THỰC TRẠNG THỰC VẬT NGẬP MẶN THỊ THU HẸP, BÁO ĐỘNG
MẤT AN TOÀN
Diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm
trong do thu hẹp về diện tích và ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Tình trạng bị thu hẹp
này là do việc khai thác chặt phá rừng diễn ra một cách phổ biến; nuôi trồng thủy
sản tự phát; quảng canh; khai thác gỗ, củi rừng ngập mặn trái phép. Mặt khác, do
ảnh hưởng của thiên tai như: bão lốc, rét hại, lũ lụt, sinh vật hại,… đã phá hủy
nhiều diện tích rừng trồng tại các địa phương ( như Thái Bình, Quảng Ninh, Quảng
Bình… vốn là các tỉnh có phong trào trồng rừng ngập mặn phát triển). Bên cạnh
đó, triều cường, sạt lở bờ biển, cửa sông làm mất rừng, nhất là vùng ĐBSCL, cụ
14
thể tại các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Sóc Trăng,… đã gây
thiệt hại một diện tích rừng ngập mặn ven biển.
Sau đây là một số mối đe dọa gây suy giảm rừng ngập mặn:
• Chuyển đổi mục đích sử dụng: Sự gia tăng dân số vùng ven biển là một
trong những nguyên nhân làm thu hẹp đáng kể diện tích rừng ngập mặn.
Riêng việc nuôi tôm đã góp phần làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn,
các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Chưa kể, khai thác gỗ và củi quá mức
cũng khiến suy giảm diện tích rừng ngập mặn biến mất.
• Nóng lên toàn cầu: Rừng ngập mặn thường chứng tỏ được sức chống chịu
và khả năng phục hồi khi phải đối mặt với những điều kiện môi trường
khác nhau. Tuy nhiên, sự tăng nhiệt do biến đổi khí hậu có thể khiến rừng
ngập mặn suy thoái và không có khả năng phục hồi. Lý do là nhiệt độ cao
làm tăng độ bốc hơi và độ mặn trong phù sa ở ven đất liền. Điều này có
thể khiến mầm cây trong trong rừng ngập mặn bị chết hoặc giảm tính đa
dạng trong các vùng rừng này.
• Nước biển dâng: Đây được coi là mối đe dọa lớn nhất đối với tương lai
của rừng ngập mặn. Nếu rừng ngập mặn bị ngăn cản phát triển sâu vào nội
địa để thích nghi với tình trạng nước biển dâng, chúng sẽ bị nhấn chìm.
Còn trong trường hợp rừng ngập mặn có điều kiện phát triển sâu vào đất
liền, chúng có thể gây ra những tác động tiêu cực tới đời sống con người.
Bởi lẽ, bản chất của rừng ngập mặn là phát triển hướng biển chứ không
phải hướng vào vùng bờ – nơi vốn cung cấp những dịch vụ môi trường có
giá trị to lớn cho ngành đánh bắt cá và cho hoạt động bảo vệ vùng bờ.
• Thiên tai : Mức độ ảnh hưởng của bão đến hệ thống rừng ngập mặn.
III. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ RỪNG NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. NGĂN CHẶN HƠN LÀ TÁI TẠO RỪNG
Trong khi nhu cầu kinh tế khiến ngày càng nhiều diện tích rừng ngập mặn
biến mất nhường chỗ cho đô thị hóa và các khu nuôi trồng thủy sản, gánh nặng
đối với các nhà quản lý đất ven bờ cũng gia tăng do phải cân nhắc không chỉ giá
15
trị của các dịch vụ sinh thái mà rừng ngập mặn cung cấp mà còn phải tính tới giá
trị tiềm năng của chúng trong tương lai. Để ngăn chặn tình trạng suy thoái và mất
rừng ngập mặn, chính sách khung, các quy định pháp luật và khung quản lý hợp
nhất vùng ven biển cần phải bao quát được tất cả các ngành, các lĩnh vực và lôi
kéo tất cả các bên liên quan.
Bên cạnh các chế tài pháp luật, nhiều giải pháp kinh tế cũng được đề xuất
nhằm hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ngập mặn. Chẳng hạn, các
hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng có thể khuyến khích và thúc đẩy người
dân bảo vệ rừng.
Ngoài ra, các sáng kiến và quỹ đầu tư vào hoạt động kinh doanh các-bon từ
rừng ngập mặn cũng có thể là một giải pháp kinh tế không chỉ đem lại lợi ích cho
cộng đồng mà còn góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giúp loài người
ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Rừng ngập mặn đã và đang bị đe dọa bởi áp lực phát triển kinh tế và biến đổi
khí hậu. Báo cáo này nhằm phân tích các cơ hội và thách thức đối với quản lý
rừng và bảo vệ rừng ngập mặn ở Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy người dân địa
phương đánh giá cao vai trò của rừng ngập mặn trong cung cấp nguồn kinh kế và
thu nhập, tạo cảnh quan hấp dẫn, các dịch vụ môi trường rừng và giảm nhẹ tác
động của thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu.
Nhiều cộng đồng sẵn sàng đóng góp từ 2-20 USD mỗi năm cho một quỹ ủy
thác để bảo vệ rừng của cộng đồng. Nhiều chính sách và các chương trình dự án
được ban hành và thực hiện nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo vệ và phát triển
rừng ngập mặn. Điều này đã giúp tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao nhận
thức của địa phương về vai trò và tầm quan trọng của việc duy trì rừng ngập mặn
và kiểm soát chuyển đổi rừng ngập mặn sang các hoạt động kinh tế khác. Các
chính sách của Chính phủ và các dự án phát triển cũng hỗ trợ nâng cao năng lực,
cây giống và tài chính cho các hoạt động trồng và bảo vệ rừng ngập mặn tại các
điểm nghiên cứu. Ngoài ra, các khuyến khích tài chính mới như chi trả dịch vụ
môi trường rừng (PFES) đang nổi lên như một nguồn tài chính tiềm năng để hỗ

16
trợ cho bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn trong tương lai. Hành động tập thể để
bảo vệ rừng ngập mặn được công nhận và quảng bá rộng rãi ở hầu khắp các điểm
nghiên cứu. Ở một số nơi, người dân có các hành động phản đối việc chuyển đổi
rừng ngập mặn sang các mục đích kinh tế khác. Nhiều chính sách và dự án cung
cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để bảo vệ rừng ngập mặn. Tuy nhiên, các hỗ trợ
và khuyến khích này bị hạn chế bởi quyền sử dụng đất không ổn định, chiếm dụng
đất, lợi ích nhóm, chia sẻ lợi ích không công bằng và trách nhiệm không rõ ràng
giữa các cơ quan quản lý ở cấp trung ương, cấp tỉnh và địa phương. Việc tiếp cận
thông tin về cả chính sách và dự án là khó khăn đối với người dân địa phương. Hệ
thống giám sát và đánh giá, các cơ chế khuyến khích của các chính sách và dự án
chưa tạo ra hiệu quả cao và sự tuân thủ pháp luật còn hạn chế. Các chính sách và
dự án đang tập trung vào cung cấp các khuyến khích cho phục hồi rừng ngập mặn
và chưa chú trọng tới duy trì và bảo tồn các vùng rừng ngập mặn hiện có. Các hỗ
trợ tài chính chủ yếu được thiết kế để chi trả chi phí nhân công, cây giống cho
phục hồi rừng ngập mặn và các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng và chưa giải quyết
triệt để các nguyên nhân trực tiếp gây ra mất rừng và suy thoái rừng.
Tăng cường sự tham gia của người dân và cộng đồng địa phương trong bảo
vệ và phát triển rừng ngập mặn đặt ra yêu cầu về cách tiếp cận nhạy cảm về giới
và đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện, bao gồm các chính sách được
thực thi tốt, chia sẻ lợi ích minh bạch và có trách nhiệm giải trình, sự tham gia
đầy đủ của các bên liên quan trong quá trình ra quyết định liên quan đến rừng
ngập mặn.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN THỰC VẬT NGẬP
MẶN
Để bảo vệ rừng ngập mặn cần chú trọng thực hiện một số giải pháp sau: Tăng
cường phổ biến, giáo dục pháp luật giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát
triển rừng cho người dân vùng rừng; nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp
quản lý bảo vệ rừng thông qua việc tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo

17
chuyên môn… lồng ghép với chương trình giáo dục pháp luật của các Sở, ban,
ngành và các lớp tập huấn do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ.

Hình 5: Trồng rừng là một trong những giải pháp phát triển rừng ngập mặn

Thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với
các cơ quan chức năng đóng quân trên địa bàn quản lý để kiểm tra, truy quét ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ biển.
Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác phối hợp giữa các trạm quản lý bảo
vệ rừng, biển với chính quyền địa phương và các ngành chức năng nhằm đẩy
mạnh công tác tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời những vụ việc vi phạm
xảy ra trên địa bàn quản lý.
Xây dựng cơ cấu xã hội nghề rừng ổn định, phù hợp với các mục tiêu quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc cải thiện và nâng cao tính bền vững
của các hệ canh tác lâm - ngư nghiệp, tăng năng suất của rừng để nâng cao giá trị
bảo tồn đa dạng sinh học của rừng ngập mặn
Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý hệ sinh thái rừng, biển, trong đó
người dân được phối hợp quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững theo
quy định của pháp luật.
Cần xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các vùng rừng ngập mặn; tiến
hành khảo sát và nghiên cứu chi tiết về tình trạng rừng ngập mặn, diện tích ao
18
nuôi tôm, diện tích đất lở, đất bồi ở tất cả các tỉnh ven biển có rừng ngập mặn
thông qua ảnh vệ tinh, ảnh máy bay và nghiên cứu thực địa. Các kết quả nghiên
cứu sẽ là cơ cở khoa học cho quy hoạch tổng thể sử dụng đất và tài nguyên một
cách hợp lý và bền vững ở các vùng ven biển.
Nghiên cứu phát triển các ngành nghề nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven
biển như nuôi sò, nuôi vạng hoặc các loài cá có giá trị kinh tế cao để dần dần thay
thế nghề nuôi tôm ở các vùng rừng ngập mặn. Cũng cần thiết phải cải thiện cơ
cấu và đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị
trường và giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch.
Xem xét, đánh giá nguồn tài nguyên kinh tế và các tác động tới môi trường
của một số mô hình lâm ngư kết hợp nhằm phát huy những thành tựu và rút ra
những bài học kinh nghiệm. Cần tiếp tục xây dựng các mô hình nuôi tôm kết hợp
bảo vệ rừng ngập mặn...
Một vấn đề cấp bách khác đặt ra là diện tích sử dụng vào mục đích nuôi tôm
cần được thống kê để đảm bảo diện tích nuôi chỉ từ 1/5 đến 1/4 tổng diện tích bề
mặt theo đúng mô hình lâm - ngư kết hợp trong vùng rừng ngập mặn. Ngay khi
nghề nuôi tôm có dấu hiệu suy giảm hiệu quả thì cần thu hồi đất phục vụ cho việc
trồng lại rừng ngập mặn và tạo môi trường sống lâu dài cho các loài thủy sản.
Giới thiệu về rừng ngập mặn và giáo dục bảo vệ nguồn lợi động vật biển,
thành một phần trong giáo dục giảng dạy ở tất cả các bậc học. Tổ chức các khóa
đào tạo về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong tiến trình phát triển kinh
tế và bảo tồn tự nhiên cho các nhà quản lý địa phương và cán bộ nòng cốt. Lập ra
các công cụ chính sách rõ ràng và các quy định sử dụng một phần lợi nhuận thu
được từ kinh doanh các sản phẩm tôm đông lạnh (thông qua hàng rào thuế quan)
cho việc phục hồi rừng.
Áp dụng các chính sách khả thi nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số và kế hoạch
hóa dân số cho mỗi vùng rừng ngập mặn. Đồng thời, đẩy mạnh việc giao đất và
giao rừng cho các hộ chịu trách nhiệm trồng và bảo vệ rừng.

19
KẾT LUẬN

Thực vật ngập mặn có vai trò rất quan trọng không chỉ với sự phát triển kinh
tế – xã hội của nước ta mà còn rất quan trọng đối với hệ sinh thái và môi trường.
Hiểu được tầm quan trọng đó, hiện nay có rất nhiều chương trình bảo vệ rừng
ngập mặn như "Chương trình trồng rừng ngập mặn và Phòng ngừa thảm họa" do
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tiến hành đã góp phần quan trọng vào việc phòng
ngừa, giảm thiểu thiệt hại về người và vật chất do thảm họa gây ra. Thảm họa
thiên nhiên ngày càng gây thiệt hại nặng nề hơn trên toàn cầu trong đó có nước
ta. Những năm gần đây, người dân vùng ven biển phải hứng chịu những trận bão
lớn, cường độ mạnh, những trận mưa xối xả dài ngày gây lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất,
nhưng có vùng lại bị hạn hán nghiêm trọng. Chính vì vậy, trồng và bảo vệ rừng
ngập mặn ven biển là việc làm rất có hiệu quả của hội nhằm hưởng ứng chiến lược
quốc gia về phòng, chống thiên tai quốc gia, trong đó lấy phòng ngừa thảm họa là
mục tiêu cơ bản, thay đổi trọng tâm từ ứng phó thảm họa sang giảm nhẹ thảm họa.
Ðồng thời chủ động góp phần giảm thiểu tác hại biến đổi khí hậu gây ra như đã
được cảnh báo.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://dotacard.vn/viet-nam-co-dien-tich-rung-ngap-man-dung-vi-tri-thu-
may-tren-the-gioi/
2. https://socialforestry.org.vn/vai-tro-cua-rung-ngap-
man/#:~:text=Hi%E1%BB%87n%20nay%2C%20r%E1%BB%ABng%20n
g%E1%BA%ADp%20m%E1%BA%B7n%20cung%20c%E1%BA%A5p%
20sinh,n%C3%B3.%20Gi%E1%BA%A3m%20x%C3%B3i%20l%E1%BB
%9F%20v%C3%A0%20b%E1%BA%A3o%20v%E1%BB%87%20%C4%
91%E1%BA%A5t
3. https://kinhtemoitruong.vn/vai-tro-cua-rung-ngap-man-trong-viec-ung-pho-
voi-bien-doi-khi-hau-54995.html
4. https://socialforestry.org.vn/rung-ngap-man-can-gio/
5. https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-moi-quan-he-giua-rung-ngap-man-va-moi-
truong-1852375.html
6. https://text.123docz.net/document/9779723-tieu-luan-vai-tro-cua-rung-
ngap-man-can-gio-doi-voi-moi-truong.htm
7. Viện Nghiên cứu Hải sản (rimf.org.vn)
8. https://hutbephotviettin.com/o-nhiem-moi-truong-bien/
9. https://aqualife.vn/o-nhiem-moi-truong-bien-thuc-trang-nguyen-nhan-va-
cac-bien-phap/

21

You might also like