You are on page 1of 37

TOÁN RỜI RẠC

CHƯƠNG 3.

CÁC NGUYÊN LÝ VÀ CẤU


HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


CHƯƠNG 3. CÁC NGUYÊN LÝ VÀ CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
3.1. Các nguyên lý cơ bản
3.1.1. Nguyên lý cộng
3.1.2. Nguyên lý nhân
3.1.3. Nguyên lý tồn tại
3.2. Các cấu hình tổ hợp cơ bản
3.2.1. Cấu hình không lặp
3.2.2. Cấu hình lặp

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.1. Nguyên lý cộng
3.1.2. Nguyên lý nhân
3.1.3. Nguyên lý tồn tại

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.1. Nguyên lý cộng
- Nguyên lý công được phát biểu bằng lời như sau:
+ Cho hai đối tượng cần chọn lựa x và y.
Nếu x có m cách chọn và y có n cách chọn,
mà trong đó việc chọn x và chọn y là độc lập với nhau,
thì có m+n cách chọn x hoặc chọn y.

+ Tổng quát: Cho n đối tượng cần chọn lựa x1, x2, …xn.
Nếu x1 có m1 cách chọn, x2 có m2 cách chọn, …, xn có mn cách chọn,
mà trong đó việc chọn xi và chọn xj (với i ≠j) là độc lập với nhau,
thì có m1+ m2 +…+ mn cách chọn x1 hoặc chọn x2 hoặc … hoặc chọn xn.

- Lưu ý: Dấu hiệu để nhận biết nguyên lý cộng là việc chọn các đối tượng
độc lập với nhau.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.1. Nguyên lý cộng
- Ví dụ: Trên bàn có hai cái rổ đựng trái cây, một rổ đựng 15 trái táo và một
rổ đựng 20 trái cam. Hãy cho biết có bao nhiêu cách chọn 1 trái táo hoặc 1
trái cam, biết rằng chỉ được chọn 1 trái?

Giải:
Với thông tin bài toán đã cho, dễ dàng thấy rằng có 15 cách chọn 1 trái táo
và có 20 cách chọn 1 trái cam, mà trong đó việc chọn trái táo và chọn trái cam
là độc lập nhau.
Do đó áp dụng nguyên lý cộng, ta có số lượng cách chọn theo yêu cầu là
15+20=35.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.1. Nguyên lý cộng
- Ví dụ: Trong một đợt làm đồ án cơ sở, bộ môn Tin học đưa ra 4 nhóm đề
tài cho sinh viên chọn. Nhóm 1 có 15 đề tài, nhóm 2 có 20 đề tài, nhóm 3
có 30 đề tài, nhóm 4 có 25 đề tài. Hãy cho biết mỗi sinh viên có bao nhiêu
cách chọn 1 đề tài để làm đồ án cơ sở, biết rằng các sinh viên có thể chọn
đề tài trùng nhau?

Giải:
Với thông tin bài toán đã cho, dễ dàng thấy rằng mỗi sinh viên có 15 cách
chọn 1 đề tài thuộc nhóm 1, có 20 cách chọn 1 đề tài thuộc nhóm 2, có 30 cách
chọn 1 đề tài thuộc nhóm 3 và có 25 cách chọn 1 đề tài thuộc nhóm 4, mà trong
đó việc chọn 1 đề tài thuộc mỗi nhóm là độc lập với nhau.
Do đó áp dụng nguyên lý cộng, ta có số lượng cách chọn theo yêu cầu là
15+20+30+25=90.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.1. Nguyên lý cộng
- Phát biểu bằng tập hợp (theo “ngôn ngữ tập hợp”):
Nguyên lý công được phát biểu bằng lời trong các trường hợp nêu trên có
thể được phát biểu bằng tập hợp như sau:

+ Cho A, B là 2 tập hợp gồm hữu hạn phần tử và .


Lúc đó: .

+ Tổng quát:
Cho là tập hợp gồm hữu hạn phần tử và
với .
Lúc đó:
n n
hay 
i 1
Ai  
i 1
Ai

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.1. Nguyên lý cộng
- Ví dụ: Hãy cho biết từ các chữ số 1, 2, 3 có thể tạo được bao nhiêu số
nguyên dương có các chữ số khác nhau?
Giải:
Xét tập hợp gồm các số nguyên dương có các chữ số khác nhau được tạo
thành từ các chữ số 1, 2, 3.
Gọi A1 là tập hợp các số có 1 chữ số, A2 là tập hợp các số có 2 chữ số và A3
là tập hợp các số có 3 chữ số.
Lúc đó A1 A2 A3 là tập hợp các số nguyên dương có các chữ số khác nhau
được tạo thành từ các chữ số 1, 2, 3.
Do đó số lượng số tạo được theo yêu cầu là |A1 A2 A3|.
Rõ ràng: A1={1,2,3}, A2={12,21,13,31,23,32},
A3={123,132,213,231,312,321}và A1∩Ạ2= , A1∩Ạ3= , A2∩Ạ3= .
Suy ra |A1 A2 A3|=|A1|+|A2|+|A3|=3+6+6=15
Vậy số lượng số tạo được theo yêu cầu là 15.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.1. Nguyên lý cộng
- Nguyên lý cộng mở rộng:
+ Nguyên lý bù trừ:
Cho A, B là 2 tập hợp gồm hữu hạn phần tử và B A.
Lúc đó: |A\B|=|A|-|B|

+ Cho A, B là 2 tập hợp gồm hữu hạn phần tử.


Lúc đó: |A B|=|A|+|B|-|A∩B|

+ Cho A, B, C là 3 tập hợp gồm hữu hạn phần tử.


Lúc đó: |A B C|=|A|+|B|+|C|-|A∩B|-|A∩C|-|B∩C|+|A∩B∩C|

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.1. Nguyên lý cộng
- Ví dụ: Trong một kỳ thi tuyển sinh vào đại học, đề thi môn Toán có 3 câu
(1 câu giải tích, 1 câu đại số và 1 câu hình học). Kết quả chấm 1000 bài thi
cho thấy: có 800 bài thi giải được câu giải tích, có 700 bài thi giải được câu
đại số, có 600 bài thi giải được câu hình học, có 600 bài thi giải được câu
giải tích và câu đại số, có 500 bài thi giải được câu giải tích và câu hình
học, có 400 bài thi giải được câu đại số và câu hình học, có 300 bài thi giải
được cả 3 câu. Hãy cho biết trong số 1000 bài thi được chấm có bao nhiêu
bài thi không giải được câu nào?

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.1. Nguyên lý cộng
Giải: Xét tập hợp T gồm 1000 bài thi được chấm.
Gọi A là tập hợp các bài thi giải được câu giải tích, B là tập hợp các bài thi
giải được câu đại số và C là tập hợp các bài thi giải được câu hình học.
Lúc đó A∩B là tập hợp các bài thi giải được câu giải tích và câu đại số,
A∩C là tập hợp các bài thi giải được câu giải tích và câu hình học,
B∩C là tập hợp các bài thi giải được câu đại số và câu hình học,
A∩B∩C là tập hợp các bài thi giải được cả 3 câu,
và A B C là tập hợp các bài thi giải được ít nhất 1 câu.
Suy ra T\(A B C) là tập hợp các bài thi không giải được câu nào.
Do đó số lượng bài thi không giải được câu nào là |T\(A B C)|.
Ta có: |T\(A B C)| = |T| - |A B C|
= |T| - (|A|+|B|+|C|-|A∩B|-|A∩C|-|B∩C|+|A∩B∩C|)
= 1000-(800+700+600-600-500-400+300)=100
Vậy số lượng bài thi không giải được câu nào là 100.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.2. Nguyên lý nhân
Nguyên lý nhân được phát biểu bằng lời như sau:
- Cho hai đối tượng cần chọn lựa x và y.
Nếu x có m cách chọn,
rồi sau đó với mỗi cách chọn x như vậy y có n cách chọn,
thì có m x n cách chọn x, rồi chọn y.

- Tổng quát: Cho n đối tượng cần chọn lựa x1, x2, …xn.
Nếu x1 có m1 cách chọn,
rồi sau đó với mỗi cách chọn x1 như vậy x2 có m2 cách chọn,
rồi sau đó với mỗi cách chọn x1, rồi chọn x2 như vậy x3 có m3 cách chọn,
rồi sau đó…,
rồi sau với mỗi cách chọn x1, rồi chọn x2, …., rồi chọn xn-1 như vậy xn có
mn cách chọn,
thì có m1 x m2 x…x mn-1 x mn cách chọn x1, rồi chọn x2, rồi … rồi chọn xn.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.2. Nguyên lý nhân
- Lưu ý: Dấu hiệu để nhận biết nguyên lý nhân là viêc chọn các đối tượng
phụ thuộc với nhau.
- Trường hợp tổng quát có thể phát biểu như sau:
Nếu một phép chọn được thực hiện qua n bước liên tiếp, mà trong đó:
bước thứ nhất có m1 cách chọn, bước thứ hai có m2 cách chọn, …, bước thứ
n có mn cách chọn,
thì phép chọn đó có thể được thực hiện theo m1 x m2 x … x mn cách.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.2. Nguyên lý nhân
- Ví dụ: Từ Hà Nội vào Đà Nẵng có 3 cách chọn loại phương tiện để đi
(đường sắt, đường bộ, đường không). Từ Đà Nẵng lên Đà Lạt có 2 cách
chọn loại phương tiện để đi (đường bộ, đường không). Hãy cho biết từ Hà
Nội vào Đà Nẵng, rồi sau đó từ Đà Nẵng lên Đà Lạt có bao nhiêu cách
chọn loại phương tiện để đi?

Giải:
Với thông tin bài toán đã cho, dễ dàng thấy rằng có 3 cách chọn loại
phương tiện để đi Hà Nội vào Đà Nẵng, rồi sau đó với mỗi cách chọn loại
phương tiện để đi như vậy có 2 cách chọn loại phương tiện để đi Đà Nẵng lên
Đà Lạt.
Do đó áp dụng nguyên lý nhân, ta có số lượng cách chọn loại phương tiện
để đi theo yêu cầu là 3x2=6.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.2. Nguyên lý nhân
- Ví dụ: Hãy cho biết từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể tạo được bao nhiêu
số nguyên dương chẵn có 3 chữ số mà chữ số hàng trăm là chữ số lẻ?

Giải:
Với thông tin bài toán đã cho, dễ dàng thấy rằng mỗi số nguyên dương cần
tạo được tạo bằng cách chọn chữ số hàng trăm, rồi sau đó chọn chữ số hàng
chục, rồi sau đó chọn chữ số hàng đơn vị. Rõ ràng có 3 cách chọn chữ số hàng
trăm, rồi sau đó có 5 cách chọn chữ số hàng chục, rồi sau đó có 2 cách chọn
chữ số hàng đơn vị.
Do đó áp dụng nguyên lý nhân, ta có số lượng số nguyên dương tạo được
theo yêu cầu là 3x5x2=30.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.2. Nguyên lý nhân
- Phát biểu bằng tập hợp (theo “ngôn ngữ tập hợp”):
Nguyên lý nhân được phát biểu bằng lời trong các trường hợp nêu trên có
thể được phát biểu bằng tập hợp như sau:

+ Cho A, B là 2 tập hợp gồm hữu hạn phần tử.


Lúc đó: |A B|=|A|x|B|

+ Tổng quát:
Cho A1, A2, …, An-1, An là n tập hợp gồm hữu hạn phần tử.
Lúc đó: |A1xA2 … An-1 An|=|A1|x|A2|x…x|An-1|x|An|
n n
hay 
i 1
Ai  
i 1
Ai

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.2. Nguyên lý nhân
- Ví dụ: Hãy cho biết từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể tạo được bao nhiêu
số nguyên dương chẵn có 3 chữ số mà chữ số hàng trăm là chữ số lẻ?

Giải:
Với thông tin bài toán đã cho, dễ dàng thấy rằng mỗi số nguyên dương cần
tạo tương ứng là một phần tử của tập hợp AxBxC với A={1,3,5},
B={1,2,3,4,5} và C={2,4}.
Do đó số lượng số nguyên dương tạo được theo yêu cầu là |AxBxC|.
Ta có |AxBxC|= |A|x|B|x|C|=3x5x2=30.
Vậy số lượng số nguyên dương tạo được theo yêu cầu là 30.

ThS.Trần Đình Sơn – Email: tdson@vku.udn.vn– Mobile: 0903591955


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.3. Nguyên lý tồn tại (Nguyên lý Dirichlet)
- Có một số phát biểu: Nguyên lý chuồng thỏ, Nguyên lý chuồng chim,…
- Nguyên lý ngăn kéo:
Khi cho các đồ vật vào các ngăn kéo, nếu số lượng đồ vật nhiều hơn số
lượng ngăn kéo thì có ít nhất 2 đồ vật được chứa trong cùng một ngăn kéo
(hay có ngăn kéo chứa từ 2 đồ vật trở lên).
- Phát biểu cụ thể hơn như sau:
Khi cho n đồ vật vào m ngăn kéo, nếu n>m thì có ít nhất 2 đồ vật được
chứa trong cùng một ngăn kéo (hay có ngăn kéo chứa từ 2 đồ vật trở lên).
- Lưu ý:
+ Có thể sử dụng nguyên lý này để chứng minh sự tồn tại của đối tượng
nào đó (có thể không liên quan đến đồ vật và ngăn kéo) bằng cách chỉ ra sự
tương ứng phù hợp.
+ Muốn sử dụng được nguyên lý này phải có 2 số lượng khác nhau (1 số
tương ứng số lượng đồ vật, 1 số tương ứng số lượng ngăn kéo).

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.3. Nguyên lý tồn tại (Nguyên lý Dirichlet)
- Ví dụ: Lớp Toán rời rạc có 60 sinh viên. Hãy chứng tỏ rằng trong lớp
Toán rời rạc có ít nhất 2 sinh viên có ngày của ngày sinh nhật trùng nhau.

Giải:
Cho 31 ngăn kéo đánh số thứ tự từ 1 đến 31. Mỗi sinh viên của lớp Toán rời
rạc được “đặt vào” ngăn kéo có số thứ tự trùng với ngày của ngày sinh nhật của
sinh viên đó. Rõ ràng số lượng sinh viên nhiều hơn số lượng ngăn kéo (60>31).
Do đó có ít nhất 2 sinh viên “được chứa” trong cùng một ngăn kéo, tức là có ít
nhất 2 sinh viên có ngày của ngày sinh nhật trùng nhau.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.3. Nguyên lý tồn tại (Nguyên lý Dirichlet)
- Phát biểu bằng tập hợp (theo “ngôn ngữ tập hợp”):
Nguyên lý tồn tại được phát biểu bằng lời nêu trên có thể được phát biểu
bằng tập hợp như sau:
Cho A, B là 2 tập hợp gồm hữu hạn phần tử và khác .
Bằng cách (qui tắc) nào đó, mỗi phần tử của A cho tương ứng với một
phần tử của B.
Nếu |A|>|B| thì có ít nhất 2 phần tử của A tương ứng với cùng một phần
tử của B.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.3. Nguyên lý tồn tại (Nguyên lý Dirichlet)
- Ví dụ: Lớp Toán rời rạc có 60 sinh viên. Hãy chứng tỏ rằng trong lớp
Toán rời rạc có ít nhất 2 sinh viên có ngày của ngày sinh nhật trùng nhau.

Giải:
Gọi A là tập hợp gồm 60 sinh viên của lớp Toán rời rạc và B là tập hợp gồm
31 ngày của tháng, tức là B={1,2,3…,29,30,31}.
Mỗi sinh viên của A được cho tương ứng với một số nguyên của B là ngày
của ngày sinh nhật của sinh viên đó. Như vậy bằng qui tắc này, mỗi phần tử
của A tương ứng với một phần tử của B.
Rõ ràng |A|>|B| (60>31), do đó có ít nhất 2 phần tử của A tương ứng với
cùng một phần tử của B, tức là có ít nhất 2 sinh viên có ngày của ngày sinh
nhật trùng nhau.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
Bài tập:
1. Hãy cho biết lớp Toán rời rạc có bao nhiêu sinh viên nữ, biết rằng lớp này có
60 sinh viên và trong đó có 45 sinh viên nam?
2. Trong một đợt khảo sát về tình hình học ngoại ngữ của sinh viên, người ta
phỏng vấn 100 sinh viên. Kết quả phỏng vấn cho thấy: có 48 sinh viên học
tiếng Anh, có 8 sinh viên học tiếng Anh và tiếng Nga, có 28 sinh viên học tiếng
Nga, có 13 sinh viên học tiếng Nga và tiếng Pháp, có 26 sinh viên học tiếng
Pháp, có 8 sinh viên học tiếng Pháp và tiếng Anh và có 24 sinh viên không học
ngoại ngữ. Hãy cho biết trong số 100 sinh viên được phỏng vấn có bao nhiêu
sinh viên học cả 3 ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp?
3. Trong một giải bóng đá có 8 đội tham gia thi đấu. Cơ cấu giải thưởng gồm 1
huy chương vàng, 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Hãy cho biết có
bao nhiêu cách phân phối bộ huy chương vàng, bạc, đồng cho các đội tham gia
thi đấu.
4. Hãy cho biết có bao nhiêu số nguyên dương chẵn có 3 chữ số.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
Bài tập:
5. Hãy cho biết từ các chữ số 1, 3, 5, 6, 8 có thể tạo được bao nhiêu số nguyên
dương lẻ có 4 chữ số mà chữ số hàng nghìn là chữ số chẵn?
6. Hãy cho biết từ các chữ số 1, 2, 3 có thể tạo được bao nhiêu số nguyên
dương có 5 chữ số?
7. Trong một buổi lễ có 400 người tham dự. Hãy chứng tỏ rằng, trong số 400
người đó có ít nhất 2 người có ngày sinh nhật trùng nhau.
8. Trên trái đất hiện có hơn 7 tỷ người sinh sống. Hãy chứng tỏ rằng, trong số
những người hiện đang sống trên trái đất có ít nhất 2 người được sinh ra cùng
một thời điểm (tính bằng giây).
9. Trong một giải bóng đá có 16 đội tham dự. Thể thức thi đấu của giải là 2 đội
bất kỳ phải thi đấu với nhau và chỉ thi đấu với nhau 1 lần (vòng tròn một lượt).
Hãy chứng tỏ rằng, tại mỗi thời điểm của giải có ít nhất 2 đội có số lượng trận
đã thi đấu bằng nhau.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
Bài tập:
10. Hãy chứng tỏ rằng, trong một nhóm gồm 10 người có ít nhất 2 người có
cùng số lượng người quen giữa những người trong nhóm đó.

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
3.2.1. Cấu hình không lặp
3.2.2. Cấu hình lặp

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
3.2.1. Cấu hình không lặp
• Chỉnh hợp không lặp
• Hoán vị không lặp
• Tổ hợp không lặp

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
3.2.1. Cấu hình không lặp
• Chỉnh hợp không lặp (chỉnh hợp)
- Cho T là tập hợp gồm n phần tử (n ℤ+).
- Một chỉnh hợp không lặp chập k của n phần tử thuộc T là một cách chọn k
phần tử đôi một khác nhau thuộc T và các phần tử được sắp xếp theo thứ tự.
- Như vậy, một chỉnh hợp không lặp chập k của n phần tử thuộc T tương
ứng là một bộ có thứ tự (t1,t2,…,tk) với ti T ( i  1, k ) và ti≠ tj (i≠j).
- Số lượng chỉnh hợp không lặp chập k của n phần tử:
n!
A nk  n ( n  1)( n  2 )...( n  k  1) hay Ank 
( n  k )!
- Ví dụ: Hãy cho biết từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể tạo được bao nhiêu
số nguyên dương có 3 chữ số mà các chữ số khác nhau?
Giải: Với thông tin bài toán đã cho, dễ dàng thấy rằng mỗi số nguyên
dương cần tạo tương ứng là một chỉnh hợp không lặp chập 3 của 5 phần tử. Do
đó số lượng số nguyên dương cần tạo theo yêu cầu là A53  5 x 4 x 3  60 .

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
3.2.1. Cấu hình không lặp
• Hoán vị không lặp (hoán vị)
- Cho T là tập hợp gồm n phần tử (n ℤ+).
- Một hoán vị không lặp của n phần tử khác nhau thuộc T là một sắp xếp n
phần tử đó theo thứ tự.
- Như vậy, một hoán vị không lặp của n phần tử khác nhau là một chỉnh
hợp không lặp chập n của n phần tử.
- Số lượng hoán vị không lặp của n phần tử: Pn  n !

-Ví dụ: Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 cái đèn khác nhau thành một hàng
ngang?
Giải: Với thông tin bài toán đã cho, dễ dàng thấy rằng mỗi cách sắp xếp
đèn theo yêu cầu tương ứng là một hoán vị không lặp của 5 phần tử. Do đó số
lượng cách sắp xếp đèn theo yêu cầu là P5  5!  120 .

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
3.2.1. Cấu hình không lặp
• Tổ hợp không lặp (tổ hợp)
- Cho T là tập hợp gồm n phần tử (n +
- Một tổ hợp không lặp chập k của n phần tử thuộc T là một cách chọn k
phần tử đôi một khác nhau thuộc T.
- Như vậy một tổ hợp không lặp chập k của n phần tử thuộc T tương ứng là
một tập hợp con gồm k phần tử của T.
- Số lượng tổ hợp không lặp chập k của n phần tử:
n ( n  1)( n  2 )...( n  k  1) hay C nk  n!
C 
n
k
( n  k )! k !
k!
- Ví dụ: Hãy cho biết có bao nhiêu cách chọn 3 đại biểu trong số 5 người
được đề cử?
Giải: Với thông tin bài toán đã cho, dễ dàng thấy rằng mỗi cách chọn đại
biểu theo yêu cầu tương ứng là một tổ hợp không lặp chập 3 của 5 phần tử. Do
5 x4 x3
đó số lượng cách chọn đại biểu theo yêu cầu là P53   10 .
3!

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
3.2.1. Cấu hình không lặp
• Tổ hợp không lặp (tổ hợp)
- Ta có thể thấy mối quan hệ giữa số lượng của chỉnh hợp, hoán vị, tổ hợp:
Ank
C 
k
n
Pk
nk
- Một số tính chất: C n  C n , với 0 k
k
n

C nk  C nk11  C nk1 , với 1 k n-1


- Hệ quả: C nn  C n0  1
C n0  C n1  C n2  ...  C nn  2  C nn 1  C nn  2 n

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
3.2.2. Cấu hình lặp
• Chỉnh hợp lặp
• Hoán vị lặp
• Tổ hợp lặp

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
3.2.2. Cấu hình lặp
• Chỉnh hợp lặp
- Cho T là tập hợp gồm n phần tử (n +
- Một chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử thuộc T là một cách chọn k phần
tử thuộc T (có thể trùng nhau) và các phần tử được sắp xếp theo thứ tự.
- Như vậy một chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử thuộc T tương ứng là
một bộ có thứ tự (t1,t2,…,tk) với ti T ( i  1, k ). k
- Số lượng chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử: A n  n k

- Ví dụ: Hãy cho biết từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể tạo được bao nhiêu
số nguyên dương có 3 chữ số?

Giải: Với thông tin bài toán đã cho, dễ dàng thấy rằng mỗi số nguyên
dương cần tạo tương ứng là một chỉnh hợp lặp chập 3 của 5 phần tử. Do đó số
3
lượng số nguyên dương cần tạo theo yêu cầu là A 5  5 3  125 .

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
3.2.2. Cấu hình lặp
• Hoán vị lặp
- Cho T là tập hợp gồm n phần tử (n ℤ+).
- Ví dụ: Cho T={a,b,c}
+ Hoán vị không lặp của 3 phần tử thuộc T: abc, acb, bac, bca, cab, cba
+ Hoán vị lặp của 3 phần tử thuộc T, trong đó a xuất hiện 2 lần, b xuất
hiện 1 lần, c xuất hiện 3 lần: aabccc, abaccc, abcacc, abccac, abccca, ….
baaccc, bacacc, baccac, baccca, bcccaa, ….
- Hoán vị lặp ví dụ ở trên được gọi là một hoán vị lặp kiểu (2,1,3) của 3
phần tử thuộc T, trong đó thứ tự các số trong (2,1,3) tùy ý.
- Một hoán vị lặp kiểu (k1,k2,…,kn) của n phần tử thuộc T là một hoán vị
mà trong đó các phần tử của T: có phần tử xuất hiện k1 lần, có phần tử xuất
hiện k2 lần, …, có phần tử xuất hiện kn lần.
- Số lượng hoán vị lặp kiểu (k1,k2,…,kn) của n phần tử:
( k 1  k 2  ...  k n )!
P n ( k 1 , k 2 ,..., k n ) 
k 1 ! k 2 !... k n !
Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn
3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
3.2.2. Cấu hình lặp
- Ví dụ: Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 cái đèn khác nhau thành một hàng
ngang nhưng theo màu, biết rằng có 2 đèn màu đỏ và 3 đèn màu xanh?

Giải:
Với thông tin bài toán đã cho, dễ dàng thấy rằng mỗi cách sắp xếp đèn theo
yêu cầu tương ứng là một hoán vị lặp kiểu (2,3) của 2 phần tử. Do đó số lượng
cách sắp xếp đèn theo yêu cầu là
( 2  3 )! 5!
P 2 ( 2 ,3 )    10 .
2!3! 2!3!

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
3.2.2. Cấu hình lặp
• Tổ hợp lặp
- Cho T là tập hợp gồm n phần tử (n +
- Một tổ hợp lặp chập k của n phần tử thuộc T là một cách chọn k phần tử
thuộc T (có thể trùng nhau).
k
- Số lượng tổ hợp lặp chập k của n phần tử: n  C nk  k  1
C
k
hay C n  C nnk1  1
- Ví dụ: Trên bàn có 5 cái khay đựng 5 loại bánh ngọt khác nhau. Hãy cho
biết có bao nhiêu cách chọn 3 cái bánh ngọt trong 5 loại bánh ngọt đó?
Giải: Với thông tin bài toán đã cho, dễ dàng thấy rằng mỗi cách chọn bánh
ngọt theo yêu cầu tương ứng là một tổ hợp lặp chập 3 của 5 phần tử. Do đó số
3 7 x6 x5
lượng cách chọn bánh ngọt theo yêu cầu là C 5  C 53 3 1  C 73   35 .
3!
3 7 x6 x5 x 4
(Hay tính bằng công thức C 5  C 55311  C 74   35 .)
4!
Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn
3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
Bài tập:
1. Trong một giải bóng đá có 16 đội tham dự. Thể thức thi đấu của giải là 2 đội
bất kỳ phải thi đấu với nhau và chỉ thi đấu với nhau 1 lần (vòng tròn một lượt).
Hãy cho biết cần phải tổ chức bao nhiêu trận đấu?
2. Hãy cho biết từ 2 bit 0, 1 có thể tạo được bao nhiêu chuỗi bit có độ dài 8?
3. Hãy cho biết từ các chữ số 1, 3, 5, 7, 9 có thể tạo được bao nhiêu số nguyên
dương có 5 chữ số mà các chữ số khác nhau?
4. Hãy cho biết có bao nhiêu số nguyên dương có 6 chữ số mà trong đó có 2
chữ số 4, có 3 chữ số 5 và 1 chữ số 7?
5. Hãy cho biết có bao nhiêu cách bầu một ban chấp hành chi đoàn từ một chi
đoàn có 15 đoàn viên, biết rằng mỗi ban chấp hành chi đoàn gồm 3 người: 1 bí
thư, 1 phó bí thư và 1 ủy viên?
6. Hãy cho biết từ các chữ số 1, 2, 4, 5 có thể tạo được bao nhiêu số điện thoại,
biết rằng mỗi số điện thoại là một số nguyên dương có 8 chữ số?
7. Hãy cho biết có bao nhiêu hoán vị của các chứ cái trong từ HOANTOAN?

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn


3.2. CÁC CẤU HÌNH TỔ HỢP CƠ BẢN
Bài tập:
8. Hãy cho biết từ các số 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19 có thể tạo được bao nhiêu phân
số khác nhau và khác 1?
9. Hãy cho biết lớp Toán rời rạc có thể tạo được bao nhiêu tổ trực nhật, biết
rằng mỗi tổ trực nhật gồm 4 bạn sinh viên và lớp Toán rời rạc có 60 sinh viên?
10. Hãy cho biết từ các chữ cái A, B, C, D, E, F có thể tạo được bao nhiêu từ có
4 chữ cái, biết rằng mỗi từ là một dãy liên tiếp gồm các chữ cái?
11. Hãy cho biết có bao nhiêu cách chọn 7 đồng tiền xu trong 3 loại đồng tiền
xu: 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng?
12. Một sinh viên có họ và tên là NGUYỄN VĂN AN, sinh ngày 20/01/1999
và được biểu diễn lại như sau:
Họ và tên: NGUYENVANAN
Ngày sinh: 20011999
Hãy cho biết có bao nhiêu hoán vị của các chữ cái trong họ và tên và bao nhiêu
hoán vị của các chữ số trong ngày sinh của sinh viên?

Khoa KHMT – VKU – cs@vku.udn.vn

You might also like