You are on page 1of 2

1.

Chủ trương của Đảng trong những năm 1930 – 1935


1.1. Cao trào cách mạng 1930 – 1931
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1930 của các nước tư bản chủ nghĩa ở các nước
phương Tây rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái chưa từng có. Cuộc khủng hoảng ấy không
chỉ thu hẹp ở các nước tư bản mà còn lan sang các nước thuộc địa có nền kinh tế lệ thuộc vào chính
quốc, trong đó có Việt Nam. Để bù đắp phần nào những thiệt hại do khủng hoảng kinh tế gây ra, thực
dân Pháp ra sức bóc lột, khủng bố nhân dân ta. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến
cao trào cách mạng 1930 – 1931 mà ngọn cờ tiên phong dẫn đầu là Đảng cộng sản Việt Nam, ra đời
vào tháng 2 năm 1930 trên cơ sở thống nhất 3 tổ chức cộng sản đại diện ở cả 3 kỳ Bắc, Trung, Nam
đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930.
Cao trào cách mạng diễn ra sôi nổi từ khoảng tháng 2 đến đầu năm 1930 dưới nhiều hình
thức như bãi công, tuần hành chính trị, đòi lấy những quyền dân chủ dân sinh, chống sưu, chống thuế,
… thu hút rất đông công nhân, nông dân tham gia làm cho chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt,
tan rã ở nhiều nơi. Đỉnh điểm của cao trào cách mạng này chính là Xô viết Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên cuối
cùng phong trào bị thực dân Pháp huy động lực lượng, đàn áp quyết liệt. Từ đó cách mạng gặp tổn
thất nặng nền nên lâm vào cảnh thoái trào.
Trong bối cảnh đó, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng, từ
ngày 14 đến ngày 31/10/1930 Ban Chấp hành Trung ương tổ chức họp Hội nghị lần thứ nhất tại
Hương Cảng (Trung Quốc) ,hội nghị quyết định:

 Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
 Thông qua luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Trần
Phú khởi thảo.
 Cử đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư.

1.2. Nội dung của Luận cương chính trị tháng 10/1930
Luận cương chính trị của Đảng (thường gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân quyền)
gồm ba phần:
1.Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương.
2. Những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương.
3. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương.
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới và Đông Dương, Luận cương chính
trị nêu rõ tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền, là “thời kỳ dự
bị để làm xã hội cách mạng”, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa. 
-Luận cương đã xác định mâu thuẫn cơ bản và ngày càng gay gắt trong xã hội Việt Nam,
Lào, Campuchia lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với bọn địa
chủ phong kiến, tư sản và đế quốc thực dân. Vì vậy, phương hướng của cách mạng ta là phải thực
hiện cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa phản đế, rồi tiếp tục tiến lên chủ nghĩa xã hội,
bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ của Đảng là “phải lấy những sự nhu yếu hằng ngày làm bước đầu mà dắt vô sản
giai cấp và dân cày ra chiến trường cách mạng” .  Đảng như là kim chỉ nam cho mọi hành động để
giành lại chính quyền, giành lại độc lập, tự do cho nhân dân ta. Trách nhiệm của Đảng cũng rất quan
trọng, các chính sách và chiến lược đều được nghiên cứu kĩ lưỡng và suy toán chắc chắn, lấy chủ
nghĩa Mác – Lênin là cơ sở để vạch ra con đường đúng đắn và chính xác nhất cho cách mạng Việt
Nam. Nhiệm vụ quan trọng nhất phải đánh đổ phong kiến và mọi tàn dư phong kiến, tiến hành triệt để
thổ địa cách mạng, đồng thời phải đánh đuổi thực dân Pháp để cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Khẳng định hai mục tiêu trên có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, "… có đánh đổ
đế quốc chủ nghĩa mới phá 2 được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà
có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa" .
Lực lượng tham gia cách mạng bao gồm giai cấp vô sản và nông dân, xem giai cấp vô sản
là động lực chính của cách mạng, còn dân cày là động lực mạnh của các mạng. Nhưng lại cho rằng
khi thực hiện cách mạng thì tư sản thương nghiệp, công nghiệp sẽ đứng về phe đế quốc để chống lại
cách mạng; tiểu tư sản thủ công nghiệp do dự; tiểu tư sản thương gia sẽ không tán thành cách mạng;
còn tư sản trí thức chỉ hăng hái trong thời đầu mà thôi.
Về lãnh đạo cách mạng, luận cương viết: "điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng
ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng có kỷ luật tập trung,
mật thiết liên lạc với quần chúng, từng trải qua tranh đấu mà trưởng thành" . Nghĩa là giai cấp công
nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản.
Về phương pháp tiến hành cách mạng vẫn là Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân thực
hiện bạo lực cách mạng để giành lấy chính quyền cho giai cấp công nông.
Đồng thời, Luận cương khẳng định cách mạng ở Đông Dương không tách rời với cách mạng
vô sản thế giới, là một trong những bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Đặc biệt là cách mạng ta
phải gắn bó mật thiệt với các phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, và trên hết
là phải tích cực gắn bó với giai cấp vô sản Pháp.
Như vậy, Luận cương đã xác định đúng đắn nhiều vấn đề cơ bản mang tính chiến lược và
sách lược của cách mạng Đông Dương và có nhiều điểm thống nhất so với Chánh cương vắn tắt và
Sách lược vắn tắt đã được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng vào tháng 2/1930. Đó là đã nêu rõ
được hình thức và phương pháp đấu tranh, xác định đúng mối quan hệ giữa cách mạng ở Đông Dương
và cách mạng thế giới.
Tuy nhiên, Luận cương tháng 10/1930 vẫn còn  một số mặt hạn chế. Luận cương xác phạm
vi đấu tranh là toàn Đông Dương. Luận cương đã không xác định rõ ràng mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu
của xã hội Việt Nam ta lúc bấy giờ với đặc thù là một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến làm cho
đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam bên cạnh những đặc điểm chung so với giai cấp công nhân
thế giới còn có những đặc điểm riêng mang yếu tố lịch sử của mình. Mặt khác, Luận cương lại coi vấn
đề ruộng đất là cái cốt lõi của cách mạng, đặt nặng tư tưởng giai cấp lên trên nhiệm vụ giải phóng dân
tộc. Do đó dẫn đến việc xác định lực lượng tham gia cách mạng chưa phù hợp với tình hình nước ta
lúc bấy giờ, lực lượng ấy chưa quy tụ và tận dụng tối đa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Nguyên nhân của những hạn chế trên được nhận định do nhận thức thực tiễn của những
người lãnh đạo còn hạn chế trong cách mạng nước ta lúc bấy giờ, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi
khuynh hướng “tả”, một chiều, cứng nhắc của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng sản đang tồn
tại trong thời gian đó.
Tổng kết thì so với Luận cương tháng 2/1930, Luận cương tháng 10/1930 vẫn còn tồn tại
những mặt hạn chế cần phải được khắc phục để đưa cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi cuối cùng.
Đó là phải giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc, giữ hai nhiệm vụ là giải
phóng dân tộc với cách mạng ruộng đất; vấn đề lực lượng tham gia cách mạng và phạm vi thực hiện
cách mạng.

You might also like