You are on page 1of 120

Computing Fundamentals

Bài 1: HỆ ĐIỀU HÀNH( Operating System)


I. Hệ điều hành là gì?
1. Hệ điều hành là một phần mềm đặc biệt.
+ Hệ điều hành là một chương trình máy tính (computer program).
+ Vậy chương trình máy tính là gì?
Chương trình máy tính là một dãy các lệnh (còn được gọi là chỉ thị - instruction) được
các lập trình viên viết ra nhằm hướng dẫn cho máy tính thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ
(task) nào đó. Các dòng lệnh được gọi là mã chương trình (code).
+ Phần mềm là gì?
Tập hợp các chương trình thực hiện cùng một loại nhiệm vụ nào đó được gọi là phần
mềm (software). Ví dụ: phần mềm soạn thảo văn bản Word, phần mềm thực hiện bảng tính
Excel, phần mềm trình chiếu PowerPoint,…
2. Chức năng của Hệ điều hành
Quản lý các thiết bị phần cứng.
Kiểm soát giao tiếp giữa các thiết bị phần cứng.
Quản lý giao tiếp giữa các chương trình ứng dụng và các thiết bị phần cứng.
Quản lý các tập tin (file) được lưu trữ trên máy tính
 Để có thể vận hành (run) và thực hiện được nhiệm vụ, mỗi một máy tính cần phải được
cài đặt ít nhất một Hệ điều hành. Không có Hệ điều hành, máy tính không thể hoạt động
được
3. Sự phát triển của giao diện các Hệ điều hành hiện đại:
Giao diện có thể hiểu là nơi mà con người và các thiết bị (hoặc mạng) gặp nhau để làm
việc và trao đổi thông tin.
Giao diện đã phát triển qua các giai đoạn từ màn hình văn bản đơn sắc (monochrome
text) – Giao diện CUI (Character User Interface)  đến màn hình điểm, cho phép nhấp
chuột (hoặc chạm tay) đầy màu sắc, được gọi là Giao diện người dùng đồ họa GUI
(Graphical User Interface) hay “Gooey”.
4. Hệ điều hành nguồn mở và độc quyền
+ Phần mềm độc quyền (Proprietary Software):
- Được sở hữu bởi một cá nhân hoặc công ty tạo ra nó,
- Hầu hết các phần mềm thương mại đều là phần mềm độc quyền (Closed Source),
- Khi cài đặt và sử dụng phần mềm độc quyền, người dùng phải chấp nhận các điều khoản
của Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối EULA (End User License Agreement).
- Nội dung của EULA bao gồm các thỏa thuận mà người dùng được phép hoặc không được
phép đối với phần mềm mà họ đang sử dụng.
- Hệ điều hành Windows, Mac OS X, UNIX đều là độc quyền
+ Phần mềm mã nguồn mở (Open-Source Software) :
Người dùng được phép sử dụng, sửa đổi và sao chép cho bất kỳ ai với bất kỳ mục đích gì.
Hầu hết các phần mềm mã nguồn mở được sử dụng miễn phí
II. Hệ điều hành Desktop: sử dụng phổ biến trên máy tính để bàn (Desktop computer) và
máy tính xách tay (Laptop computer)
1. Các Phiên bản và các Ấn bản của Hệ điều hành:
+ Một phiên bản Hệ điều hành đề cập đến cơ sở mã (Code) cụ thể được sử dụng để phát
triển hệ điều hành đó. Ví dụ: Windows 7, Windows 8, Windows 10.
+ Một ấn bản của Hệ điều hành xác định các tính năng mà Hệ điều hành đó có được. Ví
dụ: một phiên bản Windows có các ấn bản Home, Professional, Enterprise.
2. Các Hệ điều hành Desktop phổ biến
+ Windows: được thiết kế bởi Microsoft: Windows 7, Windows 8, Windows 10.
+ Mac OS X: được thiết kế bởi Apple chạy trên các máy tính Macintosh: Version 10.9
– Maverick, Version 10.10 – Yosemite, Version 10.11 – El Capitan.
+ Linux
- Hệ điều hành mã nguồn mở và miễn phí,
- Được cài đặt trên các siêu máy tính (Supercomputers)
- Các phiên bản của Hệ điều hành Linux được gọi là Distributions hoặc Distros.
- Các Distros phổ biến: Knoppix, Ubuntu, Gentoo
+ UNIX
Một trong những Hệ điều hành sớm nhất được thiết kế để sử dụng trên các máy tính lớn
(Mainframe computer) và các máy chủ (Servers).
Các phiên bản hiện đại của UNIX được thiết kế bao gồm GUI.
III. Các tính năng chung của Hệ điều hành
1. Tài khoản người dùng (User Accounts)
- Một khu vực đặc biệt trên máy tính nơi mà người dùng có thể làm việc và giữ các tập tin.
- Một tài khoản người dùng thường đi kèm theo với một mật khẩu (Password).
- Mật khẩu an toàn:
+ Dài tối thiểu 8 ký tự,
+ Bao gồm chữ in, chữ thường, ký số và ký tự đặc biệt. Ví dụ: f@tT@i2602
- Các loại tài khoản người dùng: mỗi loại tài khoản người dùng có một mức độ cho phép cụ
thể gọi là quyền (Permission)
Cho phép sử dụng hầu hết các năng lực của máy tính.
Tài khoản Cho phép sử dụng hầu hết các chương trình đã được cài đặt trên máy tính.
người dùng Không được phép cài đặt/gỡ bỏ một số phần mềm và phần cứng trên máy tính.
chuẩn Không thể thay đổi các thiết lập ảnh hưởng đến người dùng khác.
Standard User Không thể thay đổi các thiết lập bảo mật.
Account Không thể xóa các tập tin được yêu cầu để máy tính hoạt động.
Không thể truy cập các tập tin của người dùng khác.
Tài khoản Cho phép thực hiện các thay đổi ảnh hưởng đến tất cả các người dùng khác.
quản trị viên Có thể thay đổi các thiết lập bảo mật.
Administrator Cho phép cài đặt/gỡ bỏ các phần mềm và phần cứng.
Account Cho phép thực hiện các thay đổi ảnh hưởng đến các tài khoản người dùng khác trên máy
tính.
- Các tùy chọn về tài khoản người dùng (Account Options):
• Khóa (Lock): Trở về màn hình đăng nhập nhưng không đóng các chương trình đang
chạy và tập tin đang mở.
• Đăng xuất khỏi máy tính (Sign Out): Đóng các chương trình đang chạy và tập tin
đang mở, trở về màn hình đăng nhập

2. Hồ sơ hoặc thông tin người dùng (User Profiles):


- Mỗi một tài khoản người dùng đều có một hồ sơ kèm theo của riêng người dùng đó.
- Một hồ sơ người dùng bao gồm các thông tin về:
Cài đặt màn hình nền (Desktop Background),
Khóa màn hình (Lock Screen),
Bảo vệ màn hình (Screen Saver),
Định dạng ngày và giờ (Date and Time format),…
3. Quy trình tắt nguồn tích hợp (Built-In Power Off Procedures):
- Bật và tắt nguồn máy tính là hai quá trình khác nhau.
Nhấn nút nguồn để khởi động máy tính (Powering On),
Sử dụng tùy chọn Shut Down để tắt máy tính.
Ghi chú: không được nhấn nút nguồn để tắt máy tính (Powering Off) mà phải dùng tùy
chọn Shut Down  Để đảm bảo bất kỳ những thay đổi gì trên hệ thống máy tính được lưu
giữ một cách thích hợp và các tập tin tạm thời (Temporary files) không cần thiết được xóa
khỏi máy tính.
- Khởi động Windows:
Hai bước thực hiện:
+ Bước 1: Bật (Turn on) tất cả các thiết bị kết nối với máy tính: màn hình (Monitor), loa
(Speaker), máy in (Printer),…
+ Bước 2: Bật nút nguồn máy tính
Khi nguồn máy tính được bật, máy tính sẽ thực hiện (Booting):
+ Kiểm tra khởi động (Start-up test)
+ Tải Hệ điều hành vào bộ nhớ (Memory).
Sau quá trình này, người dùng có thể đăng nhập (Logon) và bắt đầu làm việc
- Tắt nguồn máy tính (Powering Off):
Hai bước thực hiện:
Bước 1: Chọn nút Start → Chọn nút Power để hiện trình đơn Power (Power menu).
Bước 2: Chọn nút Shut Down
IV. Hiểu các tùy chọn nguồn Windows
- Ảnh hưởng đến cách mà máy tính sử dụng năng lượng nguồn điện.
Tắt màn hình,
Lưu các chương trình đang chạy và các tập tin đang mở vào bộ nhớ,
Sleep
Đưa máy về chế độ sử dụng năng lượng ít nhất,
Di chuyển chuột/nhấn một phím bất kỳ để kích hoạt máy tính làm việc lại.
Tắt màn hình,
Lưu các chương trình đang chạy và các tập tin đang mở vào đĩa cứng,
Hibernat
Tắt máy hoàn toàn,
e
Nhấn nút nguồn để kích hoạt máy tính làm việc lại. Các tập tin và chương trình đang mở
sẽ được tải lại vào bộ nhớ
Shut Đóng tất cả các tập tin đang mở và chương trình đang chạy,
Down Tắt máy hoàn toàn.
Đóng tất cả các tập tin đang mở và chương trình đang chạy,
Xóa bộ nhớ,
Restart Thoát khỏi Hệ điều hành,
Khởi động lại máy tính mà không tắt nguồn điện và không thực hiện việc kiểm tra khởi động
(Start-up test).
V. Nhìn vào màn hình Windows 10 Desktop

1. Điều hướng trong màn hình Desktop


- Sử dụng thiết bị trỏ (Pointing Device)
Để chọn một mục: single-click
Để kích hoạt một mục: double-click
Để hiện một trình đơn phím tắt (shortcut menu): right-click
- Sử dụng bàn phím (Keyboard)
Phím WINDOWS để mở Start menu
Phím ESC để ngưng một hoạt động
Phím TAB để di chuyển đến vùng kế tiếp trong hộp thoại
- Sử dụng màn hình cảm ứng (Touch Screen)
Chạm một lần: chọn/kích hoạt một mục (single-click)
Chạm nhanh hai lần: mở tập tin/thư mục (double-click)
Chạm và giữ: hiện thông tin/mở shortcut menu (right-click)
2. Sử dụng Start Button và Start Menu
- Sử dụng Start Menu:
Chọn Start button hoặc,
Nhấn phím WINDOWS

- Một trình đơn bật lên (Pop-up menu) bên trái, chứa biểu tượng phím tắt các chương
trình, các ứng dụng phổ biến hoặc được sử dụng nhiều nhất. Các biểu tượng chứa mũi tên
bên phải cho phép mở menu con (sub-menu) chứa các ứng dụng hoặc các mục cụ thể nào đó.
- Một bảng chứa phím tắt các ứng dụng (Application shortcut) ở giữa được gọi là
“Tiles”. Nhấp chọn một Tile để khởi động một ứng dụng hoặc chương trình.
- Biểu tượng trên cùng ở tận cùng bên trái là biểu tượng tài khoản người dùng, cho phép
người dùng khóa màn hình (lock), đăng xuất (sign out) hoặc thay đổi các thiết lập tài khoản
người dùng (Change Account Settings).
- Nhấp chuột phải vào nút Start để hiện trình đơn chứa một số các lệnh (Commands) và
một số các tính năng (Features).
- Nhấp chuột phải vào một mục của trình đơn Pop-up hoặc một Tile để truy cập các tùy
chọn cộng thêm như: ghim/bỏ ghim (Pin/Unpin), di chuyển (Move), gỡ bỏ (Uninstall),...
3. Giới thiệu Apps và Application Programs/Desktop Apps
Apps và Desktop Apps đều là Software và đều có thể được cài đặt trên một số thiết bị.
Apps Desktop Apps
- Thực hiện một chức năng riêng lẻ. - Thực hiện nhiều chức năng.
- Dung lượng nhỏ, được thiết kế chủ yếu cho các - Dung lượng lớn, đòi hỏi nhiều tài nguyên hệ thống
thiết bị di động, máy tính bảng. như bộ nhớ RAM, sức mạnh xử lý (Peocessing
- Sử dụng màn hình cảm ứng Power).
- Sử dụng chuột, bàn phím.
Ví dụ: Word 2016 Desktop App được cài đặt trên máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay. Trong khi
Word App được thiết kế cho giao diện màn hình cảm ứng.
4. Search box/Cortana
Search box: cho phép nhập thông tin cần tìm từ bàn phím
Nhấp chuột phải vào nút Start → Chọn Search  Nhập chủ đề/tên tập tin cần tìm.

Cortana: người trợ lý Windows 10 cho phép tìm kiếm/mở chương trình ứng dụng bằng
giọng nói.

Nhấp chuột vào biểu tượng gần hộp tìm kiếm trên thanh tác vụ  Đọc thông tin
tìm kiếm/tên chương trình ứng dụng cần mở.

5. Sử dụng thanh Tác vụ (Taskbar)

Hiển thị các chương trình đang mở.


Các nút thanh tác vụ
Các ứng dụng tích hợp của Windows (Microsoft Edge, File Explorer,… và
Taskbar buttons
bất kỳ ứng dụng nào được ghim (pin) trên Taskbar.
Xem tác vụ Hiển thị các cửa sổ nhỏ chứa tất cả các ứng dụng đang chạy và hiển thị nút
Task View lệnh New desktop cho phép tạo màn hình Desktop ảo
Hiển thị ngày, giờ và cung cấp các mục truy cập nhanh như điều chỉnh âm
Vùng thông báo lượng, kết nối mạng LAN hoặc Wifi,…
Notification Area Hiển thị trạng thái năng lượng pin sử dụng.
Hiển thị cập nhật Windows có khả dụng hay không
Action Center Nhấp vào biểu tượng này để mở cửa sổ Action Center
Hiển thị Trỏ vào nút này để hiện màn hình Desktop.
màn hình Desktop Nhấp chuột vào nút này để chuyển sang màn hình Desktop hoặc trở về màn
Show Desktop hình trước đó.
- Xem tác vụ (Task view)
Hiển thị các cửa sổ nhỏ chứa các ứng dụng đang chạy và nút tạo màn hình Desktop mới

Nhấp chuột vào một cửa sổ chứa một ứng dụng cụ thể để mở rộng cửa sổ ra toàn màn
hình Desktop.
Trỏ chuột vào một cửa sổ và nhấp vào nút Close để đóng cửa sổ và ứng dụng đang chạy
trong cửa sổ.
Nhấp chuột vào nút +New desktop để tạo một màn hình Desktop ảo.
Nhấp chuột vào nút Close X để đóng màn hình Desktop ảo
- Trung tâm hành động (Action Center)
+ Cho phép thực hiện các hành động:
Đọc (read), phản hồi (respond), xóa (clear) các thông báo (notifications),
Truy cập các thiết lập hệ thống bằng All Setting,
Tắt/mở Bluetooth, chế độ trên máy bay (Airplane mode),…
+ Thiết lập các cấu hình cho Action Center từ liên kết Manage notifications trên góc
phải cửa sổ notifications

- Các nút trên thanh Tác vụ (Taskbar Buttons):


• Nút không chứa gạch dưới: là các chương trình/ứng dụng dựng sẵn (built-in) được
ghim (pin) trên thanh tác vụ.
• Nút có gạch dưới: là chương trình đang chạy hoặc tập tin/thư mục đang mở. Khi trỏ
chuột vào các nút này, Windows sẽ hiện cửa sổ cho xem trước (preview) hiện trạng của tập
tin/thư mục đang mở hoặc chương trình đang chạy

VI. Cài đặt chung và cài đặt riêng


+ Cài đặt chung (Global Settings): là các cài đặt ảnh hưởng đấn tất cả các tài khoản
người dùng trên hệ thống.
 Thường liên quan đến phần cứng như: Độ phân giải màn hình (resolution), các tùy chọn
quản lý nguồn (power), ngày và giờ (date and time), máy in (printer),…
+ Cài đặt riêng (Specific Settings): là các cài đặt thường được liên kết đến một hồ sơ cá
nhân của người dùng.
 Như: hình nên (background pictures), bảo vệ màn hình (screen saver), chủ đề và âm thanh
(themes and sound schemes),…
+ Các cài đặt ứng dụng (The Settings App): Nhấp chọn nút Start → Chọn Settings 
Settings App → Chọn biểu tượng Setting cần thiết lập
+ Bảng điều khiển (The Control Panel): cho phép truy cập các tính năng và tùy chỉnh các
thông số thiết bị trên hệ thống.
 Nhập Control Panel vào hộp tìm kiếm → Chọn Control Panel

 Người dùng có thể mở Bảng điều khiển ở chế độ Biểu tượng lớn/nhỏ (Large Icons/Small
Icons) bằng cách chọn trình đơn Category trên góc phải màn hình.
VI. Cài đặt chung và cài đặt riêng
Hệ thống và bảo mật Cung cấp các tùy chọn cho cài đặt tường lửa, tùy chọn nguồn và lịch sử tập tin
System and Security (Backups).
Mạng và Internet Thiết lập hoặc sửa đổi cách mà hệ thống kết nối với mạng hoặc Internet và để
Network and Internet chia sẻ tập tin.
Phần cứng và âm thanh
Cài đặt hoặc sửa đổi các thiết bị như máy in, loa và màn hình
Hardware and Sound
Các chương trình Cung cấp quyền truy cập vào các tác vụ quản lý hệ thống như cài đặt và gỡ bỏ
Programs chương trình.
Tài khoản người dùng
Cung cấp các tùy chọn để thiết lập máy tính được sử dụng bởi nhiều người.
User Accounts
Đồng hồ, Ngôn ngữ, và Khu
Thay đổi định dạng ngày, giờ, tiền tệ hoặc số để phản ánh các tiêu chuẩn hoặc
vực (Clock, Language, and
ngôn ngữ trong khu vực.
Region)
Dễ dàng truy cập Cung cấp các tùy chọn để thay đổi thông số kỹ thuật trợ năng, như bật nhận
Ease of Access dạng giọng nói hoặc thay đổi hiển thị hình ảnh.
VII. Thay đổi các cài đặt chung:
1. Có thể dùng Control Panel/Settings App
- Thay đổi Độ phân giải màn hình (Screen Resolution)
Là cài đặt chung ảnh hưởng đến tất cả tài khoản người dùng trên hệ thống.
Độ phân giải đề cập đến mức độ rõ nét mà văn bản và hình ảnh xuất hiện.
Độ phân giải màn hình được đo bằng số điểm chấm (pixel) mà màn hình có thể chứa.
Các phép đo được tính theo chiều rộng và theo chiều cao màn hình. Ví dụ: độ phân
giải 1024 x 768 nghĩa là có 786,432 điểm chấm trên màn hình.
Cài đặt Độ phân giải màn hình là cài đặt chung ảnh hưởng đến tất cả tài khoản người
dùng trên hệ thống:
- Nhấp chọn nút Start → Chọn Settings → Chọn System → Chọn trình đơn thả xuống ở mục
Display resolution → Chọn độ phân giải hoặc

- Nhấp chuột phải vào chỗ trống trên màn hình Desktop → Chọn Display settings → Chọn
trình đơn thả xuống ở mục Display resolution → Chọn độ phân giải

- Thay đổi Mật khẩu bảo vệ (Password Protection)


Nhấp chọn nút Start → Chọn Settings → Chọn Account → Chọn Sign-in options  Chọn
Password → Chọn Change → thay đổi Password.
Ngoài ra, người dùng có thể chọn chế độ đăng nhập lại hoặc không cần đăng nhập lại sau khi
máy đang ở chế độ sleep:
Dưới mục Require sign-in → Chọn chế độ đăng nhập lại (When PC wakes up from sleep)
hoặc không bao giờ (Never).
- Thay đổi các tùy chọn quản lý nguồn (Power Management Options)
+ Chế độ Hibernate luôn tồn tại trong Windows. Tuy nhiên, thường không bao gồm trong
trình đơn nguồn (Power menu).
+ Để hiện tùy chọn Hibernate:
Mở bảng điều khiển (Control Panel) ở chế độ Large/Small Icons → Chọn Power Options →
Chọn Choose what the power button do → Chọn Change settings that are currently
unavailable → Chọn Hibernate → Save changes

VIII. Tùy biến các cài đặt riêng


1. Tùy biến màn hình Desktop
- Là thay đổi hình nền (Background picture), thiết lập bảo vệ màn hình (Screen saver), thay
đổi màu màn hình (Window color), thay đổi chủ đề (Theme) hoặc âm thanh (Sound)
Nhấp chọn nút Start → Chọn Settings → Chọn Personalization → thực hiện các thay đổi
hoặc
Nhấp chuột phải vào khoảng trống trên màn hình Desktop → Chọn Personalize → thực
hiện các thay đổi.
Từ Bảng điều khiển chế độ Large/Small Icons → Chọn Taskbar and Navigation → chọn
các mục trong Personalization.

Nền màn hình Desktop Người dùng có thể chọn ảnh có sẵn trong mục Choose your picture hoặc
điều hướng đến thư mục chứa ảnh riêng đã lưu trước đó.
Background
Màu màn hình Hiển thị bảng màu, cho phép chọn màu nền cho màn hình Desktop
Color Nhấp chọn mục Color → Chọn ô màu trong bảng màu.
Cho phép phối hợp âm thanh cụ thể cho chủ đề (Theme). Các phối hợp
Âm thanh âm thanh xác định âm thanh nào phát kèm với sự kiện Windows cụ thể
Sound (như đóng chương trình hoặc thu nhỏ cửa sổ)
Nhấp chọn mục Theme → chọn Sound → chọn âm thanh cụ thể
Bảo vệ màn hình Cho phép chọn kiểu bảo vệ màn hình cụ thể
Screen Saver Nhấp chọn mục Lock screen → chọn mục Screen saver settings.
IX. Hệ điều hành di động
1. Smart phones, Tablets sử dụng Hệ điều hành di động
Adroid từ Google: HĐH mã nguồn mở, được thiết kế từ HĐH Linux.
iOS từ Apple: HĐH mã nguồn đóng độc quyền, được thiết kế từ HĐH OS X.
Windows 10 Mobile từ Microsoft: HĐH mã nguồn đóng độc quyền, xuất phát từ HĐH
Windows Phone.
BlackBerry 10 từ BlackBerry: HĐH mã nguồn đóng độc quyền. HĐH này chỉ hoạt động
trên các thiết bị do BlackBerry sản xuất
2. Điều hướng màn hình cảm ứng trên HĐH di động
- Chạm (tap):
Chạm vào phím trên bàn phím ảo trên màn hình để nhập ký tự và văn bản.
Chạm vào một mục để chọn mục đó.
Chạm vào biểu tượng ứng dụng để chạy ứng dụng.
- Chạm và giữ (tap and hold)
Chạm và giữ Widget để di chuyển.
Chạm và giữ một trường để hiển thị các tùy chọn của trình đơn bật lên (Pop-up menu)
- Vuốt hoặc trượt (swipe or slide):
Vuốt màn hình để mở khóa thiết bị.
Vuốt màn hình để cuộn qua các tùy chọn màn hình chính/tùy chọn menu.
- Kéo chạm và giữ (Drag)
Kéo phím tắt để thêm nó vào màn hình chính.
Kéo một tiện ích để đặt nó vào một vị trí mới trên màn hình chính.
- Chụm và trải rộng (pinch and spread).
Chụm và trải để phóng to/thu nhỏ hình ảnh hoặc trang web.
Chụm và trải để phóng to/thu nhỏ đối tượng khi chụp ảnh.
3. Tắt/mở nguồn (Power On/Off)
Mở nguồn: nhấn và giữ nút nguồn cho đến khi thiết bị khởi động. Trên hầu hết các điện
thoại nút nguồn cũng là nút khóa màn hình.
Tắt nguồn: nhấn và giữ nút nguồn cho đến khi thiết bị hiển thị trình đơn các tùy chọn (tùy
theo thiết bị): Tắt nguồn (Power off), Khởi động lại (Restart), Chế độ trên máy bay (Airplane
Mode),…
4. Khóa màn hình (Lock Screen)
Hầu hết các thiết bị di động khóa màn hình tự động khi không sử dụng trong một khoảng
thời gian nhất định.
Khóa màn hình trên thiết bị di động tương tự như khóa màn hình trong Windows. Nhấn
nhưng không giữ nút nguồn để khóa màn hình.
Với HĐH di động, mở khóa màn hình có những tùy chọn với các cấp độ bảo mật khác nhau
Nhiều thiết bị di động có thể khóa màn hình dựa trên cử chỉ.
Không bao giờ khóa màn hình (None) Cài đặt thiết bị không bao giờ khóa màn hình
Mở khóa màn hình bằng cách vuốt màn hình: Không cung cấp
Vuốt màn hình (Swipe)
bảo mật.
Tạo một mẫu bằng cách kéo ngón tay qua một lưới các dấu
Mẫu hình vẽ (Pattern)
chấm: Bảo mật cấp trung bình
Đặt và nhập số nhận dạng cá nhân (Personal Identification
Số nhận dạng cá nhân (PIN)
Number) với ít nhất bốn chữ số: Bảo mật từ trung bình đến cao.
Mật khẩu (Password) Tạo mật khẩu để mở khóa màn hình: Bảo mật cao.
Có thể sử dụng nhận dạng vân tay để mở khóa màn hình: Bảo
Vân tay (Fingerprint)
mật từ trung bình đến cao.
5. Màn hình chính (Home Screen)
- Nơi để khởi chạy các ứng dụng và thực hiện các tác vụ.
- Hiển thị các liên kết/phím tắt các ứng dụng, các thông báo, các thông tin về trạng thái và
các cài đặt thiết bị.
Biều tượng thông
Hiển thị thông báo email, thông báo mới, thông tin về các bản cập nhật phần mềm
báo (Notification
khả dụng,…
icons)
Biểu tượng trạng
Hiển thị thông tin về trạng thái phần cứng điện thoại, bao gồm cường độ tín hiệu,
thái
mức pin, thời gian hiện tại,…
Status icons
Thanh trạng thái Thanh ngang trên cùng của điện thoại hiển thị các biểu tượng trạng thái và các biểu
Status bar tượng thông báo.
Phím tắt ứng dụng Phím tắt các ứng dụng đã được cài đặt. Chạm (tap) một lần vào phím tắt để khởi
App shortcuts chạy ứng dụng.
Thư mục ứng dụng
Một số ứng dụng có thể được nhóm vào một thư mục.
App folder
Ứng dụng độc lập (không phải phím tắt) bao gồm các tiện ích như đồng hồ, lịch,
Widget đánh dấu Internet, giá cổ phiếu, thời tiết, số lượng tin nhắn chưa đọc trong hộp thư
đến trong email,...
Chỉ báo màn hình Cho biết màn hình chính nào đang được hiển thị. Nhấn vào biểu tượng chỉ báo để di
chính (Home screen chuyển đến trang màn hình chính đó hoặc vuốt sang trái/phải để truy cập các trang
indicator) màn hình chính khác.
Khu vực dọc theo cạnh dưới của màn hình chứa các biểu tượng cho Điện thoại,
Dock Danh bạ, Tin nhắn, Ứng dụng,…Dock hiển thị trên tất cả các trang trên màn hình
chính.
6. Cài đặt các ứng dụng di động (Mobile Settings App):
Chú ý: Đây là các loại cài đặt giống nhau mà người có thể định cấu hình trong Hệ điều
hành Desktop của máy tính

- Biểu tượng cho Settings App là một bánh răng . Chạm vào biểu tượng Settings
App để hiển thị trang cài đặt chính.
Kết nối mạng không dây và di động.
Phần cứng điện thoại (âm thanh và thông báo, bộ nhớ, pin).
Cài đặt cá nhân hóa (chủ đề, hình nền, tài khoản,…).
Cài đặt hệ thống (ngày và giờ, cài đặt trợ năng, phiên bản HĐH và cập nhật hệ thống)
7. Trợ lý cá nhân ảo (Virtual Personal Assistants)
- Nhiều HĐH di động bao gồm Trợ lý cá nhân ảo, là các dịch vụ kích hoạt bằng giọng nói.
- Hầu hết các chức năng và dịch vụ này đều yêu cầu kết nối với Wi-Fi hoặc mạng di động
(Cellular network)
- Các Trợ lý cá nhân ảo trên các HĐH di động gồm có:
Siri: từ Apple – tích hợp các dịch vụ như Yelp, OpenTable, Google Maps, Taxi Magic,
MovieTickets.com,…
Google Now: từ Adnroid – tích hợp các dịch vụ Tìm kiếm trên Internet, đặt báo thức, thực
hiện cuộc gọi, chụp ảnh, đặt lời nhắc,…
Cortana: từ Windows – Cortana phải được bật trước khi sử dụng. Cortana sẽ đặt câu hỏi
và người dùng nói tên ứng dụng cần khởi chạy.
BlackBerry Assistant: từ Blackberry – BlackBerry Assistant sẽ hiển thị các biểu tượng
cho các tác vụ thông thường.
Ghi chú: + Để các trợ lý ảo hoạt động, cần truy cập vào các mục như: vị trí, danh bạ, nhập
giọng nói, lịch sử trình duyệt, lịch sử tìm kiếm, chi tiết lịch, tin nhắn và email.
+ Lần đầu tiên khởi chạy trợ lý ảo, người dùng sẽ được nhắc cho phép truy cập.
8. Cập nhật có thể được phát hành dưới nhiều hình thức:
- Bản vá lỗi (Patches):
+ Là một tập tin mã chương trình được chèn vào một chương trình để khắc phục các sự
cố/lỗi đã biết.
+ Các bản vá lỗi chỉ là giải pháp tạm thời cho đến khi sự cố/lỗi được khắc phục hoàn toàn.
- Bản cập nhật (Updates):
+ Là một tập tin hoặc một tập hợp các công cụ phần mềm nhằm giải quyết các vấn đề
bảo mật cũng như cải thiện hiệu suất
+ Bản cập nhật chỉ được phát hành khi cần thiết.
- Gói dịch vụ (Service Packs):
+ Là tập hợp các bản cập nhật thường được phát hành sau khi đã cập nhật đủ.
+ Gói dịch vụ thường chứa tất cả các bản cập nhật trước đó, bao gồm các bản vá lỗi, bảo
mật và các tính năng mới.
- Các bản cập nhật có thể được tải xuống từ trang web Windows Update. Có nhiều loại
cập nhật:
Cập nhật bảo mật: Chống lại các lỗ hổng bảo mật (security vulnerabilities), virus và phần
mền gián điệp (spyware)
Cập nhật sửa các lỗi: Nâng cao chức năng, cải thiện hiệu suất.
9. Cập nhật tự động – Các phiên bản trước của Windows
- Windows 7, 8 và 8.1: Windows Update là dịch vụ kiểm tra liên tục các bản cập nhật tự
động.
- Người dùng có thể cấu hình để cập nhật tùy biến:
+ Cập nhật quan trọng (Important): Bảo mật (security) và Thiết yếu (critical)
+ Cập nhật khuyến nghị (Recommended): Phần mềm, các tính năng mới/được cải thiện
+ Cập nhật tùy chọn (Optional): Phần mềm Microsoft mới/dùng thử, trình điều khiển
thiết bị từ các đối tác của Microsoft
– Windows 10
- Cập nhật quan trọng và thiết yếu được thực hiện theo mặc định.
- Các cập nhật tùy chọn yêu cầu người dùng chấp nhận các điều khoản sử dụng mới đã được
tải xuống.
- Không cho phép người dùng chọn lọc để cài đặt các bản cập nhật
- Kiểm tra cập nhật thủ công (Manually Checking for Updates)
+ Microsoft phát hành các bản cập nhật quan trọng vào mỗi thứ Ba tuần thứ hai mỗi tháng.
+ Các bản cập nhật khác có thể phát hành vào bất kỳ lúc nào.
+ Người dùng có thể tự kiểm tra và cài đặt các bản cập nhật này bằng cách:
Mở Setting app  Chọn Update & security. Windows Update là tab đầu tiên trong cửa sổ
Update & Security

10. Lợi ích và hạn chế của việc cập nhật tự động
- Đảm bảo các chương trình, công nghệ bảo mật mới nhất và các tính năng mới nhất luôn
được cập nhật.
- Không phải tất cả các bản cập nhật đều cần thiết và đôi khi, các bản cập nhật có thể gây ra
xung đột bất ngờ và thậm chí là thất bại.
IX. Cập nhật Hệ điều hành
- Các nhà sản xuất sẽ quyết định khi nào các bản cập nhật đó sẽ được đẩy ra cơ sở khách
hàng của họ.
- Người dùng sẽ thấy một thông báo trên thiết bị rằng có bản cập nhật và sẵn sàng để cài đặt.
- Người dùng cũng có thể kiểm tra thủ công để cập nhật
- Với điện thoại sử dụng HĐH Android:
Kết nối Wi-Fi,
Chạm Settings
Chạm System updates,
Chạm Check for new system update
- Với điện thoại iPhone:
Kết nối Wi-Fi,
Chạm Settings  General  Software Update
Chạm Download and Install.
Bài 2: PHẦN CỨNG MÁY TÍNH (Hardware)
I. Điều gì tạo nên sự đánh dấu phần cứng?
- Phần cứng (Hardware):
Tập hợp các bộ phận điện tử và cơ khí
Thực hiện các công việc vật lý của máy tính.
- Phần mềm (Software):
Điều khiển phần cứng và làm cho nó hữu ích,
Phần sụn (Firmware) cung cấp chức năng cơ bản.
1. Trình điều khiển thiết bị (Device Drivers)
Là phần mềm cho phép máy tính giao tiếp và điều khiển thiết bị kết nối với nó.
Được phát triển và phát hành bởi các nhà sản xuất phần cứng.
Được phát triển để sử dụng trên một Hệ điều hành cụ thể.
2. Phần sụn (Firmware)
Là phần mềm được nhúng trong phần cứng.
Có chức năng kiểm soát cách thức hoạt động của thiết bị và tách biệt với Hệ điều hành.
3. Nền tảng (Platform)
Là một môi trường mà trong đó, Hệ điều hành, trình điều khiển thiết bị và firmware làm
việc với nhau để điều khiển các chức năng cơ bản của phần cứng.
Là giao diện giữa ứng dụng và Hệ điều hành, giúp ứng dụng có thể chạy trên thiết bị.
II.Về những con số
- Các phép đo trong máy tính sử dụng hệ Nhị phân (0 và 1); Còn được gọi là bit.
- Bit là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất mà máy tính có thể hiểu.
Một bit có giá trị là 0 hoặc 1.
Một nhóm 8 bit gọi là một Byte.
- Byte là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất mà con người có thể hiểu
Được biểu thị bằng một ký tự (a  z, A  Z), ký số (0  9), ký tự đặc biệt (!, @, #,…).
Một ký tự chiếm 1 Byte trong bộ nhớ (Memory) hoặc trong thiết bị lưu trữ (Storage device).
1. Đo năng lực máy tính (Measuring Capacity)
- Năng lực lưu trữ (Storage capacity): Tổng dung lượng khả dụng mà máy tính có thể lưu
trữ dữ liệu trên đĩa/trong bộ nhớ.
- Năng lực lưu trữ được đo bằng Bytes:
Đon vị đo Ký hiệu Bằng…
Bit Một ký số nhị phân duy nhất
Byte B 8 bits
Kilobyte KB 1,024 B
Megabyte MB 1,024 KB
Gigabyte GB 1,024 MB
Terabyte TB 1,024 GB
Petabyte PB 1,024 TB
2. Đo tần số (Measuring Frequency)
- Là đo tốc độ xử lý của bộ vi xử lý (Microprocessor).
- Bộ vi xử lý là một chip silicon có chức năng thực hiện tính toán và các hoạt động logic
trong máy tính.
- Bộ vi xử lý còn được gọi là Đơn vị xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit).
- Tốc độ của CPU được đo bằng Hertz.
- Tần số càng cao, bộ xử lý càng mạnh.
- Một Hertz là một chu kỳ dao động của chip silicon khi dòng điện đi qua trong 1 giây
Đơn vị Ký hiệu Bội số của Bằng…
Hertz Hz 1 chu kỳ trong 1 giây
Kilohertz KHz 1,000 1 ngàn chu kỳ trong 1 giây
Megahertz MHz 1,000,000 1 triệu chu kỳ trong 1 giây
Gigahertz GHz 1,000,000,000 1 tỷ chu kỳ trong 1 giây
Terahertz THz 1,000,000,000,000 1 ngàn tỷ chu kỳ trong 1 giây
3. Đo Băng thông (Measuring Bandwidth)
Lượng dữ liệu được truyền đi từ nơi này sang nơi khác trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị đo băng thông được tính bằng số bit dữ liệu được truyền đi trong một giây. Ký hiệu
bps (bit per second).
Băng thông càng lớn, khả năng truyền dữ liệu càng lớn và hiệu suất mạng càng cao.
Đơn vị Bằng…
bps Số bit trong 1 giây
Kbps 1 ngàn bit trong 1 giây
Mbps 1 triệu bit trong 1 giây
Gbps 1 tỷ bit trong một giây
III. Bên trong máy tính
1. Bo mạch hệ thống (System board)
Là một bảng mạch in, chứa hầu hết các mạch của máy tính và cung cấp các đường dẫn để
liên lạc giữa tất cả các thành phần và thiết bị được kết nối với máy tính.
Các thành phần bên trong máy tính được gắn vào bo mạch hệ thống.
Bo mạch hệ thống cũng cung cấp các cổng để kết nối với các thiết bị bên ngoài, như chuột,
loa, bộ sạc,...
2. Bộ Vi xử lý (Processor)
Một máy tính có thể có một hoặc nhiều bộ vi xử lý.
Các bộ vi xử lý điều khiển các thành phần phần cứng, quản lý luồng dữ liệu và các chỉ thị
(Instruction).
3. Thiết bị nhập (Input Devices): Gửi thông tin đến máy tính: Keyboard, Touchscreen, ...
4. Thiết bị xuất (Output Devices): Gửi thông tin đi từ máy tính: Monitor, Printer, ...
5. Thiết bị lưu trữ (Storage Devices): Bao gồm chip bộ nhớ và phương tiện lưu trữ khác.
6. Bộ cấp nguồn (Power supply):
Chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC-Alternating Current) thành nguồn điện áp thấp
một chiều (DC-Direct Current) cho các bộ phận.
Trong các thiết bị di động, nguồn áp thấp một chiều được lưu trữ trong pin có thể sạc lại
được.
IV. Bộ nhớ (Memory) và bộ lưu trữ (Storage)
1. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM (Random Access Memory)
RAM được sử dụng để lưu trữ thông tin tạm thời.
Dữ liệu (Data) và chương trình được tải từ thiết bị lưu trữ vào bộ nhớ RAM. Sau đó, dữ liệu
và chương trình sẽ được chuyển từ RAM đến CPU.
RAM là bộ nhớ khả biến (Volatile), tất cả thông tin chứa trong RAM sẽ bị xóa khi tắt máy
tính.
Máy tính cần bao nhiêu RAM?
Tất cả phần mềm (kể cả Hệ điều hành) đều yêu cầu một dung lượng RAM tối thiểu.
Mỗi chương trình phần mềm/tập tin cần một dung lượng RAM khác nhau.
Càng nhiều tập tin được mở và nhiều chương trình chạy cùng một lúc thì nhu cầu RAM
được sử dụng càng niều.
Nguyên tắc chung là: càng nhiều RAM thì càng tốt.
2. Thiết bị lưu trữ (Storage)
- Lưu trữ cục bộ và lưu trữ từ xa (Local and Remote Storage Locations)
Các thiết bị lưu trữ có thể ở bên trong (Internal)/bên ngoài (External) máy tính. Dù ở bên
trong hay bên ngoài cũng đều được xem là thiết bị lưu trữ cục bộ.
Lưu trữ từ xa là lưu trữ ở máy tính khác trên mạng (Network Storage) hoặc lưu trữ đám
mây (Cloud Storage).
- Cần bao nhiêu dung lượng cho thiết bị lưu trữ?
Tất cả tập tin, phần mềm (kể cả Hệ điều hành) đều cần một dung lượng để lưu trữ và một
dung lượng tối thiểu để cài đặt chương trình.
Việc xác định cần bao nhiêu dung lượng lưu trữ tùy thuộc vào chương trình muốn cài đặt,
kích thước, số lượng tập tin cần lưu trữ.
Càng có nhiều dung lượng lưu trữ, thì càng có ít nghiêm ngặt hơn về các tập tin cần lưu.
- Các thiết bị lưu trữ phổ biến:
+ Đĩa cứng (Hard Disks):
Là thiết bị lưu trữ trung tâm bên trong máy tính, lưu trữ dữ liệu và chương trình.
Các chương trình phần mềm (kể cả Hệ điều hành) phải được cài đặt (Installed) trên đĩa
cứng trước khi sử dụng.
Ổ đĩa cứng truyền thống HDDs (Hard Disk Drivers: Bao gồm các đĩa kim loại/nhựa phủ
lớp từ tính, xoay quanh một trục, đầu đọc di chuyển bên trên mặt đĩa (không tiếp xúc) để
đọc/ghi dữ liệu.
Ổ cứng thể rắn SSDs (Solid State Drivers): Ổ cứng thể rắn bao gồm các chip nhớ flash
kết nối với nhau để lưu dữ liệu ngay cả khi tắt nguồn

Ổ đĩa ngoài (External Drives): Ổ cứng chứa trong vỏ và được gắn vào máy tính với một
dây như một thiết bị ngoại vi.
Bộ nhớ lưu trữ flash (Flash Memory Storage): trong máy tính bảng (Tablets) và điện
thoại (Phones): Được cài đặt trực tiếp trên bo mạch hệ thống. Tất các cả thiết bị di động đều
thiết kế bộ nhớ lưu trữ trên bo mạch hệ thống (Onboard).
Đĩa Flash (Flash Drives): Ổ đĩa flash (còn gọi là Jump Drives hoặc Thumb Drives) là thiết
bị lưu trữ di động dung lượng lớn sử dụng chip nhớ flash.
Thẻ kỹ thuật số an toàn SD Card (Secure Digital Cards): ): Là thiết bị lưu trữ bộ nhớ
flash nhỏ, dung lượng cao. Thẻ SD là thiết bị lưu trữ phổ biến cho máy ảnh kỹ thuật số, máy
quay phim, điện thoại di động, máy tính bảng, máy nghe nhạc MP3 và hệ thống GPS.
Đĩa quang và ổ đĩa (Optical Discs and Drives):
• Được thiết kế để đọc đĩa CDs (Compact Discs) và Đĩa đa năng/Video đa năng
DVDs (Digital Versatile/Video Discs).
• Ổ đĩa CD-ROM (Compact Disc Read Only Memory) hoặc ổ đĩa DVD-ROM
tương tự như trình phát (Player) trong hệ thống giải trí âm thanh/video.
• Ổ đĩa ghi quang quang học, sử dụng phần mềm đặc biệt cho phép ghi “burn”
hoặc ghi dữ liệu vào đĩa.

V. Nhận dạng các loại máy tính


1. Máy chủ (Servers)
Được sử dụng để hỗ trợ các máy tính khác cho mục đích kinh doanh.
Cung cấp các tập tin hoặc dịch vụ cho các hệ thống khác trên mạng (dịch vụ email, lưu trữ
trang web, lưu trữ cơ sở dữ liệu hoặc tài liệu).
Những người thực hiện công việc trên hệ thống máy chủ: Nhân viên CNTT, nhà thiết kế
web, quản trị viên cơ sở dữ liệu…
2. Cấu hình phổ biến:
- Máy chủ tháp (Tower servers):
Trông giống như máy tính để bàn. Yêu cầu màn hình riêng, bàn phím, card mạng và cáp.
Thường được tìm thấy trong các doanh nghiệp nhỏ
- Máy chủ Rack (Rack servers):
Được thiết kế để đặt vào một khung gọi là giá đỡ, chứa nhiều khe cắm mà máy chủ có thể
được chèn vào theo chiều dọc.
Máy chủ rack thường được tìm thấy trong các trung tâm dữ liệu chứa từ 3 đến 24 máy
chủ.

- Máy chủ Blade (Blade servers):


Được thiết kế để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và chiếm ít không gian vật lý.
Thường được tìm thấy trong các trung tâm dữ liệu chứa hơn 24 máy chủ.
3. Máy tính để bàn (Desktop Computer)
- Có hai kiểu dáng cơ bản
• Máy Macs: được sản xuất bởi Apple, chạy trên Hệ điều hành Mac OS X.
• Máy PCs: có nguồn gốc từ hãng máy tính IBM. Có thể chạy trên nhiều Hệ điều hành
khác. Hệ điều hành được cài đặt phổ biến nhất trên PC là Hệ điều hành Windows.
- Nhược điểm: không thể di động được vì phải luôn cắm điện vào một ổ cắm điện khi đang
sử dụng.
4. Máy tính xách tay (Laptop/Notebook):
- Các thiết bị như màn hình, bàn phím, camera, loa, thiết bị trỏ,… đều được bao gồm trong
một đơn vị. Ngoài ra, còn bao gồm một pin sạc, được sạc từ bộ chuyển đổi AC.
- Chạy trên các HĐH như Desktop Computers.
- Được thiết kế đủ nhỏ, nhẹ, cơ động.
Nhược điểm: không mạnh như Desktop Computers, ít không gian lưu trữ, ít bộ nhớ hơn,
card đồ họa có công suất thấp hơn, tuổi thọ ngắn hơn. Cấu tạo phức tạp, khó tiếp cận để sửa
chữa/thay thế.
5. Chromebooks
Là loại máy tính xách tay chuyên dụng được thiết kế chủ yếu để chạy các ứng dụng dựa
trên đám mây và trên HĐH Chrome OS.
Thiết kế gọn, nhẹ, bền, tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các dòng máy cùng tiêu chuẩn.
Giá rẻ hơn so với máy tính xách tay tiêu chuẩn, đang được triển khai sử dụng rộng rãi trong
các trường THPT, THCS, TiH.
(Tablet chạy trên HĐH dựa trên máy tính để bàn)
6. Máy tính bảng (Tablets)
Được thiết kế đủ nhỏ để cầm trên tay.
Mạch máy tính, pin, màn hình cảm ứng đều được tích hợp thành một thiết bị cầm tay duy
nhất.
Sử dụng bộ nhớ flash trên bo mạch để lưu trữ dữ liệu và thường bao gồm một khe cắm cho
các thiết bị lưu trữ di động (thẻ SD).
Nhẹ, siêu di động và rất phù hợp cho giải trí và các hoạt động trực tuyến.
- Có 2 loại Tablet chạy trên 2 HĐH khác nhau:
+ Tablet chạy HĐH dựa trên máy tính để bàn (Desktop-based Operating System):
Dày hơn, nặng hơn so với loại khác, tỏa nhiệt nhiều hơn, tuổi thọ pin ngắn hơn.
Có nhiều cổng kết nối hơn, có thể chạy các ứng dụng như bộ Microsoft Desktop
Application, có giao diện Hệ điều hành Desktop quen thuộc.
+ Tablet chạy HĐH dựa trên thiết bị di động (Mobile-based Operating System)
Nhẹ hơn, chạy mát hơn và cung cấp thời lượng pin lâu hơn.
Chỉ chạy các ứng dụng di động (Mobile apps).

+ 2 trong 1 (2-in-1s):
Hiện nay, nhiều máy tính xách tay cung cấp các tính năng kiểu máy tính bảng.
Các thiết bị có thể chuyển đổi 2 trong 1 này là các máy tính xách tay có màn hình cảm ứng,
có thể gập lại 360o để có thể sử dụng máy tính xách tay như máy tính bảng.
7. Điện thoại thông minh (Smart Phones)
Là thiết bị cầm tay kết hợp các tính năng của điện thoại di động tiêu chuẩn (Standard Cell
Phone) với máy tính cá nhân.
Chạy trên các HĐH di động có khả năng tùy biến cao.
Cho phép người dùng cài đặt, định cấu hình và chạy nhiều chương trình ứng dụng được gọi
là App
Hoàn chỉnh với màn hình cảm ứng, tích hợp máy ảnh, máy quay video, bộ nhớ hệ thống, hỗ
trợ thẻ nhớ, và bao gồm các phần mềm tiện ích (lịch hẹn, danh sách liên hệ, ghi chú,…).
VI.Bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng
1. Bàn phím (Keyboards)
Có thể là bàn phím vật lý/bàn phím ảo (Virtual Keyboard),
Là công cụ chủ yếu gửi thông tin đến máy tính,
Bàn phím ảo được sử dụng trên các thiết bị có màn hình cảm ứng (Smart Phones, Tables).
Bàn phím vậy lý kết nối với máy tính (Desktop Computers) hoặc tích hợp trên máy tính
Laptops, Chromebooks.
Một số bàn phím vật lý được thiết kế Công thái học (Ergonomics) để bảo vệ chống lại hội
chứng đau cổ tay.
Bàn phím được kết nối với hệ thống máy tính Desktop bằng kết nối USB (có dây hoặc
Bluetooth). Hầu hết máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh đều hỗ trợ
Bluetooth.

Phím văn bản và lệnh


Cho phép nhập văn bản và lệnh
Typewriter keys
Được sử dụng kết hợp với các phím khác làm phím tắt cho lệnh, menu hoặc
Phím sửa đổi hoặc mở chức năng.
rộng (Modifier or Bao gồm phím WINDOWS, phím ALT và phím CTRL.
Extender keys) Trên bàn phím Mac, chúng bao gồm phím COMMAND, OPTION, và
CONTROL.
Là các phím từ F1 đến F12.
Phím chức năng
Mỗi phím được gán một ý nghĩa/chức năng đặc biệt, thường để cung cấp một
Function keys
lối tắt cho các lệnh thường được sử dụng.
Di chuyển động con trỏ Nằm phía bên phải của bàn phím và có thể bật/tắt bằng cách nhấn phím
hoặc phím số NUMLOCK.
Cursor movement or Khi đèn bật sáng, pad trở thành máy tính (Calculator) hoặc bàn phím số; khi
numeric keypad tắt, pad trở thành pad di chuyển con trỏ.
Không phải tất cả máy tính xách tay đều có bàn phím số - để nhập số, phải sử
dụng hàng phím trên cùng của phím văn bản.
2. Các thiết bị trỏ (Pointing Devices)
- Chuột (Mouse):
Trượt hoặc kéo chuột trên một bề mặt phẳng, con trỏ chuột trên màn hình phản chiếu sẽ
chuyển động.
Chuột thường có hai nút, được sử dụng để chọn và kích hoạt các tính năng trên màn hình.
Các mục có thể được chọn bằng một lần nhấp chuột hoặc kích hoạt bằng cách nhấp đúp.
Hiển thị menu phím tắt bằng cách nhấp chuột phải
Kéo trái (Left
Nhấn và giữ nút chuột trái, kéo chuột để di chuyển/chọn nhiều mục trên màn hình.
Drag)
Kéo phải (Right Nhấn, và giữ nút chuột phải, kéo chuột để di chuyển/sao chép các mục.
Drag) Khi thả nút chuột, một menu phím tắt xuất hiện với các tùy chọn khác.
Cuộn bánh xe giữa các nút để cuộn qua các nội dung trên màn hình.
Bánh xe cuộn Hầu hết các ứng dụng phần mềm sẽ phóng to hoặc thu nhỏ khi nhấn phím CTRL
(Scroll Wheel) trong khi lăn bánh xe cuộn.
Nhấn bánh xe và di chuyển chuột để cuộn nhanh màn hình.
Nút ngón tay cái Một nút bổ sung ở nơi ngón tay cái để thực hiện các tác vụ cụ thể, chẳng hạn như
(Thumb Button) bắt đầu một chương trình hoặc làm việc như một khóa CTRL thay thế.
- Bàn di chuột (Touchpad): phổ biến trên máy tính xách tay, cho phép sử dụng ngón tay để
di chuyển con trỏ chuột trên màn hình (có thể mua riêng để sử dụng với máy tính để bàn)
Bàn di chuột có hai nút hoạt động giống như nút trái và phải trên chuột.

- Bút từ (Stylus)):
Là thiết bị đầu vào trông như bút và có thể được sử dụng thay vì dùng ngón tay để chọn
hoặc kích hoạt một mục trên màn hình cảm ứng.
Nhấn nhẹ bút từ vào tùy chọn trên màn hình muốn chọn hoặc kích hoạt. Bút stylus còn
được sử dụng để vẽ hình hoặc sơ đồ
3. Màn hình cảm ứng (Touch Screens)
Là một thiết bị hiển thị cho phép người dùng tương tác với thiết bị điện toán bằng cách
chạm vào các khu vực trên màn hình.
Là thiết bị vừa nhập và vừa xuất.
Các bất lợi khi thao tác trên màn hình cảm ứng:
Nhập văn bản trên màn hình cảm ứng rất mất thời gian.
Khó chọn văn bản.
Khó chọn các đối tượng hoặc phím cụ thể.
VII. Phần cứng điện thoại thông minh điển hình
Điện thoại thông minh thường có cấu trúc tương tự nhau và hoạt động theo cùng một cách.
Tất cả các “nút”, các biểu tượng (Icons), các phím tắt (Shortcuts) và các thiết lập, được
trình bày trên màn hình cảm ứng.

- Mô-đun nhận dạng thuê bao hay thẻ SIM (Subscriber Identity Module).
Smart Phone sử dụng một trong hai công nghệ để kết nối với mạng di động:
Hệ thống toàn cầu để liên lạc di động GSM (Global System for Mobile communication).
Bộ phận mã cho nhiều truy cập CDMA (Code Division for Multiple Access)
Hệ thống toàn cầu để liên lạc di động GSM (Global System for Mobile communication):
+ Tất cả các điện thoại GSM đều chứa thẻ SIM để nhận dạng điện thoại cho nhà mạng.
+ Thẻ SIM là một bảng mạch nhỏ chứa chip được mã hóa các thông tin: số điện thoại,
gói thoại, gói dữ liệu, dữ liệu bảo mật, hóa đơn và thông tin tài khoản.
Bộ phận mã cho nhiều truy cập CDMA (Code Division for Multiple Access)
+ Các điện thoại CDMA được xác định cho nhà mạng thông qua thông tin được gắn vào
phần cứng “hard-wired” của điện thoại.
1. Bàn phím điện thoại thông minh/Bàn phím quay số (Smart Phone Keyboard/Dial
Pad)
Smart Phone sử dụng rộng rãi bàn phím ảo (Virtual keyboard) và bàn phím quay số (Dial
pad)
- Một số phím cơ bản:
Shift Key Chuyển đổi chữ hoa và chữ thường

BACKSPACE Xóa ký tự bên trái con trỏ

LINEFEED Chuyển sang dòng kế tiếp


SYMBOL Hiện bản ký hiệu
1/2 Bộ biểu tượng thứ hai.
2/2 Trở về bộ biểu tượng thứ nhất
ATTACH Đính kèm tập tin
SMILEY Hiển thị bảng biểu tượng cảm xúc
SEND Gửi tin nhắn hoàn thành
VIII. Kế hoạch năng lượng (Power Plans)
1. Làm việc với cài đặt Power Plan (Plower Plan Settings)
HĐH cho phép tùy chỉnh lượng năng lượng sử dụng cho các nhiệm vụ cụ thể.
Power plan sẽ tự động điều chỉnh độ sáng màn hình, tắt màn hình hoặc đặt máy tính vào
chế độ Sleep sau một khoảng thời gian xác định.
Mỗi máy tính đều có nguồn cấp điện (Power Supply) chuyển đổi nguồn điện xoay
chiều AC từ ổ cắm thành nguồn áp thấp một chiều DC mà máy tính có thể sử dụng.
Tất cả các thiết bị cầm tay bao gồm pin bên trong hoặc pin bổ sung cho phép sử dụng
thiết bị mà không cần cắm vào ổ cắm điện.
Để thiết lập Power Plan: Mở Control Panel (Category)  Hardware and Sound 
Power Options hoặc Mở Control Panel (Large/Small Icons)  Power Options  Change
plan settings
Đặt thời gian thiết bị tắt màn hình khi không sử dụng (Turn off the display) hoặc đặt thời
gian cho thiết bị chuyển sang chế độ Sleep khi không sử dụng ở chế độ sử dụng pin (On
battery) và sử dụng điện nguồn (Plugged in).
Thay đổi cài đặt nguồn nâng cao (Change advanced power settings): thiết lập các chế độ
Sleep, Hibernate, Lid close action (đóng nắp máy tính), …
VIII. Kết nối thiết bị ngoại vi
Các thiết bị ngoại vi được kết nối với hệ thống máy tính bằng công nghệ không dây
(Wireless) hoặc bằng cáp, thông qua các cổng (Ports).
1. Cổng và kết nối Video (Video Ports and Connectors)
- Cổng video: kết nối màn hình (Monitor), máy chiếu (Projector) hoặc TV với máy tính để
hiển thị đầu ra video.
- Cổng video máy tính chuẩn bao gồm:
Video Graphics Adapter (VGA)
Digital Video Interface (DVI)
High-Definition Multimedia Interface (HDMI)

- Màn hình (Monitors)


Là thiết bị đầu ra cho phép xem thông tin máy tính hiển thị.
Tất cả các màn hình bao gồm một công tắc nguồn, dây nguồn, các công cụ điều khiển độ
sáng, độ tương phản để điều chỉnh hình ảnh màn hình.
Hầu hết bao gồm hai loại cổng đầu vào video
- Kết nối thiết bị hiển thị thứ hai
Người dùng có thể định cấu hình các cài đặt phù hợp cho màn hình bổ sung chẳng hạn
như Projector.
Trong Windows 10, sử dụng ứng dụng Settings app hoặc nhấp phải chuột trên màn hình
Desktop và chọn Display settings
2. Cổng kết nối mạng và đầu nối mạng (Network Ports and
Cổng kế nối mạng (Network Port) trên máy tính cho phép kết nối với mạng cục bộ (LAN)
bằng cáp mạng.
Cổng mạng được biết đến bằng nhiều tên: cổng Ethernet, cổng mạng và cổng LAN.
Cáp mạng (LAN) và đầu nối được sử dụng phổ biến là cáp xoắn đôi (Twisted pair) và đầu
nối (Connectors) RJ-45.

3. Cổng âm thanh và đầu nối (Audio Ports and Connectors)


Các cổng chuyên dụng trên card âm thanh (Sound card) cho phép kết nối các thiết bị âm
thanh như loa (Speakers), tai nghe (Headphones) hoặc micro (Microphones) với máy tính.
- Thông thường, các giắc cắm có đánh dấu các biểu tượng và được nhận dạng bằng các
màu như sau:
Màu hồng (Pink): Microphone
Xanh nhạt (Light blue): Đường vào (Line In): Tape player hoặc CD Player
Xanh chanh (Lime green): Đường ra (Line out): Speaker hoặc Headphone

- Micro (Microphones)
Ghi lại âm thanh và chuyển đổi thành định dạng kỹ thuật số để sử dụng trên máy tính.
Thường không được bao gồm trong máy tính để bàn, nhưng được tích hợp trong hầu hết
các Laptop, Tablet và Phone.
Có một số phần mềm chuyên dụng có thể nhận ra giọng nói từ Micro và chuyển đổi
thành các ký tự văn bản xuất hiện trên màn hình. Các phần mềm chuyên dụng này rất có lợi
cho người dùng có nhu cầu đặc biệt.
- Loa (Speakers)
Phát ra âm thanh được lưu dưới dạng tập tin kỹ thuật số trên máy tính.
Máy tính để bàn yêu cầu loa ngoài để có thể nghe thấy âm thanh được phát lại bởi card âm
thanh. Máy tính Laptop, Tablet và Phone bao gồm loa tích hợp bên trong.
Với hệ thống âm thanh chất lượng cao có thể kết nối với Laptop, Smartphone qua giắc
cắm tai nghe, cổng USB, Bluetooth hoặc hồng ngoại (Infrared).
4. Cổng USB và đầu nối (USB Ports and Connectors)
Cổng USB (Universal Serial Bus) cho phép kết nối một loạt các thiết bị ngoại vi với máy
tính (Mouse, Keyboards, Joysticks, Tablets, Printer,…).
Cổng USB còn cung cấp năng lượng nên còn được sử dụng làm tiêu chuẩn sạc cho các
thiết bị có pin sạc lại.
- Cổng USB có các phiên bản như sau:
2.0 có thể truyền dữ liệu với tốc độ tối đa 480Mbps.
3.0 (được gọi là SuperSpeed USB) có tốc độ tối đa trên lý thuyết là 5Gbps.
3.1 Thế hệ 1 gần giống với USB 3.0, ngoại trừ việc hỗ trợ kết nối mới.
Phiên bản 3.1 thế hệ 2 hứa hẹn tốc độ lên tới 10Gbps
- Các loại kết nối
Khi các thiết bị di động đã trở nên nhỏ hơn, tiêu chuẩn USB đã áp dụng các đầu nối có các
kích thước khác nhau.
Đầu nối loại A là đầu nối hình chữ nhật phẳng quen thuộc.
Đầu nối Mini và Micro thường được tìm thấy trên các thiết bị có cấu hình mỏng.

Ổ đĩa Flash USB


- Ổ đĩa Flash USB
Là thiết bị lưu trữ dữ liệu, được tích hợp với đầu nối USB.
Chuẩn lưu trữ dung lượng lớn USB được hỗ trợ bởi các HĐH hiện đại như Windows, Mac
OS X và Linux.
Nên nhấp chuột phải vào biểu tượng ổ đĩa Flash và nhấp vào Eject trước khi lấy ổ đĩa
flash ra khỏi cổng kết nối
- Máy in (Printer)
Chuyển đổi những gì trên màn hình ra các trang in.
Trước đây, máy in được kết nối với máy tính qua cổng máy in chuyên dụng và cáp in. Ngày
nay, máy in được kết nối qua cổng USB/kết nối mạng.
Windows tải sẵn hàng trăm trình điều khiển cho các máy in khác nhau và sẽ tự động tải
trình điều khiển khi phát hiện thấy máy in được kết nối.

- Máy ảnh kỹ thuật số (Digital Cameras)


Mã hóa hình ảnh/video thành các tập tin kỹ thuật số được lưu trữ, chỉnh sửa và phát lại.
Các tập tin được lưu trữ trên thẻ SD.
Nhiều máy ảnh kỹ thuật số có thể kết nối trực tiếp với máy tính cho mục đích chuyển hình
ảnh và video đã chụp.
USB là kết nối được sử dụng phổ biến nhất cho loại truyền các loại tập tin này.
Các máy ảnh đời mới sử dụng kết nối Wi-Fi, Bluetooth hoặc hồng ngoại để truyền hình
ảnh/video sang máy tính hoặc điện thoại thông minh.

IX. Công nghệ kết nối không dây


- Kết nối không dây sử dụng sóng Radio thay vì cáp vật lý.
- Các kết nối không dây tầm ngắn gồm có Bluetooth và Hồng ngoại (Infrared)
- Bluetooth: là công nghệ không dây được sử dụng để kết nối các thiết bị như máy
tính/điện thoại với các phụ kiện hỗ trợ Bluetooth như tai nghe, chuột, bàn phím,…
Các thiết bị và phụ kiện Bluetooth phải được ghép nối (Paired) với nhau trước khi chúng có
thể giao tiếp với nhau.
- Hồng ngoại (Infrared)
Công nghệ không dây hồng ngoại (IR wireless) sử dụng chùm ánh sáng vô hình để truyền
thông tin.
Cả 2 thiết bị gửi và nhận phải chứa các cổng hồng ngoại và phải ở gần nhau để kết nối
thành công.
Được sử dụng trong Remote TV, Micro không dây, chuột không dây, Camera, thiết bị âm
thanh.
Bộ phát hồng ngoại trên Smartphone cho phép sử dụng Smartphone dưới dạng Remote TV
hoặc Remote Set Top Box.
- Các bước ghép nối Bluetooth như sau:
Bước 1: Bật Bluetooth trên thiết bị.
Bước 2: Đặt phụ kiện vào chế độ khám phá (Discovery). Các bước cụ thể để thay đổi sang
chế độ khám phá phụ thuộc vào phụ kiện. Trên nhiều phụ kiện, chỉ cần giữ một nút trong vài
giây cho đến khi đèn bắt đầu nhấp nháy.
Bước 3: Trên thiết bị, hãy xem màn hình cài đặt Bluetooth để xem danh sách các phụ kiện
gần đó đang ở chế độ khám phá.
Bước 4: Chọn phụ kiện trong danh sách, nhập mã PIN để ghép nối các thiết bị. Mã yêu cầu
sẽ được hiển thị trên màn hình thiết bị. Sau khi các thiết bị Bluetooth được ghép nối, chúng
sẽ tự động nhìn thấy nhau và liên lạc được với nhau.
Bài 3: MẠNG VÀ THIẾT BỊ DI ĐỘNG (Networks and Mobile Devices)
I. Mạng là gì?
Là một hệ thống để di chuyển các đối tượng/thông tin.
Trong điện toán, mạng là sự sắp xếp của các máy tính (và các thiết bị điện toán bổ sung)
được kết nối theo cách mà chúng có thể giao tiếp và chia sẻ thông tin.
Các mạng riêng lẻ cũng có thể được kết nối với các mạng khác để hình thành mạng lớn
hơn được gọi là liên kết mạng.
Có nhiều loại mạng khác nhau (mạng di động, mạng điện thoại, Internet). Các mạng đều
có thể kết nối với nhau.
- Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) là tất cả:
Là cấu trúc vật lý cơ bản, cần thiết cho hoạt động của dịch vụ/doanh nghiệp,
Là phần cứng hỗ trợ truyền dữ liệu như: cáp quang, vệ tinh trên quỹ đạo trái đất, máy chủ, bộ
định tuyến, các thiết bị đầu cuối,…
II. Tại sao phải sử dụng mạng?
Mạng được sử dụng rộng rãi vì tính thực tế và hữu ích.
Sử dụng mạng cho phép chia sẻ tập tin, tài nguyên (máy in, máy quét,…) và chia sẻ kết nối
Internet.
- Chia sẻ kết nối Internet:
+ Không chỉ các máy tính có thể chia sẻ kết nối Internet,
+ Các thiết bị hỗ trợ Internet như Smartphones,Tablets, video game consoles, Blue-ray
players, TVs, … đều có thể chia sẻ kết nối Internet:
Truyền phát âm thanh và video đến các thiết bị khác nhau.
Chia sẻ phương tiện được lưu trữ giữa các thiết bị.
Chia sẻ và sao lưu các tập tin.
Chơi trò chơi trực tuyến (Game Online)
+ Chia sẻ các kết nối Internet liên quan đến hai khái niệm: Streaming (Truyền phát) và
Downloading (Tải xuống).
Downloading: quá trình sao chép tập tin từ máy chủ trên Internet sang thiết bị của người dùng.
Streaming: quá trình để một tập tin được gửi đến thiết bị trong một luồng liên tục và ổn định.
Khi một tập tin đã được tải xuống, người dùng có thể truy cập nó bất cứ lúc nào, ngay cả
khi không có kết nối Internet.
III. Công nghệ mạng cơ bản:
Mạng GĐ, mạng trường học, mạng doanh nghiệp và thậm chí cả Internet là mạng dữ liệu.
Mạng dữ liệu vận chuyển dữ liệu từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng cách
chia dữ liệu thành nhiều phần gọi là gói dữ liệu (Packets).
Các gói dữ liệu được gửi qua mạng và khi đến đích, chúng được tập hợp lại thành dạng
ban đầu.
1. TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol).
Là giao thức kiểm soát quá trình chia nhỏ dữ liệu thành các gói, gửi dữ liệu qua mạng và
lắp ráp lại khi đến đích.
Giao thức là một bộ quy tắc cho phép các thiết bị giao tiếp với nhau theo cách đã được thỏa
thuận.
Tất cả các Hệ điều hành Windows, Mac OS X, Linux và UNIX đều sử dụng TCP/IP làm
giao thức mạng (LAN và WAN)
2. Mạng cục bộ (LANs) và mạng diện rộng (WANs)
- Mạng cục bộ LANs (Local Area Networks)
Là mạng riêng (gia đình, văn phòng nhỏ, trường học).
Có các kích cỡ khác nhau, nhưng thường chỉ giới hạn ở một vị trí địa lý.
- Mạng diện rộng WANs (Wide Area Networks)
Là mạng công cộng, kết nối các máy tính ở nhiều địa điểm bằng các đường liên lạc thuộc
sở hữu của một nhà mạng công cộng (Công ty điện thoại/nhà cung cấp dịch vụ Internet).
Internet là mạng WAN lớn nhất thế giới.
3. Địa chỉ IP (IP Addresses)
Để các máy tính kết nối với mạng và liên lạc với nhau, mỗi máy tính yêu cầu một địa chỉ
duy nhất.
Địa chỉ này được gọi là địa chỉ IP (Internet Protocol). Địa chỉ IP có dạng như sau:
192.168.1.104
Trên Internet, mỗi trang web có địa chỉ IP riêng được liên kết với một địa chỉ văn bản dễ
nhớ được gọi là URL (Uniform Resource Locator).
Ví dụ: URL www.yahoo.com có địa chỉ IP 98.138.252.30.
- Địa chỉ IPv4 và IPv6
IPv4 được sử dụng chủ yếu ở Bắc Mỹ và Châu Âu
IPv4 được viết dưới dạng 4 nhóm số thập phân (hệ 10).
Mỗi nhóm có giá trị trong khoảng 0-255 và các nhóm phân cách nhau bởi dấu chấm (.)
Ví dụ: 192.168.1.104
IPv6 được sử dụng ở Châu Á và các quốc gia khác.
IPv6 được viết dưới dạng 8 nhóm số thập lục phân (hệ 16). Mỗi nhóm có giá trị trong
khoảng 0000-FFFF và phân cách nhau bởi dấu hai chấm (:)
Ví dụ: 805B:2D9D:DC28:0000:0000:FC57:D4C8:1FFF
- Tìm địa chỉ IP
Cách 1: Sử dụng lệnh ipconfig
Nhấn phím [Windows] + R  nhập vào cmd  OK.
Trong cửa sổ nhắc lệnh, nhập lệnh ipconfig  Enter

Cách 2: Từ cửa sổ Settings


Nhấp chọn nút Start  Chọn Settings  Chọn Network & Internet hoặc nhấp chuột phải
vào biểu tượng kết nối trong vùng thông báo  chọn Open Network & Internet Settings.
Nhấp chọn liên kết View your network properties.

4. Các nhà cung cấp dịch vụ (Service Providers)


- Để có thể truy cập Internet, người dùng cần phải thuê bao dịch vụ từ ISP (Internet Service
Providers).
- ISP là công ty cung cấp kết nối Internet có tính phí. Các nhà cung cấp tiêu biểu gồm có:
Các công ty điện thoại (Phone companies)
Các công ty truyền hình cáp (Cable TV companies)
Các công ty truyền hình vệ tinh (Satellite TV companies)
- Các công ty này cung cấp kết nối Internet, theo thuê bao hàng tháng và thường thông qua
kết nối băng thông rộng (Broadband connection) có tốc độ  1.544 Mbps
- Các công nghệ băng thông rộng điển hình được sử dụng rộng rãi hiện nay bao gồm:
- Đường dây thuê bao số DSL (Digital Subscriber Line): Được cung cấp bởi các công
ty điện thoại. Dịch vụ này chạy trên đường dây điện thoại và có tốc độ lên tới 3Mbps.
Cáp băng thông rộng (Broadband Cable): Được cung cấp bởi các công ty truyền hình
cáp. Dịch vụ này chạy trên cáp đồng trục có tốc độ lên đến 30Mbps.
Dịch vụ cáp quang FiOS (Fiber Optic Service): Được cung cấp bởi một số công ty viễn
thông (như Verizon FiOS, AT & T và CenturyLink). Dịch vụ này chạy trên cáp quang có tốc
độ từ 3Mbps đến 50Mbps.
Dịch vụ Internet vệ tinh (Satellite Internet): Dịch vụ này được cung cấp bởi các nhà
cung cấp thông tin vệ tinh như HughesNet và ViaSat, Inc có tốc độ từ 5Mbps đến 15Mbps.

- Đường mờ (Blurred Lines)


Trước đây, các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cung cấp một loại dịch vụ.
Ngày nay, có sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, các dịch vụ như TV,
Internet và điện thoại được đóng gói và cung cấp dịch vụ một cửa.
5 Nên sử dụng loại dịch vụ nào?
- Tốc độ tải lên và tốc độ tải xuống (Upload/Download Speed )
Download (Downstream): Quá trình nhận thông tin/dữ liệu từ máy chủ về máy người dùng.
Upload (Upstream): Quá trình gửi thông tin/dữ liệu từ máy người dùng đến máy chủ.
- Bạn cần tốc độ là bao nhiêu? Cần xem xét những gì chúng ta muốn.
Ví dụ: Để phát trực tuyến phim HD từ Netflix, nên sử dụng kết nối 5Mbps để có luồng 1080
pixel chất lượng cao; Để truyền phát video độ phân giải cực cao (UHD), thì cần kết nối 25Mbps.
- Chọn nhà cung cấp
Xác định các yêu cầu dịch vụ,
Tìm hiểu những dịch vụ đang có trong khu vực đang ở
Xem xét các vấn đề về:
Giá cả dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau,
Sử dụng các dịch vụ đóng gói có tiết kiệm tiền hơn hay không,
Các dịch vụ được cung cấp trên cơ sở đăng ký hay yêu cầu hợp đồng,
Việc giới hạn dữ liệu (giới hạn sử dụng băng thông rộng) hàng tháng.
- Kiểm tra tốc độ kết nối
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều có các công cụ kiểm tra tốc độ kết nối trên các trang
web của họ.
Người dùng có thể sử dụng các công cụ của bên thứ ba như speedtest.xfinity.com hoặc
testmy.net
V. Kết nối Internet với mạng LAN
1. Modem băng thông rộng (Broadband Modems)
- Chuyển đổi tín hiệu đến từ đường dây điện thoại, đường cáp, cáp quang hoặc đĩa vệ tinh
thành tín hiệu kỹ thuật số được gửi đến máy tính.
- Modem là nơi kết nối mạng LAN riêng với mạng WAN công cộng.

2. Bộ định tuyến băng thông rộng (Broadband Routers)


Nếu Broadband Modems chỉ cung cấp một cổng Ethernet (và không hỗ trợ kết nối không
dây), khi đó, để chia sẻ kết nối Internet giữa nhiều hệ thống trong mạng LAN, cần thêm
Broadband Routers vào mạng.
Hầu hết Broadband Routers bao gồm ít nhất bốn cổng Ethernet cho kết nối có dây và có chức
năng không dây (Wireless) tích hợp.

3. Địa chỉ IP riêng và địa chỉ IP công cộng (Public and Private IP Addresses)
- Địa chỉ IP công cộng là địa chỉ duy nhất trên Internet.
- Địa chỉ IP riêng là địa chỉ được sử dụng trong mạng LAN (192.168.0.0 - 192.168.255.255).
- Broadband Modem/Router có hai địa chỉ IP: một cho kết nối Internet bên ngoài hoặc mạng
WAN, và một cho các thiết bị cục bộ kết nối qua mạng LAN.
- Về phía mạng WAN: Modem/Router nhận địa chỉ WAN-IP khi kết nối với nhà cung cấp
dịch vụ (ISP).
Truy cập WhatIsMyIPAddress.com hoặc http://get-site-ip.com để biết địa chỉ WAN-IP.
- Về phía mạng LAN: Modem/Router thực hiện chức năng như sau:
Gán địa chỉ mạng riêng cho các hệ thống được kết nối để thiết lập mạng LAN nội bộ.
Sử dụng công nghệ dịch địa chỉ NAT (Network Address Translation) để thay thế địa chỉ IP
riêng thành địa chỉ IP công cộng.
Wan Lan
- Còn được gọi là kết nối Ethernet (sử dụng cáp mạng Ethernet)
- Kết nối Ethernet là kết nối nhanh nhất và an toàn nhất trong mạng LAN
4. Các chuẩn và cáp Ethernet
- Kết nối Ethernet có ba tốc độ tiêu chuẩn.
Gigabit Ethernet: 1Gbps
Fast Ethernet: 100Mbps
10Base-T Ethernet: 10Mbps
Ngoại trừ chuẩn Ethernet 10 Mbps, mạng Ethernet nhanh hơn, ổn định hơn và an toàn hơn
hầu hết các mạng không dây
- Các loại cáp mạng:
Cat 5 - truyền dữ liệu ở tốc độ 10Mbps và 100Mbps.
Cat 5e - truyền dữ liệu ở tốc độ 10Mbps, 100Mbps và 1Gbps.
Cat 6 - truyền dữ liệu ở tốc độ 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps và 10Gbps
Cat 6a - giống như Cat 6 nhưng được thiết kế để giảm nhiễu tín hiệu.
5. Card giao diện mạng NIC (Network Interface Card)
Để tạo kết nối Ethernet giữa máy tính và mạng LAN, máy tính phải có Card mạng NIC.
NICs được sản xuất để hỗ trợ các tốc độ truyền dữ liệu khác nhau (10Mbps, 100Mbps và
1Gbps).
NIC có thể được tích hợp hoặc có thể được thêm vào bên trong hoặc bên ngoài thiết bị
6. Ưu điểm và nhược điểm của kết nối có dây
- Ưu điểm:
Nhanh hơn kết nối không dây.
Bảo mật hơn kết nối không dây.
Ổn định hơn kết nối không dây.
- Nhược điểm:
Yêu cầu dây cáp
Không cơ động.
- Khi nào thì nên sử dụng kết nối Ethernet?
Khi máy tính không có chức năng kết nối không dây.
Khi cần tốc độ truy cập mạng nhanh.
Khi cần đường truyển ổn định.
Khi cần bảo mật thông tin cá nhân/nhạy cảm truyền trên mạng.
7. Thêm máy in dùng chung vào mạng LAN có dây
- Một máy có thể được chia sẻ trên mạng nếu được kết nối trực tiếp vào một máy tính trong
mạng LAN.
- Bất kỳ máy tính nào trên mạng LAN đều có thể chia sẻ nguồn tài nguyên (Resource) như
máy in (Printer), tập tin (File) hay Thư mục (Folder).

- Để chia sẻ máy in trên mạng:


Nhấp chọn nút Start  Settings  Devices  Printers & Scanners  Chọn máy in  Chọn
Manage  Printer Properties  Chọn Share this printer  OK.
- Kết nối với máy in được chia sẻ trên mạng:
Nhấp chọn nút Start  Settings  Devices  Printers & Scanners  Chọn Add a printer
or scanner  Chọn máy in  Chọn Add device

- Thiết lập máy in là mặc định (Set as default):


Nhấp chọn nút Start  Settings  Devices  Printers & Scanners  Chọn máy in  Chọn
Manage  Chọn Set as default.
- Hủy kết nối với máy in trên mạng:
Nhấp chọn nút Start  Settings  Devices  Printers & Scanners  Chọn máy in  Chọn
Manage  Chọn Remove device.

VII.Kết nối không dây - Wi-Fi (Wireless Fidelity)


1. Ad-hoc
Các hệ thống kết nối trực tiếp với nhau bằng Wi-Fi.
Chế độ này rất không an toàn và không cung cấp quyền truy cập vào Internet.
2. Cơ sở hạ tầng (Infrastructure):
Các hệ thống kết nối và liên lạc với nhau thông qua Router hoặc điểm truy cập (Access
Point) và kết nối với các hệ thống khác trên mạng Ethernet có dây thông qua Router.
Chế độ này có thể được bảo mật và được cung cấp truy cập Internet. Kết nối này gọi là
Wireless LAN (WLAN).
Kết nối không dây - Wi-Fi (Wireless Fidelity)
3. Bộ điều hợp (Adapters), tín hiệu (Signals), băng tần (Bands) và các chuẩn Wi Fi.
+ Adapters:
- Là thiết bị truyền và nhận tín hiệu radio (Radio Signals).
- Các thiết bị tham gia vào mạng WLAN phải bao gồm Wireless Adapter.
- Hầu hết các thiết bị cầm tay (Smart phones, Tablets) đều được tích hợp Wireless Adapter).
- Đối với các máy tính không được tích hợp, cần gắn thêm Wireless Card vào Slot trên bo
mạch chủ (System board) hoặc có thể kết nối Wireless Adapter qua cổng USB.

4. Bands:
- WLANs sử dụng một trong hai băng tần sóng radio: 2.4Ghz hoặc 5Ghz.
- Tín hiệu radio sẽ càng yếu đi thiết bị càng xa thiết bị phát tín hiệu.
- Các vật cản như sàn bê tông, tường bê tông,… có thể làm giảm phạm vi của tín hiệu.
- Các chuẩn không dây (Wireless Standards)
Wi-Fi Standard Top Speed Frequency Band Ghi chú
802.11a 54 Mbps 5 GHz
802.11b 11 Mbps 2.4 GHz
Các Wi Fi Adapter tích hợp
802.11g 54 Mbps 2.4 GHz
làm việc với các chuẩn này.
802.11n 450 Mbps 2.4 – 5 GHz
802.11ac 1.3 Gbps 5 GHz
- Bảo mật không dây (Wireless Security):
Bảo mật tương đương có dây (WEP) 64bit Là cơ chế bảo mật đầu tiên.
Không an toàn.
(Wired Equivalent Privacy (WEP) 64-bit)
Đã lỗi thời.
Truy cập được bảo vệ Wi-Fi Được cải thiện từ WEP.
(Wi-Fi Protected Access (WPA)) Sử dụng cho các thiết bị thế hệ cũ.
Truy cập được bảo vệ Wi-Fi 2 An toàn nhất.
(Wi-Fi Protected Access 2 (WPA2)) Sử dụng cho các thiết bị mới.
- Khi nào thì nên sử dụng kết nối không dây?
+ Sử dụng kết nối Wi Fi khi:
Thiết bị có khả năng kế nối Wi Fi,
Không bao gồm cổng Ethernet,
Không bao gồm cổng kết nối (như cổng USB) nơi có thể gắn vào một NIC bên ngoài.
+ Hầu hết các máy tính bảng phù hợp với các mô tả này
5. Kết nối máy tính với WLAN
- Wireless adapter quét khu vực các mạng không dây gần nó.
- Trong Windows 10, các mạng Wi-Fi khả dụng hiển thị trong cửa sổ bật lên khi nhấp chuột

vào biểu tượng mạng khả dụng trên thanh tác vụ.
- Nhấp chọn mạng cần kết nối và chọn Connect để kết nối.
- Đối với mạng Wi-Fi bảo mật, cần cung cấp mật khẩu kết nối

- Các bước để kết nối WLAN trên máy Mac:


Nhấp vào biểu tượng Wi-Fi trên thanh công cụ ở đầu màn hình để hiển thị danh sách các
mạng khả dụng.
Chọn mạng cần kết nối trong danh sách.
Khi được nhắc, nhập Passkey và chọn OK.
6. Kết nối thiết bị cầm tay với mạng WLAN
- Đối với các thiết bị sử dụng Hệ điều hành Android:
Chạm vào Apps  Chạm Settings  Chạm Wi-Fi (Các mạng khả dụng sẽ hiển thị trên

màn hình. Mạng bảo mật có ký kiệu


Chạm vào tên mạng cần kết nối, nhập Passkey nếu được nhắc.
Chạm vào Connect.
- Đối với các thiết bị iOS:
Từ màn hình chủ (Home Screen), chọn Settings  Wi Fi.
Mở Wi Fi.
Chạm vào mạng cần kết nối, nhập Passkey nếu được nhắc.
Chạm vào Join

7. Thiết lập bảo vệ Wi-Fi – WPS (Wi Fi Protected Setup)


- WPS là một chuẩn mạng Wi Fi được sử dụng để kết nối các thiết bị Wi-Fi với mạng
WLAN bằng cách nhấn một nút trên Router.
- WPS chỉ làm việc trên các WLANs sử dụng cơ chế bảo mật WPA/WPA2.
- Cả Router và thiết bị phải được kích hoạt WPS để quá trình hoạt động (nhấn nút WPS trên
Router và sau đó nhấn nút WPS trên thiết bị).

8. Thêm máy in mạng (Network Printer) vào WLAN


- Không giống như máy in được chia sẻ, Network printer được kết nối với Router, và tất cả
các hệ thống trên mạng đều có thể kết nối với Network Printer thông qua Router.
- Để một máy in được thiết lập là Network Printer thì máy in phải có Wireless
Adapter/Ethernet port (hoặc cả hai).
- Các bước thiết lập Network printer:
Bật máy in, thực hiện các bước thiết lập ban đầu như: tháo bỏ các vật dụng đóng gói bên
trong (băng keo, vật chêm,…) và gắn hộp mực.
Chờ máy in dò tìm tự động và kết nối với WLAN.
- Một khi Network Printer được kết nối, nó sẽ xuất hiện dưới dạng tùy chọn in cho tất cả các
máy tính trên mạng.
VIII. Mạng di động (Cellular Networks)
- Mạng di động mang dữ liệu thoại (Voice), văn bản (Text) và dữ liệu kỹ thuật số (Digital
Data) thông qua việc truyền và nhận tín hiệu tần số vô tuyến RF (Radio Frequency).
- Mỗi mạng di động được chia thành hàng ngàn khu vực địa lý chồng chéo được gọi là tế bào
(Cells). Bố cục này cho phép duy trì cuộc gọi từ Cell này sang Cell khác

- Trạm cơ sở (Base Station) ở trung tâm của mỗi Cell đóng vai trò là trung tâm mạng chỉ cho
Cell đó.
- Tín hiệu vô tuyến được truyền qua điện thoại được nhận bởi trạm cơ sở, sau đó chúng được
truyền lại từ trạm gốc sang điện thoại di động khác.

- Mỗi trạm gốc cũng được kết nối với mạng điện thoại cố định và có thể chuyển tiếp các
cuộc gọi di động đến điện thoại cố định.
- Mạng di động cũng được kết nối với Internet tại nhiều điểm khác nhau, cho phép truy cập
Internet trên Smartphone thông qua nhà cung cấp di động.

1. Các thế hệ di động G (Generations)


- 3G – third generation: Truyền dữ liệu lên đến 2Mbps.
- 4G – fourth generation: Hứa hẹn tốc độ vượt quá 1Gbps khi đứng yên và 100Mbps khi có
tính di động cao (ví dụ sử dụng điện thoại khi đi trong xe hơi).
- LTE/4G LTE – fourth generation: LTE (Long Term Evolution) nghĩa là sự tiến hóa dài hạn.
LTE/4G LTE truyền dữ liệu ở tốc độ xoay quanh 24Mbps.Vùng phủ sóng 4G LTE khả dụng ở
các khu vực đô thị lớn, nhưng nếu ngoài vùng phủ sóng, điện thoại 4G LTE rơi trở lại 3G.
- 5G – fifth generation:
Được thiết kế để kết nối hầu như tất cả mọi người và mọi thứ với nhau, bao gồm cả máy
móc, vật thể và thiết bị.
5G cung cấp tốc độ dữ liệu tối đa Multi-Gbps với độ trễ cực thấp, độ tin cậy cao hơn,
dung lượng mạng lớn, tính khả dụng và trải nghiệm người dùng đồng đều hơn cho nhiều
người dùng hơn.
2. Các nhà cung cấp mạng di động (Cellular Carriers)
Là các công ty cung cấp các dịch vụ di động (Cellular Services) (gọi tắt là nhà mạng).
Các Cellular Carrier lớn nhất thế giới gồm có: AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon.
Các Cellular Carriers hoặc sử dụng Hệ thống truyền thông toàn cầu GSM (Global System
for Communication) hoặc Đa truy cập phân chia theo mã CDMA (Code Division Multiple
Access).
+ GSM Carrier:
Sử dụng mạng GSM (AT&T, T-Mobile)
Điện thoại sử dụng mạng GMS nhận dạng mạng của nhà mạng qua việc sử dụng thẻ SIM.
+ CDMA Carrier:
Sử dụng mạng CDMA (Sprint, Verizon)
Điện thoại sử dụng mạng CDMA nhận dạng mạng của nhà mạng qua việc sử dụng Số sê-ri
điện tử ESN (Electronic Serial Number).
+ Pre-Paid Carriers:
- Là các nhà cung cấp dịch vụ trả trước được điều hành bởi một nhà cung cấp GSM hoặc -
CDMA hoặc một bên thứ ba.
Ghi chú: GSM và CDMA không thể hoạt động chung với nhau. Hầu hết các điện thoại được
thiết kế để hoạt động trên một loại mạng và không thể hoạt động trên mạng kia
- Các nhà cung cấp dịch vụ trả trước nổi tiếng gồm có TracFone, Cricket, Virgin Mobile và
Straight Talk Wireless.
3. Mạng di động (Cellular Networks)
- Vùng phủ sóng (Network Coverage)
Là một trong những yếu tố cần cân nhắc trước khi quyết định chọn nhà mạng nào để
thuê bao dịch vụ.
Các nhà mạng khác nhau có các vùng phủ sóng khác nhau tùy thuộc vào cách và nơi mà
họ xây dựng cơ sở hạ tầng tháp di động.
Hiện nay các nhà mạng sắp xếp với nhau để người dùng có thể nhận được dịch vụ trên
mạng khác của nhà mạng khi ở ngoài vùng phủ sóng. Tuy nhiên, người dùng phải một khoản
phí đặc biệt gọi là phí chuyển vùng (Roaming charge).
Dịch vụ di động và dịch vụ Internet khác nhau thế nào?
Dịch vụ di động (Cellular Service) Dịch vụ Internet (Internet Service)
- Dịch vụ đi cùng với người dùng đến bất cử nơi - Dịch vụ đến tận nơi của người sử dụng (nhà, cơ quan,
nào nhà mạng có vùng phủ sóng. trường học,…) và ở lại nơi đó.
- Người dùng có thể sử dụng dịch vụ chuyển vùng - Người dùng phải có mặt tại nơi này để sử dụng dịch
khi ngoài vùng phủ sóng. vụ.
- Là dịch vụ di động. - Là dịch vụ cố định.
IX.Để có được dịch vụ di động
1. Các dịch vụ hợp đồng (Contract Services)
- Cung cấp các dịch vụ trên cơ sở hợp đồng và yêu cầu người sử dụng tôn trọng hợp đồng.
- Hợp đồng được thực hiện trên từng số (line) điện thoại riêng biệt
2. Các dịch vụ trả trước
- Các dịch vụ trả trước có các đặc điểm như sau:
Không có phí quá cước.
Nếu sổ tiền trả trước được sử dụng hết trước thời hạn và tiếp tục nạp tiền để sử dụng dịch
vụ thì thời hạn sẽ được mở rộng thêm.
Nếu số tiền trả trước vẫn còn nhưng hết thời hạn sử dụng thì dịch vụ chỉ khả dụng một
chiều (chiều nhận cuộc gọi).
- Cần thường xuyên kiểm tra số tiền và thời hạn sử dụng để có kế hoạch nạp tiền một cách
hợp lý
X. Các gói dịch vụ di động
1. Dịch vụ thoại (Talk)
- Đề cập đến việc gửi và nhận cuộc gọi thoại.
- Một số gói dịch vụ phân bổ một số phút gọi miễn phí nhất định và sau đó tính phí cho mỗi
phút vượt quá số phút được phân bổ.
- Một số gói dịch vụ được gọi miễn phí trong nội mạng, nhưng sẽ tính phí cho các cuộc gọi
ngoại mạng
- Các gói dịch vụ thường không giới hạn số cuộc gọi
2. Dịch vụ văn bản (Text)
- Đề cập đến việc gửi và nhận tin nhắn văn bản (SMS) và tin nhắn hình ảnh và video (MMS).
- Một số gói miễn phí một số lượng tin nhắn văn bản nhất định và tính phí cho mỗi tin nhắn
văn bản vượt quá mức phân bổ.
- Một số gói cho phép nhắn tin văn bản không giới hạn
3. Dữ liệu (Data)
- Đề cập đến thông tin mà tải lên/tải xuống từ Internet. Điều này bao gồm cập nhật ứng dụng,
thông báo, thông tin GPS, cũng như email, tải lên/tải xuống các tập tin, truyền phát âm thanh
và video trực tuyến.
- Mỗi gói cho phép một lượng dữ liệu nhất định (tính bằng GB) mỗi tháng cho một khoản
phí mỗi tháng.
- Nếu sử dụng quá dung lượng quy định, người dùng sẽ bị tính phí cho mỗi GB dữ liệu bổ
sung.
- Một số nhà mạng cũng cung cấp các gói cho phép sử dụng dữ liệu không giới hạn.
4. Các gói bổ trợ (Plan Add-Ons)
- Nhiều nhà mạng cũng cung cấp các gói bổ sung bao gồm các gói gọi quốc tế, dữ liệu bổ
sung, gói bảo hiểm chống trộm cắp và hư hỏng cũng như khả năng sử dụng điện thoại làm
điểm phát sóng di động, …
X.Các thiết bị di động
1. Điện thoại di động cơ bản (Basic Cell Phones)
- Được thiết kế chủ yếu để thực hiện và nhận cuộc gọi thoại. Chất lượng cuộc gọi đôi khi tốt
hơn trên điện thoại thông minh.
- Ít tốn kém hơn, bền hơn, tuổi thọ pin dài hơn.
- Sử dụng đơn giản và bảo mật (vì không lưu dữ liệu cá nhân).
- Mặc dù có thể sử dụng để truy cập Internet, nhưng rất hạn chế (do không được thiết kế cho
tính năng này).
- Nếu không muốn kết nối mọi lúc, điện thoại cơ bản là một lựa chọn khả thi.
2. Điện thoại thông minh (Smart Phones)
- Có thể lập luận rằng điện thoại thông minh giống như máy tính có khả năng gọi thoại hơn
là điện thoại có khả năng tính toán.
- Được sử dụng để làm việc, liên lạc, giải trí và cho các hoạt động xã hội khác như quay
phim, chụp ảnh, mua sắm, trả tiền,…
3. Máy tính bảng hỗ trợ di động (Cellular-Enabled Tablets)
- Có thể kết nối với Wi-Fi và kết nối với mạng di động (do có bao gồm SIM/được lập trình
với ESN)  có thể được sử dụng cho các tác vụ liên quan đến Internet ở bất cứ nơi đâu.
- Được gán một số điện thoại chỉ cho mục đích nhận dạng thuê bao (không thể sử dụng để
gọi thoại) và người dùng phải mua gói dữ liệu cũng như một dòng dịch vụ riêng.
- Chạy trên HĐH di động (Android/iOS) và có thể chạy các ứng dụng.
- Có khả năng LTE (Long Term Evolution) nên rất lý tưởng để phát trực tuyến phim và nhạc.
4. Dữ liệu di động (Mobile Data)
- Khi điện thoại thông minh, điện thoại di động hoặc máy tính bảng hỗ trợ di động truy cập
Internet bằng cách sử dụng mạng di động, tất cả dữ liệu được tải lên/tải xuống được gọi là dữ
liệu di động.
- Các nhà mạng di động chỉ cho phép một dung lượng dữ liệu di động mỗi tháng. Nếu sử
dụng vượt quá giới hạn, người dùng phải trả một khoảng phí khá đắt cho phần vượt quá giới
hạn này.
- Dữ liệu di động có thể rất tốn kém (mặc dù đó là cùng một dữ liệu mà người dùng có thể
truy cập trên Wi-Fi miễn phí).
+ Tắt dữ liệu di động
- Người dùng có thể bật/tắt cài đặt để hạn chế việc sử dụng dữ liệu di động và để tạo cảnh
báo liên quan đến việc sử dụng dữ liệu di động.
- Việc tạm thời tắt dữ liệu di động nhằm để ngăn ứng dụng sử dụng mạng di động để
gửi/nhận dữ liệu.
+ Tắt dữ liệu di động trên Android:
Chạm vào Apps  Settings  Data usage  Chạm vào nút Mobile Data để tắt chế độ
Mobile Data  Chạm OK
+ Tắt dữ liệu di động trên iOS:
Chạm vào Settings  Cellular  Chạm vào nút Cellular Data để tắt Mobile Data
5. Điện thoại hữu tuyến (Hard-Wired Phones)
- Còn được gọi là điện thoại cố định (Landline),
- Kết nối với giắc cắm điện thoại trên tường bằng cách sử dụng đường dây điện thoại tiêu
chuẩn (dây đồng).
- Có thể cố định hoặc không dây (cordless) (không dây nhưng không phải là điện thoại di
động do không gửi/nhận tín hiệu từ trạm gốc)

- Ưu điểm và nhược điểm


+ Ưu điểm:
Yêu cầu điện áp để gọi và quay số, nguồn này được cung cấp từ mạng điện thoại thông
qua chính đường dây điện thoại (có thể thực hiện được cuộc gọi ngay cả khi mất điện).
Dịch vụ rất đáng tin cậy, cung cấp chất lượng âm thanh tuyệt vời.
+ Nhược điểm: dịch vụ này không mang theo được do điện thoại phải được kết nối
với giắc cắm điện thoại.
- Tổng đài nhánh riêng PBX (Private Branch Exchange)
Là tổng đài điện thoại riêng; cho phép các doanh nghiệp tạo ra chương trình đánh số điện
thoại nội bộ của riêng họ và tách biệt tất cả các cuộc gọi nội bộ khỏi mạng điện thoại.
Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phiên bản IP của tổng đài; gọi là tổng đài IP và
thực hiện các chức năng tương tự như tổng đài, ngoại trừ việc nó được thiết kế để hoạt động
với điện thoại IP.
PBX thường sử dụng mã truy cập 9 hoặc 0 để thực hiện cuộc gọi ra bên ngoài
- Điện thoại doanh nghiệp (Business Telephones): sử dụng các tính năng tiên tiến hơn, có
thiết kế và hình dáng khác với điện thoại dân dụng.
+ Giữ cuộc gọi: Nhấn nút Hold để giữ cuộc gọi, nhấn lại nút Hold để tiếp tục gọi lại.
+ Chuyển cuộc gọi: Nhấn nút Transfer  đợi âm thanh quay số  quay số nội bộ
cần chuyển  đợi bên số chuyển trả lời  nhấn lại nút Transfer  gác máy.
+ Trong trường hợp không có nút Transfer: Nhấn nút Flash  đợi âm thanh quay số
 quay số nội bộ cần chuyển  đợi bên số chuyển trả lời  gác máy.
+ Tạo một cuộc gọi hội nghị (từ ba người tham gia cuộc gọi): Thực hiện cuộc gọi
 nhấn nút Conference  quay số người được mời tham gia cuộc gọi  nhấn nút
Conference lần nữa.

XI. Thư thoại (Voice Mail)


Là một hệ thống tập trung được sử dụng để gửi, lưu trữ và truy xuất tin nhắn âm thanh.
Khi một bên gọi một số và đường dây không được trả lời hoặc đang bận, cuộc gọi sẽ được
gửi đến hộp thư thoại.
Người gọi sẽ nghe một tin nhắn chào mừng được ghi lại trước đó và hướng dẫn cho người
gọi để lại tin nhắn thoại.
Hệ thống thư thoại cung cấp thông báo cho người dùng khi họ nhận được tin nhắn thư
thoại mới. Người dùng có thể truy cập thư thoại qua máy tính, điện thoại cố định hoặc điện
thoại di động
- Cấu hình thư thoại:
+ Lần đầu tiên định cấu hình thư thoại, người dùng được nhắc:
Đọc chậm và rõ tên của mình.
Tạo và xác nhận mã PIN sẽ sử dụng sau này khi truy cập thư thoại.
Định cấu hình lời mời để người gọi để lại tin nhắn thoại.
+ Lời mời thích hợp nên bao gồm các thông tin như sau:
Tên cá nhân, tên bộ phận và tên công ty,
Lời xin lỗi ngắn gọn khi không thể tiếp nhận cuộc gọi ngay bây giờ,
Lời mời để lại tin nhắn thoại,
Một dấu hiệu cho biết khi nào người gọi có thể nhận cuộc gọi hồi đáp.
Bất kỳ tùy chọn bổ sung nào có thể khả dụng cho người gọi, chẳng hạn như địa chỉ
trang web, tên và số của cộng sự trong công ty.
+ Truy lục thư thoại:
Hầu hết các điện thoại đều có dấu hiệu hiển thị thông báo thư thoại mới (đèn đỏ sáng
lên, biểu tượng tin nhắn thoại,…).
Quay số cụ thể hoặc nhấn nút để mở hệ thống thư thoại, nhập mã PIN để truy cập tin
nhắn thoại.
Thực hiện theo lời nhắc để phát tin nhắn thoại.
Sau khi nghe tin nhắn thoại, người dùng được cung cấp tùy chọn xóa hoặc lưu tin
nhắn thoại để phát lại bất cứ lúc nào.
- Thư thoại trên điện thoại di động
Gói thuê bao di động thường bao gồm thư thoại. Số điện thoại thư thoại thường được bao
gồm trong danh sách liên lạc mặc định.
Người dùng có thể truy cập thư thoại thông qua danh sách liên hệ hoặc bằng cách quay số
trực tiếp. (thường là số phím tắt, chẳng hạn như * 86.).
Hệ thống thư thoại trên điện thoại di động sử dụng lời nhắc bằng giọng nói để hướng dẫn
người dùng qua các tùy chọn menu.
Lần đầu tiên gọi hệ thống thư thoại, người dùng sẽ được nhắc tạo và xác nhận mật khẩu số
và ghi lại lời chào.
Nếu người gọi đến không được trả lời cuộc gọi, người đó sẽ được gửi đến hộp thư thoại.
Nếu điện thoại chưa thiết lập hộp thư thoại, người gọi sẽ được thông báo rằng hộp thư chưa
được thiết lập và người gọi sẽ không thể để lại tin nhắn thư thoại.
Nhiều nhà cung cấp di động cung cấp một hình thức thư thoại trực quan (có tính phí), cho
phép người dùng xem và thao tác thư thoại của mình trên màn hình
Cá nhân hoặc doanh nghiệp: nếu sử dụng điện thoại di động cho mục đích công việc và
cá nhân, cần phải đảm bảo rằng lời chào mời để lại tin nhắn thoại phải phù hợp với cả hai
loại đối tượng này.
Truy lục thư thoại:
Để truy lục thư thoại, người dùng phải gọi hệ thống thư thoại và đăng nhập bằng mật khẩu.
Truy lục thư thoại bao gồm việc phát các tin nhắn thoại chưa từng nghe, loại bỏ/lưu trữ.
Người dùng cũng có thể ghi lại lời chào mời và định cấu hình cài đặt cho hệ thống thư thoại.
Đầy hộp thư thoại:
Khi hộp thư thoại đầy, người gọi sẽ không thể để lại tin nhắn thoại mới.
Cần kiểm tra, xóa các tin nhắn thoại đã nghe mà không cần lưu trữ
- Để lại tin nhắn thoại rõ ràng
Tên họ, và nếu thích hợp, hãy nêu tên công ty.
Số ĐT có thể tiếp nhận cuộc gọi trong thời gian thích hợp. Cũng có thể cung cấp địa chỉ
email nếu sẵn sàng chấp nhận phản hồi qua email.
Ngày và giờ đang gọi.
Mô tả ngắn gọn về bản chất và mục đích của cuộc gọi.
Yêu cầu người đó gọi lại sớm nhất khi có thể (hoặc trong bất kỳ khung thời gian nào
được yêu cầu).
Lặp lại số có thể tiếp nhận cuộc gọi lại.
Cảm ơn họ đã dành thời gian.
Bài 4: QUẢN LÝ TẬP TIN (File Management)
I. Hiểu về Thư mục và Cấu trúc Thư mục
1. Các ký tự ổ đĩa (Drive Letters)
- Trên máy tính cá nhân, mỗi thiết bị lưu trữ (bên trong, trên mạng, kết nối bên ngoài) được
biểu thị bằng một ký tự ổ đĩa.
- Ổ cứng trong máy tính cá nhân là ổ C. Đây là nơi cài đặt HĐH và chương trình ứng dụng.
2. Thiết bị lưu trữ bên trong bổ sung
- Một máy tính có thể chứa nhiều thiết bị lưu trữ bên trong và mỗi thiết bị được gán một ký
tự ổ đĩa khi nó được cài đặt.
- Nếu có hai ổ đĩa cứng: Ổ cứng chính là C và ổ cứng thứ cấp là D
- Nếu có một ổ đĩa cứng và một ổ DVD: Ổ cứng là C và ổ DVD là D
- Nếu có 2 ổ đĩa cứng và một ổ DVD: Ổ cứng chính là C, ổ cứng thứ cấp là D và ổ DVD là E
- Người dùng có thể thay đổi ký tự ổ đĩa một cách thủ công
3. Ánh xạ các vị trí mạng
- Nếu có quyền truy cập vào các ổ đĩa mạng được chia sẻ, người dùng có thể tạo lối tắt đến
các vị trí này bằng cách ánh xạ một vị trí cụ thể và gán cho nó một ký tự ổ đĩa.
- Quá trình ánh xạ ổ đĩa là tìm đường dẫn đến một vị trí mạng cụ thể và thông báo cho
HĐH rằng người dùng muốn tham chiếu đến vị trí này bằng một ký tự ổ đĩa cụ thể.
Ví dụ như H:, L:,…
Nhấp chuột phải vào vị trí thư mục trên mạng  Chọn Map network Drive…  Chọn ký tự
ổ đĩa  Finish
- Thiết bị lưu trữ được kết nối:
Khi kết nối thiết bị lưu trữ ngoài với PC (qua cổng USB hoặc khe cắm thẻ SD), HĐH sẽ
tự động gán ký tự ổ đĩa tiếp theo cho thiết bị đó.
Hình dưới đây cho thấy một PC có hai ổ cứng C:, D:, hai ổ đĩa được ánh xạ (H:, L:), thẻ
SD (E:), và một ổ flash (F:)

4. Thư mục và thư mục con (Folders and Subfolders)


- Một thư mục là một thùng chứa các tập tin.
- Thư mục con là một thư mục chứa trong thư mục khác.
- Windows còn cung cấp một tính năng gọi là thư viện - là tập hợp các mục, và hoạt động
như một thư mục.
Ví dụ: Documents, Camera Roll, Music, Pictures, Saved Pictures, Video
5. Tổ chức thư mục và Đường dẫn (Directories and Paths)
- Việc tổ chức các tập tin (Files) và thư mục (Folders) được gọi là Directory hay Cây thư
mục (Directory Tree).
- Cấp cao nhất của Cây thư mục gọi là Thư mục gốc (Root Directory) ký hiệu là dấu \
(Backslash).
- Mỗi tập tin được lưu trữ tại một vị trí cụ thể trên đĩa và vị trí đó được mô tả bằng đường
dẫn (Path) của nó.
- Đường dẫn chỉ ra tuyến đường chính xác cần theo để đến vị trí của tập tin. Từng cấp thư
mục trong đường dẫn được phần cách bằng dấu gạch chéo ngược \.
6. Kết nối các thiết bị thông minh
- Khi kết nối thiết bị thông minh với PC, thiết bị sẽ xuất hiện dưới dạng ổ đĩa hoặc thư mục.
- 1 thiết bị thông minh là 1 thiết bị bao gồm HĐH riêng (Smart phones, Tablets, E-Readers)
- Thiết bị thông minh được kết nối với PC bằng cáp USB, thường cho mục đích sao chép
hoặc di chuyển tập tin từ thiết bị sang máy tính

7. Quyền truy cập tập tin và thư mục


- Là các quy tắc xác định xem người nào đó có thể truy cập tập tin/thư mục hay không và
người đó có thể làm gì với tập tin/thư mục:
+ Read: Cho phép xem tên và nội dung tập tin/thư mục đồng thời có thể thực thi (chạy) các
tập tin chương trình ứng dụng.
+ Write: Cho phép xem tên và nội dung của tập tin/thư mục, đồng thời có thể tạo tập
tin/thư mục mới, sửa đổi nội dung của tập tin/thư mục và xóa tập tin/thư mục.
8. Hiểu về vị trí cục bộ và từ xa (Local and Remote Locations)
- Vị trí cục bộ là một ổ đĩa/thư mục trên một vị trí lưu trữ trong máy tính hoặc được kết nối
trực tiếp vào máy tính (ổ đĩa flash, thẻ SD).
- Vị trí từ xa là một địa điểm được truy cập qua mạng (LAN, WLAN, Internet). Các vị trí lưu
trữ trên đám mây, các thư mục mạng được chia sẻ.
II.Sử dụng File Explorer
- File Explorer là giao diện quản lý tập tin/thư mục của Microsoft Windows.
+ Các thao tác mở File Explorer:
Nhấp vào biểu tượng File Explorer trên thanh tác vụ hoặc
Nhấp chuột phải vào nút Start  Chọn File Explorer hoặc
Nhấn [Windows] + E

1. Di chuyển cửa sổ File Explorer


-Sử dụng chuột: Định vị con trỏ trên thanh Tiêu đề, bấm và kéo cửa sổ đến vị trí mong muốn.
- Sử dụng bàn phím:
+ Đưa cửa sổ về chế độ Restore Down
Nhấn phím Alt+Spacebar  dùng phím  để chon mục Move  Enter  sử dụng các phím
, , ,  để di chuyển cửa sổ  Enter để kết thúc.
2. Thay đổi kích thước cửa sổ
- Đưa cửa sổ về chế độ Restore Down.
- Sử dụng chuột: Đưa con trỏ về vị trí các cạnh cửa sổ, bấm và điều chỉnh kích thước cửa sổ.
- Sử dụng phím:Nhấn phím Alt+Spacebar  Dùng phím  để chon mục Size  Enter 
Sử dụng các phím , , ,  để điều chỉnh kích thước  Enter để kết thúc.
3. Sử dụng các thanh cuộn (Scroll Bars)
- Khi cửa sổ được thu nhỏ, các thanh cuộn sẽ xuất hiện ở cạnh dưới và cạnh phải của cửa
sổ.
+ Nhấp vào khu vực bóng mờ nhẹ hơn bên trên hoặc bên dưới hộp cuộn để hiển thị màn
hình thông tin trước đó hoặc sau đó.
+ Nhấp vào mũi tên  hoặc  để hiển thị một dòng thông tin theo hướng đó.
+ Nhấp vào mũi tên  hoặc  ở thanh cuộn ngang một lần để hiển thị một cột thông
tin theo hướng đó.
+ Nhấp và giữ nút chuột trên mũi tên , , ,  ở hai đầu thanh cuộn để cuộn màn
hình theo hướng đó.
+ Kéo hộp cuộn đến một khu vực cụ thể trong khu vực cuộn để di chuyển trực tiếp đến
vị trí đó.

III. Làm việc với tập tin và thư mục


- Một tập tin được tạo bằng từ một chương trình (Program) cụ thể. Loại chương trình sẽ xác
định loại tập tin cụ thể.
- Tập tin xuất hiện dưới dạng biểu tượng của chương trình kết hợp đã tạo ra nó.
- Các loại tập tin:
Loại tập này bao gồm các hướng dẫn chi tiết cho bộ vi xử
Tập tin Ứng lý về những nhiệm vụ cần thực hiện.
dụng Thường được lưu trữ trong thư mục có tên của chương
Application File trình đó (Word, Excel, PowerPoint,…)
(.exe)

Chứa thông tin người đã nhập và lưu trong một trong


những ứng dụng có trên máy tính (.docx, .xlsx, .pptx,…)
Tập tin Dữ liệu
Có thể lưu ở bất cứ nơi nào.
Data File

Tập tin Hệ Chứa các hướng dẫn chi tiết cho bộ vi xử lý về những
thống nhiệm vụ cần thực hiện, chúng là một phần của hệ điều
System File hành.
Thường được ẩn để bảo vệ chúng khỏi bị thay đổi hoặc
xóa.
- Các loại biểu tượng về tập tin và thư mục
Một biểu tượng tương tự như một trong số này cho biết rằng tập
tin dữ liệu hoặc thư mục được lưu ở vị trí này.
Khi được chọn, một biểu tượng thu nhỏ xuất hiện trong nhóm
Open của thẻ Home cho phép mở tập tin/thư mục.
Nếu xóa biểu tượng tập tin/thư mục, tập tin/ thư mục thực sẽ bị
  xóa.
Biểu tượng tương tự với một mũi tên nhỏ ở góc dưới bên trái biểu
thị một lối tắt đến vị trí lưu tập tin dữ liệu/thư mục này.
Mũi tên chỉ ra rằng biểu tượng chỉ là một phím tắt.
Nếu xóa biểu tượng phím tắt, chỉ có phím tắt bị xóa chứ không
xóa tập tin/thư mục thực tế.

Biểu tượng biểu thị rằng đó là lối tắt đến tập tin chương trình ứng
dụng.
Nếu xóa biểu tượng này thì chỉ xóa phím tắt, không xóa tập tin
thực sự khởi động chương trình.
1. Tạo thư mục
- Thư mục có thể được tạo ở bất cứ nơi nào và ở bất cứ cấp nào.
- Một thư mục được tạo bằng một trong các cách như sau:
+ Nhấp vào biểu tượng New Folder trên Thanh công cụ truy cập nhanh (Quick Access
Toolbar) trong cửa sổ File Explorer.
+ Nhấp vào biểu tượng New Folder trên Ribbon, nhóm New, thẻ Home trong cửa sổ
File Explorer.
+ Nhấp chuột phải vào vùng trống trong cửa sổ nội dung  Chọn New  Chọn Folder
2. Đổi tên thư mục
- Tên thư mục có thể dài đến 255 ký tự.
- Các thao tác đổi tên thư mục:
+ Chọn biểu tượng thư mục  Nhấn phím F2  Đổi tên  Enter.
+ Chọn biểu tượng thư mục  Nhấp vào tên thư mục  Đổi tên  Enter.
+ Nhấp chuột phải vào thư mục  Chọn Rename  Đổi tên  Enter.
+ Chọn biểu tượng thư mục  Nhấp chọn Rename trong nhóm Organize thẻ Home 
Đổi tên  Enter.
3. Tạo đường tắt (Shortcut) đến thư mục
- Nhấp chuột phải vào khoảng trống trên màn hình Desktop  Chọn New  Chọn Shortcut
 Chọn Browse  Điều hướng đến thư mục cần tạo Shortcut  OK.
- Nhấp chuột phải vào biểu tượng thư mục  Chọn Send to  Chọn Desktop (Create
Shortcut).
IV. Hiểu về vị trí mặc định
1. Máy quét Scanner
- Hầu hết các máy quét được kết nối với PC Windows đều lưu các tài liệu được quét trong
thư mục My Documents hoặc My Scans theo mặc định.
- Trên Windows 10, các tập tin được lưu trong thư mục Pictures, đặc biệt là lưu các tập tin
này dưới dạng hình ảnh (JPG, JPEG, PNG).
2. Các mục trang Web
- Bất kỳ tập tin nào được tải về (Download) từ Internet đều được lưu trong thư mục
Downloads.
- Trong một số tình huống, người dùng sẽ được nhắc chỉ rõ thư mục chứa tập tin cần tải về.
3. Các Hình ảnh
- Khi sử dụng Camera trong Windows 10 để chụp hình ảnh, các tập tin hình ảnh sẽ tự động
lưu trong thư mục Pictures\Camera Roll.
- Nếu chụp hình ảnh màn hình bằng [Windows] + PrtScr thì hình ảnh sẽ được tự động lưu
trong thư mục Pictures\Screenshots.
- Nếu chụp hình ảnh màn hình sử dụng công cụ Windows Snipping hoặc các hình ảnh import
từ máy ảnh kỹ thuật số, các hình ảnh sẽ được lưu trong thư mục Pictures.
4. Các hình ảnh trên Smart phones
- Các hình ảnh/video được chụp/quay từ Camera sẽ được lưu trong thư viện hình ảnh
(Picture Gallery).
- Các biểu tượng bên dưới hình ảnh (đang được xem) cho phép tự động điều chỉnh (Auto
Aadjust), chia sẻ (Share), biên tập (Edit) hoặc xóa (Delete) hình ảnh.

- Tùy thuộc vào việc cài đặt các ứng dụng (Apps) mà người dùng có thể sử dụng nhiều cách
để chia sẻ hình ảnh trên Smart phone (Social media account, Email accout, Photos,
Messenger…).
- Ngoài ra, có thể sử dụng các công cụ phần cứng để chia sẻ hình ảnh từ Smart phones như:
Bluetooth, SD Card
IV. Quản lý phương tiện điện tử
- Phương tiện điện tử (hoặc phương tiện kỹ thuật số) đề cập đến phương tiện được lưu trữ
(Storage), phát (Play) hoặc xem (View) bằng điện tử.
- Âm nhạc (Music), phim ảnh (Movies), sách (Books) tồn tại dướí định dạng điện tử và được
thưởng thức (nghe/xem) bằng các ứng dụng trình phát (Player app).
+ Movies: 5KPlayer, Movies & TV Player (Windows 10), iMovie (iOS)
+ Music: Groove music,…
+ eBook: eReader, Kindle, Nook, kobo, Sony reader,…)
- Các ứng dụng trình phát này được thiết kế, phân phối miễn phí và được bảo vệ bởi Phần
mềm quản lý quyền kỹ thuật số DRM (Digital Rights Management).
- Không thể quản lý các Digital Media bằng File Explorer hoặc các tiện ích quản lý tập tin.

V. Chia sẻ tập tin (Sharing Files)


- Sử dụng phương tiện di động (Removable Media): đây là phương pháp cũ nhất được sử
dụng để chia sẻ tập tin bằng cách sao chép tập tin vào USB flash drive và chuyển cho người
cần được chia sẻ.
- Sử dụng Thư mục công cộng (Public Folder): Các tập tin cần chia sẻ được đặt trong thư
mục công cộng
1. Chia sẻ thư mục (Shared Folders)
- Trong cửa sổ File Explorer  Nhấp chuột phải vào Thư mục cần chia sẻ  Chọn
Properties  Chọn Sharing  Chọn nút Share  Nhập tên người cần chia sẻ  Chọn Add
 Chọn Permission Level  Chọn Read hoặc Read/Write  Chọn nút Share  Done.
2. Chia sẻ mạng (Network Shares)
- Là đặt tập tin/thư mục cần chia sẻ lên thư mục mạng được chia sẻ.
- Chia sẻ mạng được sử dụng trong giới hạn mạng LAN.
3. Đính kèm Email (Email Attachments)
- Đối với Gmail, chọn hộp thoại Choose File to Upload; đối với Outlook.com, sử dụng hộp
thoại Open và đối với Outlook Desktop app, chọn hộp thoại Insert File.
- Các giới hạn của việc chia sẻ tập tin đính kèm Email:
+ Dung lương tập tin đính kèm bị giới hạn: Gmail/Yahoo mail là 25MB, Outlook là
20MB.
+ Nhiều nhà cung cấp dịch vụ Email và Quản trị mạng giới hạn một số kiểu tập tin
đính kèm như:
Các tập tin thực thi:.com, .exe, .bat, .cmd,…
Các tập tin CSDL: .mdb, .accdb
Các tài liệu chứa Macro
4. Các tập tin nén (Email Attachments)
- Nén một/nhiều tập tin/thư mục còn được gọi là Zipping.
- Các tập tin nén còn được gọi là lưu trữ (Archives).
- Ngoài các tiện ích chuyên dụng như WinZip, PKZIP của bên thứ ba, tiện ích nén cũng đã
được tích hợp trong Windows từ phiên bản Windows XP.
Để nén (zip) các tập tin/thư mục: Chọn các tập tin/thư mục cần nén  Nhấp chuột
phải và chọn Send to  Chọn Compressed (Zipped) folder.
Để giải nén (Unzip):
+ Nhấp đúp chuột để mở tập tin nén  di chuyển các tập tin/thư mục sang vị trí khác hoặc
+ Nhấp chuột phải vào tập tin nén, chọn các tùy chọn Extract hoặc
+ Nhấp chuột phải vào tập tin nén và chọn Open with  Chọn Window Explorer  Thao
tác sao chép/di chuyển tập tin/thư mục như trong File Explorer.

Bài 5: PHẦN MỀM (Software)


I. Tại sao nên sử dụng phần mềm?
- Các chương trình phần mềm cho phép sản xuất tài liệu, biểu đồ, giải các phương trình phức
tạp, tính toán quỹ đạo tên lửa, mua hàng trực tuyến, chỉnh sửa phim kỹ thuật số, giải mã bộ
gen người, ...
- Các chương trình phần mềm làm cho các thiết bị máy tính trở nên hữu ích.
- Apps và Applications là những thuật ngữ mô tả phần mềm được sử dụng để thực hiện
các tác vụ khác nhau:
+ Applications: là các chương trình phức tạp được cài đặt từ phương tiện lưu động
(Removable Media) hoặc từ Internet.
+ Apps: là những chương trình nhỏ, nhẹ được cài đặt từ cửa hàng App Store.
- Trong thuật ngữ của Microsoft, Applications là “Desktop Apps”, và Apps là “Windows
Apps”.
1. Phần mềm được cài đặt cục bộ (Locally-Installed Software)
- Được cài đặt trên một thiết bị và chạy trực tiếp trên thiết bị đó.
- Các chương trình này được thiết kế để hoạt động với các HĐH cụ thể và với phần cứng đáp
ứng các yêu cầu tối thiểu nhất định.
2. Phần mềm dựa trên đám mây (Cloud-Based Software)
- Chạy trên máy chủ chuyên dụng (không phải trên máy tính cá nhân).
- Được thiết kế để có thể truy cập qua Internet.
3. Ngày nay, có nhiều tùy chọn để có và cài đặt phần mềm:
- Mua phiên bản đóng gói tại cửa hàng bán lẻ và cài đặt bằng phương tiện di động.
- Mua giấy phép trực tuyến (thường bằng thẻ tín dụng), sau đó tải xuống và cài đặt chương
trình.
- Thuê phần mềm trên cơ sở đăng ký.
- Tải về và cài đặt ứng dụng từ cửa hàng ứng dụng.
- Khi mua một chương trình phần mềm, người dùng đang mua một giấy phép để cài đặt và
sử dụng chương trình đó trên thiết bị của mình.
- Một số loại giấy phép chỉ cho phép cài đặt trên một thiết bị, một số loại khác cho phép cài
đặt trên nhiều thiết bị.
- Người dùng có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các quy tắc cấp phép.
- Chi phí phần mềm thường bao gồm các bản cập nhật trong tương lai.
4. Cân nhắc nền tảng (Platform)
- Nền tảng là môi trường trong đó một phần mềm cụ thể được thiết kế để chạy. HĐH, trình
điều khiển và phần cứng tạo ra nền tảng.
- Các chương trình được cài đặt cục bộ thường được phát hành theo các phiên bản dành riêng
cho một nền tảng nào đó.
- Bộ vi xử lý (Micro-Processor) được thiết kế theo kiến trúc 32 bit và 64 bit, HĐH cũng có
các phiên bản tương ứng 32 bit và 64 bit.  phần mềm cài đặt cần phải tương ứng theo 32
bit hay 64 bit.

- Các yêu cầu hệ thống:


+ Yêu cầu hệ thống xác định loại phần cứng (và phiên bản HĐH) cần thiết để chương
trình có thể chạy thành công.
+ Tất cả phần mềm (HĐH và chương trình ứng dụng) đều yêu cầu một cấu hình phần
cứng tối thiểu để có thể hoạt động ở tốc độ và công suất cụ thể
+ Để xem các thông số thuộc tính trên Hệ điều hành Windows 10 (tốc độ bộ vi xử
lý, phiên bản Hệ điều hành, dung lượng bộ nhớ RAM):
Nhấp chọn Start  Windows System  Control Panel  System hoặc
Trong File Explorer  Nhấp chuột phải vào This PC  Properties

III. Quản lý phần mềm


- Một chương trình phần mềm có thể được cài đặt (Installed), gỡ bỏ (Uninstalled), hiệu chỉnh
(Modified), sửa chữa (Repaired) và cài đặt lại (Reinstalled).
- Giấy phép phần mềm thường cho phép người dùng tạo bản sao của chương trình cài đặt gốc
nhưng chỉ với mục đích sao lưu.
1. Cài đặt một chương trình mới (Installing a New Program):
- 1 chương trình mới có thể được cài đặt từ ổ đĩa mạng, ổ đĩa quang, ổ USB hoặc Internet.
- Bất kể chương trình được cài đặt từ đâu, hầu hết các chương trình đều có hướng dẫn từng
bước trong suốt quá trình cài đặt.
- Kiểm soát tài khoản người dùng UAC (User Account Control):
-+ UAC là một tính năng trong Windows, UAC đưa ra các thông số khi chương trình có
sự thay đổi, cũng như yêu cầu quyền truy cập ở cấp quản trị viên.
+ UAC còn giúp ngăn ngừa các chương trình gây hại tiềm ẩn cho máy tính.
+ Để thay đổi mức độ thông báo (Notify) của UAC: Nhấp chuột phải nút Start 
Chọn Search  Nhập Control Panel  Chọn User Account  Chọn Change User Account
Control settings  Kéo hiệu chỉnh thanh trượt  OK

+ Khi chạy một chương trình ở cấp độ Run as Administrator, UAC sẽ thông báo
chương trình có thể thay đổi thông số thiết bị.
- Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối EULA (End User License Agreement) và sự đăng
ký (Registration)
+ Trong quá trình cài đặt chương trình, người dùng sẽ được yêu cầu đồng ý với Thỏa
thuận cấp phép người dùng cuối (EULA);
+ Người dùng cần phải đọc các điều khoản quy định trong thỏa thuận và nhấp chọn chấp
nhận (Accept).
+ Khi cài đặt hoàn tất, người dùng thường sẽ được yêu cầu đăng ký hoặc kích hoạt bản sao
của chương trình nhằm đảm bảo rằng người dùng sẽ được thông báo về mọi cập nhật cho
chương trình
2. Gỡ bỏ chương trình (Uninstalling Programs)
- Một chương trình ứng dụng có thể được gỡ bỏ khi không cần sử dụng nữa.
- Để gỡ bỏ một chương trình:
+ Trong Control Panel (ở chế độ Category)  Chọn Uninstall a program hoặc (ở chế
độ Large/Small Icons)  Chọn Programs and Features
+ Chọn chương trình  Chọn Uninstall
- Có thể gỡ bỏ chương trình bằng tùy chọn Uninstall của chương trình nếu tùy chọn này có
kèm theo chương trình để Uninstall.
- Không thể gỡ bỏ chương trình bằng cách dùng Delete trong File Explorer do HĐH vẫn còn
lưu thông số đăng ký của chương trình trong Windows Registry.
3.Sửa chữa phần mềm (Repairing Software)
- Khi một chương trình ứng dụng dừng hoạt động hoặc hoạt động không chính xác. Một
trong những giải pháp là sửa chữa chương trình.
- Trong cửa sổ Programs and Featurs của Control Panel  Chọn chương trình  Chọn
Repair (một số chương trình không có tùy chọn Repair  chọn Change hoặc
Uninstall/Change).
4. Cài đặt lại chương trình (Reinstalling a Program)
- Khi việc sửa chữa phần mềm không hiệu quả, chương trình cần gỡ bỏ và cài đặt lại.
- Hầu hết các nhà cung cấp cho phép người dùng tải xuống và cài đặt lại một chương trình
trên cùng một hệ thống nhiều lần mà không mất bất kỳ khoản phí nào.
- Trong trường hợp chương trình không tương thích, người dùng không cần thiết phải cài đặt
lại chương trình. Windows cung cấp Trợ lý tương thích chương trình (Program
Compatibility Assistant) nhằm khắc phục các lỗi của chương trình

5. Cập nhật phần mềm (Updating Software)


- Khi phần mềm được cấp phép (License) sử dụng, người dùng có quyền nhận thông báo về
các bản cập nhật (Update) hoặc nâng cấp (Upgrade) khi chúng khả dụng.
- Nhiều chương trình được thiết kế để tự động kiểm tra trực tuyến các bản cập nhật và hiển
thị các thông báo cho biết khi nào bản cập nhật mới đã sẵn sàng để tải xuống và cài đặt
(Microsoft, Adobe).
- Người dùng có thể kiểm tra các bản cập nhật bằng cách:
+ Nhấp vào lệnh/nút/liên kết trong chương trình. Thông thường tùy chọn này liên kết
với trang web của nhà cung cấp.
+ Truy cập menu Trợ giúp (Help) trong chương trình và nhấp vào lệnh hiển thị thông
tin về ứng dụng, bao gồm số phiên bản. Các nhà cung cấp thường bao gồm kiểm tra các liên
kết cập nhật với thông tin này.
IV. Cấu hình phần mềm (Configuring Software)
1. Tùy chỉnh thanh công cụ
- Trong các ứng dụng của bộ Microsoft Office, thanh công cụ Truy cập nhanh (Quick Access
Toolbar) và một loạt các tab Ribbon được hiển thị trên đầu cửa sổ ứng dụng.

- Tùy chỉnh Quick Access Toolbar:

Nhấp chọn bên phải Quick Access Toolbar để chọn các lệnh đang ẩn hoặc chọn More
Commands… để thêm các lệnh vào Quick Access Toolbar.

2. Chỉ định các mặc định chương trình


- Cài đặt mặc định là tùy chọn được chọn trước được sử dụng bởi chương trình máy tính khi
người dùng không chỉ định thay thế.
- Các cài đặt mặc định như các vị trí lưu tập tin, cài đặt in, màu của cửa sổ ứng dụng hoặc
kiểu chữ của phông chữ.
- Trong các ứng dụng Microsoft Office, các cài đặt này trên thẻ File của Ribbon.
- Thẻ File hiển thị Office Backstage, cung cấp các thẻ: Info, New, Open, Print, Share,
Export, Send, Account, Options và Feedback.
- Các thẻ này cung cấp quyền truy cập vào các lệnh và cài đặt khác nhau.
V. Làm việc với các ứng dụng Windows
1. Cửa hàng ứng dụng của Hệ điều hành (App Stores)
- Là một nền tảng kỹ thuật số để phân phối phần mềm cho các HĐH cụ thể như iOS, Mac OS
X, Windows hoặc Android.
2. Cửa hàng ứng dụng Windows (Windows Store)
- Windows 10 đi kèm với các ứng dụng tích hợp trong Store bao gồm OneNote, Mail,
Groove Music, Movies & TV, Photos, Camera, Games, People, Maps, Calendar, Money, and
Alarms
- Người dùng có thể nhận được nhiều hơn trong Windows Store bằng cách nhấp vào biểu

tượng (Store) trong thanh tác vụ để mở ứng dụng Windows Store.


Người dùng cần phải đăng nhập vào tài khoản Microsoft để tải xuống và cài đặt ứng dụng.
3. Tài khoản Microsoft:
- Là ID bao gồm địa chỉ email và mật khẩu.
- Cho phép đăng nhập vào các trang web và dịch vụ của Microsoft, như Hotmail, Xbox Live,
Outlook.com và OneDrive.
- Cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào các ứng dụng và trò chơi từ Windows Store,
cho phép xem các cài đặt, các tập tin cá nhân trên nhiều thiết bị Windows 10.
- Được tạo miễn phí từ outlook.com.
4. Đăng nhập vào Windows 10 Store:
- Khi đã có tài khoản Microsoft, người dùng có thể đăng nhập vào các ứng dụng Store.
- Chọn Microsoft Store trên thanh tác vụ và chọn Sign in ở góc trên bên phải của cửa sổ
Store mở menu Đăng nhập.
5. Tìm một ứng dụng trong Microsoft Store
- Các lựa chọn hàng đầu hoặc các mục nổi bật được trình bày trên trang đầu tiên.
- Nhấp hoặc nhấn vào các tùy chọn cho phép người dùng duyệt theo danh mục.

- Người dùng có thể nhập tên ứng dụng cụ thể trong thanh Tìm kiếm, Microsoft Store sẽ
hiển thị các kết quả tìm kiếm tốt nhất.

6. Tải về và cài đặt App từ Microsoft Store


- Khi tìm thấy một ứng dụng quan tâm, nhấp vào ứng dụng để mở trang chi tiết
- Trang chi tiết liệt kê, xếp hạng, đánh giá và giá của ứng dụng (nếu có).
- Nhấp chọn Get để tải về máy, nhấp chọn Launch để chạy ứng dụng hoặc Pin to Start/Pin to
Taskbar để đặt ứng dụng trong Start Menu hoặc trên thanh tác vụ.
7. Xóa App
Nhấp chọn nút Start  Nhấp chuột phải vào App trong Start menu hoặc trong Productivity
 Chọn Uninstall.

8. Đăng xuất khỏi Microsoft Store


Trong Microsoft Store, nhấp chọn biểu tượng Sign in trên góc phải màn hình  Nhấp chọn
vào Tài khoản người dùng  Chọn Sign out.

VI. Các ứng dụng nhắn tin


1. Tin nhắn văn bản (Text Messaging)
- Là các chuỗi văn bản ngắn được gửi qua mạng của nhà cung cấp di động (Cellular
Provider's Network) bằng giao thức Dịch vụ tin nhắn ngắn SMS (Short Message Service).
- Tin nhắn văn bản được tạo và gửi từ điện thoại di động (hoặc các thiết bị di động tương tự
khác).
- Số lượng ký tự được phép cho mỗi tin nhắn bị giới hạn (100-200 ký tự cho mỗi tin nhắn,
tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ).
- Giao thức SMS gốc cho phép tối đa 160 ký tự.
- Tin nhắn văn bản có thể gửi cho một/nhiều người cùng một lúc.
- Ngoài SMS, nhiều nhà cung cấp dịch vụ di động cung cấp Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện
MMS (Multimedia Messaging Service), cho phép gửi tin nhắn đa phương tiện (âm thanh,
hình ảnh, video).
- Các dịch vụ tin nhắn Non-SMS
+ Là các ứng dụng tin nhắn bỏ qua dịch vụ SMS/MMS của nhà mạng di động. Sử dụng
Wi-Fi hoặc Mobile Data.
+ WhatsApp:
Hệ thống nhắn tin đa nền tảng hỗ trợ các thiết bị Android, iOS, Windows 10 Mobile
và BlackBerry.
Cho phép gửi/nhận tin nhắn văn bản, hình ảnh, tin nhắn thoại, video bằng Wi-Fi hoặc
Mobile Data.
Ứng dụng WhatsApp là miễn phí.
+ Viber:
Hỗ trợ Android, iOS, Windows 10 Mobile và BlackBerry
Cho phép gửi/nhận và quản lý tin nhắn trên máy tính, trên thiết bị di động.
Ứng dụng Viber là miễn phí.
+ Facebook Messenger:
Cho phép kết nối với bất kỳ người dùng Facebook nào khác.
Hỗ trợ iOS, Android, BlackBerry và Windows
Cho phép sử dụng máy tính để nhắn tin thay vì điện thoại.
Ứng dụng Facebook Messenger là miễn phí.
2. Trò chuyện (Chat)
- Nhiều trang web mạng xã hội (Facebook, Google+) bao gồm các tính năng Chat hoặc
Messenger, cho phép người dùng kết nối và trao đổi tin nhắn với những người khác trên
mạng xã hội.
- Nhiều ứng dụng nhắn tin tức thời (Instant Messaging) được liên kết với các dịch vụ trực
tuyến (Online Services) như Gmail, Outlook.com cho phép đăng nhập vào tài khoản email và
khởi chạy tính năng trò chuyện dựa trên web từ trong hộp thư của người dùng.
- Các dịch vụ này còn cho phép thể gửi tin nhắn cho những người hiện không trực tuyến
(Offline).
3. Sử dụng Gmail Chat:
- Diễn ra trên nền tảng Google Hangouts.
- Để tham gia vào trò chuyện trực tuyến, các bên trò chuyện phải đăng nhập vào Gmail.
- Một vòng tròn màu xanh lá cây trong danh sách trò chuyện cho biết rằng một số liên lạc đã
được đăng nhập
4. Tin nhắn tức thời IM (Instant Messaging)
- Trò chuyện với nhau và trò chuyện theo nhóm trong thời gian thực (Real time) bằng cách
nhập tin nhắn vào cửa sổ chương trình nhắn tin tức thời.
- Các chương trình nhắn tin tức thời (Skype, ICQ, Yahoo! Messenger) cho phép mọi người
trò chuyện với nhau, bất kể họ đang ở đâu.
- Để sử dụng chương trình nhắn tin tức thì, người dùng phải tạo một tài khoản với tên người
dùng và mật khẩu.
- Sử dụng Skype:
+ Phiên bản doanh nghiệp (Business):
- Cho phép tối đa 250 người vào một cuộc họp trực tuyến và được tích hợp vào các ứng dụng
Microsoft Office,
- Cho phép lên lịch các cuộc họp trực tuyến từ Outlook.
- Chi phí dịch vụ là $ 2 mỗi tháng cho mỗi người dùng.
+ Phiên bản người tiêu dùng (Consumer): sử dụng miễn phí.
- Người dùng có thể đăng nhập vào Skype bằng tài khoản Microsoft và có thể mở các phiên
tin nhắn tức thời từ hộp thư đến (Inbox) trong Outlook.com.
- Người dùng cũng có thể tạo tài khoản Skype độc lập với tài khoản Microsoft và có thể đăng
nhập vào Skype bằng tên Skype của mình.
+ Thêm các liên hệ (Contacts)
- Dưới thanh công cụ, nhấp chọn New Contact,
- Trong hộp thoại Add a new contact, nhập Skype Name, Phone number, Email hoặc Full
name vào hộp Find people  Chọn Add.

+ Có thể thêm liên hệ mới bằng cách:


- Trong hộp thoại Add a new contact  Nhấp chọn Invite to Skype  Copy to Clipboard 
Gửi đường link đến người được mời hoặc
- Nhấp chọn Email  Gửi email đến người được mời.
- Khi nhận được lời mời, người nhận mở Skype, chọn Accept, khi đó họ mới được thêm vào
danh sách liên hệ và các giao tiếp trên Skype có thể được bắt đầu.
- Trao đổi tin nhắn tức thời với Skype
Sử dụng Skype có thể gửi tin nhắn văn bản/gọi đến Mobile, với điều kiện người gửi
phải có Skype Credit.
Sử dụng Skype để gửi hình ảnh, tập tin tài liệu, video, thẻ liên lạc và biểu tượng cảm
xúc (emoticons) và Mojis.
Ghi chú: Mojis là những video clip ngắn mà người dùng có thể sử dụng để thể hiện bản
thân.

BÀI 6: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (CLOUD COMPUTING)


I. Khái niệm điện toán đám mây
- Điện toán đám mây là cụm từ được sử dụng để chỉ một số tình huống khác nhau trong đó
các tài nguyên điện toán, như vị trí lưu trữ hoặc phần mềm, được phân phối dưới dạng dịch
vụ qua Internet.
1. Có ba mô hình cơ bản cho các dịch vụ lưu trữ:
Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) - là mô hình phân phối phần mềm được nhà cung
cấp lưu trữ và cung cấp cho khách hàng qua kết nối mạng.
Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS) - tài nguyên điện toán ảo hóa (không gian máy
chủ, không gian lưu trữ, kết nối mạng và nhóm địa chỉ IP) có thể được thuê và truy cập dưới
dạng dịch vụ.
Nền tảng là một Dịch vụ (PaaS) - là phần mở rộng của IaaS, PaaS cung cấp các môi
trường để xây dựng các ứng dụng bao gồm phần mềm và cấu hình cần thiết để tạo nền tảng
(Platform). Từ các nền tảng này, các nhà phát triển tạo ứng dụng và khách hàng truy cập các
ứng dụng từ các nền tảng đó.
2. Lợi ích của Điện toán đám mây
Giảm chi phí phần cứng: Để sử dụng các dịch vụ được lưu trữ, người dùng cần có kết
nối Internet và trình duyệt.
Các phiên bản mới nhất: Khi đăng ký một giải pháp được lưu trữ cho phần mềm, người
dùng luôn nhận được phiên bản phần mềm mới nhất khi đăng nhập.
Truy cập 24/7: các dịch vụ được lưu trữ luôn khả dụng miễn là người dùng có quyền
truy cập vào kết nối Internet trực tiếp.
Dung lượng lưu trữ có thể mở rộng: Dịch vụ đám mây được liên kết với không gian
lưu trữ đám mây.
Quyền truy cập cục bộ vào tập tin người dùng: Hầu hết các dịch vụ lưu trữ đều cung
cấp lưu trữ bản sao được đồng bộ hóa cục bộ với tất cả các tập tin người dùng được lưu trữ
trên đám mây.
Sao lưu tích hợp: Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ sao lưu máy chủ của họ liên tục.
Bảo mật cao: Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ duy trì mức bảo mật cực cao trên hệ
thống của họ. Miễn là người dùng giữ tài khoản và mật khẩu của mình ở chế độ riêng tư.
3. Truy cập dịch vụ lưu trữ (Accessing Hosted Services)
+ Để truy cập, mở ứng dụng và đăng nhập vào dịch vụ
Đăng nhập bằng ứng dụng cục bộ: Ứng dụng được tải xuống và cài đặt trên thiết bị
người dùng (Desktop apps)
Đăng nhập bằng ứng dụng web: Ứng dụng chạy trên trình duyệt (Web apps).
+ Các dịch vụ lưu trữ được truy cập từ nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau:
Desktop apps: Hiển thị giao diện người dùng trong cửa sổ ứng dụng và thường cung cấp
bộ tính năng đầy đủ nhất
Browser apps (Web apps): Hiển thị giao diện người dùng bên trong cửa sổ trình duyệt và
thường ít chức năng hơn so với phiên bản Desktop apps.
Tablet apps: Hiển thị giao diện người dùng trong một môi trường được thiết kế để khai
thác các tính năng của máy tính bảng (màn hình cảm ứng và kích thước màn hình khá lớn).
Smart Phone apps: Hiển thị giao diện người dùng trong cửa sổ ứng dụng tương đối nhỏ.
Giao diện được sắp xếp hợp lý và thu nhỏ để cung cấp các tính năng quan trọng nhất.
4. Kết nối là chìa khóa
- Thành phần quan trọng nhất của điện toán đám mây là khả năng kết nối nhiều thiết bị với
một tài khoản
- Khi các thiết bị được đặt trong chế độ tự động đồng bộ hóa và đồng bộ hóa với đám mây 
dữ liệu được lưu trữ ở cả hai vị trí đám mây và thiết bị.
- Người dùng có thể sử dụng điện toán đám mây để giữ cho tất cả các thiết bị được kết nối và
đồng bộ hóa với nhau và để luôn kết nối với dữ liệu vào bất kỳ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu.
II. Tài khoản đám mây (Cloud Accounts)
- Trong điện toán đám mây, tài nguyên và dịch vụ được lưu trữ trên đám.
- Để truy cập các tài nguyên và dịch vụ, người dùng cần có kết nối Internet và tài khoản đám
mây.
Ví dụ: Tài khoản đám mây Google có thể truy cập dịch vụ lưu trữ Google Drive, và các ứng
dụng như Google Map, Google Calendar, Google Play, Google Hangout,…cũng như cho
phép chia sẻ các tập tin
- Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ cung cấp cả giải pháp lưu trữ cho người tiêu dùng
và doanh nghiệp
1. Trong nhiều trường hợp, giải pháp người tiêu dùng được cung cấp miễn phí gồm:
Không gian lưu trữ đám mây
Ứng dụng kết nối nhiều thiết bị với tài khoản
Ứng dụng để giữ cho tất cả các thiết bị được đồng bộ hóa
Quyền truy cập ngoại tuyến
Khả năng chia sẻ tập tin thông qua các liên kết web
Khả năng tải lên/tải xuống vị trí lưu trữ
Tính năng sao lưu tự động
Tính năng tải lên hình ảnh và video tự động
Ứng dụng web để làm việc với các tài liệu và thư mục
Khả năng cộng tác trên các tập tin
2. Quản lý tài khoản đám mây
- Hầu hết các nhà cung cấp đều cung cấp một vị trí trung tâm để người dùng có thể quản
lý tài khoản của mình:
• Theo dõi hoạt động đăng nhập,
• Kiểm soát các thiết bị được kết nối,
• Chỉnh sửa thông tin cá nhân,
• Thêm thông tin khôi phục tài khoản,
• Xem dung lượng lưu trữ được phân bổ đã sử dụng,
• Đặt các tùy chọn tài khoản,…
• Trong Google, vị trí trung tâm này là My Account

3. Lưu trữ đám mây trên Google Drive


- Lưu trữ đám mây (còn được gọi là bộ nhớ đám mây) được liên kết với tài khoản Google là
Google Drive.
- Được cung cấp miễn phí với dung lượng là 15GB
- Truy cập vào ổ đĩa đám mây (Google Drive): Đăng nhập vào tài khoản Google  Chọn

biểu tượng Google apps  Chọn Drive


- Tải nội dung lên Google Drive
+ Là quá trình di chuyển dữ liệu từ thiết bị cục bộ, qua mạng, đến máy chủ.
+ Để tải lên một/nhiều tập tin:
Bấm vào  bên phải My Drive hoặc nhấp chuột phải trong vùng nội dung của Google Drive
 Chọn Upload files  điều hướng đến nơi chứa tập tin trong hộp thoại Open  chọn
một/nhiều tập tin  Chọn Open.
- Để tải lên một thư mục:
- Bấm vào  bên phải My Drive hoặc nhấp chuột phải trong vùng nội dung của Google Drive
 Chọn Upload folder  điều hướng đến nơi chứa thư trong hộp thoại Select Folder to
Upload  chọn thư mục  Chọn Upload
- Có thể kéo thả tập tin/thư mục từ File Explorer vào Google Drive.
- Google Drive bao gồm các ứng dụng web tích hợp được sử dụng để tạo nội dung trực tiếp
trên đám mây (New folder, Google Docs, Google Sheets, Google Slides, Google Forms,…)

- Làm việc với nội dung trong Google Drive


+ Thanh lệnh (Command Bar) xuất hiện trên cùng trong giao diện Google Drive với các
chức năng

Tìm kiếm (Search): Nhập tên tập tin cần tìm kiếm trong Google Drive
Hỗ trợ (Support): Cung cấp trợ giúp, hướng dẫn sử dụng, cập nhật, các thuật ngữ và chính
sách sử dụng, phản hồi
Cài đặt (Settings) : Về dung lượng lưu trữ, chuyển đổi dạng tập tin tải lên, ngôn ngữ, các
đề nghị,…
Trình đơn (Menu): Cho phép chọn lựa tập tin/thư mục tải lên hoặc các ứng dụng trong
Google Drive
Xem (View): Chuyển đổi các dạng xem trong Google Drive
Xem chi tiết (View Details): Cho các thông tin và các hoạt động chi tiết về tập tin/thư mục
+ Khi chọn một tập tin/thư mục, thanh lệnh xuất hiện thêm các chức năng:

Sao chép liên kết (Get shareable link): Sao chép đường liên kết đến tập tin/thư mục trong
Google Drive
Chia sẻ (Share): Chia sẻ tập tin/thư mục
Xem trước (Preview): Xem nội dung tập tin (không xuất hiện khi chọn thư mục)
Xóa (Remove): Xóa tập tin/thư mục ra khỏi Google Drive
Các hành động khác (More actions): Bổ sung thêm các hành động như: mở, di chuyển,
đổi tên, sao chép, tải xuống một tập tin/thư mục
- Tổ chức nội dung trong Google Drive
+ Thư mục gốc trên Google Drive có tên là My Drive.
+ Người dùng có thể tạo các thư mục và di chuyển các tập tin vào các thư mục giống như
trong File Explorer.
Tạo thư mục: Nhấp chọn My Drive  Chọn New Folder  Nhập tên thư mục  Chọn
Create.
Để di chuyển các tập tin/thư mục vào một thư mục khác: nhấp chuột phải vào các tập
tin/thư mục đã chọn  Chọn Move to  Chọn thư mục đích  Chọn Move.
- Tải nội dung từ Google Drive
+ Chọn tập các tin/thư mục cần tải:
Nhấp chuột phải vào các tập tin/thư mục đã chọn  Chọn Download hoặc
Nhấp chọn More Actions trên Command bar  Chọn Download.
- Các ứng dụng (Apps) cho thư mục cục bộ
+ Google Drive bao gồm một ứng dụng mà người dùng có thể tải xuống và cài đặt trên PC
(Phone, Tablet) thành thư mục Google Drive cục bộ trong File Explorer.
+ Theo mặc định Google Drive cục bộ chứa trong thư mục This PC\OS (C:)\Users\<your
name>\Google Drive.
+ Người dùng cũng có thể truy cập Google Drive cục bộ từ Quick Access của File
Explorer.
+ Người dùng chỉ cần lưu các tập tin/thư mục vào thư mục Google Drive cục bộ trên PC,
các tập tin/thư mục này sẽ được tự động tải lên thư mục My Drive.
+ Quá trình tải và cài đặt Google Drive xuống vị trí cục bộ, Google cũng sẽ tự động tạo
các Shortcut như Google Docs, Google Drive, Google Sheets, Google Slides trên màn hình
Desktop và tạo một biểu tượng Synchronize trong vùng thông báo (Notification) cho biết
trạng thái đồng bộ hóa giữa Google Drive cục bộ và My Drive.

- Chia sẻ các tập tin đám mây


+ Chia sẻ bằng liên kết Sharing link: Gửi link đến người cần chia sẻ thông qua việc gửi
Email.
+ Chia sẻ trực tiếp tập tin/thư mục qua Google Drive: với ba cấp độ chia sẻ:
Can edit; Can comment ; Can view
Can edit: Người được chia sẻ có thể hiệu chỉnh tập tin/thư mục cũng như có thể chia sẻ lại
cho người dùng khác.
Can comment: Người được chia sẻ không có quyền chỉnh sửa mà chỉ có thể xem và ghi
chú thích cho tập tin/thư mục.
Can view: Người được chia sẻ chỉ có thể mở và xem nội dung nhưng không thể chú thích
hoặc hiệu chỉnh. Đây là cấp độ mặc định trong Sharing link.
+ Để chia sẻ tập tin/thư mục cho một người cụ thể: Chọn tập tin/thư mục  Chọn
Share  Nhập địa chỉ email người nhận  Chọn Editor để quy định cấp độ chia sẻ  Send.
- Để chia sẻ Link (Sharing link):
Chọn tập tin/thư mục  Chọn Share  Chọn Change to anyone with the link để xác định
việc truy cập chỉ giới hạn cho người được gửi (Restricted) hay cho tất cả những ai có đường
Link (Anyone with the link)  Chọn Viewer để xác định cấp độ chia sẻ  Chọn Copy Link
 Chọn Done  Gửi Link cho người cần được chia sẻ.

4. Ứng dụng Google Drive dành cho thiết bị di động


Người dùng có thể tải xuống và cài đặt ứng dụng di động Google Drive cho Android và iOS.
Cài đặt và đăng nhập trên thiết bị di động giúp thiết bị được đồng bộ hóa.
Người dùng có thể bật tự động Upload ảnh/video được chụp trên thiết bị của mình bằng cách
bật Auto Backup. Ảnh được tự động tải lên ứng dụng Google Photos
III. Microsoft OneDrive
1. Lưu trữ đám mây trên OneDrive
- OneDrive là sản phẩm lưu trữ đám mây của Microsoft, cung cấp dung lượng lưu trữ 5GB
miễn phí cho người dùng.
- Thư mục OneDrive cục bộ được tạo sẵn trong File Explorer trong Windows 10.
- Người dùng truy cập OneDrive bằng cách đăng nhập tài khoản Microsoft trên
https://onedrive.live.com
-Tải lên, sắp xếp và tải xuống nội dung
+ Tạo tập tin/thư mục mới: Nhấp chọn New  Chọn các mục thích hợp (Folder,
Word Document, Excel Workbook, PowerPoint Presentation,…)
+ Tải lên các tập tin: Nhấp chọn Upload  Chọn Files  Điều hướng đến nơi các tập
tin cần tải lên  Chọn các tập tin  Chọn Open.
+ Tải lên thư mục: Nhấp chọn Upload  Chọn Folder  Điều hướng đến thư mục
cần tải lên  Chọn thu mục  Chọn Upload.
+ Thay đổi giao diện xem trong của sổ OneDrive: Nhấp chọn các tùy chọn View 
Chọn các kiều View mong muốn.
+ Sắp xếp tập tin và thư mục: Nhấp chọn Sort  Chọn các tiêu chí sắp xếp như mong
muốn (Name, Modified, Size,…)
+ Thay đổi các cài đặt: Nhấp chọn Settings (bánh răng)  Chọn các cài đặt thích hợp.
Thông tin các sản phẩm Micrsoft và nâng cấp ứng dụng: Nhấp chọn thông tin các sản phẩm
Microsoft.
+ Thông tin chi tiết về tập tin/thư mục: Nhấp chọn tập tin/thư mục  Chọn thông tin
chi tiết (Chọn lần hai để ẩn cửa sổ thông tin chi tiết).
+ Chọn ứng dụng: Nhấp chọn khởi tạo ứng dụng  Chọn các ứng dụng mong muốn.
- Khi chọn tập tin/thư mục, một thanh công cụ xuất hiện trên cùng của cửa sổ nội dung
với các chức năng
 Open: Mở tập tin/thư mục.
 Share: Chia sẻ tập tin/thư mục.
 Download: Tải xuống tập tin/thư mục.
 Delete: Xóa tập tin/thư mục.
 Move to: Di chuyển tập tin/thư mục.
 Copy to: Sao chép tập tin/thư mục
 Rename: Đổi tên tập tin/thư mục
 </> Embeded: Gán đoạn mã HTML vào Blog/Webpage. Người truy cập vào
Blog/Webpage có thể xem tập tin mà không cần đăng nhập.
 Version history: Hiện nội dung và lịch sử của tập tin
 Create album from folder: Tạo Album trong thẻ Photos cho thư mục chứa hình ảnh
được chọn.
2. Thư mục OneDrive cục bộ
- Thư mục OneDrive cục bộ được tự động tích hợp vào Windows 10.
- Khi thêm tập tin/thư mục vào OneDrive cục bộ, ngoài việc các tập tin/thư mục này tồn tại
trên máy tính cục bộ, người dùng còn có thể truy cập chúng từ đám mây và từ các thiết bị
khác.
- Lần đầu tiên truy cập thư mục OneDrive cục bộ trong File Explorer, người dùng được nhắc
thiết lập OneDrive bằng cách đăng nhập.

- Vị trí mặc định của OneDrive cục bộ là C:\Users\<your name>\OneDrive. Người dùng có
thể thay đổi vị trí của OneDrive cục bộ nếu cần.
- Người dùng có thể chọn các thư mục trong OneDrive cục bộ để OneDrive tự động
đồng bộ hóa:
Nhấp chọn Show hiden icons   Nhấp chuột phải vào biểu tượng OneDrive  Nhấp chọn
Settings  Chọn thẻ Account  Chọn nút Choose folders  Chọn thư mục  OK  OK

3. Ứng dụng OneDrive trên Web


- Ứng dụng web là ứng dụng chạy trên World Wide Web. Các ứng dụng này không chạy trực
tiếp trên thiết bị và không cần cài đặt và được truy cập qua Internet
- Ứng dụng web cung cấp một số chức năng tương tự như các phiên bản đã cài đặt trên máy.
Microsoft gọi những ứng dụng này là Office Online.
- Khi làm việc với các tài liệu Online, tất cả các thay đổi đều được lưu tự động.

- Nhấp vào biểu tượng khởi chạy ứng dụng App launcher để xem tất cả các dịch vụ
được tích hợp với tài khoản Microsoft.
4. Tích hợp với Desktop Apps
- Các ứng dụng Online được thiết kế để tích hợp hoàn hảo với phiên bản Office được cài đặt
cục bộ.
- Mỗi ứng dụng Office Online cung cấp một lệnh cho phép người dùng mở tài liệu trong
phiên bản Desktop App đã cài đặt. Khi lưu tài liệu, các thay đổi sẽ được lưu vào OneDrive
Microsoft OneDrive
5. Chia sẻ tài liệu trên OneDrive
- Nhấp chọn tài liệu cần chia sẻ  Chọn Share  Chọn Anyone with the link can edit để
thiết lập:
+ Những ai được quyền truy cập: Tất cả những người có được link (Anyone with the
link) hay những người cụ thể (Specific people)
+ Quyền được chỉnh sửa hay không (Allow editing),
+ Ngày hết hạn truy cập (Set Expiration date) (Sử dụng trong Office 365),
+ Mật khẩu truy cập (Set password) (Sử dụng trong Office 365)
+ Chia sẻ bằng email: Nhấp chọn vùng Enter a name or email address để nhập địa chỉ
email của những người được chia sẻ  Nhấp chọn Add a message nhập các thông điệp
mong muốn (không bắt buộc)  Chọn Send.
+ Chia sẻ bằng đường Link: Nhấp chọn Copy link  Chọn Copy  Close  Gửi
Link qua email cho những người cần được chia sẻ
6. Ứng dụng OneDrive trên Mobile
- Người dùng có thể tải xuống và cài đặt ứng dụng OneDrive cho Android, iOS và Windows
10 Mobile.
- Cài đặt và đăng nhập vào ứng dụng trên thiết bị di động giúp thiết bị được đồng bộ hóa và
cho phép tự động tải lên ảnh/video được chụp trên thiết bị di động.
- Ảnh được tự động tải lên thư mục OneDrive\Camera roll.
IV. iCloud
- Được lưu trữ bởi Apple, iCloud tích hợp với iTunes và các dịch vụ khác của Apple được
liên kết với ID Apple của người dùng.
- iCloud kết nối người dùng với tất cả các thiết bị Apple (iPad, iPhone, iPod touch và Mac)
cho phép chia sẻ ảnh, video, tài liệu và iTunes Store, App Store và mua hàng trên iBooks
Store.
- Khi thiết lập iCloud trên thiết bị iOS và máy Mac, người dùng luôn có phiên bản mới nhất
của các tài liệu, ảnh, ghi chú và danh bạ quan trọng trên bất kỳ thiết bị Apple nào đang sử
dụng.
- iCloud tự động sao lưu thiết bị iOS hàng ngày qua Wi-Fi khi thiết bị được bật, mở khóa và
kết nối với nguồn điện.
- Người dùng có thể sử dụng bản sao lưu iCloud để khôi phục thiết bị iOS của mình hoặc để
thiết lập một thiết bị mới.
- Pages, Numbers và Keynote là các ứng dụng web của Apple mà người dùng có thể sử dụng
để tạo và làm việc với nội dung trong trình duyệt web.
- iCloud Drive là vị trí lưu trữ đám mây được tích hợp có dung lượng 5GB.
- Thư mục iCloud cục bộ được tích hợp vào thiết bị Mac OS X và iOS, và sẽ khả dụng khi
tài khoản iCloud được thiết lập. Kéo, thả tập tin vào thư mục cục bộ, tập tin sẽ tự động được
tải lên iCloud Drive.
1. iCloud cho Hệ điều hành Windows
- Trong trường hợp sở hữu thiết bị iOS, nhưng sử dụng HĐH Windows, người dùng cũng có
thể tải xuống và cài đặt ứng dụng iCloud cho Windows trên thiết bị của mình.
- Ảnh, video, email, tập tin, dấu trang, … có thể được truy cập trên tất cả các thiết bị của
người dùng. iCloud lưu trữ và tự động cập nhật nội dung trên iPhone, iPad, iPod touch, Mac
và PC.
2. Truy cập chỉ trên web (Web-Only)
- iCloud hoạt động chủ yếu trên các thiết bị của Apple.
- Nếu không có thiết bị iOS hoặc máy Mac, người dùng vẫn có thể truy cập chỉ trên web để
tạo và chia sẻ tài liệu bằng Pages, Numbers và Keynote bằng cách đăng nhập vào iCloud.
- 1GB dung lượng lưu trữ được liên kết với một tài khoản miễn phí.
- Truy cập vào www.icloud.com và sử dụng một trong những địa chỉ email hiện có để tạo tài
khoản nếu không có địa chỉ iCloud.com hoặc ID Apple.
- Trên trình duyệt nhập địa chỉ www.icloud.com  Nhấp chọn Create Apple ID  Nhập
các thông tin theo yêu cầu.
3. Nếu có quyền truy cập chỉ trên web được liên kết với tài khoản iCloud miễn phí,
các tính năng/ứng dụng sẽ có những hạn chế nhất định. Các thư mục trong iCloud
Window:
Thư mục Pages: Chứa các tập tin Word Notes: Thư mục tạo và lưu các ghi chú
Numbers: Chưa các tập tin Excel iCloud Drive: Chứa các tập tin/thư mục
Keynote: Chứa các tập tin PowerPoint Contacts: Chưa danh sách các liên hệ
V. Dropbox
- Được lưu trữ bởi Dropbox, Inc., Dropbox là nhà cung cấp lưu trữ đám mây phổ biến, có thể
lưu trữ bất kỳ loại tập tin nào.
- Người dùng có thể tải lên/tải xuống các nội dung trong giao diện web, cài đặt ứng dụng
trên máy tính và tạo thư mục
- Đồng bộ hóa được tự động giữa thư mục cục bộ và vị trí đám mây.
- Nếu cài đặt và định cấu hình ứng dụng trên các thiết bị khác thì nội dung sẽ được đồng bộ
hóa trên tất cả các thiết bị khi đăng nhập.
- Người dùng có thể chia sẻ các tập tin được lưu trữ trong Dropbox bằng cách tạo và phân
phối các liên kết chia sẻ qua email, tin nhắn văn bản hoặc trò chuyện.
- Dropbox cũng có thể được tải xuống và cài đặt ứng dụng di động cho Android và iOS.

- Truy cập www.dropbox.com và chọn get Dropbox Basic để tạo tài khoản Dropbox miễn
phí với dung lượng là 2GB .
- Nhấp chọn Sign up for free  Điền tên, địa chỉ email, mật khẩu và đồng ý với các điều
khoản Dropbox hoặc đăng ký bằng tài khoản Google/Apple ID.
- Tài khoản được thiết lập và người dùng có thể tải xuống Dropbox App và cài đặt ứng dụng
Dropbox trên đĩa cục bộ.

- Thư mục Dropbox cục bộ cung cấp quyền truy cập ngoại tuyến (Offline).
- Khi kết nối trực tuyến, các thay đổi sẽ được đồng bộ hóa với đám mây và trên tất cả các
thiết bị người dùng.
- Dropbox bao gồm lịch sử phiên bản 30 ngày; trong trường hợp người dùng vô tình xóa một
tập tin hoặc muốn khôi phục một phiên bản trước đó.
- Dropbox cũng có tính năng tải ảnh tự động từ thư mục Camera roll lên Dropbox.
VI. Các ứng dụng dựa trên Điện toán đám mây
1. Hệ thống quản lý học tập LMS (Learning Management System)
- Ứng dụng được thiết kế để cung cấp:
Các khóa đào tạo điện tử,
Theo dõi tiến trình học tập của người học,
Tạo ra các báo cáo về hiệu suất dạy và học.
- LMS thực chất là một công cụ hỗ trợ eLearning
- Một LMS cho phép:
Tạo và phân phối nội dung giảng dạy trực tuyến, sắp xếp các khóa học.
Đăng ký khóa học, theo dõi và đánh giá hiệu suất của người học.
- Các ứng dụng nhắn tin tức thời được liên kết với các dịch vụ trực tuyến như Gmail,
Outlook.com cho phép giao tiếp/trao đổi dựa trên nền web từ trong hộp thư của người dùng.
- Các dịch vụ này còn cho phép gửi tin nhắn cho những người ngoại tuyến (Offline).
- Việc triển khai LMS phổ biến nhất bao gồm hai thành phần:
+ Thành phần máy chủ: Thực hiện các chức năng cốt lõi (tạo, quản lý, cung cấp các
khóa học, theo dõi người dùng và tiến trình của họ,…)
+ Thành phần giao diện người dùng: Là phần chạy trong trình duyệt và là giao diện
thông qua đó các quản trị viên, giáo viên và người học tương tác với LMS.
Mỗi người học có thể nghiên cứu tài liệu trực tuyến theo tốc độ của riêng họ.
Người học đăng nhập vào LMS thông qua trình duyệt, đọc và tương tác với tài liệu đào
tạo trong trình duyệt.
Dữ liệu và tiến độ của người học (bài học nghiên cứu, bài kiểm tra và điểm thi) được
lưu trữ trên máy chủ.
2, Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM (Customer Relationship
Management)
- Quản lý quan hệ khách hàng là thực hành quản lý và phân tích các tương tác với KH
- Phần mềm CRM được sử dụng để ghi lại các tương tác của khách hàng với nhân viên (qua
email, qua các cuộc gọi điện thoại hoặc phương tiện truyền thông xã hội).
- Thông tin thu được, được hợp nhất và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu CRM. Nhân viên bán
hàng/tiếp thị có thể truy cập cơ sở dữ liệu để xem thông tin chi tiết về khách hàng, lịch sử
mua hàng, ưu đãi mua hàng,…
- Các nhà cung cấp ứng dụng CRM phổ biến bao gồm:
+ Salesforce.com: Cung cấp sản phẩm CRM hoàn toàn dựa trên đám mây.
+ Oracle: Cung cấp các sản phẩm cơ sở dữ liệu quan hệ tinh vi và một số sản phẩm
CRM dựa trên đám mây.
+ Workfront (trước đây là AtTask): Cung cấp các ứng dụng CRM Marketing và giải
pháp quản lý dự án dựa trên đám mây.
- Ai sử dụng phần mềm CRM?
Các doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên bán hàng.
Các doanh nghiệp có đội ngũ tiếp thị.
Các doanh nghiệp ra báo giá hoặc hóa đơn.
- Lợi ích của việc sử dụng phần mềm CRM
Tăng hiệu quả: Do nhiều nền tảng CRM có khả năng tích hợp với các công cụ kinh
doanh khác như các công cụ tự động hóa tiếp thị.
Sử dụng tốt hơn dữ liệu khách hàng: Cho phép phân tích dữ liệu và báo cáo.
Hợp tác: Cho phép nhân viên ở nhiều phòng ban quản lý hiệu quả hơn các mối quan hệ
khách hàng và đưa ra những đối sách hiệu quả bất cứ lúc nào.
Trải nghiệm khách hàng tốt hơn: Cho phép nhận ra nhu cầu/sở thích của khách hàng.
Từ đó, tạo ra các tương tác có ý nghĩa hơn với khách hàng vào đúng thời điểm. Điều này dẫn
đến sự hài lòng của khách hàng cao hơn, doanh số tốt hơn.
VII. Các thông báo di động
1. Thông báo là thông tin cập nhật về một số loại hoạt động nhất định bao gồm:
Các bài đăng trên mạng xã hội,
Tin nhắn mới nhận được,
Email mới vào Inbox
Lời nhắc các cuộc họp sắp tới đã được lên lịch trên Agenda.
2. Cấu hình các thông báo trong ứng dụng
- Cấu hình các thông báo Gmail trên Android:
Mở ứng dụng Gmail  Chọn Menu ở góc trên cùng bên trái  Chọn Cài đặt/Settings 
Chọn Tài khỏan/Account  Bỏ/chọn hộp kiểm để Tắt/Bật thông báo  Bỏ/chọn hộp kiểm
để Tắt/Bật chế độ rung hoặc âm thanh.
- Cấu hình các thông báo Gmail trên iOS:
Khởi chạy ứng dụng Gmail  Chạm vào Menu  Chạm vào Settings  Trong phần
notification chọn các thiết lập khả dụng
3. Định Cấu hình các thông báo trong HĐH di động
- Trên Hệ điều hành Android:
Trên màn hình chính, Chọn Apps => Chọn Settings => Chọn Applications => Chọn
Application manager => Cuộn danh sách ứng dụng => Chọn ứng dụng muốn định cấu
hình => Chọn Notifications => Di chuyển thanh trượt tắt/mở Notifications => Chọn
On/Off.
- Trên Hệ điều hành iOS:
Chọn Notifications Center  Chọn Settings  Chọn Notifications  Tìm và chọn ứng dụng
cần định cấu hình  Di chuyển thanh trượt tắt/mở Notifications  Chọn On/Off
Bài 7: BẢO MẬT VÀ BẢO TRÌ (Security and Maintenance)
I. Sự cần thiết của bảo mật (Security)
- Ngay khi kết nối máy tính với mạng, người dùng đã phơi bày hệ thống và thông tin được
lưu trữ trên mạng đó trước các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến mạng.
- Về mặt lý thuyết, thông tin được lưu trữ trên một máy tính có thể được truy cập bởi bất kỳ
máy tính nào được kết nối với mạng. Nếu mạng cung cấp truy cập Internet, rủi ro càng tăng
lên.
- Tin tặc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để có được những gì họ muốn. Do vậy,
người dùng cần phải thực hiện các bước để bảo vệ máy tính và dữ liệu lưu trữ trên máy tính.
II. Tên người dùng và mật khẩu
- Tên người dùng và mật khẩu có tác dụng bảo vệ tài khoản của người dùng khỏi sự truy cập
trái phép.
- Tài khoản người dùng được liên kết với các quyền và sự ủy quyền cụ thể cả trên hệ thống
cục bộ và trên hệ thống mạng.
- Hầu hết các cuộc tấn công xảy ra khi những người không được ủy quyền đoán hoặc đánh
cắp được danh tính và mật khẩu người dùng
- Việc giữ bí mật tên người dùng và mật khẩu giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân và dữ liệu trên
mạng.
1. Để bảo vệ tài khoản, người dùng cần có một mật khẩu “mạnh”. Mật khẩu mạnh là
mật khẩu tuân thủ các quy tắc:
+ Có tối thiểu 8 ký tự, với 15 ký tự được coi là an toàn nhất.
+ Bao gồm hỗn hợp các số, chữ cái, ký hiệu và chữ in hoa.
+ Chọn mật khẩu dễ nhớ đối với mình, nhưng khó đoán đối với người khác.
+ Tránh sử dụng tên của những người gần gũi (thành viên trong gia đình, tên thú cưng).
+ Tránh sử dụng các biến thể của tên hoặc bao gồm tên, địa chỉ, ngày sinh trong MK
+ Tránh sử dụng một biến thể của mật khẩu có thể dễ đoán.
Ví dụ: Password-Jan, , password001, password_003, DrewJ12, DrewF12, pa$$w0rd,…
2. Giữ tài khoản an toàn
- Không bao giờ chia sẻ thông tin tài khoản cho người khác.
- Nếu vô tình chia sẻ thông tin đăng nhập, hãy thay đổi ngay lập tức.
- Đừng ẩn giấu mật khẩu gần máy tính (một tờ giấy dính dưới bàn phím, trong ngăn bàn,…).
- Không sử dụng cùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản.
3. Thay đổi mật khẩu
- Cần thay đổi mật khẩu theo định kỳ.
- Các thao tác thay đổi mật khẩu trong Windows 10:
Nhấp chọn Start  Settings  Accounts  Sign-in options  Chọn Password  Chọn
Change  Nhập Password cũ  Nhập Password mới  Nhập xác nhận Password và gợi ý
Password (Hint)  Next  Finish.

- Nếu người dùng là thành viên của một miền trên mạng (Domain network), người dùng sẽ
được yêu cầu thay đổi mật khẩu thường xuyên hơn.
- Các bước thực hiện để thay đổi mật khẩu:
Nhấn Ctrl+Alt+Delete  Chọn Change a password  Nhập Password cũ  Nhập
Password mới  Nhập Password xác nhận  Nhấn Enter.
4. Khóa hệ thống (Locking the System)
- Nên đăng xuất khỏi hệ thống nếu rời xa nó trong bất kỳ khoảng thời gian nào.
- Khi khóa hệ thống, tất cả các chương trình và tập tin vẫn mở và sẵn sàng tiếp tục hoạt động
lại một cách nhanh chóng.
- Windows sẽ hiển thị một hình ảnh trên màn hình, người dùng phải nhập mật khẩu đăng
nhập trước khi tiếp tục làm việc.
Để khóa hệ thống: Nhấp chọn Start  Chọn biểu tượng tài khoản người dùng ở góc trên
bên phải của Start menu  Chọn Lock.
III. Xác định rủi ro (Identifying Risks)
1. Virus (Viruses)
- Là một chương trình độc hại được con người thiết kế để kiểm soát các hoạt động của hệ
thống, làm hỏng hoặc phá hủy dữ liệu:
Hiển thị tin nhắn vô hại trên màn hình.
Chiếm dụng tất cả bộ nhớ khả dụng, làm chậm hoặc tạm dừng tất cả các quy trình khác.
Làm hỏng hoặc phá hủy các tập tin dữ liệu.
Xóa nội dung của toàn bộ đĩa cứng
- Virus được tải vào và hoạt động trong máy tính mà người dùng không hay biết.
- Tất cả các virus máy tính đều lây lan sang máy tính khác thông qua:
Mạng Các chương trình/tập tin tải xuống từ
Tập tin đính kèm email Internet
Đĩa, đĩa CD hoặc ổ đĩa flash bị nhiễm.
2. Sâu máy tính (Worm)
- Là loại chương trình tự sao chép, làm tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống và mạng.
- Sự khác biệt Worm và virus là sâu tự động lây lan từ máy tính này sang máy tính khác,
trong khi một loại virus đòi hỏi một số hình thức hành động (sao chép, tải về, tập tin đính
kèm,…).
- Worm có thể lây lan sang tất cả các máy tính được kết nối với mạng và thường lây lan qua
Internet thông qua các tập tin đính kèm email.
3. Trojans
- Trojan (hay Trojan Horse) là loại chương trình được thiết kế để tin tặc truy cập từ xa vào hệ
thống máy tính mục tiêu.
- Mã Trojan ẩn bên trong các ứng dụng dường như vô hại, được cài đặt trên hệ thống đích
khi người dùng chạy ứng dụng bị nhiễm. Trojans không tự sao chép.
- Sau khi được cài đặt trên hệ thống đích, Trojan cho phép tin tặc kiểm soát hệ thống đích,
đánh cắp thông tin, cài đặt phần mềm khác (bao gồm cả virus), tải xuống hoặc tải lên tập tin
hoặc làm sập hệ thống.
- Trojan bị nhiễm thông qua việc tải xuống phần mềm, qua các trang web có chứa các điều
khiển ActiveX hoặc qua tập tin đính kèm emai.
4. Malware: Phần mềm gián điệp (Spyware), phần mềm quảng cáo (Adware)
- Spyware là loại phần mềm được bí mật cài đặt trên hệ thống và thu thập thông tin cá
nhân/riêng tư mà không có sự đồng ý hoặc hiểu biết của người dùng.
- Nhiều ứng dụng trên nền Internet có chứa phần mềm gián điệp.
- Adware là loại phần mềm tự động hiển thị/tải xuống quảng cáo.
- Các công ty có cả danh tiếng tốt và xấu đã bao gồm mã phần mềm gián điệp trong phần
mềm của họ.
- Sau khi được cài đặt vào máy, phần mềm gián điệp giám sát hoạt động người dùng trên
Internet và chuyển thông tin đến người khởi tạo phần mềm gián điệp.
- Người khởi tạo có thể thu thập thông tin về việc sử dụng trang web, email, mật khẩu từ hệ
thống người dùng và sử dụng nó cho mục đích quảng cáo hoặc các hoạt động độc hại.
- Ngoài ra, phần mềm gián điệp còn thực hiện các chức năng:
Quét tập tin trên ổ cứng.
Đọc cookie.
Giám sát tổ hợp phím.
Cài đặt các phần mềm gián điệp khác.
Thay đổi trang chủ mặc định trong trình duyệt Web.
Tự động gửi thông tin cho nhà phát triển phần mềm gián điệp.
Ghi chú: Cookie
+ Cookie là một tập tin văn bản nhỏ được đặt trên máy tính người dùng bởi máy chủ Web.
+ Bản thân cookie không nguy hiểm, nhưng chúng có thể được sử dụng để lưu trữ tên và
mật khẩu người dùng nếu họ nhấp vào "Yes" khi trình duyệt hỏi có muốn lưu trữ thông tin
này không.
+ Cookies cũng theo dõi các hoạt động của trình duyệt, chẳng hạn như các trang web được
truy cập và các tùy chọn được chọn.
+ Trong giao dịch Internet thông thường, cookie chỉ được đọc bởi máy chủ. Tuy nhiên,
Hacker có thể truy cập vật lý vào hệ thống hoặc cài đặt thành công phần mềm gián điệp đánh
cắp cookie.
-Người dùng có thể tải xuống và cài đặt các ứng dụng chống phần mềm gián điệp/phần mềm
quảng cáo miễn phí hoặc có thể sử dụng Windows Defender để theo dõi hệ thống về phần
mềm gián điệp.
5. Kết nối mạng
- Kết nối có dây (Wired Connections)
- Kết nối có dây là khá an toàn.
- Sự bảo đảm này sẽ không được áp dụng khi kết vào mạng có dây công cộng do không có gì
đảm bảo rằng tất cả mọi người kết nối với mạng đều sử dụng phần mềm chống virus đã được
cập nhật.
- Kết nối không dây (Wireless Connections)
+ Những rủi ro có thể có từ kết nối có dây đều áp dụng cho các kết nối Wi-Fi. Ngay cả
khi kết nối với một mạng được bảo mật.
+ Không ai có thể đảm bảo rằng tất cả các hệ thống được kết nối đều không có virus/tin
tặc.
+ Tham gia vào các mạng ad-hoc là rất nguy hiểm do mạng ad-hoc không có điểm truy
cập trung tâm cũng như không có yêu cầu xác thực. Bất kỳ ai trong phạm vi đều có thể kết
nối.
- Giảm thiểu rủi ro
+ Bất cứ khi nào kết nối với mạng công cộng, hãy luôn xác định với HĐH là mạng Công
cộng (Public). Windows sẽ tự động giới hạn các kết nối đến từ một mạng công cộng nhưng
vẫn cho phép truy cập Internet.
+ Nếu sử dụng Wi-Fi, luôn kết nối với mạng cơ sở hạ tầng. Tránh tham gia vào các mạng
ad-hoc.
6. Sử dụng máy tính công cộng
Đăng xuất khỏi tài khoản trực tuyến
Xóa bộ nhớ cache và cookie
Đăng xuất (Log out) khỏi Hệ điều hành
Ghi chú:
Nếu một tài khoản trực tuyến được đăng nhập mà không đăng xuất (tài khoản ngân
hàng/thẻ tín dụng, tài khoản truyền thông xã hội,…), thì bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào
các tài khoản đó.
Trình duyệt lưu trữ thông tin (lịch sử duyệt web, lịch sử tìm kiếm) trong các vị trí lưu trữ
được gọi là bộ nhớ cache được đặt trên đĩa cứng.
Trình duyệt cũng lưu trữ cookie từ các trang web được truy cập. Nội dung cookie là văn
bản thuần túy, vì vậy bất cứ ai cũng có thể điều hướng đến và xem chúng.
Người dùng cần phải sử dụng các tính năng tích hợp trong trình duyệt để xóa cache và
cookie trước khi rời khỏi máy.
Đăng xuất sẽ ngăn người khác sử dụng tài khoản của người dùng để truy cập các tập tin cá
nhân được lưu trữ trong hồ sơ. Ngoài ra, đăng xuất sẽ ngăn người dùng trái phép truy cập trái
phép vào mạng.
7. Kỹ thuật tấn công Social Engineering
- Là quá trình đánh lừa người dùng hệ thống, nhằm phá vỡ hệ thống an ninh, lấy cắp dữ liệu
hoặc tống tiền.
- Là một trò lừa đảo rất tinh vi được thực hiện một cách vật lý hoặc qua internet với tỉ lệ
thành công rất cao.
- Các mục tiêu tiêu biểu của Kỹ thuật này bao gồm bất kỳ ai có quyền truy cập thông tin về
các hệ thống bao gồm: thư ký, người gác cổng, quản trị viên, nhân viên an ninh,…
- Giảm thiểu rủi ro của Kỹ thuật tấn công Social Engineering:
+ Cách tốt nhất để không trở thành nạn nhân của Kỹ thuật tấn công Social
Engineering là nhận ra các chiến lược kỹ thuật xã hội phổ biến. Các chiến lược này bao
gồm:
Đóng vai trò là một kỹ thuật viên và sử dụng thẩm quyền đó để khiến nhân viên
tiết lộ thông tin, thay đổi cấu hình máy chủ,…
Giả danh hoặc nhân danh người có thẩm quyền để dọa nhân viên hoặc người bảo
vệ để được phép truy cập vật lý vào tòa nhà.
Gửi tin email trông có vẽ chính thức/trang trọng cho tất cả nhân viên với các
hướng dẫn khiến họ tiết lộ thông tin nhạy cảm (Phishing).
8. Lừa đảo (Phishing)
- Là quá trình cố gắng thu thập thông tin nhạy cảm (mật khẩu, chi tiết thẻ tín dụng) từ một
nạn nhân bằng cách giả vờ là một thực thể đáng tin cậy.
- Thông thường, kẻ lừa đảo gửi một email hợp pháp có vẻ như đến từ một nguồn hợp pháp
như ngân hàng hoặc công ty thẻ tín dụng.
- Thông báo email thường bao gồm một cảnh báo sai và hướng dẫn nạn nhân thực hiện một
hành động cụ thể.
- Để bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo:
Kích hoạt các tính năng chống lừa đảo trong trình duyệt.
Kiểm tra một trang web không xác định: (trong Internet Explorer, chọn Tools  Safety
 nhấp chọn Check This Website)
Tránh nhấp vào liên kết trong email nếu email dường như đến từ ngân hàng, công ty thẻ
tín dụng hoặc cơ quan chính phủ.
Trước khi đăng nhập vào một trang web, hãy kiểm tra thanh Địa chỉ để chắc chắn rằng
địa chỉ bắt đầu bằng tên trang web hợp pháp
IV. Bảo vệ chính mình
1. Phần mềm chống Virus (`Antivirus Software)
- Antivirus Software thường bao gồm các tùy chọn để tự động quét tập tin đính kèm email,
các tập tin tải xuống và các tập lệnh được thực thi trong các trình duyệt đã cài đặt.
- Tất cả các version của Antivirus Software bao gồm các bản cập nhật miễn phí và thường
xuyên cho các tập tin định nghĩa virus cho phép chương trình nhận biết và loại bỏ các virus
mới nhất.
- Người dùng có thể định cấu hình phần mềm để cập nhật tự động thông qua cài đặt ứng dụng.
- Để tránh nhiễm virus:
Lưu và quét tất cả các tập tin tải xuống từ Internet.
Quét phương tiện lưu động (CD, DVD, ổ đĩa flash) trước khi sao chép hoặc mở các tập
tin có trên phương tiện.
Nếu chia sẻ tập tin với người khác bằng thiết bị di động, hãy quét bất kỳ tập tin nào dự
định cung cấp cho người khác để đảm bảo không vô tình truyền virus cho họ.
Định cấu hình Antivirus Software để quét tất cả các email đến và đi.
Luôn quét các tập tin đính kèm email trước khi mở chúng (ngay cả khi chúng đến từ
những người quen biết).
- Loại bỏ virus:
Khi phát hiện thấy virus/mối đe dọa, Antivirus Software sẽ cung cấp cho người dùng các
tùy chọn: hoặc cách ly hoặc loại bỏ mối đe dọa.
Nếu chọn cách ly: các tập tin bị nhiễm sẽ được đặt vào khu vực cách ly nơi nó không thể
lây nhiễm các tập tin khác. Các tập tin đã cách ly thường có thể bị xóa bất cứ lúc nào.
Nếu chọn loại bỏ: các tập tin bị nhiễm sẽ bị xóa khỏi hệ thống.
Nếu tìm thấy virus không thể loại bỏ, phần mềm chống virus sẽ vẫn cách ly các tập tin bị
nhiễm.
Người dùng cũng cần nghiên cứu cách xóa các tập tin bị nhiễm theo cách thủ công.
2. Tường lửa (Firewalls)
- Là một rào cản bảo mật, giúp lọc và kiểm soát luồng thông tin vào/ra khỏi một mạng riêng.
- Bảo vệ hệ thống khỏi sự truy cập trái phép vào hệ thống mạng LAN hoặc máy tính người
dùng.
- Quản trị viên mạng có thể thiết lập và thực hiện các quy tắc bảo mật trên tường lửa nhằm
kiểm soát cách người dùng kết nối với các trang web, cũng như các tập tin có được phép
truyền qua mạng hay không.
- Tường lửa mạng được đặt giữa mạng LAN và Internet.
- Tường lửa có thể là một hệ thống máy tính chuyên dụng, một thiết bị chuyên dụng hoặc
được tích hợp trên một thiết bị mạng như bộ định tuyến.
- Trong môi trường mạng gia đình hoặc văn phòng nhỏ tường lửa thường được tích hợp vào
bộ định tuyến băng thông rộng.
- Tường lửa giữ dữ liệu riêng tư, nhưng không mã hóa dữ liệu cũng như không bảo vệ chống
lại virus.
- Desktop Firewalls:
+ Tường lửa có thể được thực hiện thông qua phần mềm, còn được gọi là tường lửa cá nhân.
+ Nhiều HĐH bao gồm phần mềm tường lửa:
Windows: Windows Firewall được bật theo mặc định
Mac OS X: Được bật từ thẻ Security & Privacy trong System Settings

- Thách thức của tường lửa:


+ Các dịch vụ Internet/trang web người dùng truy cập có thể xung đột với chính sách
an ninh/bảo mật của tổ chức:
Tường lửa có thể chặn việc truy cập vào các trang web/các dịch vụ Internet cụ thể.
Chặn Audio/Video phát trực tiếp vào mạng.
3. Phần mềm giám sát (Monitoring Software)
- Hầu hết các quản trị viên bảo vệ mạng thông qua phần mềm giám sát mạng.
- Các chương trình này theo dõi và ghi lại hoạt động mạng như đăng nhập người dùng, hiệu
suất máy chủ và điều kiện lưu lượng mạng.
- Trong một số tổ chức, quản trị viên thực hiện giám sát đến từng máy tính cá nhân (PC).
Ghi chú:
Phần mềm loại này ghi lại tất cả hoạt động của PC, cho phép quản trị viên nắm bắt tổ hợp
phím, xem ảnh chụp màn hình, xem email, xem tin nhắn tức thời và hoạt động web.
Hãy nhớ rằng máy tính trong trường học/nơi làm việc không phải là tài sản riêng. Theo
đó, mọi hoạt động thực hiện trên máy tính có thể không riêng tư.
4. Thực hiện các giao dịch thương mại điện tử an toàn
- Nhiều trang web đã thực hiện các bước thích hợp để đảm bảo an toàn cho khách hàng của
họ trong các giao dịch thương mại điện tử (e-commerce).
- Ngoài ra, còn có những bước bổ sung mà người dùng có thể thực hiện để bvệ chính mình.
- Chọn lọc:
+ Hãy mua sắm trực tuyến từ các công ty có uy tín và nổi tiếng về việc cung cấp:
Dịch vụ khách hàng tốt,
Giao hàng đáng tin cậy,
Chính sách hoàn trả công bằng và dễ dàng.
- Các trang web thương mại điện tử hợp pháp luôn hiển thị các liên kết đến chính sách quyền
riêng tư, các điều khoản và điều kiện cũng như tuyên bố điều kiện trên trang web của họ.
- Nếu quyết định giao dịch với nhà cung cấp, cần đọc và hiểu các tuyên bố, các điều kiện
hoặc các yêu cầu sẽ phải tuân theo
- Thực thi tính hoài nghi (Skepticism):
+ Nếu một công ty cung cấp một thỏa thuận có vẻ quá tốt, hãy nghiên cứu thỏa thuận đó.
+ Hãy chắc chắn nghiên cứu công ty trước khi mua bất cứ thứ gì trực tuyến từ công ty đó.
- Luôn sử dụng giao dịch an toàn:
+ Để thực hiện các giao dịch an toàn qua Internet, các máy chủ web sử dụng giao thức https
(Hypertext Transfer Protocol Secure).
+ Giao thức https và biểu tượng ổ khóa trong thanh địa chỉ cho biết người dùng đang ở trong
khu vực an toàn của trang web của nhà cung cấp.
+ Nhấp vào biểu tượng ổ khóa để xem chi tiết liên quan đến chứng chỉ bảo mật của trang
web.

5. Mạng riêng ảo VPNs (Virtual Private Networks)


- Trước đây, truy cập từ xa (Remote Access) được cung cấp thông qua các máy chủ truy cập
từ xa, modem và đường dây điện thoại chuyên dụng.
- Trong hầu hết các mạng hiện đại, truy cập từ xa được thực hiện bằng kết nối mạng riêng ảo
(VPN).
- VPN là một kết nối được mã hóa giữa hai máy tính, cho phép liên lạc riêng tư, an toàn trên
một khoảng cách dài bằng cách sử dụng Internet thay vì sử dụng đường truyền riêng.
- Sử dụng VPN:
+ Để tạo kết nối VPN từ một địa điểm từ xa, người dùng phải cài đặt và khởi chạy phần
mềm máy khách VPN để mở kết nối với máy chủ VPN.
+ Các phần mềm VPN phổ biến gồm có Teamviewer, Ultraviewer.
+ Người dùng phải đăng nhập bằng tên người dùng và mật khẩu hợp lệ.
V. Sao lưu và phục hồi (Backup and Restore)
- Bản sao lưu là bản sao trùng lặp của chương trình, đĩa hoặc dữ liệu, được tạo ra cho mục
đích lưu trữ hoặc bảo vệ các tập tin khỏi bị mất nếu bản nguồn bị hỏng hoặc bị phá hủy.
- Sao lưu nên được lưu trên phương tiện lưu trữ khác với nguồn của bản sao lưu.
- Giữ một bản sao lưu hiện tại của tất cả các tập tin quan trọng là điều cần thiết để đảm bảo
dữ liệu có thể được phục hồi trong trường hợp xảy ra lỗi hoặc mất.
- Windows bao gồm các tính năng tích hợp giúp dễ dàng và thuận tiện để sao lưu cả dữ liệu
hệ thống và các tập tin cá nhân của người dùng.
1. Sao lưu các tập tin cá nhân
+ HĐH, trình điều khiển, cài đặt cá nhân hóa, các ứng dụng phần mềm khác có thể
được cài đặt lại trên máy tính khá dễ dàng nếu chúng bị hỏng hoặc vô tình bị xóa.
+ Các tập tin cá nhân (tài liệu, hình ảng, video,…) không thể dễ dàng thay thế hoặc tạo
lại  các tập tin cá nhân là các mục quan trọng nhất để sao lưu trên máy tính.
- Các lựa chọn về cách sao lưu các tập tin cá nhân gồm có:
+ Sao chép tập tin vào bộ nhớ đám mây.
+ Sử dụng Lịch sử tập tin trong Windows 10.
+ Sử dụng Windows Backup and Restore.
- Lịch sử tập tin (File History):
+ Là công cụ sao lưu chính trong Windows 10 để sao lưu các tập tin cá nhân của người
dùng.
+ Tự động lưu trữ lịch sử các phiên bản của các tập tin, cho phép người dùng khôi phục
các phiên bản trước đó nếu cần.
+ Để sử dụng File History, kết nối với phương tiện sao lưu đã chọn:
Mở Settings app  Chọn Update & Security  Chọn Back up  Chọn Add a drive 
Chọn ổ đĩa  Bật chế độ Automatically back up my files  Chọn More options  Chọn
thời gian Back up định kỳ  Chọn các thư mục cần Back up  Chọn Back up now.
Theo mặc định, các thư mục Desktop, Documents, Downloads, Music, Pictures, Videos,…sẽ
được sao lưu. Người dùng có thể thêm/bớt các thư mục mong muốn.
2. Sao lưu và phục hồi Windows (Windows Backup and Restore):
+ Có thể sử dụng Windows Backup and Restore để sao lưu toàn bộ hệ thống hoặc chỉ các
tập tin và thư mục được chọn.
+ Theo mặc định, sao lưu được tạo theo lịch trình thường xuyên.
+ Người dùng có thể thay đổi lịch trình và có thể tạo bản sao lưu thủ công bất cứ lúc nào.
+ Để thực hiện Windows Backup and Restore lần đầu tiên, người dùng cần thực hiện
các bước như sau:
Mở Control Panel  Chọn System and Security  Chọn Backup and Restore (Windows 7)
 Chọn Set up backup  Chọn ổ đĩa  Next  Chọn Let me choose  Next  Chọn ổ
đĩa và thư mục cần Backup  Next  Chọn Change schedule  OK  Chọn Save settings
and run backup.

3. Phục hồi các tập tin cá nhân:


- Nếu việc sao lưu trên OneDrive  sao chép các tập tin từ OneDrive vào thư mục trên đĩa
cứng.
- Nếu việc sao lưu được thực hiện bằng File History:
Mở Settings app  Chọn Update & Security  Chọn Backup  Chọn More options 
Restore files from a current  Chọn thư mục và tập tin  Chọn nút để phục hồi các
thư mục và tập tin về máy tính.
- Nếu việc sao lưu được thực hiện bằng Backup and Restore (Windows 7):
Mở Control Panel  Chọn Backup and Restore (Windows 7)  Chọn Restore my files 
Chọn Thư mục và tập tin cần phục hồi  Next  Restore  Chọn Finish khi việc phục hồi
hoàn tất.
4. Sao lưu an toàn (Secure Backups):
- Các đơn vị xử lý thông tin cá nhân của người khác (thông tin tài chính, thông tin y tế) được
pháp luật yêu cầu duy trì và bảo mật các bản sao lưu trong một số năm cần thiết.
- Dữ liệu phải truy cập được và phải được bảo vệ khỏi sự truy cập trái phép. Đó chính là sao
lưu an toàn.
- Duy trì sao lưu an toàn đòi hỏi phải tuân thủ các quy tắc sau:
+ Các bản sao lưu nên được dự phòng: Nghĩa là, nên có nhiều hơn một bản sao của bất
kỳ bản sao lưu nào.
+ Ít nhất một bản sao lưu phải được lưu trữ ngoài trang web.
+ Các vị trí lưu trữ ngoài trang web phải được an toàn: Nghĩa là, chỉ những nhân viên
được ủy quyền mới có thể truy cập vật lý vào phương tiện sao lưu.
+ Sao lưu phải được mã hóa. Mã hóa ngăn người dùng trái phép sử dụng bất kỳ thông
tin nào họ quản lý để chặn hoặc đánh cắp
+ Sao lưu cần được xác minh. Nghĩa là phải có ai đó nên kiểm tra phương tiện sao lưu
để chắc chắn rằng thông tin được sao chép vào đó có thể truy cập và hoàn tất.
5. Sao lưu các tập tin hệ thống và các cài đặt hệ thống
- Các tập tin hệ thống rất quan trọng đối với chức năng của HĐH và chúng có thể bị hỏng
theo thời gian.
- Việc cài đặt hệ thống có thể bị hỏng hoặc bị định cấu hình sai khi phần mềm, bản cập nhật,
trình điều khiển và ứng dụng được cài đặt, dẫn đến các vấn đề khi sử dụng máy tính.
- Windows bao gồm một số công cụ tích hợp có thể sử dụng để sao lưu các tập tin hệ
thống:
Điểm khôi phục hệ thống (System Restore Points).
Tập tin hình ảnh hệ thống (System Image Files).
6. System Restore Points
- Điểm khôi phục hệ thống là ảnh chụp nhanh đã lưu của máy tính bao gồm: Các tập tin hệ
thống Windows, các tập tin chương trình và các cài đặt đăng ký Windows tại một thời điểm
cụ thể.
- Điểm khôi phục được đặt tên và lưu trữ theo ngày tạo của chúng.

- Khôi phục hệ thống là một tính năng bảo vệ được tích hợp trong Windows.
- Tính năng này phải được bật trước khi có thể tạo bất kỳ điểm khôi phục nào.
- Để đảm bảo tính năng bảo vệ này được bật trên hệ thống Windows 10, cần thực hiện
các bước như sau: Trong hộp tìm kiếm (Search box) trên thanh tác vụ, nhập Restore 
Chọn Create a restore poin  Chọn tên ổ đĩa, nếu bảo vệ ổ cứng bị tắt (Off)  Chọn
Configure  Chọn Turn on system protection  Kéo thanh trượt Max Usage khoảng 5% 
Chọn Apply  Chọn OK  OK.
- Khi được bật, System Restore sẽ tự động tạo các điểm khôi phục trên hệ thống mỗi tuần
một lần và trước các sự kiện lớn của hệ thống như: cài đặt chương trình, trình điều khiển
thiết bị hoặc cài đặt các bản cập nhật HĐH.
- Người dùng cũng có thể tự tạo Restore Point bất cứ lúc nào theo các bước:
Trong hộp tìm kiếm (Search box) trên thanh tác vụ, nhập Restore  Chọn Create a restore
poin  Chọn thẻ System Protection  Chọn Create  Nhập tên cho Restore Point  Chọn
Create  Chọn OK
- Khi khôi phục, System Restore Points sẽ khôi phục các tập tin hệ thống, các tập tin
chương trình và cài đặt đăng ký từ lúc tạo điểm khôi phục gần nhất vào máy tính:
Trong hộp tìm kiếm (Search box) trên thanh tác vụ, nhập Restore  Chọn Create a restore
poin  Chọn thẻ System Protection  Chọn System Retore  Chọn Next  Chọn hộp kiểm
Show more restore points để hiện tất cả các điểm khôi phục  Chọn điểm khôi phục 
Chọn Next  Chọn Finish khi hệ thông báo đã hoàn tất.

7. Ảnh hệ thống/Sửa đĩa (System Image/Repair Disc)


- Hình ảnh hệ thống (System Image) là hình ảnh chính xác của ổ cứng bao gồm Windows,
các cài đặt hệ thống, chương trình và tập tin của người dùng.
- Người dùng có thể sử dụng System Image để khôi phục nội dung của máy tính nếu ổ
cứng/máy tính ngừng hoạt động.
- Khi tạo bản sao lưu bằng Backup and Restore (Windows 7), Windows sẽ tạo một hình ảnh
hệ thống và cung cấp tùy chọn để tạo Repai Disc dùng để khởi động máy tính và bắt đầu quá
trình tạo lại hệ thống từ một hình ảnh

- Các bước để tạo ảnh hệ thống:


Nối ổ cứng ngoài/phương tiện lưu động khác có dung lượng lưu trữ lớn  Nhấp vào Search
box trên thanh tác vụ  Nhập Backup  Chọn Go to Backup and Restore (Windows 7) 
Chọn Create a system image  Chọn phương tiện để tạo hình ảnh  Chọn Next  Xác
nhận cài đặt  Chọn Start Backup.

8. Sao lưu dữ liệu di động:


- Bật các tùy chọn này để đảm bảo rằng dữ liệu cá nhân (dữ liệu, ứng dụng, mật khẩu Wi-Fi,
dấu trang và các cài đặt khác) luôn được sao lưu và khôi phục.
- Android
Chuyển đến Settings  Personal  Backup and Reset,
Bật cả Back up my data và Automatic restore,
Đảm bảo rằng tài khoản sao lưu được đặt thành tài khoản Gmail.
- iPhone/iOS
Các thiết bị chạy iOS (iPhone, iPad, iPod touch) có thể được sao lưu bằng iCloud/iTunes.
iCloud lưu trữ các bản sao lưu trên đám mây, trong khi iTunes lưu trữ các bản sao lưu trên
máy Mac/PC.
Để tạo bản sao lưu bằng iCloud:
Kết nối với mạng Wi-Fi => Nhấn Settings , iCloud  Backup, => Đảm bảo
iCloud Backup được bật,  Back Up Now.
Để tạo Backup sử dụng iTurns:
Mở iTunes và kết nối thiết bị với máy tính,
Lưu nội dung đã tải xuống từ iTunes Store hoặc App Store bằng cách nhấp vào File
 Devices  Transfer Purchases,
Để tạo bản sao lưu, nhấp vào Back Up Now.
9. Sử dụng tùy chọn khôi phục cài đặt gốc cho PC
- Khi khôi phục cài đặt gốc, thiết bị sẽ được đưa về trạng thái khi thiết bị vừa ra khỏi nhà
máy: sạch sẽ, mới, sẵn sàng để được thiết lập.
- Việc khôi phục cài đặt gốc được thực hiện khi:
Thiết bị chạy chậm hoặc không đúng cách,
Tặng hoặc chuyển giao cho người khác,
- Luôn tạo bản sao lưu các tập tin cá nhân trước khi đặt lại thiết bị.
- Làm mới (Refresh) và thiết lập lại (Reset) Windows 10
Việc làm mới lại PC được thực hiện khi máy tính bị đóng băng hoặc ứng dụng
không tải được.
+ Làm mới PC cung cấp bản cài đặt Windows mới mà không xóa các tập tin cá nhân
(hình ảnh, tài liệu, video,…).
+ Các ứng dụng được cài đặt từ phương tiện cài đặt hoặc từ Internet sẽ bị xóa.
Việc sử dụng Reset để đặt máy tính trở về trạng thái mặc định của nhà sản xuất
khi cần dọn dẹp hoàn toàn ổ đĩa, tặng hoặc chuyển giao PC cho người dùng khác
+ Đặt lại PC cung cấp cho bản cài đặt Windows mới miễn phí.
+ Tất cả các tập tin cá nhân, cài đặt cá nhân hóa, Apps và Applications sẽ bị xóa và
các cài đặt PC sẽ trở về mặc định (Default).
+ Để Refresh/Reset lại PC Windows 10:
Nhấp chọn Start  Settings  Update & Security  Recovery  Get started  Trong hộp
Choose an option  Chọn Keep my files hoặc Remove everything

10. Đặt lại thiết bị di động


- Việc khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại/máy tính bảng được thực hiện khi cần khắc
phục sự cố, tặng hoặc chuyển giao thiết bị cho người khác.
+ Luôn tháo thẻ SIM trước khi tặng/chuyển giao thiết bị
+ Luôn sao lưu các tập tin cá nhân trước khi khôi phục cài đặt gốc.
- Việc khôi phục cài đặt gốc đưa thiết bị về trạng thái khi thiết bị rời khỏi nhà máy. Việc
khôi phục sẽ xóa các tập tin cá nhân, các ứng dụng, các tùy chỉnh (tài khoản cá nhân, nhạc
chuông, trình bảo vệ màn hình, mật khẩu mạng,…)
- Android: Chuyển đến Settings  Personal  Backup and reset  Factory data reset 
Reset Phone.
- iPhone/iOS:
+ Tắt Activation Lock bằng cách tắt iCloud/Find My iPhone như sau:
Chuyển đến Settings  iCloud  Sign Out  Nhập Apple ID/iCloud nếu được nhắc
+ Để khôi phục thiết bị iOS về cài đặt gốc của thiết bị:
Chuyển đến Settings  General  Reset  Erase All Content and Settings  Nhập
Password nếu được nhắc  Erase.
Ghi chú: Trong iOS 7 trở lên, tính năng Activation Lock yêu cầu sử dụng Apple ID để thiết
lập điện thoại về trạng thái ban đầu. Nếu không tắt Activation Lock, người sở hữu iPhone
tiếp theo sẽ không thể sử dụng.
VI. Xử lý sự cố (Troubleshooting)
- Là một cách tiếp cận có hệ thống để giải quyết vấn đề. Về cơ bản, đó là một quá trình thử
nghiệm khắc phục lỗi có tổ chức.
- Cần thử một vài cách tiếp cận khác nhau để loại suy và tìm ra giải pháp. Một số mẹo
để khắc phục sự cố:
+ Viết ra các bước sẽ giúp nhớ chính xác những gì đã làm nhằm tránh sự kiểm tra trùng lắp.
+ Ghi chú chi tiết về bất kỳ thông báo lỗi nào nhìn thấy (sử dụng công cụ Snipping được tích
hợp trong Windows để chụp màn hình thông báo lỗi).
+ Có một bản ghi các thông báo lỗi sẽ giúp nghiên cứu chúng trực tuyến hoặc giúp mô tả chi
tiết chúng cho chuyên gia khắc phục sự cố.
1. Sự cố phần cứng hay phần mềm?
+ Phần cứng (Hardware):
- Có nguồn điện không?
Thiết bị phần cứng có được cắm nối không?
Nếu đã được cắm vào một bộ bảo vệ tăng áp, bộ bảo vệ tăng áp có được bật không?
Thiết bị có được bật nguồn không?
- Nếu thiết bị sử dụng pin, pin có được lắp đặt không?
Nếu pin đã được lắp đặt, chúng có được sạc đầy đủ không?
- Có kết nối tốt không?
Nếu thiết bị được kết nối với máy tính bằng cáp, cáp có được kết nối an toàn với thiết bị và
máy tính không?
Nếu thiết bị và máy tính được kết nối an toàn, cáp có bị hỏng không?
Nếu đang sử dụng kết nối không dây, bộ thu không dây có được kết nối không?
Nếu đang sử dụng chuột/bàn phím không dây, chúng có pin tốt không và chúng có được bật
không?
- Có các vấn đề dễ quan sát với thiết bị phần cứng cần được giải quyết trước khi
thiết bị hoạt động không?
Ghi chú: Có các vấn đề dễ quan sát với thiết bị phần cứng cần được giải quyết trước khi
thiết bị hoạt động không? (Ví dụ: máy in đã được cắm và bật nguồn nhưng không in được;
giấy trong khay có không? giấy có bị kẹt không?, mực máy in có còn không? Có thông báo
lỗi nào được hiển thị trên bảng thông tin trên máy in không?).
+ Phần mềm (Software):
-Sự cố phần mềm có thể khiến máy tính đóng bang/không khởi động đúng cách.
Những điều cần xem xét các vấn đề phần mềm bao gồm:
Bản Update gần đây có được cài đặt không? Đôi khi Update HĐH có thể gây ra
lỗi với một chương trình ứng dụng. Các câu hỏi tiếp theo có thể là:
+ Việc đóng và khởi động lại ứng dụng có giải quyết được vấn đề không?
+ Việc khởi động lại máy tính và khởi chạy lại ứng dụng có giải quyết được vấn đề không?
+ Ứng dụng có lỗi thời không? Có tìm và cài đặt bản cập nhật không?
+ Ứng dụng có chạy trong chế độ tương thích không?
- Nếu hệ thống bị đóng băng liên tục hoặc không khởi động chính xác sau khi cài đặt
bản cập nhật, có thể sử dụng Restore Point để giải quyết vấn đề không?
- Hệ thống có thể bị nhiễm virus không? Chạy chương trình quét virus để đảm bảo các
chương trình ứng dụng không bị nhiễm.
2. Khắc phục sự cố các vấn đề về kết nối
- Kiểm tra địa chỉ IP bằng cách sử dụng lệnh ipconfig hoặc Windows Network and
Sharing Center. Hầu hết các địa chỉ IP LAN tương tự như 192.168.1.103.
+ Nếu địa chỉ IP bắt đầu bằng 169.254 hoặc 0.0.0.0, nghĩa là hệ thống chưa nhận được
địa chỉ IP hợp lệ. Hãy đảm bảo rằng cáp Ethernet được kết nối an toàn (nếu không, hãy ngắt
kết nối và sau đó kết nối lại).
+ Nếu điều này không giải quyết được vấn đề, hãy thử tắt bộ định tuyến băng thông rộng
trong 20 giây, khởi động lại. Khi bộ định tuyến đã hoạt động đầy đủ, khởi động lại máy tính.
Máy tính sẽ nhận được một địa chỉ IP mới từ bộ định tuyến và có thể kết nối với Internet.
- Nếu hệ thống có địa chỉ IP hợp lệ, nhưng không thể kết nối với Internet, cần phải khởi
động lại modem băng thông rộng. Đôi khi, ISP gửi các bản cập nhật phần mềm cho
người dùng modem và thường thì modem yêu cầu khởi động lại.
+ Tắt modem và bộ định tuyến băng thông rộng trong một phút.
+ Khởi động lại modem. Khi modem hoạt động, hãy khởi động lại bộ định tuyến.
+ Khi modem và bộ định tuyến được khởi động lại, hãy khởi động lại máy tính một lần
nữa.
- Nếu khởi động lại thiết bị mạng không giải quyết được vấn đề, hãy gọi cho ISP. Họ có
thể gặp sự cố ngừng dịch vụ hoặc họ có thể giúp khắc phục sự cố qua điện thoại.
+ Nếu gọi cho ISP, hãy chuẩn bị cung cấp thông tin cho chuyên gia kỹ thuật như địa chỉ
IP, tốc độ kết nối,…
- Nếu gặp sự cố khi kết nối với mạng Wi-Fi, hãy kiểm tra các mục sau:
+ Bộ điều hợp (Adapter) không dây đã được bật chưa? Đôi khi, bộ điều hợp không dây
bị tắt bởi một thiết bị để tiết kiệm pin.
+ Mật khẩu mạng Wi-Fi có thay đổi không?
+ Thiết bị có đủ gần với điểm phát sóng Wi-Fi không? Các thiết bị WLAN có phạm vi
giới hạn, đặc biệt nếu chúng đang sử dụng các tiêu chuẩn WLAN cũ hơn như 802.11b hoặc
802.11g.
REVIEW QUESTIONS Computing Fundamentals
Part 1: Operating System
1. Hai hệ điều hành nào là hệ mã nguồn mở? (Chọn hai).
Linux OS X Windows 7 Android
2. Không cần đăng xuất hoặc sử dụng Ctrl+Alt+Del, chuyển sang tài khoản người dùng tên
Student.
3. Thêm mật khẩu vào tài khoản được chỉ định.
4. Khả năng cho những người khác nhau sử dụng cùng một máy tính được thực hiện thông
qua tùy chọn nào dưới đây? (Chọn 1)
Phần mềm mã nguồn mở. Tài khoản người dùng.
Thành phần trên desktop. Ứng dụng Cài đặt.
5. Tùy chọn nào sau đây là tập hợp các cài đặt được lưu trữ để đảm bảo các tùy chỉnh của bạn
có hiệu lực mỗi khi bạn đăng nhập?
Hồ sơ người dùng của bạn. Khóa màn hình của bạn.
Tên miền của bạn. Cấp độ cho phép của bạn.
6. Bạn có một số tài liệu đang mở đồng thời trên máy tính xách tay. Bạn chuẩn bị rời đi trong
vài giờ và sẽ trở lại các tài liệu của mình sau đó trong ngày. Lựa chọn nào dưới đây sẽ tiết
kiệm năng lượng nhất và vẫn đảm bảo rằng bạn có thể nhận đúng trạng thái của máy tính tại
thời điểm bạn rời đi? (Chọn 1)
Ngủ đông (Hibernating). Tắt máy tính (Shutdown).
Ngủ (Sleep). Khóa màn hình (Lock).
7. Tùy chọn nào sau đây trong Windows 10 bạn có thể truy cập cài đặt tùy chỉnh máy tính?
(Chọn 1)
Desktop drop-down list. Calculator app.
Desktop Customization wizard. Control Panel.
8. Những tính năng nào trong hộp thoại Windows sau đây cho phép bạn chọn một số tùy
chọn? (Chọn 1)
Drop-down lists. Check boxes.
Radio buttons. Command buttons.
9. Tùy chọn nào nào sau đây là một ví dụ về cài đặt toàn cầu (Global setting) trên hệ thống
Windows? (Chọn 1)
Desktop background picture. Accent color.
Screen resolution. Screen saver.
10. Tính năng hệ điều hành di động (Mobile Operating System) nào giúp bạn tránh vô tình
thực hiện cuộc gọi hoặc chụp ảnh? (Chọn 1)
Virtual personal assistant. Dock.
Pinch gesture. Lock screen.
11. Tùy chọn nào sau đây là một chức năng của Hệ điều hành? (Chọn 1)
Để soạn và gửi email.
Để chỉnh sửa hình ảnh và hình ảnh độ phân giải cao khác.
Để kiểm soát giao tiếp và quản lý tập tin.
Tất cả đều là chức năng của hệ điều hành
12. Tùy chọn nào sau đây là cách tốt nhất để tắt máy tính? (Chọn 1)
Nhấn nút nguồn trên vỏ máy tính.
Bấm Start, Power, Shutdown, sau đó để quá trình hoàn tất.
Nhấn CTRL + ALT + DEL hai lần.
Nhấn ESC.

13. Gói dịch vụ (Service pack) là gì?


Một bộ sưu tập các bản cập nhật phần mềm.
Một dạng phần mềm gián điệp (Spyware).
Một chế độ năng lượng được thiết kế để cung cấp năng lượng khẩn cấp trong thời gian mất điện.
Một bộ sưu tập hình nền, âm thanh và chủ đề mà bạn có thể tìm thấy trực tuyến, sau đó tải xuống
và cài đặt trên hệ thống của bạn.
14. Một hệ điều hành lưu giữ thông tin từ Clipboard trong bao lâu? (Chọn 1)
Cho đến khi bạn cập nhật Hệ điều hành.
Cho đến khi bạn sử dụng lệnh dán (Paste).
Cho đến khi bạn nhấn Alt + F4 trên bàn phím.
Cho đến khi bạn sử dụng công cụ tìm kiếm để sao chép thông tin.
15. Tùy chọn nào dưới đây là công cụ mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra xem một ứng dụng
có tương thích với phiên bản Windows của bạn hay không? (Chọn 1)
Compatibility Mode. Safe Mode.
Microsoft Fix It Solution Center. Windows Compatibility Center.
16. Các tùy chọn nào sau đây là Hệ điều hành? (Chọn tất cả các áp dụng)
Linux Ubuntu. Internet IOS 11
Microsoft Excel. Explorer.
17. Tùy chọn nào sau đây là quan trọng để xem xét khi sử dụng máy tính, để tiết kiệm năng
lượng? (Chọn 1).
Sử dụng một chiếc ghế được thiết kế tốt.
Không bao giờ tắt máy tính.
Sử dụng ánh sáng phù hợp.
Điều chỉnh cài đặt chế độ ngủ của máy tính.
18. Tùy chọn nào sau đây là một chức năng của Hệ điều hành? (Chọn 1)
Tạo cơ sở dữ liệu Xử lý văn bản
Quản lý GUI Việc tạo ra các trang web
19. Tùy chọn nào sau đây là các shortcut trên thanh tác vụ Windows? (Chọn 4)
Microsoft Edge File Explorer OneNote
PowerPoint Microsoft Store Chrome
Microsoft Outlook Mail
20. Điều bạn thường có thể tùy chỉnh khi cài đặt một ứng dụng là gì?
Thư mục cài đặt. Không gian trống trên đĩa cứng.
Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối (EULA). Dung lượng RAM sử dụng.
21. Điều nào sau đây là đặc điểm của Hệ điều hành hiện đại? (Chọn tất cả trả lời đúng)
Thời gian thực. Không thể học được.
Đa nhiệm. Được sử dụng trong một thời gian giới hạn.
22. Trong Windows 7, bạn gỡ bỏ các ứng dụng đã cài đặt từ đâu?
Start > Control Panel > System And Security Start > Control Panel > Uninstall A Program
Start > Default Programs > Uninstall Start > Control Panel > Programs
Software

Part 2: Hardware
1. Ba phương pháp nào có thể sử dụng để bảo tồn năng lượng và kéo dài thời gian của pin khi
dùng laptop? (Chọn ba).
Vô hiệu hóa Wi-Fi của thiết bị. Kết nối với ổ cứng ngoài (external hard drive).
Đóng tất cả các ứng dụng nền (background Hạ độ sáng màn hình.
programs). Tăng việc sử dụng CPU.

2. Ba chế độ tùy chỉnh năng lượng trong Windows 7 là gì? (Chọn ba).
Tắt năng lượng ổ cứng. Tự động ngắt kết nối Wi-Fi.
Tắt màn hình khi không sử dụng. Tắt âm thanh khi không sử dụng.
Quản lý năng lượng bộ vi xử lý.
3. Chức năng chính của một thẻ SIM di động là gì?
Thẻ SIM được dùng để mở rộng khả năng lưu trữ của điện thoại đi động.
Thẻ SIM nhận dạng chủ tài khoản của điện thoại di động.
Thẻ SIM cung cấp khả năng truyền dữ liệu không dây từ một máy ảnh hoặc điện thoại thông
minh sang một thiết bị khác.
Thẻ SIM đảm bảo tốc độ tải lên và xuống bằng nhau.
4. Ba việc nào bạn nên hoàn thành trước khi bán hoặc chuyển quyền sở hữu chiếc điện thoại
di động của bạn cho người khác? (Chọn ba).
Liên lạc với nhà mạng để sắp xếp việc chuyển quyền sở hữu.
Loại bỏ SIM nếu có.
Sao lưu các ứng dụng và dữ liệu cá nhân.
Thực hiện thiết lập di động ban đầu để xóa mọi dữ liệu cá nhân.
Chuyển giao chứng nhận mua hàng cho chủ mới.
5. Đóng một ứng dụng sẽ giải phóng bộ nhớ của phần cứng nào?
Card giao diện ứng dụng (AIC) Bộ nhớ chỉ đọc (ROM)
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) Ổ đĩa cứng (HDD)
6. Xóa tập tin từ một máy tính sẽ giải phóng việc lưu trữ của phần cứng nào?
Bộ nhớ chỉ đọc (ROM) Card đồ họa (Graphics Card)
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) Ổ đĩa cứng (HDD)
7. Ba bước nào cần được hoàn thành để kết nối hai thiết bị vận hành Bluetooth? (Chọn ba).
Đảm bảo không có kết nối nào đang Bật Wi-Fi.
tồn tại. Đảm bảo các thiết bị có thể xác định được.
Kích hoạt Bluethooth. Kết nối các thiết bị.
8. Cáp HDMI (High-Definition Multimedia Interface) được sử dụng phổ biến nhất để kết nối
máy tính để bàn với loại thiết bị nào?
Máy in Màn hình ngoài (External Display)
Bộ phát Wi-Fi Máy tính bảng (Tablet)
9. Hai khả năng có thể sử dụng cổng mạng (Ethernet) trên máy tính xách tay (Laptop) là gì?
(Chọn hai).
Kết nối laptop với mạng không dây. Kết nối laptop với bộ định tuyến (Router) lân
Kết nối laptop với mạng cục bộ (LAN). cận.
Kết nối laptop với các thiết bị USB
10. Thành phần nội bộ nào trong máy tính thực hiện tính toán và hoạt động logic? (Chọn 1)
Microprocessor RAM chips System board Power supply
11. Tại sao RAM được sử dụng để lưu trữ tạm thời? (Chọn 1)
Nó không đủ lớn để được sử dụng để lưu trữ vĩnh viễn.
Dữ liệu lưu trữ trên nó biến mất khi tắt máy tính.
Nó quá chậm để được sử dụng để lưu trữ vĩnh viễn.
Nó bị mòn sau một vài lần sử dụng.
12. Tùy chọn nào sau đây có khả năng có dung lượng lưu trữ nội bộ lớn nhất? (Chọn 1)
Chromebook Tablet Server Smart phone
13. Điều nào sau đây là nhược điểm của việc sử dụng máy tính để bàn? (Chọn 1)
Nó không có tính di động.
Nó có thể không có nhiều dung lượng lưu trữ.
Nó có thể không có nhiều RAM.
Tất cả những điều này là nhược điểm của việc sử dụng máy tính để bàn.

14. Tùy chọn nào sau đây là nhược điểm của việc sử dụng bàn phím màn hình cảm ứng? (Chọn
1)
Nó trở nên khó chịu sau một thời gian.
Nó không bao gồm các biểu tượng.
Nó không bao gồm số.
Tất cả những điều này là nhược điểm của việc sử dụng bàn phím màn hình cảm ứng.
15. Những loại cổng nào sau đây có khả năng kết nối máy tính và máy in? (Chọn 1)
A Video port A USB port
An Audio port Không có cách nào để kết nối
16. Để lưu trữ các tập tin video trên đĩa cứng 1TB. Thiết bị điện toán nào là tốt nhất cho việc
lưu trữ này? (Chọn 1)
Máy tính để bàn Chromebook
Máy tính bảng Điện thoại thông minh
17. Phần cứng điện thoại thông minh nào xác định điện thoại GSM (Global System for Mobile
Communications) vào mạng của nhà mạng? (Chọn 1)
The Lock screen The SIM card
The Widget The infrared transmitter
18. Cổng nào là thông dụng cho phép kết nối một màn hình bên ngoài với máy tính xách tay?
(c1)
Ethernet port HDMI port USB port Line In port
19. Để ghép tai nghe Bluetooth với máy tính xách tay. Tùy chọn nào sau đây là một bước cần
phải thực hiện? (Chọn 1)
Kết nối tai nghe với cổng USB.
Thay đổi gói điện trên máy tính xách tay của cô thành Hiệu suất cao.
Đặt tai nghe vào chế độ Discovery mode.
Tắt card mạng không dây vì nó cản trở Bluetooth.
20. Tùy chọn nào sau đây là công nghệ không dây được sử dụng để cho phép thiết bị (chẳng
hạn như máy tính và điện thoại) kết nối và làm việc với các thiết bị hỗ trợ? (Chọn 1)
Bluetooth Điểm phát sóng Wi-Fi (Wi-Fi hotspot)
Băng thông rộng (Broadband) Băng thông (Bandwidth)
21. Phần cứng nào sau đây tham chiếu thuật ngữ Multicore? (Chọn 1)
HD ROM RAM CPU
22. Tùy chọn nào sau đây thường được kết nối với một cổng USB 3.1? (Chọn)
Ổ đĩa USB Mạng chuyển mạch
Màn hình VGA Máy in có cổng song song.
23. Các giải pháp phần cứng nào sau đây có thể giúp máy tính chạy nhanh hơn? (Chọn 2)
Thay thế card màn hình bằng một cái mới với các tính năng tương tự.
Tăng dung lượng RAM
Thay thế ổ cứng HD truyền thống bằng SSD.
Thay nguồn điện máy tính.
24. Tùy chọn nào sau đây được coi là phần cứng bên trong (Iternal Hardware) máy tính?
(Chọn tất cả các đáp án đúng)
RAM Monitor External HD Motherboard
25. Đơn vị đo lường nào dưới đây thường được sử dụng để biểu thị lượng RAM được cài đặt
trong máy tính? (Chọn 1)
GB MHz THz TB MB
26. Firmware là gì? (Chọn 1)
Một hệ điều hành. Phần mềm đầu tiên chạy trên thiết bị phần
Một Driver. cứng khi máy tính được bật nguồn.
Trình duyệt web.
27. Những loại bộ nhớ nào sau đây là bộ nhớ bất biến (Non-volatile)? (Chọn ba)
SSD External RAM
ROM HD
28. 1 Hertz nghĩa là gì khi đo tốc độ của bộ xử lý?
Số chỉ thị máy tính (Instruction) được xử lý trên mỗi bit.
Số Byte thông tin được xử lý trên mỗi giây.
Số chu kỳ tính toán trên mỗi giây.
Số chỉ thị máy tính (Instruction) được xử lý trên mỗi giây.
29. Sắp xếp kích thước của tập tin theo thứ tự từ nhỏ nhất đến lớn nhất.
Bit Byte KB MB GB TB
30. Sắp xếp kích thước của tập tin theo thứ tự từ nhỏ nhất đến lớn nhất.
8000 2 MB. 3000 1 GB. 4000 3 TB.
KB. MB. GB. 80 TB.
31. Điều nào sau đây là một thiết bị trỏ bao gồm bề mặt chuyên dụng có thể dịch chuyển và vị
trí của ngón tay người dùng sang vị trí tương đối trên màn hình?
Trackpad Trackball Light pen Keyboard
32. Các đơn vị đo lường dưới đây là gì?
1.920 x 1.080 Một số công nghệ in. Kích thước của các máy in
1.024 x 768 Các màn hình làm mới. khác nhau.
1.280 x 1.024 Độ phân giải màn hình
Part 3: Networks and Mobile Devices
1. Hiện tại, mạng điện thoại di động nào nhanh nhất?
4G 3G LTE / 4G
5G LTE
2. Ba loại mạng nào mà một máy tính bảng mạng di động cho phép bạn kết nối mà không phải
tốn thêm chi phí? (Chọn ba).
Mạng không dây công cộng Mạng không dây bảo mật
Mạng không dây tại nhà Mạng hữu tuyến (Ethernet network)
Mạng di động
3. Điều bất lợi của máy tính bảng mạng di động so với máy tính bảng chỉ kết nối với Wi-Fi là
gì?
Máy tính bảng không kết nối được với Wi-Fi. Máy tính bảng có ít bộ nhớ và tốc độ xử lý chậm
Máy tính bảng nặng hơn. hơn.
Máy tính bảng và dịch vụ dữ liệu tốn phí nhiều
hơn.
4. Lợi thế của một máy tính bảng mạng di động so với một máy tính bảng chỉ có kết nối Wi-Fi
là gì?
Truy cập mạng không dây tốt hơn. Phạm vi truy cập mạng Internet rộng hơn.
Cung cấp tính năng truyền giọng nói trên Đồng bộ hóa với các thiết bị di động khác.
giao thức IP (VoIP).
5. Loại hình tổ chức nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc sử dụng máy tính bảng mạng di
động so với máy tính bảng chuẩn?
Dịch vụ giao hoa. Thư viện.
Nhà hàng nhỏ. Cửa hàng tạp hóa.
6. Ba lợi thế của việc sử dụng điện thoại thông minh so với điện thoại thường là gì? (Chọn ba).
Nghe nhạc. Dùng ứng dụng thư điện tử (email).
Gọi video. Truy cập thư thoại (voice mail).
Duyệt Internet nâng cao. Gửi/Nhận tin nhắn (SMS).
7. Hai lựa chọn nào cho phép điện thoại thông minh kết nối với Internet? (Chọn hai).
Thiết kế di động bao gồm dữ liệu Kết nối mạng hữu tuyến (Ethernet)
Mạng Wi-Fi Ứng dụng Internet
8. Ba hành động nào sau đây có thể thực hiện khi sử dụng dịch vụ chat? (Chọn ba).
Gửi các tập tin hình ảnh. Gửi tin nhắn cho liên lạc ngoại tuyến (offline
Thêm các siêu liên kết (hyperlink) vào tin nhắn. contact).
Định dạng văn bản và đoạn văn bản trong tin Thêm bảng hoặc biểu đồ (tables or charts).
nhắn.
9. Dịch vụ nào cần phải có để sử dụng tin nhắn tức thời trên thiết bị di động?
Tài khoản Gmail hoặc Microsoft Thiết kế nhắn tin di động
Tài khoản di động Kết nối với Internet
10. Loại mạng nào cung cấp mạng với tốc độ và độ tin cậy tốt nhất?
Mạng Hotspot Mạng Wi-Fi
Mạng dây (Wired Network) Mạng di động
11. Lợi ích của mạng di động so với mạng hữu tuyến (wired network) và mạng Wi-Fi là gì?
Đáng tin cậy hơn trong các tòa nhà lớn Tốc độ kết nối nhanh hơn một cách đáng kể
Truy cập được từ nhiều nơi Ít có khả năng bị hack hơn
12. Điều gì có thể ảnh hưởng băng thông (banwidth) kết nối Internet của bạn? (Chọn ba).
Dây cáp modem Bộ vi xử lý (Processor)
Bộ phát Wi-Fi (Wireless router) Dung lượng bộ nhớ
Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
13. Hai lợi ích của việc thiết lập mạng không dây (Wi-Fi network) gia đình là gì? (Chọn hai).
Khả năng để kết nối và giao tiếp với nhiều thiết bị trên cùng một mạng.
Khả năng của mỗi thiết bị để nhớ và tái kết nối tự động với mạng.
Khả năng để kết nối với máy tính gia đình khi ở xa nhà.
Khả năng cho các thiết bị trong vùng kết nối tự động khi mạng được thiết lập.
14. Hai lựa chọn nào có thể ngăn cản một thiết bị kết nối tới mạng không dây bảo mật (Wi-Fi)
cụ thể? (Chọn hai).
Sự hiện diện của mạng không dây khác. Có hơn tám thiết bị kết nối tới bộ định tuyến.
Card mạng không dây trên thiết bị bị vô hiệu hóa. Mật khẩu mạng đã thay đổi.
Băng thông mạng quá cao.
15. Mục đích của một địa chỉ giao thức Internet (IP - Internet Protocol) là gì?
Cung cấp truy cập vào mạng không dây bảo mật.
Nhận diện một thiết bị cụ thể được kết nối với mạng.
Xác định băng thông (bandwidth) cho một thiết bị.
Xác định sự ưu tiên của lưu lượng vào ra Internet.
16. Địa chỉ IP nào dưới đây là hợp lệ?
482-KL5-5J5K 4832 2838 1988 3827
193.111.11.111 2C79BAD3BAEA9DF84A1FEA7EBC472
17. Duy trì một thư mục của tên miền và địa chỉ IP tương ứng và chỉ đạo kết nối Internet đến
trang web được gọi là gì? (Chọn 1)
Các trang web truyền thông xã hội (Social Media Sites)
Hệ thống tên miền (Domain Name System - DNS)
Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet service provider - ISP)
Giao thức TCP/IP
18. Một mạng chứa một số lượng đáng kể các máy tính và bao gồm một khu vực địa lý rộng
lớn (một tiểu bang, quốc gia, hoặc thậm chí cả thế giới) được gọi là mạng gì? (Chọn 1)
Đường dây thuê bao kỹ thuật số (Digital Subscriber Line - DSL)
Dịch vụ mạng xã hội (Social Networking Services
Mạng diện rộng (Wide Area Network - WAN)
Nhắn tin tức thời (Instant Messaging - IM)
19. Tùy chọn nào sau đây nói về Mạng cục bộ không dây cho phép khách truy cập sử dụng
máy tính xách tay hoặc thiết bị di động? (Chọn 1)
Web Conferencing
Điểm truy cập Wi-Fi (Wi-Fi Hotspot)
Bắt nạt trên mạng (Cyberbullying)
Bluetooth
20. Tùy chọn nào sau đây sử dụng cả hai giao thức TCP và UDP? (Chọn 1)
FTP SMTP Telnet DNS
21. Độ dài của địa chỉ cổng trong TCP/IP là bao nhiêu bit? (Chọn 1)
4 bits 16 bits 32 bits 8 bits
22. Tùy chọn nào sau đây là địa chỉ IP hợp lệ? (Chọn 2)
257.300.1.34 156.256.1.23 244-233-244-1
30.1.254.1 192.168.1.257 1134 at dd
23.288.23.32 10.10.10.10
23. Tùy chọn nào sau đây là tiêu chuẩn mạnh nhất cho mã hóa Wi-Fi? (Chọn 1)
WPA2 Passphrase WEP SSID
24. Hai tùy chọn nào sau đây là hai cách để sử dụng cổng Ethernet trên một máy tính xách
tay? (Chọn 2)
Kết nối máy tính xách tay với mạng Wi-Fi.
Kết nối máy tính xách tay của bạn với bộ định tuyến lân cận.
Kết nối máy tính xách tay của bạn với mạng LAN.
Kết nối máy tính xách tay với máy in USB.
25. Điều nào sau đây là tiêu chuẩn mạnh nhất cho việc mã hóa mạng không dây (Wi-Fi)?
WPA2 WPA EAP WEP
26. Kết nối tới mạng không dây được chỉ định và tải lại trang.
27. Tùy chọn nào sau đây không phải là một đặc tính của hệ thống điện thoại di động? (Chọn
1)
Chứa số lượng lớn người dùng Phổ tần số giới hạn
Khu vực địa lý lớn Phổ tần số lớn
28. Hệ thống máy tính di động nào sau đây được sử dụng bởi Zypad, có màn hình cảm ứng với
GPS, Wi-Fi, và kết nối Bluetooth và có thể chạy một số ứng dụng tùy chỉnh? (Chọn 1)
Wearable Netbook PDA Tablet PC
29. Những tùy chọn nào dưới đây là các tính năng của Wearable Computers? (Chọn hai)
Tính nhất quán (Consistency) Đa nhiệm (Multi-tasking).
Đơn nhiệm (Single-tasking). Tính không nhất quán (Inconsistency)
30. Tùy chọn nào sau đây được mô tả là một thiết bị di động có thể được sử dụng để gọi điện,
nhắn tin, chụp ảnh và duyệt Internet? (Chọn 1)
Docking Station. Desktop. Media Player. Smartphone.
31. Địa chỉ IP nào dưới đây là hợp lệ?
192.168.1.253 10.258.10.10 AAGF88EJS34 192 168 11
32. Công nghệ VoIP được sử dụng để làm gì? (Chọn 1)
Để trò chuyện trong thời gian thực trong một phòng chat.
Nghe podcast.
Nhận thông tin trên kênh thông tin ưu đãi.
Gọi điện thoại qua Internet mà không cần sử dụng mạng PSTN truyền thống.
Part 4: File Management
1. Thư mục mặc định chứa các tập tin được tải xuống từ Internet khi sử dụng Chrome là gì?
Documents library Desktop Downloads
Pictures Temporary files
2. Đường dẫn (path) của Windows Explorer nào dưới đây là hợp lệ?
C:\Windows\System32\drivers C:-Applications-Drivers-Mouse
https://C:Documents C://Desktop/School/Assignments
3. Cách nào là hiệu quả nhất đáng tin cậy để chuyển tập tin 50 GB cho nhiều người dùng từ
xa?
Tải tập tin vào USB hoặc ổ đĩa flash và gửi ổ đĩa cho mỗi người nhận.
Sao lưu tập tin và phục hồi tại đến hệ thống của người nhận.
Đính kèm tập tin vào nhóm email.
Tải tập tin lên lưu trữ đám mây và chia sẻ quyền truy cập tập tin.
4. Ba phương pháp nào bạn có thể sử dụng để chia sẻ tập tin máy tính có dung lượng 100 MB
cho một nhóm người? (Chọn ba).
Đính kèm tập tin vào email và gửi nó đến tất cả các thành viên trong nhóm.
Lưu tập tin vào một thư mục được chia sẻ trên mạng.
Tải tập tin lên lưu trữ đám mây và chia sẻ quyền truy cập tập tin cho nhóm.
Sao chép tập tin sang CD, DVD, hoặc ổ USB và gửi bản sao cho các thành viên nhóm.
Đăng tập tin vào phần trò chuyện nhóm.
5. Ba phương pháp nào cho phép bạn chuyển tập tin từ điện thoại thông minh sang máy tính
để bàn? (Chọn ba).
Kết nối thiết bị vào máy tính để bàn dùng cáp USB và dùng tập tin hệ thống của máy tính để sao
chép hoặc chuyển các tập tin.
Dùng dịch vụ lưu trữ đám mây để đồng bộ hóa các tập tin giữa thiết bị, đám mây và máy tính để
bàn.
Dùng một ứng dụng trên điện thoại thông minh để chuyển tập tin qua mạng không dây từ thiết bị
sang máy tính bàn.
Kết nối điện thoại thông minh vào máy tính dùng cáp Internet và dùng tập tin hệ thống của máy
tính để sao chép hoặc chuyển các tập tin.
Tháo thẻ SIM của điện thoại và cắm nó vào máy tính.
6. 2 tình huống nào bạn nên tránh khi chuyển các tập tin qua mạng không dây công cộng?
(C2).
Hai thiết bị hoặc máy tính sử dụng các hệ điều hành khác nhau
Kích thước của tập tin cần chuyển là lớn
Thông tin trong tập tin là thông tin cá nhân hoặc nhạy cảm
Mạng không dây có những người dùng khác kết nối
7. Hai phát biểu nào dưới đây là đúng nói về các tập tin nén? (Chọn hai).
Việc nén tập tin sẽ tự động mã hóa chúng, cung cấp một cấp độ bảo mật và riêng tư.
Việc nén các tập tin làm giảm kích thước của chúng và đẩy nhanh thời gian tải lên và xuống.
Một người có thể nén các tập tin trong thư mục để bảo toàn cách tổ chức tài liệu.
Việc nén tập tin sẽ tự động gán chỉ mục cho các tập tin nhằm làm cho chúng dễ dàng truy lục khi
tìm kiếm.
8. Trong tình huống nào một tập tin nên được nén để công việc được hoàn thành?
Lưu tập tin tài liệu có dung lượng 50 KB trên ổ cứng.
Chuyển tập tin bảng tính 1 MB sang USB.
Gửi tập tin dữ liệu 30 MB qua Google Mail (Gmail).
Lưu trữ tập tin đồ họa 20 MB trên Dropbox.
9. Trong tình huống nào việc nén tập tin được yêu cầu để hoàn thành công việc?
Chia sẻ tập tin 30 MB trên Google Drive.
Gửi tập tin 30 MB sử dụng Outlook 2013.
Gửi tập tin 30 GB sử dụng Gmail.
Chia sẻ tập tin 30MB sử dụng ổ USB.

10. Hai lý do hợp lệ để bạn nén tập tin là gì? (Chọn hai).
Nhằm giảm dung lượng các tập tin để gửi cho những người trực tuyến khác.
Để lưu tổ chức các bộ tập tin hoặc đường dẫn khi chia sẻ với những người khác.
Để thực hiện sao lưu thường xuyên dữ liệu và tập tin.
Để đánh dấu một tập tin cho hệ thống biết nó sẵn sàng để được lưu trữ (archived).
11. Từ chối người dùng cụ thể quyền được tùy chỉnh một tài được đặt trên Desktop.
12. Không sử dụng bất kỳ chức năng tìm kiếm nào, hãy mở một tài liệu được đặt trong địa chỉ
được chỉ định.
13. Tùy chỉnh Quick Access Toolbar để bạn có thể in với một lần nhấp chuột.
14. Tùy chỉnh Quick Access Toolbar để bạn có thể xem trước bản in với một lần nhấp chuột.
Tùy chọn nào sau đây là chương trình nén tập tin? (Chọn hai)
Paint Microsoft Access WinZip
WinRAR Internet Explorer
15. Tùy chọn nào dưới đây là cách hiệu quả nhất để chuyển một tập tin có dung lượng 80GB
cho nhiều người dùng từ xa? (Chọn 1)
Tải tập tin lên dịch vụ lưu trữ dựa trên đám mây và chia sẻ quyền truy cập vào tập tin.
Tải tập tin vào USB và gửi bằng thư.
Lưu tập tin vào NAS (Network Attached Storage) và chia sẻ liên kết ra bên ngoài.
Đính kèm tập tin vào email và gửi cho mọi người.
16. Phím tắt nào sau đây cho phép chuyển đổi giữa các mục/chương trình đang mở? (Chọn 1)
Alt + Tab Alt + Spacebar Alt + F4 Ctrl + ESC
Part 6: Software
1. Phát biểu nào nói về trình điều khiển (Driver) thiết bị là đúng?
Là phần mềm điều khiển phần cứng.
Là một giao diện cho phép các máy tính kết nối với mạng.
Được sử dụng để quản lý việc phân bổ bộ nhớ.
Điều khiển tự động hoặc kiểm soát việc cập nhật hệ thống.
2. Hai tình huống nào có thể yêu cầu cập nhật trình điều khiển thiết bị (Driver)? (Chọn hai).
Bạn đang nâng cấp Windows từ phiên bản 32 bit lên phiên bản 64 bit.
Tái kết nối laptop với mạng không dây.
Một thiết bị phần cứng không hoạt động đúng.
Không thể mở ứng dụng.
3. Phát biểu nào là đúng nói về các ứng dụng có thể được cài đặt trên máy Mac?
Chúng sẽ làm việc trên những máy tính chạy hệ điều hành OS X.
Chúng sẽ làm việc trên những máy tính chạy hệ điều hành Windows.
Chúng được gọi là apps chứ không phải là ứng dụng (applications) .
Chúng sẽ làm việc trên bất kỳ thiết bị nào chạy hệ điều hành iOS.
4. Hai lợi ích của việc sử dụng ứng dụng web thay vì ứng dụng trên máy tính để bàn là gì?
(C2)
Các ứng dụng web bị giới hạn ở một vị trí địa lý.
Các ứng dụng web yêu cầu ít kết nối mạng hơn một cách đáng kể.
Các ứng dụng web không cần phải được cài đặt.
Các ứng dụng web hoạt động tốt hơn các ứng dụng trên máy tính để bàn.
Các ứng dụng web có thể truy cập bên ngoài văn phòng.
5. Chương trình nào sau đây được khuyến khích sử dụng để mở một tập tin với phần mở rộng
là .PDF? (Chọn 1)
Mozilla Firefox Microsoft Word
Microsoft Access Adobe Reader
6. Thay đổi font chữ mặc định thành Times New Roman để trong tương lai sử dụng font này.
7. Loại tập tin nào sau đây là tập tin Video? (Chọn ba)
Music.avi File.mkv letter.wav
film.mp3 file.wma document.mpeg
8. Một trong những thuật ngữ nào sau đây thể hiện các hướng dẫn cho phép máy tính thực
hiện các tác vụ?
Software. Hardware. Scroll bar. Flash drive.
9. Tùy chọn nào dưới đây là những loại ứng dụng Office phổ biến nhất? (Chọn 3)
Word Processing Program Browser program
Presentation Program Financial calculation program
Personal Information Manager Operating system program
10. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên mà bạn có thể nhận trợ giúp từ Microsoft? (Chọn 2)
Answer choices Yahool Answers
Microsoft Access Fix It Solution Center
Microsoft Answers
11. Tùy chọn nào dưới đây là một chương trình ứng dụng trình chiếu?
Microsoft Access Open Office Calc
Microsoft Excel Apple Keynote
12. Tùy chọn nào dưới đây là giấy phép mã nguồn mở? (Chọn 3)
Android Open Office Mac OSX
Linux Microsoft Office Windows Phone
Part 7: Cloud Computing
1. Định nghĩa về điện đám mây là gì?
Một máy tính không ở nhà người dùng.
Một mạng các máy tính được kết nối.
Phần mềm và các dịch vụ chạy trên Internet thay vì trên máy tính của bạn.
Một vị trí trên ổ cứng của bạn nơi mà bạn có thể cộng tác và chia sẻ các tập tin.
2. Hai hoạt động nào là điển hình của điện toán đám mây? (Chọn hai).
Tải ảnh lên Instagram.
Lưu một tập tin đã được mã hóa lên ổ USB .
Lưu trữ hình ảnh của bạn trên ứng dụng máy tính để bàn.
Lưu một tập tin trên Google Drive.
3. Ba cách tổ chức có thể sử dụng điện toán đám mây để cộng tác là gì? (Chọn ba).
Sử dụng công cụ Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng (CRM) trên nền Web.
Làm việc đồng thời trên cùng một tài liệu.
Tổ chức hội thảo trên Web.
Thiết lập cuộc gọi hội nghị bằng cách sử dụng đường dây điện thoại.
Chia sẻ các tập tin trong nội mạng máy tính cục bộ (LAN).
4. Hai phát biểu nào là đúng nói về phần mềm dịch vụ (SaaS - Software as a service)? (Chọn
hai).
Đôi khi SaaS được gọi là "phần mềm theo yêu cầu".
Các ứng dụng Saas cho phép người dùng hợp tác nhưng không chia sẻ thông tin.
Các cập nhật được quản lý bởi người dùng.
Các ứng dụng Saas được lưu trữ trên điện toán đám mây.
5. Hai lợi ích của việc sử dụng lưu trữ đám mây là gì? (Chọn hai).
Lưu trữ đám mây không yêu cầu kết nối mạng để truy cập tập tin.
Lưu trữ đám mây cho phép bạn truy cập tập tin ở mọi nơi bạn có kết nối internet.
Lưu trữ đám mây cung cấp dung lượng lưu trữ không giới hạn.
Lưu trữ đám mây làm cho việc chia sẻ tập tin với những người khác dễ dàng hơn.
6. Bạn đã tạo một tài liệu Word trên máy tính của bạn và muốn đặt nó vào trong lưu trữ
OneDrive trực tuyến. Việc này được làm thế nào?
Lưu tập tin vào thư mục OneDrive trên máy tính của bạn.
Tải nó lên tài khoản Google Drive.
Kéo và thả nó vào ghi chú OneNote của bạn.
Mở một tài liệu mới với Word Online.
7. Ba phát biểu nào miêu tả chính xác dịch vụ điện toán đám mây? (Chọn ba).
Một dịch vụ lưu trữ dựa trên đám mây có thể tính phí một cách riêng biệt cho số lượng dữ liệu
được lưu trữ.
Một dịch vụ điện toán đám mây yêu cầu truy cập qua trình duyệt.
Điện toán đám mây có thể tham chiếu (refer) đến việc sử dụng SaaS chứ không nhất thiết là dùng
để lưu trữ dữ liệu.
Các ứng dụng trên máy tính để bàn và thiết bị di động có thể được cài đặt để đồng bộ hóa dữ liệu
qua việc sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây.
Các dịch vụ dựa trên cơ sở điện toán đám mây, về mặc định, là miễn phí.
8. Lợi thế của việc sử dụng các ứng dụng web hoặc Phần Mềm như là một Dịch Vụ SaaS
(Software as a Service) trái ngược với cách sử dụng các chương trình được lưu trữ trên máy
tính cục bộ là gì?
Dữ liệu cá nhân và các ứng dụng trên máy tính của bạn làm việc với nhau tốt hơn trên điện toán
đám mây.
Bạn sẽ dùng phiên bản phần mềm mới và tin cậy nhất.
Bạn chỉ phải trả chi phí một lần cho các chương trình bạn sử dụng.
Phần mềm dựa trên đám mây không khó hiểu và không khó sử dụng.
9. Nếu bạn cần chia sẻ các tập tin mà chúng cần phải được cập nhật vào một ngày sau đó,
trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất là gi?
Sử dụng Dropbox. Lưu vào một USB.
Sử dụng Instagram. Email chúng.
10. Mở Microsoft OneDrive và tạo một thư mục có tên Work.
11. Mở Microsoft OneDrive và sao chép tập tin giraffe.jpg trong thư mục Pictures. Dán tập tin
lên Desktop.
13. Sửa chữa iTunes trên máy tính.
14. Lưu trữ đám mây là gì?
Một mạng các máy chủ được sử dụng để lưu trữ thông tin và các chương trình trên Internet.
Một dịch vụ lưu trữ trực tuyến được cung cấp bởi một công ty tư nhân.
Một nhóm mạng không dây lớn được nối với máy chủ được sử dụng để lưu thông tin.
Một tập hợp con (subset) của Internet mà nó chỉ có thể được truy cập thông qua máy tính cá nhân
Part 7: Security and Maintenance
1. Phát biểu nào là đúng nói về sao lưu trực truyến (online backups)?
Sao lưu trực tuyến là hình thức sao lưu nhanh nhất.
Sao lưu trực tuyến lưu trữ mọi thứ trên sao lưu đám mây thay vì dùng các thiết bị phần
cứng.
Sao lưu trực tuyến có thể truy cập từ Internet.
Sao lưu trực tuyến là phương pháp bảo mật kém nhất của sao lưu tập tin.
2. Ba đặc điểm của sao lưu bảo mật là gì? (Chọn ba).
Một bản sao của sao lưu phải nằm ở một khu vực Sao lưu chỉ nên ở một nơi bảo mật duy nhất.
khác. Sao lưu nên được mã hóa.
Sao lưu nên được dự phòng. Sao lưu nên có một bản sao lưu khác.

3. Điều gì là quan trọng nhất để sao lưu trên một thiết bị?
Hệ điều hành Các tập tin và dữ liệu cá nhân
Các ứng dụng/Các chương trình Drivers
4. Hai lý do quan trọng để sao lưu các tập tin của bạn là gì? (Chọn hai).
Ổ cứng bị lỗi Phục hồi sang một thiết bị mới
Nhiễm virus Mất điện
Lỗi cập nhật ứng dụng
5. Hai điều bất lợi của việc chỉ giữ sao lưu trên một máy tính bàn là gì? (Chọn hai).
Nó chậm hơn việc dùng lưu trữ đám mây.
Bất kỳ tổn thương nào đến máy tính cũng có thể làm hỏng sao lưu.
Sao lưu không thể được mã hóa.
Dung lượng lưu trữ bị giới hạn bởi máy tính.
6. Hai ứng dụng nào có thể phục hồi sao lưu iPhone? (Chọn hai).
iTunes iCloud Dropbox Firefox Explorer
7. Hai phát biểu nào là đúng về các ổ cứng ngoài (external hard drives) được dùng cho việc
sao lưu? (Chọn hai).
Các ổ cứng ngoài phải được kết nối với máy tính cho mỗi kỳ sao lưu.
Các ổ cứng ngoài có thể được lưu trữ lại một địa điểm xa và an toàn.
Chuyển dữ liệu sang các ổ cứng ngoài mất thời gian hơn so với dịch vụ lưu trữ trực tuyến.
Các ổ cứng ngoài chỉ hữu ích cho lượng dữ liệu nhỏ.
8. Cách an toàn nhất để quản lý nhiều mật khẩu là gì?
Sử dụng một ứng dụng quản lý mật khẩu để mã hóa và lưu trữ mật khẩu trực tuyến.
Viết chúng lên giấy và lưu trữ bí mật bên trong một quyển sách không dùng tới.
Tạo mật khẩu dễ nhớ (ví dụ: tên vợ/chống) và không chia sẻ chúng dù bất cứ nơi đâu.
Sử dụng một mật khẩu cho tất cả các đăng nhập vì vậy bạn không cần phải ghi lại nó vào bất
cứ nơi nào.
9. Hai hướng dẫn nào sẽ giúp tạo mật khẩu bảo mật hơn? (Chọn hai).
Nó nên bao gồm thông tin cá nhân. Nó nên bao gồm một chuỗi các ký tự ngẫu nhiên
Nó nên giống nhau cho mọi trang web .
(website). Nó nên dài.
Nó không nên bao gồm bất cứ ký hiệu nào.
10. Ba đặc điểm của một email lừa đảo là gì? (Chọn ba).
Nó sẽ đến từ một nguồn nổi tiếng.
Bạn sẽ bị dẫn đến một trang web giả mạo.
Nó sẽ đe dọa bạn với các cảnh báo giả.
Bạn có thể nhận dạng người gửi thật bằng cách mở tập đính kèm.
Nó là bằng chứng cho thấy tài khoản email bạn của bạn đã bị tấn công (hack).
11. Ba cách nào để nhận diện hành vi trộm cắp xảy ra thông qua các trang truyền thông mạng
xã hội? (Chọn ba).
Bằng cách sử dụng cài đặt bảo mật ở mức độ thấp.
Bằng việc chấp nhận lời mời từ những người bạn không quen biết.
Bằng cách trả lời một email yêu cầu bạn cập nhật thông tin tài khoản.
Bằng cách xem một đoạn video trong newsfeed của bạn.
Bằng cách đọc email.
12. Hai lợi thế của việc bảo mật mạng không dây gia đình (Wi-Fi) là gì? (Chọn hai).
Cung cấp kiểm soát quyền truy cập vào mạng.
Mở rộng phạm vi của mạng.
Dữ liệu truyền đi sẽ được mã hóa.
Tăng đáng kể băng thông.
13. Hai lợi ích của việc sử dụng phần mềm chống virus là gì? (Chọn hai).
Ngăn chặn hầu hết các virut đã biết khỏi làm hại đến máy tính của bạn.
Ngăn chặn các hacker thâm nhập vào máy tính của bạn
Không cho phép bất kỳ virus hoặc phần mềm độc hại nào vào máy tính của bạn.
Tiêu diệt và loại bỏ hầu hết các virus.
14. Phát biểu nào là đúng về tường lửa?
Tường lửa sử dụng một tập hợp các quy tắc để bảo vệ máy tính từ lưu lượng mạng gây hại.
Tường lửa là một thiết bị bảo vệ ổ đĩa cứng khỏi bị hỏa hoạn.
Với một tường lửa hoạt động, người dùng sẽ không cần phải lo lắng về virus và phần mềm độc hại.
Tường lửa đã lỗi thời và phần lớn được thay thế bằng phần mềm diệt virus.
15. Ba tùy chọn nào có thể được cấu hình bằng cách sử dụng tường lửa của Windows 7? (C 3).
Chặn tất cả các kết nối đến. Tìm kiếm các thông điệp email chứa virus.
Cho phép các chương trình cụ thể giao tiếp Cho phép các loại tập tin cụ thể được lưu vào ổ
thông qua tường lửa. cứng.
Bật hoặc tắt tường lửa.
16. Khi thực hiện mua hàng trực tuyến, một định danh quan trọng chỉ ra rằng bạn có thể tin
tưởng để gửi thông tin nhạy cảm là gì?
Nếu URL của trang web có chứa ".com".
Nếu URL của trang web bắt đầu bằng Nếu trang web xác nhận nó sử dụng PayPal.
"https://". Nếu URL của trang web có chứa ".org".
17. Hai tiêu chí chỉ ra một trang web là một nơi an toàn để thực hiện mua hàng trực tuyến là
gì? (C2)
Trang web có một Chính sách riêng tư chi tiết và/hoặc tuyên bố về Điều khoản và Điều kiện.
Trang web yêu cầu người dùng gửi một email riêng với thông tin thanh toán chứ không phải truyền
thông tin qua trang web.
URL của trang web bắt đầu bằng "http://" và có nhiều đánh giá tốt trên trang chủ của trang web.
Trang web là một cửa hàng trực tuyến nổi tiếng với danh tiếng tốt.
18. Mạng riêng ảo là gì (Virtual Private Network - VPN)?
Một mạng không dây an toàn và được mã hóa.
Một mạng cho phép các kết nối ảo mà không cần xác thực.
Một mạng riêng bởi vì nó được thiết lập cho một người duy nhất trong một tòa nhà.
Một mạng mở rộng kết nối an toàn hoặc riêng tư trên mạng công cộng.
19. Loại hình mạng nào có thể sử dụng internet để kết nối người sử dụng một cách an toàn tại
các địa điểm từ xa?
Mạng diện rộng (WAN) Mạng truy cập không dây (Wi-Fi)
Mạng riêng ảo (VPN) Mạng cục bộ (LAN)
20. Tạo một điểm khôi phục cho hệ thống (không phải là một bản sao lưu đầy đủ). Đặt tên
điểm sao lưu là Test.
21. Phục hồi hệ thống về điểm phục hồi được gợi ý.
22. Rootkit là gì? (Chọn 1)
Bất kỳ chương trình máy tính độc hại nào đánh lừa người dùng về mục đích thực sự của nó.
Một chương trình máy tính phần mềm độc hại độc lập tự sao chép để lây lan sang các máy tính
khác.
Một phần mềm nhằm thu thập thông tin về một tổ chức cá nhân mà họ không biết, có thể gửi
thông tin đó cho một thực thể khác mà không có sự đồng ý của người tiêu dùng hoặc xác nhận
quyền kiểm soát một thiết bị mà người tiêu dùng không biết.
Một bộ phần mềm máy tính thường được thiết kế độc hại để cho phép truy cập vào máy tính hoặc
các khu vực của phần mềm không được phép sử dụng (ví dụ: đối với người dùng trái phép) và
thường che giấu sự tồn tại của nó hoặc của phần mềm khác.

23. Tùy chọn nào sau đây nói về Phần mềm gián điệp (Spyware)?
Bất kỳ chương trình máy tính độc hại nào đánh lừa người dùng về mục đích thực sự của nó.
Phần mềm nhằm thu thập thông tin về một người hoặc tổ chức mà họ không biết, có thể gửi
thông tin đó cho một thực thể khác mà không có sự đồng ý của người dùng hoặc xác nhận quyền
kiểm soát thiết bị mà người dùng không biết.
Một phần mềm thu thập, thường được thiết kế độc hại để truy cập vào các khu vực máy tính chứa
các phần mềm không được phép sử dụng (đối với người dùng trái phép) và thường che giấu sự tồn
tại của phần mềm khác.
Một chương trình máy tính phần mềm độc hại độc lập tự sao chép để lây lan sang các máy tính
khác.
24. Tùy chọn nào dưới đây nói về hacker và/hoặc crackers là đúng? (Chọn 1).
Phần mềm cho phép người dùng sử dụng mà không cần được cấp phép trên máy tính của họ.
Một thanh tra của cảnh sát bưu chính thực hiện trên internet.
Kẻ tấn công có thể tạo vi-rút hoặc truy cập vào dữ liệu nhạy cảm của người dùng hoặc của một tổ
chức qua Internet.
Một virus máy tính.
25. Phishing là sự lừa đảo để có được các thông tin nhạy cảm nào sau đây? (Chọn ba)
Số IMEI (International Mobile Equipment Identity - Mã số nhận dạng thiết bị di động quốc tế) của
điện thoại thông minh.
Địa chỉ nhà. Chi tiết thẻ tín dụng.
Mật khẩu. Tên người dùng.
Danh sách mua sắm.
26. Phát biểu nào sau đây nói đúng về Pharming? (Chọn 1)
Tấn công mạng nhằm chuyển hướng lưu lượng truy cập của một trang web sang một trang web
giả mạo khác.
Loại phần mềm độc hại (Malware), khi được thực thi, nó sẽ tự sao chép bằng cách sửa đổi các
chương trình máy tính khác và chèn mã của chính nó.
Loại phần mềm độc hại độc lập, tự sao chép để lây lan sang các máy tính khác.
Chương trình máy tính độc hại đánh lừa người dùng để thực hiện mục đích thực sự của nó.
27. Những giao thức nào giúp đảm bảo thông tin được truyền bảo mật qua Internet?
HTTP TCP/IP FTP HTTPS
28. Kết nối thích hợp công cụ với mối đe dọa mà nó có thể phát hiện/ngăn chặn.
1. Tường lửa (Firewall) 1. Trộm số thẻ tín dụng (Credit Card Number Theft)
2. Phần mềm diệt virus (Anti-Virus Software) 2. Phần mềm gián điệp (Spyware)
c. Mã hóa SSL (SSL Encryption) 3. Trộm danh tính (Identity theft)
d. Hackers 4. Công cụ
e. Trojans 5. Mối Đe Dọa trên Internet
29. Tùy chọn nào sau đây nói về phần mềm gián điệp (Spyware)? (Chọn 2)
Spyware không thể tự sao chép
Làm hại Hệ điều hành mà nó được cài đặt.
Spyware có thể tự sao chép
Spyware được tạo ra để đánh cắp thông tin từ hệ thống mà chúng được cài đặt
30. Đặc điểm chính của virus là gì? (Chọn 1)
Vặn bo mạch chủ.
Nó có thể đăng nhập (log) tổ hợp phím (keystrokes) của bạn.
Xóa thẻ tín dụng của bạn.
Ghi màn hình của bạn

You might also like