You are on page 1of 71

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

VIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIÁM SÁT NHIỆT ĐỘ, ĐỘ
ẨM TRONG ĐẤT TỪ XA THÔNG QUA MẠNG THÔNG TIN DI
ĐỘNG ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: HOÀNG HUY HUỲNH


Lớp: 53K2 - ĐTTT
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. LÊ VĂN CHƢƠNG

NGHỆ AN, 05 - 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
VIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIÁM SÁT NHIỆT ĐỘ, ĐỘ
ẨM TRONG ĐẤT TỪ XA THÔNG QUA MẠNG THÔNG TIN DI
ĐỘNG ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: HOÀNG HUY HUỲNH


Lớp: 53K2 - ĐTTT
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. LÊ VĂN CHƢƠNG
Cán bộ phản biện: ...........................................

NGHỆ AN, 05 - 2017


LỜI NÓI ĐẦU

Sau quá trình học tập và rèn luyện tại Viện Kỹ Thuật và Công Nghệ, Trƣờng
Đại học Vinh em đã đƣợc trang bị các kiến thức cơ bản, các kỹ năng thực tế để có
thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo khoa Viện Kỹ Thuật và Công Nghệ,
Trƣờng Đại học Vinh đã quan tâm hƣớng dẫn truyền đạt những kiến thức quý báu
và kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian học ở trƣờng nói chung và trong đồ án
tốt nghiệp nói riêng. Qua đây em xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Văn Chƣơng đã
hƣớng dẫn tận tình để giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Trong suốt thời gian làm đồ án em đã cố gắng hoàn thành nhƣng không tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
và các bạn để đồ án em có tính thiết thực hơn.
Cuối cùng em xin chúc các thầy, cô giáo sức khỏe, nhiều thành công trong sự
nghiệp trồng ngƣời.
Em xin chân thành cảm ơn

1
TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Đồ án trình bày về phƣơng pháp thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ và độ ẩm


của đất từ xa thông qua mạng thông tin di động có nhiều ứng dụng thiết thực trong
nông nghiệp thông minh. Hệ thống sử dụng các cảm biến đo nhiệt độ, cảm biến đo
độ ẩm đất kết hợp với vi điều khiển PIC và module GSM/GPRS để gửi thông tin thu
nhập đƣợc lên mạng Internet cho phép việc giám sát từ xa. Trên cơ sở những dữ
liệu thu thập đƣợc từ hệ thống sẽ cho phép các kỹ sƣ nông nghiệp, các nhà quản lý
đƣa ra những quyết định thích hợp về thực hiện tƣới tiêu cho các khu vực trồng trọt
nhằm thu đƣợc những năng suất tối ƣu nhất.

ABSTRACT
This project describes how to design a system for remote monitoring
temperature and humidity of soil through a mobile communication network with
many practial applications in smart agriculture. The system uses temperature
sensors, soil humidity sensors and PIC microcontrollers and GSM/GPRS modules
to send information is collected to the Internet for remote monitoring. Based on the
data is collected from the system, it will allow agricultural engineers and managers
to make appropriate decisions about irrigation in the plantation areas to obtain best
productivity.

2
MỤC MỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1
TÓM TẮT ĐỒ ÁN......................................................................................................2
MỤC MỤC..................................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................5
DẠNH MỤC BẢNG ...................................................................................................6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG GIÁM SÁT MÔI
TRƢỜNG TRONG NÔNG NGHIỆP .....................................................................9
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG TRONG
NÔNG NGHIỆP..........................................................................................................9
1.2. YÊU CẦU CỦA CÁC HỆ THỐNG GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG TRONG
NÔNG NGHIỆP........................................................................................................10
1.3. CÁC SẢN PHẨM VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG ...................10
1.4. KẾT LUẬN ........................................................................................................14
CHƢƠNG 2: HỆ THỒNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VÀ MẠNG DỮ LIỆU DI
ĐỘNG GPRS ...........................................................................................................15
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ................................15
2.2.1. Lịch sử phát triển ........................................................................................15
2.1.2. Kiến trúc mạng thông tin di động GSM .....................................................16
2.1.3. Các thủ tục cơ bản của GSM ......................................................................18
2.2. MẠNG DỮ LIỆU DI ĐỘNG GPRS..................................................................21
2.2.1. Khái quát chung về mạng GPRS ................................................................21
2.2.2. Kiến trúc của GPRS ....................................................................................24
2.2.3. Nguyên tắc hoạt động của GPRS................................................................29
2.3. GIAO THỨC TCP/IP .........................................................................................30
2.3.1. Lịch sử ........................................................................................................30
2.3.2. Khái niệm về giao thức TCP/IP ..................................................................32
2.4.3. Giao thức TCP/IP........................................................................................32

3
2.3.4. Giao thức IP ................................................................................................34
2.3.5. Giao thức điều khiển truyền dữ liệu TCP ...................................................37
2.4. KẾT LUẬN ........................................................................................................42
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIÁM SÁT NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM MÔI
TRƢỜNG ĐẤT TỪ XA THÔNG QUA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ỨNG
DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP .........................................................................43
3.1. PHÂN TÍCH YÊU CẦU THIẾT KẾ .................................................................43
3.2. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ KHỐI CỦA HỆ THỐNG ...................................................43
3.2.1. Sơ đồ tổng quan hệ thống ...........................................................................43
3.3. THIẾT KẾ PHẦN CỨNG .................................................................................44
3.3.1. Khối vi điều khiển.......................................................................................44
3.3.2. Module giao tiếp mạng dữ liệu Sim900A...................................................48
3.3.3. Khối cảm biến nhiệt độ LM35 ....................................................................56
3.3.4. Modul cảm biến đo độ ẩm đất ....................................................................57
3.3.5. Màn hình LCD ............................................................................................58
3.4. XÂY DỰNG THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN....................................................61
3.5. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM .........................................................................62
3.5.1. Sơ đồ nguyên lý ..........................................................................................62
3.5.2. Chế tạo ........................................................................................................62
3.6. KẾT LUẬN ........................................................................................................64
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
PHỤ LỤC .................................................................................................................67

4
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hệ thống giám sát............ .. ......................................................................11
Hình 2.1. Base Station Controller – Bộ điều khiển trạm gốc ...................................20
Hình 2.2. Cấu trúc của một mạng GPRS ..................................................................21
Hình 2.3. Các khối mạng của GPRS .........................................................................25
Hình 2.4. Các tầng trong bộ giao thức TCP/IP .........................................................33
Hình 2.5. Cấu trúc các lớp địa chỉ IP ........................................................................35
Hình 2.6. Ví dụ cấu trúc các lớp địa chỉ IP ...............................................................35
Hình 2.7. Dạng thức của gói tin IP............................................................................36
Hình 2.8. Cổng truy nhập dịch vụ TCP.....................................................................38
Hình 3.1. Sơ đồ tổng quan hệ thống..........................................................................43
Hình 3.2. Sơ đồ chân của PIC 16F887 ......................................................................44
Hình 3.3. Cấu trúc bên trong của PIC 16F887 ..........................................................44
Hình 3.4. Module SIM900 ........................................................................................48
Hình 3.5. Khối nguồn ................................................................................................50
Hình 3.6. Khối Sim900A ..........................................................................................50
Hình 3.7..Khối UART ...............................................................................................51
Hình 3.8. Khối Microphone ......................................................................................51
Hình 3.9. Khối Sim card........................................................................................51
Hình 3.10. Khối Speaker ...........................................................................................51
Hình 3.11. Sơ đồ chân SIM900 .................................................................................52
Hình 3.12. Sơ đồ thiết kế Breakout của Module SIM900 .........................................53
Hình 3.13. Cấu hình mặc định cho SIM900 .............................................................56
Hình 3.14. Cảm biến đo nhiệt độ LM35 ...................................................................57
Hình 3.15. Sơ đồ nguyên lý mạch cảm biến độ ẩm đất ............................................58
Hình 3.16. Text LCD 16x2 .......................................................................................59
Hình 3.17. Kết nối Text LCD với Vi điều khiển ......................................................60
Hình 3.18. Lƣu đồ thuật toán ...................................................................................61
Hình 3.19. Sơ đồ mạch nguyên lý .............................................................................62
Hình 3.20. Mạch in đo nhiệt độ, độ ẩm đất ...............................................................63
Hình 3.21. Mạch đo nhiệt độ, độ ẩm đất kết nối với modul Sim900 ........................63
Hình 3.22. Hoạt động của mạch giám sát nhiệt độ, độ ẩm đất .................................63
Hình 3.23. Giao diện giám sát nhiệt độ, độ ẩm đất trong trang web ........................64

5
DẠNH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tốc độ dữ liệu truyền trong GPRS ...........................................................23

Bảng 2.2. Tốc độ kênh truyền trong GPRS...............................................................24

Bảng 2.3. Một số cổng TCP phổ biến .......................................................................39

Bảng 2.4. Dạng thức của segment TCP ....................................................................41

Bảng 3.1. Chức năng chân của LCD .........................................................................59

6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

Global System for Mobile Hệ thống truyền thông


GSM
communication di động toàn cầu
Đa truy cập phân chia
TDMA Time Division Mutiple Access
theo thời gian
Đa truy cập phân chia
FDMA Frequence Division Mutiple Access
theo tần số
European Telecommunication Viện tiêu chuẩn viễn
ETSI
Standards Institude thông Châu Âu
BSC Base Station Controller Bộ điều khiển trạm gốc
BSS Base Station System Hệ thống trạm gốc
Thanh ghi định vị
HLR Home Location Register
thƣờng trú
Thanh ghi định vị tạm
VLR Visitor Location Register
trú
Dịch vụ vô tuyến gói
GPRS General Packet Radio Service
tổng hợp
SMSC Short Message Service Centre Dịch vụ bản tin ngắn
Nút phục vụ các thuê
SGSN Serving GPRS Support Node
bao GPRS
Nút định tuyến của
GGSN Gateway GPRS Support Node
GPRS
Giao thức Điều Khiển
Transmission Control
TCP/IP Truyền Thông/Giao
Protocol/Internet Protocol
thức Internet
Giao thức điều khiển
ICMP Internet control message protocol
thông điệp Internet
Giao thức quản lý
IGMP Internet group management protocol
nhóm Internet

7
MỞ ĐẦU
Hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nông nghiệp thông minh
đang nhận đƣợc sự quan tâm lớn từ xã hội. Trong các hệ thống giám sát thì hệ thống
giám sát nhiệt độ và độ ẩm trong đất rất quan trọng trong ứng dụng nông nghiệp.
Việc giám sát thu thập thông tin dữ liệu sẽ cho phép các kỹ sƣ nông nghiệp giám sát
môi trƣờng từ xa từ một vƣờn thông minh hay các khu vực sản xuất nông nghiệp
lớn để đánh giá và đƣa ra các quyết định thích hợp mà không phải trực tiếp đến từng
nơi để giám sát. Cùng với đó sự bùng nổ của Internet tạo môi trƣờng thuận lợi cho
việc truy cập và thu thập dữ liệu.
Việc giám sát thu thập dữ liệu là một bài toán thiết thực, vận dụng linh hoạt
kiến thức và ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Đây là một chủ đề mới mẻ và đang
đƣợc nhiều công ty, nông trƣờng,... áp dụng để nâng cao hiệu quả sản suất đảm bảo
môi trƣờng tốt cho cây trồng phát triển.
Chính vì các lý do nhƣ trên nên em quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu thiết
kế hệ thống giám sát nhiệt độ, độ ẩm trong đất từ xa thông qua mạng thông tin
di động ứng dụng trong nông nghiệp”
Nội dung của đồ án đƣợc trình bày trong 3 chƣơng
Chƣơng 1. Tổng quan về các hệ thống giám sát môi trƣờng trong nông nghiệp
Chƣơng 2. Hệ thống thông tin di động và mạng dữ liệu di động GPRS
Chƣơng 3. Thiết kế, chế tạo hệ thống giám sát nhiệt độ, độ ẩm môi trƣờng đất từ xa
thông qua mạng thông tin di động ứng dụng trong nông nghiệp
Mặc dù có nhiều cố gắng tuy nhiên do thời gian không nhiều và điều kiện làm
việc còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong thầy cô và các bạn góp ý và bổ sung thêm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Hoàng Huy Huỳnh

8
CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG
TRONG NÔNG NGHIỆP
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG TRONG
NÔNG NGHIỆP
Ngày nay với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất là
vấn đề đƣợc nhiều sự quan tâm. Với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nền nông
nghiệp thông minh đang đƣợc sự quan tâm lớn từ xã hội. Đã đƣợc nhiều nƣớc trên
thế giới áp dụng để nâng cao hiệu quả sản suất đảm bảo môi trƣờng tốt cho cây
trồng phát triển. Trong chƣơng này chúng ta tìm hiểu về tầm quan trọng, yêu cầu và
các ứng dụng của hệ thống giám sát trong môi trƣờng trong nông nghiệp.
Các hệ thống giám sát, cảnh báo đã đƣợc ra đời và áp dụng ngày càng tăng
trong nông nghiệp hiện đại vào trang trại, nông trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu của
con ngƣời trong khi duy trì hoặc nâng cao chất lƣợng môi trƣờng và bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên.
Theo truyền thống nông nghiệp đƣợc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể chẳng
hạn nhƣ trồng, chăm sóc, tƣới tiêu và thu hoạch với lịch trình định trƣớc. Nhƣng
bằng cách thu thập dữ liệu thời gian thực về thời tiết, đất và chất lƣợng không khí...
nhằm theo dõi sự trƣởng thành của cây trồng sẽ cải thiện đƣợc năng suất, nâng cao
hiệu quả sản suất, giảm chi phí đầu tƣ, tăng năng suất cây trồng, có thể tạo sản phẩn
nông nghiệp theo yêu cầu thị trƣờng mà không quan tâm đến mùa vụ,... Ngoài ra
việc phát triển ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng là sân cho sự sáng
tạo, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại nhiều hiệu quả
kinh tế.
Trong ứng dụng hàng ngày, nhu cầu theo dõi nhiệt độ và độ ẩm ngày càng
trở nên phổ biến và thiết thực và đƣợc sử dụng nhiều trong: Sản xuất chế biến nông
nghiệp hiển thị và thực thi điều khiển, theo dõi giám sát môi trƣờng. Nhiệt độ và độ
ẩm là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến tích chất của vật chất và môi trƣờng sống cây
trồng.

9
Kỹ thuật đo lƣờng trong việc phát triển nông nghiệp xanh đã mang lại những
hiệu quả hết sức to lớn với quy mô nhà trồng hay nông trại rộng ...
Nhƣ vậy có thể thấy việc đo lƣờng giám sát nhiệt độ, độ ẩm là điều rất quan
trọng phù hợp với xu thế chung của nền nông nghiệp thế giới và đối với phát triển
nông nghiệp ở nƣớc ta.
1.2. YÊU CẦU CỦA CÁC HỆ THỐNG GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG TRONG
NÔNG NGHIỆP
Yêu cầu của hệ thống giám sát môi tƣờng cụ thể phải đạt đƣợc các tiêu chí
sau: Duy trì và làm tăng năng suất, lợi nhuận công nghiệp trong khi đảm bảo việc
cung cấp thực phẩm và các dịch vụ hệ sinh thái trên cơ sở bền vững, giảm thiểu các
tác động tiêu cực bên ngoài và khí thải nhà kính nông nghiệp, tái tạo lại các nguồn
tài nguyên sinh thái. Ngoài ra tác dụng lâu dài của nông nghiệp xanh có thể mang
lại cho vụ thu hoạch cây trồng nhiều hơn.
Nông nghiệp xanh trong lĩnh vực trồng trọt thƣờng đòi hỏi khắt khe về việc
duy trì nhiệt độ và độ ẩm cho môi trƣờng sinh trƣởng của cây trồng theo từng loại
cây cũng nhu thời gian sinh trƣởng của chúng. Điều này đòi hỏi phải giám sát và
thu nhập số liệu về nhiệt độ và độ ẩm tại nhiều vị trí khác nhau trong môi trƣờng
sinh trƣởng cây trồng. Nhờ giám sát và thu thập số liệu nhiệt độ,độ ẩm trong đất
nhà nông có thể theo dõi đƣợc độ ẩm của các loại cây để quyết định thời điểm thu
hoạch thích hợp. Biết đƣợc độ ẩm của đất, độ ẩm- nhiệt độ của không khí sẽ cho
phép nhà nông điều chỉnh canh tác cả mình một cách thích hợp để đạt đƣợc tối ƣu
năng suất cây trồng.
1.3. CÁC SẢN PHẨM VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG
 Hệ thống kiểm soát nhiệt độ trong nhà kính:
Là hệ thống đặc biệt cần thiết với nhà kính nông nghiệp, đặc biệt là ở các
vùng địa lý có khí hậu biến đổi liên tục theo mùa.
Trên thế giới hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động đã đƣợc ứng dụng từ năm
1985. Các sản phẩm này giúp nhiệt độ trong nhà kính luôn ổn định, hoặc thay đổi
theo quá hƣớng phục vụ quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây trồng. Ngoài ra
hệ thống còn tích hợp chức năng quản lý hệ thống tƣới và hệ thống châm phân,
phun thuốc hoá sinh….

10
Hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động trong nhà kính đƣợc thiết kế để giúp
ngƣời trồng tối đa hóa năng suất cây trồng và giúp bảo tồn nguồn nƣớc và tiết kiệm
năng lƣợng vận hành cho nhà kính.

Hình 1.1. Hệ thống giám sát


+ Các tính năng cơ bản của hệ thống kiểm soát nhiệt độ nhà kính nông
nghiệp hiện nay:
- Khả năng lập trình điều khiển từ xa qua internet.
- Có thể hoạt động tự động hoàn toàn hoặc bán tự động với thao tác của
ngƣời vận hành.
- Tính năng hoạt động theo trình tự thời gian hoặc yêu cầu thực tế bên trong
nhà kính.
- Hệ thống có thể tiếp nhận và xử lý cùng lúc nhiều thông tin bên trong nhà
kính nhƣ: Nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, dinh dƣỡng…
- Kết hợp điều khiển ánh sang, phục vụ quá trình sinh trƣởng của cây cũng
nhƣ quá trình canh tác của con ngƣời.
- Kiểm soát lƣợng khí thải CO2, quạt thông gió.
- Xử lý lƣợng nƣớc tƣới và nƣớc thừa.
Một số hệ thống giám sát trên thế giới
+ Hệ thống giám sát và cảnh báo thảm họa
Nhật Bản là quốc gia phải hứng chịu nhiều thảm họa thiên nhiên, không chỉ
có động đất hay sóng thần mà cả các cơn bão, lở đất và núi lửa phun trào. Tất cả các
thảm họa này có thể xảy ra thƣờng xuyên tại bất cứ nơi nào trên nƣớc Nhật. Nhật
Bản cũng đƣợc biết đến là một trong các nƣớc thành công trong việc triển khai và

11
vận hành hệ thống giám sát và cảnh báo thảm họa. Ngoài các thảm họa thiên nhiên
nhƣ động đất, sóng thần, bão, tuyết, lũ lụt thì các thảm họa do tai nạn gây ra nhƣ
hỏa hoạn, cháy rừng, đƣờng sắt, hàng hải... cũng đƣợc theo dõi và giám sát và thông
báo đến cho ngƣời dân.
Hệ thống giám sát môi trƣờng là hệ thống các thiết bị cảm biến đƣợc lắp đặt
tại các vị trí trọng yếu nhƣ bờ biển, núi, đƣờng ray, rừng. cho phép theo dõi và thu
thập các dữ liệu từ môi trƣờng nhƣ độ ẩm, nhiệt độ, mực nƣớc.
Các dữ liệu thu thập từ hệ thống giám sát môi trƣờng đƣợc chuyển đến các
cơ quan khí tƣợng thủy văn. Khi có thảm họa xảy ra, dựa vào kết quả dự báo về loại
hình và mức độ tác động của thảm họa mà cơ quan khí tƣợng thủy văn sẽ quyết
định có cần thông báo đến các cơ quan liên quan hay không. Các cơ quan liên quan
bao gồm Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và các địa phƣơng nằm trong vùng
ảnh hƣởng của thảm họa sẽ nhận đƣợc các cảnh báo về nguy cơ thảm họa. Các
thông tin cảnh báo từ trung ƣơng đƣợc gửi đến các địa phƣơng và đƣợc thông báo
cho ngƣời dân thông qua nhiều loại hình khác nhau nhƣ: hệ thống loa phóng thanh
trên các tòa nhà, dọc đƣờng, trên các phƣơng tiện giao thông công cộng, đài phát
thanh, đài truyền hình. Các cảnh báo này còn đƣợc gửi qua hệ thống tin nhắn điện
thoại mà không bị tính cƣớc.
+ Hệ thống giám sát môi trƣờng trong nông nghiệp
Nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Nhật Bản, Australia, Israel. đã và đang nghiên
cứu và ứng dụng các hệ thống sensor để giám sát môi trƣờng phục vụ cho nông
nghiệp. Với các phƣơng pháp giám sát truyền thống, chi phí nhân công là rất lớn.
Đặc biệt, nó còn gặp hạn chế về số lƣợng các điểm có thể tiếp cận cũng nhƣ tần suất
đo. Để khắc phục các hạn chế này, ngƣời ta đã sử dụng các hệ thống ICT sensor để
thu thập các dữ liệu tại các điểm trồng cây. Các thông tin thu thập đƣợc bao gồm
nhiệt độ, độ ẩm, áp suất. Các thông tin này đƣợc sử dụng để phân tích và tối ƣu thời
gian thu hoạch, thời gian tƣới cây, thời điểm phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. nhằm
tạo môi trƣờng thuận lợi nhất cho cây trồng sinh trƣởng và phát triển, tạo ra các vụ
mùa bội thu.
Các hệ thống ICT sensor trƣớc đây thƣờng đƣợc dùng ở các ruộng cây trong
nhà nhằm giám sát hỏa hoạn, nhiệt độ và độ ẩm để điều khiển môi trƣờng tối ƣu cho

12
cây hoa màu và các loại cây ăn quả phát triển. Để mở rộng phạm vi ứng dụng của
hệ thống các sensor, đặc biệt là cho các nông trại rộng lớn, các mạng sensor không
dây đang đƣợc đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng. Hệ thống sensor không dây gồm
các điểm có đặt các sensor cùng với các thiết bị xử lý thông tin cho phép
truyền/nhận dữ liệu không dây. Các điểm này hoạt động độc lập và thu thập các
thông tin về điều kiện môi trƣờng.
Một số hệ thống giám sát môi trƣờng và cảnh báo tại Việt Nam:
+ Hệ thống giám sát môi trƣờng có tích hợp GPS:
Các chức năng chính của thiết bị chế tạo đƣợc gồm:
- Thu nhận dữ liệu về kinh độ, vĩ độ, tốc độ và thời gian.
- Thu nhận các thông số môi trƣờng đƣợc đo từ các cảm biến gồm CO, CH4,
nhiệt độ và độ ẩm.
- Truyền dữ liệu vị trí và các thông số môi trƣờng trực tuyến về trung tâm
giám sát thông qua đƣờng truyền GPRS và mạng Internet.
- Hiển thị thông số môi trƣờng đo đƣợc của các khu vực cần giám sát theo vị
trí trực tuyến trên bản đồ số GIS.
Thiết bị đƣợc chế tạo với đầy đủ tính năng của một bộ cảm biến giám sát các
thông số môi trƣờng. Thiết bị còn cho phép sử dụng trong điều kiện làm việc di
động, thay đổi vị trí khác nhau dựa vào khả năng nhận biết vị trí thông qua hệ thống
GPS. Các kết quả thu nhận đƣợc còn có khả năng thể hiện trực quan trên bản đồ số
GIS.
+ Hệ thống AGRASYS
Hệ thống AGRASYS là một trong các kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà
nƣớc có tên "Nghiên cứu và phát triển một số sản phẩm tính toán khắp nơi và di
động (Ubiquitous & Mobile Computing)" do Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội
chủ trì thực hiện. Đây là hệ thống đƣợc phát triển với mục đích hỗ trợ cho hoạt
động thu thập số liệu và điều khiển môi trƣờng phục vụ trồng trọt. Một số đặc tính
của hệ thống:
- Về truy nhập: Cho phép truy nhập từ xa qua mạng Internet, GPRS, 3G hoặc
truy nhập trong nội bộ qua mạng LAN, WiFi. Các thiết bị đầu cuối có thể sử dụng
Laptop, PC hoặc điện thoại di động.

13
- Về giám sát: Các thông số môi trƣờng thu thập đƣợc có thể hiển thị trên
giao diện web hoặc qua các màn hình hiển thị chuyên dụng dùng cho hệ thống. Hệ
thống cho phép hiển thị các thông số môi trƣờng theo thời gian thực, trong một
ngày bất kỳ, trong tuần hoặc trong tháng.
- Về thu thập dữ liệu: Giá trị các tham số môi trƣờng đo đạc đƣợc tại hiện
trƣờng từ nhiều sensor đƣợc lƣu trong bộ nhớ.
- Về điều khiển: Hệ thống cho phép điều khiển nhiều loại tải khác nhau phù
hợp cho nhiều loại thiết bị đƣợc sử dụng trên cánh đồng nhƣ hệ thống tƣới phun, hệ
thống tƣới nhỏ giọt... Hình thức điều khiển thiết bị đa dạng nhƣ điều khiển tự động,
điều khiển qua web, điều khiển bằng tay hay điều khiển tại chỗ (sử dụng các bộ
điều khiển kèm theo hệ thống).
Hệ thống AGRASYS đã đƣợc nghiên cứu, phát triển và triển khai tại Vƣờn
thực nghiệm của Viện nghiên cứu cây rau, cây ăn quả và Khu vƣờn lan của Trƣờng
Đại học Nông nghiệp I.[4]
1.4. KẾT LUẬN
Từ chƣơng chúng ta có đƣợc một cái nhìn tổng quan về hệ thống giám sát
môi trƣờng. Từ đó giúp chúng ta hiểu và biết đƣợc tầm quan trọng và ứng dụng của
việc giám sát trong môi trƣờng nông nghiệp.

14
CHƢƠNG 2:
HỆ THỒNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VÀ MẠNG DỮ LIỆU DI ĐỘNG GPRS
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
2.2.1. Lịch sử phát triển
Dịch vụ điện thoại di động bắt đầu xuất hiện ở các dạng sử dụng đƣợc vào
đầu những năm 1960, các hệ thống điện thoại di động đầu tiên này ít tiện lợi và
dung lƣợng thấp. Năm 1982 hệ thống thông tin di động số ra đời ở Châu Âu có tên
là (Global System for Mobile Communications) viết tắt là GSM. Dịch vụ GSM
đƣợc sử dụng bởi hơn 2 tỷ ngƣời trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khả năng có
thể phủ sóng khắp nơi của chuẩn GSM khiến nó trở nên phổ biến trên thế giới, cho
phép ngƣời sử dụng có thể sử dụng ĐTDĐ của họ ở nhiều vùng trên thế giới. Từ
đây chúng ta có thể thấy hệ thống thông tin di động giúp ta tiện lợi hơn rất nhiều
trong thông tin liên lạc hàng ngày. Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hệ thống
thông tin di động và mạng dữ liệu di động để hiểu rõ hơn hoạt động của nó.
- 1982-1985 Conference Europeennedes Postes et Telecommunications
(CEPT Hiệp hội bƣu chính viễn thông Châu Âu) bắt đầu đƣa ra chuẩn viễn thông kỹ
thuật số Châu Âu tại băng tần 900MHz, tên là GSM-Global System for Mobile
communication (hệ thống truyền thông di động toàn cầu).
- 1986: CEPT lập nhiều vùng thử nghiệm tại Paris để lựa chọn công nghệ
truyền phát. Cuối cùng kỹ thuật Đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA-Time
Division Mutiple Access) và đa truy cập theo tần số (FDMA - Frequence Division
Mutiple Access) đã đƣợc lựa chọn.
- 1986: Hai kỹ thuật trên đã đƣợc kết hợp để tạo nên công nghệ phát cho
GSM.
Các nhà khai thác của 12 nƣớc Châu Âu đã cùng ký bản ghi nhớ
Memorandum of Understanding (MoU) quyết tân giới thiệu GSM vào năm 1991.
- 1988: CEPT bắt đầu xây dựng đặc tả GSM cho giai đoạn hiện thực và đã có
thêm 5 nƣớc gia nhập MoU.
- 1989: Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu ( European Telecommunication
Standards Institude) nhận trách nhiệm phát triển đặc tả GSM.
- 1990: Đặc tả giai đoạn 1 đã đƣợc đƣa cho các nhà sản xuất phát triển thiết

15
bị mạng.
- 1991: chuẩn GSM 1800 đƣợc công bố và thống nhất cho phép các nƣớc
ngoài CEPT đƣợc tham gia bản MoU.
- 1992: Đặc tả giai đoạn 1 hoàn tất. Mạng GSM giai đoạn 1 thƣơng mại đầu
tiên đƣợc công bố. Thỏa thuận chuyển vùng (roaming) quốc tế đầu tiên giữa
Telecom Finland và Vodafone (Anh) đƣợc ký kết.
- 1993: Úc là nƣớc đầu tiên ngoài CEPT ký MoU, khi đó MoU đã đƣợc 70
nƣớc tham gia. Mạng GSM đƣợc công bố tại Áo, Ai-xơ-len, Hồng Kông, Na Uy và
Úc. Thuê bao GSM lên đến hàng triệu. Hệ thống DCS thƣơng mại đầu tiên đƣợc
công bố ở Anh.
- 1994: MoU có hơn 100 tổ chức tham gia tại 60 nƣớc. Nhiều mạng GSM ra
đời, tổng số thuê bao lên 3 triệu.
- 1995: Đặc tả cho Dịch vụ liên lạc cá nhân (PCS - Personal communications
Service) đƣợc phát triển tại Mỹ, đây là một phiên bản GSM hoạt động trên tần số
1900MHz. GSM tiếp tục phát triển nhanh, mỗi ngày thuê bao GSM tăng 10.000.
- 4/1995: MoU có 188 thành viên trên 69 quốc gia. Hệ thống GSM 1900 có
hiệu lực tuân theo chuẩn PCS 1900.
- 1998: MoU có 253 thành viên trên 100 nƣớc và có trên 70 triệu thuê bao
trên toàn cầu chiếm 31% thị trƣờng di động thế giới.
- 6/2002 Hiệp hội GSM có 600 thành viên, đạt 79 triệu thuê bao chiếm 71%
thị trƣờng di động số trên 173 quốc gia.[4]
2.1.2. Kiến trúc mạng thông tin di động GSM
Thành phần:
1. Mạng GSM được chia thành 2 hệ thống
Hệ thống chuyển mạch (SS - switching system) và hệ thống trạm phát (BSS -
base station system). Mỗi hệ thống đƣợc xây dựng trên nhiều thiết bị chuyên dụng
khác nhau. Ngoài ra, giống nhƣ các mạng liên lạc khác, GSM cũng đƣợc vận hành,
bảo trì và quản lý bởi các trung tâm máy tính. Hệ thống chuyển mạch chuyên xử lý
cuộc gọi và các công việc liên quan đến thuê bao. BSS xử lý công việc liên quan
đến truyền phát sóng radio. OMC thực hiện nhiệm vụ vận hành và bảo trì mạng,
nhƣ theo dõi lƣu lƣợng cảnh báo khi cần thiết. OMC có quyền truy xuất đến cả SS

16
và BSS.
2. Kiến thức dạng địa lý
Với mọi mạng điện thoại, kiến trúc là nền tảng quan trọng để xây dựng qui
trình kết nối cuộc thoại đến đúng đích. Với mạng di động thì điều này lại càng quan
trọng: do ngƣời dùng luôn di chuyển nên kiến trúc phải có khả năng theo dõi đƣợc
vị trí của thuê bao.
3. Ô (cell)
Là đơn vị cơ bản của hệ thống tế bào, đƣợc định nghĩa theo vùng phủ sóng
của BTS. Mỗi ô đƣợc cấp một số định danh duy nhất gọi là CGI (Cell Global
Identity). Để phủ sóng toàn quốc, ngƣời ta cần đến một số lƣợng rất lớn BTS. Để
phủ sóng toàn bộ 61 tỉnh thành Mobifone bố trí 358 BTS, Việc bố trí dựa trên một
mức độ khai thác của từng khu vực, chỉ riêng khu vực 2 (từ Lâm Đồng trở vào) đã
đặt đến gần 300 BTS (chiếm gần một nữa tổng số BTS của mạng); trong tƣơng lai
GPC (công ty quản lý mạng Vinaphone) và VMS (MobiFone) vẫn sẽ tiếp tục lắp
đặt thêm BTS để mở rộng và nâng cấp chất lƣợng vùng phủ sóng.
4. Vùng định vị (LA-Location Area)
Nhiều ô đƣợc ghép nhóm và gọi là một LA. Trong mạng, vị trí của thuê bao
do LA khu vực của thuê bao nắm giữ. Số định danh cho LA đƣợc lƣu thành thông
số LAI (Location Area Identity) ứng với từng thiết bị di động (điện thoại di động)
trong VLR. Khi thiết bị di chuyển sang ô của LA khác thì bắt buộc phải đăng ký lại
vị trí với mạng, nếu dịch chuyển giữa các ô trong cùng một LA thì không phải thực
hiện qui trình trên. Khi có cuộc gọi đến thiết bị, thông điệp đƣợc phát ra (broadcast)
toàn bộ các ô của LA đang quản lý thiết bị.
5. Vùng phục vụ của MSC
Nhiều vùng LA đƣợc quản lý bởi một MSC. Để có thể kết nối cuộc thoại đến
thiết bị di động, thông tin vùng dịch vụ MSC cũng đƣợc theo dõi và lƣu lại HLR.
6. Vùng phục vụ của nhà khai thác
Vùng phục vụ của nhà khai thác bao gồm toàn bộ các ô mà công ty có thể
phục vụ; nói cách khác, đây chính là toàn bộ của vùng phủ sóng của nhà khai thác
mà thuê bao có thể truy nhập vào hệ thống. Mỗi nhà khai thác sẽ có thông số vùng
phục vụ riêng. Việt Nam hiện có hai vùng phục vụ MobiFone và Vinaphone, hy

17
vọng sắp tới sẽ sớm có thêm vùng phục vụ của Saigon Postel liên doanh với SLD
(Singapore), Vietel, Viễn Thông Sài Gòn.
Vùng dịch vụ GSM: Vùng dịch vụ GSM là toàn bộ vùng địa lý mà thuê bao
có thể truy nhập vào mạng GSM, và sẽ càng mở rộng khi có thêm nhiều nhà khai
thác ký thỏa ƣớc hợp tác với nhau. Hiện tại thì vùng dịch vụ GSM đã phủ hàng chục
quốc gia, kéo dài từ Ai-xơ-len đến Châu Úc và Nam Phi. Chuyển vùng là khả năng
cho phép thuê bao truy nhập mạng của mình từ mạng khác. Mô hình mạng di động
tế bào có thể đƣợc trình bày giữa hai góc độ .
7. Băng tần
Hiện tại mạng GSM đang hoạt động trên 3 băng tần: 900, 1800, 1900MHz.
Chuẩn GSM ban đầu sử dụng băng tần 900MHz, gọi là phiên bản P-GSM (Primary
GSM). Để tăng dung lƣợng, băng tần dần mở sang 1800 và 1900MHz, gọi là phiên
bản mở rộng (E-GSM). Chính vì thế, thị trƣờng đã xuất hiện nhiều loại điện thoại
hỗ trợ nhiều băng tần nhằm tạo thuận lợi cho ngƣời dùng thƣờng xuyên đi nƣớc
ngoài và tận dụng đƣợc hết ƣu thế chuyển vùng quốc tế của mạng GSM hiện nay.
8. Đặc tả GSM
GSM đƣợc thiết kế độc lập với hệ thống nên hoàn toàn không phụ thuộc vào
phần cứng mà chỉ tập trung vào chức năng và ngôn ngữ giao tiếp của hệ thống.
Điều này tạo điều kiện cho ngƣời thiết kế phần cứng sáng tạo thêm tính năng
và cho phép công ty vận hành mạng mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau.
Bản đặc tả gồm 12 mục, mỗi mục do 1 nhóm chuyên gia và 1 công ty riêng
biệt phụ trách viết, ESTI giữ vai trò điều phối chung.
GSM 1800 đƣợc xem là phần phụ lục, nó chỉ đề cập đến sự khác nhau giữa
GSM 900 và GSM 1800.
GSM 1900 đƣợc viết dựa trên GSM 1800 nhƣng có thay đổi cho phù hợp với
chuẩn ANSI (American National Standards Institude) của Mỹ.
2.1.3. Các thủ tục cơ bản của GSM
Thiết bị sẽ tự động thực hiện quy trình cần thiết mà không cần đến sự quan
tâm hay điều khiển của ngƣời dùng.
- Đăng nhập thiết bị vào mạng

18
Khi thiết bị (điện thoại di động) ở trạng thái tắt, nó đƣợc tách ra khỏi mạng.
Khi bật lên, thiết bị dò tần số GSM để tìm kênh điều khiển. Sau đó, thiết bị đo
cƣờng độ của tín hiệu từ các kênh và ghi lại. Cuối cùng thì chuyển sang kết nối với
kênh có tín hiệu mạnh nhất.
- Chuyển vùng
Vì GSM là một chuẩn chung nên thuê bao có thể dùng điện thoại hệ GSM tại
hầu hết các mạng GSM trên thế giới. Trong khi di chuyển, thiết bị liên tục dò kênh
để luôn duy trì tín hiệu với trạm là mạnh nhất. Khi tìm thấy trạm có tín hiệu mạnh
hơn, thiết bị sẽ tự động chuyển sang mạng mới; nếu trạm mới nằm trong LA khác,
thiết bị sẽ báo cho mạng biết vị trí mới của mình. Riêng với chế độ chuyển vùng
quốc tế hoặc chuyển vùng giữa mạng của hai nhà khai thác dịch vụ khác nhau thì
quá trình cập nhật vị trí đòi hỏi phải có sự chấp thuận và hỗ trợ từ cấp nhà khai thác
dịch vụ.
* Thực hiện cuộc gọi từ thiết bị di động vào điện thoại cố định:
1. Thiết bị kiểu yêu cầu một kênh báo hiệu.
2. BSC/TRC sẽ chỉ định kênh báo hiệu.
3. Thiết bị gửi yêu cầu thiết lập cuộc gọi cho MSC/VLR. Thao tác đăng ký
trạng thái tích cực cho thiết bị vào VLR, xác thực, mã hóa, nhận dạng thiết bị, gửi
số đƣợc gọi cho mạng, kiểm tra xem thuê bao có đăng ký dịch vụ cấm gọi ra đều
đƣợc thực hiện trong bƣớc này. Nếu hợp lệ, MSC/VLR báo cho BSC/TRC một
kênh đang rỗi. MSC/VLR chuyển tiếp số đƣợc gọi cho mạng PSTN. Nếu máy đƣợc
gọi trả lời, kết nối sẽ đƣợc thiết lập.
* Thực hiện cuộc gọi từ điện thoại cố định đến thiết bị di động:
Điểm khác biệt quan trọng so với gọi từ thiết bị di động là vị trí của thiết bị
không đƣợc biết chính xác. Chính vì thế trƣớc khi kết nối, mạng phải thực hiện
công việc xác định vị trí của thiết bị di động.
1. Từ điện thọai cố định, số điện thoại di động đƣợc gửi đến mạng PSTN.
Mạng sẽ phân tích, và nếu phát hiện ra từ khóa gọi ra mạng di động, mạng PSTN sẽ
kết nối với trung tâm GMSC của nhà khai thác thích hợp.
2. GMSC phân tích số điện thoại di động để tìm ra vị trí đăng ký gốc
trong HLR của thiết bị và cách thức nối đến MSC/VLR phục vụ.

19
3. HLR phân tích số điện thoại di động để tìm ra MSC/VLR đang phục vụ
cho thiết bị. Nếu có đăng ký dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi đến, cuộc gọi sẽ đƣợc trả
về GMSC với số điện thoại đƣợc yêu cầu chuyển đến.
4. HLR liên lạc với MSC/VLR đang phục vụ.
5. MSC/VLR gửi thông điệp trả lời qua HLR đến GMSC.
6. GMSC phân tích thông điệp rồi thiết lập cuộc gọi đến MSC/VLR.
7. MSC/VLR biết địa chỉ LA của thiết bị nên gửi thông điệp đến BSC quản
lý LA này.
8. BSC phát thông điệp ra toàn bộ các ô thuộc LA.

Hình 2.1. Base Station Controller – Bộ điều khiển trạm gốc


9. Khi nhận đƣợc thông điệp, thiết bị sẽ gửi yêu cầu ngƣợc lại.
10. BSC cung cấp một khung thông điệp chứa thông tin.
11. Phân tích thông điệp của BSC gửi đên để tiến hành thủ tục bật trạng thái
của thiết bị lên tích cực, xác nhận, mã hóa, nhận diện thiết bị.
12. MSC/VLR điều khiển BSC xác lập một kênh rỗi, đổ chuông. Nếu thiết bị
di động chấp nhận trả lời, kết nối đƣợc thiết lập. Trong trƣờng hợp thực hiện cuộc
gọi từ thiết bị di động đến thiết bị di động, quá trình cũng diễn ra tƣơng tự nhƣng
điểm giao tiếp với mạng PSTN của điện thoại cố định sẽ đƣợc thay thế bằng
MSC/VLR khác. DROPBACK giữa hai nhà khai thác dịch vụ. Đây là một ƣu điểm
mà các nhà khai thác dịch vụ thƣờng ứng dụng để tiết kiệm chi phí cho truyền phát
và xử lý. Ví dụ trong vùng chuyển vùng quốc tế, thuê bao đăng ký tại Việt Nam
thực hiện cuộc gọi tại Singapore cho một thiết bị di động tại Singapore. Thông
thƣờng tuyến kết nối sẽ đi ngƣợc về Việt Nam; nếu ứng dụng tính năng dropback,
tuyến kết nối sẽ đƣợc tối ƣu trong vùng của Singapore.

20
2.2. MẠNG DỮ LIỆU DI ĐỘNG GPRS
2.2.1. Khái quát chung về mạng GPRS

Hình 2.2. Cấu trúc của một mạng GPRS


GPRS (General Packet Radio Service) là một công nghệ mới đầy triển vọng
đƣợc Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu tiêu chuẩn hoá vào năm 1993,đó là dịch
vụ vô tuyến gói tổng hợp đƣợc phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin di động
toàn cầu (GSM) sử dụng đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA). Nguyên lý cơ
bản của công nghệ là sử dụng các gói tin để truyền tải dữ liệu trên mạng khi và chỉ khi
có dữ liệu đƣợc gửi thay cho việc sử dụng kết nối kênh cố định của dịch vụ GPRS.
Công nghệ GPRS hay còn biết đến với mạng di động thế hệ 2.5G, áp dụng nguyên lý
gói vô tuyến để truyền số liệu của ngƣời sử dụng một cách có hiệu quả giữa máy điện
thoại di động tới các mạng truyền số liệu.
GPRS cho phép sử dụng các máy điện thoại di động thông thƣờng để truy
nhập Internet. Nhờ GPRS ngƣời sử dụng có thể làm việc với thƣ điện tử của mình,
với các server Web thông thƣờng (chứ không phải với các versions WAP chuyên
dụng) ...
Ƣu thế cơ bản của các mạng GPRS là ở chỗ ngƣời sử dụng chỉ phải chi trả
cho lƣợng thông tin phát /thu chứ không phải cho thời gian vào mạng. Trƣớc khi có
tiêu chuẩn công nghệ GPRS, thuê bao phải trả tiền cho toàn bộ thời gian kết nối mà
không phụ thuộc vào việc họ có sử dụng kênh truyền số liệu quy định hay không.
Nói một cách khác, tài nguyên của mạng chỉ phát huy hiệu lực trong thời gian
truyền số liệu trực tiếp từ máy điện thoại. Trong thời gian ngừng hoạt động, chẳng
hạn nhƣ để duyệt thƣ điện tử, tài nguyên mạng đƣợc giao cho các thuê bao khác sử
dụng. Ngoài ra, công nghệ GPRS là một giai đoạn trung gian để chuyển từ thế hệ

21
thứ hai (GMS) sang thế hệ thứ ba (UMTS - Universal Mobile Telecommunications
System). Trong GPRS, tốc độ truyền số liệu cao nhất có thể có là 171,2 kbit/s nhanh
hơn gần gấp 12 lần so với truyền số liệu trong các mạng GMS thông thƣờng (9,6
kbit/s). Tuy nhiên,vào thời điểm hiện tại ngƣời ta chƣa cần tốc độ cao nhƣ vậy mà
thƣờng chỉ trong khoảng 30-40kbit/s.
Với các chức năng đƣợc tăng cƣờng, GPRS làm giảm giá thành, tăng khả
năng thâm nhập các dịch vụ số liệu cho ngƣời dùng. Hơn nữa, GPRS nâng cao các
dịch vụ dữ liệu nhƣ độ tin cậy và đáp ứng các đặc tính hỗ trợ. Các ứng dụng sẽ đƣợc
phát triển với GPRS sẽ hấp dẫn hàng loạt các thuê bao di động và cho phép các nhà
khai thác đa dạng hoá các dịch vụ. Các dịch vụ mới sẽ làm tăng nhu cầu về dung
lƣợng đƣờng truyền trên các tài nguyên vô tuyến và các tiểu hệ thống cơ sở. Một
phƣơng pháp GPRS dùng để làm giảm bớt các tác động đến dung lƣợng đƣờng
truyền là chia sẻ cùng tài nguyên Radio giữa các trạm di động trong một tế bào.
Hơn nữa, các thành phần mạng cốt lõi sẽ đƣợc triển khai để hỗ trợ cho các dịch vụ
số liệu đƣợc hiệu quả hơn.
Để cung cấp các dịch vụ mới cho ngƣời sử dụng điện thoại di động, GPRS là
bƣớc quan trọng hội nhập tới các mạng thông tin thế hệ ba (3G). GPRS cho phép
các nhà khai thác mạng triển khai trên nền một cấu trúc cốt lõi dựa trên mạng IP
cho các ứng dụng số liệu và sẽ tiếp tục đƣợc sử dụng và mở rộng cho các dịch vụ
3G cho các ứng dụng số liệu và thoại tích hợp. GPRS chứng tỏ đƣợc sự phát triển
các dịch vụ và ứng dụng mới, cũng nhƣ đƣợc dùng để phát triển các dịch vụ 3G.
Trƣớc những mong đợi về nhu cầu đa dạng và tinh vi của dịch vụ, GPRS đã cải
tiến cách truyền trong mạng GSM theo chuẩn ETSI (European Telecommunications
Standards Institute).
Về cơ bản là sử dụng các gói tin để truyền tải dữ liệu trên mạng thay cho việc
sử dụng kết nối kênh cố định của dịch vụ hiện tại khi và chỉ khi có dữ liệu đƣợc gửi.
Giao thức TP đƣợc sử dụng trong mạng GPRS vì GPRS đƣợc thiết kế nhƣ một
phƣơng thức cung cấp dịch vụ mạng để hỗ trợ những ứng dụng theo dữ liệu chuẩn
(Standard Data Protocols).
Một trong những ƣu điểm của chuyển mạch gói là cho phép nhiều ngƣời sử
dụng phận chia một kênh vật lý. Điều này sẽ tối ƣu hóa sử dụng phổ nhờ phân chia

22
khe thời gian động giữa những ngƣời sử dụng và nâng cao hiệu suất sử dụng lên gấp
ba lần so với chuyển mạch kênh. Thuê bao có thể kết nối đến tất cả các khe thời
gian với thời gian thiết lập cuộc gọi nhỏ.
Trong khi kỹ thuật chuyển mạch kênh có thể cho tốc độ truyền dẫn dữ liệu
lên 56 kbit/s đối với mạng thông tin cố định hay 9,6 kbit/s đối với mạng GSM hiện
tại nhƣng chi phí rất cao và sử dụng không hiệu quả, thì GPRS với kỹ thuật chuyển
mạch gói đƣa tốc độ lên tới 171,2 kbit/s và phổ đƣợc sử dụng hiệu quả hơn gấp 3
lần so với tốc độ truyền dẫn dữ liệu của mạng thông tin cố định và gấp 10 lần tốc độ
truyền dẫn dữ liệu của mạng GSM hiện tại.
Tốc độ dữ liệu cung cấp bởi GPRS phụ thuộc vào lƣợc đồ mã hóa kênh. Có 4
chuẩn tốc độ cho một kênh truyền trong GPRS là: 9,05 kbit/s – 13,4 kbit/s – 15,6
kbit/s – 21,4 kbits
Bảng 2.1. Tốc độ dữ liệu truyền trong GPRS

Tốc độ dữ liệu trên 1 khe Tốc độ dữ liệu trên 8 khe


Lƣợc đồ Tỷ lệ mã
thời gian (kbit/s) thời gian (kbit/s)

CS-1 1/2 9,05 72,4

CS-2 2/3 13,4 107,2

CS-3 3/4 15,6 124,8

CS-4 1 21,4 171,2

Với khả năng có thể đƣa ra linh hoạt từ 1 đến 8 kênh lƣu lƣợng (hay 8 khe
thời gian) trên một tần số sóng mang đơn (một khung TDMA), GPRS đã đƣa tốc độ
dữ liệu lên tối đa là 171,2 kbit/s đối với 1 ngƣời sử dụng. Trên thực tế, do sự cần
thiết phải mã hóa kênh và phân phối đa khe thời gian nên giới hạn tốc độ sẽ chỉ là
115 kbit/s. Tuy nhiên, phần lớn các ứng dụng lại ở tốc độ thấp hơn nhiều nhƣng
chất lƣợng dịch vụ vẫn chấp nhận đƣợc.

23
Bảng 2.2. Tốc độ kênh truyền trong GPRS
Tốc độ Tốc độ
Các ứng dụng số liệu Các ứng dụng số liệu
(kb/s) (kb/s)
Telemetry 2,4 Electronic Newspapers 28,8
Service Engineering 9,6 Email 28,8
Fleet Management 9,6 Video Conference 28,8
Fax – Group 3 14,4 Database Access 28,8
E-Commerce 14,4 Data Transfer (UDI) 64
(Banking) 19,2 Multi – User games 64
Slow Video 28,8 Audio Visual (MPRG-4) 64
Internet Browsing

GPRS cũng cho phép phát triển dịch vụ bản tin ngắn SMSC (Short Message
Service Centre) về khía cạnh tốc độ, thành phần và chiều dài bản tin bằng cách
chuyển lƣu lƣợng bản tin qua mạng GPRS (mạng GSM hiện tại truyền tải dữ liệu ở
tốc độ 9,6 kbit/s và chiều dài bản tin ngắn là 160 ký tự).
Yêu cầu cho ngƣời sử dụng có thể sử dụng dịch vụ GPRS:
- Điện thoại di động hay thiết bị đầu cuối hỗ trợ GPRS.
- Mạng điện thoại di động mà thuê bao sử dụng phải hỗ trợ GPRS.
- GPRS đƣợc cung cấp cho ngƣời sử dụng.
- Địa chỉ truyền và nhận dữ liệu phải thông qua mạng GPRS.
Để có thể thiết lập GPRS dựa trên nền tảng mạng GSM cơ sở cần yêu cầu bổ
sung thêm hai modul lõi sau:
GGSN: Gateway GPRS Support Node.
SGSN: Serving GPRS Support Node.
2.2.2. Kiến trúc của GPRS
Các công nghệ GSM/GPRS/EDGE có cùng một cơ sở nền tảng đó là kỹ thuật
truy cập TDMA và FDMA vì vậy hoạt động trên cùng một băng thông (với mỗi
kênh băng tần số 200kHz).
Kiến trúc mạng có sử dụng công nghệ GPRS đƣợc mô tả sơ lƣợc trên hình
vẽ. Trong cấu trúc này, các thành phần tiêu chuẩn của mạng GSM quen thuộc đƣợc

24
mở rộng thêm bằng các phần tử mới hoặc đƣợc đổi mới. Nhìn chung, có tất cả bốn
thành phần chính, trong đó có hai thành phần chƣa có trong công nghệ GSM đang
hoạt động.
Các khối trong hệ thống GPRS:
- MS (Mobile Station)
- BSS (Base Station System)
- SGSN (Serving GPRS Support Node)
- GGSN (Gateway GPRS Support Node)
Bên cạnh 4 thành phần chính nêu trên thì phần MSC (Mobile Switching
Center) cũng không thể không kể đến.
Mạng GPRS trong hệ thống GSM có các đặc điểm sau:
- Tƣơng tác giữa GPRS và mạng GSM hiện tại đƣợc thông qua hệ thống báo
hiệu số 7.
- MSC và VLR không thực sự cần thiết khi định tuyến dữ liệu GPRS nhƣng
nó đƣợc dùng khi kết nối GPRS trên mạng GSM hiện tại.
- HLR chứa thông tin chi tiết về thuê bao trong mạng GPRS.
- AUC đƣợc dùng để xử lý nhận thức và mật mã.
- EIR đƣợc sử dụng cho nhận thức thiết bị di động.
Các khối của 1 mạng GPRS đƣợc biểu diễn ở hình 1.5:

Hình 2.3. Các khối mạng của GPRS

25
2.2.2.1 MS (Mobile Station) Trạm di động
Trạm di động (MS - mobile station) có thể là một máy tính xách tay hay bỏ
túi, một máy điện thoại di động hoặc bất kỳ một thiết bị nào khác có hỗ trợ công
nghệ GPRS.Về mặt chức năng, MS bao gồm hai cấu kiện:
- Thiết bị đầu cuối TE (terminal equipment), chẳng hạn nhƣ một máy tính
xách tay;
- Đầu cuối di động MT (Mobile Terminal),chẳng hạn nhƣ một modem.
- Có 3 loại MS đƣợc quy định cho việc sử dụng mạng GPRS là A, B và C
dựa vào sự đăng nhập tới mạng PLMN mà GPRS hỗ trợ, MS sẽ thông báo tới mạng
về lớp GPRS và tiềm năng đa khe thời gian của nó.
Tuỳ thuộc vào loại thiết bị và vào khả năng mạng,trạm di động sẽ hoạt động
theo một trong ba chế độ làm việc:
- Cấp A : hỗ trợ đồng thời sự đăng nhập, sự khởi hoạt (activiation), giám sát
báo khẩn (invocation), lƣu lƣợng cho phép trạm di động cùng một lúc phát đi cả dữ
liệu và tiếng nói, có nghĩa là làm việc đồng thời trong cả mạng GSM lẫn GPRS.
- Cấp B : hỗ trợ đồng thời sự đăng nhập , sự kích hoạt, giám sát. Tuy nhiên,
nó chỉ hỗ trợ thông báo khẩn đồng thời trong giới hạn. Ví dụ nhƣ kênh ảo GPRS sẽ
không đƣợc giải quyết do sự có mặt của lƣu lƣợng chuyển mạch kênh. Trong trƣờng
hợp nhƣ vậy, sự kết nối ảo GPRS sẽ bị bận hoặc treo, đồng thời lƣu lƣợng sẽ không
đƣợc hỗ trợ bởi MS cấp B. Thuê bao có thể phát hoặc thu các cuộc gọi của cả 2 dịch
vụ GSM và GPRS liên tiếp nhƣng không đồng thời. Sự lựa chọn dịch vụ thích hợp
đƣợc thực hiện tự động. Nói cách khác, cấp B cho phép trạm di động phát đi cả
tiếng nói cả dữ liệu, nhƣng vào các thời điểm khác nhau, có nghĩa là không đồng
thời.
- Cấp C : chỉ hỗ trợ sự đăng nhập không đồng thời. Nếu cả 2 dịch vụ đƣợc hỗ
trợ thì MS loại C chỉ có thể phát hoặc thu hoặc đồng thời phát và thu các cuộc gọi
chỉ từ dịch vụ tự lựa chọn hoặc mặc định. Trạng thái dịch vụ GSM hoặc GPRS
không đƣợc lựa chọn bị loại khỏi mạng. Thêm vào đó, khả năng của MS cấp C để
thu và phát bản tin ngắn SMS là tùy chọn. Nhƣng đến hiện nay, cấp C chỉ cho phép
trạm di động làm việc trong chế độ GPRS.

26
Khi đấu nối vào mạng GPRS trạm di động (mà chính xác hơn là thành phần
TE) sẽ nhận địa chỉ IP; địa chỉ này không thay đổi trƣớc thời điểm đấu nối của đầu
cuối di động MT; hơn nữa, trạm di động thậm chí có thể không nghi ngờ gì về việc
nó là di động. Trạm di động thiết lập kết nối với nút dịch vụ của các thuê bao
GPRS, mà sẽ đƣợc mô tả ở sau.
2.2.2.2 BSS (Base Station System) Trạm gốc
Trạm gốc BSS (Base Station System) thu tín hiệu vô tuyến từ trạm di động
và tuỳ thuộc vào việc cái gì đƣợc phát đi (tiếng nói hay dữ liệu) mà nó sẽ chuyển
tiếp lƣu lƣợng:
- Tới trung tâm chuyển mạch di động MSC (Mobile Switching Center) vốn là
thành phần tiêu chuẩn của mạng GSM;
- Tới nút hỗ trợ dịch vụ GPRS (SGSN- Serving GPRS Support Node) là nơi
chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu đến/đi của GPRS.
Thành phần của BSS bao gồm: BSC, PCU và BTS.
BSC làm các chức năng sau trong GPRS:
- Quản lý mobile GPRS.
- Xử lý tìm gọi của GPRS.
- Quảng bá thông tin GPRS. Đây là phần không thể thiếu trong các dịch vụ
GPRS của các mạng di động ở Việt Nam hiện nay.
BTS làm các chức năng sau:
- Tách riêng cuộc gọi giữa chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói trƣớc khi
chuyển đến MSC/VLR và dữ liệu gói khi đến SGSN.
- Giao diên vô tuyến cho dữ liệu gói.
Khối điều khiển gói (PCU - Packet Control Unit):
Khối PCU đƣợc bổ sung vào cơ sở hạ tầng của GSM, có thể coi đây là sự
nâng cấp phần mềm cho BSC, PCU có quan hệ với các giao thức vô tuyến lớp thấp,
nó xử lý lƣu lƣợng dữ liệu và tách ra khỏi lƣu lƣợng thoại GSM. Ngoài ra, PCU còn
thêm chức năng tạo gói và điều khiển dộng liên kết vô tuyến. Điều này cho phép
nhiều ngƣời sử dụng có thể truy cập tới nguồn tài nguyên vô tuyến giống nhau theo
những phƣơng pháp truy nhập riêng và giải phóng kênh truyền khi không sử dụng.

27
PCU làm các chức năng sau:
- Chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên vô tuyến dữ liệu gói trong BSS.
- PCU chịu trách nhiệm xử lý lớp MAC và PLC của giao diện vô tuyến, lớp
BSSGP và NS của giao diện Gb.
- Truyền dữ liệu gói.
2.2.2.3 SGSN (Serving GPRS Support Node) Nút phục vụ các thuê bao GPRS
Nút phục vụ thuê bao SGSN là thành phần chủ yếu của mạng GPRS. Nó có
nhiệm vụ chuyển tiếp các gói IP mà trạm di động gửi đi và nhận đƣợc.
Về thực chất nó cũng là một trung tâm chuyển mạch giống nhƣ MSC trong
GSM, nhƣng có khác ở chỗ nó chuyển mạch cho các gói chứ không phải các kênh.
Thông thƣờng, nút này đƣợc xây dựng trên cơ sở OC Unix và có địa chỉ IP riêng
của nó.Từ quan điểm an toàn, SGSN có thể có các chức năng:
* Kiểm tra sự cho phép các thuê bao sử dụng các dịch vụ đã đƣợc mã hoá
(authentication). Cơ chế chứng thực của GPRS giống với cơ chế tƣơng tự trong
GSM.
* Giám sát các thuê bao đang hoạt động.
* Mã hoá các dữ liệu. Thuật toán mã hoá trong công nghệ GPRS (GEA 1,
GEA 2, GEA 3) khác với các thuật toán mã hoá trong GSM (A5/1, A5/2, A5/3),
nhƣng đƣợc xử lý trên cơ sở các thuật toán đó.
2.2.2.4 GGSN (Gateway GPRS Support Node) Nút định tuyến của GPRS
Nút định tuyến GGSN (gateway GPRS support node) cũng là một thành phần
quan trọng của công nghệ GPRS và chịu trách nhiệm thu và phát các dữ liệu từ các
mạng bên ngoài, chẳng hạn nhƣ Internet hay mạng của các nhà khai thác GPRS
khác. Nói cách khác, nếu nhìn từ phía các mạng gói IP bên ngoài thì GGSN hoạt
động nhƣ 1 bộ định tuyến cho các địa chỉ IP của mọi thuê bao đƣợc phục vụ bởi
mạng GPRS. Từ quan điểm các nhà khai thác mạng GPRS bên ngoài thì đây là các
bộ định tuyến thông thƣờng (cũng giống nhƣ SGSN, chúng dựa trên Unix) có nhiệm
vụ nhận các dữ liệu cho tất cả các thuê bao dịch vụ GPRS. Ngoài việc định tuyến
GGSN còn có nhiệm vụ phân phối các địa chỉ IP và các dịch vụ tính cƣớc.
2.2.2.5 MSC (Mobile Switching Center)
MSC đảm nhiệm các chức năng sau:

28
- Cập nhật thông tin từ SGSN.
- Yêu cầu gọi CS đến SGSN.
- Kết hợp báo hiệu cho mobile loại A/B.
- Ngƣng tạm thời hoặc chiếm lại (A và Gb).
2.2.2.6 Các thành phần khác
* HLR (Home Location Register) - bộ ghi vị trí thƣờng trú (các thuê bao riêng
của mạng) có nhiệm vụ lƣu trữ thông tin về mỗi cá nhân phải thanh toán cƣớc dịch
vụ cho nhà khai thác GPRS của chính mạng này. Đặc biệt là HLR lƣu trữ thông tin
về các dịch vụ phụ, về các tham số chứng thực và về địa chỉ IP v.v... Các thông tin
này đƣợc trao đổi giữa HLR và SGSN.
* VLR (Visitor Location Register) - bộ ghi vị trí tạm trú (các thuê bao chuyển
vùng) có nhiệm vụ lƣu trữ thông tin về mỗi trạm di động mà vào thời điểm cho
trƣớc đang nằm trong vùng phủ sóng của SGSN. Trong VLR có lƣu trữ các thông
tin về các thuê bao tƣơng tự nhƣ trong HLR nhƣng chỉ tới khi thuê bao rời khỏi
vùng lãnh thổ mà bộ ghi tạm trú này phục vụ.
* EIR (Equipment Identity Register) - bộ ghi danh tính thiết bị (ghi các dữ liệu
để nhận dạng thiết bị) có nhiệm vụ lƣu giữ các thông tin cho phép khoá các cuộc
gọi từ các thiét bị gian lận, trộm cắp hoặc bất hợp pháp.
2.2.3. Nguyên tắc hoạt động của GPRS
Khi hoạt động, một thiết bị đầu cuối GPRS làm việc giống nhƣ một điện thoại
di động chuẩn cả hai liên lạc với một trạm gốc và cơ sở hạ tầng cung cấp tính năng
xác thực, kết nối và dịch vụ. Điểm khác biệt chính là GPRS cho phép ngƣời sử dụng
“đƣợc kết nối” liên tục với mạng.
Thay vì gửi dữ liệu tới một đích cố định - kết nối quay số, GPRS cho phép các
gói dữ liệu đƣợc chèn vào một luồng kết nối thƣờng trực. Các gói tin từ những
ngƣời sử dụng khác nhau trong một tế bào đƣợc đan xen, sao cho dung lƣợng truyền
dẫn “luôn có” (always-on) đƣợc chia sẻ, mà không có khe thời gian định trƣớc
thƣờng trực đƣợc phân bổ cho một cuộc gọi. Do đó, dung lƣợng có thể đƣợc phân
bổ khi cần thiết và giải phóng khi không cần.
Tốc độ truyền dữ liệu GSM là 14,4 kbit/s thông qua một kết nối cố định đƣợc
thay thế trong GPRS băng cách truy nhập vào từ 1 tới 8 khe thời gian đồng thời

29
chạy với dung lƣợng kết hợp vào khoảng 14,4 kbit/s cho mỗi khe. Tốc độ dữ liệu cụ
thể tùy thuộc vào các điều kiện vô tuyến. Dung lƣợng này có đƣợc đến mức nào tùy
thuộc vào các phiên bản GPRS khác nhau và các đặc tính khác nhau.
Ví dụ: GPRS lớp 8 (Class 8 GPRS) có thể xử lý tới 5 khe thời gian kế tiếp nhau,
4 khe nhận và 1 khe phát tín hiệu – cho tốc độ dữ liệu chiều về lên tới 50 kbit/s. Lớp 12
(Class 12 GPRS) cho phép bất kì tổ hợp nào của 5 khe giữa thu và phát.
Tất cả các gói tin đƣợc truyền dẫn trên các khe thời gian đƣợc chuyển từ trạm
gốc (BTS) nhờ nút mạng hỗ trợ dịch vụ GPRS (SGSN) một SGSN có thể hỗ trợ
nhiều trạm gốc, SGSN truy tìm tất cả các máy di động trong phạm vi vùng phục vụ
của nó. Khi một thiết bị di động gửi các gói dữ liệu, chúng đi qua SGSN tới GGSN,
tại đây, các gói đƣợc biến đổi để truyền qua mạng có thể là Internet, X.25 hoặc một
mạng riêng. Các gói tin nhận từ Internet (nghĩa là gói IP) gửi tới máy di động đƣợc
nhận bởi GGSN, chuyển tiếp đến SGSN phù hợp và sau đó chuyển đến ngƣời sử
dụng di động.
Để chuyển tiếp các gói tin cho nhau thì SGSN và GGSN đóng gói chúng bằng
một giao thức chuyên dùng gọi là giao thức đƣờng hầm GPRS (GTP – GPRS
Tunnel Protocol) hoạt động trên nền giao thức TCP/IP chuẩn. Các chi tiết chuyển
đổi này của SGSN và GGSN là trong suốt với ngƣời sử dụng.
2.3. GIAO THỨC TCP/IP
2.3.1. Lịch sử
Bộ giao thức liên mạng xuất phát từ công trình DARPA, từ những năm đầu
thập niên kỷ 1970. Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng ARPANET tiên phong,
DARPA bắt đầu công việc trên một số những kỹ thuật truyền thông dữ liệu khác.
Vào năm 1972, Robert E. Kahn đã đƣợc thuê vào làm việc tại Văn phòng kỹ thuật
điều hành tin tức(Information Processing Technology Office) của DARPA, phòng
có chức năng liên quan đến mạng lƣới truyền thông dữ liệu thông qua vệ tinh và
mạng lƣới truyền thông bằng sóng radio trên mặt đất. Trong quá trình làm việc tại
đây Kahn đã phát hiện ra giá trị của việc liên thông giữa chúng. Vào mùa xuân năm
1973, Vinton Cerf, kỹ sƣ thiết kế bản giao thức NCP hiện dùng (chƣơng trình ứng
dụng xử lý mạng lƣới truyền thông - nguyên tiếng Anh là "Network Control
Program"), đƣợc phân công cùng làm việc với Kahn trên các mô hình liên kết nối

30
kiến trúc mở (open-architecture interconnection models) với mục đích thiết kế giao
thức sắp tới của ARPANET.
Vào mùa hè năm 1973, Kahn và Cerf đã nhanh chóng tìm ra một phƣơng pháp
tái hội nhập căn bản, mà trong đó những khác biệt của các giao thức liên kết mạng
đƣợc che lấp đi bằng một giao thức liên kết mạng chung, và thay vì mạng lƣới
truyền thông phải chịu trách nhiệm về tính đáng tin cậy, nhƣ trong ARPANET, thì
máy chủ (host) chịu trách nhiệm
Với nhiệm vụ là một mạng lƣới truyền thông bị hạ cấp tới mức cơ bản tối
thiểu, khiến việc hội nhập với các mạng lƣới truyền thông khác trở nên hầu nhƣ bất
khả thi, mặc dầu đặc tính của chúng là gì, và vì thế, giải đáp nan đề đầu tiên của
Kahn. Một câu nói cửa miệng vì thế mà TCP/IP, sản phẩm cuối cùng do những
cống hiến của Cerf và Kahn, sẽ chạy trên "đƣờng dây nối giữa hai ống bơ rỉ", và
quả nhiên nó đã đƣợc thực thi dùng các con chim bồ câu đƣa thƣ (homing pigeons).
Một máy vi tính đƣợc dùng là cổng nối(gateway) (sau này đổi thành bộ định
tuyến (router) để tránh nhầm với những loại cổng nối khác) đƣợc thiết bị một giao
diện với từng mạng lƣới truyền thông, truyền tải gói dữ liệu qua lại giữa chúng.
Ý tƣởng này đƣợc nhóm nghiên cứu mạng lƣới truyền thông của Cerf, tại
Stanford, diễn giải ra tỉ mỉ, cụ thể vào khoảng thời gian trong năm 1973-1974.
(Những công trình về mạng lƣới truyền thông trƣớc đó tại Xerox PARC, nơi sản
sinh ra bộ giao thức PARC Universal Packet, phần lớn đƣợc dùng vào thời kỳ đó,
cũng gây ảnh hƣởng về kỹ thuật không ít.
Sau đó DARPA ký hợp đồng với BBN, Stanford, và Trƣờng đại học chuyên
nghiệp Luân Đôn (The University College London - viết tắt là UCL) kiến tạo một
số phiên bản của giao thức làm việc đƣợc, trên các nền tảng phần cứng khác nhau.
Có bốn phiên bản đã đƣợc xây dựng TCP v1, TCP v2. Phiên bản 3 đƣợc tách ra
thành hai phần TCP v3 và IP v3, vào mùa xuân năm 1978, và sau đó ổn định hóa
với phiên bản TCP/IP v4 giao thức tiêu chuẩn hiện dùng của Internet ngày nay.
Vào năm 1975, cuộc thử nghiệm thông nối hai mạng lƣới TCP/IP, giữa
Stanford và UCL đã đƣợc tiến hành. Vào tháng 11 năm 1977, một cuộc thử nghiệm
thông nối ba mạng lƣới TCP/IP, giữa Mỹ, Anh và Na Uy đã đƣợc chỉ đạo. Giữa
năm 1978 và 1983, một số những bản mẫu của TCP/IP đã đƣợc thiết kế tại nhiều

31
trung tâm nghiên cứu. Ngày 1 tháng 1 năm 1983, ARPANET đã hoàn toàn đƣợc
chuyển hóa sang dùng TCP/IP.
Vào tháng Ba năm 1982, Bộ Quốc phòng Mỹ chấp thuận TCP/IP thành một
tiêu chuẩn cho toàn bộ mạng lƣới vi tính truyền thông quốc phòng. Vào năm 1985,
Uỷ ban kiến trúc Internet (Internet Architecture Board) đã dành 3 ngày hội thảo về
TCP/IP cho công nghiệp điện toán, với sự tham dự của 250 đại biểu từ các công ty
thƣơng mại. Cuộc hội thảo này đã làm tăng thêm uy tín và sự nổi tiếng của giao
thức, khiến nó ngày càng phổ biến trên thế giới.
Ngày 9 tháng 11 năm 2005 Kahn và Cerf đã đƣợc tặng thƣởng Huy chƣơng
Tự do Tổng thống (Presidential Medal of Freedom) cho những thành tích cống hiến
của họ đối với nền văn hóa của Mỹ.
2.3.2. Khái niệm về giao thức TCP/IP
- Để các máy máy tính có thể liên lạc với nhau qua mạng, chúng phải sử dụng
cùng 1 ngôn ngữ hay còn gọi là 1 giao thức (Protocol). Giao thức là 1 hệ luật và
chuẩn cho phép các máy tính trong mạng liên lạc với nhau.
- TCP/IP là viết tắt của Transmission Control Protocol (Giao thức Điều Khiển
Truyền Thông) / Internet Protocol (Giao thức Internet).
- TCP/IP không chỉ gồm 2 giao thức mà thực tế nó là tập hợp của nhiều giao
thức.
Chúng ta gọi đó là 1 Hệ Giao Thức hay Bộ Giao Thức (Suite Of Protocols)
2.4.3. Giao thức TCP/IP
TCP/IP đƣợc xem là giản lƣợc của mô hình tham chiếu OSI với bốn tầng :
- Tầng liên kết
- Tầng Internet
- Tầng giao vận
- Tầng ứng dụng
Chức năng từng tầng:
 Tầng ứng dụng là tầng trên của mô hình TCP/IP bao gồm các tiến trình và
các ứng dụng cung cấp cho ngƣời sử dụng để truy cập mạng. Các ứng dụng nhƣ là:
DNS, TFTP, TLS/SSL, FTP, HTTP, IMAP, IRC, NNTP, POP3, SIP, SMTP, SSH,
TELNET, SNMP,ECHO,BitTorrent, RTP, PNRP, rlogin, ENRP, …

32
Các giao thức định tuyến nhƣ BGP và RIP, vì một số lý do, chạy trên TCP và
UDP - theo thứ tự từng cặp: BGP dùng TCP, RIP dùng UDP - còn có thể đƣợc coi
là một phần của tầng ứng dụng hoặc tầng mạng.

Hình 2.4. Các tầng trong bộ giao thức TCP/IP


 Tầng giao vận (TCP, UDP, DCCP, SCTP, IL, RUDP, …): Tầng giao vận
phụ trách luồng dữ liệu giữa 2 trạm thực hiện các ứng dụng của tầng trên, tầng này
có 2 giao thức chính là TCP ( Transmisson Control Protocol) và UDP ( User
Datagram Protocol )
- TCP cung cấp luồng dữ liệu tin cậy giữa 2 trạm, nó sử dụng các cơ chế nhƣ
chia nhỏ các gói tin ở tầng trên thành các gói tin có kích thƣớc thích hợp cho tầng
mạng bên dƣới, báo nhận gói tin, đặt hạn chế thời gian timeout để đảm bảo bên
nhân biết đƣợc các gói tin đã gửi đi. Do tầng này đảm bảo tính tin cậy nên tầng trên
sẽ không cần quan tâm đến nữa
- UDP cung cấp một dịch vụ rất đơn giản hơn cho tầng ứng dụng . Nó chỉ gửi
dữ liệu từ trạm này tới trạm kia mà không đảm bảo các gói tin đến đƣợc tới đích.
Các cơ chế đảm bảo độ tin cậy đƣợc thực hiện bởi tầng trên

33
Các giao thức định tuyến nhƣ OSPF (tuyến ngắn nhất được chọn đầu tiên),
chạy trên IP, cũng có thể đƣợc coi là một phần của tầng giao vận, hoặc tầng
mạng. ICMP (Internet control message protocol - Giao thức điều khiển thông điệp
Internet) và IGMP (Internet group management protocol - Giao thức quản lý nhóm
Internet) chạy trên IP, có thể đƣợc coi là một phần của tầng mạng.
 Tầng Internet: Tầng Internet ( hay còn gọi là tầng Mạng) xử lý quá trình
truyền gói tin trên mạng, các giao thức của tầng này bao gồm : IP ( Internet
Protocol) , ICMP ( Internet Control Message Protocol) , IGMP ( Internet Group
Message Protocol )
 Tầng liên kết (Ethernet, Tokenring, PPP, SLIP, FDDI, ATM, Frame
Relay, SMDS, Wi-Fi,…): Tầng liên kết (còn đƣợc gọi là tầng liên kết dữ liệu hay
tầng giao tiếp mạng) là tầng thấp nhất trong mô hình TCP/IP, bao gồm các thiết bị
giao tiếp mạng và các chƣơng trình cung cấp các thông tin cần thiết để có thể hoạt
động, truy nhập đƣờng truyền vật lý qua các thiết bị giao tiếp mạng đó.
2.3.4. Giao thức IP
2.3.4.1 Tổng quát
Nhiệm vụ chính của giao thức IP là cung cấp khả năng kết nối các mạng con
thành liên kết mạng để truyền dữ liệu, vai trò của IP là vai trò của giao thức tầng
mạng trong mô hình OSI. Giao thức IP là một giao thức kiểu không liên kết
(connectionlees) có nghĩa là không cần có giai đoạn thiết lập liên kết trƣớc khi
truyền dữ liệu.
Sơ đồ địa chỉ hóa để định danh các trạm (host) trong liên mạng đƣợc gọi là địa
chỉ IP 32 bits (32 bit IP address). Mỗi giao diện trong 1 máy có hỗ trợ giao thức IP
đều phải đƣợc gán 1 địa chỉ IP (một máy tính có thể gắn với nhiều mạng do vậy có
thể có nhiều địa chỉ IP). Địa chỉ IP gồm 2 phần: địa chỉ mạng (netid) và địa chỉ máy
(hostid). Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bits đƣợc tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1 byte),
có thể biểu thị dƣới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hay nhị phân. Cách viết
phổ biến nhất là dùng ký pháp thập phân có dấu chấm (dotted decimal notation) để
tách các vùng. Mục đích của địa chỉ IP là để định danh duy nhất cho một máy tính
bất kỳ trên liên mạng.
Do tổ chức và độ lớn của các mạng con (subnet) của liên mạng có thể khác

34
nhau, ngƣời ta chia các địa chỉ IP thành 5 lớp, ký hiệu là A, B, C, D và E. Trong lớp
A, B, C chứa địa chỉ có thể gán đƣợc. Lớp D dành riêng cho lớp kỹ thuật
multicasting. Lớp E đƣợc dành những ứng dụng trong tƣơng lai.
Netid trong địa chỉ mạng dùng để nhận dạng từng mạng riêng biệt. Các mạng
liên kết phải có địa chỉ mạng (netid) riêng cho mỗi mạng. Ở đây các bit đầu tiên của
byte đầu tiên đƣợc dùng để định danh lớp địa chỉ (0 - lớp A, 10 - lớp B, 110 - lớp C,
1110 - lớp D và 11110 - lớp E).
Ta xét cấu trúc của các lớp địa chỉ có thể gán đƣợc là lớp A, lớp B, lớp C
Cấu trúc của các địa chỉ IP nhƣ sau:
- Mạng lớp A: địa chỉ mạng (netid) là 1 Byte và địa chỉ host (hostid) là 3 byte.
- Mạng lớp B: địa chỉ mạng (netid) là 2 Byte và địa chỉ host (hostid) là 2 byte.
- Mạng lớp C: địa chỉ mạng (netid) là 3 Byte và địa chỉ host (hostid) là 1 byte.
Lớp A cho phép định danh tới 126 mạng, với tối đa 16 triệu host trên mỗi
mạng. Lớp này đƣợc dùng cho các mạng có số trạm cực lớn.
Lớp B cho phép định danh tới 16384 mạng, với tối đa 65534 host trên mỗi
mạng.
Lớp C cho phép định danh tới 2 triệu mạng, với tối đa 254 host trên mỗi mạng.
Lớp này đƣợc dùng cho các mạng có ít trạm.

Hình 2.5. Cấu trúc các lớp địa chỉ IP

Hình 2.6. Ví dụ cấu trúc các lớp địa chỉ IP

35
Một số địa chỉ có tính chất đặc biệt:
Một địa chỉ có hostid = 0 đƣợc dùng để hƣớng tới mạng định danh bởi vùng
netid. Ngƣợc lại, một địa chỉ có vùng hostid gồm toàn số 1 đƣợc dùng để hƣớng tới
tất cả các host nối vào mạng netid, và nếu vùng netid cũng gồm toàn số 1 thì nó
hƣớng tới tất cả các host trong liên mạng
Đơn vị dữ liệu dùng trong IP đƣợc gọi là gói tin (datagram), có khuôn dạng

Hình 2.7. Dạng thức của gói tin IP


2.3.4.2. Các giao thức trong mạng IP
Để mạng với giao thức IP hoạt động đƣợc tốt ngƣời ta cần một số giao thức
bổ sung, các giao thức này đều không phải là bộ phận của giao thức IP và giao thức
IP sẽ dùng đến chúng khi cần.
- Giao thức ARP (Address Resolution Protocol): Ở đây cần lƣu ý rằng các
địa chỉ IP đƣợc dùng để định danh các host và mạng ở tầng mạng của mô hình OSI,
và chúng không phải là các địa chỉ vật lý (hay địa chỉ MAC) của các trạm trên đó
một mạng cục bộ (Ethernet, Token Ring.). Trên một mạng cục bộ hai trạm chỉ có
thể liên lạc với nhau nếu chúng biết địa chỉ vật lý của nhau. Nhƣ vậy vấn đề đặt ra
là phải tìm đƣợc ánh xạ giữa địa chỉ IP (32 bits) và địa chỉ vật lý của một
trạm. Giao thức ARP đã đƣợc xây dựng để tìm địa chỉ vật lý từ địa chỉ IP khi cần
thiết.
- Giao thức RARP (Reverse Address Resolution Protocol): Là giao thức
ngƣợc với giao thức ARP. Giao thức RARP đƣợc dùng để tìm địa chỉ IP từ địa chỉ
vật lý. - - Giao thức ICMP (Internet Control Message Protocol): Giao thức này
thực hiện truyền các thông báo điều khiển (báo cáo về các tình trạng các lỗi trên
mạng.) giữa các gateway hoặc một nút của liên mạng. Tình trạng lỗi có thể là: một
gói tin IP không thể tới đích của nó, hoặc một router không đủ bộ nhớ đệm để lƣu
và chuyển một gói tin IP, Một thông báo ICMP đƣợc tạo và chuyển cho IP. IP sẽ

36
"bọc" (encapsulate) thông báo đó với một IP header và truyền đến cho router hoặc
trạm đích.
2.3.4.3. Các bƣớc hoạt động của giao thức IP
Khi giao thức IP đƣợc khởi động nó trở thành một thực thể tồn tại trong máy
tính và bắt đầu thực hiện những chức năng của mình, lúc đó thực thể IP là cấu thành
của tầng mạng, nhận yêu cầu từ các tầng trên nó và gửi yêu cầu xuống các tầng dƣới
nó.
Đối với thực thể IP ở máy nguồn, khi nhận đƣợc một yêu cầu gửi từ tầng
trên, nó thực hiện các bƣớc sau đây:
- Tạo một IP datagram dựa trên tham số nhận đƣợc.
- Tính checksum và ghép vào header của gói tin.
- Ra quyết định chọn đƣờng: hoặc là trạm đích nằm trên cùng mạng hoặc một
gateway sẽ đƣợc chọn cho chặng tiếp theo.
- Chuyển gói tin xuống tầng dƣới để truyền qua mạng.
Đối với router, khi nhận đƣợc một gói tin đi qua, nó thực hiện các động tác
sau:
- Tính chesksum, nếu sai thì loại bỏ gói tin.
- Giảm giá trị tham số Time - to Live. nếu thời gian đã hết thì loại bỏ gói tin.
- Ra quyết định chọn đƣờng.
- Phân đoạn gói tin, nếu cần.
- Kiến tạo lại IP header, bao gồm giá trị mới của các vùng Time - to -Live,
Fragmentation và Checksum.
- Chuyển datagram xuống tầng dƣới để chuyển qua mạng.
Cuối cùng khi một datagram nhận bởi một thực thể IP ở trạm đích, nó sẽ thực
hiện bởi các công việc sau:
- Tính checksum. Nếu sai thì loại bỏ gói tin.
- Tập hợp các đoạn của gói tin (nếu có phân đoạn)
- Chuyển dữ liệu và các tham số điều khiển lên tầng trên.
2.3.5. Giao thức điều khiển truyền dữ liệu TCP
TCP là một giao thức "có liên kết" (connection - oriented), nghĩa là cần phải
thiết lập liên kết giữa hai thực thể TCP trƣớc khi chúng trao đổi dữ liệu với nhau.

37
Một tiến trình ứng dụng trong một máy tính truy nhập vào các dịch vụ của giao thức
TCP thông qua một cổng (port) của TCP. Số hiệu cổng TCP đƣợc thể hiện bởi 2
bytes.

Hình 2.8. Cổng truy nhập dịch vụ TCP


Một cổng TCP kết hợp với địa chỉ IP tạo thành một đầu nối TCP/IP (socket)
duy nhất trong liên mạng. Dịch vụ TCP đƣợc cung cấp nhờ một liên kết logic giữa
một cặp đầu nối TCP/IP. Trƣớc khi truyền dữ liệu giữa 2 trạm cần phải thiết lập một
liên kết TCP giữa chúng và khi không còn nhu cầu truyền dữ liệu thì liên kết đó sẽ
đƣợc giải phóng.
- Các bƣớc thực hiện để thiết lập một liên kết TCP/IP: Thiết lập một liên kết
mới có thể đƣợc mở theo một trong 2 phƣơng thức: chủ động hoặc bị động.
- Phƣơng thức bị động, ngƣời sử dụng yêu cầu TCP chờ đợi một yêu cầu liên
kết gửi đến từ xa thông qua một đầu nối TCP/IP (tại chỗ). Ngƣời sử dụng dùng hàm
passive Open có khai báo cổng TCP và các thông số khác (mức ƣu tiên, mức an
toàn)
- Với phƣơng thức chủ động, ngƣời sử dụng yêu cầu TCP mở một liên kết
với một một đầu nối TCP/IP ở xa. Liên kết sẽ đƣợc xác lập nếu có một hàm Passive
Open tƣơng ứng đã đƣợc thực hiện tại đầu nối TCP/IP ở xa đó.
Khi ngƣời sử dụng gửi đi một yêu cầu mở liên kết sẽ đƣợc nhận hai thông số
trả lời từ TCP.
- Thông số Open ID đƣợc TCP trả lời ngay lập tức để gán cho một liên kết
cục bộ (local connection name) cho liên kết đƣợc yêu cầu.
- Khi TCP thiết lập đƣợc liên kết yêu cầu nó gửi tham số Open Sucsess đƣợc
dùng để thông báo liên kết đã đƣợc thiết lập thành công. Sau khi một liên kết đƣợc
mở, việc truyền dữ liệu trên liên kết có thể đƣợc thực hiện.

38
Bảng 2.3. Một số cổng TCP phổ biến
Số hiệu cổng Mô tả
0 Reserved
5 Remote job entry
7 Echo
9 Discard
11 Systat
13 Daytime
15 Nestat
17 Quotd (quote odd day)
20 ftp-data
21 ftp (control)
23 Telnet
25 SMTP
37 Time
53 Name Server
102 ISO - TSAP
103 X.400
104 X.400 Sending
111 Sun RPC
139 Net BIOS Session source
160 - 223 Reserved

- Các bước thực hiện khi truyền và nhận dữ liệu: Sau khi xác lập đƣợc liên
kết ngƣời sữ dụng gửi và nhận dữ liệu. Việc gửi và nhận dữ liệu thông qua các hàm
Send và receive.
- Hàm Send: Dữ liệu đƣợc gửi xuống TCP theo các khối (block). Khi nhận
đƣợc một khối dữ liệu, TCP sẽ lƣu trữ trong bộ đệm (buffer). Nếu cờ PUSH đƣợc
dựng thì toàn bộ dữ liệu trong bộ đệm đƣợc gửi, kể cả khối dữ liệu mới đến sẽ đƣợc

39
gửi đi. Ngƣợc lại cờ PUSH không đƣợc dựng thì dữ liệu đƣợc giữ lại trong bộ đệm
và sẽ gửi đi khi có cơ hội thích hợp (chẳng hạn chờ thêm dữ liệu nữa để gữi đi với
hiệu quả hơn).
- Hàm reveive: Ở trạm đích dữ liệu sẽ đƣợc TCP lƣu trong bộ đệm gắn với
mỗi liên kết. Nếu dữ liệu đƣợc đánh dấu với một cờ PUSH thì toàn bộ dữ liệu trong
bộ đệm (kể cả các dữ liệu đƣợc lƣu từ trƣớc) sẽ đƣợc chuyển lên cho ngƣời sữ
dụng. Còn nếu dữ liệu đến không đƣợc đánh dấu với cờ PUSH thì TCP chờ tới khi
thích hợp mới chuyển dữ liệu với mục tiêu tăng hiệu quả hệ thống.
Nói chung việc nhận và giao dữ liệu cho ngƣời sử dụng đích của TCP phụ
thuộc vào việc cài đặt cụ thể. Trƣờng hợp cần chuyển gấp dữ liệu cho ngƣời sử
dụng thì có thể dùng cờ URGENT và đánh dấu dữ liệu bằng bit URG để báo cho
ngƣời sử dụng cần phải sử lý khẩn cấp dữ liệu đó.
- Các bước thực hiện khi đóng một liên kết: Việc đóng một liên kết khi
không cần thiết đƣợc thực hiên theo một trong hai cách: dùng hàm Close hoặc dùng
hàm Abort.
- Hàm Close: yêu cầu đóng liên kết một cách bình thƣờng. Có nghĩa là việc
truyền dữ liệu trên liên kết đó đã hoàn tất. Khi nhận đƣợc một hàm Close TCP sẽ
truyền đi tất cả dữ liệu còn trong bộ đệm thông báo rằng nó đóng liên kết. Lƣu ý
rằng khi một ngƣời sử dụng đã gửi đi một hàm Close thì nó vẫn phải tiếp tục nhận
dữ liệu đến trên liên kết đó cho đến khi TCP đã báo cho phía bên kia biết về việc
đóng liên kết và chuyển giao hết tất cả dữ liệu cho ngƣời sử dụng của mình.
- Hàm Abort: Ngƣời sử dụng có thể đóng một liên kết bất và sẽ không chấp
nhận dữ liệu qua liên kết đó nữa. Do vậy dữ liệu có thể bị mất đi khi đang đƣợc
truyền đi. TCP báo cho TCP ở xa biết rằng liên kết đã đƣợc hủy bỏ và TCP ở xa sẽ
thông báo cho ngƣời sử dụng cũa mình.
- Một số hàm khác của TCP:
- Hàm Status: cho phép ngƣời sử dụng yêu cầu cho biết trạng thái của một
liên kết cụ thể, khi đó TCP cung cấp thông tin cho ngƣời sử dụng.
- Hàm Error: thông báo cho ngƣời sử dụng TCP về các yêu cầu dịch vụ bất
hợp lệ liên quan đến một liên kết có tên cho trƣớc hoặc về các lỗi liên quan đến môi
trƣờng.

40
Đơn vị dữ liệu sử dụng trong TCP đƣợc gọi là segment (đoạn dữ liệu), có các
tham số với ý nghĩa nhƣ sau:
Bảng 2.4. Dạng thức của segment TCP

- Source Por (16 bits): Số hiệu cổng TCP của trạm nguồn.
- Destination Port (16 bit): Số hiệu cổng TCP của trạm đích.
- Sequence Number (32 bit): số hiệu của byte đầu tiên của segment trừ khi bit
SYN đƣợc thiết lập. Nếy bit SYN đƣợc thiết lập thì Sequence Number là số hiệu
tuần tự khởi đầu (ISN) và byte dữ liệu đầu tiên là ISN+1.
- Acknowledgment Number (32 bit): số hiệu của segment tiếp theo mà trạm
nguồn đang chờ để nhận. Ngầm ý báo nhận tốt (các) segment mà trạm đích đã gửi
cho trạm nguồn.
- Data offset (4 bit): số lƣợng bội của 32 bit (32 bit words) trong TCP header
(tham số này chỉ ra vị trí bắt đầu của nguồn dữ liệu).
- Reserved (6 bit): dành để dùng trong tƣơng lai
- Control bit (các bit điều khiển):
- URG: Vùng con trỏ khẩn (Ucgent Poiter) có hiệu lực.
- ACK: Vùng báo nhận (ACK number) có hiệu lực.
- PSH: Chức năng PUSH.
- RST: Khởi động lại (reset) liên kết.
- SYN: Đồng bộ hóa số hiệu tuần tự (sequence number).
- FIN: Không còn dữ liệu từ trạm nguồn.

41
- Window (16 bit): cấp phát credit để kiểm soát nguồn dữ liệu (cơ chế cửa
sổ). Đây chính là số lƣợng các byte dữ liệu, bắt đầu từ byte đƣợc chỉ ra trong vùng
ACK number, mà trạm nguồn đã saün sàng để nhận.
- Checksum (16 bit): mã kiểm soát lỗi cho toàn bộ segment (header + data)
- Urgemt Poiter (16 bit): con trỏ này trỏ tới số hiệu tuần tự của byte đi theo
sau dữ liệu khẩn. Vùng này chỉ có hiệu lực khi bit URG đƣợc thiết lập.
- Options (độ dài thay đổi): khai báo các option của TCP, trong đó có độ dài
tối đa của vùng TCP data trong một segment.
- Paddinh (độ dài thay đổi): phần chèn thêm vào header để đảm bảo phần
header luôn kết thúc ở một mốc 32 bit. Phần thêm này gồm toàn số 0.
- TCP data (độ dài thay đổi): chứa dữ liệu của tầng trên, có độ dài tối đa
ngầm định là 536 byte. Giá trị này có thể điều chỉnh bằng cách khai báo trong vùng
options.
2.4. KẾT LUẬN
Nhƣ vậy ở chƣơng này chúng ta đã đi tìm hiều về hệ thống thông tin di động,
mạng dữ liệu GPRS và giao thức TCP/IP. Đây là những kiến thức cần thiết để thiết
kết mạch giám sát nhiệt độ, độ ẩm đất thông qua mạng thông tin di động ở chƣơng
sau.

42
CHƢƠNG 3:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIÁM SÁT NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM MÔI TRƢỜNG ĐẤT
TỪ XA THÔNG QUA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP

3.1. PHÂN TÍCH YÊU CẦU THIẾT KẾ


Thiết kế chế tạo hệ thống giám sát nhiệt độ, độ ẩm đất từ xa thông qua mạng
thông tin di động cần đạt các yêu cầu:
- Thiết bị phần cứng
- Vi điều khiển kết nối với module Sim900 và sử dụng tập lệnh AT để truyền
dữ liệu lên Web Server.
- Vi điều khiển nhận giá trị nhiệt độ, độ ẩm đất từ cảm biến thông qua
chƣơng trình đƣợc viết trong PIC
- Vi điều khiển sử dụng tập lệnh AT truyền giá trị nhiệt độ lên Wb Server
thông qua module Sim900 và chúng ta dùng 1 LCD 16x02 để hiển thị quá trình
truyền cũng nhƣ giá trị nhiệt độ, độ ẩm môi trƣờng đất.

3.2. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ KHỐI CỦA HỆ THỐNG


3.2.1. Sơ đồ tổng quan hệ thống

Hình 3.1. Sơ đồ tổng quan hệ thống

43
3.3. THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
3.3.1. Khối vi điều khiển
3.3.1.1 Sơ đồ chân, chức năng các chân

Hình 3.2. Sơ đồ chân của PIC 16F887


Vi điều khiển PIC16F887 loại 40 chân trong đó các chân đều tích hợp nhiều
chức năng, chức năng từng chân đƣợc khảo sát theo port.
3.3.1.2 Cấu trúc bên trong của PIC16F887

Hình 3.3. Cấu trúc bên trong của PIC 16F887

44
- Có khối ALU cùng với thanh ghi working hay thanh ghi A để xử lý dữ liệu
- Có khối các bộ định thời khi cấp điện PUT, có bộ định thời chờ dao động ổn
định, có mạch reset khi có điện, có bộ định thời giám sát, có mạch reset khi phát
hiện sụt giảm nguồn
- Có khối giải mã lệnh và điều khiển (Instruction Decode and Control).
- Có khối dao động nội (Internal Oscillator Block).
- Có khối dao động kết nối với 2 ngõ vào OSC1 và OSC2 để tạo dao động.
- Có khối bộ dao động cho timer1 có tần số 32kHz kết nối với 2 ngõ vào
TIOSI và TIOSO.
- Có khối CCP2 và ECCP.
- Có khối mạch gỡ rối (In-Circuit Debugger IDC).
- Có khối timer0 với ngõ vào xung đếm từ bên ngoài là T0CKI.
- Có khối truyền dữ liệu đồng bộ/bất đồng bộ nâng cao.
- Có khối truyền dữ liệu đồng bộ MSSP cho SPI và I2C.
- Có khối bộ nhớ EEPROM 256 byte và thanh ghi quản lý địa chỉ EEADDR
và thanh ghi dữ liệu EEDATA.
- Có khối chuyển đổi tín hiệu tƣơng tự sang số ADC.
- Có khối 2 bộ so sánh với nhiều ngõ vào ra và điện áp tham chiếu.
- Có khối các port A, B, C, D, E.
 Cổng xuất nhập dữ liệu
PORTA
PORTA (RPA) bao gồm 6 chân I/O đây là các chân “hai chiều” nghĩa là có thể
xuất và nhập đƣợc. Chức năng I/O này đƣợc điều khiển bởi thanh ghi TRISA (địa
chỉ 85h). Muốn xác lập chức năng của một chân trong PORTA là input thì ta “set”
bit điều khiển tƣơng ứng với chân đó trong thanh ghi TRISA và ngƣợc lại, muốn
xác lập chức năng của một chân trong PORT là output thì ta “clear” bit điều khiển
tƣơng ứng với chân đó trong thanh ghi TRISA. Thao tác này hoàn toàn tƣơng tự đối
với các PORT và các thanh ghi điều khiển tƣơng ứng TRIS (đối với PORTA là
TRISA, đối với PORTB là TRISB, đối với PORTC là TRISC, đối với PORTD là
TRISD và đối với PORTF là TRISE).
Ngoài ra, PORTA còn có các chức năng quan trọng sau:

45
- Ngõ vào Analog của bộ ADC thực hiện chức năng chuyển từ Analog sang
Digital
- Ngõ vào điện thế so sánh
- Ngõ vào xung Clock của Timer0 trong kiến trúc phần cứng thực hiện các
nhiệm vụ đếm xung thông qua Timer0…
- Ngõ vào của bộ giao tiếp MSSP (Master Synchronous Serial Port)
Các thanh ghi SFR liên quan đến PORTA bao gồm:
- PORTA (địa chỉ 05h) : chứa các giá trị pin trong PORTA.
- TRISA (địa chỉ 85h) : điều khiển xuất nhập.
- CMCON (địa chỉ 9Ch) : thanh ghi điều khiển bộ so sánh.
- CVRCON (địa chỉ 9Dh) : thanh ghi điều khiển bộ so sánh điện áp.
-ADCON1 (địa chỉ 9Fh) : thanh ghi điều khiển bộ ADC.
PORTB
PORTB (RPB) gồm 8 chân I/O và thanh ghi điều khiển xuất nhập tƣơng ứng
là TRISB. Bên cạnh đó một số chân của PORTB còn đƣợc sử dụng trong quá trình
nạp chƣơng trình cho vi điều khiển với các chế độ nạp khác nhau. PORTB còn liên
quan đến ngắt ngoại vi và bộ Timer0. PORTB còn đƣợc tích hợp chức năng điện trở
kéo lên, đƣợc điều khiển bởi chƣơng trình.
Các thanh ghi SFR liên quan đến PORTB bao gồm:
- PORTB (địa chỉ 06h, 106h): chứa giá trị pin trong PORTB
- TRISB (địa chỉ 86h, 186h): điều khiển xuất nhập
- OPTION_REG (địa chỉ 81h, 181h): điều khiển ngắt ngoại vi bộ Timer0.
PORTC
PORTC có 8 chân và cũng thực hiện đƣợc 2 chức năng input và output dƣới
sự điều khiển của thanh ghi TRISC tƣơng tự nhƣ hai thanh ghi trên.
Ngoài ra PORTC còn có chức năng quan trọng sau:
- Ngõ vào xung clock cho Timer1 trong kiến trúc phần cứng.
- Bộ PWM thực hiện chức năng điều xung lập trình đƣợc tần số, duty cycle: sử
dụng trong điều khiển tốc dộ và vị trí động cơ v.v…
- Tích hợp các bộ giao tiếp nối tiếp 12C, SPI, USART
PORTD
PORTD có 8 chân. Thanh ghi TRISD điều khiển 2 chức năng input và output
của PORTD tƣơng tự nhƣ trên. PORTD cũng là cổng xuất dữ liệu của chuẩn giao
tiếp song song PSP (Parallel Slave Port).

46
Các thanh ghi liên quan đến PORTD bao gồm:
- Thanh ghi PORTD: chứa giá trị các pin trong PORTD.
- Thanh ghi TRISD: điều khiển xuất nhập.
- Thanh ghi TRISE: điều khiển xuất nhập PORTE và chuẩn giao tiếp PSP.
PORTE
PORTE có 3 chân. Thanh ghi điều khiển xuất nhập tƣơng ứng là TRISE. Các
chân của PORTE có ngõ vào analog. Bên cạnh đó PORTE còn là chân điều khiển
của chuẩn giao tiếp PSP.
Các thanh ghi liên quan đến PORTE bao gồm:
- PORTE: chứa giá trị các chân trong PORTE.
- TRISE: điều khiển xuất nhập và xác lập các thông số cho chuẩn giao tiếp
PSP.
- ADCON1: thanh ghi điều khiển khối ADC.[1]
3.3.1.3 Bộ chuyển đổi ADC trong PIC16F887
Quy trình chuyển đổi từ tƣơng tự sang số bao gồm các bƣớc sau :
- Cấu hình cho port: Cấu hình cho các port ở chế độ ngõ vào tƣơng tự.
Không đƣợc định cấu hình cho các port ở chế độ xuất dữ liệu
- Cấu hình cho module ADC: Chọn xung clock cho chuyển đổi ADC.
Định cấu hình cho điện áp chuẩn. Chọn kênh ngõ vào tƣơng tự cần chuyển
đổi.
Chọn định dạng cho 2 thanh ghi lƣu kết quả. Mở nguồn cho ADC.
- Thiết lập cấu hình ngắt ADC nếu sử dụng: Xóa cờ báo ngắt ADIF của
ADC. Cho bit ADIE bằng 1 để cho phép ADC ngắt. Cho bit PEIE bằng 1 để
cho phép ngắt ngoại vi. Cho bit GIE bằng 1 để cho phép ngắt toàn cục.
- Chờ hết thời gian ổn định theo yêu cầu.
- Bắt đầu chuyển đổi bằng cách cho bit GO/ DONE lên 1
- Kiểm tra chuyển đổi ADC kết thúc bằng cách: Kiểm tra liên tục bit O/
DONE nếu về 0 thì quá trình chuyển đổi kết thúc. Nếu dùng ngắt thì chờ
gắt ADC xảy ra.
- Đọc cặp thanh ghi kết quả (ADRESH: ADRESL), xóa bit ADIF nếu dùng
ngắt.
- Thực hiện chuyển đổi kế tiếp.

47
3.3.2. Module giao tiếp mạng dữ liệu Sim900A
3.3.2.1 Tổng quan về Module SIM900A
Một modem GSM là một modem wireless, nó làm việc cùng với một mạng
wireless GSM. Một modem wireless thì cũng hoạt động giông nhƣ một modem
quay số. Điểm khác nhau chính ở đây là modem quay số thì truyền và nhận dữ liệu
thông qua một đƣờng dây điện thoại cố định trong khi đó một modem wireless thì
việc gửi nhận dữ liệu thông qua sóng. Giống nhƣ một điện thoại di động GSM , một
modem GSM yêu cầu 1 thẻ sim với một mạng wireless để hoạt động.
Module SIM 900 là một trong những loại modem GSM. Nhƣng Module SIM
900 đƣợc nâng cao hơn có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn. Nó sử dụng công nghệ
GSM/GPRS hoạt động ở băng tầng GSM 850Mhz, EGSM 900Mhz, DCS 1800 Mhz
và PCS 1900Mhz, có tính năng GPRS của Sim 900A.

Hình 3.4. Module SIM900

3.3.2.2 Đặc điểm của module SIM900


+ Nguồn cung cấp khoảng 3,4 – 4,5V
+ Nguồn lƣu trữ
+ Băng tần: GSM 850Mhz EGSM 900Mhz, DCS 1800 Mhz và PCS
1900Mhz SIM900 có thể tự động tìm kiếm các băng tần.
+ Phù hợp với GSM Pha 2/2+
 Loại GSM là loại MS nhỏ
 Kết nối GPRS

48
 8 lớp điện dung
 10 lớp điện dung
+ Giới hạn nhiêt độ :
 Bình thƣờng -300C tới +800C
 Hạn chế : - 400C tới -300C và +800C tới +850C
 Nhiệt độ bảo quản: -450C tới 900C
+ Dữ liệu GPRS :
 GPRS dữ liệu tải xuống: Max 85.6 kbps
 GPRS dữ liệu úp lên: Max 42.8 kbps
 Sơ đồ mã hóa: CS-1, CS-2, CS-3 và CS-4
 Sim 900 hổ trợ giao thức PAP, kiểu sử dụng kết nối PPP
 Sim 900 tích hợp giao thức TCP/IP
 Chấp nhận thông tin đƣợc điều chỉnh rộng rãi
+ SMS :
 MT, MO, CB, Text. and PDU mode
 Bộ nhớ SMS: Sim card + Sim card :
 Hỗ trợ sim card: 1,8v ; 3v
+ Anten ngoài :
 Kết nối thông qua anten ngoài 500km hoặc đế anten
+ Âm thanh :
 Dạng mã hòa âm thanh.
 Mức chế độ (ETS 06.20)
 Toàn bộ chế độ (ETS 06.10)
 Toàn bộ chế độ tăng cƣờng (ETS 06.50/ 06.06/ 06.80)
 Loại bỏ tiếng dội + Giao tiếp nối tiếp và sự ghép nối :
 Cổng nối tiếp : 8 Cổng nối tiếp (ghép nối)
 Cổng kết nối có thể Sd với CSD Fax, GPRS và gửi lệnh ATCommand tới
module điều khiển
 Cổng nối tiếp có thể Sd chức năng giao tiếp
 Hỗ trợ tốc độ truyền 1200 BPS tới 115200 BPS
49
 Cổng hiệu chỉnh lỗi: 2 cổng nối tiếp TXD và RXD
 Cổng hiệu chỉnh lỗi chỉ sử dụng sữa lỗi
+ Quản lý danh sách :
 Hỗ trợ mẫu danh sách: SM, FD, LD, RC,ON, MC
+ Đồng hồ thời gian thực :
 Ngƣời cài đặt
+ Times function :
 Lập trình thông qua AT Command + Đặc tính vật lý (đặc điểm) :
 Kích thƣớc 24mmx24mmx24mm> Nặng 3.4g
3.3.2.3 Khảo sát cấu trúc, sơ đồ chân và chức năng từng chân của SIM900
Cấu trúc module Sim900A:

Hình 3.5. Khối nguồn

Hình 3.6. Khối Sim900A

50
Hình 3.7. Khối UART
.
Hình 3.8. Khối Microphone

Hình 3.9. Khối Simcard

Hình 3.10. Khối Speaker

51
Sơ đồ chân của Module Sim900A:

Hình 3.11. Sơ đồ chân SIM900


Trong đồ án đã sử dụng Breakout SIM 900 tức là SIM 900 đã đƣợc thiết kế
kết nối phù hợp thành module để tiện phục vụ cho nội dung cần thiết trong đồ án.

52
Hình 3.12. Sơ đồ thiết kế Breakout của Module SIM900

53
Sơ đồ chân Breakout:
1
3 5 7 9 11 13 15 17 19

ON/OFF LED VRTC ADC SPK1N SPK1P MIC1N MIC1P VCC VCC

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

RTS CTS DCD RI DTR TXD RXD RST GND GND

 Chân 1: Chân ON/OFF ta cần kích 1 xung có mức tích cực dƣơng vào
khoảng 1s, lúc này đèn status sẽ sáng, sau đó chớp nháy với tần suất nhanh
báo hiệu SIM900 đang khởi động và tìm mạng. Sau 10s sau Led Status nhấp nháy
chậm báo hiệu SIM900 đã hoạt động bình thƣờng.
 Chân 2 : Request to send.
 Chân 3 : đầu ra dùng để chỉ báo mạng kết nối đƣợc hệ thống.
 Chân 4 : Clear to send.
 Chân 5 : đầu vào pin dự phòng cho module.
 Chân 6 : Data carrier detection.
 Chân 7 : Chân vào của bộ chuyển đổi tín hiệu tƣơng tự sang số
 Chân 8 : Ring chân ra loa báo hiệu có cuộc gọi đến.
 Chân 9, 11 : chân loa nghe cuộc thoại
 Chân 13,15 : chân MIC.
 Chân 10 : chân đầu cuối dữ liệu.
 Chân 12 : chân truyền dữ liệu.
 Chân 14 : chân nhận dữ liệu.
 Chân 16 : chân RESET SIM900.
 Chân 17,19 : chân nguồn cấp cho sim hoạt động.
 Chân 18,20 : chân mass.
3.3.2.4 Tập lệnh AT Command của Module SIM900
Các lệnh AT là các hƣớng dẫn đƣợc sử dụng để điều khiển một modem. AT là
một cách viết gọn của chữ Attention. Mỗi dòng lệnh của nó bắt đầu với “AT” hay
“at”. Đó là lý do tại sao các lệnh modem đƣợc gọi là các lệnh AT.

54
Nhiều lệnh của nó đƣợc sử dụng để điều khiển các modem quay số sử dụng
dây mối (wired dial-up modems), chẳng hạn nhƣ ATD (Dial), ATA (Answer), ATH
(Hool control) và ATO (return to online data state), cũng đƣợc hỗ trợ bởi các
modem GSM/GPRS và các điện thoại di động.[4]
Bên cạnh bộ lệnh AT thông dụng này, các modem GSM/GPRS và các điện
thoại di động còn đƣợc hỗ trợ bởi một bộ lệnh AT đặc biệt đối với công nghệ GSM.
Nó bao gồm các lệnh liên quan tới SMS nhƣ AT+ CMGS (gửi tin nhắn SMS),
AT+CMSS (gửi tin nhắn SMS từ một vùng lƣu trữ), AT+CMGL (chuỗi liệt kê các
tin nhắn SMS) và AT+CMGR (đọc tin nhắn SMS). Ngoài ra, các modem GSM còn
hỗ trợ một bộ lệnh AT mở rộng. Những lệnh AT mở rộng này đƣợc định nghĩa
trong các chuẩn của GSM. Với các lệnh AT mở rộng này có thể làm một số thứ nhƣ
sau :
 Đọc,viết, xóa tin nhắn
 Gửi tin nhắn SMS
 Kiểm tra chiều dài tín hiệu
 Đọc, viết và tìm kiếm về các mục danh bạ
 Kết nối và gửi dữ liệu lên Web Server
Số tin nhắn SMS có thể đƣợc thực thi bởi một modem SMS trên một phút
thì rất thấp, nó chỉ khoảng từ 6 đến 10 tin nhắn SMS trên 1 phút.
Trong khuôn khổ của đồ án em chỉ tìm hiểu 1 số tập lệnh cơ bản phục vụ cho
công việc của mình. Sau đây em xin giới thiệu 1 số tập lệnh cơ bản để thao
tác dùng cho dịch vụ truyền dữ liệu, bao gồm :
 Khởi tạo
 Kết nối tới Server
 Gửi dữ liệu lên Server
Các thuật ngữ:
 <CR> : carriage return (0x0D)
 <LF> : Line Feed (0x0A)
 MT : Mobile Terminal :Thiết bị đầu cuối mạng (chính là module).
 TE : Terminal Equipment: Thiết bị đầu cuối (chính là vi điều khiển).

55
- Khởi tạo cấu hình mặc định cho modem

Hình 3.13. Cấu hình mặc định cho SIM900


- Kết nối tới Internet
AT+CIPSTART=”Mode”,”Domain name/IP address”,”port” <CR><LF>
Mode ở đây là giao thức kết nối có thể là TCP hoặc UDP
Domain name/IP address là tên miền của server hoặc IP của server tùy theo
cách kết nối của mỗi ngƣời
Port ở đây là port mà server cho phép kết nối vào..
3.3.3. Khối cảm biến nhiệt độ LM35
IC đo nhiệt độ là mạch tích hợp nhận tín hiệu nhiệt độ chuyển thành tính hiệu
dƣới dạng đòng điện hay điện áp dựa vào đặc tính nhạy của các bán dẫn nhiệt độ,
tạo ra điện áp hoặc dòng điện , tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. Đo tín hiệu điện ta
biết đƣợc giá trị của nhiệt độ cần đo.
LM35 là một loại IC cảm biến nhiệt thông dụng, giá rẻ có tín hiệu ngõ ra
tuyến tính liên tục với những thay đổi của ngõ vào
Đặc điểm chính của cảm biến LM35

56
- Điện áp đầu từ 4 đến 20V
- Độ biến thiên theo nhiệt độ là 10mV/1oC.
- Độ chính xác cao ở 25 C là 0.5 C
- Trở kháng đầu ra thấp 0.1 cho 1mA tải
Dải nhiệt độ đo đƣợc của LM35 là từ -55 C - 150 C với các mức điện áp ra
khác nhau. Xét một số mức điện áp sau
- Nhiệt độ -55 oC điện áp đầu ra -550mV
- Nhiệt độ 25 oC điện áp đầu ra 250mV
- Nhiệt độ 150 oC điện áp đầu ra 1500mV

Hình 3.14. Cảm biến đo nhiệt độ LM35


3.3.4. Modul cảm biến đo độ ẩm đất
3.3.4.1 Đặc điểm và các thông số
- Điện áp hoạt động: 3.3V- 5V
- Kích thƣớc PCB:3cm * 1.6cm
- Led đỏ báo nguồn vào, Led xanh báo độ ẩm
- Ic so sánh: LM 393
- D0: Đầu ra tín hiệu số (0 và 1)
- A0: Đầu ra Analog (tín hiệu tƣơng tự)
3.3.4.2 Mô tả nguyên lý
Nguyên lý hoạt động của cảm biến
- Sự hất thụ độ ẩm (hơi nƣớc) làm biến đổi thành phần cảm nhận trong cảm
biến (ở đây các chất hóa học nhứ LiC, P2O5) làm thanh đổi điện trở của cảm biến
qua đó xác định đƣợc độ ẩm.
- Hoạt động khi cấp nguồn, led báo nguồn sáng, mạch có 2 đầu ra D0 và A0
tƣơng ứng với digital output và analog output. Board mạch tích hợp 1 mạch phân áp

57
và 1 mạch so sánh sử dụng opam, mạch phân áp đƣa đầu ra analog đƣa vào chân so
sánh của mạch opam và chân đầu ra analog. Mạch so sánh có chức năng so sánh và
đƣa tín hiệu logic (1 or 0) ở đầu ra digital của board
- Ở chân digital output: Mạch hoạt động nhƣ sau:
Cài đặt ngƣỡng so sánh bằng biến trở. Điện trở của cảm biến tỷ lệ thuận với độ
ẩm, độ ẩm càng cao điện trở càng cao, mặt khác theo sơ đồ phân áp điện áp đầu ra
mạch phân áp tỉ lẹ thuận với điện trở cảm biến, vậy độ ẩm tỷ lệ thuận với điện áp
đầu ra. Khi thay đổi độ ẩm điện trở trên cảm biến thay đổi dẫn đến điện áp đầu ra
đƣa vào cổng so sánh trên opam thay đổi, điện áp này đƣợc so sánh với điện áp đặt
đƣợc đặt bằng biến trở, nếu điện áp đọc về từ cảm biến chƣa vƣợt qua ngƣỡng đặt
thì đầu ra D0 là mức thấp và led báo trạng thái không sáng, khi điện áp đầu vào
vƣợt qua ngƣỡng đặt thì đầu ra D0 là mức cao và led báo trạng thái sẽ sáng lên.
- Ở chân analog output: chân này đƣợc nối trực tiếp với mạch phân áp của cảm
biến không qua mạch so sánh opam, đƣa trực tiếp tín hiệu điện áp tới đầu ra A0,
phục vụ cho các mục đích đo lƣờng, quan trắc, giám sát,…[4]

Hình 3.15. Sơ đồ nguyên lý mạch cảm biến độ ẩm đất


3.3.5. Màn hình LCD
- LCD là loại màn hình tinh thể lỏng dung để hiển thị các dòng chữ hoặc số
trong bẳng mã ASCII. Không giống các loại LCD lớn, text LCD đƣợc chia sẵn
thành từng ô và ứng với mỗi ô chỉ có thể hiển thị một ký tự ASCII. Cũng vì lý do
chỉ hiển thị đƣợc ký tự ASCII nên loại LCD này đƣợc gọi là Text LCD (để phân

58
biết với Graphic LCD có thể hiển thị đƣợc hình ảnh). Mỗi ô của Text LCD bao gồm
các chấm tinh thể lỏng, việc kết hợp “ẩn” và “hiện”các chấm này sẽ tạo thành một
ký tự cần hiển thị. Trong Text LCD, các mẫu ký tự đƣợc đinh nghĩa sẵn. Kích thƣớc
của Text LCD đƣợc định nghĩa bằng số ký tự có thể hiển thị trên 1 dòng và tổng số
dòng mà LCD có.

Hình 3.16. Text LCD 16x2


+ Sơ đồ chân của LCD
Bảng 3.1. Chức năng chân của LCD

TT Trạng thái
Chức năng Tên Mô tả
chân logic
Ground 1 VSS (GND) - 0V
Nguồn cho LCD 2 VDD (VCC) - +5V
Tƣơng phản 3 Vee - 0 – Vdd
0
4 RS D0-D7: lệnh
1
0
5 R/W D0-D7: dữ liệu
Điều khiển LCD 1
0
Ghi (Từ PIC vào LCD)
6 E 1
Đọc (từ LCD vào PIC)
Từ 1 xuống 0
7 D0 0/1 Bit 0 LSB
8 D1 0/1 Bit 1
9 D2 0/1 Bit 2
10 D3 0/1 Bit 3
Dữ liệu/ Lệnh
11 D4 0/1 Bit 4
12 D5 0/1 Bit 5
13 D6 0/1 Bit 6
14 D7 0/1 Bit 7 MSB

59
Các Text LCD theo chuẩn HD44780U thƣờng có 16 chân trong đó có 14 chân
kết nối với bộ điều khiển và 2 chân nguồn cho “đèn LED nền”. Thứ tự chân thƣờng
đƣợc sắp xếp nhƣ hình trên.
Trong một số LCD 2 chân LED nền đƣợc đánh số 15 và 16 nhƣng trong một
số trƣờng hợp 2 chân này đƣơc ghi là A(Anode) và K(Cathode).

Hình 3.17. Kết nối Text LCD với Vi điều khiển


Chân 1 và 2 là các chân nguồn, đƣợc nối với GND và nguồn 5V. Chân 3 là
chân chỉnh độ tƣơng phản (contrast), chân này cần đƣợc nối với 1 biến trở để đạt
đƣợc độ tƣơng phản cần thiết, sau đó giữa mức biến trở này. Các chân điều khiển
RS, R/W,EN và các đƣờng dữ liệu đƣợc nối trực tiếp với vi điều khiển. Tùy theo
chế độ hoạt động 4bit hay 8bit mà các chân từ D0 đến D3 có thể bỏ qua hoặc nối
với vi điều khiển, chúng ta sẽ khảo sát kỹ càng hơn trong các phần sau.
+ Điều khiển hiển thị :
Các chân điều khiển việc đọc và ghi LCD bao gồm RS,R/W và EN.
Chân RS là chân số 3: Chân lựa chọn thanh ghi ,chân này cho phép lựa chọn 1
trong 2 thanh ghi ỈR hoặc DR để làm việc. Vì cả 2 thanh ghi này đều đƣợc kết nối
với các chân Data của LCD nên cần 1 bit để lựa chọn giữa chúng. Nếu RS=0, thanh
ghi IR đƣợc chọn và nếu RS=1 thanh ghi DR đƣợc chọn. Chúng ta đều biết thanh
ghi IR là thanh ghi chứa mã lệnh cho LCD, vì thế nếu muốn gởi 1 mã lệnh đến LCD
thì chân RS phải đƣợc reset về 0. Ngƣợc lại, khi muốn ghi mã ASCII của ký tự cần
hiển thị lên LCD thì chúng ta sẽ set RS=1 để chọn thanh ghi DR. Hoạt động của
chân RS đƣợc mô tả trong hình 12.
R/W (chân số 4): Chân lựa chọn giữa việc đọc và ghi. Nếu R/W=0 thì dữ liệu
sẽ đƣợc ghi từ bộ điều khiển ngoài (vi điều khiển AVR chẳng hạn) vào LCD. Nếu
R/W=1 thì dữ liệu sẽ đƣợc đọc từ LCD ra ngoài. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất 1
60
trƣờng hợp mà dữ liệu có thể đọc từ LCD ra, đó là đọc trạng thái LCD để biết LCD
có đang bận hay không (cờ Busy Flag - BF). Do LCD là một thiết bị hoạt động
tƣơng đối chậm (so với vi điều khiển), vì thế một cờ BF đƣợc dùng để báo LCD
đang bận, nếu BF=1 thì chúng ta phải chờ cho LCD xử lí xong nhiệm vụ hiện tại,
đến khi nào BF=0 một thao tác mới sẽ đƣợc gán cho LCD. Vì thế, khi làm việc với
Text LCD chúng ta nhất thiết phải có một chƣơng trình con tạm gọi là wait_LCD để
chờ cho đến khi LCD rảnh
EN (chân số 5): Chân cho phép LCD hoạt động (Enable), chân này cần đƣợc
kết nối với bộ điều khiển để cho phép thao tác LCD. Để đọc và ghi data từ LCD
chúng ta cần tạo một “xung cạnh xuống” trên chân EN, nói theo cách khác, muốn
ghi dữ liệu vào LCD trƣớc hết cần đảm bảo rằng chân EN=0, tiếp đến xuất dữ liệu
đến các chân D0 - D7, sau đó set chân EN lên 1 và cuối cùng là xóa EN về 0 để tạo
1 xung cạnh xuống.
3.4. XÂY DỰNG THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN
Lưu đồ thuật toán

Begin

Khởi tạo kết nối

Kết nối tới S


Internet

- Đọc giá trị từ cảm


biến
- Gửi giá trị lên
Internet

End

Hình 3.18. Lƣu đồ thuật toán

61
3.5. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
3.5.1. Sơ đồ nguyên lý

Hình 3.19. Sơ đồ mạch nguyên lý


Hoạt động của mạch
Ta tiến hành cấp nguồn cho khối mạch, bộ xử lý trung tâm tiến hành thu thập
dữ liệu từ cảm biến và đọc giá trị cảm biến thông báo lên LCD. Bộ xử lý trung tâm
sẽ giao tiếp với modul sim900A thông qua 2 chân RX và TX , sẽ thiết lập kết nối và
truyền dữ liệu thông qua tập lệnh AT lên wed sever.
Chức năng làm việc cụ thể của các khối:
- Khối xử lý trung tâm: Vi điều khiển Pic 16f877A điều khiển toàn bộ hoạt
động của mạch là nhận dữ liệu giải mã tín hiệu nhiệt độ và độ ẩm đất đƣa lên màn
hình LCD sau đó đƣa đến modul sim 900A để truyền lên wed.
- Khối cảm biến: Có chức năng đo nhiệt độ và độ ẩm đất trong môi trƣờng
- Khối hiển thị: là LCD 16x2 để hiển thị nhiệt độ và độ ẩm đất
- Khối giao tiếp : là giao tiếp giữa Vi điều khiển và Sim 900A để truyền nhận
tín hiệu
3.5.2. Chế tạo
- Mạch in đo nhiệt độ và độ ẩm đất

62
Hình 3.20. Mạch in đo nhiệt độ, độ ẩm đất
- Mạch đo nhiệt độ, độ ẩm kết nối với modul sim 900A

Hình 3.21. Mạch đo nhiệt độ, độ ẩm đất kết nối với modul Sim900
- Mạch hoạt động

Hình 3.22. Hoạt động của mạch giám sát nhiệt độ, độ ẩm đất

63
- Giao diện wed giám sát
Web server trong đề tài này sử dụng trang web thingspeak.com

Hình 3.23. Giao diện giám sát nhiệt độ, độ ẩm đất trong trang web
3.6. KẾT LUẬN
Đã thiết kế, chế tạo thành công hệ thống giám sát nhiệt độ, độ ẩm đất từ xa
thông qua mạng thông tin di động. Hệ thống này có thể thu thập dữ liệu của nhiệt độ
và độ ẩm trong đất tự động gửi lên Web Server. Từ đó có thể giám sát và đánh giá
mà không cần đến trực tiếp đối tƣợng cần đo.

64
KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ từ xa thông qua mạng
thông tin di động đã đạt đƣợc các kết quả sau:
+ Kiến thức về tập lệnh của PIC16F887 để giao tiếp với Module Sim900A
cũng nhƣ xây dựng các chƣơng trình để kết nối, gửi dữ liệu lên Web Server
+ Hiểu đƣợc cấu trúc của Module Sim900A, PIC16F887 và cảm biến nhiệt độ
LM35, module cảm biến độ ẩm đất
+ Thiết kế chế tạo thành công hệ thống giám sát nhiệt độ từ xa thông qua
mạng thông tin di động.
+ Các kết quả thực tế đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra trƣớc khi thiết kế.
Hạn chế của đề tài
+ Hệ thống còn khá đơn giản chƣa tích hợp đƣợc nhiều tính năng nhƣ cảnh
báo, điều khiển thiết bị,….
+ Giao diện Web Server còn đơn giản.

65
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Văn Thế Minh, Kĩ thuật vi xử lý, Nhà xuất bản giáo dục, 1997.
[2]. Mischa Schwartz, Mobile Wireless Communications, Columbia University,
New York, 2013.
[3]. Ngô Đình Phú, Giáo trình Vi xử lý, Khoa Điện – Điện tử, trƣờng đại học Sƣ
phạm Kĩ Thuật, 2004.
[4]. Các website:
http://codientu.org/, truy cập lần cuối vào ngày 22/5/2017.
https://vi.wikipedia.org, truy cập lần cuối vào ngày 23/5/2017.
http://www.alldatasheet.com/, truy cập lần cuối vào ngày 10/5/2017.
http://www.microchip.com/, truy cập lần cuối vào ngày 15/5/2017.
http://www.simcom.eu/, truy cập lần cuối vào ngày 18/5/2017.
http://www.picvietnam.com/, truy cập lần cuối vào ngày 10/5/2017.
http://linhkien69.vn/module-sim-900a/, truy cập lần cuối vào ngày 22/5/2017

66
PHỤ LỤC
// Cau hinh cac chan ket noi LCD
sbit LCD_RS at RB5_bit;
sbit LCD_EN at RB4_bit;
sbit LCD_D4 at RB3_bit;
sbit LCD_D5 at RB2_bit;
sbit LCD_D6 at RB1_bit;
sbit LCD_D7 at RB0_bit;
sbit LCD_RS_Direction at TRISB5_bit;
sbit LCD_EN_Direction at TRISB4_bit;
sbit LCD_D4_Direction at TRISB3_bit;
sbit LCD_D5_Direction at TRISB2_bit;
sbit LCD_D6_Direction at TRISB1_bit;
sbit LCD_D7_Direction at TRISB0_bit;
// Khởi tạo các biến
unsigned int temp_adc, humid_adcunsigned int temp, humid;
unsigned char lcd_str[20] absolute 0x30;
unsigned char adc_count = 10, adc_count_max = 10;
unsigned char tcp_count = 0, tcp_count_max = 150;
unsigned char thingspeak_key[20] = "R0GWLDQO3QOEMWCL"
//Tao mot ket noi TCP toi dia chi cua thingspeak.com
void SIM900A_startTCPConection()
{
UART1_Write_Text("AT+CIPSTART=\"TCP\",\"api.thingspeak.com\",\"80\"\r\n")
;
}
//Gui du lieu
void SIM900A_sendData()
{
UART1_Write_Text("AT+CIPSEND\r\n");
Delay_ms(500);

67
UART1_Write_Text("GET /update?key=");
UART1_Write_Text(thingspeak_key);
sprinti(lcd_str, "&field1=%u", temp);
UART1_Write_Text(lcd_str);
sprinti(lcd_str, "&field2=%u\r\n", humid);
UART1_Write_Text(lcd_str);
UART1_Write(26);
}
// Chƣơng trình chính
void main() {
CMCON = 0x07; // Disable Comparators
ADCON1 = 0x80; // For ADC Module configuration
TRISA = 0xFF; // PORTA is input (ADC Input)

UART1_Init(9600); // Khoi tao UART toc do 9600 baud/s

Lcd_Init(); // Khoi tao LCD


Lcd_Cmd(_LCD_CLEAR); // Xoa man hinh
Lcd_Cmd(_LCD_CURSOR_OFF); // Tat con tro hien thi tren LCD

while (1)
{
adc_count++;
if (adc_count >= adc_count_max)
{
adc_count = 0;
temp_adc = ADC_Read(0); //Doc ADC tu cam bien nhiet do
temp = temp_adc*5*100/1023; //Tinh ra nhiet do hien tai
humid_adc = ADC_Read(1); //Doc ADC tu cam bien do am dat
humid = 100 - (unsigned int)(((unsigned long) humid_adc)*100/1023);
}

68
sprinti(lcd_str, "Temp: %u%cC ", temp, 223);
Lcd_Out(1,1,lcd_str);
sprinti(lcd_str, "Humid: %u%c ", humid, 37);
Lcd_Out(2,1,lcd_str);

//Gui du lieu len thingspeak voi chu ky khoang 15s


//Bien tcp_count sau vong lap se tang len 1, khi no lon hon 150 thi set ve 0
va lap lai
tcp_count++;
if (tcp_count == 50) {
SIM900A_startTCPConection();
}
else if (tcp_count == 100)
{
SIM900A_sendData();
}
else if (tcp_count >= tcp_count_max) //Set bien ve 0 de thuc hien lap lai
{
tcp_count = 0;
}
Delay_ms(100);
}

}
//the end

69

You might also like