You are on page 1of 16

BÀI THỰC HÀNH SỐ 1

CÀI ĐẶT UBUNTU - ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG

A. LÝ THUYẾT
1. Ubuntu là gì?
Ubuntu là một hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí được xây dựng dựa trên Debian
GNU/Linux. Ubuntu được tài trợ bởi công ty Canonical Ltd (chủ sở hữu là một người
Nam Phi Mark Shuttleworth). Thay vì bán Ubuntu, Canonical tạo ra doanh thu bằng cách
bán hỗ trợ kĩ thuật.
Canonical phát triển Ubuntu thành 2 dòng sản phẩm chính:
 Ubuntu Desktop: Cài đặt cho các máy tính cá nhân và phục vụ những người
dùng thông thường.
 Ubuntu Server: Cài đặt cho các máy chủ để phục vụ các dịch vụ trên internet
cũng như mạng doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa Ubuntu Desktop và Ubuntu Server đó là trên Ubuntu Server
không có X window environment (giao diện đồ hoạ). Tuy nhiên cũng có sự giống nhau:
 Cả 2 dòng sản phẩm này đều sử dụng chung repositories. Khiến cho việc cài
đặt các ứng dụng Server trên Desktop cũng dễ dàng.
 Kể từ Ubuntu 10.10 hãng Canonical đã sử dụng chung kernel cho cả dòng
Server và Desktop để tiện cho việc hỗ trợ.
Ubuntu kết hợp những đặc điểm nổi bật chung của hệ điều hành nhân Linux như
tính bảo mật trước mọi virus và malware, khả năng tùy biến cao, tốc độ, hiệu suất làm
việc, và những đặc điểm riêng tiêu biểu của Ubuntu như giao diện bắt mắt, bóng bẩy, cài
đặt ứng dụng đơn giản, sự dễ dàng trong việc sao lưu dữ liệu và sự hỗ trợ của một cộng
đồng người dùng khổng lồ.
2. Các phiên bản Ubuntu
Ubuntu được chia làm 2 phiên bản:
 Phiên bản thông thường (Standard release): Thường chỉ được hỗ trợ sự cố trong
9 tháng và luôn cập nhật các công nghệ mới nhất. Các phiên bản Ubuntu được
đặt tên theo dạng YY.MM (tên), trong đó Y tương ứng với năm phát hành, và
MM tương ứng với tháng phát hành. Tên trong ngoặc là tên hiệu được đặt cho
phiên bản trước khi phát hành chính thức. Phiên bản Ubuntu chính thức mới nhất
hiện tại là Ubuntu 16.04 (Vivid Vervet), phát hành tháng 4 năm 2016.
 Phiên bản hỗ trợ lâu dài (Long Term Support): Thường được hỗ trợ sự cố trong
5 năm. Các phiên bản LTS thường sẽ ra mắt 2 năm 1 lần. Phiên bản mới nhất là
Ubuntu 16.04 LTS.
Đối với dòng Ubuntu Server, chúng ta chỉ nên sử dụng các phiên bản LTS. Vì máy
chủ cần có sự ổn định hơn là luôn cập nhật công nghệ mới.
Để biết chi tiết về thông tin thời gian hỗ trợ hệ thống, mở terminal và gõ lệnh:
ubuntu-support-status. Để upgare từ Ubuntu 16.04 LTS lên bản mới hơn, mở terminal
và gõ lệnh: do-release-upgrade.

1
Hình 1.1. Sơ đồ thể hiện vòng đời các phiên bản Ubuntu
3. Yêu cầu hệ thống để cài đặt Ubuntu 16.04 LTS
Trước khi cài đặt Ubuntu 16.04 LTS (Phiên bản desktop), người dùng cần kiểm tra
phần cứng của máy tính đáp ứng các yêu cầu sau:
 Chip CPU dual core 2 GHz hoặc hơn.
 Bộ nhớ RAM tối thiểu 2 GB.
 Ổ cứng trống 25 GB.
 Đĩa DVD hoặc USB cài đặt.
 Đường truyền internet ổn định (dùng để cập nhật và cài đặt các ứng dụng).
4. Hướng dẫn cài đặt Ubuntu 16.04 LTS
4.1. Tải Ubuntu từ trang chủ
Truy cập vào Website: https://www.ubuntu.com/download/desktop. Nhấn
Download để tiến hành tải Ubuntu Desktop.

2
Để cài đặt, chúng ta có thể chọn một trong những phương pháp sau:
 Cài từ đĩa DVD
 Cài từ USB flash drive
 Cài trực tiếp từ hệ điều hành
4.2. Hướng dẫn cài đặt Ubuntu Ubuntu 16.04 LTS trên máy ảo Virtualbox
* Giới thiệu VirtualBox (Oracle VM VirtualBox)
VirtualBox (Oracle VM VirtualBox) là một phần mềm ảo hóa miễn phí. Trước kia,
VirtualBox thuộc về Microsystem nhưng bây giờ VirtualBox đã thuộc sở hữu của Oracle.
VirtualBox có thể chạy được trên nhiều hệ điều hành khác nhau, bao gồm Linux
(Ubuntu), OS X, Windows,…

Ảo hóa trên VirtualBox là như thế nào?


Đầu tiên VirtualBox được cài vào máy tính, máy tính cài đặt VirtualBox có thể chạy
hệ điều hành Linux, OS X, Windows,... Thứ hai, phần mềm này sẽ tận dụng phần cứng
của máy tính hiện tại để cho phép VirtualBox chạy nhiều hệ điều hành tại cùng một thời
điểm. Người dùng có thể chạy nhiều máy ảo nếu phần cứng của máy tính cho phép. Ví
dụ: Cài đặt và chạy hệ điều hành Windows và OS X trên Linux hoặc chạy Linux trên
Windows hoặc Mac,…
Một số điểm nổi bật trong VirtualBox
1. Chạy nhiều hệ điều hành cùng lúc: Người dùng có thể chạy những phần mềm
được viết riêng cho hệ điều hành nào đó. Có thể tùy chỉnh cấu hình phần cứng của máy
ảo, đặc biệt hữu ích khi cài những hệ điều hành cũ mà phần cứng máy thật không tương
thích, chẳng hạn như hệ điều hành DOS, OS/2, ….
2. Cài đặt phần mềm dễ dàng hơn: Đặc biệt hữu ích cho nhà cung cấp phần mềm,
giúp họ thử nghiệm phần mềm của họ trên nhiều hệ điều hành khác nhau mà không tốn
nhiều chi phí đầu tư.

3
3. Thử nghiệm và recovery (phục hồi): Một khi cài đặt, người dùng có thể lưu trữ,
sao chép, di chuyển sang máy khác dù máy khác này có chạy hệ điều hành nào đi chăng
nữa,… Một tính năng không thể không nhắc tới đó là snapshots, giúp người dùng lưu lại
trạng thái máy ảo và recovery (phục hồi) lại trạng thái đó bất cứ lúc nào người dùng
muốn, vì thế người dùng có thể thử nghiệm thoải mái trên máy ảo của người dùng mà
không cần phải cài lại khi gặp lỗi (lỗi phần mềm, bị nhiễm virus). Việc này giúp người
dùng không cần sao lưu (backup) lại máy ảo cồng kềnh của người dùng.
4. Giảm chi phí: Ảo hóa giúp các người dùng giảm chi phí điện và phần cứng. Ngày
nay, máy tính của người dùng ngày càng mạnh và nó chỉ sử dụng một phần sức mạnh của
máy, vì thế thay vì đầu tư vào nhiều máy tính của người dùng, người dùng có thể sử dụng
nhiều máy ảo để giải quyết vấn đề của người dùng.
5. Không yêu cầu phần cứng ảo hóa. Vì vậy người dùng có thể sử dụng VirtualBox
trên các máy có phần cứng cũ.
6. Hỗ trợ phần cứng tuyệt vời: Hỗ trợ tới 32 bộ xử lý ảo, hỗ trợ USB, card mạng ảo,
card âm thanh, VM groups (giúp Start, Pause, Reset, Close {Save state, Poweroff,…} các
máy trong nhóm),…
7. Remote machine display: cho phép remote tới bất kỳ máy ảo nào. tính năng này
hỗ trợ Remote Desktop Protocol (RDP), ngoài ra nó còn hỗ trợ USB cho máy khách khi
kết nối vào máy ảo.
Một số từ khóa quan trọng trong VirtualBox
1. Host operating system (host OS hay còn gọi là host): Đây là hệ điều hành chạy
trên máy thật (máy tính vật lý), là nơi VirtualBox được cài đặt.
2. Guest operating system (guest OS hay còn gọi là guest): Đây là hệ điều hành
chạy bên trong máy ảo.
3. Virtual machine (VM còn gọi là máy ảo): Đây là nơi chạy guest OS. Nói dễ hiểu
hơn thì VM là cửa sổ người dùng thấy khi guest OS chạy.
4. Guest Additions: Đây là những gói phần mềm đặc biệt, được cài đặt bên trong
VM để cải thiện hiệu năng của guest OS và thêm một số tính năng, ví dụ như tự động
điều chỉnh độ phân giải màn hình, Shared Folder (chia sẻ thư mục), Shared clipboard
(copy text giữa hai máy,…),…
* Cài đặt Ubuntu Ubuntu 16.04 LTS trên máy ảo Virtualbox
Bước 1: Sau khi cài đặt xong máy ảo Virtualbox, click vào biểu tượng VirtualBox trên
Desktop để khởi động chương trình, click New như hình dưới:

4
Bước 2: Điền thông tin theo lần lượt từng bước như bên dưới:

Chọn dung lượng Ram

Chọn Creat a Virtual disk now nhấn Create

5
Chọn VDI (Virtualbox Disk Image)

Chọn Dynamically Allocated

Chọn đường dẫn lưu file đĩa ảo chứa Ubuntu bằng cách click vào biểu tượng Folder Chọn
ổ đĩa là 25GB. Nhấn Create để hoàn thành bước 2.

6
Bước 3: Sau khi điền các thông tin đầy đủ, chọn máy ảo Ubuntu vừa tạo và click nút
Start màu xanh như hình dưới:

Hộp thoại mới hiện lên yêu cầu chọn file ISO cho máy ảo vừa tạo, chọn đến thư mục
chứa file Ubuntu ISO như hình dưới:

7
Bước 4: Thực hiện tiếp các bước cài đặt Ubuntu 12.04 trên máy ảo vừa tạo. Chọn ngôn
ngữ cài đặt:

8
Lựa chọn ngôn ngữ để bắt đầu quá trình cài đặt

Chọn Download updates while installing Ubuntu nếu như có kết nối mạng. Tuy nhiên,
việc này sẽ làm cài đặt lâu hơn. Thay vào đó việc chọn Install third-party... sẽ nhanh hơn
vì sau khi cài đặt mới download các driver. (Bước này có thể để trống).

Lựa chọn cách phân vùng đĩa cứng.

Trong đó,
- Eraser disk and install Ubuntu: Toàn bộ dữ liệu sẽ bị xóa.
- Something else: Lựa chọn cách phân chia phân vùng đĩa cứng thủ công.
Lưu ý: Nên chọn Something else để phân chia đĩa cứng nhằm tránh mất dữ liệu.

9
Bước 5: Phân chia phân vùng đĩa cứng (Chọn Something else ở cửa sổ Installation type)

10
Định dạng phân vùng

11
Hoàn tất phân chia phân vùng đĩa cứng

Trong quá trình cài đặt, khuyến khích người dùng nên tạo 3 phân vùng, trong đó có
1 phân vùng chính, 1 phân vùng swap, 1 phân vùng home để chứa dữ liệu của người
dùng.
+ Phân vùng chính: Dùng để cài đặt hệ điều hành, kiểu định dạng đề nghị là ext4 và
mount point là /. Kích thước phân vùng này nếu được có thể dùng khoảng 30GB để có
thể cài thêm phần mềm.
+ Phân vùng swap: Dành riêng để hệ điều hành chuyển đổi dữ liệu tạm từ bộ nhớ
xuống đĩa cứng.

12
+ Phân vùng chứa dữ liệu cá nhân (người dùng): Đây là phân vùng được hệ thống
sử dụng để lưu trữ dữ liệu cá nhân và các cấu hình riêng của từng người dùng. Dữ liệu
trong phân vùng này sẽ không bị ảnh hưởng nếu chúng ta gặp sự cố phải cài đặt lại hệ
điều hành. Kiểu định dạng đề nghị là ext4 và mount point cho phân vùng này là /home.
* Trường hợp: Phân vùng tự định dạng (Eraser disk and install Ubuntu)

Bước 6: Chọn múi giờ sử dụng cho hệ thống (Nhấp chọn vị trí trên bản đồ  Continue)

13
Bước 7: Chọn kiểu bàn phím sử dụng. Kiểu bàn phím chuẩn là English (US).

Bước 8: Tạo tài khoản người dùng. Nhập vào tên máy tính, tài khoản đăng nhập và mật
khẩu đăng nhập. Đây là tài khoản quản trị hệ thống, cần chọn các ký tự hoa, ký tự
thường, ký tự đặc biệt để tăng tính bảo mật. Nhấn Continue để tiếp tục.

14
Quá trình cài đặt mất vài phút tùy theo cách thức cài đặt và cấu hình máy tính, chất
lượng đường truyền internet. Sau khi cài đặt xong, hệ thống yêu cầu khởi động lại máy
tính, nhấn Restart Now. Sau khi khởi động, sử dụng tài khoản người dùng vừa được tạo
để đăng nhập hệ thống.

Quá trình cài đặt kết thúc.


5. Đăng nhập hệ thống
5.1. Truy cập vào máy tính đã cài đặt hệ điều hành
Thực hiện mở Oracle VM VirtualBox trên windows: Start  Program  Oracle VM
VirtualBox  Oracle VM VirtualBox đã có sẵn hệ điều hành linux (ubuntu).
Click vào biểu tượng Ubuntu trong Oracle VM VirtualBox, sau đó click vào nút start
để khởi động hệ điều hành với máy ảo.
Khởi động xong sẽ hiện lên màn hình login. Khi đó, nhập username và password để đăng
nhập vào hệ thống.

15
5.2. Thực hiện logout và shutdown hệ thống
Click vào biểu tượng chọn Log Out để đăng xuất tài khoản hoặc chọn Shutdown để tắt
hệ thống.

B. THỰC HÀNH
1. Chuẩn bị và kiểm tra lại máy tính, vùng trống trên đĩa, nối kết internet để có thể cài đặt
bản phân phối Ubuntu.
2. Lựa chọn phiên bản Ubuntu thích hợp với cấu hình hiện có, tải về và tạo đĩa khởi động
cài đặt.
3. Tiến hành các bước cài đặt như đã mô tả trong chương:
a. Chọn ngôn ngữ
b. Phân vùng đĩa cứng thành 3 phân vùng /, swap, /home
c. Chọn múi giờ
d. Chọn cấu hình bàn phím
e. Tiến hành cài đặt
f. Tạo người dùng
4. Thực hiện thao tác cập nhật hệ thống
5. Cài đặt các gói cần thiết và cấu hình để có thể gõ được tiếng Việt
6. Cài đặt thêm các font sử dụng trên Windows
7. Cài đặt máy in

16

You might also like