You are on page 1of 13

BÀI LAB 4

Mục tiêu:
a. Thiết lập website đa ngôn ngữ
b. SEO trong Wordpress với plugin Yoast SEO
c. Bảo mật trong wordpress
d. Quản lý users
e. Upload lên host
f. Xử lý sự cồ trong WP

CHUẨN BỊ:
Thực hiện như sau đễ chuẩn bị 1 website wp có sẵn:
- Giải nén file tinhay4 trong htdocs
- Tạo database tinhay4
- Import database từ file tinhay4.sql

BÀI 1: WORDPRESS SEO


1. Cài đặt Yoast SEO
Là plugin rất hay hướng dẫn bạn tạo post, category cho đúng kỹ thuật. Yoast SEO cũng dò và báo
động những khuyếm khuyết kỹ thuật không tốt trong website.
Plugins  Add new  YOAST SEO  Install now
2. Cấu hình title và description cho trang chủ
SEO  Search Apperrance Cấu hình SEO Title và Meta Description

Sinh viên thực hiện: Cấu hình như trang chủ như trên

1
3. Tối ưu SEO cho từng post
Trong mỗi Post, bạn nhập các thông số: Description, Title, focus keyword. SEO Yoast sẽ đánh giá bài
viết và đưa ra vấn để bạn xử lý nhằm tới ưu cho post. Bạn xem problem của nó đưa ra và xử lý.
Tab SEO

Tab Readability
2
Sinh viên thực hiện: SEO cho 2 post tùy ý.

4. Tối ưu SEO cho từng category


Nhắp vào từng category và thực hiện như trong post.

BÀI 2: THIẾT LẬP WEBSITE ĐA NGÔN NGỮ


- Website đa ngôn ngữ là website mà dữ liệu trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, user chọn ngôn ngữ
thì website sẽ hiện thông tin theo ngôn ngữ được chọn.
- PolyLang là plugin rất hay giúp bạn thực hiện website đa ngôn ngữ.
- Giả định bạn sẽ thực hiện website với 2 ngôn ngữ là Việt (mặc định) và English. Vậy thì mỗi post,
mỗi category, mỗi page, mỗi menu sẽ viết thành 2 hết.

1. Cài đặt plugin và khai báo ngôn ngữ


a. Cài đặt plugin polylang
Thực hiện như đã biết: Plugins  Add new  search tên polylang  Install  Nhắp Not right
now để bỏ qua wizard (hình dưới)

3
b. Khai báo ngôn ngữ:
Vào Languages  Languages để khai báo ngôn ngữ đầu tiên.

Do mới khai báo ngôn ngữ đầu tiên, cho nên link như hình dưới hiện ra, bạn nhắp vào để gán ngôn
ngữ Việt cho các Post, Page, Category đã có.

Tiếp tục thêm ngôn ngữ thứ 2 cho website

2. Thêm dữ liệu trong các ngôn ngữ


Do bạn đã có dữ liệu Việt nên giờ thêm dữ liệu tiếng Anh
4
a. Thêm các page trong tiếng Anh
Như hình dưới đang có 2 page tiếng Việt, dấu + trong cột English chứng tỏ page tiếng anh tương ứng
chưa có. Bạn nhắp vào dấu + của từng page để thêm page English tương ứng (Google Translate)

Kết quả sẽ được 4 page (không còn dấu + nào)

Khi việt hóa xong các page , các dấu + sẽ không còn (xem hình trên)
b. Thêm các category trong tiếng Anh
Tương tự page, bạn có bao nhiêu Category tiếng việt thì tạo bấy nhiêu Category tiếng Anh tương
ứng. Nhắp dấu từng dấu + để thêm category. Kết quả sẽ được như sau:

Sinh viên thực hiện: Tạo các category tiếng anh cho mọi category.

5
c. Thêm các post trong tiếng Anh
Tương tự page, bạn có bao nhiêu post tiếng việt thì tạo bấy nhiêu post tiếng Anh tương ứng. Nhắp
dấu từng dấu + để thêm post. Chú ý quan trọng: do post nằm trong page cho nên phải tạo category
tiếng anh trước thì khi thêm post tiếng anh mới chính xác.

Ví dụ: việt hóa post Đưa em tìm động hoa vàng. Chỉ việc nhập tiêu đề và nội dung, còn Language,
Feature images và Categories đã được chọn đúng

Sinh viên thực hiện: Tạo các post tiếng anh cho các post.
c. Thêm menu trong tiếng Anh
Menu cũng phải làm 2 thanh (Việt, Anh), chú ý thứ tự các item cần phải giống nhau để hiện cho đẹp

6
Và chỉ định vị trí menu cho phù hợp

Sinh viên thực hiện: Tạo 2 menu như hình trên


3. Cấu hình cấu trúc địa chỉ
Languages  Settings  nhắp Settings trong mục URL modifications

Ra ngoài test thử


http://localhost/tinhay4/vi ==> Tiếng việt (menu, category, post, page)
http://localhost/tinhay4/en  Tiếng Anh (menu , category, post, page)
4. Hiện chức năng chuyển ngôn ngữ
- Trong Widget: Vào Apperrances  Widgets, thêm widget Language Switcher vào sidebar

Sinh viên thực hiện: Tạo 2 widget Language Switcher, lần lượt có có tiêu đề Chuyển ngôn ngữ và
Change Language
7
- Trong menu: Apperrance  Menu  Thêm Language vào cả hai thanh menu

Sinh viên thực hiện: Kéo các item Language vào 2 thanh menu

8
BÀI 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG TỐC WEBSITE

1. Kỹ thuật Cache server


Đây là giải pháp rất quan trọng giúp giảm đến hơn 50% thời gian tải trang. Có 2 plugin hỗ trợ tạo
cache rất tốt là:
- WP Super Cache: Plugin tạo cache đơn giản nhưng rất tốt, thích hợp cho những ai đang sử dụng
hosting thông thường.
- W3 Total Cache: Plugin tạo cache miễn phí chuyên nghiệp nhất mọi thời đại, thích hợp cho
website WordPress đang chạy trên môi trường máy chủ riêng (VPS/Dedicated Server)
Bạn chỉ nên sử dụng 1 trong 2 plugin. Sau đây là hướng dẫn sử dụng WP Supper Cache
a. Cài plugin WP Super Cache
Thực hiện cài và kích hoạt như bạn đã biết
b. Cấu hình plugin WP Super Cache
Vào Settings  WP Super Cache  Easy  Caching On  Update Status

c. Xem thử cache hoạt động chưa


Mở 1 trình duyệt khác để đóng vai như khách, rồi xem thử trang chủ  xem source code  Cuộn
xuống dưới cùng  sẽ thấy thế này

d. Quản lý các file cache


Vào Settings  WP Super Cache  tab Contents và ấn List all cached files  sẽ thấy các trang đã
được lưu cache
Vào Settings  WP Super Cache  tab Advanced  chỉnh trong mục Cache Location

9
e. Các thông số cần cấu hình
Compress pages so they’re served more quickly to visitors. (Recommended)
Nén file cache để giảm dung lượng của website nhằm load nhanh hơn.
Don’t cache pages for known users. (Recommended)
Không dùng cache với user đã đăng nhập.
Only refresh current page when comments made.
Nếu có sử dụng comment thì tùy chọn này sẽ tự xóa cache của trang khi có cooment mới để tránh các
trường hợp thành viên comment xong lại không thấy comment của mình.
f. WP Super Cache cho Woocommerce
Nếu bạn đang dùng Woocommerce thì có thể WP Super Cache sẽ làm cho trang giỏ hàng và thanh
toán hoạt động được do nó được lưu cache. Do vậy, hãy cấu hình trong Accepted Filenames &
Rejected URIs ở tab Advanced và chọn Pages như hình dưới.

2. Sử dụng Minify
Minify nghĩa là kỹ thuật gộp các file CSS và JS riêng lẻ đang có trên website thành một file lớn để
người dùng có thể tải toàn bộ nội dung về chỉ với một lần duy nhất.
Bạn có thể dùng plugin Autoptimize. Cài đặt xong bạn vào Settings  Autoptimize và đánh dấu
vào 3 tùy chọn như ảnh dưới.

10
Lưu ý: Khi dùng Minify, website có thể tải chậm hơn trong ần tải thứ nhất. Và không phải theme nào
cũng có thể sử dụng được Minify vì trong vài trường hợp, website sẽ bị lỗi vỡ layout khi dùng
minify, lúc này bạn không cài nó vào nữa.
3. Nén/giảm dung lượng hình ảnh
Nếu sử dụng nhiều hình ảnh thì không thể bỏ qua này để làm nhẹ site, giúp tải nhanh hơn. Để nén
trực tiếp trên máy thì bạn có thể dùng phần mềm FILEMinimizer Picture , còn muốn nén tự động
bằng plugin thì các bạn có thể dùng EWWW Image Optimizer. Sau khi cài đặt, mỗi lần upload ảnh
lên nó sẽ tự động nén cho bạn.
4. Sử dụng browse caching
Không cần làm nếu đã dùng WP Super Cache hoặc W3 Total Cache. Khi user vào một website thì
trình duyệt phải tải về tất cả thành phần có trong đó, bao gồm các file css, js, html, hình ảnh … để
hiển thị nó.
Giải pháp Browse Caching nghĩa là yêu cầu trình duyệt ghi nhớ vào bộ nhớ đệm của nó một bản sao
các file vừa tải để từ các lần truy cập sau trình duyệt dùng lại mà không cần phải tải lại nữa.
Khi đã cài WP Supper Cache, bạn xem thử 1 trang rồi vào trình duyệt Firefox gõ about:cache  List
entries Disk Cache  sẽ thấy các file đang được cache trong trình duyệt với thời gian expire

5. Tiết kiệm dung lượng database


WordPress có tính năng tự động lưu các bản nháp bài viết sau 1 khoảng thời gian nhất định. Điều này
có thể rất tiện dụng cho bạn nhưng lại làm kích thước database phình to ra nếu không thường xuyên
dọn dẹp nó. Còn không thì tắt luôn bằng cách viết lệnh này trong file wp-config.php
define('WP_POST_REVISIONS', false );

11
6. Tối ưu database
Trong quá trình vận hành, có thể wordpress sẽ tạo ra các thông tin rác trong database. Ví dụ khi
bạn cài 1 plugin vào thì wordpress sinh ra các dữ liệu trong table wp_options, nhưng khi tháo plugin
ra thì các dữ liệu này vẫn còn nguyên.
Vì vậy thỉnh thoảng nên chủ động dọn dẹp dữ liệu thừa. Có thể sử dụng các plugin sau đây:
- Clearfy – WordPress optimization plugin and disable ultimate tweaker
- WP-Optimize – Clean, Compress, Cache.
7. Xóa các plugin không cần
Xóa các plugin và widget không sử dụng đến để tiết kiệm dung lượng cho host đồng thời xóa bỏ các
file javascript, CSS đi kèm nếu plugin đó có sử dụng.
8. Chọn theme thích hợp
Nếu sử dụng theme có quá nhiều CSS hay Javascript thì tốc độ tải trang cũng sẽ giảm đáng kể. Hãy
sử dụng các theme đơn giản nếu hosting bạn có tốc độ kém, đồng thời hạn chế nhúng các file
javascript vào theme.
9. Vị trí hosting
Hosting gần với đại đa số người dùng là nguyên tắc quan trọng vô cùng. Ví dụ: website phục vụ chủ
yếu cho người Việt thì bạn nên mua host đặt tại Việt Nam nhé.
10. Chọn gói hosting
Chọn gói hosting cao thì server chạy nhanh, gói thấp server chạy chậm hơn.
11. Không sử dụng Google Map tại Footer, Widget
Việc load google map rất mất thời gian, nên bạn cần cân nhắc cho hiển thị bản đồ tại trang chủ của
website, thay vào đó bạn có thể đưa vào trang liên hệ.

12
BÀI 4: BẢO MẬT

1. Sử dụng mật khẩu mạnh và đổi mật khẩu định kỳ


2. Backup định kỳ : Tìm plugin
3. Xóa themes và plugins không dùng
4. Không dùng theme và plugin null
5. Dùng nhà cung cấp hosting có uy tín
6. Không dùng tên đăng nhập phổ biến (admin, administrator, quantri…)
7. Luôn dùng bản cập nhật mới của wordpress, các theme và plugin
8. Giới hạn số lần đăng nhập sai pass
Dùng plugin Login LockDown
9. Vô hiệu hóa tính năng Directory Indexing and Browsing

Thêm vào cuối file .htaccess dòng code Options -Indexes

10. Tắt chức năng File Editing


Mở file wp-config.php và thêm ở cuối: define( 'DISALLOW_FILE_EDIT', true );
11. Bổ sung plugin
Để tăng cường độ bảo mật cho website, bạn cần bổ sung vào các chức năng bảo vệ. Giới thiệu các
bạn một số plugin sau (tự nghiên cứu nhé)
- iThemes Security, Wordfence Security: Plugin bảo mật thông dụng cho WordPress
- HC Custom WP-Admin: Sửa địa chỉ wp-admin

13

You might also like