You are on page 1of 30

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



BÁO CÁO TIỂU LUẬN

LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT MÌ


ĂN LIỀN

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền

Nhóm: 3

1. Trần Kim Ánh 2005191020

2. Đinh Lan Phương 2005190522

3. Nguyễn Thi Thảo Linh 2005191140

4. Võ Phan Tuấn Vũ 2005190824

5. Nguyễn Tường Vy 2005190903

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 8/2021


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................ 3

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 4

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÌ ĂN LIỀN ............................................... 6

1.1.Giới thiệu..................................................................................................... 6

1.2.Thành phần nguyên liệu .............................................................................. 7

1.3.Tình hình sản xuất và tiêu thụ mì ăn liền .................................................... 8

1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mì ăn liền trên thế giới ........................... 8
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mì ăn liền ở Việt Nam ............................ 9

CHƯƠNG 2: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT ........................................ 11

2.1. Vị trí nhà máy.......................................................................................... 12

2.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 13

2.3.Nguồn cung cấp nguyên liệu..................................................................... 14

2.4. Nguồn cung cấp hơi nhiên liệu ............................................................... 15

2.5. Nguồn cung cấp điện................................................................................ 15

2.6. Nguồn cấp thoát nước .............................................................................. 16

2.7. Hệ thống giao thông vận tải ..................................................................... 14

2.8. Sự hợp tác hóa .......................................................................................... 16

2.9. Nguồn nhân lực ........................................................................................ 17

2.10. Thị trường tiêu thụ ................................................................................. 17

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MÌ ĂN LIỀN ............................. 18

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 1


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

3.1. Các chỉ tiêu về mì ăn liền ......................................................................... 18

3.2. Quy trình công nghệ ................................................................................. 19

3.2.1. Mì ăn liền (chiên) .................................................................................. 20


3.2.2. Mì ăn liền (không chiên) ....................................................................... 22

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN ............................................................................. 26

4.1. Năng suất nhà máy ................................................................................... 26

4.2. Các số liệu cơ bản .................................................................................... 26

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 29

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 2


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Nhu cầu mì ăn liền toàn thế giới .......................................................... 9

Hình 2. Sự khác nhau giữa mì chiên và mì không chiên ................................ 19

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 3


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Tình hình tiêu thụ mì ăn liền ở các nước năm 2019 ............................ 6

Bảng 2. Thành phần dùng trong sản xuất mì ăn liền ........................................ 7

Bảng 3. Chỉ tiêu cảm quan .............................................................................. 18

Bảng 4. Chỉ tiêu hóa lý .................................................................................... 18

Bảng 5. Chỉ tiêu vi sinh ................................................................................... 19

Bảng 6. Khối lượng nguyên liệu tiêu hao cho 1000 gói mì thành phẩm ........ 26

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 4


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu ăn uống của con người ngày càng
được nâng cao. Tuy nhiên do cuộc sống càng trở nên bận rộn, nên con người
đòi hỏi loại thực phẩm có thể ăn liền để hạn chế thời gian chế biến mà vẫn đảm
bảo cung cấp chất dinh lượng và ngon miệng. Vì thế, những sản phẩm thực
phẩm ăn liền là sự lựa chọn của nhiều gia đình.

Trên thị trường luôn luôn xuất hiện nhiều sản phẩm ăn liền đa dạng như mì
ăn liền, cháo ăn liền, phở ăn liền, snack… với nhiều loại hương vị khác nhau.
Còn tạo thế cạnh tranh gay gắt không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới.
Với tình hình kinh tế hiện nay, thị trường tiêu thụ của chúng ta có thể mở rộng
ra thế giới dễ dàng, đồng thời việc áp dụng khoa học công nghệ để hạ giá thành
và tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm thì việc xây dựng nhà máy mì ăn liền
thời điểm hiện nay có nhiều tiềm năng

Vì thế qua đề tài “luận chứng kinh tế kỹ thuật cho nhà máy sản xuất mì ăn
liền” mặt hàng mì ăn liền chiên cà mì ăn liền không chiên là việc hết sức thiết
thực, là cơ hội để nhóm em được hoàn thiện những kiến thức đã học cà cơ sở
để xây dựng thêm nhà máy mì ăn liền ở nước ta, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho nhà máy cũng như góp phần lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà
nước

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 5


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÌ ĂN LIỀN

1.1. Giới thiệu

Mì ăn liền bắt nguồn từ nước Nhật trong những năm 50 của thế kỉ 20 và
ngày nay nó đã được sản xuất ở trên 80 quốc gia trên thế giới. Địa điểm xuất
xứ là Nhật Bản, ban đầu là Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, hiện có thể thấy
ở hầu hết trên thế giới, sáng tạo bởi Momofuku Ando. Ando đã phát triển toàn
bộ phương pháp sản xuất mì chiên nhanh từ quy trình làm mì, hấp, tẩm gia vị,
đến khử nước trong nhiệt dầu, tạo ra mì "ăn liền". Điều này làm khô mì và giúp
chúng có thời hạn sử dụng lâu hơn, thậm chí vượt cả mì đông lạnh. Mỗi vắt mì
đã được tẩm gia vị trước và được bán với giá 35 yên. Mì ăn liền đã sẵn sàng để
thưởng thức chỉ sau hai phút bằng cách cho nước sôi vào. Với mối quan tâm về
chất lượng tốt hơn, các nhà sản xuất đã cải thiện hơn nữa hương vị của mì ăn
liền bằng cách thêm bột hương liệu vào một gói riêng biệt. Năm 1971, Nissin
giới thiệu Nissin Cup Noodles, một loại mì ly mà nước sôi được thêm vào để
nấu mì. Một sự đổi mới hơn nữa là thêm rau khô vào ly, tạo ra một món xúp
hoàn chỉnh. Nó kết hợp các chức năng của vật liệu đóng gói, nồi khi đun nước
và bát khi ăn mì. Trước sự gia tăng ý thức về sức khỏe gần đây, nhiều nhà sản
xuất đã tung ra mì ăn liền với nhiều công thức chế biến tốt cho sức khỏe: mì
với chất xơ và collagen, mì có nguyên liệu thật (tôm, thịt, xúc xích,...), mì chứa
ít calo và muối.

Tính tiện dụng và rẻ tiền là những yếu tố quan trọng góp phần gia tặng sự
phổ biến của mì ăn liền. Lượng tiêu thụ tăng nhanh từ năm 1995 ở một số quốc
gia ở Châu Á, ngoại trừ Nhât Bản thì mức tiêu thụ vẫn giữ nguyên.

Bảng 1. Tình hình tiêu thụ mì ăn liền ở các nước năm 2019
Indonesia 12,52 tỷ

Ấn Độ 6,73 tỷ

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 6


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

Nhật Bản 5,63 tỷ

Việt Nam 5,43 tỷ

Trung Quốc 41,45 tỷ

Thế giới 106,4 tỷ

1.2. Thành phần nguyên liệu

Mì ăn liền được làm từ bột mì, tinh bột, nước, muối hoặc kan sui (hỗn hợp
muối kiềm của natri cacbonat, kali cacbonat và natri photphat) và các thành
phần khác giúp cải thiện cấu trúc và hương vị của sợi mì. Ngoài ra, có thể phối
trộn các loại bột khác với bột mì để tạo ra các loại mì ăn liền khác nhau như
bột kiều mạch (10-40%) trong sản xuất mì kiều mạch hay còn gọi là soba. Mì
ăn liền Trung Quốc sử dụng kan sui, trong khi mì Nhật thì không và mì kiểu
Âu thường được làm bằng semolina (là một loại bột mì được xay thô từ lúa mì
cứng). Các loại mì phổ biến trên thế giới phải kể đến là mì ăn liền Trung Quốc,
Nhật Bản và mì ăn liền kiểu Âu, được làm từ các thành phần cơ bản khác nhau.

Bảng 2. Thành phần dùng trong sản xuất mì ăn liền


Thành phần Hàm lượng sử dụng

Thành phần chính

Bột mì 85 – 94%

Nước Đủ để tạo khối bột nhào

Muối (hoặc Kan Sui) 1 – 3%

Thành phần phụ gia

Tinh bột 1 – 2%

Dầu ăn 1 – 3%

Chất chống oxi hóa Hàm lượng thấp nhất theo yêu cầu kỹ thuật

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 7


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

Chất ổn định 0,1 - 0,5%

Chất chuyển thể 0,1 - 0,5%

Trứng/ bột trứng 1-3%

Gluten Khoảng 2%

Polyphosphat 0,1 - 0,2%

Chất bảo quản chất màu Hàm lượng thấp nhất theo yêu cầu kỹ thuật

Chất màu Hàm lượng thấp nhất theo yêu cầu kỹ thuật

Dầu được lựa chọn để sản xuất mì ăn liền là shortening vì nó có những ưu


điểm như: nhiệt độ nóng chảy cao (42-52oC), độ ẩm thấp, độ bền nhiệt cao, độ
rắn và dẻo thích hợp, tính ổn định cao do ít bị oxy hóa, ít bị hôi và trở mùi, có
khả năng nhũ hóa tốt, tải nhiệt tốt và có giá thành rẻ. Khi chiên bằng shortening
thì sợi mì khô ráo, dầu không bị thấm ra ngoài, thời gian bảo quản mì lâu hơn.

1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mì ăn liền

1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mì ăn liền trên thế giới

Từ đó đến nay, mì ăn liền đã không ngừng được cải tiến và phát triển về sản
phẩm chất lượng. Công nghệ sản xuất mì ăn liền luôn được nâng cao. Theo số
liệu do Tổng Công ty Thương mại nông thủy sản và thực phẩm Hàn Quốc vừa
công bố ngày 19 tháng 12 năm 2018, tính tới tháng 11 vừa qua, kim ngạch xuất
khẩu mì ăn liền của nước này đạt 385 triệu USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ
năm ngoái và cao hơn kim ngạch 381 triệu USD xuất khẩu mì ăn liền của cả
năm 2017. Trước đó, xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc lần đầu vượt ngưỡng
300 triệu USD vào năm 2017. Căn cứ mức tăng trưởng gần đây, giới chức Hàn
Quốc dự báo xuất khẩu mì ăn liền trong cả năm 2018 chắc chắn sẽ vượt ngưỡng
400 triệu USD

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 8


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

Hình 1. Nhu cầu mì ăn liền toàn thế giới

Nhu cầu về mì ăn liền toàn cầu năm 2019 tăng 3,45% so với năm trước đó
nhưng năm 2020 đã tăng 14,79% so với năm 2019 do nhu cầu sử dụng của
người tiêu dùng tăng mạnh dưới tác động của dịch Covid-19.

1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mì ăn liền ở Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam các sản phẩm mì ăn liền được sử dụng rộng rãi trong
mọi tầng lớp nhân dân vì sự tính tiện dụng và giá trị dinh dưỡng của chúng. Có
thể nói đến sản phẩm mì ăn liền ngày nay được ưa thích rộng rãi. Trước nhu
cầu to lớn của thị trường, ngành công nghệ mì ăn liền đang có những bước phát
triền kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là nền kinh tế nước nhà chuyển sang cơ chế thị
trường. Các công ty sản xuất mỳ ăn liền không ngừng nâng cao sản lượng và
vhaats lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại và mẫu mã để đáp ứng như cầu
thi hiếu của người tiêu dùng.

Số liệu thống kê cho thấy tại năm 2008, tại Việt Nam có hơn 50 doanh
nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng đặt khoảng 5 tỷ gói/ năm, tóc độ tăng
trưởng bình quân đạt từ 15 -20%. Về tiêu thụ, năm 2012, mức tiêu thụ cua thị
trường là 5,1 tỷ gói. Hiện nay, mặt hàng mì ăn liền phổ biến trong cuộc song
người dân Việt Nam từ khu vực thành thị đến nống thôn. Theo thống kê của

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 9


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, Việt Nam là quốc gia đứng thứ năm thế giới về
tiêu thụ mì ăn liền.

Ở Việt Nam, người tiêu dùng đang bị hấp dẫn bởi kiểu mì ăn liền Hàn Quốc,
nay vẫn phát triển theo hướng này nhưng hương vị ngày càng đổi mới. Sự cạnh
tranh gay gắt do nhiều loại mì ngoại xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhiều
công ty mì gói trong nước nay đã tiến hành cổ phần hoá hoặc liên doanh với
các tập đoàn thực phẩm nước ngoài. Lợi thế của mì ngoại là vốn lớn, hệ thống
phân phối tốt. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như thế, vẫn có thương hiệu
mì ăn liền giữ được chổ đứng trên thị trường, với chìa khoá của sự thành công
là sự kết hợp giữa việc tổ chức kinh doanh – sản xuất – phân phối theo lối hiện
đại, với các hình thức chiêu thị bài bản. Chất lượng sản phẩm là mấu chốt đồng
thời ngon và hợp khẩu vị, lại được tiếp sức bởi quảng bá thương hiệu thì sẽ hoà
nhập được vào đời sống tiêu dùng của người dân rất nhanh chóng.

Các doanh nghiệp khác như Acecook Việt Nam (mì Hảo Hảo), Masan
Consumer (mì Omachi, Kokomi) và Asia Foods (mì Gấu Đỏ)… cũng liên tục
cho ra thị trường những sản phẩm mới, mang tính cạnh tranh cao và có giá cả
phù hợp cho số đông người tiêu dùng.

Thương hiệu mì ăn liền Hảo Hảo xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2000 bởi
công ty Acecook Việt Nam, một nhà sản xuất mì ăn liền đến từ Nhật Bản. Năm
2018, Hảo Hảo đã đạt kỷ lục là mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam
trong 18 năm (từ năm 2000 - 2018), với hơn 20 tỉ gói mì ăn liền được phục vụ
người tiêu dùng. Cùng với việc 2 năm liên tiếp ghi tên vào top 1 "Thương hiệu
thực phẩm được chọn mua nhiều nhất" tại Việt Nam.

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 10


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

CHƯƠNG 2: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT

Khi đặt ra yêu cầu xây dựng một nhà máy nào đó thì vấn đề cần quan tâm
nhất đó là tính khả thi và tính kinh tế của nó.

Một nhà máy thực phẩm muốn tồn tại và phát triển được thì sản phẩm do
nhà máy sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu về thị hiếu của người tiêu dùng,
phải đáp ứng được yêu cầu thị trường về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để sản xuất ra sản phẩm đạt các yêu cầu đó, ngoài việc cần có dây chuyền
sản xuất với các máy móc thiết bị thích hợp, đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ
thuật lành nghề, hệ thống quản lý và tổ chức sản xuất hợp lý thì việc chọn địa
điểm xây dựng cũng là yếu tố quan trọng. Địa điểm hợp lý sẽ góp phần tạo điều
kiện thuận lợi cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và phù hợp với quy hoạch chung
của Nhà nước qua đó góp phần làm giảm bớt giá thành sản phẩm nhằm tăng
hiệu quả kinh tế. Những nguyên tắc chủ yếu khi chọn địa điểm xây dựng:

Gần vùng nguyên liệu

Gần nguồn cung cấp năng lượng (than, điện, xăng dầu)

Gần nguồn nước

Gần nguồn cung cấp nhân lực

Gần nơi tiêu thụ sản phẩm

Giao thông thuận tiện

Phù hợp với quy hoạch và phát triển chung của quốc gia

Tuy nhiên trong thực tế không thể chọn được một địa điểm có thể đáp ứng
được tất cả các tiêu chuẩn trên, do đó với một nhà máy cụ thể cần xác định các
yêu cầu và đưa ra địa điểm xây dựng có thể đáp ứng tương đối hợp lý với các
yêu cầu và ưu tiên các yêu cầu quan trọng hơn. Qua sự phân tích về các yêu
cầu và tổng hợp lại, nhóm em chọn địa điểm xây dựng nhà máy tại khu công

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 11


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

nghiệp Sông Mây – Xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, vị trí này
có các thuận lợi sau:

Giá thành công xưởng thấp nhất.

Lợi nhuận nhiều nhất.

Năng suất nhà máy cao nhất.

Chi phí vận tải ít nhất.

Dự trữ nguyên liệu và lưu kho sản phẩm hợp lý nhất.

Tiêu hao năng lượng ít nhất.

Nhà máy hoạt động ổn định nhất. Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế thì yếu
tố lựa chọn điạ điểm là quan trọng, sao cho hợp lý. Qua nghiên cứu và khảo sát,
nhóm chọn địa điểm nhà máy ở khu công nghiệp Sông Mây – Xã Bắc Sơn,
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

2.1. Vị trí nhà máy

Vị trí chính xác: Xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Trảng Bom
được xem là cửa ngõ kết nối các huyện phía Bắc với trung tâm Tp. Biên Hòa
và Tp. Hồ Chí Minh, vì vậy vị trí của khu công nghiệp Sông Mây được thừa
hưởng nhiều lợi thế về hạ tầng giao thông và khả năng kết nối.

- Liền kề Quốc lộ 1A

- Cách trung tâm Tp. Biên Hòa chỉ: 15km

- Cách trung tâm Tp. HCM: 45km

- Cách ga và sân bay Tp. Biên Hòa: 15km

- Cách sân bay Quốc tế Long Thành: 34km

- Cách sân bay Tân Sơn Nhất: 55km

- Cách cảng Đồng Nai: 18km

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 12


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

- Cách cảng Sài Gòn: 35km

- Cách cảng Gò Dầu: 60km

- Cách cảng Vũng Tàu: 100km

Dễ dàng di chuyển đến các khu công nghiệp lớn khác ở Đồng Nai là KCN
Hố Nai, KCN Bàu Xéo, KCN Amata, KCN Giang Điền,…

Khu công nghiệp Sông Mây chính thức vận hành từ năm 1999 với diện tích
trên 250ha. Khu Công Nghiệp này có tổng diện tích khu công nghiệp: 473,95
ha, năm 2020.

2.2. Điều kiện tự nhiên

Khí hậu, thổ nhưỡng:

- Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới có gió mùa, khí hậu ôn hòa, ít bão lụt
và thiên tai, nhiệt độ bình quân hàng năm 25-26oC, gồm 2 mùa mưa nắng, lượng
mưa tương đối cao khoảng 1.500mm - 2.700mm, độ ẩm trung bình 82%.

- Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót
rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam, chủ yếu là địa hình đồng
bằng, địa hình đồi lượn sóng, địa hình núi thấp, tương đối bằng phẳng, có
82,09% đất có độ dốc < 8o, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm2),
thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi
phí thấp.

- Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu, gồm 3 nhóm chính:

+ Các loại đất hình thành trên đá bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có
độ phì cao, chiếm 39,1%. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp
ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu,…

+ Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám,
nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Nam, Đông

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 13


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn
Trạch). Các loại đất này thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ …,
một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều,…

+ Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát, phân bố
chủ yếu ven sông Đồng Nai, sông La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với
nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả,…

2.7. Hệ thống giao thông vận tải

Nhà máy nằm trong khu công nghiệp nên cơ sở hạ tầng được đảm bảo. Khu
công nghiệp này sở hữu vị thế đắc địa thuộc xã Bắc Sơn. Trong khu công nghiệp
có mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nguyên liệu và
sản phẩm. Nhà máy nằm liền kề đường quốc lộ 1A và cảng Đồng Nai. Đây là
điều kiện rất để vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm , máy móc thiết
bị,…là đầu mối giao thông vô cùng quan trọng kết nối các khu vực kinh tế trọng
điểm trên cả nước. Nhờ vậy mà Khu Công Nghiệp Sông Mây có điều kiện giao
thông thuận lợi hấp dẫn các chủ đầu tư.

- Hệ thống trục chính: Rộng 22 - 35m, có từ 02 - 04 làn xe.

- Hệ thống giao thông nội bộ: Rộng từ 15-22m, có 04 làn xe với trọng tải
30 tấn, vận tốc 50 - 60km/h.

2.3. Nguồn cung cấp nguyên liệu

Hiện nay, trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai có rất nhiều khu
công nghiệp và nhà máy sản xuất nguyên liệu, thực phẩm. Trong đó có rất nhiều
công ty và cơ sở sản xuất bột mì là nguyên liệu chính cho nhà máy như: Công
Ty TNHH Thái Nguyên 1, Công Ty TNHH Việt Nhật Hoa, Công Ty TNHH
Một Thành Viên Vinh Diệu, Cở Sở Hữu Kỳ Sản Xuất tinh bột mì,… và còn rất
nhiều công ty khác nữa từ đó giúp cung cấp đủ nguồn nguyên liệu chính cho

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 14


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

nhà máy. Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu phụ cung cấp cho nhà máy cũng đa
dạng và uy tín như nguồn dầu thực vật từ công ty dầu Tường An, Tân Bình hay
những công ty dầu thực vật khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các loại gia vị,
phụ gia như muối, bột ngọt, màu thực vật,…. Đều có thể được cung cấp bởi các
nhà sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó nhờ có vị trí thuận lợi dẫn đến việc dễ dàng vận chuyển nguyên
liệu về nhà máy đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Do gần nguồn nguyên liệu nên
giảm được chi phí lớn cho vận chuyển và có thể chủ động được nguồn nguyên
liệu cho sản xuất quanh năm.

Như vậy, nguồn nguyên liệu để sản xuất có thể đáp ứng đủ và lâu dài, giúp
ổn định về số lượng và chất lượng.

Ngày nay nước ta đang dần phát triển nhiều nhà máy sản xuất và chế biến
trong nước để cung cấp nguyên liệu chính và phụ cho sản xuất mì ăn liền, nên
vấn đề cung cấp nguyên liệu không còn là một vấn đề nan giải nữa. Tuy nhiên,
một số loại phụ gia sản xuất của các cơ sở trong nước chưa đáp ứng đủ các yêu
cầu chất lượng cần thiết nên vẫn phải nhập từ nước ngoài.

2.4. Nguồn cung cấp hơi nhiên liệu

Hiện nay các nhiên liệu có thể dùng cho nhà máy bao gồm: dầu SO, FO,
xăng, than,… Tuy nhiên đối với các nhà máy nguồn nhiên liệu thường được
dùng nhất là FO. Nhà máy sử dụng hai lò hơi để cung cấp hơi cho các phân
xưởng, nhiên liệu dùng cho lò hơi là dầu FO. Xăng dầu của nhà máy được mua
từ các trạm xăng dầu địa phương và luôn có kho dự trữ cho sản xuất. Dùng dầu
FO được cấp từ công ty xăng dầu petrolimex. Dầu FO giảm bụi, giảm ô nhiễm
môi trường hơn dùng than.

2.5. Nguồn cung cấp điện

Nhà máy sử dụng mạng lưới điện quốc gia 110V/22KV, tổng công suất

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 15


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

61,281 KVA. Bên cạnh đó, nhà máy có thể đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng
lượng mặt trời áp mái hòa lưới cho KCN Sông Mây vừa giúp giảm áp lực nguồn
điện quốc gia trong mùa khô vừa đem lại lợi nhuận về cho doanh nghiệp đang
có nhà xưởng tại KCN Sông Mây. Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái
hòa lưới cho KCN Sông Mây đã thi công rất nhiều trạm điện năng lượng mặt
trời áp mái hòa lưới cho các nhà xưởng thuộc KCN Sông Mây.

2.6. Nguồn cấp thoát nước

Nước sẽ được cung cấp từ nhà máy nước của khu công nghiệp .Ngoài ra
nguồn nước còn được lấy từ các giếng khoan và được xử lí đạt yêu cầu của
nước thủy cục, đảm bảo các chỉ tiêu về hóa học, sinh học, trước khi đem vào
sản xuất. Nguồn cung cấp nước với công suất 10.000 m3/ngày.

Phần lớn nước thải của nhà máy đều chứa các hợp chất hữu cơ là môi trường
thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, khi thải ra ngoài sẽ gây ô nhiễm môi trường,
do đó nước thải của nhà máy sau khi được xử lí mới được thải ra ngoài. Nước
thải của nhà máy được tập trung và xử lý ở khu xử lý nước thải của khu công
nghiệp với công suất: 4000 m3/ngày đêm.

2.8. Sự hợp tác hóa

Việc đặt nhà máy trong khu công nghiệp là môi trường hợp tác rất tốt. Khu
công nghiệp sẵn có nhiều nhà máy với nhiều ngành nghề tạo thuận lợi cho sự
hợp tác giữa nhà máy sản xuất mỳ ăn liền với các nhà máy khác nằm trong khu
công nghiệp như công ty nhựa, công ty bao bì, nhà máy khí nén, nhà máy xử lí
nước,...để cùng chung phát triển cơ sở hạ tầng, cùng với đó là tạo thuận lợi cho
việc đầu tư trang thiết bị máy móc , nâng cấp cải tiến kỹ thuật của nhà máy
đồng thời qua sự hợp tác này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng chung những
công trình vân tải cung cấp điện, nước nhằm giảm thiểu chi phí vốn đầu tư.

Ngoài ra nhà máy sản xuất mỳ ăn liền còn có thể liên kết với các nhà máy

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 16


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

sản xuất bột mì trong khu công nghiệp hay ở các vùng lân cận để hình thành
nguồn nguyên liệu chính cho nhà máy nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và vận
chuyển từ đó hình thành được giá thành phù hợp cho sản phẩm và gia tăng lợi
nhuận cho nhà máy sản xuất mỳ ăn liền.

2.9. Nguồn nhân lực

Đồng Nai là một tỉnh có kinh tế phát triển, có lực lượng lao động dồi dào
và cơ cấu lao động trẻ, nguồn nhân lực có kỹ thuật cao cũng như nhân lực lao
động phổ thông, Bên cạnh đó, tại tỉnh Đồng Nai có nhiều ngành nghề, là nơi
hội tụ, nơi làm ăn của nhiều nơi khác, có đầy đủ các phương tiện thuận lợi cho
đi lại, giao tiếp nên việc tuyển chọn nhân lực có tay nghề rất thuận lợi và gần
thành phố Hồ Chí Minh vì vậy vệc tuyển chọn kỹ sư cũng dễ dàng.

mặt khác nguồn nhân lực chất lượng cao cũng có thể thu hút từ các tỉnh lân
cận như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh,....

2.10. Thị trường tiêu thụ

Trong cơ chế thị trường, tiêu thụ sản phẩm trở thành yếu tố quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có những đánh giá
khác nhau về tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu
thụ lớn của sản phẩm mỳ ăn liền của nhà máy chủ yếu ở khu vực các tỉnh Nam
Bộ và Trung Bộ.

Kết luận: với những điều kiện thuận lợi trên thì việc xây dựng nhà máy sản
xuất mì ăn liền ở khu công nghiệp Sông Mây tỉnh Đồng Nai là thiết thực và
mang tính khả thi cao. Ngoài việc cung cấp sản phẩm mỳ ăn liền cho thị trường
nó còn tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần nâng cao mức
sống cho người dân.

Về phần tiếp theo em xin mời bạn Vy a

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 17


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MÌ ĂN LIỀN

3.1. Các chỉ tiêu về mì ăn liền

Bảng 3. Chỉ tiêu cảm quan


Chỉ tiêu Yêu cầu

Đồng nhất, đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không bị cháy,
1. Màu sắc
hai mặt ít sự khác biệt.

Đặc trưng cho từng loại sản phẩm, ăn không thấy sống, không
2. Mùi vị
có mùi vị lạ như mốc, khét, vị chát…

Dạng khối hoặc có hình dạng xác định, đồng đều và phù hợp
với từng loại bao bì, không vụn nát, không có vật lạ; sau khi
3. Trạng thái
ngâm trong nước sôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sợi mì
không bị đứt, nát, không dính.

Bảng 4. Chỉ tiêu hóa lý


Giới hạn tối đa
Chỉ tiêu Mì không
Mì chiên
chiên

1. Độ ẩm của vắt mì, % khối lượng 5,0 12,5

2. Hàm lượng chất béo của vắt mì, % khối


20 -
lượng

3. Chỉ số axit của gói mì, mg KOH/g chất


2,0 -
béo chiết ra từ vắt mì và các gói gia vị

4. Chỉ số peroxit của gói mì, meq/kg chất


20 -
béo chiết ra từ vắt mì và các gói gia vị

5. Hàm lượng natri clorua (NaCl) của vắt


2,5
mì, % khối lượng

6. Hàm lượng tro không tan trong axit


0,1
clohydric (HCl) của gói mì, % khối lượng

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 18


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

Bảng 5. Chỉ tiêu vi sinh


Tên chỉ tiêu Mức tối đa

1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí trong 1 g sản phẩm 104

2. Số Coliforms trong 1 g sản phẩm 10

3. Số Escherichia Coli trong 1 g sản phẩm 3

4. Số Staphylococcus aureus trong 1 g sản phẩm 10

5. Số Clostridium Perfringens trong 1 g sản phẩm 10

6. Số Bacillus Cereus trong 1 g sản phẩm 10

7. Số Salmonella trong 25 g sản phẩm Không được có

8. Tổng số nấm men, nấm mốc trong 1 g sản phẩm 102

3.2. Quy trình công nghệ

Hình 2. Sự khác nhau giữa mì chiên và mì không chiên

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 19


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

3.2.1. Mì ăn liền (chiên)

Nguyên liệu

Trộn bột

Cán tấm

Cắt tạo sợi

Hấp chín

Cắt định lượng và bỏ khuôn

Chiên

Làm Nguội

Cấp gói gia vị

Đóng gói

Kiểm tra chất lượng sản phẩm: cân


trọng lượng dò dị vật và kim loại

Sản phẩm

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 20


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

Thuyết minh quy trình

Quá trình nhào trộn bột:

Các nguyên liệu dạng rắn được phối trộn với nhau, phần lỏng trộn với phần
lỏng, Nếu chất rắn có hàm lượng ít thì cần hòa tan hoàn toàn trong nước trước
khi phối trộn với bột. Các vitamin được hòa tan đều trong nước, chỉnh đến nhiệt
độ thích hợp và phun từ từ vào cối trộn bột khô. Tiến hành nhào trộn đến khi
hỗn hợp bột tạo thành khối bột nhào đồng nhất (khoảng 10-15 phút).

Quá trình tạo hình:

Bột mì sau khi nhào trộn được đưa vào cán tấm đến độ mỏng thích hợp. Sau
đó các tấm bột sẽ được cắt hay dập tạp hình sợi mì theo kích thước mong muốn.

Quá trình xử lý nhiệt:

Sợi mì sau khi tạo hình sẽ được đưa vào buồng hấp nhằm làm chín sơ bộ
sợi mì để rút ngắn thời gian chiên và cố định cấu trúc sợi mì. Sợi mì sau quá
trình hấp cần chín đều, mềm mại và có tính đàn hồi, không ướt ở mặt dưới và
khoog dính bết.

Ra khỏi buồng hấp, lưới tải mì sẽ đi qua hệ thống quạt thổi nguội để làm
ráo nước còn lại trên bề mặt, sau đó đưa vào cắt định lượng. Băng mì được cắt
thành từng miếng có trọng lượng nhất định và tạo hình cho vắt mì. Vắt mì sau
đó được tưới gia vị để tăng giá trị cảm quan và tạo ra hương vị đặc trưng.

Sợi mì đã được tưới gia vị sẽ được đưa qua một hệ thống quạt để giảm
nhanh độ ẩm của sợi mì, giúp sợi mì khô hơn trước khi bước vào giai đoạn
chiên.

Các vắt mì được cho vào khuôn (hình tròn, hình chữ nhật, hình chén, ly,..)
được gắn lên xích tải và kết hợp cùng với nắp để đậy kín và cố định vắt mì sau
đó đưa vào thiết bị chiên. Mì được chiên để tạo cấu trúc, hương vị và màu sắc

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 21


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

đặc trưng cho sản phẩm và giúp kéo dài thời gian bảo quản.

Quá trình hoàn thiện sản phẩm:

Sau quá trình chiên, vắt mì sẽ được đổ ra khỏi khuôn trên lưới tải của thiết
bị làm nguội. Mì được tiến hành làm nguội nhanh để hạn chế quá trình oxy hóa
do nhiệt độ cao sau khi chiên, giúp loại bớt dầu dư và đông đặc lớp dầu tự do
bám trên vắt mì, đồng thời hạn chế được sự tái nhiễm vi sinh vật.

Đóng thùng

Thành phầm được đóng thùng theo quy cách của từng sản phẩm, in ngày
sản xuất, lưu kho và được kiểm cho chất lượng bởi phòng QC trước khi phân
phối ra thị trường.

*Ưu điểm:

- Là sản phẩm mì truyền thống và được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.

- Độ ẩm sản phẩm thấp, bảo quản được lâu.

- Tiết kiệm thời gian sản xuất (thời gian chiên ngắn khoảng 2 phút 30
giây).

*Nhược điểm:

- Chứa nhiều chất béo, dễ gây nóng trong người hơn so với mì không
chiên.

3.2.2. Mì ăn liền (không chiên)

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 22


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

Nguyên liệu

Trộn bột

Cán tấm

Cắt tạo sợi

Hấp chín

Cắt định lượng và bỏ khuôn

Sấy

Làm Nguội

Cấp gói gia vị

Đóng gói

Kiển tra chất lượng sản phẩm: cân


trọng lượng dò dị vật và kim loại

Sản phẩm

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 23


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

Quá trình nhào trộn bột:


Bột lúa mì, dung dịch nghệ và các loại gia vị (muối, đường, bột ngọt,
nước tương,...) được trộn đều trong cối trộn, bằng thiết bị tự động và khép
kín.
Quá trình tạo hình:
Bột sau khu trộn được chuyển đến thiết bị cán tấm bằng hệ thống băng
tải. Tại đây, các cặp lô cán thô và cán tinh sẽ cán mỏng dần lá bột cho đến khi
đạt yêu cầu về độ dai, độ dày – mỏng theo quy cách của từng loại sản phẩm.
Lá bột được cắt sợi thành những sợi mì to, nhỏ, tròn, dẹt khác nhau và
hình thành những gợn sóng đặc trưng bởi hệ thống trục lược.
Quá trình xử lý nhiệt:
Sợi mì được làm chín bên trong tủ hấp hoàn toàn bằng hơi nước, ở
nhiệt độ khoảng 100oC.
Sau khi được hấp chín, sợi mì được cắt ngắn bằng hệ thống dao tự động
và rơi xuống phễu, nằm gọn trong khuôn chiên. Tùy từng sản phẩm mà khuôn
ciên có hình vuông, tròn đẻ tạo nên hình dáng tương ứng cho vắt mì.
Để bảo quản trong thời gian từ 5-6 tháng ở nhiệt độ bình thường, vắt mì
sẽ đi qua hệ thống chiên hoặc sấy để làm giảm độ ẩm trong vắt mì xuống thấp
nhất.
Vắt mì được sấy ở nhiệt độ 65-80oC trong thời gian khoảng 30 phút. Độ
ẩm vắt mì sau sấy khoảng dưới 10%.
Quá trình hoàn thiện sản phẩm:
Không khí tự nhiên được lọc sạch và dẫn vào hệ thống đường ống, thổi
xuyên qua vắt mì để làm nguội vắt mì về nhiệt độ của môi trường trước khi
qua công đoạn đóng gói.
Cấp gói gia vị: Các gói gia vị sẽ được bổ sung bằng thiết bị tự động.
Sau khi có đầy đủ các thành phần gia vị theo quy cách của từng sản phẩm,
vắt mì sẽ được đóng gói hoàn chỉnh.

Hạn sử dụng được in trên bao bì trong quá trình đóng gói.

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 24


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

Kiểm tra chất lượng sản phẩm: cân trọng lượng, dò dị vật và kim loại: Để
đảm bảo chất lượng tốt nhất, mỗi sản phẩm đều đi qua 3 thiết bị kiểm tra bao
gồm: máy dò kim loại, máy cân trọng lượng và máy dò dị vật (máy X ray).
Những sản phẩm không đạt chuẩn sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền và chuyển
đến bộ phận xử lý sản phẩm lỗi.
Đóng thùng
Thành phầm được đóng thùng theo quy cách của từng sản phẩm, in
ngày sản xuất, lưu kho và được kiểm cho chất lượng bởi phòng QC trước khi
phân phối ra thị trường.
*Ưu điểm:
- Giảm phần chất béo "không tốt" cho cơ thể là chất béo chuyển hóa (transfat)
- Không nóng trong người và ảnh hưởng mỡ máu như mì chiên
*Nhược điểm:
- Mì không chiên phải tiếp xúc với dòng không khí nóng không đều và trong
thời gian dài nên sẽ gây ảnh hưởng đến kết cấu của mì thành phẩm
- Độ ẩm của mì không chiên cao hơn đồng nghĩa với việc sẽ nhanh hỏng hơn.

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 25


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN

4.1. Năng suất nhà máy

Đối với nhà máy mì ăn liền, chúng ta sẽ tính toán năng suất của nhà máy
dựa trên các yếu tố sau:

- Nhà máy sản xuất mỳ gói sẽ được chia thành 2 phân xưởng chính. Trong
mỗi phân xưởng, chúng ta sẽ lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất và mỗi dây chuyền
sản xuất khoảng 200 000 gói trong 1 ca sản xuất.

- Hầu hết trọng lượng mỗi gói mỳ dao động trong khoảng 60 đến 80g/gói.
Ta sẽ lấy trung bình là 70g/gói.

Từ các yếu tố trên ta tính được năng suất trung bình dự tính của nhà máy là

Ntb = Sdc x Ssp - 1dc/ca x mm

= 4 x 200 000 x 70 x 10-6 = 56 (tấn sản phẩm/ca)

Ntb: Năng suất trung bình

Sdc: Tổng dây chuyền

Ssp - 1dc: Số sản phẩm của 1 dây chuyền trong 1 ca

mm: Khối lượng tịnh mỗi gói mì

4.2. Các số liệu cơ bản

Các số liệu để tính toán cân bằng nguyên liệu sản phẩm được dựa vào
các số liệu tiêu hao nguyên liệu sản phẩm từ thực tế các nhà máy sản xuất mì
ăn liền hiện nay ( Xí nghiệp sản xuất mì ăn liền Colusa – Miliket ).

Bảng 6. Khối lượng nguyên liệu tiêu hao cho 1000 gói mì thành phẩm
STT Tên nguyên liệu Khối lượng sử dụng (Kg)

1 Bột mì 74,071

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 26


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

2 Dầu shortening 17,9

3 Dầu tinh luyện 1,44

4 Gia vị và phụ gia 1,3

5 Nước trộn bột 27,52

Tổng khối lượng nguyên liệu 90,97

Từ số liệu trên ta có thể tính được khối lượng nguyên liệu dự tính tiêu
hao cho 1 ca sản xuất là:
Sdc x S(sp − 1dc/ca) x 90,97
Nđv =
1000

4 × 200 000 × 90,97


= = 72,776 (tấn/ca)
1000

Nđv: Năng suất đầu vào

Sdc: Tổng dây chuyền

Ssp - 1dc/ca: Số sản phẩm của 1 dây chuyền trong 1 ca

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 27


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

KẾT LUẬN

Qua bài tiểu luận “xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật cho nhà máy sản
xuất mỳ ăn liền”, giúp chúng em hiểu rõ hơn về sự phát triển của mì ăn liền,
với những điều kiện thuận lợi bên trên thì việc xầy dụng một nhà máy sản xuất
mì ăn liền là điều thiết thực cà mang tính khả thi cao. Ngoài việc cung cấp sản
phẩm mì ăn liền cho thị trường nó còn tạo công ăn việc làm cho lao động tại
địa phương, góp phần nâng cao mức sống cho người dân

Nhóm em rất vui khi được nhận đề tài tiểu luận này. Bài tiểu luận của nhóm
em nên không thể tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện, nhóm em
rất mong được cô thông cảm và tận tình chỉ bảo thêm để có thể học hỏi thêm
được nhiều điều, phục vụ cho những bài tiểu luận sau này. Bài tiểu luận không
chỉ giúp nhóm em hiểu rõ hơn về kiến thức của môn học mà còn giúp cho mỗi
sinh viên chúng em được kết nối lại với nhau trong quá trình làm việc nhóm.

Nhóm em chân thành cảm ơn thầy!

Nhóm 3.

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 28


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM – Khoa Công nghệ thực phẩm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Trần Thế Truyền, Cơ sở thiết kế nhà máy, Trường Đại Học Bách Khoa,
Đại Học Đà Nẵng, 2006.

[2]: Lê Văn Việt Mẫn (chủ biên), Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thu Hiền, Tôn Nữ
Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Hà, Công nghệ chế biến thực phẩm, Nhà xuất bản
Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

[3]: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7879:2008 (CODEX STAN 249:2006) về
sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền.

https://www.solarlight.com.vn/dien-nang-luong-mat-troi-trong-kcn-song-
may.html

https://www.tapdoanpnholding.vn/khu-cong-nghiep-song-may-vai-tro-
voi-kinh-te-cong-nghiep-trang-bom

https://www.investvietnam.gov.vn/vi/kcn.pd/khu-cong-nghiep-song-
may.html

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Quyền 29

You might also like