You are on page 1of 9

A.

DẪN NHẬP
Suốt 45 năm giáo hóa, Đức Phật độ cho nhiều người ở mọi tần lớp khác nhau, từ bần
tiện đến vua chúa quý tộc, từ những người xa lạ đến quyến thuộc thân thiết, không có
sự phân biệt. Trong chúng đệ tử xuất gia của Ngài, nhiều vị được tôn vinh với những
phẩm hạnh cao quý khác nhau như: Magadha thần thông đệ nhất, Sāriputta trí tuệ đệ
nhất,… Để xây dựng một giáo hội bền vững không thể thiếu hàng cư sĩ hộ đạo, vì vậy
cư sĩ một trong Tứ chúng đệ tử Phật được hình thành trong những ngày đầu khi Đức
Phật truyền bá chánh pháp. Có những vị được ca ngợi như: Đức vua Bimbisara vị đệ
tử tại gia đầu tiên của Phật trong hàng vua chúa, nàng Sujātā người cúng bát sữa cho
đức Phật,… những vị cư sĩ tín tâm ấy chúng ta không thể bỏ quên người cư sĩ hộ đạo
Tam Bảo tích cực Trưởng giả Anāthapiṇḍika, một tấm gương cho hàng cư sĩ tại gia
noi theo. Con xúc động và kính trọng đức hạnh của Ông khi tìm hiểu qua kinh tạng
Nikaya, vì thế con xin khảo luận “Anāthapiṇḍika vị đại thí chủ của Phật giáo” từ
lúc mới biết đạo cho đến khi qua đời. Trong bài tiểu luận con sử dụng chủ yếu nguồn
tài liệu trong các bản kinh Nikaya, Jataka,… có đối chiếu, so sánh các nguồn tài liệu
khác nhau để có gốc nhìn khách quan nhất về ngài.

1
B. NỘI DUNG
Trong Tam Tạng kinh điển, hầu như chúng ta đều thấy mở đầu bài kinh với câu: “Tôi
nghe như vầy: Một thời Đức Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá Vệ), tại Jetavana (Kỳ Viên hay
rừng Kỳ Đà), tịnh xá của Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc)…” Nhờ vậy hàng cư sĩ Phật giáo
đều biết đến vị đại hộ pháp, đại thí chủ nổi tiếng Anāthapiṇḍika.

Tên của ông “Anathapindika- A banker of Savatthi who became famous of his
unparalleled generosity to the Buddha”1, chính lòng quảng đại vô song đó của ông đã
một phần có công rất lớn trong công tác hoằng pháp của Đức Phật. Ngoài ra, Piṇḍa nghĩa
hằng ngày phân phát thực phẩm, quần áo đến người dân hay dân hành khác; Anātha vì
hàng người không nhà cửa, không của cải, cô độc, nên cái tên Anāthapiṇḍika được dịch
“Cấp Cô Độc” - vị gia trưởng dòng họ Sudatta danh giá của thành Sāvatthī.2

Anāthapiṇḍika có mối quan hệ với trưởng giả ở kinh thành Rājagaha cả hai cùng kết hôn
với hai chị em. Một hôm Anāthapiṇḍika có việc đi từ Savātthī đến Rājagaha viếng thăm
người anh, thấy người anh đang bận rộn như sắp sửa có một cuộc lễ lớn, ông nghĩ người
anh mình sẽ tổ chức tiệc mừng, hoặc cung nghinh đức vua đến nhà. Những lần trước ông
đến, người anh đón tiếp rất nồng hậu nhưng hôm nay lại không, người anh bận rộn công
việc của mình. Anāthapiṇḍika hỏi ra mới biết người anh thiết lễ cúng dường đức Phật và
chư Tăng ngày mai. Khi nghe danh từ “ ĐứcPhật - Buddha” trong lòng ông rộn lên niềm
hoan hỷ và mong muốn được nhìn thấy đức Phật.3

Đêm đó, ông không thể ngủ được, trong lòng lúc nào cũng nghĩ đến đức Phật và cuối
cùng không chờ đến sáng nữa, ông quyết định đi trong đêm vắng hướng về Sītavana, khu
rừng nới đức Phật đang trú ngụ. Trên đường đi ông gặp rất nhiều chướng ngại làm ông
thối chí, biết vậy một dạ xoa tên Sivakha đã động viên, trấn an lấy lại can đảm để tiếp tục
chuyến đi, khi đến khu rừng Sītavana, có đức Phật đang đi kinh hành, Ngài biết ông đến,
gọi tên tộc của ông “Sudatta” và bảo ông đến gần Ngài. Anāthapiṇḍika cảm thấy hết sức
vui mừng khi được đức Phật gọi ông bằng cái tên do cha mẹ đặt cho. Sau đó đức Phật
thuyết pháp cho ông nghe, khi nghe xong, ông đã chứng quả Dự Lưu, ông xin quy y Tam
Bảo và thỉnh đức Phật cùng chư Tăng về nhà người anh.4

Sau khi đức Phật và chư Tăng đến nhà người anh trưởng giả Anāthapiṇḍika có một lời
thỉnh cầu đức Phật về kinh thành Savātthī, quê hương của mình để nhập hạ. Đức Phật đã
nhận lời, nhưng Ngài gợi ý cho ông rằng:

1
67
2
Sự Tích Cấp Cô Độc, Hellmuth Hecker, tr.11.
3
Đại Phật Sử, tập 3, tr. 117,120.
4
Đại Phật Sử, tập 3, tr. 121,125.

2
-“The Tathagatas, O Householder, take pleasure in solitude”.

“ I understand, O Blessed One, I understand”5

Hay còn được diễn tả là:

“Này gia chủ, các đức Như Lai chỉ thỏa thích ở trú xứ thanh vắng.”

- “Bạch Thế Tôn, con đã biết được. Bạch Thiện Thệ, con đã được biết.”6

Về đến Savātthī, ông liền đi tìm khu rừng thích hợp để cúng dường. Ông đã tìm thấy khu
vườn của thái tử Jeta không xa làng mạc lắm, cũng không quá gần, thuận tiện cho việc
đến lui của người dân, ban ngày không ồn ào, ban đêm thanh vắng, nơi này lí tưởng và
thích hợp. Ông quyết định mua lại khu vườn ấy ông trải vàng trên đất diện tích bao nhiêu
thì trải vàng bấy nhiêu, với trị giá mười triệu tiền vàng. 7 Chính lòng thành kính và sự
cúng dưởng vô cùng lớn này vô số sự lợi ích trong sự nghiệp của ông được khởi sắc, ông
cũng được công nhận là người đứng đầu của những người bố thí 8.Lòng cảm kích sự bố
thí cuả ông, thái tử Jeta khởi lên niềm hoan hỷ và nói:

“Việc này sẽ không là tầm thường bởi vị gia chủ này hi sinh nhiều tiền vàng đến chừng
này” nên đã nó với gia chủ: “Này gia chủ, được rồi, ông không cần phải trải lên khoảng
trống này nữa. Hãy cho ta khoảng trống này, việc bố thí ấy sẽ là của ta.” 9

Thế rồi trưởng giả Anāthapiṇḍika cùng thái tử Jeta hiệp cúng khu rừng ấy, và xây dựng
tịnh xá được đặt tên Tịnh xá Kỳ Viên. Cũng chính tại nơi này Đức Phật đã an cư suốt 25
mùa.

Trưởng giả Anāthapiṇḍika không chỉ một người nổi tiếng về hạnh bố thí, Ông còn là
người có tâm tha thiết học pháp và hoằng pháp. Sự giác ngộ và tinh thần cao đẹp luôn
theo ông ngay từ khi mới gặp đức Phật cho đến cuối đời. Về mặt đời, ông đã đóng góp
cho việc cải thiện xã hội qua các công trình như: trung tâm cứu đói, viện dưỡng lão, viện
mồ côi, nhất là 500 khẩu phần thường trực tại gia, cho những người xin ăn nghèo đói. Về
mặt đạo, ông một vị Hộ pháp thuần vĩ, một thiện hữu tri thức mô phạm của toàn thể tại
gia cũng như xuất gia đương thời. Đặt biệt, ngôi tịnh xá đầu tiên trong lịch sử do Ông
kiến tạo cúng dường đức Phật và Thánh chúng trong khu rừng Jetavana. Sau khi xây
dựng hoàn tắc ngôi tịnh xá, Anāthapiṇḍika hộ trì chư tăng rất cần mẫn, ông cung cấp mọi
vật dụng cần thiết cho đời sống của chư tăng. Mỗi ngày ông đều cúng dường phẩm thực
5
68
6
Luật Tiểu Phẩm, tập 2, tr. 118.
7
Đại Phật Sử, tập 3, tr. 129.
8
68
9
Luật Tiểu Phẩm, tập 2, tr. 120.

3
cho 500 vị Tỳ kheo, trong nhà ông luôn luôn có 500 chỗ ngồi được sắp đặt sẵn cho bất cứ
vị khách tăng nào từ xa đến không kịp thời gian đi khất thực, ghé qua nhà ông để thọ trại.
Một hôm ông đến đảnh lễ đức Phật, sau khi đảnh lễ xong ông ngồi qua một bên và đức
Phật có vài lời tán thán ông.

“Này gia chủ, bậc thánh đệ tử bố thí ăn, bố thí bốn sự cho người nhận. Thế nào là bốn?
Cho thọ mạng, cho dung sắc, cho an lạc, cho sức mạnh.” Rồi đức Phật nói bài kệ:

Những ai khéo chế ngự Cho an lạc, sức mạnh

Sống nhờ người bố thi Vị bố thí thọ mạng,

Ai tùy thời, nhiệt thành Vị bố thí sức mạnh

Bố thí đồ ăn uống, người bố thí an lạc,

Đêm lại cho các vị Người bố thí sức mạnh

Bốn sự kiện như sau: Thọ mạng dài, danh xưng

Cho thọ mạng, dung sắc, Dầu sanh tại chỗ nào.10

Ông không chỉ là một đại hộ pháp của tăng chúng, một mạnh thường quân của mọi
người, ông còn là người chồng, người cha mẫu mực để gia đình ông noi theo. Ông có bốn
người con, ba cô con gái : Mahāsubhaddā, Cūlasubhaddā, và Sumān ba cô con gái của
ông cũng đã tích cực giúp cha trong công việc hộ độ cúng dường tăng chúng và cả hai cô
gái đầu đắc sơ quả, cô gái thứ ba đắc nhị quả, chỉ có người con trai của ông tên Kāla, và
người con dâu thời gian đầu ăn chơi lêu lổng, không biết đến Phật pháp.11

Ông đã cung thỉnh đức Phật về nhà thọ trai, nhân đó, ông thưa:

“Bạch Thế Tôn, con có nàng dâu Sujata, giàu có, đến đây từ một gia đình giàu có. Nàng
không vâng lời mẹ chồng, không vâng lời cha chồng, không vâng lời chồng, không cung
kính, không tôn trọng, không lễ bái, không cúng dường Thế Tôn.”12

Nghe xong, đức Phật gọi nàng dâu đến, Ngài kể ra bảy hạng vợ: Vợ sát nhân, vợ trộm
cấp, vợ như chủ nhân, vợ như mẹ, vợ như chị, vợ như người bạn và vợ như nữ tỳ. Ngài
giải thích cho cô nghe ý nghĩa từng hạng, đức Phật hỏi cô thuộc hạng nào trong bảy loại
vợ này. Chấn động với lời dạy của đức Phật nàng Sujātā đáp rằng:

10
Tăng Chi I, Phẩm Sudatta, tr. 406.
11
68
12
Tăng chi II , Phẩm không tuyên bố, tr.515.

4
“Bạch Thế Tôn, bắt đầu từ hôm nay, Thế Tôn hãy xem con là người vợ đối với chồng như
người nữ Tỳ.”13

Về sau, cô là một đệ tử cư sĩ thuần thành của đức Phật, luôn nhớ đến ân đức Ngài đã hóa
độ cho cô. Riêng người con trai của ông, bất chấp những nổ lực của cha mình, không tỏ
ra hiếu thuận cho đến khi anh ta được mua chuộc đi đến Vihara và nghe Đức Phật thuyết
giảng. Anh ta nghe được những lời giảng, hiểu và biết sữa những lỗi lầm của mình. 14

Không phải trong cuộc đời của mình lúc nào Anathapindika cũng là một người giàu có,
ông cũng từng bị người hầu của mình phản bội, bị cướp, rồi số vàng của ông gần sông bị
lũ cuốn trôi, những người mượn nợ ông thì không trả,… đến nổi Anathapindika trở nên
nghèo đói. Nhưng sự kiện này xảy ra không lâu, với sự chân thành và lòng bao dung của
ông, công thêm người quản gia cũ của ông nhớ được tất cả số nợ. Ông dần dần được khô
phục lại sự giàu có như khi xưa của mình.Đức Phật cũng thuyết kinhVelama cho
Anathapindika nghe để khuyến khích ông.15

Khi tuổi đã già, Anāthapiṇḍika lâm trọng bệnh, rất khổ đau. Ông gọi người nhà và nói
người mọi người đi đến tịnh xá, nhân danh ông đảnh lễ đức Phât; sau đó sang đảnh lễ tôn
giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) và thỉnh Ngài về tư gia, ông đang rất cần sự dạy bảo của Ngài.
Người nhà của ông liền đi đến tịnh xá, đảnh lễ, thăm hỏi đức Phật, rồi tìm gặp tôn giả
Sāriputta, đem nguyện vọng của ông thưa với Ngài. Tôn giả Sāriputta hoan hỷ nhận lời.16

Sau đó, tôn giả Sāriputta và tôn giả Ananda đi đến nhà ông, Ngài thấy Anāthapiṇḍika
đang bệnh nặng, nằm liệt gường, trông rất đau đớn, Ngài nói với ông:

- “Này cư sĩ, ta mong rằng ông có thể kham nhẫn, ta mong rằng ông có thể chịu đựng!
Ta mong rằng khổ thọ được giảm thiểu, không gia tăng, sự giảm thiểu được rõ rệt, không
có gia tăng!

- Thưa tôn giả Sariputa, con không thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Sự khổ
thống của con gia tăng, không có giảm thiểu, sự gia tăng rõ rệt, không giảm thiểu. Thưa
tôn giả Sariputa, ví như một người lực sĩ chém đầu (một người khác) với một thanh kiếm
sắc bén; cũng như vậy, thưa tôn giả Sāriputta, những ngọn gió kinh khủng nổi lên đau
nhói trong đầu con.”17

13
Sđd, tr. 517.
14
68
15
Pali Proper Names, tr,
16
71
17
Kinh trung bộ II, Phẩm Giáo Giới Cấp Cô Độc, tr.602.

5
Biết rằng Anāthapiṇḍika sẽ không qua khỏi và cận kề cái chết tôn giả Sāriputta ban cho
ông những lời giáo huấn:

- Hãy học tập không chấp thủ sáu nội, ngoại xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, và sáu đối
tượng của nó.

- Không chấp thủ sáu thức.

- Không chấp thủ sáu xúc thân.

- Không chấp thủ sáu thọ do sáu xúc sanh khởi.

- Không chấp thủ địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

- Không chấp thủ năm uẩn.

- Không chấp thủ bốn cõi trời: Hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi
phi tưởng xứ.

- Không chấp thủ thế giới này hay khác.

- Không chấp thủ những gì được thấy, nghe, cảm thọ, nhận thức, hy cầu, được ý tư sát,
không y cứ vào các pháp ấy.18

Anāthapiṇḍika đã toàn thân toàn ý theo dõi lời chỉ dạy chi tiết trên, vì thế ông vừa nghe
vừa thực hành ngay lời hướng dẫn của vị thánh tăng trí tuệ Sāriputta. Bài giảng vừa dứt,
nước mắt ông trào ra, Ngài Ananda từ bi hỏi có phải ông đang gượng lên sống hay chìm
đắm trong cơn đau không, ông trả lời:

“Thưa tôn giả Ananda, con không gượng lên mà sống, con đang chìm xuống cõi chết.
Dầu cho có bậc đạo sư được con hầu hạ đã lâu và dầu các vị Tỷ-kheo tu tập ý lực, con
chưa từng được nghe một thời thuyết pháp như vậy.”19

Với lời thỉnh cầu cuối cùng của ông, xin tôn giả Sāriputta hãy giảng dạy những bài pháp
như vậy đến những người áo trắng, lòng trắc ẩn của ông, nếu họ không nghe được những
bài pháp như vậy, họ sẽ bị đọa lạc.

Trước khi mất, Anāthapiṇḍika đã loại bỏ được những lo lắng, khi lắng nghe và suy
nghiệm giáo pháp, ông từ bỏ được sự bám níu vào tài sản thế gian cũng như vào thân xác
mình. Sau khi nhắc nhở Anāthapiṇḍika xong, hai vị tôn giả ra về. Không bao lâu ông từ
trần và tái sanh vào cõi trời Tusita, nơi người con gái thứ 3 của ông đã tái sanh trước đó.
18
Kinh Trung Bộ II, Phẩm Giáo Giới Cấp Cô Độc, tr.602 - 604
19
Sđd, tr. 604.

6
Để bày tỏ lòng thành kính sâu sắc đến đức Phật và chư tăng, hậu thân của Anāthapiṇḍika
xuất hiện ở tịnh xá Jetavana, với dung sắc thù thắng đi đến chỗ đức Phật đảnh lễ và nói
lời kệ rằng:

Rừng Jetavana, Chính nhờ các pháp trên,

Tốt đẹp phước lành này, Khiến chúng sanh thanh tịnh.

Được chư thiên, chúng tăng, Không phải do giai cấp,

Thường lui tới an trú, Không phải do tài sản

Được pháp vương trú trì, Do vậy bậc Hiền Giả.

Ban hoan hỷ cho ta. Thấy rõ mục đích mình,

Nghiệp, minh và chánh pháp, Suy tư pháp chân chánh,

Giới, tối thượng sanh mạng, Được thanh tịnh ở đây.20

Sau khi nói xong, Ngài tỏ lòng tôn kính đảnh lễ đức Phật rồi biến mất. Ngày hôm sau đức
Phật thuật lại câu chuyện này. Ngay lập tức tôn giả Ananda bạch đức Phật: “Bạch Thế
Tôn, có phải vị ấy là Thiên tử Cấp Cô Độc chăng? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Độc có
lòng tịnh tín bất động đối với tôn giả Sāriputa.”

Và đức Phật xác nhận điều này “ Lành thay, lành thay, Ananda! Những gì có thể thành
đạt, được bởi suy tư đã được đạt đến, này Ananda, chính Cấp Cô Độc là vị thiên tử ấy,
không một ai khác.”21

20
Kinh Trung Bộ II, Phẩm giáo giới Cấp Cô Độc, tr.605.
21
Sđd, tr.606.

7
KẾT LUẬN

Qua câu chuyện, cuộc đời trưởng giả Anāthapiṇḍika, chúng ta thấy ông, một tấm gương
tốt để hàng Phật tử tại gia noi theo học tập. Thông qua cuộc đời, sự hộ trì Tam Bảo, sự
cống hiến không ngừng nghĩ của ông, những bài học quý giá về tinh thần bố thí, hoằng
pháp, và bài học nhân quả cuối đời. Chúng ta làm điều tốt thì chắc chắn sẽ có được kết
quả tốt. Cấp Cô Độc, một cái tên thật đẹp, nói lên được tấm lòng vị tha và những hành
động cao quý suốt một đời ông sở hữu cái tên đó. Để mạn mạch Phật giáo luôn trường
tồn thì không thể thiếu hàng cư sĩ hộ đạo, hy vọng rằng, tất cả Phật tử tại gia ngày nay sẽ
là những vị đại thí chủ như trưởng giả Anāthapiṇḍika đã từng làm vào thới đức Phật tại
thế, bởi cuộc đời vẫn còn cần lắm những tấm lòng.

8
THƯ MỤC THAM KHẢO

1. Thích Minh Châu, Trung Bộ Kinh II, NXB. Tôn Giáo, TP. Hồ Chí Minh, 2018.
2. Thích Minh Châu, Tăng Chi Bộ I, II, NXB. Tôn Giáo, TP. Hồ Chí Minh, 2018.
3. Hellmuth Hecker biên soạn, Tuệ Lạc dịch, Sự Tích Cấp Cô Độc, NXB Phương
Đông, TP. Hồ Chí Minh.
4. Luật Tiểu Phẩm II, NXB Tôn Giáo, TP. Hồ Chí Minh, 2016.
5.

You might also like