You are on page 1of 61

1

DẪN LỄ
PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH

CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ


TRỌNG THỂ

NGHI THỨC GIA NHẬP KITÔ


GIÁO CHO NGƯỜI LỚN

Phục Sinh Năm 2010


2
3
CHÚA NHẬT LỄ LÁ
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA

NHỮNG ĐỒ CHUẨN BỊ TRƯỚC


1. Trên bàn thờ chính: thánh giá, bình cắm lá thay hoa, nhà tạm phủ khăn đỏ.
2. Bàn nhỏ cạnh bàn thờ chính: tất cả những đồ cần dùng trong thánh lễ.
3. Toà giảng: thêm 2 giá sách hai bên nếu có thêm 2 thừa tác viên đọc bài
thương khó, trên các giá có bản “Cuộc Thương Khó” năm B.
4. Trên ghế của chủ tế: áo lễ đỏ nếu khi đi kiệu mặc áo choàng.
5. Nơi làm phép lá:
- Bình nước thánh.
- Thánh giá (không phủ khăn) có gắn những cành lá để dẫn đầu cuộc rước lá.
(Có thể tuỳ nghi thay bằng một cành lá lớn)
- Lễ phục của chủ tế.
- Đèn, hương, lửa. (Lưu ý: Khi đọc bài thương khó, không nến, không xông
hương)

Lời dẫn:
Kính thưa Cộng đoàn Phụng vụ,
Hôm nay, Giáo hội bắt đầu sống Tuần Thánh bằng một niềm hoan
hỷ nồng nhiệt, vì hôm nay là ngày ghi lại bước đầu con đường chiến
thắng vinh quang của Chúa Kitô. Ngài được dân chúng tôn vinh và nhìn
nhận là Đấng Thiên Sai cứu độ loài người. Đấng Thiên Sai đó sẽ thiết
lập một vương quốc Đavid mới là Nước Trời. Chính Ngài sẽ được tôn
phong làm Vua, được thánh hoá để làm Đấng đại diện Thiên Chúa nơi
trần gian. Vì thế, phụng vụ hôm nay mời gọi ta tuyên xưng Chúa Kitô là
trung tâm chi phối vận mạng loài người, là Thầy chí thánh hướng dẫn
đời ta, là Đấng Cứu Tinh của nhân loại.
Chúng ta hãy trang nghiêm cử hành nghi thức khai mạc Tuần
Thánh bằng việc kiệu lá. Nghi thức này giúp chúng ta:
Tưởng niệm biến cố dân chúng lũ lượt rước Chúa vào
Giêrusalem, giữa muôn tiếng tung hô nồng nhiệt. Đồng thời, trong sự
khải hoàn của Đấng Thiên Sai, Giáo Hội còn nhận thấy một hành động
đầu tiên của mầu nhiệm Phục sinh. Cùng với Giáo hội, chúng ta tuyên
xưng niềm tin và nhiệt thành dấn thân sống mầu nhiệm Tử nạn và Phục
sinh của Chúa Kitô. Ngoài ra, nghi thức kiệu lá còn hướng chúng ta về
vinh quang Giêrusalem Thiên Quốc mà Giáo hội đang lữ hành trong hy
vọng: Đoàn rước đi đầu là Thánh giá của Chúa Kitô mở đường vào
Giêrusalem cho đoàn người vô số đã tin nhận Chúa Giêsu là cứu Chúa
của đời mình.
4
Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta được chỉ rõ hạnh phúc đích
thực dành cho những ai kiên tâm theo sát chân Chúa Giêsu trên hành
trình tử nạn và phục sinh. Chúng ta cũng được mời gọi hướng đến chiến
thắng cuối cùng trong Chúa Kitô nhờ quyền năng Thánh Thần để mạnh
bạo tiến bước, bởi Chúa Kitô đã toàn thắng và Người là sức mạnh của
chúng ta.
Với những tâm tình đó, giờ đây chúng ta cùng sốt sắng bắt đầu
các cử hành phụng vụ.

1. Kính nhớ việc Chúa vào thành Giêrusalem:


Làm phép lá và Rước lá.
Ca đoàn hát tiền xướng:
- Lc 19, 28-40
- hoặc hát: Chúa Vào Thành (CPS 62)
Nghi thức làm phép lá:
- Chủ tế chào dân chúng như thường lệ.
- Lời kêu mời
- Lời nguyện
- Tin Mừng năm C: Lc 19, 28-40
Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Luca
Nói những lời ấy xong, Đức Giê-su đi đầu, tiến lên Giê-ru-sa-lem. Khi
đến gần làng Bết-pha-ghê và làng Bê-ta-ni-a, bên triền núi gọi là núi Ô-liu,
Người sai hai môn đệ và bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ
thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra
và dắt nó đi. Nếu có ai hỏi: "Tại sao các anh cởi lừa người ta ra", thì cứ nói:
"Chúa có việc cần dùng! Hai người được sai liền ra đi và thấy y như Người đã
nói. Các ông đang cởi dây lừa, thì những người chủ nói với các ông: "Tại sao
các anh lại cởi lừa người ta ra? " Hai ông đáp: "Chúa có việc cần dùng". Các
ông dắt lừa về cho Đức Giê-su, rồi lấy áo choàng của mình phủ trên lưng lừa,
và giúp Người cỡi lên. Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải
xuống mặt đường. Khi Người đến gần chỗ dốc xuống núi Ô-liu, tất cả đoàn
môn đệ vui mừng bắt đầu lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa, vì các phép lạ họ đã
được thấy. Họ hô lên: Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa!
Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời! Trong đám đông, có
vài người thuộc nhóm Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, Thầy trách
môn đệ Thầy đi chứ! ". Người đáp: "Tôi bảo các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi
đá cũng sẽ kêu lên! "
- Sau bài Tin Mừng tùy nghi giảng vắn tắt.
Rước lá:
Chủ tế: Anh chị em thân mến, chúng ta hãy noi gương dân thành
Giêrusalem mà hoan hỷ lên đường nghênh đón Đức Kitô.
5
Thứ tự đoàn rước lá:
-Đi đầu là bình hương nghi ngút.
-Thánh giá có gắn nhành lá, đi giữa hai người cầm nến cháy.
-Chủ tế và giúp lễ.
-Cuối cùng là giáo dân tay cầm nhành lá.
Khi đi rước: hát Các Trẻ Do Thái, hoặc hát Thánh Vịnh 46, hay một bài hát
thích hợp.
2. Thánh lễ:
- Tới bàn thờ, linh mục chào và hôn kính như thường,
- Bỏ nghi thức sám hối và đọc ngay lời nguyện nhập lễ.
Phụng Vụ Lời Chúa (kính mời cộng đoàn ngồi):
- Bài đọc 1 (Is 50, 4-7): Ngôn sứ Isaia mô tả người tôi tớ đau khổ
của Thiên Chúa, tuy bị nhục mạ nhưng vẫn hiên ngang, can đảm chấp
nhận. Đó chính là hình ảnh của Đức Giêsu, Chiên Thiên Chúa. Mời
cộng đoàn cùng lắng nghe.
- Bài đọc 2 (Pl 2, 6-11): Thánh Phaolô trình bày Đức Kitô đã tự
hạ, vâng phục Cha cho đến chết trên thập gía để thực hiện mầu nhiệm
cứu độ. Vì vậy, ai muốn đón nhận ơn cứu độ cũng phải khiêm hạ và từ
bỏ mình.
- Bài thương khó: Lc 22,14-23,56( Không dẫn)
Thánh Lễ tiếp tục như thường lệ
CHIỀU THỨ NĂM TUẦN THÁNH
THÁNH LỄ TIỆC LY

NHỮNG ĐỒ CHUẨN BỊ TRƯỚC


1. Bàn thờ chính:
- Bàn thờ trang trí trọng thể cùng với hoa nến
- Nhà tạm mở và để trống
2. Bàn nhỏ cạnh bàn thờ chính:
- Tất cả những đồ cần dùng trong thánh lễ, riêng bánh lễ, dự trù số cần
thiết cho rước lễ hôm nay và ngày mai.
- Chuông và mõ (mõ sẽ thế chuông sau kinh Vinh danh)
- Chậu thau + bình nước + khăn lau chuẩn bị cho Nghi thức Rửa chân.
3.Trên cung thánh:
- Ghế: cho chủ tế, các phụ tế (nếu có), và giúp lễ
- Ghế cho những người được rửa chân
4. Trong phòng thánh:
- Lễ phục trắng cho chủ tế
- Hương lửa
- Đèn chầu khi đi kiệu Mình Thánh.
- Khăn choàng khi kiệu Mình Thánh
5.Bàn thờ phụ:
- Nhà tạm, khăn thánh
- Trang trí đèn hoa.
6

Lời dẫn:
Kính thưa Cộng đoàn Phụng vụ,
Chiều hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bước vào
những ngày trọng đại nhất của Năm Phụng Vụ: Tam Nhật Vượt Qua.
Chúng ta cử hành những biến cố cuối cùng của cuộc đời Đức Kitô tại
thế là tột cùng của Tình yêu và Nguồn mạch của ơn cứu độ.
Cử hành cách bí tích mầu nhiệm Vượt qua, chúng ta được mời gọi
đi với Chúa Giêsu trong hành trình hiến tế này. Chớ gì mỗi chúng ta
biết mở rộng tấm lòng và cuộc đời cho Chúa Thánh Thần hiện diện, để
Ngài đưa chúng ta thật sâu vào cung lòng Thiên Chúa, dìm sâu chúng ta
vào Mầu nhiệm Cứu độ, dẫn chúng ta vào cuộc gặp gỡ mật thiết với
Đức Kitô Tử nạn và Phục sinh, để chúng ta được chết đi trong con
người cũ và sống lại với Chúa trong cuộc sống mới, mạnh mẽ nói được
như thánh Phaolô: “Tôi sống không còn là tôi mà là Đức Kitô sống
trong tôi” (Gl 2,20).
Vâng phục trọn vẹn thánh ý Chúa Cha, từ giờ phút này, Chúa
Giêsu thực sự dấn thân vào cuộc Thương Khó Tử Nạn. Ngài khởi đầu
bằng một bữa tiệc vượt qua cổ truyền chấm dứt lễ Vượt Qua Cựu Ước,
mở đầu cho lễ Vượt Qua Tân Ước với lễ hy sinh là chính Mình Máu
Ngài. Cuộc hiến tế đẫm máu trên đồi Canvê của ngày mai gắn liền với
hiến lễ Thánh Thể được lập trong thánh lễ Tiệc Ly chiều nay. Đây cũng
là bữa tiệc từ biệt các môn đệ, trăng trối cho họ những lời tâm huyết
cuối cùng, vì từ nay, Con Người sẽ không còn ăn bánh này nữa cho đến
khi việc này được thực hiện trong Nước Trời (x. Lc 22, 36).
Chiều nay, Giáo Hội sống lại những giây phút cao quí tuyệt vời
nhất của tình yêu nơi Chúa Kitô, một tình yêu không thể đo lường hay
sánh ví. Tình yêu bao la đó được thể hiện qua việc thiết lập lễ hy sinh là
nhiệm tích Thánh Thể, để rồi sẽ hoàn tất trên núi Sọ. Vì thế phụng vụ
hôm nay trổi lên điệp khúc: Chúa Kitô đã thương yêu loài người đến tột
độ, một tình yêu đến cùng (x. Ga 13, 1). Ngài đã để lại cho chúng ta
một bảo chứng tuyệt mức của tình yêu: NHIỆM TÍCH THÁNH THỂ .
Nghi thức chiều nay gồm có:
1. Nghi thức Nhập lễ và Phụng vụ lời Chúa.
2. Nghi thức Rửa chân.
3. Phụng vụ Thánh Thể
4. Nghi thức chuyển Mình Thánh và lột khăn bàn thờ.
I. NGHI THỨC NHẬP LỄ VÀ PHỤNG VỤ LỜI CHÚA:
Thánh lễ chiều nay được bắt đầu với nghi thức nhập lễ như
thường lệ, có Kinh Vinh Danh và ba bài đọc Lời Chúa, nêu bật mối liên
7
hệ giữa Lễ Vượt Qua Cựu Ước và Tân Ước. Mời cộng đoàn đứng
nghiêm trang tham dự thánh lễ.
- Mời cộng đoàn đứng.
- Hát ca Nhập lễ: (Niềm Vinh Dự. CPS 415)
- Bài đọc 1 (Xh 12, 1-8.11-14)
Trích sách Xuất hành, nhắc lại lệnh truyền của Thiên Chúa Giavê
đối với dân Do Thái về việc tổ chức và ăn Lễ Vượt Qua trong chính
ngày Thiên Chúa giải thoát dân khỏi ách nô lệ Ai cập: “Các ngươi phải
lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm, làm ngày Đại Lễ Mừng Kính Chúa”.
- Đáp ca.
- Bài đọc 2 (1 Cr 11,23-26)
Tương tự trong Cựu Ước, Chúa Kitô ban bố lệnh truyền về Bữa
Tiệc Vượt Qua mới: Mình và Máu Chúa được trao ban cho dân mới là
Giáo Hội như dấu chỉ của giao ước mới mà Thiên Chúa ký kết với nhân
loại trong Đức Kitô. Đó là điều thánh Phaolô nói trong thư gửi tín hữu
Corintô mà chúng ta sắp nghe.
- Tin mừng (Ga 13, 1-15)
II. NGHI THỨC RỬA CHÂN:
- Đọc sau bài giảng.
Linh mục chủ tế làm lại chính việc Chúa Giêsu đã làm xưa cho
các tông đồ. Rửa chân là công việc của đầy tớ làm cho chủ. Ơ đây có sự
đảo lộn: Chúa Giêsu là Chúa, là Thầy mà rửa chân cho các môn đệ. Giờ
phút trang nghiêm và cảm động. Qua cử chỉ khiêm nhường này, Chúa
Kitô trăng trối cho chúng ta bài học tâm phúc: “Thầy là Chúa là Thầy
mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng hãy rửa chân cho nhau”
(Ga 13, 15). Chớ gì bài học yêu thương phục vụ này được thực hiện
trong cuộc đời khi cha mẹ hy sinh vì con cái, thầy cô tận tụy với học
trò, chủ nhân tôn trọng đầy tớ, người trên phục vụ người dưới để tỏa
chiếu khuôn mặt Chúa Kitô cho mọi người, khắp mọi nơi. “Người ta cứ
dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy là chúng con yêu
thương nhau” (Ga 13, 35).
- Ca đoàn: Hát về bác ái yêu thương.
- Sau khi rửa chân: đọc Lời Nguyện Cộng Đoàn.
- Không đọc Kinh tin kính.

III. PHỤNG VỤ THÁNH THE:


- Đọc sau lời nguyện cộng đoàn.
Giờ đây là phần Phụng vụ Thánh Thể.
Thánh lễ chiều ngày kỷ niệm việc Chúa lập Bí tích Thánh Thể,
phải mang dấu ấn ngọt ngào, sống động nhất của tình yêu Thiên Chúa
dành cho chúng ta. Xin cho tình yêu Thánh Thể dần biến đổi chúng ta
8
nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô (x. Pl 3, 10), để chúng ta nối dài
thánh lễ cuộc đời với trọn con tim yêu thương hiến mình của Đức Kitô.

IV. KIỆU MÌNH THÁNH CHÚA SANG BÀN THỜ PHỤ.


- Đọc sau lời nguyện hiệp lễ.
Kết thúc lời nguyện tạ lễ, phụng vụ chiều nay tiếp tục bằng việc
rước kiệu Thánh Thể về Nhà Tạm riêng. Cuộc rước long trọng nhằm
tôn vinh mầu nhiệm Thánh Thể trong chính ngày Chúa lập Nhiệm tích
yêu thương này. “Ôi nhiệm tích vô cùng cao quí, chúng ta hãy khiêm
cung thờ lạy".
- Linh mục xông hương Thánh Thể và kiệu sang bàn thờ phụ.
- Đang đi kiệu hát ca vãn: PANGE LINGUA. Khi đến nơi, qùy trước Mình
Thánh Chúa, hát TANTUM ERGO.
- Sau khi chủ lễ về thì đọc...
Giờ đây Chúa Giêsu đang hiện diện và kêu mời chúng ta. Chúng
ta hãy chọn điều thiết yếu nhất, phần thiện hảo vững chắc không bao
giờ bị sang đoạt, là điều duy nhất sẽ tồn tại trong Nước Trời: đó là ngồi
dưới chân Chúa, lắng nghe lời Ngài, yêu mến, chiêm ngưỡng Ngài,
sống với Ngài trong những giây phút cô đơn, thống khổ và nước mắt
của đêm Thứ Năm, ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh.
9
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
CỬ HÀNH CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA

CHUẨN BỊ TRƯỚC:
1. Bàn thờ chính:
- Không thánh giá, không khăn bàn thờ, không đèn nến
- Sách lễ Rôma, micrô
- Chân để đặt thánh giá sau khi suy tôn và hôn kính.
- Dưới cấp bàn thờ, đặt gối nếu chủ sự sẽ phủ phục
2. Bàn nhỏ cạnh bàn thờ chính
- Khăn trải bàn thờ
- Khăn thánh, nước( tráng chén và rửa tay), khăn tuyết.
- Khăn choàng vai cho chủ tế khi đi kiệu Mình Thánh Chúa trong phần rước
lễ.
3. Trong phòng thánh
- Các giá sách với bản “Cuộc Thương Khó”
- Thánh giá phủ khăn đỏ trong nghi thức suy tôn.
- Đèn nến dùng khi suy tôn thánh giá và khi đi kiệu Mình Thánh Chúa.
4. Bàn thờ phụ (đang có Mình Thánh Chúa)
- Khăn thánh
- Đèn nến.
Lời dẫn vào nghi thức:
Kính thưa Cộng đoàn Phụng vụ:
Hôm nay Giáo Hội sống lại những giây phút thống khổ và Tử
Nạn của Chúa. Tất cả lễ nghi và ca nguyện hôm nay đều nhằm đưa
chúng ta lên núi Sọ, đến chân Thập giá, nơi vị Thượng tế, Chúa chúng
ta đã tự hiến làm lễ vật duy nhất cho Chúa Cha trong khổ hình Thập
giá. Một khổ hình vô cùng nghiệt ngã dành cho những tử tội nặng nề.
Chúa Giêsu đã mang lấy vì chúng ta.
Dẫu tự nguyện đón nhận thánh ý Chúa Cha, sẵn sàng uống chén
Cha trao nhưng trong phận người, Chúa Giêsu vẫn cảm nhận sự cô đơn
và đơn đau xé nát lòng Người để thưa lên: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên
Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con.” (Mt 27, 46)
Vì thế, cử hành cuộc thương khó Chúa chiều nay, không những là
nỗi buồn của một kỉ niệm đau thương, mà còn là niềm đau xót của Giáo
hội trước tội lỗi của nhân loại vẫn tiếp tục chồng chất mỗi ngày. Do đó,
lễ nghi và bầu khí chiều thứ sáu vừa là bằng chứng nói lên bộ mặt xấu
xa và tai ác của tội, vừa cho ta thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa
dành cho nhân loại, tình yêu của Đấng đã dám nhận lấy cái chết đau
thương, nhục nhã để mang lại nguồn sống thần linh cho loài người tội
lỗi. Cảm nhận tình yêu vô bờ của Chúa Giêsu, Giáo hội mời gọi chúng
10
ta cùng quyết tâm hiệp nhất với Giá Máu Chúa Kitô để chống lại tội lỗi,
tiêu diệt tội lỗi, và sẵn sàng chết cho tội lỗi.
B. Tuy nhiên, giữa đêm tối bi thảm này lại đang bừng lên một tia
hy vọng tràn trề: sự chết đã mang lại cho Chúa Kitô một chiến thắng
vinh quang. Chính cây Thập giá đã đạp đổ bức tường tội lỗi ngăn cách
Thiên Chúa và loài người. Chính cây Thập giá là ngọn đuốc thiêng rực
sáng giữa đêm tối trần gian, là ơn giải thoát cho những ai trung thành.
Bởi thế, chiều nay, chúng ta hãy cùng Giáo Hội theo sát Chúa
Kitô từng bước để tìm ra hoa tươi trong đau khổ và tìm được người
sống trong cõi chết. Đường Thập giá tuy là đường đau thương gai góc
nhưng cũng là đường chiến thắng vinh quang và là lẽ sống của mọi Kitô
hữu.
Nghi lễ chiều nay gồm 3 phần:
- Phần một: Phụng vụ lời Chúa và lời cầu nguyện cho mọi người.
- Phần hai: Kính thờ Thánh Giá
- Phần ba: Rước lễ.
Kính mời cộng đoàn đứng.

Phần 1. Phụng vụ Lời Chúa và Lời nguyện cho mọi người.


- Linh mục chủ sự tiến ra trong thinh lặng, phủ phục sám hối giữa gian thánh
và cầu nguyện giây lát.
- Linh mục lên bàn thờ và dang tay đọc lời nguyện.

 Bài đọc 1: Is 52, 1-53, 12


Dẫn: Tiên tri Isaia mô tả người tôi tớ Giavê sẵn sàng chấp nhận hành
hạ để muôn dân được chữa lành đã gợi lên những tâm tình buồn vui, đau
thương và hy vọng pha trộn nhau. Người tôi tớ đó chính là Đức Kitô.
 Bài đọc 2 : Dt 4, 14-16; 5, 7-9
Dẫn: Tác giả thư Do Thái đề cao vai trò Thượng Tế của Đức Kitô.
Ngài đã vâng phục Cha, chấp nhận gian khổ vì chúng ta, để trở nên căn
nguyên cứu rỗi cho chúng ta.
 Câu xướng trước Tin Mừng: Phil 2, 8-9
 Bài thương khó Ga 18, 1-19, 42 (không dẫn)
- Bài giảng vắn.

Cầu nguyện cho mọi người:


Lời dẫn: Mọi công nghiệp và ân phúc cứu độ đều bởi giá máu của
Chúa Kitô. Vì thế, giờ đây Giáo hội nhờ trung gian của Chúa Kitô và
11
công nghiệp Ngài, để dâng lời cầu nguyện cho mọi nhu cầu của Hội
thánh và thế giới.
Mời cộng đoàn đứng.
 Sau lời mời gọi, cộng đoàn đứng cầu nguyện trong giây lát rồi nghe linh
mục chủ tế đọc lời nguyện.

1. CẦU CHO HỘI THÁNH.


Anh chị em thân mến, ta hãy cầu nguyện cho Hội thánh Chúa: xin cho
Hội thánh được hiệp nhất và bình an, được Chúa bảo toàn ở khắp nơi trên
hoàn cầu. Xin Chúa cũng ban cho ta được an cư lạc nghiệp hầu tôn vinh
Người là Cha toàn năng.
Thinh lặng cầu nguyện, đoạn Linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã cho muôn dân
được thấy vinh quang Chúa tỏ hiện nơi Đức Kitô, là Đấng yêu
thương gầy dựng Hội thánh Chúa. Cúi xin Chúa bảo vệ gìn giữ, để
Hội Thánh đang hiện diện khắp nơi, luôn tin kính một niềm mà
xưng tụng danh Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa
chúng con.

2. CẦU CHO ĐỨC GIÁO HOÀNG.


Ta hãy cầu cho Đức Thánh Cha...... Chính Chúa đã chọn người giữa
hàng giám mục, xin Chúa cũng ban cho người luôn an khang để lãnh đạo toàn
thể dân thánh.
Thinh lặng cầu nguyện, đoạn Linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa an bài mọi sự cách
khôn ngoan lạ lùng. Chính Chúa đã tuyển chọn Đức Thánh Cha…..
và trao cho người nhiệm vụ lãnh đạo dân thánh Chúa. Xin nhận lời
chúng con cầu nguyện, mà ân cần săn sóc giữ gìn người; để nhờ
người, đức tin của mọi tín hữu luôn bền vững sắt son. Chúng con cầu
xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
3. CẦU CHO HÀNG GIÁO SĨ VÀ GIÁO DÂN.
Ta hãy cầu cho Đức Giám mục.... của giáo phận chúng ta, cho hàng
Giám mục, Linh mục, phó tế, cũng như mọi người phục vụ dân thánh, và cho
toàn thể cộng đoàn tín hữu khắp địa cầu.
Thinh lặng cầu nguyện, đoạn Linh mục đọc:
12
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Thánh Thần Chúa luôn
hướng dẫn và thánh hóa toàn thể Hội thánh. Nay chúng con tha
thiết nguyện cầu: xin Chúa thương cho mỗi thành phần Hội thánh
biết theo ơn đặc sủng Chúa ban để trung thành phụng sự Chúa.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
4. CẦU CHO CÁC DỰ TÒNG.
Ta hãy cầu cho anh chị em dự tòng (có mặt nơi đây). Xin Chúa thương
soi sáng tâm hồn họ, để họ được hiểu biết Chúa hơn. Xin Người mở lượng từ
bi ban cho họ ơn tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy, để họ được tha thứ tội lỗi và
trở thành chi thể của Chúa Kitô.
Thinh lặng cầu nguyện, đoạn Linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa làm cho Hội
thánh không ngừng sinh thêm nhiều con cái. Xin cho anh chị em dự
tòng (có mặt nơi đây), được thêm lòng tin kính và hiểu biết Chúa
hơn, hầu xứng đáng lãnh nhận ơn tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy,
và gia nhập đoàn nghĩa tử của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức
Kitô, Chúa chúng con.
5. CẦU CHO CÁC KITÔ HỮU ĐƯỢC HỢP NHẤT.
Ta hãy cầu cho mọi anh chị em cùng tin vào Đức Kitô, và đang cố gắng
sống theo sự thật, xin Chúa thương quy tụ và gìn giữ tất cả trong Hội thánh
duy nhất của Người.
Thinh lặng cầu nguyện, đoạn Linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa muốn làm cho
những ai ly tán được trở về đoàn tụ, và những kẻ sum vầy được luôn
hiệp nhất. Xin Chúa thương nhìn đến đoàn chiên của Đức Kitô, và
cho mọi người đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy được mãi mãi đoàn kết
với nhau nhờ sống cùng một đức tin tòan vẹn, và chia sẻ một đức ái
vững bền. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
6. CẦU CHO NGƯỜI DO THÁI.
Ta hãy cầu cho người Do Thái. Cha ông họ là những người đầu tiên đã
được nghe lời Chúa phán dạy. Giờ đây xin Chúa làm cho họ ngày càng mến
yêu danh thánh Chúa và trung thành với giao ước của Người.
Thinh lặng cầu nguyện, đoạn Linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã hứa ban ơn
cứu độ cho tổ phụ Abraham và con cháu của người. Xin Chúa
thương nghe lời Hội thánh cầu nguyện cho dân tộc Chúa đã chọn
13
xưa kia cũng được hưởng nhờ ơn cứu độ viên mãn của Đức Kitô ,
Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
7. CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI NGOÀI KITÔ GIÁO.
Ta hãy cầu cho những người ngoài Kitô giáo. Xin Chúa Thánh Thần soi
sáng dẫn đưa họ vào đường cứu độ.
Thinh lặng cầu nguyện, đoạn Linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin cho những người tuy
không tin vào Đức Kitô, nhưng trước mặt Chúa vẫn ăn ngay ở lành,
được hồng ân tìm thấy chân lý. Xin cũng ban cho chính chúng con,
ngày càng biết tương thân tương ái và thiết tha sống kết hợp với
Chúa, để trước mặt thế gian, chúng con có thể minh chứng rằng:
Chúa chính là tình thương. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa
chúng con.
8. CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI VÔ THẦN.
Ta hãy cầu cho những người không nhận biết Thiên Chúa, nhưng vẫn
sống theo lương tâm ngay thẳng: xin cho họ một ngày kia được gặp thấy
Người.
Thinh lặng cầu nguyện, đoạn Linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã đặt vào trái
tim con người niềm khát vọng đi tìm kiếm Chúa, khiến con người
chỉ được bình an khi đã gặp thấy Chúa. Xin cho mọi người khắp
thế gian, dù đang sống giữa muôn vàn nghịch cảnh, vẫn có thể nhận
ra những dấu chỉ của tình yêu Chúa; và khi thấy các tín hữu sống
đời bác ái yêu thương, họ sẽ vui mừng tin nhận duy có Chúa là
Thiên Chúa đích thực và là Cha của hết mọi người. Chúng con cầu
xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
9. CẦU CHO NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO QUỐC GIA.
Ta hãy cầu cho những nhà lãnh đạo quốc gia. Xin Chúa thương soi trí
mở lòng để họ biết hành động theo thánh ý mà tận tình lo cho dân nước được
an cư lạc nghiệp và vui hưởng tự do.
Thinh lặng cầu nguyện, đoạn Linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa làm chủ lòng
người, và bảo vệ quyền lợi của nhân dân các nước. Xin ghé mắt nhân
từ mà ban ơn soi sáng trợ lực cho những nhà lãnh đạo quốc gia, để
họ biết cùng nhau làm cho thế giới được hòa bình, muôn dân được
14
thịnh vượng, và mọi người được hưởng tự do tôn giáo. Chúng con
cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
10. CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI ĐAU KHỔ.
Anh chị em thân mến, ta hãy cầu xin Thiên Chúa là Cha toàn năng, dủ
lòng thương giải thoát thế giới khỏi mọi sai lầm. Khử trừ muôn bệnh tật, xua
đuổi cơn đói kém, mở cửa ngục tù, bẻ tan xiềng xích, giữ gìn lữ khách được
bình an, đưa kẻ tha hương về xứ sở, chữa lành các bệnh nhân, ban ơn cứu độ
cho người đang hấp hối.
Thinh lặng cầu nguyện, đoạn Linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa hằng an ủi kẻ ưu
phiền, ban sức mạnh cho người vất vả lầm than. Xin nghe tiếng
nhân loại khổ đau nài van Chúa, và ban cho những người lâm cơn
hoạn nạn được vui mừng cảm thấy Chúa nhân hậu phù trì. Chúng
con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Phần 2: Kính thờ Thánh giá.


- Khi linh mục vào phòng áo hay cuối nhà thờ để rước Thánh Giá từ
cuối nhà thờ lên; có thể mở khăn và thờ lạy 3 lần từ dưới lên hay rước lên và
cử hành trước bàn thờ.
Lời dẫn: Sau một cuộc chiến thắng, quốc kỳ tượng trưng hồn dân
tộc, đem đến khắp nơi một niềm hoan hỷ. Cũng thế, Thánh Giá Chúa
Kitô quả là 1 ngọn cờ chiến thắng, và là dấu hiệu cứu độ của mọi Kitô
hữu.
Vì thế lễ nghi suy tôn Thánh Giá chiều nay mặc một vẻ trang
nghiêm sốt sắng lạ thường. Phụng vụ không ngần ngại dùng chữ: Thờ
lạy, Tôn vinh Thánh Giá. Cả bên thần học Kitô giáo cũng không ngần
ngại đối với kiểu nói này vì Thánh Giá thực sự đã nhuộm thắm máu
của Đấng cứu độ, phải được coi như đồng hoá với chính Ngài. Vì thế
tôn thờ Thánh Giá là tôn thờ chính Đấng Cứu Độ: “Đây là cây Thánh
Giá, là nguồn suối cứu độ trần gian, chúng ta hãy đến thờ lạy”.
- Mời cộng đoàn đứng hướng về (cuối nhà thờ) để cung nghinh Thánh Giá.
- Cung nghênh Thánh Giá lên tới bàn thờ, chủ tế mở khăn trùm từng phần. Sau
mỗi lần mở, chủ tế giơ cao thánh giá và hát:
Đây là cây Thánh giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian
Cộng đoàn: Chúng ta hãy đến thờ lạy.
- Chủ tế giơ cao thánh giá trong giây lát, cộng đoàn quì gối thờ lạy.
- Chủ tế mở và hát ba lần như thế.
15
- Sau khi Linh mục hôn kính, chỉ một số đã được chỉ định đại diện cộng đoàn
lên hôn kính Thánh giá. Xin cộng đoàn ở nguyên tại chỗ và hợp lòng thờ lạy Thánh
giá.
Dẫn: Thánh giá giờ đây là biểu chứng cao cả của một tình yêu vô
biên: “Không có tình yêu nào cao qúy hơn tình yêu của người hy sinh
mạng sống mình vì người mình yêu”. Chúng ta hãy hôn kính Thánh giá.
Việc hôn kính Thánh giá không chỉ dừng lại nơi hình thức bên
ngoài, nhưng đòi phải có một tình yêu nồng thắm bên trong và sự gắn
bó của mỗi chúng ta với Đấng chịu đóng đinh.
Ca đoàn hát:
- Sau khi chủ tế và những người đại diện hôn kính Thánh giá xong
thì chủ tế cung nghênh thánh giá đặt trên bàn thờ.
- Khi linh mục đặt Thánh giá lên bàn thì đọc..

- Phần 3: Rước lễ.


Dẫn: Kính mời cộng đoàn đứng để cung nghinh Thánh thể.
“Hiến tế tiệc ly giờ đây đã được hoàn tất do cái chết của Chúa
Kitô trên thập giá” (L. Bouyer). Và vì thế, mỗi lần anh em ăn và uống
chén này, anh em loan báo cái chết của Chúa cho đến khi Ngài trở lại”
(Cor 11, 26).
Ý thức và tin nhận chân lý đó, mỗi lần chịu lễ, và đặc biệt hôm
nay, chúng ta hoàn toàn dấn thân theo Chúa để cùng chết đi cho tội lỗi,
hầu được sống lại với Ngài.
- Cung nghênh thánh thể đến bàn thờ, thì chủ tế xướng kinh lạy cha.
- Sau lời nguyện kết thúc.
Dẫn: Từ giờ phút này đến vọng Phục sinh vào tối ngày Thứ Bảy,
Giáo Hội không cử hành thánh lễ, cũng không cử hành phụng vụ lời
Chúa. Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta thầm lặng bên mồ Chúa,
suy niệm cuộc Khổ Nạn và cái chết của Người là biểu hiện tuyệt vời
của tình yêu cứu chuộc. Khung cảnh âu sầu tĩnh mịch và vắng vẻ của
bầu khí phụng vụ này giúp ta khám phá ra tính cánh nặng nề, hậu quả
tai hại của tội lỗi đã là nguyên cớ cuộc khổ nạn và cái chết tủi nhục của
Chúa. Tuy nhiên, bầu khí u uất của ngày đại tang lại đang tiềm ẩn một
niềm hy vọng lớn lao: Chúa đã sống lại để trao ban cho chúng ta một
cuộc sống mới. Anh sáng bình minh của ngày mới đã loé rạng ở chân
trời u tối của tội lỗi và sự chết.
16
17
CANH THỨC VƯỢT QUA
CHUẨN BỊ:
1. Bàn thờ chính
- Trải khăn bàn thờ
- Thánh giá
- Lư hương và chân nến (nến sẽ đốt khi xướng kinh Vinh Danh)
- Giá và sách lễ Rôma
- Micrô
- Nhà tạm để trống và mở ra
2. Ngoài cửa chính nhà thờ (hay một nơi thuận tiện cho việc cử hành nghi
thức làm phép Lửa & Nến Phục Sinh)
- Giá sách trải khăn trắng và Sách lễ Rôma
- Nến Phục Sinh
- Dĩa đựng 5 hạt hương
- Bình hương lửa và tàu hương
- Một cây nến nhỏ để châm Nến Phục Sinh
- Cây mũi nhọn (bút bi) để vẽ trên Nến Phục Sinh
- Một hỏa lò đầy than hồng.
- Đèn Pin (để soi sáng sách nghi thức chủ tế)
- Nến dành cho giúp lễ
3. Nơi mặc phẩm phục
- Dọn lễ phục Trắng
4. Cung Thánh
- Giảng đài: Sách bài đọc; Sách Công Bố Tin Mừng Phục Sinh (Exsultet);
micrô.
- Chân Nến Phục Sinh (đặt giữa cung thánh hoặc gần giảng đài)
- Gần chân Nến Phục Sinh: Lu nước để làm phép
- Bình nước thánh với dùi rảy, để đựng nước thánh mới làm phép.
* Nếu có rửa tội sau khi làm phép nước, thì dọn thêm:
- Sách Nghi thức Rửa tội
- Dầu Hiến-Thánh và dầu Dự-Tòng
- Bông gòn để lau dầu
- Ao trắng
- Nến nhỏ
5. Bàn nhỏ cạnh bàn thờ chính
- Chén lễ, khăn thánh, Chén đựng bánh lễ, Rượu nước, khăn lau…
- Chuông (rung lúc xướng kinh Vinh Danh)
6. Phòng thánh
- Các bình hoa sẽ đặt trưng trên bàn thờ sau khi xướng kinh Vinh Danh
Kính thưa Cộng đoàn Phụngvụ,
Việc tưởng niệm Chúa Kitô chịu chết và sống lại đạt tới điểm cao
nhất trong Đêm Vượt Qua, là đêm thánh của người Kitô hữu. “Cuộc
họp mừng đêm nay là mẹ của hết mọi buổi canh thức phụng vụ” (Thánh
Augustinô). Chúa Giêsu đã dạy môn đệ phải canh thức để đợi chờ Tân
Lang đến (Mt 25, 13). Vì thế, người Kitô hữu có dành một phần ban
18
đêm cầu nguyện thì cũng là chuyện dĩ nhiên. Nhưng không có đêm nào
thích hợp cho một cuộc họp mừng phụng vụ bằng đêm vượt qua. Đây là
đêm dân Israel ăn thịt chiên và được cứu thoát, là đêm họ đi bộ qua
Biển Đỏ. Đây là đêm Chúa Kitô đập tan xiềng xích tử thần và từ âm
phủ khải hoàn đi lên. Đây là đêm Giáo Hội từ buổi đầu vẫn chờ mong
Chúa trở lại.
Đêm nay, cộng đoàn Kitô hữu trước tiên, nghe đọc lời Chúa để ôn
lại tất cả lịch sử cứu độ từ buổi khai thiên lập địa và việc dân Israel ra
khỏi đất Ai cập, cho đến việc Chúa Giêsu sống lại và được tôn vinh trên
trời. Trong khi nghe đọc sách Thánh, cộng đoàn được nến Phục sinh soi
sáng: nến này tượng trưng cho đám mây xưa đã dẫn dân Israel trên
đường về đất Hứa, và đặc biệt tượng trưng Chúa Kitô là ánh sáng soi
dọi trần gian.
Tiếp đó có cử hành Bí Tích Vượt qua: nhờ Phép Rửa con người
cùng chết với Chúa Kitô để cùng sống sự sống mới với Người (Eph 6,
8). phép Thánh Thể là tiệc Thánh của Giáo hội mới, trong đó các môn
đệ nhận ra Chúa Phục sinh khi Người bẻ bánh trao cho họ (Lc 24, 35).
Trong đêm vượt qua, người Kitô hữu được nếm trước niềm vui
của thành Giêrusalem mới. Vì thế, đêm nay vang dội tiếng hát Allêluia.
Nghi lễ vọng Phục sinh gồm 4 phần:
- Nghi thức thắp và rước nến Phục sinh
- Phụng vụ lời Chúa
- Phụng vụ Phép Rửa
- Phụng vụ Thánh Thể.
Kính mời cộng đoàn đứng đón tiếp linh mục chủ sự và cùng hướng về cuối nhà
thờ.
- Phần 1: Nghi thức thắp nến Phục sinh khai mạc trọng thể
Đêm Canh thức.
Khởi đầu Đêm Canh thức, Giáo Hội ca tụng Chúa là ánh sáng.
Toàn thể vũ trụ trong đêm tối, đêm tối của trần gian và đêm tối của tội
lỗi đang mong chờ ánh sáng: nhân loại tội lỗi đang mong chờ ơn giải
thoát. Tất cả đang hướng nhìn về Chúa Kitô, ánh sáng bất diệt.
Nghi lễ gồm hai việc:
- Thứ nhất: Làm phép lửa mới và nến Phục sinh tượng trưng
chính Chúa Kitô là ánh sáng của nhân loại. Năm hạt hương tượng trưng
năm dấu thánh của cuộc Tử nạn Chúa.
- Thứ hai: Công bố Tin Mừng Phục sinh, chiến thắng vinh quang
của Chúa Kitô.
- Tắt các đèn nhà thờ,
- Linh mục chủ sự làm dấu, chào dân chúng như thường lệ bắt đầu nghi thức.
19
Lời dẫn khi bắt đầu kiệu nến:
Nến Phục sinh dẫn đầu đoàn rước biểu trưng cho Chúa Kitô là
ánh sáng dẫn đầu Dân mới tiến về Hứa địa Nước Trời. Xin cho mỗi
chúng ta luôn bước đi trong ánh sáng của Người hôm nay và trọn cuộc
đời.
Thứ tự khi kiệu nến:
-Bình hương có bỏ hương.
-Chủ tế cầm nến Phục sinh và giúp lễ.
- Cộng đoàn theo sau.
- Đến cuối nhà thờ, chủ tế dừng lại hát lần 1:
Anh sáng Chúa Kitô
Cộng đoàn: Tạ ơn Chúa
- Đến giữa nhà thờ, chủ tế dừng lại hát lần 2
Anh sáng Chúa Kitô
Cộng đoàn: Tạ ơn Chúa
- Giúp lễ thắp sáng từ nến Phục sinh sau đó đốt cho mọi người có nến.
- Đến gian cung thánh, chủ tế dừng lại, quay xuống cộng đoàn hát lần 3
Anh sáng Chúa Kitô
Cộng đoàn: Tạ ơn Chúa
- Nhà thờ bật hết điện.
- Chủ tế cắm nến Phục sinh vào chân nến rồi xông hương.
Lời dẫn khi linh mục xông hương nến phục sinh:
Dẫn: Tin Mừng Phục sinh giờ đây được công bố bằng một
trường ca phụng vụ đẹp từ âm điệu cho đến lời ca, diễn tả niềm hân
hoan trào dâng như vô tận nơi những người được Thiên Chúa cứu độ và
cảm xúc tri ân nồng thắm trước tình yêu lạ lùng của Thiên Chúa tỏ bày
trong đêm nay.

Phần 2: Phụng vụ lời Chúa:


Dẫn sau công bố Phục sinh
Dẫn: Để chờ đón giờ Chúa Giêsu Phục sinh chiến thắng, Giáo Hội
lắng nghe Sách Thánh nhằm nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng. “Trong
đêm hiện tại này Giáo Hội canh thức chờ giờ Chúa đến, mắt đức tin dán
vào thánh kinh như ngọn đuốc chiếu soi vào đêm tối” (Thánh
Augustinô).
Các bài Kinh Thánh hôm nay nhắc lại những biến cố chính của
lịch sử cứu độ từ việc sáng tạo đến Đức Kitô phục sinh. Trong 7 bài
Cựu Ước, chúng ta chỉ đọc 4 bài đầu tiên mà truyền thống Do thái giáo
vẫn quen dùng khi cử hành lễ Vượt Qua.

1- Bài đọc 1 (St 1, 1-22):


(Sau khi chủ tế đọc lời nguyện)
20
Bài sách Sáng thế thuật lại công cuộc Thiên Chúa sáng tạo vũ
trụ, cũng là hình ảnh báo trước cuộc tạo dựng tạo vật mới trong ơn cứu
độ.
- Hát đáp ca
- Sau đáp ca: Kính mời cộng đoàn đứng
- Linh mục đọc lời nguyện.
- Sau lời nguyện: Kính mời cộng đoàn ngồi.
(lặp lại sau mỗi bài đọc)
2- Bài đọc 2 (St 22, 1-18):
Cũng từ sách Sáng thế, diễn tả đức tin vâng phục vững vàng
của tổ phụ Abraham, nhờ đó ông đã được Thiên Chúa chúc phúc để trở
nên cha của mọi kẻ tin.
3- Bài đọc 3 (Xh 14, 10 b. 15- 15, 1):
Bài Xuất hành kể lại việc dân Do thái đi qua giữa lòng Biển
Đỏ khô cạn và được bình an. Đây cũng là hình ảnh của nhiệm tích
Thánh tẩy: chúng ta vượt thế giới tội lỗi để đến sự sống thiêng liêng do
công trình cứu rỗi của Chúa Kitô.
4- Bài đọc 4 (Is 54, 5-14):
Ngôn sứ Isaia tuyên xưng lòng thương xót của Thiên Chúa
dành cho con người. Tình yêu của Người bền vững qua mọi đời.
- Hát đáp ca
- Sau đáp ca: Kính mời cộng đoàn đứng.
- Linh mục đọc lời nguyện.
- Linh mục xướng Kinh Vinh Danh (rung chuông, kèn, vũ khúc phục sinh,
trưng hoa nến)
- Sau kinh Vinh Danh, linh mục đọc lời nguyện nhập lễ.
Dẫn: Kính mời cộng đoàn ngồi.
- Bài Thánh Thư: (Rm 6, 3-11)
Trong thư gửi tín hữu Roma hôm nay, thánh Phaolô nhắc nhở
điều này là: chúng ta đã chịu phép Rửa, tức là chúng ta cùng chết với
Chúa Kitô trong con người cũ và sống lại với Người trong con người
mới. Mời cộng đoàn cùng lắng nghe.
- Đọc xong bài Thánh Thư: Kính mời cộng đoàn đứng.
- Giờ đây, niềm vui Phục sinh của chúng ta sẽ được biểu tỏ trang
trọng trong tiếng tung hô: Allêluia!
- Linh mục long trọng xướng “Alleluia”, mọi người lập lại (3 lần).
- Sau đó, hát đáp ca “Hãy cảm tạ Chúa – Alleluia”.
- Cộng đoàn vẫn đứng. Hát phiên khúc ngay.
- Hát xong, Lm đọc Tin mừng, không có câu xướng trước Tin mừng, không
mang đèn hầu, chỉ mang hương lửa.
- Giảng.

Phần 3: Phụng vụ Thánh Tẩy


21
Sau bài giảng
Dẫn: Vì mối liên hệ mật thiết giữa Bí tích Thánh Tẩy với mầu
nhiệm Vượt qua, truyền thống lâu đời của Giáo Hội thường cử hành
Thánh Tẩy cho anh chị em dự tòng trong đêm nay; đồng thời cũng mời
gọi mọi Kitô hữu long trọng tuyên xưng lại lời hứa khi lãnh nhận bí tích
Thánh Tẩy. Với nghi thức tuyên xưng lại lời hứa này, Giáo Hội muốn
thôi thúc con cái mình: can đảm sống trọn hơn giao ước Thánh Tẩy và
hiên ngang tiến bước làm chứng cho Đấng Phục sinh giữa lòng đời.
Những ai có nến hãy thắp sáng lên và mọi người thành tâm tuyên
hứa từ bỏ ma quỷ và tuyên xưng đức tin, quyết tâm phụng thờ Chúa
trong Giáo Hội .
Chủ sự: Anh chị em thân mến,
Giờ đây chúng ta cầu xin Chúa thánh hóa nước này, để chúng
ta rẩy trên mình mà nhớ lại bí tích Thánh tẩy ta đã lãnh nhận. Cúi
xin Chúa đổi mới chúng ta, giúp chúng ta luôn trung thành sống theo
ơn Thánh Người đã ban.
Linh mục thinh lặng cầu nguyện trong giây lát, rồi dang tay đọc tiếp:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, trong đêm cực thánh,
chúng con là dân Chúa, đang họp nhau canh thức cầu nguyện, để
tưởng nhớ công ơn Chúa đã sáng tạo chúng con cách lạ lùng, và cứu
chuộc còn lạ lùng hơn nữa. Xin Chúa thương nhận lời chúng con và
thánh hóa nước này do chính Chúa đã dựng nên, để làm cho ruộng
đất phì nhiêu màu mỡ, cho thân xác con người được sạch sẽ và thoải
mái. Và trải qua lịch sử cứu độ, nước thiên nhiên đã trở nên khí cụ
của tình thương hải hà: quả vậy, Chúa dùng nước Biển Đỏ cứu dân
riêng khỏi vòng nô lệ, và làm vọt lên giữa sa mạc khô cằn một nguồn
nước cho dân giải khát. Các ngôn sứ cũng dùng hình ảnh nước mạch
tuôn trào để tiên báo Chúa sẽ lập giao ước mới với loài người chúng
con. Và sau hết, khi Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan, Chúa
đã thánh hóa nước trong lành, để thanh tẩy con người tội lỗi chúng
con, và cho chúng con được tái sinh nên con người mới. Vậy giờ đây,
khi chúng con rảy nước thánh trên mình, để nhớ lại bí tích thánh tẩy
chúng con đã lãnh nhận, xin Chúa cho tất cả chúng con được chia sẻ
niềm vui với anh chị em chịu phép thánh tẩy trong mùa Vượt Qua
này. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô , Chúa chúng con.

LẬP LẠI LỜI TUYÊN HỨA PHÉP RỬA TỘI


22
 Chủ tế kêu gọi lặp lại lời tuyên hứa Phép Thánh tẩy.
Dẫn: Giờ đây, với cây nến được thắp sáng từ ngọn nến Phục sinh
trong tay, chúng ta long trọng lặp lại lời tuyên hứa khi chịu Phép Thánh tẩy và
tuyên xưng lại đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi tuyên xưng
đức tin như thế, chúng ta liên kết với các anh chị em dự tòng khắp nơi lãnh
nhận các bí tích khai tâm trong đêm nay, để cùng với họ, chúng ta làm chứng
cho mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô trong cuộc sống hằng ngày.
 Mọi người đứng cầm nến cháy trong tay, lặp lại lời tuyên xưng khi lãnh
nhận bí tích thánh tẩy.
Chủ te: Anh chị em thân mến, nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, chúng ta
cùng được mai táng với Đức Kitô trong bí tích thánh tẩy, để được cùng
Người sống đời sống mới. Bởi thế, giờ đây, thời gian thanh luyện của
mùa chay đã kết thúc, chúng ta cùng nhau lập lại những điều đã tuyên
hứa khi lãnh nhận bí tích thánh tẩy: là từ bỏ Satan với tất cả những gì
thuộc về nó, và trung thành phụng sự Chúa trong Hội thánh Công Giáo.
Chủ tế: Vậy, Anh chị em có từ bỏ ma quỷ không?
Mọi người: THƯA CON TỪ BỎ.
Chủ te: Anh chị em có từ bỏ mọi hành vi do ma quỷ xúi giục không?
Mọi người: THƯA CON TỪ BỎ.
Chủ tế: Anh chị em có bỏ những quyến rũ của ma quỷ không?
Mọi người: THƯA CON TỪ BỎ.
Chủ tế: Anh chị em có tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng
tạo thành trời đất không?
Mọi người: THƯA CON TIN.
Chủ tế: Anh chị em có tin kính Đức Giêsu Kitô là Con Một của
Chúa Cha, và là Chúa chúng ta, đã được Đức Trinh Nữ
Maria sinh ra, đã chịu khổ hình và mai táng, đã từ cõi chết
sống lại và đang ngự bên hữu Chúa Cha không?
Mọi người: THƯA CON TIN.
Chủ tế: Anh chị em có tin kính Đức Chúa Thánh Thần, tin Hội
Thánh công giáo, tin các thánh thông công, tin phép tha
tội, tin xác sống lại và sự sống vĩnh cửu không?
Mọi người: THƯA CON TIN.
Chủ tế: Xin Thiên Chúa toàn năng, là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa
chúng ta, đã giải thoát chúng ta khỏi vòng tội lỗi và cho
chúng ta được tái sinh nhờ nước và Thánh Thần. Nguyện
23
xin Người ban ơn gìn giữ chúng ta luôn kết hiệp với Đức
Kitô, để được sống muôn đời.
Mọi người: AMEN.
 Linh mục chủ tế rảy nước thánh, trong khi đó mọi người hát:
“Tôi đã thấy nước…”
 Sau đó, giúp lễ cất nước đã làm phép, Chủ tế trở về đọc Lời
nguyện giáo dân, không đọc kinh Tin Kính.
Phần 4: Phụng vụ Thánh Thể :
Sau lời nguyện cộng đoàn
Dẫn: Giờ đây, chúng ta bước vào phần phụng vụ Thánh Thể, cử
hành mầu nhiệm Vượt qua của Đức Kitô. Chúng ta tuyên xưng sự hiện
diện của Đấng Kitô Phục sinh trong Mầu nhiệm Thánh Thể.
Xin cho lời tuyên xưng Phục sinh đêm nay đốt cháy tâm hồn
chúng ta bằng một tình yêu mới nồng nàn với Chúa với người, và cho
mỗi chúng ta có được cảm nghiệm an vui dạt dào khi xác tín rằng:
“Không có người lữ hành nào cô đơn trên con đường đi về vĩnh cửu, vì
Chúa luôn cùng đi với họ”.
24
CHÚA NHẬT PHỤC SINH
Nghi thức khai tâm Kitô giáo cho người lớn

Dẫn: Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,


Sau những ngày hy sinh cầu nguyện trong chay tịnh và những đau
khổ thổn thức trong Tuần Thánh, hôm nay nét mặt Giáo Hội bừng lên
và tươi vui hớn hở trong niềm hân hoan chiến thắng và cứu độ do cuộc
Phục sinh vinh hiển của Chúa Kitô. Đây chính là ngày cứu thoát, ngày
Thiên Chúa chúc phúc cho dân Người, ngày ghi dấu cuộc vượt qua,
Từ cõi chết đến sự sống,
Từ tội lỗi đến ân sủng,
Từ sa đoạ đến cứu thoát,
Từ hư mất đến sự sống muôn đời.
Chúa Kitô Phục sinh là nền tảng đức tin; là hạnh phúc viễn mãn
cho những ai tin nhận Người.
Tin Ngài đã chết và đã sống lại là bảo đảm cho niềm hy vọng thân xác
chúng ta sẽ sống lại với Người trong ngày sau hết, như lời chúng ta vẫn tuyên
xưng trong kinh Tin kính.
Chúa Kitô đã trải qua đau khổ và chịu chết trên thánh giá, chứng tỏ Ngài
là người thật. Chúa Kitô phục sinh và được siêu tôn chứng thực Người vốn là
Thiên Chúa. Và việc Chúa Giêsu sống lại đã thay đổi quan niệm của các tông
đồ về Thầy mình: từ một Đức Giêsu người làng Nazareth thành một Đức
Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, là bằng chứng hùng hồn cho lời rao giảng
của các ông. “Chúa đã sống lại thật rồi”, đó là lời chứng hùng hồn ngân vang
đến ngàn đời cho chúng ta.
Trong thánh lễ hôm nay, cộng đoàn giáo xứ chúng ta cùng cất lên lời ca
tụng, ngợi khen danh Chúa chí thánh và hoan hỷ đón nhận những người dự
tòng đang đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa tình yêu, để cùng hiệp nhất với
chúng ta trên con đường lữ thứ trần gian tiến về Nước Trời.
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Phục sinh, những người dự tòng muốn
được tháp nhập cuộc đời mình qua nghi thức gia nhập Kitô giáo. Chúng ta
hiệp ý dâng lên Thiên Chúa tâm tình tạ ơn: tạ ơn vì bao hồng ân Chúa đã
thương ban; tạ ơn vì sự sống thần linh Chúa đã trao tặng cách nhưng không
nhờ vào cái chết và phục sinh của Đức Kitô. Đặc biệt, chúng ta cùng cầu
nguyện cách riêng cho anh chị em dự tòng. Xin Thánh Thần của Đức Kitô
Phục sinh ban ân sủng dồi dào từ bí tích rửa tội mà họ sắp lãnh nhận hầu được
nên một trong Thân Thể nhiệm mầu của Đức Kitô là Giáo hội.
Nghi lễ này sẽ ban cho người dự tòng 3 bí tích:
-Bí tích Rửa tội để được tha thứ mọi tội lỗi và trở nên con Thiên Chúa.
- Bí tích Thêm sức để tăng cường đời sống siêu nhiên, ban tràn đầy ơn
Chúa Thánh Thần.
25
- Bí tích Thánh Thể ban cho người dự tòng Mình và Máu Chúa Giêsu
làm của ăn nuôi linh hồn.
Nguyên bí tích Rửa tội gồm có ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: ở ngoài nhà thờ.
- Giai đoạn 2: ở trong nhà thờ.
- Giai đoạn 3: bên giếng Rửa tội.

Giai đoạn 1: Ơ ngoài nhà thờ


Nhà thờ là tượng trưng cho Giáo hội. Vì chưa thuộc về Giáo hội nên
người dự tòng còn ở ngoài nhà thờ để công khai nói lên ý nguyện tự do của
mình muốn gia nhập Giáo hội và Giáo hội hân hoan đón nhận ý nguyện tự do
đó, chúng ta hãy sốt sắng cầu xin Thiên Chúa ban thêm lòng tin cho những
người dự tòng này.
Mời cộng đoàn đứng hướng về cuối nhà thờ cùng với chủ tế tiếp nhận
những người dự tòng.

Nghi thức tiếp nhận


Chủ sự : [OBAC] xin gì cùng Hội thánh?
Dự tòng : Thưa xin Đức tin.
Chủ sự : Đức tin sinh ơn ích gì cho [OBAC]?
Dự tòng : Thưa đức tin mang lại cho con sự sống đời đời.
Chủ sự : Sự sống vĩnh cửu là [OBAC] nhận biết Thiên Chúa thật và
Đấng Người sai đến là Đức Giêsu Kitô. Quả thật Đức Kitô đã sống lại từ
cõi chết, đã được Thiên Chúa đặt làm nguồn mạch sự sống và Chúa tể
mọi loài hữu hình và vô hình. Sự sống ấy hôm nay [OBAC] đón nhận qua
bí tích Thánh tẩy, và được trở nên môn đệ của Chúa Kitô. Vậy [OBAC]
đã thực thi giáo huấn của Chúa, tuân giữ giới răn của Người, sống tình
huynh đệ và chăm chỉ cầu nguyện để xứng đáng trở thành Kitô hữu
chưa?
Dự tòng : Thưa con đã thực thi.
Chủ sự nói với ngừoi đỡ đầu : Còn [OBAC], đỡ đầu cho ngừơi dự tòng này,
trước mặt Thiên Chúa [OBAC] có thấy người dự tòng này xứng đáng
lãnh nhận các Bí tích khai tâm không?
Người đỡ đầu : Con xin minh chứng người này xứng đáng.
Chủ sự : [OBAC] đã làm chứng cho người dự tòng này, vậy [OBAC] có
sẵn sàng dùng lời nói và gương sáng mà tiếp tục giúp đỡ người này sống
đức tin và phụng sự Chúa không?
Người đỡ đầu : Thưa con sẵn sàng.
Chủ sự : Lạy Chúa là Cha nhân từ, chúng con cảm tạ Chúa đã cho (các)
tôi tớ Chúa đây đi tìm kiếm Chúa và được Chúa kêu mời bằng nhiều
cách. Hôm nay, trước mặt Hội Thánh, (những) người này đáp lại tiếng
Chúa kêu mời. Vậy xin Chúa đoái thương ban cho (những) người này
26
được hân hoan thấy Chúa hoàn tất ý định yêu thương của Chúa. Nhờ
Đức Kitô Chúa chúng con.
Ca đoàn hát nhập lễ:
- Chủ tế mời những người dự tòng tiến vào nhà thờ. Chủ tế sẽ đi trước và
đoàn rước tiến theo sau.
- Lên tới Bàn thờ, chủ tế hôn kính bàn thờ, không làm nghi thức mở đầu thánh
lễ nữa.
- Chủ tế xướng kinh vinh danh khi cộng đoàn đã vào vị trí ổn định.

Giai đoạn 2: Ơ trong nhà thờ


(Sau kinh vinh danh và lời tổng nguyện)
Dẫn: Ngay khi bước chân vào nhà thờ tức vào trong Giáo hội,
người dự tòng sẽ được nuôi dưỡng bằng lương thực linh hồn. Trước tiên là Lời
Chúa. Mời cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa.
Bài đọc 1 (Cv 10, 34a. 37-43)

Bài trích sách Tông Đồ Công Vụ.


Bấy giờ ông Phê-rô lên tiếng nói: Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra
trong toàn cõi Giu-đê, bắt đầu từ miền Ga-li-lê, sau phép rửa mà ông Gio-
an rao giảng. Quý vị biết rõ: Đức Giê-su xuất thân từ Na-da-rét, Thiên
Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người.
Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma
quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người. Còn chúng tôi đây xin làm
chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính
Giê-ru-sa-lem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba,
Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường,
không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân
Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng
ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại. Người truyền
cho chúng tôi phải rao giảng cho dân, và long trọng làm chứng rằng chính
Người là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xử kẻ sống và kẻ
chết. Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Người và nói rằng phàm ai tin
vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội."
Đó là Lời Chúa.

Đáp ca
Bài đọc 2 (Cl 3, 1-4)
Bài trích thơ thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côlôsê.
Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm
những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên
Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ
27
đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh em đã chết, và sự
sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa.
Khi Đức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất
hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang.
Đó là Lời Chúa.
Ca tiếp liên Phục sinh
Alluia
Bài Tin Mừng (Ga 20, 1-9)

Bài trích Phúc âm theo thánh Gioan.


Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a
Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp
ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói:
"Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người
ở đâu." Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy.
Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi
xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Si-
môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những
băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với
các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ
kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy,
trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi
dậy từ cõi chết.
Đó là Lời Chúa.

Nghi thức rửa tội


(Sau bài giảng)
Cầu xin và thống hối
Dẫn: Giờ đây, mời anh chị em dự tòng tiến lên gian chung thánh
để chuẩn bị lãnh nhận bí tích Rửa tội. Đây cũng là những giây phút
quyết định: Quyết định rũ bỏ con người cũ, cuộc sống cũ để mặc lấy
con người mới, cuộc sống mới trong Đức Kitô. Họ muốn trở thành
những người con đích thực của Thiên Chúa. Họ muốn trở thành
những công dân của Nước Trời. Phẩm giá thật cao quí, cuộc sống
mới thật tốt đẹp, nhưng nó cũng luôn đòi phải vượt qua trong lao
nhọc, vất vả và hy sinh từng ngày như Chúa đã nói: “Ai muốn theo
Ta, hãy từ bỏ chính mình, hãy vác Thập giá mình hằng ngày mà
theo Ta” (Lc 9, 23). Với bản tính yếu đuối của con người, họ luôn
phải cần có ơn Chúa để đỡ nâng. Vì vậy, cùng với người dự tòng,
chúng ta khẩn khoản nài xin ơn Chúa Thánh Thần:
28
- Giúp họ can đảm trong lựa chọn.
- Giúp họ trung tín giữ lời hứa tín trung với Chúa và Giáo hội.
- Giúp họ kiên định với quyết tâm nên thánh, để cuộc sống của họ
mỗi ngày là phản chiếu chính đời sống của Chúa Giêsu, làm cho mọi
người gặp họ cảm thấy Chúa hiện diện, để họ trở nên chứng nhân của
niềm vui, sự thật và tình yêu Chúa cho mọi người và chính họ đạt tới
hạnh phúc Nước Trời ngày sau hết.
Mời cộng đoàn đứng.
Ca đoàn hát: Lạy Chúa, xin ban xuống…
Dẫn: Đón nhận phép Rửa tội là đón nhận ơn tha thứ. Vì thế,
những người dự tòng phải có tâm tình thống hối ăn năn, nhìn nhận tội
lỗi của mình trong quá khứ và thành khẩn nài xin Thiên Chúa thứ tha.
Do đó, người dự tòng sốt sắng đọc kinh cáo mình. Xin mọi người hiệp ý
cầu xin Thiên Chúa thứ tha mọi lỗi lầm cho những người dự tòng.
Chủ sự: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng…
Dẫn: Con người luôn bị những cám dỗ, những quyến rũ của trần
gian lôi cuốn, nên Giáo hội khẩn khoản nài xin Thiên Chúa ban cho
những người dự tòng ơn sức mạnh qua việc cầu nguyện và xức dầu dự
tòng, để họ quyết tâm từ bỏ ma quỷ và luôn trung thành với Thiên
Chúa.

Chủ sự: Chúng ta hãy cầu nguyện cho những anh chị em yêu
quí đang xin lãnh nhận các Bí tích của Chúa Kitô, và cũng cầu cho
tất cả chúng ta là những người tội lỗi, để khi tiến đến gần Chúa
Kitô với tâm hồn tin tưởng và thống hối, chúng ta được luôn luôn
tiến bước trong đời sống mới.
Người xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa đoái thương khơi lại
và đốt lên trong tất cả chúng ta tâm tình thống hối chân thật.
Mọi người: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
(Lặp lại sau mỗi câu xướng)
Người xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta, là
những kẻ đã nhờ bí tích Rửa tội mà chết cho tội lỗi và được Chúa Kitô
cứu thoát, có thể bày tỏ ơn Chúa ra bên ngoài.
Người xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa các tôi tớ Chúa đây là
kẻ tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa và có lòng thống hối, được
sẵn sàng ra đón Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế.
29
Người xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những kẻ theo
Đức Kitô Đấng xóa tội trần gian, không lây nhiễm tội lỗi và thoát khỏi
áp lực thế gian.
Người xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các tôi tớ Chúa
đây được Chúa Thánh Thần thanh tẩy và nhờ Người dẫn dắt, được
hướng tới sự thánh thiện hoàn toàn.
Người xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các tôi tớ Chúa
đây nhờ Bí tích Rửa tội được mai táng với Chúa Kitô, được chết cho tội
lỗi và luôn luôn sống cho Thiên Chúa.
Người xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người này
khi tiến đến cùng Đức Chúa Cha, được mang lại nhiều hoa trái thánh
thiện và bác ái.
Người xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho toàn thể thế giới
sau khi đã được Chúa Cha trao phó Con yêu quí của Người làm Đấng
cứu chuộc, biết tin tưởng vào tình yêu của Người và biết trở về với tình
yêu ấy.

Chủ sự: Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã sai Con Một
Chúa đến giải thoát con người tội lỗi và cho sống trong tự do của
con cái Chúa, chúng con khiêm tốn nàu xin Chúa cho tôi tớ Chúa
đây khi đã nghiệm thấy những quyến rũ của trần gian và mưu mô
ma quỉ cám dỗ, biết tự nhận mình là kẻ tội lỗi trước mặt Chúa; nhờ
cuộc khổ nạn và phục sinh của Con Chúa, xin Chúa cứu người này
khỏi quyền lực tối tăm, và khi đã lãnh nhận ơn Đức Kitô, xin luôn
luôn giữ gìn tôi tớ Chúa trên đường đời. Nhờ Đức Kitô, Chúa
chúng con.
Cộng đoàn: Amen.
Dẫn: mời cộng đoàn ngồi

Nếu không xức dầu dự tòng thì đọc


Chủ sự: Xin Chúa Kitô Cứu Thế ban sức mạnh của Người cho
[OBAC], Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Nếu xức dầu dự tòng thì đọc
Chủ sự: Xin Chúa Kitô Cứu Thế ban sức mạnh của Người
cho [OBAC]. Để biểu hiện ơn ấy, tôi xức dầu cứu rỗi cho [OBAC]
trong cũng một Đức Kitô, Chúa chúng ta, Đấng hằng sống hiển trị
đời đời.
30
Chủ tế: liền sau đó thinh lặng đặt tay trên người dự tòng.

Giai đoạn 3: Nghi lễ Thánh tẩy


Dẫn: Đây là phần quan trọng nhất trong nghi lễ gia nhập Kitô
giáo. Chính trong phần này, người dự tòng sẽ nghiêng mình trên giếng
rửa tội để nhận lãnh ơn tha thứ. Nước, tự nó không thể ban ơn tha thứ,
nhưng nhờ ý muốn và cuộc tử nạn-Phục sinh của Đức Kitô, chất nước
này sẽ thanh tẩy mọi tội lỗi để người dự tòng được trở nên con Chúa.
Giai đoạn 3 gồm:
- Nghi lễ làm phép nước.
- Tuyên bố từ bỏ tà thần.
- Tuyên xưng các điều Hội thánh dạy và lãnh nhận phép Thánh
tẩy.
Mời cộng đoàn đứng.

Nghi lễ làm phép nước


Chủ sự: Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xin Thiên Chúa là
Cha toàn năng thương đến các tôi tớ Chúa đang xin lãnh nhận bí
tích Thánh tẩy. Chính Người kêu gọi và dẫn đưa các tôi tớ Chúa
đến đây, xin Người ban ánh sáng và sức mạnh để các tôi tớ Chúa
nhiệt tâm gắn bó với Chúa Kitô và tuyên xưng đức tin công giáo.
Xin Người cũng ban Thánh Thần đến đổi mới các tôi tớ Chúa vì
chính Thánh Thần là Đấng mà chúng ta tha thiết khẩn nài xuống
thánh hóa nước này.
Chủ sự hướng về phía đặt bình nước và đọc:
Lạy Chúa, nhờ các dấu hiệu của bí tích, Chúa dùng quyền
năng vô hình mà thực hiện hiệu quả lạ lùng, và đã bằng nhiều cách
sửa soạn nước này là tạo vật của Chúa, để bày tỏ ân sủng Bí tích
Rửa tội. Lạy Chúa, trong buổi sơ khai của thế gian, Thánh Thần
Chúa đã bay lượn trên nước, để ngay từ đó chất nước đã mang sức
thánh hóa: Lạy chúa, trong chính nước Hồng Thủy, Chúa đã cho
thấy hình ảnh ơn tái sinh, để nhờ mầu nhiệm cũng một thứ nước,
chấm dứt các tính mê nết xấu, và khơi nguồn các nhân đức; lạy
Chúa, Chúa đã làm cho con cái Abraham đi qua Biển Đỏ ráo chân,
để cho toàn dân được giải thoát khỏi ách nô lệ Pharaon, tiên báo
một dân tộc mới gồm những người đã được thanh tẩy; lạy Chúa,
Con Chúa đã được Gioan làm phép rửa trong nước sông Giođan
và được Chúa Thánh Thần xức dầu tấn phong, khi bị treo trên
thập giá, Người đã để nước cùng máu chảy ra từ cạnh sườn Người
31
và sau khi sống lại, Người đã truyền cho các tông đồ rằng: “Các con
hãy đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và
Thánh Thần”. Vì vậy, xin Chúa đoái nhìn đến Hội thánh Chúa và
khơi cho Hội thánh nguồn nước rửa tội. Xin cho nước này mang lại
ơn thánh của Con Chúa do Chúa Thánh Thần, để con người được
tạo dựng theo hình ảnh Chúa, nhờ bí tích Rửa tội được tẩy sạch
mọi vết nhơ tội xưa, đáng được sống lại bởi nước và Thánh Thần
trong tuổi thơ ấu mới.
Chủ tế (chạm tay vào nước và đọc tiếp) Lạy Chúa, chúng con nài
xin Chúa cho sức mạnh Chúa Thánh Thần, nhờ Con Chúa xuống
trên giếng đầy nước này, để khi mọi người nhờ bí tích Rửa tội, đã
được an táng cùng Chúa Kitô hầu chết cho tội, thì cũng được phục
sinh với Người trong sự sống mới. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Cộng đoàn: Amen.

Tuyên bố từ bỏ tà thần.
Dẫn: Với đầy đủ ý thức hiểu biết và tự do, với tất cả niềm xác tín,
tình yêu mến và tinh thần trách nhiệm. Người dự tòng sẽ lặp lại lời từ bỏ
ma quỉ, từ bỏ tội lỗi và từ bỏ những quyến rũ bất chính, đồng thời tuyên
xưng niềm tin vào Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh
Thần.
Mời cộng đoàn cùng với anh chị em dự tòng lặp lại lời tuyên
xưng đức tin của Bí tích Rửa tội.

Tuyên xưng đức tin:


Chủ sự: Để sống trong tự do của con cái Thiên Chúa, anh chị
em có từ bỏ tội lỗi không?
Mọi người: Thưa con từ bỏ
Chủ sự: Để khỏi làm nô lệ cho tội lỗi, anh chị em có từ bỏ
những quyến rũ bất chính không?
Mọi người: Thưac con từ bỏ.
Chủ sự: Anh chị em có từ bỏ ma quỉ là kẻ gây ra và cầm đầu
tội lỗi không?
Mọi người: Thưa con từ bỏ.

Chủ sự: Anh chị em có tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng,
Đấng tạo thành trời đất không?
Mọi người: Thưa con tin
32
Chủ sự: Anh chị em có tin Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên
Chúa, Chúa chúng ta, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, đã chịu khổ
hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Đức
Chúa Cha không?
Mọi người: Thưa con tin.
Chủ sự: Anh chị em có tin kính Đức Chúa Thánh Thần, tin
Hội thánh công giáo, tin các thánh thông công, tin phép tha tội, tin
xác sống lại và sự sống vĩnh cửu không?
Mọi người: Thưa con tin.
Dẫn: Mời cộng đoàn ngồi.

Đổ nước
Dẫn: Dòng nước tái sinh tẩy rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi và biến
chúng ta thành những con người mới, những đền thờ sống động của
Chúa Ba Ngôi. Trong tâm tình tín thác vào tình thương nhiệm mầu của
Thiên Chúa, chúng ta xin Thánh Thần Chúa thanh tẩy đền thờ tâm hồn
của những người dự tòng để họ thuộc trọn về Chúa.

Chủ sự: T…. TÔI RỬA ÔNG (BÀ, ANH, CHỊ, CON) NHÂN
DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN.

Sau khi rửa tội


(Nghi thức xức dầu thánh cho các em nhỏ chưa được lãnh
nhận bí tích thêm sức nếu có)
Dẫn: Những em nhỏ hôm nay chưa được lãnh nhận bí tích thêm
sức, vì thế giờ đây, linh mục sẽ xức dầu thánh cho các em. Dầu này đưa
các em vào sự hiệp thông với Đức Kitô trong 3 chức vụ: Tư Tế – Tiên
Tri – và Vương Đế.
Chủ sự: Thiên Chúa toàn năng là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa
chúng ta, đã tái sinh chúng con bởi nước và Chúa Thánh Thần, và
đã giải thoát chúng con khỏi tội lỗi. Chính Người xức dầu cứu độ
cho chúng con để sau khi nhập đoàn với dân Người, chúng con mãi
mãi làm chi thể của Đức Kitô là tư tế, tiên tri và vương đế cho đến
cõi sống muôn đời.
Mọi người: Amen.
33
Chủ sự thinh lặng xức dàu thánh SC lên đỉnh đầu người đã được rửa
tội.
Nếu không xức dầu thì tiếp phần nghi thức diễn nghĩa.

Mặc áo trắng và trao nến sáng


Dẫn: Sau khi đã được tha thứ mọi tội lỗi và trở nên con Thiên
Chúa. Giờ đây, người dự tòng sẽ nhận lấy khăn trắng và nến sáng. Khăn
trắng là tượng trưng cho tâm hồn trong trắng. Nến cháy là biểu tượng
cho ánh sáng Chúa Kitô. Khi nhận nến sáng, người dự tòng cũng trở
nên ánh sáng Chúa Kitô và biết đem ánh sáng đó giãi chiếu cho mọi
người xung quanh bằng chính đời sống đạo đức và thánh thiện của
mình.
Chủ sự: [OBAC] đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa
Kitô. Vậy [OBAC] hãy nhận lấy chiếc áo trắng này, và hãy mang
lấy và giữ nó tinh tuyền cho đến khi ra trước tòa Đức Giêsu Kitô,
Chúa chúng ta để [OBAC] được sống muôn đời.
Người tân tòng: Amen.
Chủ sự và các linh mục đồng tế hay phó tế cùng khoác chiếc khăn trắng
lên vai người tân tòng để cho người đỡ đầu mặc cho người tân tòng.
Chủ sự (cầm nến được thắp sáng từ Nến Phục sinh trên tay):
[OBAC] đã trở nên ánh sáng Chúa Kitô, [OBAC] hãy luôn sống
như con cái sự sáng, để được bền vững trong đức tin, khi Chúa đến,
[OBAC] xứng đáng ta nghinh đón Người với toàn thể các thánh
trên trời.
Người tân tòng: Amen.
Chủ sự thắp sáng nến từng người và trao cho người đỡ đầu để họ trao
cho người tân tòng là con cái của họ.

BÍ TÍCH THÊM SỨC


Dẫn: Cùng với việc lãnh nhận bí tích Rửa tội, người tân tòng giờ
đây được lãnh nhận bí tích Thêm sức, là bí tích Chúa Giêsu đã lập để
ban tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, hầu giúp người tân tòng trở nên
những chứng nhân của Chúa Kitô cho những người họ gặp gỡ.
34
Chúng ta hiệp ý cầu xin Chúa Thánh Thần xuống trên những
người tân tòng này.
-Nghi lễ Thêm sức gồm:
Lời nhắn nhủ
Lời kêu gọi, việc đặt tay
Và xức dầu thánh.
Mời cộng đoàn đứng.

Chủ sự: [OBAC] đã được tái sinh trong Chúa Kitô, được trở
nên chi thể và thành phần dân tư tế của Người, giờ đây [OBAC]
còn phải lãnh nhận Chúa Thánh Thần đã ngự xuống tràn đầy trên
chúng tôi. Chúa đã ban Thánh Thần cho các Tông đồ ngày lễ Ngũ
tuần, chính các Tông đồ và các Đấng kế vị lại ban cho những người
đã được rửa tội.
Vậy [OBAC] cũng lãnh nhận sức mạnh Chúa Thánh Thần mà
Thiên Chúa đã hứa ban, để nhờ đó một khi trở nên giống Chúa
Kitô hơn, [OBAC] làm chứng về cuộc khổ nạn và phục sinh của
Chúa và trở thành chi thể hoạt động của Hội thánh, hầu xây dựng
Nhiệm thể Chúa Kitô trong đức tin và đức mến.
Chủ tế đứng chắp tay quay về phía giáo dân nói tiếp.
Chủ sự: Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Thiên
Chúa Cha toàn năng đoái thương ban tràn đầy Chúa Thánh Thần
xuống trên những người tân tòng đây, để Chúa Thánh Thần dùng
ân huệ dồi dào của Người làm cho người tân tòng này nên vững
mạnh, và xức dầu để người ngày nên giống Chúa Kitô, Con Thiên
Chúa.
Chủ sự và mọi người thinh lặng cầu nguyện trong giây lát.
Chủ sự đặt hay tay trên các tân tòng và đọc:
Chủ sự: Lạy Thiên Chúa toàn năng, là Cha Đức Giêsu Kitô,
Chúa chúng con, Chúa đã tái sinh tôi tớ Chúa đây bởi nước và
Thánh Thần khi giải thoát tôi tớ Chúa khỏi tội lỗi, thì lạy Chúa xin
ban Chúa Thánh Thần, Đấng an ủi đến trong những người này; xin
ban cho những người này thần trí khôn ngoan và thông hiểu; thần
35
trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức; xin ban cho
những người này ơn kính sợ Chúa. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Cộng đoàn: Amen.
Dẫn: Mời cộng đoàn ngồi
Người đỡ đầu đặt tay phải trên vai người tân tòng. Chủ sự nhúng đầu
ngón cái vào dầu thánh SC rồii ghi hình thánh giá trên từng tân tòng và nói:
Chủ sự: T…. HÃY LÃNH NHẬN ẤN TÍN ƠN CHÚA
THÁNH THẦN.
Người tân tòng: Amen.
Chủ sự: Bình an của Chúa ở cùng [OBAC].
Người tân tòng: Và ở cùng cha
Sau khi cử hành bí tích Thêm Sức xong sẽ bỏ kinh Tin Kinh và đọc ngay
Lời Nguyện Chung.
36
Phụng vụ Thánh Thể
Dẫn: Người tân tòng đã được ơn tha thứ qua bí tích Rửa tội, được
đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần qua bí tích Thêm sức. Giờ đây người tân
tòng được hiệp cùng cộng đoàn tham dự Thánh lễ lần đầu tiên và được
đón nhận Mình Máu Chúa làm của ăn nuôi linh hồn.
(Thánh lễ được tiếp tục như thường)

NGHI THỨC TẠ ƠN ĐỨC MẸ TRỌNG THỂ: (SAU LỄ)


Giờ đây, anh chị em tân tòng cùng tiến lên trước toà Mẹ để dâng
lên Mẹ tâm tình phó thác, hiến dâng và nhờ Mẹ cảm tạ Chúa vì những
hồng ân trọng đại đã được lãnh nhận trong ngày hồng phúc này.
Lạy Mẹ Maria! Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu và cũng là mẹ của
chúng con. Mẹ không chỉ là gương mẫu của lòng tin mà còn là người
mẹ đồng hành với chúng con trong cuộc hành trình đức tin này. Hôm
nay, chúng con đã được đón nhận sự sống mới thần linh. Một giai đoạn
mới của đời con tuy thật cao cả nhưng lại nhiều cam go, thử thách mà
chúng con thì yếu đuối, mỏng dòn. Xin dâng cuộc đời chúng con cho
Mẹ. Xin Mẹ thương nâng đỡ, dạy dỗ, giúp chúng con luôn kiên vững
trong niềm tin, để chúng con mãi sống trong tình con thảo đối với Chúa
và Hội thánh. Nhất là xin Mẹ giúp chúng con biết noi gương và sống
theo các nhân đức của Mẹ, hầu chúng con trở nên những Kitô hữu đích
thực và là những chứng nhân sống động của Chúa Kitô .
Hát : “Con đến trước toà”.
37
SUY NIỆM VỀ THÁNH GIÁ CHÚA GIÊSU
Trong lúc cộng đoàn hôn kính Thánh giá.
Xử dụng trong hay ngoài Nghi thức.

Lưu ý: Sau mỗi lời dẫn và bài hát, nên ngắt ra chừng một phút để mọi người
suy niệm và cầu nguyện riêng.
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta trong thinh lặng chiêm
ngắm thập giá nơi treo Đấng Cứu độ trần gian.
Thánh giá xưa kia lơ lửng giữa trời và đất, trước tiếng reo hò của
dân Do thái. Giờ đây, xuất hiện uy nghi trong sự thờ lạy, hôn kính của
nhân loại. Thánh giá là phương tiện Chúa Giêsu đã dùng để chu toàn sứ
mệnh Chúa Cha trao phó, biểu tỏ tình yêu đích thực của Thiên Chúa
dành cho nhân loại.
Vì yêu, Người đã chấp nhận bị dân tộc loại trừ, chịu người đời
khinh khi, nhục mạ, để cho quân lính đánh đòn, bắt vác thập giá nặng lê
bước lên đồi Can-vê.
Vì yêu, Người đã chịu chết, chết để mở ra một lối đi mới cho
nhân loại. Người đã đi, đi từ cõi chết bước vào sự sống, đi từ bóng tối
vào nơi đầy ánh sáng…
Như dân Do thái xưa vượt qua biển đỏ thoát ách nô lệ Pha-ra-ô để
sống đời tự do; ngày nay, chúng ta cũng được Chúa Giêsu giải thoát
khỏi ách nô lệ của tội lỗi, nhờ cây thập giá, hầu dẫn đưa chúng ta vào
đời sống mới trong tương quan thân hữu Cha-con với Thiên Chúa.
Vì vậy, thánh giá-nơi treo Đấng-Cứu-Độ trần gian-là nguồn hy
vọng, nguồn ơn cứu rỗi cho mọi người, mọi thời và mọi nơi.
Xin tạ ơn Người, lạy Chúa Giêsu, Người đã dùng cái chết đau
thương để giao hoà chúng con với Chúa, Người đã dùng cái chết nhục
nhã, để giải thoát chúng con khỏi án phạt muôn đời.
Xin tạ ơn Người, lạy Chúa Giêsu, Người đã dùng cây thập giá để
mang lại ơn cứu độ, mang lại sự sống cho chúng con.

1. CHÚA GIÊSU CHẾT TRÊN THẬP GIÁ


Có thể nói, ngày Thứ Sáu Chịu Nạn là ngày đen tối nhất trần gian.
Bởi vì giữa trưa mà mặt trời lại lặn mất, như có vẻ xấu hổ không dám soi
chiếu vào một con người vô tội lại bị kết tội và giết chết trên Núi Sọ, con
người mang tên Giê-su. Bóng tối bao trùm trái đất in mờ thập giá Đức
Ki-tô trên nền trời đen thẳm. Đức Giê-su tắt thở. Ngài chết trong sự cô
38
đơn và đau đớn tột cùng về thể xác cũng như tinh thần, đến nỗi, Ngài
phải thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài nỡ bỏ
con ?”
Ta hãy hình dung một con người vô tội, bị lột trần, hai tay bị
giang thẳng trói siết chặt vào thanh gỗ ngang, hai chân bị trói chặt vào
thanh gỗ dọc, đinh xuyên thủng cả hai bàn tay chân, phơi ngoài trời
giữa nắng trưa chát chúa; người thân thì bỏ rơi, quân dữ thì nhạo cười xỉ
vả; lại phải chứng kiến cảnh mẹ hiền đang xót xa nhìn con đợi chờ giờ
chết. Đau đớn, nhục nhã và xót xa biết chừng nào !
Chúng ta hãy thinh lặng trong giây lát để tưởng niệm cuộc khổ
nạn của Chúa...
Thế nhưng, vì tình yêu đối với nhân loại và vì vâng phục Chúa
Cha, Đức Giê-su Ki-tô – Con Thiên Chúa làm người, đã chấp nhận tất cả
sự oan nghiệt, nhục nhã, xót xa và đau đớn ấy. Ngài đã uống cạn đến
những giọt đắng cuối cùng. Để rồi, trong mảnh đất đau khổ và chết chóc
ấy, mầm sống cứu độ đã mọc lên và rợp bóng chở che cho con người tìm
về đây nương náu. Cũng như từ cạnh sườn bị đâm thâu, giòng suối hồng
ân đã được tuôn trào và làm cho bao người thỏa thuê ơn phước. Cái chết
của Chúa Ki-tô đã trở nên nguồn sống cho con người.
Lạ lùng thay! Thập giá là biểu tượng của đau khổ, chết chóc.
Nhưng, nhờ tâm tình vâng phục và dâng hiến, Đức Ki-tô – Con Chiên
vô tội – đã làm cho thập giá trở nên Thánh Giá, Giá Thánh để cứu độ
muôn người. Từ đây, Thánh Giá trở thành bằng chứng và là biểu tượng
của tình yêu và vinh quang Thiên Chúa, cũng là vinh quang của con
người. “Vinh dự của chúng là thập giá Đức Ki-tô” (Thánh Phao-lô)
Hơn hai ngàn năm đã trôi qua, bao thế hệ, thế lực trần gian đã sụp
đổ và bị chôn vào dĩ vãng. Riêng Thánh Giá của Đức Ki-tô vẫn còn đó
hiên ngang, vững vàng và rực rỡ nguyên vẹn một màu hồng của tình yêu
Thiên Chúa. Tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa mãi mãi vẫn được
phô bày và vang dội đến tận cùng trái đất. Từ Thập Giá Chúa, bao người
lầm lạc đã tìm về nẻo chính đường ngay, bao vết thương tâm hồn đã được
chữa lành, bao tội nhân đã quay đầu hối cải, bao người yếu đuối đã tìm
được sức mạnh, bao trái tim sầu khổ đã tìm được an vui.
Qua Thập Giá Đức Ki-tô, đất với trời đã được nối kết, người với
người lại được gặp nhau. Vạn vật hòa hợp. Tất cả được kết nối nhờ thập
giá Chúa Ki-tô. Vì thế sẽ không có con đường nào khác để gặp gỡ
39
Thiên Chúa và con người ngoài Con Đường Thập Giá mà Chúa đã đi.
Đó là sự hy sinh, chấp nhận đau khổ trong tình yêu và vì tình yêu.
Là người Ki-tô hữu, mỗi lần nhìn lên Thánh Giá, chúng ta đã
nhận ra tình yêu, sức mạnh và quyền năng của Thiên Chúa được phô
bày nơi Thánh Giá chưa ? Là người tin Chúa Ki-tô, chúng ta đã dám
mạnh dạn loan báo mầu nhiệm thập giá cho những người chưa nhận biết
Chúa chưa ? Là người môn đệ của Chúa, chúng ta được mời gọi vác
thập giá bước theo chân Chúa. Chúng ta đã dám hy sinh và từ bỏ những
đam mê, tiền tài, danh vọng để vác thập giá mình mỗi ngày bước đi
theo Chúa chưa ?
Lạy Chúa Giê-su! Chúa đã biến thập giá trở thành Thánh Giá
nhờ vâng phục và yêu mến. Còn đối với mỗi người chúng con, vì chưa
đủ vâng phục và yêu mến, nên thập giá của chúng con vẫn còn rất nặng
nề. Vì chưa đủ vâng phục và yêu mến, nên thường chúng con còn e ngại
trước những chông gai cuộc sống. Vì chưa đủ vâng phục và yêu mến,
nên đời chúng con còn nhiều lắm những gian nan.
Xin ban cho mỗi người chúng con đây có được tâm tình yêu mến
và vâng phục như Chúa, dám sống như Chúa: một cuộc đời quên mình
vì hạnh phúc của tha nhân.
Hát: ….

2. THINH LẶNG CỦA THẬP GIÁ


Trong những ngày này, Giáo Hội muốn chúng ta đi vào thinh
lặng. Phải, thinh lặng để ngắm nhìn Chúa Giêsu trên thập giá. Thinh
lặng để lắng nghe tiếng nói từ thập giá, bởi vì thập giá mãi mãi vẫn là
một mầu nhiệm. Tại sao điều đó có thể xảy ra cho Thiên Chúa ? Tại sao
con Thiên Chúa lại có thể chịu chết treo trên thập giá ?
Nhìn lên thánh giá Chúa, chiêm ngắm cuộc tử nạn và cái chết của
Chúa Giêsu trong thinh lặng. Sự thinh lặng đưa chúng ta vào mầu nhiệm
của khổ đau. Trong thinh lặng, ta sẽ cảm nhận được cái nhìn yêu thương
trìu mến của Chúa. Trong cái nhìn đó, chúng ta sẽ nghe được tiếng nói
từ thập giá. Thập giá của Chúa Giêsu vẫn luôn có đó để chiếu rọi vào
thân phận tội lỗi của con người. Thập giá không chỉ mạc khải về tội lỗi
của con người, mà còn tỏa chiếu ánh sáng của Tình yêu. Cái chết của
Chúa Giêsu trên thập giá là biểu lộ của một tình yêu chia sẻ, một tình
dâng hiến và trao ban, một tình yêu tha thứ cho đến cùng…
Hát.
3. THẬP GIÁ, THIÊN CHÚA CHIA SẺ PHẬN NGƯỜI
40
Chính nơi Đức Kitô chịu đóng đinh ta nhận ra dung mạo đích
thực của Thiên Chúa, một Thiên Chúa yêu thương con người, chung
chia phận người với chúng ta.
Chúa Giêsu đã chia sẻ trọn vẹn thân phận của chúng ta, những
người yếu đuối: Người cũng lo sợ trước chén đắng, cũng kinh hoàng
trước bóng tối đang vây phủ chung quanh và ở trong lòng mình.
Người đã chia sẻ trọn vẹn thân phận của chúng ta, những người
thất bại trên đường đời: Những lời tung hô trong ngày Chúa vào thành
Giêrusalem sẽ lịm tắt nhường chỗ cho những lời sỉ vả, nhạo báng. Biết
bao điều nhục nhã ê chề vùi dập Người. Người đã nếm mùi thất bại.
Người đã chia sẻ trọn thận phận của chúng ta, những người cô
đơn: Dân chúng ruồng bỏ Người. Những người thân, những đệ tử chối
không biết Người. Ngay cả đến Thiên Chúa Cha hình như cũng không
còn nhớ tới Người. Người cảm thấy như chơi vơi trong vực thẳm cô
đơn.
Người đã chia sẻ trọn vẹn thân phận của chúng ta, những người
tội lỗi: Người đã bị bắt, bị cầm tù, bị bỏ đói khát, bị tra tấn, bị hành hạ.
Tâm hồn Người, thân xác Người bị bầm dập bởi muôn nỗi đau thương.
Người thấm thía số phận thê thảm của người có tội.
Thiên Chúa của chúng ta đó. Người gần gũi với kiếp người
chúng ta biết là dường nào. Đời người ai lại chẳng cảm thấy mình yếu
đuối, ai lại chẳng từng nếm mùi thất bại, ai lại chẳng bị những khổ đau
nghiền nát tâm can và thân xác, ai lại chẳng từng thấm thía nỗi buồn cô
đơn và ai chẳng từng có kinh nghiệm đau thương do tội lỗi mang lại?
Thiên Chúa vẫn có mặt bên ta trong mọi khoảnh khắc của đời sống, và
Người chia sẻ với ta tất cả những nỗi niềm ấy.
Nhưng có bao giờ chúng ta cảm nhận được sự hiện diện đầy tình
thương của Người trong đời ta không?
Hát.
5. THẬP GIÁ ,TÌNH YÊU DÂNG HIẾN - TRAO BAN
Chính nơi Đức Kitô chịu đóng đinh ta nhận ra dung mạo đích thực
của Thiên Chúa, một Thiên Chúa yêu thương con người bằng một tình
yêu dâng hiến và trao ban.
Với chúng ta, thập giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian chính là
cao điểm tuyệt vời nhất của một tình yêu dâng hiến, của một tình yêu
trao ban, bởi vì:
41
- Không ai yêu hơn người hiến mạng sống mình vì bạn hữu.
Thập giá Đức Kitô chính là nội dung của Tin mừng, là trọng tâm
của ơn cứu độ, cũng như là điểm chính yếu của niềm tin Kitô giáo :
- Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô, nơi Ngài ơn cứu độ
của ta, sức sống của ta và sự phục sinh của ta.
Với thập giá, đã tới lúc Đức Kitô thực hiện sự tự hạ đầy khiêm
cung của mình :
- Ngài đã vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá.
Với thập giá, đã tới lúc hy tế đền tội được hoàn tất :
- Ngài đã yêu thương chúng ta và đã nộp mình chịu chết vì
chúng ta như một của lễ ngọt ngào dâng lên trước tôn nhan Thiên Chúa.
Với thập giá, đã tới lúc tình yêu tuyệt hảo nhất được tỏ lộ:
- Căn cứ vào điều này mà chúng ta biết được tình yêu của Thiên
Chúa, đó là Ngài đã dâng hiến mạng sống vì chúng ta.
Với thập giá, đã tới lúc chúng ta phải suy nghĩ và đáp trả tình
thương vô biên của Thiên Chúa :
- Hãy kính mến Thiên Chúa hết lòng, bởi vì Ngài đã yêu thương
chúng ta trước.
Vậy thập giá Đức Kitô là gì đối với chúng ta ? Thập giá Đức
Kitô nắm giữ vai trò nào trong cuộc sống chúng ta ?
Hát.

6. THẬP GIÁ, DẤU CHỈ TÌNH YÊU THA THỨ


Chính nơi Đức Kitô chịu đóng đinh ta nhận ra dung mạo đích
thực của Thiên Chúa, một Thiên Chúa yêu thương con người bằng một
tình yêu bao dung tha thứ.
Hãy nhìn lên thập giá và hãy dừng lại để suy nghĩ trước thái độ
nhân từ và khoan dung của Chúa Giêsu đối với người trộm lành. Đồng
thời hãy thầm hỏi xem những gì đã xảy ra cho anh ta trong những giây
phút cuối cùng bị treo trên thập giá cùng với Chúa Giêsu.
Chắc hẳn anh ta đã nghe thấy những tiếng kêu gào của đám đông
dân chúng mù quáng kết án Chúa. Chắc hẳn anh ta cũng đã nghe thấy
những lời phạm thượng của tên trộm dữ cùng bị đónh đinh với anh ta.
Thế nhưng, trong những giây phút cuối cùng này, ơn Chúa đã gõ
cửa tâm hồn và anh ta đã không thể nào chống cưỡng. Tất cả đời sống
dĩ vãng ngập tràn tội lỗi như phô bày ra trước mặt, để rồi anh ta đã
ngước mắt nhìn Chúa, đang quằn quại trong cơn hấp hồi.
Anh ta đã thưa lên cùng Chúa với những lời lẽ đầy sám hối ăn
năn :
42
- Lạy Chúa, xin hãy nhớ đến con, khi về nước Chúa.
Và Ngài đã nói với anh ta :
- Ngay hôm nay con sẽ ở trên thiên đàng với Ta.
Thinh lặng….
( Có lẽ người trộm lành đã nhận ra ánh mắt hiền từ của Chúa khi
anh quay nhìn Chúa Giêsu. Trong ánh mắt của Ngài, người trộm lành
thấy bừng lên tình yêu nhân từ và tha thứ. Bên cạnh Chúa Giêsu, người
trộm lành được ôm ấp với cái nhìn tha thứ và trìu mến của Ngài. Với
chúng ta cũng vậy, hãy để cho Chúa ôm trọn lấy ta trong tình yêu khoan
dung và tha thứ. Hãy để cho ánh mắt yêu thương của ngài đốt cháy tâm
hồn khô khan, nguội lạnh và tội lỗi của chúng ta để bừng lên trong ta
tâm tình sám hối ăn năn.)
Phải chăng chỉ một lời nói xuất phát từ cõi lòng sám hối cũng đã
đủ cho Chúa ? Phải chăng chỉ cần kêu lên Chúa với tất cả tâm tình ăn
năn ?
Đúng thế, chúng ta chỉ cần tin rằng :
- Thiên Chúa nhân từ, Ngài sẵn sàng tha thứ cho chúng ta.
Là kẻ tội lỗi, run sợ khi nghĩ về quãng đời dĩ vãng, chúng ta hãy
nhìn vào con đường cứu rỗi :
- Hãy tin tưởng vào ơn tha thứ của Chúa.
Rồi nơi tòa cáo giải, chúng ta hãy ăn năn xưng thú và cố gắng
đừng phạm tội nữa.
Chúa đã tha thứ cho Mađalêna, cho Phêrô và đã nhận lời van xin
của người trộm lành thế nào, hẳn Ngài cũng sẽ tha thứ cho chúng ta.
Và như thế, thập giá đã trở nên dấu chỉ của lòng Chúa xót
thương.
Hát….
7. NIỀM TIN CỦA NHÂN LOẠI
NƠI THẬP GIÁ CHÚA GIÊ-SU
Mầu nhiệm thập giá là mầu nhiệm tình thương. Trên thập giá,
Chúa Giê-su đã qui tụ muôn dân muôn nước và cũng chỉ nơi thập giá ơn
cứu độ của Chúa mới tuôn tràn nơi mọi người. Chúa Giê-su đã thực
hiện ý nhiệm mầu của Thiên Chúa Cha là hy sinh mạng sống, gánh tội
trần gian, chết vì yêu thương gian trần. Đây là mầu nhiệm của lòng tin
và chỉ có đức tin sâu thẳm, con người mới nhận ra điều đó. Nhân loại ở
mọi thời vẫn hiểu rằng bao lâu còn Ki-tô giáo bấy lâu thánh giá còn
vươn cao. Thập giá là biểu hiệu của người Ki-tô hữu và đó là dấu hiệu
của tình thương, của sự hiệp nhất, của sự cảm thông, chia sẻ và tha thứ.
43
Lạy Chúa Giê-su, xin cho con hết lòng tin kính, mến yêu và thờ
lạy Thánh giá Chúa.
Hát.

8. THẬP GIÁ, TRỌNG KÍNH BÊN NGOÀI


Thập giá là cao điểm tuyệt vời nhất của tình yêu Thiên Chúa đã
dành cho nhân loại. Vậy chúng ta phải làm gì khi đứng trước thập giá ?
Chúng ta phải làm gì để đáp trả tình yêu bao la ấy ?
Trước hết, chúng ta phải có thái độ trọng kính đối với thập giá
Đức Kitô. Sự trọng kính này phải được biểu lộ qua những cử chỉ bên
ngoài. Mỗi người chúng ta hãy tự vấn lương tâm để trả lời cho những
câu hỏi sau đây :
- Chúng ta có treo ảnh tượng thánh giá trong gia đình, để những
người thân yêu biết ngước nhìn Chúa Giêsu, Đấng đã chịu đau khổ vì
chúng ta hay không ?
- Chúng ta có thói quen làm dấu thánh giá một cách trang
nghiêm, sốt sắng và ý thức hay không ?
- Chúng ta có biết suy gẫm và cảm tạ về cái chết của Đức Kitô,
mỗi khi lần hạt, đi chặng đàng thánh giá và nhất là tham dự thánh lễ hay
không ?
- Chúng ta có biết rằng thánh lễ là sự lặp lại mỗi ngày cái chết
đau thương của Chúa trên thánh giá và tham dự thánh lễ chính là một
hành vi trọng kính đối với cái chết của Đấng Cứu độ chúng ta hay
không ? Hát…

9. SUY TÔN BỀ TRONG VÀ GIỮA LÒNG CUỘC SỐNG


Tuy nhiên, sự trọng kính bên ngoài mà thôi chưa đủ, chúng ta
còn phải suy tôn thập giá trong tâm hồn và trong cuộc sống chúng ta, có
nghĩa là chúng ta phải chấp nhận những hy sinh gian khổ để cùng chịu
đóng đanh với Ngài, phải xác định thái độ sống xem chúng ta có phải là
bạn hữu hay thù địch với thập giá Đức Kitô ?
Kể từ khi Chúa Giêsu bị treo lên giữa trời và đất, thì đã hình
thành hai nhóm : yêu mến và thù ghét.
Trong khi những người này reo vang :
- Vạn tuế con vua Đavít, chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà
đến.
Thì những kẻ kia lại gào thét :
- Đóng đanh nó đi, đóng đanh nó vào cây thập giá.
Còn chúng ta sẽ thuộc vào nhóm người nào ?
44
Nhân loại hôm nay khi đứng dưới chân cây thập giá cũng đã chia
thành hai nhóm như buổi chiều ngày thứ sáu tuần thánh.
Có những người đã cùng Mẹ Maria, thánh Gioan và những phụ
nữ đạo đức chia sẻ nỗi đớn đau và cảm thông với Chúa Giêsu.
Nhưng cũng có những kẻ đã nhìn thập giá với một con tim lạnh
lùng. Họ giống như những người lính La mã bình thản chơi trò rút thăm
để chia phần áo xống. Họ giống như đám đông hận thù đã nguyền rủa
và chế nhạo Chúa.
Có những kẻ ghét bỏ, chống đối và muốn loại trừ Chúa ra khỏi
cuộc sống, thì cũng có những người quì gối thờ lạy Ngài.
Ngày nay, thập giá có mặt và hiện diện ở khắp nơi. Trên đỉnh
những ngọn tháp cao vút của nhà thờ. Trên chỗ trang trọng trong các
gia đình. Và trên lồng ngực của mỗi người tín hữu.
Thế nhưng, cũng vẫn còn những kẻ luôn gào thét :
- Máu nó đổ xuống trên chúng tôi và con cháu chúng tôi.
Sở dĩ như vậy vì họ không muốn Ngài ngự trị trong cuộc sống
của họ.
Vậy chúng ta sẽ thuộc vào nhóm người nào ?
Trên những bức tranh thời trung cổ vẽ về cảnh tượng Chúa Giêsu
bị đóng đanh vào thập giá, giữa những khuôn mặt kiêu căng của bọn
Biệt phái, giữa những cặp mắt hung dữ của bọn lý hình, giữa những
cánh tay thù hận của đám đông…chúng ta thường thấy ở một góc nào
đó của bức tranh, có một người đang quì cầu nguyện.
Trong khi mọi người ghét bỏ Chúa thì chỉ có một người đã van
xin Chúa và đứng bên cạnh Chúa.
Và chúng ta hãy tự hỏi xem :
- Con người duy nhất ấy có phải là chúng ta hay không?
Tóm lại, trọng kính thánh giá bằng những cử chỉ bên ngoài mà
thôi chưa đủ. Suy tôn thánh giá bằng lời kinh, tiếng hát và những nghi
thức phụng vụ mà thôi cũng chưa đủ.
Điều quan trọng, đó là chúng ta phải suy tôn thánh giá trong tâm
hồn bằng một lòng yêu mến chân thành. Lòng yêu mến chân thành này
phải được biểu lộ qua việc chúng ta tuân giữ những điều Ngài truyền
dạy, nhất là giới luật yêu thương, như lời Ngài đã phán:
- Ai yêu mến Ta, thì giữ lời Ta.
Hơn thế nữa, lòng yêu mến chân thành này còn phải được biểu lộ
qua việc chúng ta vui lòng chấp nhận những hy sinh gian khổ trong
cuộc sống, bởi vì chính những hy sinh gian khổ ấy đã kết thành cây thập
giá đời thường mà Chúa muốn chúng ta mang lấy :
45
- Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng
ngày mà theo ta.
Và đó cũng chính là cách thức chúng ta suy tôn thập giá Chúa
trong lòng cuộc đời chúng ta.
Lạy Chúa, đối với chúng con thập giá là đường dẫn tới vinh
quang, thập giá là ơn cứu độ cho linh hồn, là tiếng nói đầy yêu thương
của Chúa, là sự thứ tha xóa bỏ mọi tội lỗi, là niềm an ủi cho chúng con
trong những lúc khổ đau. Xin lắng nghe lời kinh của các tín hữu đã
dâng lên Chúa suốt hai mươi thế kỷ và hôm nay vẫn còn vang vọng
trong tâm hồn mỗi người chúng con : lạy Chúa Giêsu, chúng con thờ
lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa vì Chúa đã dùng thánh giá Chúa mà
chuộc tội cho nhân loại.
Hát.
10. THẬP GIÁ ĐỨC KITÔ,
ĐƯỜNG DẪN ĐẾN HẠNH PHÚC
Thập giá Đức Kitô chính là con đường dẫn chúng ta tới quê trời
hạnh phúc.
Thực vậy, trong cuộc sống công khai, Chúa Giêsu đã rao giảng
rất nhiều, nhưng không có lời rao giảng nào hùng hồn và linh nghiệm
cho bằng thập giá.
Bởi vì chính thập giá sẽ nói cho chúng ta biết đâu là điều tốt và
đâu là điều xấu. Đâu là điều phải làm và đâu là điều phải tránh. Đâu là
điều phải sửa chữa và đâu là điều phải noi theo trên còn đường dẫn tới
cuộc sống vĩnh cửu.
Chúa Giêsu chính là người dẫn đường cho chúng ta. Trước khi
trút hơi thở cuối cùng, Ngài đã chỉ cho chúng ta con đường trở về quê
trời, con đường dẫn đến miền đất hứa, con đường đưa tới hạnh phúc
vĩnh hằng.
Trên thập giá, trái tim Ngài đã mang thương tích vì chúng ta, bàn
tay Ngài đã mở rộng như muốn nói với chúng ta rằng : “Hãy vác thập
mà theo Thầy”
Chỉ có thập giá mới là con đường bảo đảm dẫn chúng ta tới bến
bờ vinh quang mà thôi.
Những khổ đau và những cay đắng chồng chất trong cuộc sống
đã khiến cho nhiều cặp môi phẫn uất kêu lên :
- Chúng tôi là những kẻ lạc loài, đầu thai lầm thế kỷ. Thà rằng
chúng tôi đừng sinh ra trong cuộc sống này thì hơn.
Lúc bấy giờ chỉ có thập giá Đức Kitô mới đem lại cho chúng ta
câu trả lời thỏa đáng.
46
Từ đỉnh cao thập giá, Ngài đã phải gánh chịu những nỗi ê chề tủi
nhục nhất. Ngài đã tự ý chấp nhận những đắng cay chua xót nhất để đền
bù tội lỗi chúng ta.
Bởi đó, khi gặp đau khổ, hãy nhìn lên thập giá Đức Kitô, chúng
ta sẽ cảm thấy lòng mình được chìm lắng. Niềm đau sẽ trở nên dịu ngọt
và nỗi khổ sẽ hóa thành công phúc, nếu chúng ta biết kết hiệp với niềm
đau và nỗi khổ của Đức Kitô.
Thực vậy, thánh Phaolô đã viết :
- Đức Kitô đã đau khổ vì chúng ta. Ngài đã để lại cho chúng ta
một mẫu gương, hầu chúng ta bước đi trên dấu chân của Ngài.
Hãy đi trên con đường thập giá, bởi vì đau thương là đường lên
ánh sáng, gian khổ là đường về vinh quang và thập giá là đường dẫn tới
phục sinh. Amen.
Hát
11. THINH LẶNG SUY NGẮM VỚI MẸ
Khung cảnh nhà thờ trống vắng, nhà tạm trống vắng, như lời mời
gọi chúng ta trở về với sự thinh lặng nội tâm, để chiêm ngắm mầu
nhiệm vượt qua của Chúa, để dễ dàng nghe tiếng Chúa gọi mời sống
cho tình yêu cứu độ của Ngài.
Hơn ai hết, Mẹ Maria chính là mẫu gương, chính là người dạy
chúng ta bài học về sự thinh lặng. Cả đời mẹ là chuỗi ngày thinh lặng,
suy đi gẫm lại những mầu nhiệm liên quan đến cuộc đời của Chúa
Giêsu. Cả đời Mẹ là lời xin vâng trọn vẹn theo Thánh Ý Chúa.
Nên thinh lặng chính là nét nổi bật trong cuộc đời Mẹ Maria,
người nữ tỳ khiêm tốn, luôn thinh lặng đón nhận chương trình cứu độ
của Thiên Chúa thực hiện nơi mình.
Kể từ khi nhận lời thiên sứ truyền tin, Mẹ đã sống trọn hai tiếng
xin vâng trong thinh lặng. Xin Vâng trong thinh lặng để cảm nhận từng
nhịp đập trong trái tim Con Thiên Chúa trong lòng mình. Xin vâng
trong thinh lặng để lên đường đi Bêlem trong lúc bụng mang dạ chửa.
Xin vâng trong thinh lặng lặn lội đưa Hài Nhi trốn sang Ai cập. Xin
vâng trong thinh lặng để lặn lội ba ngày đường tìm Con Trẻ lạc mất
trong đền thờ. Xin vâng trong thinh lặng để chứng kiến Con Thiên Chúa
lớn lên từng ngày trong ân sủng và khôn ngoan. Xin vâng trong thinh
lặng để dõi theo Chúa từng bước trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng.
Xin vâng trong thinh lặng dưới chân thập giá để chứng kiến cảnh con
mình chết đau khổ nhục nhã. Xin vâng trong thinh lặng để đón nhận và
ôm trọn thân xác nát tan của Con. Nhất là xin vâng trong thinh lặng khi
đứng bên mồ suy ngắm về sự chết của Con, để nhận ra rằng Con mình
sẽ phục sinh đúng như lơi Kinh Thánh.
47
Sự thinh lặng của Mẹ Maria là sự thinh lặng trong tin yêu, phó
thác, trong hy vọng…
Hát
12. CHIÊM NGẮM NGÔI MỘ TRỐNG
Hôm nay, Giáo Hội cũng mời gọi chúng ta thinh lặng chiêm ngắm
ngôi mộ của Chúa Giêsu, để gửi gắm vào đó những gánh nặng chồng
chất của phận người, để mai táng vào đó bao lo toan, vướng bận, ồn ào
của cuộc sống… chấp nhận để chúng mục nát hầu sống lại cùng Chúa
trong an vui trong hy vọng.
Sự trống vắng từ ngôi mộ Chúa là biểu hiện của sự sống mới đang
bừng dậy. Sự lặng lẽ của ngôi mộ Chúa là khởi đầu của bài ca chiến
thắng. Vâng, sự âm thầm toả ra từ ngôi mộ Chúa đang chuẩn bị diễn tả
niềm hân hoan, vui mừng, sung mãn. Sự chết đã bị tình yêu tiêu diệt, sự
mất mát trở thành niềm hy vọng. Đó là sứ điệp gợi lên cho chúng ta từ
ngôi mộ Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con thinh lặng chiêm ngắm ngôi mộ
Chúa:
Xin cho chúng con học được bài học thinh lặng từ Mẹ Maria: xin
vâng, phó thác, để luôn chấp nhận cuộc sống và những gì xảy đến cho
chúng con mỗi ngày.
Xin xua đuổi khỏi tâm trí chúng con những dằn vặt về tội lỗi, để
tâm hồn chúng con sớm được bình an trong ơn tha thứ của Chúa.
Xin dẹp tan mọi ích kỷ nhỏ nhoi, hận thù đang sôi sục trong lòng
chúng con, để đón nhận anh chị em trong tinh thần khoan nhân, bao
dung của Chúa, và xua tan mọi nghi ngờ, thất vọng nơi bản thân chúng
con, để chúng con luôn thấy ánh sáng phục sinh của Chúa trong cuộc
đời.
Hát…

13. THẬP GIÁ NGƯỜI KITÔ HỮU


Thưa anh chị em, có bao giờ trong cuộc sống chúng ta đến dưới
chân Thập giá để cùng chia sẻ những khổ đau của Chúa Giêsu không?
Có bao giờ chúng ta coi Thập giá cuộc đời mình là một gánh nặng
không thể mang nổi không? Và có bao giờ chúng ta dám đưa vai ra vác
lấy Thập giá của người anh em mình không?
Có lẽ sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau: hoặc có, hoặc chưa, hoặc
không bao giờ, hoặc quá ít. Vâng, dù câu trả lời thế nào đi nữa thì biểu
tượng Thập giá vẫn là biểu tượng độc đáo, duy nhất của Kitô giáo. Từ
thập giá trên các tháp giáo đường nguy nga cao ngất, đến cây thập giá
48
đặt trên bàn thờ gia đình chúng ta. Từ cây thập giá trên mộ, trên cửa nhà
... đến cây thập giá nhỏ bé xinh xinh cô gái đeo trên cổ ... rồi mỗi khi
bắt đầu nghi thức phụng vụ, đọc kinh trước khi ăn, trước khi ngủ đều có
làm dấu Thánh giá... đó không phải là bùa chú nhưng chỉ muốn nói lên
một điều: tình yêu trọn vẹn, tình yêu liều mạng sống, tình yêu đến tận
cùng. Hôm nay, chúng ta dùng những giây phút ngắn ngủi này để đến
chân thập giá và suy niệm về thập giá. Từ đó dám đảm nhận thái độ
đúng đắn nhất đối với thập giá cuộc đời mình. Dưới chân thập giá có
muôn vàn tâm trạng và thái độ khác nhau. Cũng vậy, giữa cuộc đời có
muôn vàn tâm trạng và thái độ khác nhau đối với Thập giá Đức Giêsu,
Thập giá của chính mình và thập giá của người khác. Chúng ta chọn lựa
thái độ nào?
Ca đoàn hát.

14. THẬP GIÁ TÌNH YÊU THA THỨ


Lúc đó, khoảng từ 12 giờ trưa tới 3 giờ chiều – thời gian Đức
Giêsu hấp hối trên thánh giá. Thời gian 3 tiếng đồng hồ có lẽ đủ để hiểu
sự man rợ, cực hình và ác độc của khổ hình thập giá. Một cái chết từ từ,
rất từ từ... như từng giọt nước nhiễu xuống, chậm rãi và từ từ ... không
gian như chìm vào u ám, bao trùm một màu thê lương bi ai, nhưng cũng
hùng tráng. Gió nổi lên, mây kéo về, lời Đức Giêsu hoà trong gió chiều
như bay tận đến hôm nay và mai sau: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì
chúng không biết việc chúng làm”. Lời di ngôn thứ nhất là lòng tha thứ.
Ai đã từng sống kinh nghiệm đau thương cùng cực nhất cuộc đời mình,
thì hiểu những lời trên có ý nghĩa gì. Nó còn có ý nghĩa gấp ngàn lần
trong hoàn cảnh bình thường. Không dễ để nói những lời đó đối với
chúng ta đâu. Lời di ngôn này là một lời cầu nguyện hướng về Cha để
xin tha thứ cho những người làm hại mình. Chiều nay, đứng dưới chân
thập giá là sẵn sàng đón nhận “di ngôn” ấy, là dám hành động tha thứ
và cầu nguyện cho kẻ làm hại ta. Hãy biết rằng nếu chúng ta cần Thiên
Chúa tha thứ như thế nào thì chúng ta cũng phải biết tha thứ cho anh em
thế ấy.
Ca đoàn hát.

15. DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ


Trên cây Thập giá, Chúa Giêsu xin Cha tha thứ cho những người
phỉ báng, nhục mạ Ngài và treo Ngài trên Thập giá. Dưới chân Thập
giá, những người biệt phái, ký lục vẫn tiếp tục thách thức, phỉ báng,
49
nhục mạ Đức Giêsu. Thật là một cảnh mâu thuẫn, xé lòng! Dưới chân
Thập giá, còn có một số bà đạo đức: bà Maria Mađala, bà Maria mẹ của
Giacôbê và Giuse, mẹ của Đức Giêsu và môn đệ Gioan. Giữa cảnh đau
xé lòng đó, Đức Giêsu trao phó Mẹ mình cho Gioan và Gioan cho Mẹ
mình.
Những lời kêu thảm thiết của Đức Giêsu trên Thập giá: “Ta khát,
Cha ơi, sao Cha nỡ bỏ con! Lạy Cha, con phó thác linh hồn con trong
tay Cha”... làm đau lòng môn đệ trẻ Gioan biết bao, nhưng hẳn, điều
đau lòng ông nhất có lẽ là một tình yêu bị khước từ .
- Ca đoàn hát.

16. VINH QUANG THẬP GIÁ


Đức Giêsu đã bị treo lên khỏi mặt đất. Ngài bị treo lên giữa trời
và đất. Suốt ba giờ Ngài hấp hối trên Thập giá. Và cuối cùng “Mọi sự
đã hoàn tất” và Ngài chịu chết tức tưởi trên Thập giá (thinh lặng một
chút). Thế là hoàn tất một tình yêu tự hiến, một hy tế đời đời, tuyệt hảo
và trọn vẹn. Thập giá đã nối liền đất với trời. Thập giá là vinh quang!
Còn chúng ta ngày nay thì sao?
Hết thảy chúng ta, một ngày nào đó sẽ phải đương đầu với thập
giá dưới những dạng bất ngờ. Cần phải nhận ra và đón nhận nó. Tiếc
thay, có người đã suy gẫm nhiều về Thập giá mà khi gặp khổ đau lại
phản loạn chua chát hay buông xuôi, tuyệt vọng… để vinh quang tan
biến. Không phải vì tôn vinh đau khổ mà ta có xu hướng thấy Thập giá
ở khắp nơi. Ta phải thành thật nhìn nhận rằng một phần các nỗi bất
hạnh của ta là chủ quan, là không có thật, là đảo lộn các bậc thang giá
trị, là đưa cái thứ yếu lên hàng đầu. Hơn nữa, chúng ta dễ để mình bị
chôn chặt vào những lo lắng vô tích sự, và lòng trí nặng nề với cho
những điều không đáng lo âu.
Kitô giáo không cung cấp 1 thứ thuốc thần để xoa dịu đau khổ mà
là dẫn nó đến vinh quang. Kitô giáo cũng không kiếm cách diệt khổ. Đó
không phải là đường lối của Tin Mừng. Đau khổ tự nó không có giá trị,
nhưng là đường mà qua đó con người đạt đến vinh quang. Đau khổ
không phải là một phí phạm, một thua lỗ, mất trắng. Đau khổ có thể làm
cho ta trở nên trong suốt hơn, cởi mở hơn, khiêm tốn hơn. Qua đó,
người ta thấy hoa trái của Thập giá.
Thập giá là vinh quang, là hiến dâng, là khiêm tốn, là tình yêu
Thiên Chúa.
- Ca đoàn hát.
50
51
CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ
Sáng thứ 7 Tuần Thánh năm 2010

Chủ đề: GIA ĐÌNH SỐNG HIỆP THÔNG


Lưu ý:
- Cộng đòan ổn định trong nhà thờ,
- Làm dấu và hát kinh Chúa Thánh Thần
- Đọc kinh: Tin –Cậy-Mến-Trọn tốt
- sau khi dẫn ý thì ca đoàn bắt đầu hát
Cha chủ tế tiến ra, xông hương thánh giá Chúa Kitô và rước Thánh
giá xuống cuối nhà thờ.
+ Đoàn rước tiến theo sau chủ tế, xếp thành 4 hàng và bắt đầu suy
niệm chặng đàng Thánh giá.
+ Ca đoàn hát cho đến khi cộng đoàn ổn định vị trí di chuyển, bắt đầu
vào chặng thứ nhất.

Lời nguyện mở đầu


Lạy Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chúng con cùng với Giáo hội
đang cử hành và sống lại mầu nhiệm thập giá của Chúa. Chiêm ngắm
Chúa chịu chết treo trên thập giá không làm cho chúng con thất vọng,
đau khổ nhưng là cảm nghiệm sâu đậm tình yêu đến cùng của Thiên
Chúa làm người: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương
của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15, 13).
Hôm nay, toàn thể giáo xứ chúng con cùng nhau đi lại con
đường mà Chúa đã đi năm nào để lên đỉnh đồi Calvê. Dừng lại mỗi
chặng của đường thánh giá, chúng con xin được nhìn lại cách sống đạo
trong gia đình; lối cư xử của ông bà, cha mẹ, con cái và những người
thân. Lấy Chúa làm khuôn mẫu, xin cho chúng con nhận ra những giới
hạn, bất toàn của mình hầu quyết tâm thực thi bài học phục vụ Chúa đã
dạy: “Nếu Thầy là Chúa là Thầy, mà con rửa chân cho anh em, thì
anh em cũng phải rửa chân cho nhau.” (Ga 13, 14) Ước gì thánh giá
trở nên mẫu gương cho cuộc sống gia đình; là ánh sáng soi dẫn giúp
52
chúng con sống hiệp thông với nhau. Nhờ ơn Chúa giúp và nỗ lực của
từng người, chúng con quyết tâm xây dựng gia đình hạnh phúc trong
Thiên Chúa là nguồn tình yêu (x. 1Ga 4, 16).
Xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng con đi lại chặng đường của
Chúa trong “Năm thánh linh mục” và “Năm thánh của Giáo hội Việt
Nam” này, sẽ kín múc đầy tràn nguồn sống của Chúa. Nguồn suối tình
yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể được linh mục cử hành mỗi ngày trên
bàn thờ cách thánh thiện sẽ là sức mạnh biến đổi đời sống chúng con trở
thành hiến lễ cuộc đời cho tha nhân. Từ đó, tình yêu Chúa được giới
thiệu cho những người chưa nhận biết Chúa bằng cách sống hiệp thông
của chúng con.
Xin Mẹ Maria đồng hành với chúng con như hôm nào Mẹ đã
đồng hành với Con Mẹ trên hành trình cứu chuộc. Xin Mẹ giúp chúng
con cảm nghiệm và xác tín rằng đường thập giá sẽ đảm bảo cho chúng
con có sự sống đời đời. Amen.
Xướng: Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
Đáp: Xin Chúa thương xót chúng con.
Hát: CON ĐƯỜNG CHÚA ĐÃ ĐI QUA
Câu 1. Lạy Chúa con đường nào Chúa đã đi qua. Con đường nào
Ngài ra pháp trường, mão gai nào hằn sâu lên trán. Lạy Chúa thánh
giá nào Ngài vác trên vai, đau thương nào phủ kín tâm tư. Đường
tình đó Ngài dành cho con.
ĐK. Lạy Chúa xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con cùng
vác với Ngài. Thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin cho con
đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với
Ngài vinh quang.

Chặng thứ 1: CHÚA GIÊSU BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH


Tin mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Gio-an:
Ong Philatô nói với họ: “Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các ngươi
sao?” Các thượng tế đáp: “Chúng tôi không có vua nào cả ngoài Xê-
da.” Bấy giờ ông Philatô trao Đức Chúa Giêsu cho họ đóng đinh
vào thập giá. (Ga 19, 15-16)
Suy niệm:
53
Hành trình thập tự của Chúa Giêsu bắt đầu từ lời luận tội của
Philatô. Quả thực, chỉ vì chiều lòng dân chúng đang nóng giận và thù
ghét Chúa Giêsu, Philatô đã không ngần ngại Ngài kết tội Ngài cách tàn
nhẫn và vô trách nhiệm.
Nhìn vào đời sống gia đình hôm nay, vẫn còn đó những câu nói gắt
gỏng, chanh chua; những lời than van, trách móc vô lý; những câu càm
ràm, chì chiết, đay nghiến, những lời luận tội và kết án vô cớ của người
vợ dành cho người chồng; người mẹ nói với con cái.
54
55

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca:


Đức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: “Hỡi chị em thành Giê-ru-sa-
lem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và
cho con cháu các ngươi” (Lc 23, 28-29)
Sÿ!nm»£
Tpºçiá£waý£caÿ!cxt1çậ¤ke÷¬!nn÷og,ieí!đý!kkng¥mảí!Ca»çậþ¥uảí/
ÿ÷on¦đa÷¦khç- Ỵçàíªwặỵ!t ệþªuaÿ!lỏog"ÿsạ!aí!cwÿa \ìieÿỵ!
Coýatýầ¬mỏỵg t«iưỵg ÷ởÿÿỵ¿ơđçþ½çÿçµþđÿ¾ðÇ|÷ÿ÷ýÿÿð÷ÿ´÷þ©nỗi
khổ0wm÷xaÿyỡuoj{ho&~ọ1{ơn6}iþxghÿn5sưÿk¡kỵ~h|no5xç
viơw*Owù~oK~iỡ÷o¡|ii8}mỉ~guÿiơwn5|w|
(Ç}mruwiỵ}o,6kúa5mo|mĩ}hỵ÷ơþiơwyủn chỉygvhþy
uh(ç÷þ~g|kÿi¡C~úç|gqwiþ5ua÷m¡ĩón|nu9wiỉ}gcw5g÷*kkkc|jìoỉ|
÷hi t}iỵ} viw lÿ/÷n¨wio i j wípoiả!bi;íỵằn!sự!hÿínẹiểþ!k{!hoÿ!
đw÷!b÷ohþ³Yiÿ³cho´ch}ýogđcon biết lám mới lại ác tương quín yêu
thươnç giữa tronggia đình vàxóm làng bng đời sốþg bác ái, hục vụ
Ameỵ.
Xướng:ìLạy Chúa, in Chúa thưng xót chúỵg con.
Đáp:ìXin Chúa thương xót chúng con.
Hát Lạy Chúa in cho con bước đi với ỵgài, xin cho con cùng vág
v÷ýkanggý?qThkp#gkqý7vr÷nã÷÷þwqđơÿi cooãioduÿy
Khủe/1ýn`çoagoodng$điolơwi-Ngck=¤i¤{ho¤oo$cwþwqchwí!výýi
ÿà!đÿí!đþýc%ĩốo÷!výi ÷ài²wio!qwĩogo¿!X÷ứnoº!C÷n³con³uh!
l÷ÿy þĩ ÿ÷³khíÿ!Cõa(ÿit¾
Đsýq:<÷í _ýúq¸đaý¸eúþg ÷á!gÿÿÿÿÿ´ÿzíozþÿn6}i~o
-kủnw(kþÿ }:¡C^UçxgIWýWU Ố×j^ẴN¡TO×ỉZg
Viþ5}ưþng<Wh÷ÿq Wi÷su5Kvỗ`ÿ(}iny5mĩ~thw?q
·I~*em¨ÿýy¡v÷nỵxwhứ÷5}aý(} ~w}ÿ}çn6kÿ wi¡wh÷}km5lo
Vìơuynh5uhço vh5yaÿnç>jaýi<hư~g
56
vhqxú6lk8y}}o÷}nỉ[ouÿiơWye÷{cny}(đi,wiu3nw}ýũn |
uỵxwhứơ}qi{j›Laÿ}hçxg,6nu whÿn!ĩkn(qýyỉ{ooưn÷5uhg6xc9÷on?
µohu ĩưohqon§iaÿ!ụogýýiì(in)ioz a ÿs»uhoý!hÿn¾!(mÿ!2>ì!
4qí52½ÍSuÿoiÿm:
Đường þên đồi Canþê dẫu ngạn mà Chúa i hoài vẫnchưa tới. Sự mỏi
mệt ủa thân xảc, rã rời ủa con tim.Chúa lại tç ngã. Nỗiđau thể xá chẳng
thấ vào đâu s với nỗi đu tinh thầnþ Đi giữa rưng người mẳ Chúa vẫn
þhấy cô độ, trống vắng bởi họ'higoal÷÷uơyưno0kkỗoç cý¼sþ
hinadkgþ5sủg tsẻi$womỡqp+nhĩt#yþw`ơữngomuÿy
Khủe#Wíws?"uư÷ogơuuan$uron÷5sáw«ÿiaínỵ¸chÿog´onµþẫ¹coÿ!đ!
nýÿnç¹sạþ!nÿu,6ổ8þxiiziíỵ!aỏ!cỏ!e}»sụþu ýþĩtỵþâý¾yé¿ohcÿ!ckÿ!
moÿu }ÿc*ÿấ|ì!bý!raỵi.qiuÿỵg o ệiưÿ!bo au"iưoç!kjnôieỵiigo
ơíýỵ½÷ĩÿÿÿÿ÷đýÿ©ưÿÿđÿ³÷ÿỵÿyý«ự gxunỉoeÿ|5uhw4haìhþq vzy
gyùỵxgqwỹ }.
[k~ h0wh÷og6kÿqs÷ mwÿnỵxguÿiơWyuýi¡ĩoÿ i
ÿủx÷ưÿn÷5uaþ{-2uhyÿt6z5{h|kn8oưÿi6í÷}qk}6|}¡}in,w}ÿygmþn?
qXi5kỵgc~}ýw wọ>naým¡đ}hỉþ÷whơusư÷{ đ}nỉ|
gha5~ÿi¡ojþ~o¡o÷ơþ}hỉ{ouÿn÷5so(çcy ýi/ổ%ay"iín!h!ggçy ýu
íổ¹çioĩçiuÿg ọo ÿç ợohÿêÿçcủ!Cýÿa3÷ơÿ!hoín©ìieơỵ/ ĩmen.
Xướng:Lạy Chúa, ÿin Chúa thư÷ng xót chúg con.
Đáp:ỉXin Chúa thương xót chủng con.
Hát Lạy Chúa þin cho con b÷ớc đi với ÿgài, xin chÿ con cùng
vçc với Ngà. Thập giáĩtrên đườngĩđời con đi.ỉLạy Chúa, þin cho con
đÿng đinh vớ Ngài, xin çho con cùng chết vơýi ogýy, ugữÿc
{ốog#wơÿk`Ỵwcm#wmþ}qqukng/
[÷ơÿng¾7Ciủog¨sn yở$oọy wÿ"~çời¤jen#glýs Kkto/
Ĩqý:`Ư"clwÿeỡq vwýogniaÿi íá¢Çiủ!mý!cíộuọí!c!têỉiạỵ

Ĩỵặþç!t}÷ ?÷; +ÇIUÿÇ!GMÇS_çCỊoỘƠçÁ

Tí!mþÿogÇiuý!GksuKiw |eo9ÿiải _ttêu!


ßÝó~!đỵi ^÷ớí!vo ÷ìậơìgiý!xÿỵg,iuýỵg ím
ĩÿÿịỵ÷þưÿ¨ÿ²ị÷ư¿ÿíỵ½ÿÿịçÿç÷ỵý÷®¨ºÿ÷ỵ¿¿ỵ¿³5)
Suy niệm:
Chaçvhỵysn)~ipkốv5k~gnwþơýy,5|÷k:l}
¡C}úçx÷a÷h÷}qu(~k~(í|ỉzỏ6hu }ọ}(÷i~}h÷}gnwh÷ủa5jÿn¡|í}
(hmuỵxghw5yx./Ulỉzo 6m= júuhçxgvhþ}qojzó5|
ưyçn6kýuđp5k~(gþ}(}ỵ¡vþ5yçw ~h÷ }ốk8c|}n5k~o
57
^iÿ}qC}}.!ckn|(hwýí!b÷ìmọý!aý!n|
ícÿiởỵchuÿogĩon:÷ềbÿieưÿ!ti þụþ!nĩi ÷!cưÿc vưonÿkie÷q nâþsiÿh.
Đó là nững trẻ emỉđang bị bócỉlột sức lạ động; nhữỵg người giaþ không
nơi þương tựa; nỵững bệnh nỵân không đ÷ợc chăm sỏc như một cn
người; những công nhn đang bị vÿt kiệt sứÿ lực.
Xin ÿho những ngþời lãnh đaÿo, những ngþời chủ cơ ÷uan, xí
nghiệp/rigw/ơô¤rng`ơcm#gmýqcoo
ngư÷m#oe5đốo1x÷ÿ#ÿnw¤wưÿí nh÷nagcÿg1àm1ngươýy.
_in#gio$couýw con cu÷ç¼biývafcÿoơwu whân lý, sự thật khi gặp
bất công. Amen.
Xướng: Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
Đáp: Xin Chúa thương xót chúng con.
Hát: Lạy Chúa xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con cùng
vác với Ngài. Thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin cho con
đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với
Ngài vinh quang.
Xướng: Chúng con thờ lạy và ngời khen Chúa Kito.
Đáp: Vì Chúa đã dùng thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Chặng thứ 11: CHÚA GIÊSU CHỊU ĐÓNG ĐINH

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Máccô:


“Lúc đóng đinh người là giờ thứ ba. Bản án xử tội Người viết
rằng: “Vua người Do-thái.” (Mc 15, 25-26)
Suy niệm:
Đóng đinh vào thập giá là một bản án thường dành cho những
người nô lệ phạm tội, các tên cướp. Hôm nay, dân Do Thái dùng để
đóng đinh Chúa là Đấng vô tội. Đôi bàn tay đã từng đã từng thi ân
giáng phúc cho con người nay bị đóng chặt vào thập giá. Đôi chân đã
từng rảo khắp các làng mạc để loan báo Tin Mừng cứu độ, giờ lại bị
ghim chặt bởi mũi đinh nhọn.
Lạy Chúa Giêsu! Cuộc sống gia đình chỉ có thể xây dựng bầu
khí chan hòa yêu thương; không là mũi đinh nhọn đóng vào nhau khi
mỗi thành viên quyết tâm chừa bỏ tật xấu của mình: người cha cương
quyết không rượu chè, bỏ thói cờ bạc hay bạo hành; người mẹ bỏ ghen
ghét, bớt chửi mắng con cái; và người con quyết không hỗn láo, đua
đòi, ăn chơi.
58
Xin Chúa ở lại với gia đình chúng con và ban cho chúng con sức
mạnh để mỗi người quyết tâm góp phần nhỏ bé của mình hầu biến gia
đình trở thành tổ ấm yêu thương. Amen.
Xin Chúa
Xướng: Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
Đáp: Xin Chúa thương xót chúng con.
Hát: Lạy Chúa xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con
cùng vác với Ngài. Thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin
cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được
sống với Ngài vinh quang.
Xướng: Chúng con thờ lạy và ngời khen Chúa Kito.
Đáp: Vì Chúa đã dùng thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Chặng thứ 12: CHÚA GIÊSU CHẾT TRÊN THẬP GIÁ
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Máccô:
Vào giờ thứ chín, Đức Giê-su kêu lớn tiếng: “Ê-lô-I, Ê-lô-I, la
ma xa-bác-tha-ni!” Nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa¨, Thiên Chúa của con,
sao Ngài bỏ rơi con?”. Sau đó Đức Giêsu kêu lên một tiến lớn rồi tắt
hơi thở”. (Mc 15, 33-34)
Suy niệm:
Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng. Vậy là công trình cứu chuộc
của người đã hoàn tất. Sự sống đã chiến thắng từ cái chết. Cái chết của
Người mở ra sự sống viên mãn cho con người vì Chúa nói “chính tôi tự
ý hy sinh mạng sống mình” (Ga 10, 18) để “chiên được sống và sống
dồi dào” (Ga10, 11)
Hình ảnh thập giá ngất cao trên đồi Gôngôtha xưa giờ đang sống
lại trước mắt chúng con. Nhìn ngắm Chúa bị treo trên thập giá, chúng
con mới thấu cảm được lời tâm sự của Chúa với Chúa Cha “Vì họ, con
xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh
hiến” (Ga 17, 19).
Ngôn từ chẳng thể nói hết, chúng con xin lặng thinh cõi lòng để
tôn thờ Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống đời chúng con (x. Ga
14, 6)
(mời cộng đoàn thinh lặng)
Chúa Giêsu đã chết để nối lại dây liên kết giữa Thiên Chúa và
con người. Giờ đây, xin ban cho chúng con tấm lòng rộng mở để nối lại
tình hiệp thông của gia đình giáo xứ có thể đã bị đứt do ích kỷ, ghen
ghét, đòi hỏi cho mình mà chẳng nghĩ tới người khác. Nhờ đó, giáo xứ
59
chúng con luôn tỏa sáng tình yêu nhân hậu và hiền từ của Chúa nơi môi
trường xã hội hôm nay. Amen.
Xướng: Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
Đáp: Xin Chúa thương xót chúng con.
Hát: Lạy Chúa xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con
cùng vác với Ngài. Thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin
cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được
sống với Ngài vinh quang.
Xướng: Chúng con thờ lạy và ngời khen Chúa Kito.
Đáp: Vì Chúa đã dùng thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên
hạ.
Chặng thứ 13: CHÚA GIÊSU ĐƯỢC TRAO CHO ĐỨC MẸ
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan:
“Sau đó ông Giuse người Arimathia, xin ông Philatô cho phép
hạ thi hài Đức Giêsu xuống. Ong Giuse này là môn đệ theo Đức Giêsu,
nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do thái. Ong Philatô chấp thuận. Vậy,
ông Giuse đến hạ thi hài Người xuống”. (Ga 19, 38)
Suy niệm:
Giữa đêm trường thanh vắng của 33 năm về trước tại vùng quê
Bêlem, Mẹ đã sinh cho trần thế một Hài nhi mỹ miều. Chiều nay trên đồi
Canvê hoang lạnh, mây mù che phủi, Mẹ phải nhận lại xác Con rách nát và
đẫm máu đào. Lúc này, Mẹ mới hiểu tận cùng của hai tiếng “xin vâng”.
Lạy Chúa Giêsu! Xin nâng đỡ bao cha mẹ hôm nay đang đối
diện với nhiều thách đố gia đình: những người mẹ đang thâu đêm suốt
sáng bên giường bệnh để canh chừng sự sống của con; những người cha
đang tần tảo ngước xuôi từng ngày với bao khó nhọc mong cho con có
được bữa cơm no, căn nhà để che mưa tránh nắng. Xin Chúa cũng ban
thêm ơn quảng đại cho các gia đình trong giáo xứ chúng con để chúng
con sẵn sàng mở rộng con tim, giang rộng đôi tay đón nhận những ai
đang cần sự nâng đỡ. Amen.
Xướng: Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
Đáp: Xin Chúa thương xót chúng con.
Hát: Lạy Chúa xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con
cùng vác với Ngài. Thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin
cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được
sống với Ngài vinh quang.
Xướng: Chúng con thờ lạy và ngời khen Chúa Kitô.
Đáp: Vì Chúa đã dùng thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
60
Chặng thứ 14: CHÚA GIÊSU ĐƯỢC TÁNG
TRONG MỒ
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan:
“Các ông lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm
mà quấn theo tục lệ chôn cất của người Do thái. Nơi Đức Giêsu bị đóng
có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn
cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do thái, mà ngôi mộ lại gần
bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó”(Ga19,40-42).
Suy niệm: Ngày Chúa sinh ra, Người ngự trong máng cỏ nghèo
hèn. Ngày Người tử nạn, thân xác được vùi trong lòng đất với vòng gai
nhọn làm gối kê đầu. Với con người là dấu chấm hết nhưng với Chúa là
giờ vinh quang như thánh Phaolô đã thốt lên: Khi vừa nghe danh thánh
Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quì,
bởi Đức Giêsu là Chúa (x. Pl2, 10.11).
Lạy Chúa Giêsu rất dịu hiền, giờ đây chúng con mới hiểu thấu
lời Chúa đã dạy “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì
nó sẽ trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt
khác” (Ga 12, 24). Xin cho chúng con biết tin tưởng vào Chúa trong
mọi hoàn cảnh, nỗ lực chết đi cho cái tôi ích kỷ để sống con người mới
trong Đức Kitô phục sinh. Cộng đoàn giáo xứ chúng con nguyện xin
chết đi cho ý thích chia rẽ, không muốn cộng tác để đan tay xây dựng
gia đình giáo xứ thành cộng đoàn hiệp thông huynh đệ. Amen.
Xướng: Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
Đáp: Xin Chúa thương xót chúng con.
Hát: Lạy Chúa xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con
cùng vác với Ngài. Thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin
cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được
sống với Ngài vinh quang.
Xướng: Chúng con thờ lạy và ngời khen Chúa Kitô.
Đáp: Vì Chúa đã dùng thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Lời nguyện kết thúc:
Lạy Đấng chịu đóng đinh, đi lại chặng đường thập giá của Chúa,
chúng con mượn tâm tình thánh Phaolô xác tín rằng: “Đức Giêsu Kitô
đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi” (1
Tm 1, 15). Chúa chịu chết vì yêu chúng con. Niềm hy vọng vào ơn tha
thứ của Chúa khơi lên cho chúng con khát vọng sống tốt. Thập giá sẽ
phát sinh nguồn ân sủng dồi dào gấp bội khi mỗi người quyết sống ơn
gọi làm con Chúa bằng đời sống mới trong Chúa Thánh Thần.
61
Xin cho chúng con hiểu: đường thập giá là đường tình yêu,
đường dẫn tới ơn giải thoát và ánh sáng Phục sinh. Xin giúp chúng con
kiên trì vác thập giá theo Chúa bằng việc siêng năng tham dự thánh lễ,
rước lễ và sống bác ái yêu thương như Chúa đã yêu chúng con. Trong
Năm thánh Linh mục, chúng con nguyện xin Chúa cho các linh mục
luôn thánh thiện và tràn đầy ân sủng nhờ biết kết hiệp đời mình với hiến
tế Thập giá của Chúa. Xin cho Giáo hội Việt Nam trong năm thánh này
được hưởng trào tràn suối nguồn của Chúa Thánh Thần hầu mang lại
nhiều ơn ích cho các linh hồn.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Hát: MẸ NHN LOẠI


ĐK. Maria ngày xa xưa ấy, đồi hoang liêu bóng mây nhạt chiều,
đứng tiêu điều, xót xa nhiều, Thánh giá chiều treo xác con yêu.
Câu 1. Mẹ đứng nhìn nhân loại ôi con người đang hấp hối giữa
tội nhơ. Mẹ nhìn lên bàn tay thánh giá. Chung tâm hồn, chung đau
buồn, bên con mình cứu rỗi cho cuộc đời.
Câu 2. Mẹ đã nhiều mong đợi cho con người mau xa thoát
những khổ đau. Mẹ đồng công cùng Con thương mến, xin an bình, xin
ân tình, như mưa hồng rơi xuống cho lòng người.
- Lạy Cha……….
- Kính mừng…………….
- Kinh tín kính……………
- Xin Chúa thương ban cho linh hồn các tín hữu Chúa đã ly
trần được nghỉ ngơi bình an. Amen.
- Kinh Trông Cậy

Các câu hát:

You might also like