You are on page 1of 102

vnd

#5116
những-điều-cần-biết-về-crypto
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #những-điều-cần-


biết-về-crypto!
Đây là sự khởi đầu của kênh #những-điều-cần-biết-về-crypto.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021


CRYPTOCURRENCY LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN BIẾT VỀ
CRYPTOCURRENCY
[15:03]
Ngày nay, cryptocurrency đã trở thành một hiện tượng toàn cầu được nhiều người biết đến. Dù
vẫn còn nhiều người, ngân hàng, chính phủ không hiểu và không chấp nhận; song, đã có nhiều tổ
chức, doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chúng. Và câu hỏi quan trọng đặt ra ở
đây là, cryptocurrency là gì? Những khái niệm xung quanh cryptocurrency nào chúng ta cần
biết? Và vì sao cryptocurrency lại dần được chấp nhận rộng rãi như thế?
[15:03]
Lịch sử phát triển của tiền tệ Để có thể trường tồn và vững mạnh theo thời gian, bất kỳ ai, bất
kỳ công cụ, nền tảng, bất kỳ quốc gia, nền kinh tế nào cũng cần trải qua quá trình phát triển dài
lâu. Tiền tệ cũng thế. Chúng đã phát triển qua nhiều giai đoạn và ngày càng trở nên thuận tiện
hơn cho người sở hữu và người sử dụng. Từ thời kì hoang sơ nhất cho đến nay, tiền tệ đã trải qua
7 giai đoạn phát triển. Bao gồm: Hàng đổi hàng (trâu bò đổi lấy heo gà vịt,…) Vật đổi hàng (vỏ
sò/vỏ ốc đổi lấy hàng tiêu dùng,…) Tiền vàng (dùng vàng để trao đổi hàng hóa) Tiền kim loại
(tiền xu) Tiền giấy, tiền polymer Tiền điện tử (ví điện tử, internetB@nking,…) Tiền mã hóa
(Bitcoin, Ethereum, XRP,…) có tên gọi quốc tế là cryptocurrency Dù trải qua 7 giai đoạn phát
triển cho đến nay, song không có nghĩa ở thời điểm hiện tại chúng ta đều đang sử dụng tiền mã
hóa. Tiền tệ hiện vẫn còn đang được lưu hành và sử dụng trên thế giới là tiền vàng, tiền kim loại,
tiền giấy, tiền điện tử. Và khi Blockchain ra đời với ứng dụng được biết đến nhiều nhất là
Bitcoin, tiền mã hóa đã được biết đến nhiều hơn, thịnh hành và trở thành xu hướng mới của thế
giới.
[15:04]
Blockchain là gì? Khi nhắc đến Blockchain, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là Bitcoin. Tuy
nhiên, Blockchain và Bitcoin là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hay nói đúng hơn,
Blockchain là công nghệ đằng sau Bitcoin và giúp cho những đồng cryptocurrency như Bitcoin
hoạt động. Định nghĩa của Blockchain, theo Don & Alex Tapscott – tác giả cuốn Blockchain
Revolution (2016) – đó là “Blockchain là một loại sổ cái kỹ thuật số lưu trữ các giao dịch kinh tế
không thể thay đổi, có thể được lập trình để lưu trữ không chỉ các giao dịch tài chính, mà còn là
hầu như tất cả mọi thứ có giá trị.” Diễn giải dễ hiểu hơn, Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số
(digital ledger), chứa danh sách các giao dịch tăng đều đặn được gọi là block. Mỗi block đều có
liên kết với block trước đó. Một khi block đã được đưa vào chain, nó sẽ không thể bị xóa bỏ. Từ
đó, chúng trở thành một phần của một cơ sở dữ liệu cố định chứa tất cả các giao dịch đã từng
diễn ra kể từ khi Blockchain vận hành. Và đó là câu chuyện đang diễn ra trên network Bitcoin.
Bitcoin cần có Blockchain để hoạt động. Song, Blockchain lại chẳng cần Bitcoin để có giá trị.
Tóm lại, Bitcoin chỉ là một trong những ứng dụng Blockchain phổ biến nhất, không thể thay thế
cho công nghệ Blockchain.
[15:04]
Cryptocurrency là gì? Theo lý thuyết, cryptocurrency (hay còn gọi là tiền mã hóa) dùng một hệ
thống cryptography (mã hóa) phức tạp để bảo mật và xác minh các giao dịch. Chúng được xây
dựng bằng mật mã toán học và các nguyên tắc kỹ thuật máy tính tiên tiến nhất. Điều này khiến
cấu trúc của chúng không thể bị phá vỡ. Do đó, các đơn vị giá trị của cryptocurrency được bảo
vệ khỏi các hình thức giả mạo hay gian lận. Về cơ bản, cryptocurrency được giới hạn trong các
cơ sở dữ liệu mà không ai có thể thay đổi nếu không có các điều kiện cụ thể được lập ra. Còn
trong thực tế, cryptocurrency được xem là phương tiện trao đổi giống như các loại tiền tệ do
chính phủ ban hành.
[15:04]

[15:04]
Phân biệt tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số và tiền ảo Tiền kỹ thuật số là viết tắt cho phương thức
số hóa các loại giao dịch tiền tệ. Ví dụ như thẻ điện thoại cũng là một dạng của tiền kỹ thuật số
hay Vinid được các thành viên Vingroup sử dụng thanh toán dịch vụ là một loại tiền kỹ thuật số.
Samsung Pay, VnPAY, Grap Pay, Timo,… là những nền tảng ứng dụng giúp giao dịch của
khách hàng trở nên thuận tiện hơn thông qua kỹ thuật số. Về bản chất, đây là những ứng dụng
công nghệ thông tin để thanh toán theo hình thức điện tử cho những giao dịch tài chính thông
thường.
[15:04]
[15:04]
Tiền mã hóa hay cryptocurrency đại diện cho loại tiền tệ mới, được sáng tạo dựa trên ứng dụng
công nghệ Blockchain. Nhiều người thường dùng từ tiền ảo để gọi Bitcoin, Ethereum hay
cryptocurrency nói chung. Song, tiền mã hóa khác hoàn toàn tiền ảo nên không thể dùng cụm từ
này được. Tính năng của cryptocurrency Ẩn danh Các giao dịch tiền mã hóa và tài khoản
người dùng đều không được kết nối với danh tính ngoài đời thực. Không thể đảo ngược Sau khi
xác nhận, giao dịch không thể bị đảo ngược. Dù bạn có là ai đi chăng nữa, nếu gửi tiền nhằm
mục đích lừa đảo hoặc trong trường hợp bị hacker tấn công, không có bất kỳ tổ chức nào đứng ra
hỗ trợ bạn lấy lại tiền cả.
[15:04]
Nhanh chóng và toàn cầu Giao dịch cryptocurrency được thực hiện gần như ngay lập tức trong
network và được xác nhận trong một vài phút. Vì chúng xảy ra trong một network máy tính toàn
cầu. Đo dó, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, chỉ sau vài phút bạn sẽ nhận được tiền. Bảo
mật Các quỹ cryptocurrency bị khóa trong một hệ thống private key công khai. Chỉ có chủ sở
hữu mới có thể mở và sử dụng chúng. Các ứng dụng của cryptocurrency Mua sắm, thanh toán
trực tuyến Hiện nay, chúng ta có thể sử dụng cryptocurrency (đặc biệt là Bitcoin) thanh toán cho
nhiều dịch vụ trong đời sống hằng ngày. Chẳng hạn như mua hàng trực tuyến, thanh toán tiền
khách sạn, vé máy bay, mua phần mềm, ứng dụng di động,… và thậm chí là thanh toán học phí.
[15:05]
Các loại cryptocurrency khác như Litecoin (LTC), Ripple (XRP), Ethereum (ETH),… hiện vẫn
chưa được chấp nhận rộng rãi bằng Bitcoin. Tuy nhiên, dọc theo quá trình phát triển của tiền mã
hóa, các Altcoin khác vẫn có rất nhiều cơ hội phát triển. Trên thực tế, đã có rất nhiều quốc gia, tổ
chức đã cho phép thanh toán bằng cryptocurrency. Chẳng hạn như Nhật Bản, Ủy ban Du lịch
Quốc gia Đức, trang thương mại điện tử khổng lồ Amazon,… Đầu tư Có rất nhiều người đã trở
thành triệu phú nhờ vào cryptocurrency. Đặc biệt là thời điểm Bitcoin tăng chóng mặt vào cuối
năm 2017. Do đó, nếu có hứng thú với cryptocurrency, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về các cách
đầu tư tiền mã hóa, đầu tư Bitcoin. Tuy nhiên, đầu tư nào cũng có rủi ro. Đối với thị trường
cryptocurrency, rủi ro sẽ càng lớn hơn nữa. Do đó, nếu đã quyết định đào sâu vào thị trường này,
Bitcoin rõ ràng vẫn là lựa chọn số một. Song, hãy cân nhắc chia trứng ra nhiều giỏ với những cái
tên Altcoin nổi bật.
[15:05]
Huy động vốn Nhiều công ty mới thành lập hiện đang sử dụng cryptocurrency để gọi vốn cho
các ý tưởng, dịch vụ và sản phẩm của họ. Thay vì sử dụng nguồn vốn truyền thống hoặc các
trang web gây quỹ thông thường, chủ dự án đang hướng đến sử dụng tiền mã hóa để kiếm vốn.
Trong đó, ICO, IEO là một trong những lựa chọn hàng đầu. Trade Ngoài vấn đề công nghệ,
phần lớn chúng ta đến với Bitcoin và tiền mã hoá để kiếm lời. Trade, mua thấp bán cao ăn chênh
lệch giá là những cách giúp bạn kiếm tiền từ cryptocurrency. Mining cryptocurrency (đào
cryptocurrency) Mining là phần quan trọng nhất của bất kỳ network cryptocurrency Proof of
Work nào. Và giống như giao dịch, mining cryptocurrency là một khoản đầu tư. Về cơ bản, các
miner (thợ đào) đang đóng góp sức mạnh tính toán của mình để giải quyết các bài toán phức tạp
nhằm xác nhận giao dịch và ghi lại nó trên Blockchain
[15:05]
Rất nhiều người đã trở nên giàu có bằng cách mining Bitcoin. Bạn có thể tạo ra lợi nhuận đáng
kể từ việc mining chỉ bằng một chiếc máy tính bàn, hoặc thậm chí là một chiếc máy tính xách tay
đủ mạnh.(đã chỉnh sửa)
[15:05]
Đánh giá cryptocurrency Ưu điểm Hoàn toàn ẩn danh Khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền của
ngân hàng, bạn buộc phải cung cấp mọi thông tin cho họ. Song, với cryptocurrency, tất cả thông
tin cá nhân của bạn là ẩn danh. Người khác chỉ có thể biết được địa chỉ ví (giống như tài khoản
ngân hàng), số dư, thời gian, lịch sử giao dịch của bạn. Họ không thể từ những thông tin đó truy
vấn ngược về thông tin cá nhân thực của bạn. Không bị kiểm soát bởi chính phủ Chính phủ
hoàn toàn có thể yêu cầu đóng băng tài khoản ngân hàng của bạn. Hoặc đảo ngược giao dịch của
đồng nội tệ bất cứ lúc nào. Còn với cryptocurrency điều đó là không thể, mọi thông tin của giao
dịch được lưu trữ trong hệ thống máy tính khắp nơi trên thế giới. Và điều này phụ thuộc phần lớn
vào đặc tính không thể sửa đổi của Blockchain. Ngoài ra, cyptocurrency còn là một phương tiện
trao đổi đáng tin cậy nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Ví dụ như
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hay Ngân hàng Trung ương châu Âu. Điều này sẽ tạo sức hấp dẫn đối
với những ai thường lo lắng về việc nới lỏng định lượng (ngân hàng in tiền bằng cách phát hành
trái phiếu) và các hình thức khác của chính sách tiền tệ. Khan hiếm, không bị lạm phát, làm
giả Phần lớn các đồng cryptocurrency đều có số lượng hữu hạn. Tổng cung Bitcoin chỉ có 21
triệu BTC. Điều này khiến đồng tiền mã hóa này có giá trị và khó bị lạm phát như tiền giấy, vì
không ai có thể tăng giảm số lượng này. Không riêng Bitcoin, hầu hết các loại cryptocurrency
đều có tính khan hiếm – mã nguồn quy định ngay từ đầu sẽ có bao nhiêu đơn vị được phát hành.
Do đó, cryptocurrency giống như kim loại quý, giúp chống lại lạm phát khi sử dụng tiền mặt.
[15:06]
Tốc độ giao dịch nhanh chóng Khi cần chuyển khoản một số tiền khá lớn giữa các ngân hàng
trong nước, bạn sẽ phải chờ khoảng vài tiếng hoặc thậm chí cả ngày để xác nhận giao dịch. Nếu
chuyển qua nước ngoài, quy trình này còn có thể kéo dài đến vài ngày. Trong khi đó, khi sử dụng
cryptocurrency, việc chuyển tiền xuyên quốc gia chỉ là câu chuyện của 15 – 20 phút, có lúc
nhanh thì chỉ vài phút. Tiết kiệm chi phí giao dịch Việc loại bỏ các trung gian xử lý thanh toán
đã giúp giao dịch cryptocurrency giảm thiểu được tối đa chi phí. Thông thường, khi chuyển tiền
qua các ngân hàng, bạn sẽ phải tốn một khoản phí. Nếu chuyển qua nước ngoài, mức phí này sẽ
khá cao. Đó là chưa kể bạn chỉ chuyển khoản một số tiền nhỏ. Đối với những khoản tiền lớn đến
hàng triệu USD, phí này sẽ bị “độn” lên chóng mặt. Song, với cryptocurrency, chi phí này gần
như bằng 0. Thậm chí, có rất nhiều đồng cryptocurrency đang hướng đến việc giao dịch không
mất phí. Mặt khác, việc loại bỏ trung gian này giúp các miner trở thành người xử lý thanh toán
thay thế. Họ sẽ nhận được thù lao thấp hơn 1% giá trị giao dịch. Quá hữu dụng so với mức phí
1.5% – 3% của thẻ tín dụng hay Pay Pal.
[15:06]
Hạn chế Bị lạm dụng vào các hoạt động phi pháp Lý do Bitcoin từ đầu bị phản đối kịch liệt cũng
đến từ vấn đề này. Đây là câu chuyện dài kỳ không hồi kết mà cryptocurrency gặp phải và gây
nhiều tranh cãi. Chính vì tính ẩn danh và không bị kiểm soát của chúng, rất nhiều loại hình tội
phạm đã sử dụng cryptocurrency để rửa tiền thông qua thị trường chợ đen. Nhiều giao dịch trực
tuyến thông qua thị trường chợ đen đã được thực hiện bằng Bitcoin và các loại cryptocurrency
khác. Trong đó, thị trường chợ đen Silk Road đặc biệt thường xuyên sử dụng Bitcoin để mua bán
ma tuý bất hợp pháp. Điều này cũng gây khó khăn cho chính phủ khi theo dõi hoạt động của tội
phạm. Song, cho đến nay, nhà sáng lập Silk Road đã bị bắt sau một thời gian điều tra khá lâu.
[15:06]
Trốn thuế Cryptocurrency không được nhiều quốc gia công nhận là một loại tiền tệ hợp pháp.
Do đó, loại hình tài sản mới này đã nằm ngoài phạm vi kiểm soát tài chính và thu hút các hoạt
động trốn thuế. Nhiều công ty đã thanh toán tiền lương cho nhân viên bằng Bitcoin hay các loại
cryptocurrency khác nhằm tránh nghĩa vụ đóng thuế thu nhập. Điều đó cũng phổ biến ở những
người bán hàng online.
[15:06]
Biến động giá cao Nhiều đồng cryptocurrency, thậm chí ngay cả Bitcoin, cũng dễ dàng bị thao
túng bởi những người có khả năng kiểm soát nguồn cung. Từ đó gây nên tình trạng biến động giá
trị cao. Chẳng hạn như vào đầu năm 2017, giá Bitcoin mới chỉ 1.000 USD. Song, cuối năm 2017,
giá trị của chúng đã tăng lên đến 20.000 USD. Song, ở thời điểm hiện tại (tháng 11/2019), đồng
tiền này đã giảm xuống mức 8.000 USD. Bên cạnh đó, chỉ có những đồng cryptocurrency phổ
biến với vốn hoá thị trường cao mới có thể quy đổi trực tiếp sang tiền mặt nhanh chóng. Còn
những đồng không được list trên sàn thì gần như không có tính thanh khoản.
[15:06]
Tính an toàn và bảo mật Nếu vội vàng tham gia thị trường cryptocurrency khi chưa có nhiều
kiến thức và kỹ năng, rủi ro mất tiền, mất dữ liệu là hoàn toàn có thể xảy ra. Các hacker luôn
chực chờ tìm kiếm những con mồi “nai tơ” và dùng nhiều thủ thuật để đánh cắp tiền của bạn.
Song, nếu biết cách bảo mật tốt, cryptocurrency vẫn có thể thay thế tiền mặt. Khó hoàn trả lại
Dù miner là người trung gian xử lý các giao dịch. Song, họ không có nghĩa vụ phân xử các tranh
chấp liên quan đến cryptocurrency. Đồng nghĩa, nếu bị lừa khi giao dịch online, sẽ không ai
đứng ra giải quyết giúp bạn. Ngược lại, các phương thức thanh toán truyền thống như VISA hay
Pay Pal có thể đứng ra giải quyết các vấn đề của khách hàng. Chính sách của họ sẽ xử lý được
các vấn đề gian lận.
[15:06]
Danh sách cryptocurrency phổ biến hiện nay Thị trường cryptocurrency luôn thay đổi mỗi
ngày. Ngày hôm qua, có thể bạn thấy đồng ABC đó đang đứng top 3. Song, ngày hôm sau, có
khả năng đồng tiền đó đã không còn bất kỳ giá trị nào. Điều này cũng khá hiếm xảy ra đối với
tình hình thị trường hiện tại. Bạn có thể kiểm tra biến động giá cryptocurrency và tìm hiểu về các
đồng tiền lớn tại nhiều trang web, công cụ xem giá Bitcoin phổ biến trong thị trường. Bạn có thể
tham khảo một số đồng cryptocurrency phổ biến, thuộc top 5 thị trường hiện nay như:
[15:07]
Bitcoin (BTC) Bitcoin là đồng tiền mã hóa đầu tiên có mặt trên thị trường cryptocurrency. Tuy
gọi là “đồng tiền”, song Bitcoin không tồn tại ở dạng tiền giấy giống như Dollar hay Euro mà nó
hiển thị trên hệ thống máy tính có mặt ở khắp thế giới, sử dụng phần mềm có thể xử lý các thuật
toán. Bitcoin sử dụng giao thức ngang hàng (peer-to-peer) cho tất cả các giao dịch. Đồng nghĩa,
giao dịch sẽ được thực hiện trực tiếp từ người gửi đến người nhận mà không phải qua bất cứ tổ
chức hay cá nhân trung gian nào. Ethereum (ETH) Giống như Bitcoin, Ether là tài sản số vô
danh (tương tự như chứng khoán, trái phiếu được phát hành). Cũng giống như tiền mặt, Ether
không cần đến bên thứ ba nào xử lý hay phê duyệt giao dịch. Song, thay vì hoạt động như một
đồng tiền số hay đơn vị thanh toán thông thường, Ether được xem như nhiên liệu, là gas cho các
ứng dụng phân quyền trên network. XRP XRP là một đồng cryptocurrency tồn tại trong network
Ripple. Đồng XRP được sử dụng để làm phí giao dịch và để chặn những giao dịch trái phép diễn
ra trong hệ thống. Tất cả những bên liên quan khi muốn cập nhật phương thức của sổ cái XRP
đều phải trả phí bằng XRP. Bitcoin Cash (BCH) Bitcoin Cash (BCH) là đồng coin hardfork từ
Bitcoin vào ngày 1/8/2017 với nhiều tính năng vượt trội hơn Bitcoin (BTC). Điểm đặc biệt chính
là ngay sau khi hard fork xảy ra, những ai sở hữu Bitcoin sẽ được thưởng Bitcoin Cash theo tỉ lệ
1:1. Dù được hình thành từ nguồn của Bitcoin nhưng Bitcoin Cash là một đồng coin riêng hoàn
toàn độc lập, được mua bán trao đổi như mọi đồng coin khác. Tether (USDT) Tether (USDT) là
tài sản cryptocurrency được phát hành trên Blockchain Bitcoin thông qua giao thức lớp Omni.
Mỗi đơn vị USDT được hỗ trợ bởi một dollar giữ trong dự trữ của Tether Limited và có thể được
mua lại qua nền tảng Tether.
[15:07]

[15:07]
Quy định cryptocurrency tại Việt Nam Tính đến tháng 5/2019, đã có khoảng 112/251 nước
chấp nhận Bitcoin. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thừa nhận và bảo vệ các giao dịch tiền mã
hoá, thậm chí cấm thanh toán bằng cryptocurrency. Nhiều ngân hàng đang áp dụng chính sách
chặn các giao dịch liên quan đến tiền mã hoá như nộp rút tiền, chuyển khoản, giao dịch thẻ. Do
đó, các dự án phát triển sàn giao dịch tiền mã hoá, xây dựng ứng dụng phân quyền sử dụng tiền
mã hoá, token vào thanh toán, dù đội ngũ phát triển là người Việt Nam nhưng đều đang đăng kí
hoạt động tại nước ngoài. Vì thế, nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực này cần được tiếp
tục nghiên cứu, đề xuất hướng hoàn thiện. Việt Nam vẫn nằm trong “vùng xám” về pháp lý
cryptocurrency, không cấm nhưng cũng chưa khuyến khích. Pháp lý cryptocurrency trên thế
giới Bitcoin ra đời vào năm 2009 và được dự đoán là một loại tiền tệ tiềm năng có khả năng thay
thế tiền pháp định. Phần đông các quốc gia đã ủng hộ chấp nhận và lưu hành cryptocurrency, đặc
biệt là Bitcoin. Trong khi đó, có một số nước khác không ủng hộ nhưng cũng không cấm và một
số ít cho rằng giao dịch tiền mã hóa là phạm pháp. Trước hết, ta hãy xem qua bản đồ pháp lý tiền
mã hóa bên dưới, được cập nhật mới nhất vào tháng 11/2019.
[15:07]
[15:07]
Xanh lá (Hợp pháp). Xanh lá nhạt (quy định chưa thật sự rõ ràng): 48% (tương đương 124/257
quốc gia) Vàng (hạn chế): 3% (10 quốc gia) Đỏ (không hợp pháp): 3% (7 quốc gia) Xám (Chưa
rõ): 45% (156 quốc gia) Đến tháng 11/2019, có 124/267 quốc gia ủng hộ và không có hạn chế
đáng kể về pháp lý cryptocurrency. Điều thú vị là, 45% quốc gia trên thế giới chưa có thông tin
hoặc giữ thái độ trung lập. Đây là một tiềm năng hoặc có thể là rủi ro đối với Bitcoin. Bởi các
nước này cuối cùng có thể hoặc củng cố hoặc đặt ra giới hạn về tiền mã hóa.
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
thuật-ngữ
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #thuật-ngữ!


Đây là sự khởi đầu của kênh #thuật-ngữ.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021


CÁC THUẬT NGỮ TRONG CRYPTO QUAN TRỌNG MÀ NGƯỜI MỚI CẦN PHẢI
BIẾT
[14:59]
Airdrop được xem là các thuật ngữ trong Crypto cần lưu ý Chiến dịch phân phát tiền điện tử cho
một nhóm người khi họ thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Rất nhiều dự án đã phát một lượng
lớn tiền điện tử có giá trị thông qua Airdrop. ASIC Những cỗ máy chuyên biệt dùng để khai thác
một vài loại coin nhất định ngoài ra không có tác dụng gì khác. Vì là cỗ máy chuyên biệt nên
thường có hiệu suất lợi nhuận cực kỳ cao; nhưng chúng cũng nhanh chóng bị đào thải bởi các cỗ
máy ASIC thế hệ tân tiến hơn. Address thuộc nhóm các thuật ngữ trong Crypto đáng quan tâm
Mỗi một loại tiền điện tử nếu muốn nhận được phải có một địa chỉ công khai để người khác có
thể chuyển tiền cho bạn. Có thể hiểu address trong tiền điện tử giống như số tài khoản ngân hàng
vậy. All-time-high và All-time-low Là giá tiền cao nhất và giá tiền thấp nhất trong lịch sử của
một loại coin. Điều này có ý nghĩa lịch sử vì nó chỉ ra coin đang ở đâu so với điểm cao và điểm
thấp nhất.
[14:59]
Altcoin thuộc nhóm các thuật ngữ trong Crypto quan trọng Tiền điện tử thay thế. Ý chỉ tất cả
những loại tiền điện tử không phải Bitcoin (kể cả token vẫn tính là altcoin) Automated Market
Maker (AMM) Hệ thống cung cấp thanh khoản cho các sàn giao dịch mà được thực hiện tự
động bởi các nhà cung cấp thanh khoản thông qua một sàn giao dịch phi tập trung. Bull Market
và Bear Market Thị trường đang trong đà tăng giá và ngược lại đang trong đà giảm giá. Nhà
đầu tư rất dễ kiếm lợi nhuận trong thị trường tăng giá (Bull Market) ngược lại rất dễ thua lỗ trong
thị trường giảm giá (Bear Market). Các từ như Bull, Bear, Bearish, Bullrish cũng có ý nghĩa
tương tự. Block chain Blockchain dùng để chỉ toàn bộ khối dữ liệu của một loại tiền điện tử ghi
chép toàn bộ những giao dịch đã diễn ra và địa chỉ tiền điện tử, private key của người dùng mà
chúng thường được gọi là sổ cái phân tán. Blocks Một khối dữ liệu trong Blockchain chứa các
giao dịch và có ràng buộc với các Blocks khác. Bạn có thể hình dung Blocks như một toa xe lửa
đang kết nối với các toa xe lửa khác bằng xích (chain). Tất cả các Blocks tạo thành một
Blockchain hoàn chỉnh.
[15:00]
Burn Chỉ việc một lượng coin hoặc token bị loại bỏ khỏi nguồn cung vĩnh viễn để giảm lạm
phát, đảm bảo giá trị cho những người nắm giữ tiền điện tử. Candlesticks Thường được gọi là
“nến” trong tiếng Việt, nó cung cấp các thông tin giá cả của một loại tiền điện tử trong khoảng
thời gian xác định. Cryptocurrency Đây chính là tiền điện tử trong tiếng Anh. Nó chỉ các loại
tiền tệ được tạo ra bằng cách mã hóa dữ liệu để bảo mật. Lưu ý là tiền điện tử có thể phi tập
trung hoặc không, thậm chí không sử dụng công nghệ Blockchain vẫn có thể được coi là tiền
điện tử nếu đáp ứng điều kiện. Coin và token Coin là chỉ loại tiền điện tử sở hữu Blockchain
riêng còn token thì phụ thuộc vào Blockchain của coin khác. Tuy nhiên một số Blockchain đồng
bộ coin của họ có tiêu chuẩn như token để dễ dàng trao đổi nội bộ.
[15:00]
Cool wallet và hot wallet Ví lạnh (cool wallet) chỉ những ví được bảo mật tuyệt đối, ngắt kết
nối mạng lưu trữ riêng để không ai có thể hack được, ngược lại ví nóng (hot wallet) là ví được
kết nối mạng để đáp ứng nhu cầu giao dich (hai thuật ngữ này được dùng trong các sàn giao
dịch) DDoS Attack Một cuộc tấn công bằng cách gửi một lượng lớn dữ liệu vô nghĩa hoặc độc
hại để làm tê liệt một hệ thống sàn giao dịch nhằm mục đích phá hoại hoặc đánh cắp tiền điện tử.
Distributed Ledger Sổ cái phân tán. Chỉ một lượng dữ liệu được nắm giữ bởi nhiều bên khác
nhau để đảm bảo độ chính xác. Công nghệ Blockchain là một công nghệ để tạo ra sổ cái phân
tán, nhưng sổ cái phân tán không nhất thiết được tạo ra bởi Blockchain. DeFi Tài chính phi tập
trung, chỉ các hoạt động tài chính như cho vay, gọi vốn, đầu tư sử dụng các hợp đồng thông minh
chạy trên các Blockchain Platform như Ethereum, EOS, DOT, NEO… Exchanges Sàn giao
dịch, đây là nơi các nhà giao dịch mua bán, trao đổi các loại tiền điện tử. Có hai loại sàn giao
dịch là sàn giao dịch tập trung và sàn giao dịch phi tập trung.
[15:00]
Fiat Currencies Tiền pháp định. Đây là loại tiền tệ do chính phủ các nước tạo ra như VNĐ,
USD, EURO…Sở dĩ phải có khái niệm này để phân biệt với tiền điện tử và trao đổi lẫn nhau.
FOMO và FUD Đây là hai thuật ngữ trái ngược nhau, FOMO là chỉ tâm lý sợ hãi bỏ qua lợi
nhuận khi một coin đang tăng giá nhanh chóng, còn FUD là tâm lý hoảng loạn cho rằng thị
trường sắp giảm giá mạnh. Fork và Hard Fork và Soft Fork Fork là thuật ngữ chỉ việc thay đổi
giao thức hoặc quy tắc của một loại tiền điện tử mà nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới tiền điện tử đó,
Hard Fork là các Fork lớn khiến chuỗi khối cũ không tương thích với chuỗi khối mới, bắt buộc
phải chia đôi chuỗi Blockchain nếu không được tất cả mọi người dùng đồng ý khiến nó tạo ra
một loại tiền điện tử mới. Bitcoin Cash, Ethereum Classic là các loại tiền được Hard Fork ra từ
Bitcoin và Ethereum theo kiểu này. Soft Fork thì có thể tương thích với các chuỗi khối cũ nên sẽ
không phân chia ra loại tiền điện tử mới. Faucet Một hệ thống tự động trả thưởng coin cho
người dùng thực hiện một số nhiệm vụ nhất định. Thường là một cách phân phối coin khi dự án
mới được thực hiện.
[15:01]
ICO (Initial Coin Offering) Mở bán tiền điện tử ban đầu. Đây là một hình thức gọi vốn phổ
biến trong lĩnh vực tiền điện tử. Trong đó chủ dự án sẽ bán một phần tiền điện tử do họ phát
minh ra để thu lợi nhuận bằng một số các loại tiền điện tử phổ biến như Bitcoin, ETH,
USDT…Đầu tư bằng hình thức này khá rủi ro bởi vì nó không được ai đảm bảo rủi ro và không
được pháp luật thừa nhận, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bị lừa hết số vốn đã đầu tư. IEO (Initial
Exchange Offering) Tương tự như ICO nhưng nó được liên kết với các sàn giao dịch để đảm
bảo tính thành công của dự án vì chắc chắn dự án được liệt kê tiền điện tử của họ lên sàn giao
dịch. IEO ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của sàn giao dịch nên thường được họ sàng lọc kỹ, tuy
nhiên không phải dự án IEO nào cũng thành công và có lợi nhuận. STO(Security Token
Offering) Đây là hình thức kêu gọi vốn được sự cho phép của các thể chế tài chính hay chính
phủ nơi dự án được tạo ra. Đây được xem là hình thức gọi vốn đảm bảo nhất. IDO (Initial DEX
Offering) Hình thức gọi vốn và liệt kê tiền điện tử trong các sàn giao dịch phi tập trung, hiện tại
IDO đang là trend gọi vốn của năm nay do tính tiện lợi của nó. KYC (Know your customer)
Đây là quy trình xác thực thông tin khách hàng để tránh việc rửa tiền của tội phạm. Thường thì
KYC yêu cầu thẻ căn cước công dân hay các loại thẻ khác có thông tin cá nhân, sao kê ngân
hàng, nhận diện khuôn mặt…KYC có rủi ro mất dữ liệu cá nhân, bạn chỉ nên KYC đối với
những sàn giao dịch có thể tin tưởng.
[15:01]
Market Cap Tổng vốn hóa của một loại tiền điện tử, tính bằng giá của coin nhân với số lượng
coin. Đây là thông tin quan trọng để xếp hạng coin. Circulating Supply Nguồn cung hiện tại
trên thị trường, chỉ số coin của một loại tiền điện điện tử đang có trong thị trường. Max Supply
Số lượng coin có thể đạt đến tối đa của một loại tiền điện tử (như Bitcoin là 21 triệu) Total
Supply Tổng số lượng coin đã được tạo, kể cả việc nó có lưu hành hay không trừ đi số coin đã bị
đốt. Mining Chỉ hành động “đào” tiền điện tử. Thường là dùng một số máy móc đặc biệt để giải
các thuật toán để xác thực giao dịch nhằm nhận được phần thưởng tiền điện tử.Đây là cách khai
thác của tiền điện tử sử dụng thuật toán POW.
[15:01]
Staking Chỉ việc khóa một lượng tiền điện tử trong chuỗi để đảm bảo việc vận hành Blockchain,
xác thực giao dịch và người staking sẽ nhận được phần thưởng tiền điện tử, đây là cách khai thác
của tiền điện tử sử dụng POS. To the moon Một cụm từ chỉ việc một coin sẽ tăng giá trị cực
mạnh trong tương lai, nhưng tăng giá một cách tích cực chứ không phải tạm thời. POW Thuật
toán đồng thuận bằng chứng công việc, trong đó các người đào coin phải chứng minh việc họ đã
giải mã thuật toán để nhận được phần thưởng. POS Thuật toán đồng thuận bằng chứng cổ phần,
trong đó các người staking coin phải khóa một lượng coin nhất định và cung cấp cơ sở hạ tầng để
xác thực giao dịch nhằm nhận được phần thưởng. Ngoài ra còn nhiều thuật toán đồng thuận khác
nhưng ít phổ biến hơn. Private Key Khóa cá nhân, đây giống như là mật mã để chứa tiền điện tử
của nhà đầu tư, nó thường có độ dài 256 bit. ROI Tỷ lệ lợi nhuận so với giá cả ban đầu khi mở
bán của tiền điện tử đó. Mặc dù ROI có nghĩa rộng hơn nhưng trong lĩnh vực tiền điện tử thì ý
nghĩa của nó là vậy.
[15:02]
Short Bán khống một loại tiền điện tử, bạn sẽ kiếm lợi nhuận khi coin đó giảm giá. Long Mua
khống một loại tiền điện tử, bạn sẽ kiếm lợi nhuận khi coin đó tăng giá. Genesis Block Khối
Block nguyên thủy để tạo ra các Block tiếp theo trong Blockchain. Đây là chuỗi khối đặc biệt có
ý nghĩa tâm linh với mọi loại tiền điện tử. Tiền điện tử gửi trong khối genesis sẽ không bao giờ
có thể rút ra được. Hold và Hodl Đây là hai thuật ngữ có ý nghĩa giống nhau; nó chỉ việc nắm
giữ một coin dài hạn bất kể biến động của thị trường. Halving Chỉ việc một giảm một nửa số
lượng coin phát hành trong khối mới. Cứ 4 năm Bitcoin sẽ Halving một lần, đây là sự kiện lớn
của lĩnh vực tiền điện tử.
[15:02]
Hash Chỉ một chuỗi ký tự trông như ngẫu nhiên do được trộn lẫn bởi một thuật toán mã hóa dữ
liệu gốc để không ai có thể biết dữ liệu đó mà không có mật mã riêng. Đây là cơ sở bảo mật của
mọi loại tiền điện tử. Hashpower/Hashrate Công suất tạo Hash của một hệ thống đào tiền điện
tử. Đây là một chỉ số rất quan trọng vì nó tỷ lệ thuận với số lượng coin bạn có thể đào được.
Whale Chỉ những nhà đầu tư có vốn cực lớn; thường thì từ vài chục triệu tới vài trăm triệu USD
có khả năng thao túng thị trường. White Paper Văn bản giới thiệu của một loại tiền điện tử;
cung cấp chi tiết về dự án cũng như thông tin kỹ thuật của loại tiền điện tử đó. Không nhất thiết
văn bản này phải gọi là White Paper, đây là cách gọi do Satoshi Nakamoto khởi xướng.
vnd
#5116
trade-coin-cơ-bản
Tìm kiếm

Khải Bầu Trời — 17/07/2021


HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ Hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm chính yếu cần phải được
hiểu rõ khi giao dịch với biểu đồ tiền điện tử vì chúng là một trong những yếu tố được xem xét
và sử dụng thường xuyên nhất. Những dao động của thị trường theo thời gian sẽ hình thành nên
những vùng giá mà tại đó thường giá sẽ giảm và được gọi là các mức kháng cự (resistance),
ngược lại những vùng giá mà tại đó thường khiến giá bật tăng và được gọi là các mức hỗ trợ
(support). Khi giá liên tục tăng trở lại một mức nào đó, mà không thể vượt qua nó, thì mức kháng
cự đó sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn. Ngược lại, khi giá giảm liên tục xuống một mức nào đó
nhưng không thể nào phá xuống được, thì mức hỗ trợ đó sẽ càng mạnh mẽ hơn.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021

[11:38]
Hỗ trợ và Kháng cự trên biểu đồ giá BTC – Tradingview.com Khi giá đi qua được những khu
vực này, nó cần có một sự đột phá, để rồi sau đó tìm thấy mức kháng cự hoặc hỗ trợ tiếp theo
bên trên hoặc bên dưới nó. Nếu bạn biết cách xác định những vùng hỗ trợ và kháng cự như thế
này, điều đó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên xu hướng của thị trường.
[11:38]
FIBONACCI Các mức Fibonacci thoái lui cũng được xem là một “vũ khí” quan trọng trong
“kho vũ khí” của những trader tiền điện tử. Công cụ này hoạt động dựa trên khám phá của nhà
toán học người Ý Leonardo Fibonacci. Khi ông khám phá ra một chuỗi số đơn giản nhưng cấu
thành một tỷ lệ tự nhiên của nhiều sự vật hiện tượng trong vũ trụ. Một loạt các con số cho ra các
tỷ lệ tương ứng (0.236, 0.382, 0.500, 0.618, 0.764) có thể được áp dụng lên đồ thị tiền điện tử để
xác định các mức thoái lui. Chính các mức này sẽ được sử dụng để dự đoán các khu vực hỗ trợ
và kháng cự. Các mức thoái lui Fibonacci hoạt động dựa trên lý thuyết rằng, trong một xu hướng
lớn đang vận động, giá sẽ thoái lui một phần trở về mức giá trước đó rồi tiếp tục xu hướng chính
ban đầu.(đã chỉnh sửa)
[11:39]

[11:41]
CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT KHÁC Bên cạnh đường trung bình động và các mức Fibo, còn có
một số chỉ báo kỹ thuật khác có thể được áp dụng lên biểu đồ giá Bitcoin để phân tích kỹ thuật.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI CHỈ BÁO KỸ THUẬT RSI – RSI là chỉ số sức mạnh tương
đối (viết tắt của Relative Strength Index), là thước đo xem biến động của tài sản có đang quá bán
hay là quá mua hay không. Như tên gọi, nó được các trader sử dụng để đo lường sức mạnh của
thị trường. Chỉ báo này thường được bật nằm bên dưới biểu đồ, và được chia tỷ lệ từ 1 đến 100.
Chỉ số RSI dưới 30 cho thấy tình trạng quá bán, và trên 70 cho thấy tình trạng quá mua.
[11:41]
MACD – MACD là đường phân kỳ hội tự trung bình động (viết tắt của Moving Average
Convergence Divergence), cũng là một công cụ yêu thích của nhiều traders. Nó là sự kết hợp của
một số đường trung bình động để dễ nhìn ra những khác biệt nhằm nhận diện xu hướng chính
xác hơn. Ngoài ra chỉ báo này còn đi kèm với Histogram thể hiện mức độ biến động nhanh và
chậm của đường trung bình động. Stochastic – Stochastic là một chỉ báo dao động dùng để đo
lường mức độ thay đổi giữa các mức giá trong một chu kỳ nhất định, nhằm dự đoán sự tiếp diễn
của xu hướng hiện tại. Nó cũng được sử dụng để biết liệu một đồng tiền điện tử có đang bị bán
quá mức hay được mua quá mức. Parabol SAR – Parabol SAR hay Parabolic Stop and
Reverse, là một chỉ báo thể hiện trên biểu đồ là những dấu chấm nằm bên trên hoặc bên dưới
những cây nến, thể hiện khả năng đảo chiều của chuyển động giá và dự báo sự kết thúc của một
xu hướng. Bollinger Bands – Công cụ này đo lường sự biến động của thị trường. Khi giá đi
ngang thì đường trên và đường dưới của Bollinger Bands đi ngang và nằm gần nhau. Khi giá
pump (bật tăng mạnh) hay dump (rớt mạnh) thì đường trên và đường dưới sẽ của Bollinger
Bands sẽ di chuyển cách xa nhau. Hai đường trên dưới này cũng đóng vai trò là mức kháng cự và
hỗ trợ. Ứng dụng của báo kỹ thuật trong biểu đồ phân tích kỹ thuật Những chỉ báo kỹ thuật
hay còn gọi là Indicator nhìn chung khá phong phú và đa dạng. Có indicator xác định xu hướng,
có indicator dự báo đảo chiều. Ngoài ra còn có vô số các chỉ báo khác như là Ichimoku Kinko
Hyo (IKH), Chỉ số định hướng trung bình (ADX) và Dao động Chaikin…tuy nhiên chúng nằm
ngoài phạm vi của hướng dẫn cơ bản này.(đã chỉnh sửa)
[11:42]
Cũng có những chỉ báo khác dành riêng cho Bitcoin như là như khối lượng giao dịch và thanh
khoản, Hash Ribbons, Puell Multiple, Dynamic Range NVT Signal, Metcalfe’s law, UTXO
metrics, và BTC Energy Value Oscillator (bộ dao động giá trị năng lượng BTC). Tuy nhiên,
chúng ra khỏi mức độ sử dụng cơ bản khi đọc biểu đồ, và chúng thuộc về phạm trù phân tích số
liệu trên chuỗi (on-chain).

Khải Bầu Trời — 17/07/2021


BIỂU ĐỒ HÌNH NẾN Bạn khó có thể phân tích giá Bitcoin mà không xem qua biểu đồ nến
Bitcoin. Biết cách đọc biểu đồ nến Nhật Bản là một lợi thế lớn. Mỗi cây nến được sử dụng để mô
tả hành vi giá trong khung thời gian nhất định. Những cây nến được tạo thành bằng cách sử dụng
các thông tin của giá mở cửa (open), giá cao nhất (high), giá thấp nhất (low), giá đóng cửa
(close) trong khung thời gian được lựa chọn. (OHLC). Phần được tô đậm được gọi là thân nến,
và phần mở rộng hai bên của thân nến được gọi đuôi nến, hay râu nến. Có nhiều mô hình và tín
hiệu khác nhau mà biểu đồ nến sẽ thông báo cho chúng ta biết. Có thể sử dụng chung với những
chỉ báo đã nêu trên, để xác định được xu hướng giá sao cho tốt nhất. Infographic dưới đây sẽ
hướng dẫn bạn cách xem biểu đồ nến và phân tích biểu đồ nến bằng một số mô hình phổ biến:
[11:50]

[11:51]
KHUNG THỜI GIAN Khung thời gian là một khía cạnh rất quan trọng trong việc đọc biểu đồ
tiền điện tử. Một biểu đồ giá có thể chụp lại thời khắc của thị trường trong nhiều khung thời gian
khác nhau với một loạt các thay đổi từ những chỉ báo kỹ thuật đi kèm. Thế nên, phân tích kỹ
thuật sử dụng đa khung thời gian là một điều rất quan trọng. Các phần mềm hay dịch vụ cung
cấp biểu đồ thường sẽ cho phép hiển thị biểu đồ trong khung thời gian từ 1 giây cho đến một
tháng. Bạn quyết định sử dụng khung thời gian nào sẽ phụ thuộc vào việc bạn xác định mình là
loại trader nào. Những traders muốn tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng (hay những Scalpers) sẽ
giao dịch trên các khung thời gian ngắn đến một phút thậm chí còn ít hơn. Trong các traders giao
dịch trong ngày (hay day traders) thì thường sử dụng biểu đồ khung 15 phút, một giờ và 4 giờ.
Những traders dài hạn hay các holders thì sẽ chỉ thích sử dụng biểu đồ khung ngày, tuần và
tháng. Đọc biểu đồ giá trên đa khung thời gian sẽ cho bạn một cái nhìn rõ hơn về bức tranh lớn
của thị trường và xu hướng chung bao trùm. Đừng quên rằng “Xu hướng là bạn!”.
[11:51]
[11:54]
CÁC MÔ HÌNH GIÁ TRONG THỊ TRƯỜNG TIỀN ĐIỆN TỬ Các mô hình giá thường hay
xuất hiện trong các biểu đồ tiền điện tử sẽ gợi ý cho bạn những biến động giá trong tương lai một
cách dễ dàng hơn. Những mô hình này có thể giúp bạn xác định sự đảo ngược xu hướng, tiếp
diễn xu hướng, hay động lượng tăng hoặc giảm của thị trường.
[11:54]
Mô hình trade coin vai đầu vai (Head and Shouder) Mô hình trade coin này thường xuất hiện
ở giai đoạn cuối của 1 xu hướng. Đây là mô hình đảo chiều trong 1 xu hướng trước đó. Ví dụ:
“Trước đó là 1 xu hướng đang giảm, xuất hiện mô hình vai đầu vai ngược, thì xu hướng tiếp theo
sau đó sẽ có khả năng là mô hình đảo chiều đi lên. Hoặc xu hướng trước đó đang tăng và bắt gặp
mô hình vai đầu vai thuận, tiếp theo sau đó giá sẽ có khả năng giảm”. Vai đầu vai thuận Hình
ảnh mô phỏng mô hình vai đầu vai thuận:
[11:54]

[11:55]
Mô hình này yêu cầu các pha thời gian cần phải tương đồng nhau. Khoảng thời gian hình thành
vai trái và khoảng thời gian hình thành vai phải phải gần tương đồng với nhau. Tất nhiên là nó
không thể bằng nhau chính xác 100%, nhưng không được quá chênh lệch. Vì chênh lệch nhiều
thì mô hình sẽ không còn chính xác nữa. Trong mô hình này, sẽ có 1 đường cổ (Neckline) màu
đỏ. Trước khi mô hình vai đầu vai hình thành thì đường neckline này đóng vai trò là hỗ trợ. Mức
hỗ trợ này khá vững, vì nó đi qua 2 đáy. Thời điểm này ta cần chờ đợi hỗ trợ bị phá vỡ, khi giá
breakout ra khỏi khu vực đấy sẽ đảo chiều đi xuống và hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự.
[11:55]
Vai đầu vai ngược
[11:55]

[11:55]
Tương tự với mô hình vai đầu vai thuận. Mô hình này cũng yêu cầu các pha thời gian cần phải
tương đồng nhau. Khoảng thời gian hình thành vai trái và khoảng thời gian hình thành vai phải
phải gần tương đồng với nhau. Bên cạnh đó, nó cũng có 1 đường cổ (Neckline) màu đỏ. Trước
khi mô hình vai đầu vai hình thành thì đường neckline này đóng vai trò là kháng cự và kháng cự
này cũng khá vững, vì nó đi qua 2 đỉnh. Lúc này ta cần chờ đợi kháng cự bị phá vỡ, khi giá
breakout ra khỏi khu vực đấy sẽ đảo chiều đi lên. Lúc này kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ. Khi giá
quay lại test vùng hỗ trợ, chúng ta sẽ đặt lệnh mua (buy) ở đây. Và lợi nhuận (Profit) mục tiêu
được tính từ điểm mô hình breakout tính lên 1 đoạn bằng với đoạn đó từ cổ đến đỉnh đầu của mô
hình, có thể canh chốt lời (tham khảo hình minh họa).
[11:55]
Mô hình trade coin tam giác (Triangle) Trong mô hình tam giác, chúng ta sẽ có 3 loại mô hình
khác nhau. Mỗi mô hình sẽ có ý nghĩa riêng nhưng mang hình dáng tương đối giống nhau.(đã
chỉnh sửa)
[11:55]
[11:56]
Mô hình tam giác tăng (Ascending Triangle) Trong hình mô phỏng ở trên, ở hình thứ nhất trên
cùng sẽ thấy có góc vuông nằm phía trên, các đỉnh của giá gần như là đi ngang, các đáy càng lúc
càng tăng lên. Lúc này lực mua (buy) đẩy giá đi lên, trong khi lực bán (sell) không đẩy nổi giá đi
xuống. Ở mô hình này, thông thường giá sẽ breakout và đi lên. Mô hình tam giác giảm
(Descending Triangle) Ở hình mô phỏng thứ 2 sẽ thấy nó ngược lại với mô hình tam giác tăng,
mô hình tam giác giảm có góc vuông nằm phía dưới. Lúc này các đáy của giá gần như là đi
ngang, các đỉnh của giá càng lúc càng thấp. Điều này cho thấy là lực mua (buy) không đủ mạnh
bằng lực bán (sell). Cho đến khi giá bị breakout khỏi mô hình, thì giá sẽ theo xu hướng đi xuống.
Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle) Trong hình mô phỏng thứ 3 sẽ thấy các đỉnh
của giá đang thấp dần, các đáy của giá thì đang tăng dần. Điều này thể hiện rằng lượt bán (sell)
càng ngày càng mạnh, lực mua (buy) thì càng lúc cũng càng tăng mạnh, sự giằng co giữa 2 lựa
mua bán càng lúc càng mạnh mẽ hơn. Khi đó giá breakout ở phía nào trước thì bên đó sẽ chiếm
ưu thế hơn.(đã chỉnh sửa)
[11:56]
Mô hình chữ nhật (Retangle)
[11:56]

[11:56]
Mô hình chữ nhật cũng có 2 loại: Mô hình chữ nhật tăng giá và mô hình chữ nhật giảm giá. Các
bạn xem hình để ý 2 đường song song đại diện cho 2 đường Hỗ trợ và Kháng cự. Mô hình này
chúng ta cũng chờ đợi giá breakout, khi giá break sẽ đi thêm 1 đoạn ít nhất bằng chiều cao của
hình chữ nhật. Đây là khoảng giá mà tối thiểu giá có thể đi được, thông thường thì nó sẽ đi xa
hơn.
[11:56]
Mô hình cây cờ (Flag) Với mô hình cây cờ này chúng ta cũng có 2 loại: Mô hình cờ tăng và mô
hình cờ giảm. Mô hình cờ tăng (Bullish Flag)
[11:57]

[11:57]
Với mô hình cờ tăng giá này, các bạn xem hình sẽ thấy được rằng là ở trước đó là xu hướng đang
tăng rất mạnh (ở đây thường xảy ra có thể là do có 1 tin tốt nào đó thúc đẩy, làm giá phi rất
nhanh), ngay sau đó giá đi ngang. Điều này hình thành lá cờ chữ nhật và có đường xu hướng
giảm xuống (đây là giai đoạn các nhà đầu tư nghỉ ngơi, chốt lời, hoặc có 1 số người bảo rằng đây
là giai đoạn tích tụ năng lượng) sau khi tăng đã trớn. Sau khi giá breakout lá cờ đi lên, giá sẽ tăng
lên 1 đoạn bằng với thân cây cờ.
[11:57]
Mô hình cờ giảm (Bearish Flag)
[11:57]

[11:57]
Ngược lại với mô hình cờ tăng, mô hình cờ giảm giá này các bạn sẽ thấy trong hình là trước đó
có 1 xu hướng giảm giá mạnh, sau đó hình thành mô hình lá cờ chữ nhật với 2 đường xu hướng
giảm. Nếu giá breakout lá cờ đi xuống, giá sẽ giảm xuống 1 đoạn cũng bằng với thân cờ.
[11:57]
Mô hình cốc và tay cầm (Cup and Handle)
[11:57]

[11:57]
Đây là mô hình có hình dạng giống cái cốc và tay cầm nên nó được gọi như thế. Trong thực tế
thì mô hình này rất khó nhận biết được, phụ thuộc vào vị trí tương đối khi chúng ta zoom chart
lên xem. Để xác định được điểm vào lệnh, bạn có thể kết hợp với Fibonacci, kéo từ đáy cốc đến
đỉnh cốc, điểm vào lệnh nằm ở khu vực Fibonacci 0.618 và 0.5 ở tay cầm. Nếu bạn chưa biết
cách sử dụng Fibonacci, mình sẽ làm 1 bài hướng dẫn sau. Giá mục tiêu khi breakout khỏi tay
cầm bằng với chiều cao của cốc.
[11:58]
MÔ HÌNH CÁI NÊM (WEDGE) Nhìn vào hình mô phỏng, chúng ta sẽ thấy mô hình cái nêm
này gần giống với mô hình tam giác. Tuy nhiên nó khác mô hình tam giác đó là cả 2 cạnh đều
hướng lên hoặc 2 cạnh đều hướng xuống. Và nó cũng có 2 loại: Mô hình giá nêm tăng và mô
hình giá nêm giảm.(đã chỉnh sửa)
[11:59]
Mô hình giá nêm tăng
[11:59]

[11:59]
Như hình các bạn thấy 2 cạnh đều hướng lên thể hiện lực mua (buy) đang chiếm ưu thế, lực bán
(sell) yếu hơn. Lúc này giá càng lúc càng được đẩy lên nhưng không nhiều, có 1 mức kháng cự
để giữ giá lại. Cho đến khi có 1 người hoặc 1 nhóm nào đó mạnh hơn và áp đảo phe mua (buy)
thì giá bị breakout hướng xuống.
[11:59]
Mô hình giá nêm giảm
[11:59]

[11:59]
Ngược lại với mô hình giá nêm tăng, các bạn để ý trong hình sẽ thấy mô hình giá nêm giảm có 2
cạnh đều hướng xuống, phe bán (sell) lúc này đang chiếm ưu thế rất mạnh, phe mua (buy) vẫn
giữ được giá ở 1 mức hỗ trợ. Dù phe bán (sell) đang chiếm ưu thế, tuy nhiên nếu có 1 người nào
đó hoặc 1 nhóm nào đó mạnh hơn và áp đảo lại và bứt phá hơn phe bán (sell) thì sau đó giá sẽ đi
lên.
[12:00]
Mô hình 2 đỉnh 2 đáy (Double Top – Bottom)
[12:00]

[12:00]
Mô hình 2 đỉnh 2 đáy đóng vai trò là mô hình đảo chiều. Trước đó có 1 xu thế giá uptrend hoặc
dowtrend rất dài và mô hình 2 đỉnh hoặc 2 đáy hình thành thì khả năng mô hình này thành công
rất cao. Mô hình trade coin 2 đỉnh (Double Top) Các bạn xem hình ảnh phía trên ở mô hình 2
đỉnh, thì mô hình này có 2 đỉnh gần bằng nhau, không được chênh lệch nhiều. Giá mục tiêu tối
thiểu sau khi break bằng chiều cao của mô hình. Mô hình trade coin 2 đáy (Double Bottom)
Tương tự mô hình 2 đỉnh, ta cũng có: 2 đáy gần bằng nhau, không chênh lệch quá nhiều. Giá
mục tiêu cũng tương tự mô hình 2 đỉnh, tối thiểu sau khi break bằng chiều cao của mô hình.
[12:00]
Mô hình 3 đỉnh 3 đáy (Triple Top – Bottom)
[12:00]
[12:00]
Mô hình này cũng tương tự mô hình 2 đỉnh 2 đáy phía trên thôi, tuy nhiên nó có thêm 1 đỉnh
hoặc 1 đáy nữa. Giá mục tiêu sau khi breakout tối thiểu cũng bằng chiều cao của mô hình.
[12:01]
Mô hình 1-2-3 Tại mô hình 1-2-3 này cũng có 2 loại, tôi sẽ chia thành mô hình 1-2-3 mua và mô
hình 1-2-3 bán để bạn dễ hiểu:
[12:01]

[12:01]
Mô hình 1-2-3 mua (1-2-3 buy) Các bạn xem hình bên trái, ở mô hình này gần giống với mô
hình 2 đáy. Bạn thấy trước đó là xu hướng đi xuống và hình thành nên 2 đáy, tuy nhiên ở đây thì
đáy sau cao hơn đáy trước, sau đó ta chờ đợi giá break ra khỏi vị trí số 2 thì sẽ mua (buy) và
thông thường giá sẽ đi lên. Mô hình 1-2-3 bán (1-2-3 sell) Các bạn xem hình bên phải, ở mô
hình này gần giống với mô hình 2 đỉnh. Trước đó bạn thấy là xu hướng đang tăng và hình thành
2 đỉnh, tuy nhiên đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, chờ đợi giá break khỏi khu vực vị trí số 2, thì ta
tiến hành bán (sell) vì thông thường sau đó giá sẽ đi xuống.(đã chỉnh sửa)
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
stoploss-sao-cho-dung
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #stoploss-sao-cho-


dung!
Đây là sự khởi đầu của kênh #stoploss-sao-cho-dung.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021


HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẶT TARGET CẮT LỖ (STOP LOSS - SL) VÀ CHỐT LỜI
(TAKE PROFIT - TP) THEO PHONG CÁCH PHỐ WALL - Có rất nhiều anh em chọn
được 1 đồng Coin tốt, 1 vị thế tốt, vào được 1 giá tốt nhưng lại rất luống cuống trong việc đặt
target SL/TP. - Do vậy mình viết bài này để chia sẻ cho các anh em 1 công thức đặt target mà

giới tài chính phố Wall rất ưa chuộng. Công Thức: Risk:Reward - 1:3 Nghĩa là: Rủi ro

1 - Lợi ích 3 1. Demo vận dụng với vốn 10.000$: Khi áp dụng tỷ lệ 1:3 cho thị trường
Crypto, thì ta đặt như sau: - Cắt lỗ khi -30% tổng vốn = -3000$ - Chốt lời khi +90% tổng vốn =
+9000$ Bằng cách này, thì trong quá trình tham gia thị trường, bạn vẫn có thể sai 2/3 lần mà vẫn

kiếm được lợi nhuận. 2. Vậy khi đạt target +90% rồi nhưng vẫn muốn gồng lãi tiếp thì làm
thế nào? - Thường đa phần anh em sẽ giữ khái niệm đã lãi 9000$ thì cứ theo, quá lắm thì cháy
9000$, huề vốn cũng chả sao! - Những đây là tài chính, chúng ta phải có kế hoạch rõ ràng đi kèm
với kỷ luật thép thì mới gặt hái được thắng lợi lớn, việc "đánh lụi" như trên là không được
khuyến khích! - Do vậy, trong trường hợp trên, nếu muốn tiêp tuc gông lai thi ap dung cach sau:
Vôn 10.000$ + Lai 9000$ = Tông Vôn Mơi 19.000$ Ap dung công thưc 1:3 cho phân vôn
19.000$ ta se co: - Căt lô khi -30% tông vôn = -5700$ - Chôt lơi khi +90% tông vôn = +17.100$
Va cư tiêp tuc ap dung như vây nêu ban muôn gông tiêp sau khi đat target.
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
margin-trading
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #margin-trading!


Đây là sự khởi đầu của kênh #margin-trading.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021


GIAO DỊCH KÝ QUỸ BITCOIN LÀ GÌ? Đối với người mới, ngay từ đầu ít khi tiếp xúc ngay
với khái niệm margin trading. Nhưng sau một thời gian ngắn, họ sẽ bắt đầu nhận ra hình thức
này và tìm hiểu margin trading là gì? Về cơ bản, giao dịch ký quỹ hay giao dịch margin với
Bitcoin là bạn thực hiện giao dịch Bitcoin bằng số tiền bạn vay. Trong trường hợp này, là bạn
vay tiền của sàn để thực hiện giao dịch. Đối với giao dịch margin, sàn sẽ cho phép bạn vay để
tăng kích thước vào lệnh nhằm tăng lợi nhuận trên mỗi lần giao dịch. Trade Margin là gì không
quá khó hiểu. Nhưng cũng có những những khác biệt so với giao dịch thông thường.
[12:15]
GIAO DỊCH MARGIN TIỀN ĐIỆN TỬ KHÁC VỚI GIAO DỊCH THÔNG THƯỜNG
NHƯ THẾ NÀO? Điểm khác biệt lớn giữa giao dịch thông thường và giao dịch margin, đó là
giao dịch margin cho phép trader giao dịch với số vốn nhiều hơn số vốn trader hiện có. Gọi nôm
na là sử dụng “đòn bẩy” cho vị thế giao dịch. Giao dịch margin sẽ làm tăng kết quả kết quả giao
dịch. Cho phép bạn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn khi giao dịch thành công. Nhược điểm là
thua lỗ cũng sẽ được khuếch đại tương ứng.
[12:16]
Một điểm khác biệt lớn nữa của giao dịch đòn bẩy so với giao dịch thông thường. Đó là khi giao
dịch margin bạn có thể lên kế hoạch cho cả hai chiều hướng. Đối với các trader mới, thường chỉ
nghĩ đến việc mua ở giá thấp và chờ bán ở giá cao. Nhưng với giao dịch margin, sàn có thể cho
phép bạn trước ở giá cao sau đó đợi giá thấp để mua lại trả lại cho sàn. Chính điều này sẽ giúp
bạn tối ưu lợi nhuận nhiều hơn. Đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội giao dịch hơn. Điều này thật
sự có ý nghĩa đối với những traders đã giao dịch nhiều năm. Khi đó, dù thị trường tăng hay giảm,
họ cũng không bao giờ thiếu cơ hội để gia tăng số tiền trong tài khoản của mình.
[12:18]
CÁCH THỨC ĐỂ GIAO DỊCH MARGIN Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu cách chơi margin
như thế nào? Giả sử bạn muốn mua 2.000 đô la Bitcoin, nhưng bạn chỉ có sẵn trong túi 500 đô
la. Việc thực hiện giao dịch margin sẽ cho phép bạn vay thêm 1.500 đô la từ sàn giao dịch, từ đó
bạn có thể mua nhiều hơn khả năng hiện có. Nếu 2.000 đô la Bitcoin của bạn tăng thêm, và bạn
kiếm được 450 đô la lợi nhuận. Bạn có thể thanh khoản toàn toàn bộ số tiền giao dịch và trả lại
cho sàn 1.500 đô la đã mượn trước đó. Do đó, bạn có được 500 đô la ban đầu và khoản lời 450
đô la (trừ đi phí giao dịch). Giao dịch margin sẽ bị thanh lý khi mà thị trường đi ngược lại với dự
đoán của trader. Khi điều này xảy ra, thì sàn sẽ tự động đóng giao dịch đó, và người giao dịch sẽ
mất cả số vốn ban đầu. Sử dụng “đòn bẩy” theo cách này sẽ tăng thêm sức mạnh cho nguồn vốn
giao dịch. “Đòn bẩy” được hiểu là tỷ lệ giữa số tiền bạn thực có và số tiền bạn có thể giao dịch.
Mức đòn bẩy khác nhau tùy theo các sàn giao dịch. Một số sàn giao dịch cung cấp đòn bẩy tỷ lệ
1:1, nghĩa là bạn chỉ có thể vay 100% số tiền bạn có để giao dịch margin. Vì vậy, nếu bạn có
2BTC, sàn sẽ cho phép bạn vay tiền để mua đủ 4BTC và thực hiện giao dịch. Chúng tôi sẽ điểm
qua một vài sàn giao dịch phổ biến và giới thiệu cách mà tính năng giao dịch margin của các sàn
này hoạt động ra sao.
[12:18]
GIAO DỊCH MARGIN TRÊN SÀN BINANCE
[12:20]
1, click vào giao dịch và chọn Margin 2, Bạn sẽ nhận được một lời nhắc về rủi ro khi giao dịch
margin. Sau đó nhấp vào “Mở tài khoản ký quỹ”. 3, Đọc điều khoản thỏa thuận và click “Tôi
hiểu”
[12:20]
Giao dịch margin trên Binance yêu cầu bạn phải hoàn tất quá trình KYC (xác minh tài khoản) và
xác thực hai lớp. Một khi bạn kích hoạt tài khoản margin của mình. Bạn có thể chuyển tiền từ ví
Binance sang ví giao dịch margin. Để thực hiện việc này, bạn nhấp vào tab “Ví”, chọn “Ví
Margin”. Sau đó click vào nút “Chuyển”. Chọn loại tiền bạn muốn chuyển, số lượng và xác nhận
chuyển tiền.
[12:21]
Cách chơi margin trên Binance Trên Binance, số dư trong ví Margin của bạn sẽ xác định số tiền
bạn có thể mượn. Sàn sử dụng tỷ lệ cố định là 5:1. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng 4
ETH và bạn cam kết dùng 1 ETH làm thế chấp. Sàn sẽ ghi có vào tài khoản của bạn ngay lập tức.
Điều này có phép bạn nâng khối lượng giao dịch của mình bằng số tiền đã mượn. Tại thời điểm
đó, bạn sẽ có một khoản nợ với sàn cộng với lãi suất. Binance sẽ cập nhật lãi suất này mỗi giờ.
Bạn luôn có thể kiểm tra những mức phí này ở trang Phí Margin. Binance cũng cung cấp các cấp
độ Margin khác nhau. Cấp độ margin này là mức độ rủi ro được tính dựa trên khoản nợ và khoản
thế chấp của bạn. Mức này sẽ thay đổi theo diễn biến của thị trường. Mức độ rủi ro này sẽ tăng
cao khi thị trường biến động ngược với dự tính của bạn. Điều đó có nghĩa lệnh của bạn có thể bị
thanh l
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
margin-trading
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #margin-trading!


Đây là sự khởi đầu của kênh #margin-trading.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021


GIAO DỊCH KÝ QUỸ BITCOIN LÀ GÌ? Đối với người mới, ngay từ đầu ít khi tiếp xúc ngay
với khái niệm margin trading. Nhưng sau một thời gian ngắn, họ sẽ bắt đầu nhận ra hình thức
này và tìm hiểu margin trading là gì? Về cơ bản, giao dịch ký quỹ hay giao dịch margin với
Bitcoin là bạn thực hiện giao dịch Bitcoin bằng số tiền bạn vay. Trong trường hợp này, là bạn
vay tiền của sàn để thực hiện giao dịch. Đối với giao dịch margin, sàn sẽ cho phép bạn vay để
tăng kích thước vào lệnh nhằm tăng lợi nhuận trên mỗi lần giao dịch. Trade Margin là gì không
quá khó hiểu. Nhưng cũng có những những khác biệt so với giao dịch thông thường.
[12:15]
GIAO DỊCH MARGIN TIỀN ĐIỆN TỬ KHÁC VỚI GIAO DỊCH THÔNG THƯỜNG
NHƯ THẾ NÀO? Điểm khác biệt lớn giữa giao dịch thông thường và giao dịch margin, đó là
giao dịch margin cho phép trader giao dịch với số vốn nhiều hơn số vốn trader hiện có. Gọi nôm
na là sử dụng “đòn bẩy” cho vị thế giao dịch. Giao dịch margin sẽ làm tăng kết quả kết quả giao
dịch. Cho phép bạn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn khi giao dịch thành công. Nhược điểm là
thua lỗ cũng sẽ được khuếch đại tương ứng.
[12:16]
Một điểm khác biệt lớn nữa của giao dịch đòn bẩy so với giao dịch thông thường. Đó là khi giao
dịch margin bạn có thể lên kế hoạch cho cả hai chiều hướng. Đối với các trader mới, thường chỉ
nghĩ đến việc mua ở giá thấp và chờ bán ở giá cao. Nhưng với giao dịch margin, sàn có thể cho
phép bạn trước ở giá cao sau đó đợi giá thấp để mua lại trả lại cho sàn. Chính điều này sẽ giúp
bạn tối ưu lợi nhuận nhiều hơn. Đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội giao dịch hơn. Điều này thật
sự có ý nghĩa đối với những traders đã giao dịch nhiều năm. Khi đó, dù thị trường tăng hay giảm,
họ cũng không bao giờ thiếu cơ hội để gia tăng số tiền trong tài khoản của mình.
[12:18]
CÁCH THỨC ĐỂ GIAO DỊCH MARGIN Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu cách chơi margin
như thế nào? Giả sử bạn muốn mua 2.000 đô la Bitcoin, nhưng bạn chỉ có sẵn trong túi 500 đô
la. Việc thực hiện giao dịch margin sẽ cho phép bạn vay thêm 1.500 đô la từ sàn giao dịch, từ đó
bạn có thể mua nhiều hơn khả năng hiện có. Nếu 2.000 đô la Bitcoin của bạn tăng thêm, và bạn
kiếm được 450 đô la lợi nhuận. Bạn có thể thanh khoản toàn toàn bộ số tiền giao dịch và trả lại
cho sàn 1.500 đô la đã mượn trước đó. Do đó, bạn có được 500 đô la ban đầu và khoản lời 450
đô la (trừ đi phí giao dịch). Giao dịch margin sẽ bị thanh lý khi mà thị trường đi ngược lại với dự
đoán của trader. Khi điều này xảy ra, thì sàn sẽ tự động đóng giao dịch đó, và người giao dịch sẽ
mất cả số vốn ban đầu. Sử dụng “đòn bẩy” theo cách này sẽ tăng thêm sức mạnh cho nguồn vốn
giao dịch. “Đòn bẩy” được hiểu là tỷ lệ giữa số tiền bạn thực có và số tiền bạn có thể giao dịch.
Mức đòn bẩy khác nhau tùy theo các sàn giao dịch. Một số sàn giao dịch cung cấp đòn bẩy tỷ lệ
1:1, nghĩa là bạn chỉ có thể vay 100% số tiền bạn có để giao dịch margin. Vì vậy, nếu bạn có
2BTC, sàn sẽ cho phép bạn vay tiền để mua đủ 4BTC và thực hiện giao dịch. Chúng tôi sẽ điểm
qua một vài sàn giao dịch phổ biến và giới thiệu cách mà tính năng giao dịch margin của các sàn
này hoạt động ra sao.
[12:18]
GIAO DỊCH MARGIN TRÊN SÀN BINANCE
[12:20]
1, click vào giao dịch và chọn Margin 2, Bạn sẽ nhận được một lời nhắc về rủi ro khi giao dịch
margin. Sau đó nhấp vào “Mở tài khoản ký quỹ”. 3, Đọc điều khoản thỏa thuận và click “Tôi
hiểu”
[12:20]
Giao dịch margin trên Binance yêu cầu bạn phải hoàn tất quá trình KYC (xác minh tài khoản) và
xác thực hai lớp. Một khi bạn kích hoạt tài khoản margin của mình. Bạn có thể chuyển tiền từ ví
Binance sang ví giao dịch margin. Để thực hiện việc này, bạn nhấp vào tab “Ví”, chọn “Ví
Margin”. Sau đó click vào nút “Chuyển”. Chọn loại tiền bạn muốn chuyển, số lượng và xác nhận
chuyển tiền.
[12:21]
Cách chơi margin trên Binance Trên Binance, số dư trong ví Margin của bạn sẽ xác định số tiền
bạn có thể mượn. Sàn sử dụng tỷ lệ cố định là 5:1. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng 4
ETH và bạn cam kết dùng 1 ETH làm thế chấp. Sàn sẽ ghi có vào tài khoản của bạn ngay lập tức.
Điều này có phép bạn nâng khối lượng giao dịch của mình bằng số tiền đã mượn. Tại thời điểm
đó, bạn sẽ có một khoản nợ với sàn cộng với lãi suất. Binance sẽ cập nhật lãi suất này mỗi giờ.
Bạn luôn có thể kiểm tra những mức phí này ở trang Phí Margin. Binance cũng cung cấp các cấp
độ Margin khác nhau. Cấp độ margin này là mức độ rủi ro được tính dựa trên khoản nợ và khoản
thế chấp của bạn. Mức này sẽ thay đổi theo diễn biến của thị trường. Mức độ rủi ro này sẽ tăng
cao khi thị trường biến động ngược với dự tính của bạn. Điều đó có nghĩa lệnh của bạn có thể bị
thanh l
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
futures-trading
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #futures-trading!


Đây là sự khởi đầu của kênh #futures-trading.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021


BINANCE FUTURES LÀ GÌ? Binance Futures là một nền tảng giao dịch phát hành hợp đồng
tương lai của sàn Binance. Với nền tảng này cho phép bạn đặt lệnh theo suy đoán về giá của 1
đồng tiền coin có thể xảy ra. Mà bạn không cần phải sở hữu đồng tiền mã hóa đó, ở trong một
khoảng thời gian nhất định. Lấy một ví dụ, trong thời hạn hợp đồng là 1 tuần, nếu bạn nghĩ là giá
của đồng bitcoin sẽ tăng, bạn đặt lệnh mua (Buy/Long). Sau khi hết thời hạn hợp đồng, nếu giá
đồng coin đó tăng thì bạn sẽ nhận được khoảng chênh lệch đó. Còn nếu như giá giảm bạn sẽ bị
trừ một khoản tương đương trong tài khoản của bạn. Thêm một ví dụ khác, với thời gian của hợp
đồng là 1 tháng, bạn nghĩ rằng giá của ETH sẽ giảm và bạn đặt lệnh bán (Sell/Short). Sau khi hết
thời gian 1 tháng, giá của ETH giảm, bạn sẽ được cộng vào tài khoản số tiền chênh lệch đó. còn
ngược lại giá ETh tăng, bạn sẽ bị trừ khoản tiền tương đương đó.
[12:30]
Tổng quan về đòn bẩy trên nền tảng giao dịch Futures Khi bạn mở một vị thế thì bạn phải trả
một số tiền ban đầu và một khoản để duy trì vị thế ấy. Số tiền ban đầu gọi là Ký quỹ ban đầu
(Initial Margin). Số tiền duy trì là Ký quỹ duy trì (Maintenance Margin). Để giúp mọi người có
thể hiểu rõ thì mọi người tham khảo 3 ví dụ phía dưới: Ví dụ như giá BTC 10000 USDT và bạn
có 40000 USDT trong tài khoản thế chấp và bạn sử dụng đòn bẩy 125x. Ví dụ 1: Nếu bạn thực
hiện mở 1 BTC, giá trị trên danh nghĩa 10,000 USDT. Khoản ký quỹ ban đầu (Initial Margin) là:
10,000 * 0.8% = 80 USDT. Khoản ký quỹ duy trì (Maintenance Margin):10,000 * 0.4% = 40
USDT. Tài sản thế chấp bằng: 40000 – 40 = 39960 USDT Giá thanh lý: 10000 – 39960/1 <0;
nghĩa là bạn sẽ không bao giờ bị thanh lý. Ví dụ 2: Nếu bạn mở 4 BTC, giá trị trên danh nghĩa sẽ
là 40,000 USDT. Khoản ký quỹ ban đầu (Initial Margin): 40,000 * 0.8% = 320 USDT. Khoản ký
quỹ duy trì (Maintenance Margin) là:40,000 * 0.4% = 160 USDT. Tài sản thế chấp bằng: 30000
– 160= 39840 USDT. Giá trị thanh lý: 10000 – 39840/4 = 40. Giá phá sản: 10000 – 40000/4 = 0.
Ví dụ 3: Nếu bạn mở 6 BTC, giá trị danh nghĩa sẽ là 60,000 USDT. Với mức đòn bẩy 125x thì
giá trị danh nghĩa không được vượt quá 50000 USDT. Để có thể thực hiện được lệnh này thì bạn
phải hạ đòn bẩy xuống ở các mức thấp hơn. Phí giao dịch trên Binance Futures là bao nhiêu
Tùy thuộc vào cấp độ VIP của tài khoản người dùng mà phí giao dịch trên Binance Futures khác
nhau. Mình tổng hợp bảng phí như sau:(đã chỉnh sửa)
[12:31]
[12:33]
Cách nạp tiền vào tài khoản Binance Futures Bạn có thể thực hiện chuyển tiền qua lại giữa Ví
Exchange (ví sử dụng trên Binance) và Ví Futures của mình (ví sử dụng trên Binance Futures).
Để có thể chuyển tiền vào Ví Furutes của bạn, hãy nhấp vào icon Chuyển ở phía bên phải của
trang Binance Futures.(đã chỉnh sửa)
[12:33]

[12:33]
Bạn chọn số tiền bạn muốn chuyển và nhấp vào Xác nhận chuyển tiền. Sau đó bạn sẽ thấy được
số dư được thêm vào Ví Futures của mình. Bạn có thể thay đổi hướng chuyển ở biểu tượng mũi
tên kép như hình bên dưới.
[12:34]
[12:34]
Nhưng, đây không phải là cách duy nhất để thực hiện nạp tiền vào Ví Binance Fututres. Bạn có
thể sử dụng tiền trong Ví Exchange của mình làm tài sản thế chấp và thực hiện vay USDT để
giao dịch tương lai bằng Số dư ở trên Ví tương lai của bạn. Ở cách này, bạn không phải chuyển
tiền ảo trực tiếp vào Ví Furutes của mình. Và dĩ nhiên, sau đó bạn sẽ phải trả lại số USDT mà
bạn đã vay.
[12:34]

[12:34]
Cách để đặt lệnh trên sàn Binance Futures Trước khi tìm hiểu cách đặt lệnh các bạn cần phải
hiểu rõ các thuật ngữ sau: Post-Only: Đây nghĩa là lệnh sẽ được thêm vào sổ lệnh nhưng không
thực thi ngay lập tức. Time in Force (TIF): Là thời gian có hiệu lực. Good til Cancelled
(GTC): Là lệnh này sẽ được thực hiện cho đến khi khớp hoặc sẽ bị hủy. Immediate or Cancel
(IOC): Nghĩa là lệnh này sẽ khớp một phần hoặc toàn bộ ngay lập tức, phần còn lại sẽ bị hủy.
Fill or Kill (FOK): Lệnh phải được khớp hoàn toàn và ngay lập tức hoặc là sẽ bị hủy. Reduce-
Only: Lệnh này sẽ chỉ đóng vị thế của bạn, nó không tăng nó. Trigger: Là giá sẽ kích hoạt ở các
lệnh Take-profit-limit, Take-profit-market. Mark Price: Là giá được tính toán bởi Binance dựa
trên nhóm giá các sàn giao dịch lớn và Funding Rate. Last Price: Là giá gần nhất được giao
dịch trên Binance Futures. Cost: Số USDT bạn cần để vào lệnh LONG/SHORT. Order Qty: Số
lượng vào lệnh.(đã chỉnh sửa)
[12:35]
HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH TRÊN NỀN TẢNG BINANCE FUTURES Lệnh Dừng (Stop
Order) nghĩa là gì? Trên Binance Futures có hai loại lệnh dừng, đó là lệnh dừng giới hạn(Stop
Limit) và lệnh dừng thị trường(Stop market). Lệnh Dừng Giới Hạn(Stop Limit) Là Gì? Một
cách đơn giản nhất để hiểu lệnh dừng giới hạn là chia nhỏ thành giá dừng và giá giới hạn. Giá
dừng nghĩa là giá kích hoạt lệnh giới hạn. Giá giới hạn là giá của lệnh giới hạn được kích hoạt.
Có nghĩa là khi một giá dừng của bạn đã đạt được, lệnh giới hạn của bạn sẽ ngay lập tức được
đặt vào sổ đặt hàng. Ta có thể để giá dừng và giá giới hạn có thể giống nhau. Nhưng đây không
phải là một yêu cầu bắt buộc. Thực tế là, sẽ an toàn hơn cho bạn khi bạn đặt giá dừng (giá kích
hoạt) cao hơn một chút so với giá giới hạn cho những lệnh bán, hoặc thấp hơn một chút so với
giá giới hạn cho các lệnh mua. Điều đó sẽ làm tăng cơ hội đơn hàng giới hạn của bạn được khớp
hoàn toàn sau khi đạt được mức giá dừng. Làm thế nào để có thể đặt một lệnh dừng giới hạn?
Trước khi bạn thực hiện đặt lệnh giới hạn dừng, bạn cần chọn giá kích hoạt lệnh giới hạn. Giá
kích hoạt lệnh giới hạn là Mặc định theo Giá cuối. Bạn có thể chọn một trong hai là: “Giá cuối
cùng” hoặc là “giá Mark” làm giá kích hoạt cho lệnh dừng giới hạn của bạn. Nhập số lượng đơn
hàng đặt hàng và nhấp vào “Mua/Long” hay “Bán/Short”. Lệnh Limit binance futures Lệnh này
dùng để đặt ở vị thế LONG/SHORT với mức giá tùy theo ý của bạn. Ví dụ như: Nếu bạn muốn
Short/Sell 1 BTC với giá 7000 USDT. Thì bạn chỉ cần nhập 7000 vào phần “Price” và 1 (ý là 1
BTC) vào phần “Order Qty”. Và sau đó, bạn chọn vào “Sell/Short” là xong . Bạn cũng có thể
chọn Post-Only hoặc TIF tùy ý bạn, về ý nghĩa thì mình đã giải thích ở trên. Tương tự cho lệnh
Buy/Long.
[12:36]

[12:36]
Lệnh Market Lệnh market này sẽ hỗ trợ các bạn Long hoặc Short một cách nhanh nhất, bởi vì
lệnh này sẽ giúp lệnh khớp với giá tốt nhất ở thời điểm đó trong sổ lệnh. Ví dụ: Hiện tại, giá thị
trường 7000 USDT/BTC và bạn sẽ dự đoán rằng BTC còn giảm và bạn Short 1 BTC với giá hiện
tại thì chỉ cần nhập 1 vô ô “Order Qty” sau đó nhấn nút Buy/Long là xong lệnh.(đã chỉnh sửa)
[12:36]
[12:36]
Lệnh Stop-Limit là gì Với lệnh này sẽ giúp kích hoạt 1 lệnh giới hạn khi giá của thị trường đạt
đến Stop Price mà bạn đã đặt sẵn. Ví dụ như: Giá của BTC 7000 USDT, mình đặt một lệnh
Sell/Short Stop-Limit, và cùng lúc đó mình đặt lệnh Stop Price là 7300, giá giới hạn là 7360.
Mình cũng đặt 1 BTC vào ô “Order Qty”. Khi đó, lúc BTC chạm ngưỡng 7300 USDT thì sẽ tự
động kích hoạt 1 lệnh Sell ở mức giá 7360 USDT.(đã chỉnh sửa)
[12:36]

[12:36]
Lệnh Stop Market Lệnh này cũng khá giống với lệnh Stop Limit, lệnh này sẽ kích hoạt lệnh
Market khi giá đặt mức Stop Price đã set sẵn. Ví dụ: Nếu giá của BTC đang là 7200 và mình đặt
một lệnh Short Stop Market. Giá của Trigger Price là 7300 với số lượng là 1 BTC. Nếu khi giá
lên đến 7300 thì sẽ kích hoạt một lệnh Short Market 1 BTC với giá của thị trường.
[12:36]
[12:36]
Đóng lệnh – chốt lời (lỗ) Vì về bản chất của Binance Futures chính là hợp đồng tương lai vĩnh
viễn, vậy nên để thực hiện đóng lệnh Futures, bạn cần phải đặt 1 lệnh ngược vị thế lại với cùng
khối lượng. Ví dụ bạn đang có lệnh Short 0.5 BTC thì bạn cần phải đặt một lệnh Short 0.5 BTC
để đóng lệnh chốt lời (lỗ). Nếu không thì bạn cũng có thể đóng bớt một phần hợp đồng để chốt
lời (lỗ) trước cũng được, không bắt buộc là bạn phải đóng toàn bộ. Tùy vào cách giao dịch, chốt
lời (lỗ) của mỗi người.
[12:37]
Nền tảng Binance Futures có an toàn không? Có. Nền tảng này an toàn. Vì đây là 1 phần
trong hệ sinh thái của Binance – là một trong các ông lớn của các sàn giao dịch tiền ảo. Các bạn
có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện giao dịch về điều này. Có nên sử dụng nền tảng Binance
Futures không? Theo ý kiến của mình là nếu những bạn nào đang có nhu cầu sử dụng đòn bẩy
để giao dịch thì Binance Futures là một sự lựa chọn không tồi. Nhưng, đi kèm với lợi nhuận rất
cao vậy mà thị trường giao dịch phái sinh mang lại thì rủi ro “cháy” cũng sẽ cao. Cần cân nhắc
tham gia vì rủi ro cao đến túi tiền của bạn. Tương lai của Binance Futures là gì? Binance
futures chỉ mới hoạt động được vài tháng nhưng khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin
sếp sau sàn BitMEX. Gần đây, khối lượng giao dịch ở đây đã “bùng nổ” lên gần 3 tỷ USD trong
24 giờ. Trong tương lai sàn giao dịch về hợp đồng tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn rất
nhiều lần. Ngoài ra, binance còn dự kiến ra mắt thêm nhiều cặp giao dịch, giao dịch tài sản thế
chấp chéo.
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
funding-rate
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #funding-rate!


Đây là sự khởi đầu của kênh #funding-rate.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021


HƯỚNG DẪN VỀ FUNDING RATES DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
[15:09]

[15:10]
Thấu hiểu tác động của nó lên nhà đầu tư và lí do vì sao nó lại quan trọng Futures truyền thống
vs. Futures không kỳ hạn Đối với các hợp đồng tương lai (futures) truyền thống, quá trình
thanh toán thường diễn ra sau mỗi tháng hoặc quý - tuỳ thuộc vào chi tiết của hợp đồng. Tại thời
điểm thanh toán, giá hợp đồng sẽ hội tụ về với giá giao dịch spot, và mọi vị thế đang mở đều sẽ
bị đóng lại. Hợp đồng tương lai không kỳ hạn là sản phẩm đang được nhiều sàn phái sinh tiền mã
hoá hỗ trợ, và nó có thiết kế tương tự futures truyền thống. Tuy nhiên, hợp đồng không kỳ hạn có
một điểm khác biệt cơ bản. Khác với futures thông thường, nhà đầu tư có thể duy trì vị thế của
mình mãi mãi, không sợ hết hạn và cũng không cần theo dõi thời điểm chuyển giao hàng tháng.
Ví dụ, một nhà đầu tư có thể giữ vị thế short mãi mãi trừ khi bị thanh lý. Do vậy, giao dịch hợp
đồng tương lai không kỳ hạn khá giống với giao dịch tài sản trên thị trường spot. Nói ngắn gọn,
hợp đồng không kỳ hạn sẽ không thể nào được thanh toán. Do vậy, các sàn giao dịch tiền mã hoá
đã tạo nên một cơ chế bảo đảm giá hợp đồng tương lai không đi lệch khỏi chỉ số giá nền tảng của
nó. Cơ chế này được gọi là Funding Rate. Funding rate là gì? Funding rate là các đợt thanh
toán định kỳ cho nhà đầu tư đang long hoặc short dựa trên sự khác biệt giữa giá trên thị trường
hợp đồng không kỳ hạn và giá spot. Do vậy, phụ thuộc vào vị thế đang mở, nhà đầu tư hoặc là sẽ
phải trả tiền hoặc là sẽ được trả tiền. Funding rate ngăn không cho giá của hai thị trường tách biệt
khỏi nhau mãi mãi. Nó được tính lại nhiều lần mỗi ngày - của Binance Futures thì là mỗi 8 tiếng.
Trên nền tảng Binance Futures của chúng tôi, funding rate (ô đỏ) và đồng hồ đếm ngược đến làn
funding tiếp theo (ô trắng) được hiển thị như bên dưới: Ảnh 1 - Funding rate hiển thị trên nền
tảng Binance Futures
[15:10]

[15:10]
Điều quan trọng cần lưu ý là trên Binance Futures, mức funding rate tối đa là 0,5% bất kể thị
trường có biến động thế nào. Yếu tố nào ảnh hưởng đến funding rate? Funding rate gồm hai bộ
phận: interest rate (lãi suất) và premium (chênh lệch). Trên Binance Futures, lãi suất được cố
định ở mức 0,03% mỗi ngày (0,01% mỗi lần funding), với một số ngoại lệ như là hợp đồng
LINKUSDT và LTCUSDT có lãi suất 0%. Trong khi đó, premium biến động tuỳ thuộc vào
chênh lệch giá giữa hợp đồng không kỳ hạn và giá đánh dấu. Trong những lúc thị trường biến
động mạnh, giá giữa hợp đồng tương lai không kỳ hạn và giá đánh dấu có thể khác nhau. Trong
những lúc này, mức premium sẽ tăng lên hoặc giảm xuống tương ứng. Giá càng chênh lệch lớn
thì premium sẽ càng lớn. Ngược lại, premium thấp chứng tỏ độ chênh lệch giữa hai mức giá là
không nhiều. Khi funding rate là số dương, giá của hợp đồng không kỳ hạn sẽ cao hơn giá đánh
dấu, do vậy nhà đầu tư đang long sẽ trả tiền cho bên short. Ngược lại, funding rate âm nghĩa là
giá hợp đồng tương lai đang thấp hơn giá đánh dấu, và short phải trả tiền cho long. Funding rate
được trả ngang hàng giữa các trader. Do đó, Binance không lấy phí từ funding rate bởi chúng
diễn ra trực tiếp giữa người dùng.
[15:11]
Tác động của nó lên nhà đầu tư là ra sao? Vì việc tính funding rate có cân nhắc đến mức đòn
bẩy sử dụng, cho nên funding rate có tác động lớn đến lời và lỗ của nhà đầu tư. Với đòn bẩy cao,
một nhà đầu tư phải trả tiền funding có thể bị lỗ nặng và bị thanh lý vị thế ngay cả khi thị trường
ít biến động. Mặt khác, việc nhận funding có thể giúp sinh ra nhiều lời, đặc biệt là khi giao dịch
giữa các vùng kháng cự và hỗ trợ. Do đó, nhà đầu tư có thể phát triển các chiến lược khác nhau
để tận dụng funding rate và kiếm lời kể cả khi thị trường biến động nhẹ. Về bản chất, funding
rate được thiết kế để khuyến khích nhà đầu tư lựa chọn những vị thế mà giữ cho giá hợp đồng
tương lai không kỳ hạn tương đồng với giá spot. Tương quan với tâm lý thị trường Nhìn lại
lịch sử, funding rate thường tương qua với xu hướng chung của tài sản cơ sở. Sự tương quan
không có nghĩa là funding rate đang chi phối thị trường spot, mà thay vào đó là điều ngược lại.
Đồ thị dưới đây cho thấy mức độ tương quan giữa funding rate với giá spot của BTC trong
khoảng thời gian 30 ngày: Đồ thị 1 - Tương quan giữa funding rate và mức độ thay đổi giá
BTC
[15:11]
[15:11]
Như có thể thấy trong Đồ thị 1, funding rate đã gấp đôi khi BTC tăng vào đầu năm. Sự gia tăng
của funding rate khuyến khích nhà đầu tư vào các hợp đồng long, từ đó giữ giá song hành với thị
trường spot. So sánh funding rate trong lịch sử giữa các nền tảng phái sinh tiền mã hoá
khác nhau Hiện tại, đang có 7 sàn giao dịch tiền mã hoá lớn cung cấp hợp đồng tương lai không
kỳ hạn. Nhìn chung, nhà đầu tư tin dùng các nền tảng có mức funding rate thấp bởi nó có ảnh
hưởng lớn lên lời và lỗ. Sau đây là so sánh funding rate giữa các sàn giao dịch lớn: Đồ thị 2 - So
sánh funding rate giữa các nền tảng giao dịch lớn trong vòng 30 ngày
[15:11]

[15:12]
Nhìn chung, mức funding rate trung bình trên các sàn giao dịch lớn là 0,015%. Như đã đề cập,
mức funding này dựa trên thay đổi về giá của tài sản cơ sở. Theo Skew, funding rate của Binance
Futures trong lịch sử thường thấp hơn trung bình toàn ngành, với giá trị là 0,0094%. Ví dụ, một
trader chỉ phải trả $9.4 cho vị thế $100,000 trên Binance Futures, trong khi ở các nền tảng khác,
con số này có thể cao hơn từ 10-20%. Làm sao Binance Futures có thể duy trì mức funding
rate thấp? Một trong những lí do chính giúp Binance Futures có thể duy trì mức funding rate
thấp là nhờ khả năng chuyển qua lại dễ dàng giữa thị trường spot với futures. Tiền mã hoá là một
thị trường không bao giờ ngủ cả. Do vậy, các cơ hội giao dịch chênh lệch giá luôn luôn tồn tại.
Binance Futures cho phép nhà đầu tư chuyển qua lại giữa thị trường spot và futures dễ dàng và
nhanh chóng, cho phép họ kiếm lời dựa trên những cơ hội này. Do vậy, sự chênh lệch giữa giá
hợp đồng tương lai và giá đánh dấu luôn luôn được lợi dụng để giao dịch chênh lệch giá, giữ cho
sự khác biệt giữa hai mức giá này luôn ở thấp. Dù những biến động dữ dội có thể làm funding
rate đột ngột tăng vọt, những trader giao dịch chênh lệch giá sẽ nhanh chóng chớp lấy thời cơ
này. Do đó, funding rate sẽ nhanh chóng giảm về mức ổn định.
Trên những sàn giao dịch khác, với hoạt động giao dịch chênh lệch giá bị giới hạn hơn, funding
rate thường sẽ cao hơn. Nguyên nhân là vì giới hạn chuyển đổi qua lại giữa thị trường spot và
futures. Một số sàn giao dịch còn giới hạn số lượng chuyển tiền tối đa của một ngày.
[15:12]
Tổng kết Funding rate đóng một vai trò quan trọng trong thị trường hợp đồng tương lai không
kỳ hạn. Đa số các sàn giao dịch phái sinh tiền mã hoá đều sử dụng một cơ chế funding rate để
giữ cho giá hợp đồng song hành với giá chỉ số ở mọi thời điểm. Mức funding rate này biến đổi
khi giá tăng hoặc giảm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố thị trường. Bên cạnh đó, funding rate còn
khác nhau tuỳ vào các sàn giao dịch - trên một số sàn, con số này thường xuyên ở mức cao. Trái
lại, những nền tảng như Binance Futures duy trì funding rate thấp. Điều này có được đa phần là
vì khác biệt về tính tăng giao dịch giữa các sàn. Trên các sàn cho phép chuyển đổi qua lại đơn
giản giữa thị trường spot và futures, nhà đầu tư có thể dễ dàng giao dịch chênh lệch giá hơn.
Chính vì vậy, sự chênh lệch có thể nhanh chóng bị loại bỏ.
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116

tỷ-lệ-risk-reward
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #tỷ-lệ-risk-reward!


Đây là sự khởi đầu của kênh #tỷ-lệ-risk-reward.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021


TỶ LỆ RISK-REWARD LÀ GÌ?
Risk – Reward là tỷ lệ giữa Rủi ro và Phần thưởng. Trong đó:

Rủi ro là số vốn mà người ta có thể mất.


Phần thưởng là lợi nhuận mà người ta có thể có khả năng đạt được.
Rủi ro và Phần thưởng được thể hiện dưới dạng tỷ lệ khoảng cách từ điểm vào lệnh đến Stop
Loss với từ điểm vào lệnh đến Take Profit.(đã chỉnh sửa)
[10:52]

[10:52]
Như ví dụ trên, bạn đang vào lệnh với entry của bạn có cắt lỗ (stoploss) là 75 pips, điểm chốt lời
(take profit) là 169.69 pips. Tức tỷ lệ Risk – Reward của lệnh này là 2.78. Hay hiểu nôm na là 1
đồng bạn đặt cược, nếu bạn chiến thắng sẽ mang về 2.78 đồng lợi nhuận.(đã chỉnh sửa)
[10:52]
WINRATE LÀ GÌ? MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA WINRATE VÀ TỶ LỆ RISK – REWARD
Winrate (tỷ lệ thắng) là số lệnh bạn thắng trên thị trường chia cho tổng số lệnh bạn đã tham gia.
Ví dụ, bạn trade 10 lệnh, có 6 lệnh thắng, thì tỷ lệ winrate của bạn là 60%.(đã chỉnh sửa)
[10:52]

[10:52]
Biểu đồ trên là sự thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ winrate và Risk – Reward.

Risk – Reward và Winrate có tương quan nghịch với nhau, nghĩa là tỷ lệ thắng càng cao thì tỷ lệ
Risk – Reward sẽ càng thấp. Giải thích điều này rất đơn giản, khi dịch take profit của 1 lệnh gần
hơn điểm vào và stop loss xa hơn, ta sẽ làm tăng khả năng thắng của lệnh đó, bù lại giảm đi tỷ lệ
lời lỗ của nó. Về dài, việc này sẽ làm tăng winrate của hệ thống và giảm đi Tỷ lệ lời lỗ của hệ
thống đó.(đã chỉnh sửa)
[10:55]
TẦM QUAN TRỌNG CỦA RISK-REWARD
Mọi hệ thống giao dịch đều cần có chiến lược phòng ngừa rủi ro. Tỷ lệ Risk – Reward chính là
chiếc thước đo rủi ro trước khi vào lệnh. Nó cho chúng ta biết tiềm năng lợi nhuận của lệnh sắp
tới là bao nhiêu so với rủi ro gánh chịu.
Tỷ lệ Risk – Reward giúp đánh giá được chất lượng của một lệnh giao dịch là tốt hay xấu. Về
mặt lý thuyết, nếu Risk – Reward lớn hơn 1 là tốt. Tùy vào winrate của mỗi chiến lược mà tỷ lệ
này cần phải điều chỉnh theo.
Một chiến lược với Risk – Reward tốt cho phép chúng ta có lợi nhuận trong dài hạn cho dù phân
tích chỉ đúng 50% hoặc thấp hơn.
[10:56]
NÊN DUY TRÌ TỈ LỆ RISK-REWARD LÀ BAO NHIÊU(đã chỉnh sửa)
[10:56]
Việc chọn tỷ lệ lời lỗ bao nhiêu phụ thuộc vào hệ thống giao dịch đang sử dụng, và phụ thuộc
vào tâm lý của trader. Sẽ không có tỷ lệ nào là tốt nhất, đối với 1 Trader thì 2:1 có thể tốt, nhưng
với 1 Trader khác thì 1:1 đã quá đủ để sống được trên thị trường.

Chúng ta thường nghĩ rằng nếu đặt take profit rộng hơn và stop loss chặt hơn thì có thể dễ dàng
tăng được lợi nhuận trong dài hạn. Thật không may là đời không đơn giản như thế.

Chọn điểm take profit rộng hơn đồng nghĩa với khả năng thắng trade đó sẽ giảm đi, và đương
nhiên sẽ ít thấy các lệnh thắng hơn. Mặt khác, việc đặt stop loss gần lại sẽ làm lệnh rất dễ dính
stop hunt (các đợt quét stop loss của big boy để săn thanh khoản) và dính các nhiễu động khi thị
trường biến động mạnh.

Thay vì tăng tỷ lệ lời lỗ tới 1 mức độ không hợp lý, hãy cố gắng luyện tập để hiểu về thị trường
mà bạn đang giao dịch, và hiểu về hệ thống đang sử dụng (việc biết được các tín hiệu hệ thống
cho ra có khả năng chạm take profit hay không còn phụ thuộc vào mức độ thấu hiểu hệ thống đó
tới đâu)
[10:57]

[10:57]
LỜI KHUYÊN CÁ NHÂN
Sẽ không có tỷ lệ Risk – Reward nào là phù hợp, tối ưu nhất. Do đó bạn cần kết hợp tỷ lệ lời lỗ
với tỷ lệ winrate cho hài hòa. Nếu bạn đang sử dụng một phương pháp giao dịch có tỷ lệ winrate
cao, thì chỉ cần chọn một tỷ lệ Risk – Reward thấp là đủ, và ngược lại.

Vậy tỷ lệ winrate bao nhiêu là cao? Trên 50%.

Tỷ lệ Risk – Reward thấp là bao nhiêu? Tối thiểu là 1:1.1, tức là 1 đồng bạn đặt cược phải mang
lại ít nhất 1.1 đồng lợi nhuận.

Tôi sẽ giải thích luôn cho bạn tại sao là 1:1.1 mà không phải là 1:1.

Khi bạn trade, bạn phải thông qua các broker, và các broker này sẽ thu phí giao dịch (spread), phí
commission (nếu có, với tài khoản ECN), phí qua đêm swap (nếu bạn để lệnh qua đêm). Do đó,
khi trade đường dài, tỷ lệ winrate là 5/5 và Risk – Reward là 1.1 bạn sẽ không hòa vốn được mà
sẽ thua tiền các loại tiền phí trên. (Đừng nghĩ nó nhỏ nhé, sẽ âm hết số vốn của bạn nếu trade
trong thời gian dài).(đã chỉnh sửa)
[10:58]
LUÔN ĐẶT TỶ LỆ RISK-REWARD TỐI THIỂU NHẤT ĐỊNH TRƯỚC KHI VÀO LỆNH
Những người mới giao dịch thường sẽ tìm điểm entry trước, sau đó mới tìm các điểm stoploss và
take profit. Điều này vô hình chung đang làm cho “con quỷ lòng tham” của bạn phát triển, hoặc
bạn sẽ kéo stoploss khi lệnh đi ngược lại hoặc bạn sẽ dời take profit khi giá thuận xu hướng và
bạn nghĩ rằng nó sẽ tiếp tục tăng, nhưng không, thị trường có thể quay đầu bất cứ lúc nào.

Do đó, lời khuyên ở đây là nên xác định trước tỷ lệ Risk – Reward của mình, ví dụ thấp nhất là
1:1.5 mới vào lệnh, còn thấp hơn, không vào lệnh. Việc setup trước thế này sẽ giúp bạn rèn luyện
được tính kỷ luật (điều tối quan trọng trong giao dịch), và lọc được xác setup vào lệnh xấu.(đã
chỉnh sửa)
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
lý-thuyết-dow
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #lý-thuyết-dow!


Đây là sự khởi đầu của kênh #lý-thuyết-dow.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021


LÝ THUYẾT DOW LÀ GÌ ? Lý thuyết Dow được giới thiệu lần đầu tiên bởi Charles Dow.
Sau khi ông qua đời, William Hamilton tiếp tục công việc. Năm 1932, tác phẩm của hai ông này
đã được xuất bản chung với tên gọi Lý thuyết Dow của Robert Rhea. Đó là lý thuyết đầu tiên để
giải thích rằng thị trường di chuyển theo xu hướng. Và trong khi nhiều thứ đã thay đổi trên thị
trường chứng khoán,forex, tiền điện tử…trong những năm qua, các nguyên lý cơ bản của Lý
thuyết Dow vẫn giữ được giá trị. Nếu nói đến các công cụ phân tích kỹ thuật nổi bật được sử
dụng phổ biến ngày nay như Trendline, RSI, MACD,… hay sóng Elliott. Anh em nên nhớ rằng
Lý thuyết Dow là một trong những thứ đã đặt nền móng cho những công cụ đó.(đã chỉnh sửa)
[13:30]
NGUYÊN TẮC CỦA LÝ THUYẾT DOW Những nguyên lý này được Charles H Dow phát
triển qua nhiều năm quan sát trên thị trường. Dù là vào thời đại công nghệ phát triển như ngày
nay. Với thị trường biến động không ngừng thì lý thuyết Dow vẫn luôn được áp dụng cách phù
hợp. Lý thuyết Dow gồm có 6 nguyên lý quan trọng: Biến động giá thị trường phản ánh tất
cả Nguyên tắc này phản ánh toàn bộ hoạt động thị trường chung các nhà đầu tư. Nó bao gồm
những người có cái nhìn sâu sắc và có thông tin tốt nhất về xu hướng và các sự kiện. Các chỉ số
thị trường chứng khoán giảm giá mọi thứ được biết và chưa biết trong phạm vi công cộng. Nếu
một sự kiện bất ngờ xảy ra, các chỉ số thị trường chứng khoán sẽ nhanh chóng tự kiểm tra lại để
phản ánh giá trị chính xác. Thị trường có 3 xu hướng Xu hướng dài hạn của giá cổ phiếu được
gọi là xu hướng chính. Xu hướng này biểu thị sự đi lên, đi xuống kéo dài trong một hoặc vài năm
và kết quả là có sự tăng hoặc giảm. Trên đường diễn biến xu hướng chính xuất hiện các giai đoạn
bị ngắt quãng bởi xu hướng thứ cấp đi ngược với xu hướng chính, nó là các phản ứng hoặc các
điều chỉnh khi xu hướng chính tăng hoặc giảm quá mức trong một gai đoạn nào đó. Xu hướng
thứ cấp lại bao gồm các xu hướng cấp nhỏ. Thường là các biến động ngày này qua ngày khác và
không có vai trò quan trọng đối với thị trường.
[13:30]
Xu hướng chính Đó là xu hướng chung về sự đi lên hoặc đi xuống kéo dài trong một hoặc vài
năm. Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước. Và cứ mỗi đợt phản ứng
giá, xu hướng giảm giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước, nhưng xu hướng chính
vẫn là trend tăng giá. Xu hướng chính này được gọi là thị trường bò (bull market). Ngược lại,
mỗi đợt giá giảm lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước. Mỗi đợt tăng giá tiếp theo không
đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng đợt trước thì xu hướng chính là xu hướng giảm giá. Xu
hướng chính này được gọi là thị trường gấu (bear market). Xu hướng thứ cấp Đó là các phản
ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu hướng chính. Chúng là các đợt giảm hoặc
điều chỉnh trung gian xảy ra trên thị trường bò hoặc các đợt tăng giá đối nghịch hoặc hồi phục
trung gian trên thị trường gấu. Thường thì xu hướng này kéo dài từ ba tuần đến vài tháng. Chúng
thường đảo chiều giá trị khoảng 1/3 đến 2/3 đối với các đợt tăng, giảm lần trước trong quá trình
diễn biến của xu hướng chính. Như vậy, chúng ta có hai tiêu chuẩn để nhận biết xu hướng thứ
cấp: Bất kỳ sự diễn biến giá cả đi ngược lại với xu hướng chính. Nó kéo dài trong khoảng 3 tuần
và đưa đến giảm giá trên 1/3 của đợt giảm giá lần trước trong xu hướng chính được coi là xu
hướng thứ cấp. Xu hướng nhỏ Đó là các biến động nhỏ thường thì trong 6 ngày, ít khi kéo dài
trên 3 tuần và đối với các nhà giao dịch sử dụng lý thuyết Dow thì chúng không có tầm quan
trọng. Thường thì trong các đợt trung gian, trong xu hướng thứ cấp hoặc giữa hai xu hướng thứ
cấp có khoảng 3 đợt sóng nhỏ có thể phân biệt được. Xu hướng nhỏ này dễ bị thao túng.
[13:31]
Xu hướng được xác nhận với khối lượng Khối lượng giao dịch (volume) phải xác nhận cùng
với giá cả. Xu hướng nên được hỗ trợ bởi khối lượng. Điều này có nghĩa rằng các hoạt động giao
dịch có xu hướng tăng lên khi giá hướng theo xu hướng chính. Trên thị trường con bò thì khối
lượng giao dịch tăng lên khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Trên thị trường con gấu thì khối
lượng giao dịch tăng lên khi giá giảm và giao dịch bị ngưng trệ khi giá hồi phục. Điều này cũng
đúng đối với xu hướng thứ cấp. Chú ý rằng tín hiệu có tính thuyết phục về đảo chiều xu hướng
có thể rút ra từ phân tích về diễn biến giá. Khối lượng giao dịch chỉ có tính chất bổ sung thêm
khi còn có nghi vấn. Thị trường đi ngang (sideway) có thể thay thế xu hướng thứ cấp Thị
trường có thể vẫn sideway (giao dịch giữa một phạm vi) trong một thời gian dài. Ví dụ giá
bitcoin dao động trong khoảng từ 9700 $ đến 10000$ trong một thời gian dài. Các thị trường đi
ngang kiểu này có thể thay thế cho xu hướng thứ cấp. Giá đóng cửa là tuyệt vời nhất Lý thuyết
Dow không chú ý đến giá cao nhất hoặc giá thấp nhất trong ngày mà chỉ quan tâm đến giá đóng
cửa. Các chỉ số phải xác nhận lẫn nhau Chúng ta không thể xác nhận xu hướng chỉ dựa trên
một chỉ số. Ví dụ, Ở lúc bắt đầu phát triển, Dow sử dụng chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số
ngành vận tải. Thị trường được cho là chỉ tăng nếu các chỉ số đều di chuyển theo cùng một
hướng đi lên. Không thể phân loại thị trường là tăng giá, chỉ bằng hành động của một mình chỉ
sô nào được.
[13:32]
Thị trường bò (Bull market) trong lý thuyết Dow Gồm có ba giai đoạn: Giai đoạn tích lũy,
giai đoạn đánh dấu, giai đoạn phân phối. Giai đoạn tích lũy Giai đoạn đầu của thị trường tăng
trưởng phần lớn không thể phân biệt được với đợt phản ứng cuối cùng của thị trường gấu. Sự bi
quan quá mức ở cuối thị trường gấu, vẫn ngự trị khi bắt đầu một thị trường tăng giá. Đây là giai
đoạn khi những người có kiên nhẫn nhìn thấy giá trị trong việc sở hữu cổ phiếu trong một thời
gian dài. Cổ phiếu giá rẻ, nhưng dường như không ai muốn. Họ sẽ tăng giá và chào mua từ từ
một khi khối lượng cổ phiếu chào bán giảm. Các báo cáo tài chính vẫn phản ánh tình hình tồi tệ
của thị trường trong giai đoạn này. Hoạt động thị trường ở mức trung bình nhưng bắt đầu các đợt
tăng giá đợt tăng giá nhỏ. Giai đoạn đánh dấu Đây thường là giai đoạn dài nhất và chứng kiến
sự tăng giá lớn nhất. Khi đó cũng là thời điểm thị trường hoạt động mạnh nhẩt. Giai đoạn này
được đánh dấu bằng cách cải thiện điều kiện kinh doanh và tăng định giá cổ phiếu. Thời điểm mà
thu nhập, lợi nhuận bắt đầu tăng trở lại, sự tự tin bắt đầu thay đổi. Lúc này là lúc dễ kiếm tiền
nhất vì sự tham gia rộng rãi và nhưng người bắt trend tham gia. Giai đoạn quá độ Giai đoạn thứ
ba của một thị trường bò được đánh dấu bằng sự đầu cơ quá mức và sự xuất hiện của áp lực lạm
phát. (Dow đã hình thành những định lý này khoảng 100 năm trước, nhưng kịch bản này chắc
chắn đã quen thuộc). Trong giai đoạn cuối cùng này, công chúng tham gia đầy đủ vào thị trường,
định giá quá mức và độ tin cậy cực kỳ cao. Đây là hình ảnh phản chiếu đến giai đoạn đầu tiên
của thị trường bò.
[13:32]
Thị trường gấu (Bear market) trong lý thuyết Dow Thị trường gấu cũng được chia làm 3 giai
đoạn :Giai đoạn phân phối, giai đoạn quá độ, giai đoạn tuyệt vọng. Giai đoạn phân phối Giống
như tích lũy, giai đoạn phân phối đánh dấu sự khởi đầu của một thị trường gấu. Khi người dùng
bắt đầu nhận ra điều kiện kinh doanh không tốt như trước đây, họ bắt đầu bán cổ phiếu. Trong
khi thị trường sụt giảm, có rất ít niềm tin rằng một thị trường gấu đã bắt đầu. Hầu hết các nhà dự
báo nó vẫn tăng. Người đầu tư có tầm nhìn cảm nhận được lợi nhuận đã đạt mức cao. Học
nghiên cứu và bắt đầu bán cổ phiếu mình nắm giữ. Volume giao dịch vẫn cao nhưng có xu
hướng giảm trong đợt tăng giá. Công chúng vẫn sôi động nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu thấp
thoáng vì niềm hy vọng về lợi nhuận bắt đầu giảm dần. Giai đoạn đánh dấu Giai đoạn hai của
thị trường gấu cũng cung cấp bước chuyển lớn nhất. Đây là khi xu hướng đã được xác định là
xuống và điều kiện kinh doanh bắt đầu xấu đi. Ước tính thu nhập giảm, thiếu hụt xảy ra, tỷ suất
lợi nhuận giảm và doanh thu giảm. Khi điều kiện kinh doanh trở nên tồi tệ hơn, việc bán tháo
tiếp tục diễn ra. Giai đoạn tuyệt vọng Đây là giai đoạn cuối cùng của một thị trường gấu. Tại
đây, tất cả hy vọng đã mất và chứng khoán được tán thành. Định giá thấp, nhưng việc bán tiếp
tục khi người tham gia tìm cách bán bất kể điều gì. Tin tức xấu, triển vọng kinh tế ảm đạm và
không tìm thấy người mua nữa. Thị trường sẽ tiếp tục giảm cho đến khi tất cả các tin tức xấu
được định giá đầy đủ vào cổ phiếu. Một khi cổ phiếu phản ánh đầy đủ kết quả tồi tệ nhất có thể,
chu kỳ lại bắt đầu.
[13:33]
CÁC MÔ HÌNH QUAN TRỌNG TRONG LÝ THUYẾT DOW Có một vài mô hình quan
trọng trong Lý thuyết Dow. Nhà giao dịch có thể sử dụng các mẫu này để xác định các cơ hội
giao dịch. Một số mô hình mà chúng ta sẽ nghiên cứu gồm: Mô hình 2 đỉnh, 2 đáy (double top,
double bottom)(đã chỉnh sửa)
[13:33]

[13:33]
Mô hình 3 đỉnh, 3 đáy (triple top, triple bottom)
[13:33]
[13:33]
Phạm vi giao dịch (trading range)(đã chỉnh sửa)
[13:34]

[13:34]
Mô hình giá Flag
[13:34]

[13:34]
Ngoài ra kháng cự và hỗ trợ cũng là một khái niệm cốt lõi của lý thuyết Dow. Như cũng nói ở
rất nhiều các công cụ chỉ báo thì mọi thứ chỉ đều là ý thuyêt. Việc ứng dụng và có giao dịch có
thành công hay không đều phải do bạn thực chiến. Qua đó rút ra phương pháp giao dịch thành
công và cuối cùng chúc may mắn, thắng lợi.
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
lý-thuyết-sóng-elliott
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #lý-thuyết-sóng-


elliott!
Đây là sự khởi đầu của kênh #lý-thuyết-sóng-elliott.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021

[13:40]
Sóng Elliott Là Gì ? Lý Thuyết Sóng Elliott
[13:41]
Sóng Elliott là một hình thức của phân tích kỹ thuật được dùng để phân tích các chu kỳ thị
trường tài chính và dự báo các xu hướng thị trường bằng cách xác định các thái cực trong tâm lý
nhà đầu tư, các mức cao và thấp trong giá và các yếu tố tập thể. Sóng Elliott là một trong cách
đọc đồ thị cổ điển và hiệu quả dành cho nhà đầu tư. Ralph Nelson Elliott cha đẻ của sóng Elliott
cho rằng thị trường được giao dịch theo những chu kỳ lặp đi lặp lại, điều mà ông chỉ ra là do cảm
xúc của nhà đầu tư bị tác động bởi thông tin bên ngoài hoặc tâm lý đám đông tại thời điểm đó.
Ông Elliott đã giải thích những đợt tăng và đợt giảm của giá được gây ra bởi tâm lý chung
thường thể hiện qua những mô hình lặp lại. Ông gọi những đợt tăng điểm và giảm điểm này là
“sóng”. Như vậy có nghĩa là nếu bạn có thể nhận diện đúng đắn những mô hình lặp lại trong giá,
bạn có thể dự đoán được xu hướng tăng/giảm trong thời gain tiếp theo. Đây cũng chính là điều
khiến sóng Elliott trở nên hấp dẫn đối với các trader, bởi vì nó giúp họ bắt đỉnh và đáy mang tính
chuẩn xác khá cao.
[13:41]
CÁC MÔ HÌNH SÓNG ELLIOTT Sóng Elliott gồm 2 phần : Phần Sóng Đẩy (được đánh số từ
1 đến 5) và Phần Sóng Hiệu Chỉnh (được đánh thứ tự A-B-C).
[13:41]

[13:41]
Đơn giản cho dễ hiểu là vậy, nhưng trên thực tế thì luôn có hiện tượng sóng trong sóng. Sóng
trong sóng không chỉ dừng ở hai cấp độ mà có thể chia nhỏ ra rất nhiều lần. Xem ví dụ hình dưới
:
[13:42]

[13:42]
Mô Hình Sóng Đẩy Trong mô hình, sóng 1-3-5 là sóng vận động, có nghĩa là nó đi cùng với xu
hướng chính, trong khi đó sóng 2-4 là sóng điều chỉnh ( Đừng lẫn lộn sóng 2 và 4 với mô hình
điều chỉnh ABC ). Ý nghĩa các sóng trong mô hình sóng đẩy :
[13:42]
[13:42]
3 quy tắc khi đếm sóng Elliott : Sóng 2 không được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1
Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất Sóng 4 không được đi vào khu vực sóng 1
[13:42]

[13:42]
3 hướng dẫn cần lưu ý : Khi sóng 3 là sóng dài nhất, sóng 5 sẽ xấp xỉ với sóng 1 Cấu tạo sóng 2
và sóng 4 sẽ thay thế nhau – nếu sóng 2 là sóng hiệu chỉnh phức tạp & mạnh (sharp) thì sóng 4
sẽ hiệu chỉnh đơn giản & phẳng (fiat), hoặc ngược lại Sau 5 sóng đẩy tăng, sóng hiệu chỉnh (A,
B, C) thường kết thúc tại vùng đáy của sóng 4 trước đó
[13:42]
[13:42]
Mô Hình Sóng Điều Chỉnh ABC Theo Elliott, sau mô hình sóng đẩy (5 sóng) thì sẽ xuất hiện
mô hình sóng điều chỉnh (gồm 3 sóng đặt tên A-B-C). Quá trình điều chỉnh có thể phức tạp hơn
tùy theo dạng sóng mà một số chu kỳ điều chỉnh có thể kéo dài hơn 3 sóng.
[13:42]

[13:43]
Có đến 21 mô hình sóng điều chỉnh từ cơ bản đến phức tạp, nhưng hầu hết đều chỉ là triển khai
tứ 3 mô hình chính : ZigZag, Flat, Triangle
[13:43]

[13:43]
Mô Hình Sóng Điều Chỉnh Zig-Zag Mô hình Zig-Zag là biến động rất dốc của giá và di chuyển
ngược lại so với xu hướng trước đó. Sóng B thường là sóng ngắn nhất so với sóng A và sóng C.
Mô hình Zig-Zag thường có cấu trúc 5-3-5.
[13:44]

[13:44]
Cấu trúc 5-3-5 có nghĩa là mô hình Zig-Zag còn có thể được phân nhỏ ra hơn nữa, bao gồm 5
(sóng A)-3 (sóng B) -5 (sóng C).
[13:45]

[13:45]
[13:45]

[13:45]
Mô Hình Sóng Điều Chỉnh Flat (Phẳng) Trong mô hình phẳng, chiều rộng của các sóng
thường ngang nhau, với sóng B ngược đầu sóng A và sóng C ngược với B. Lưu ý đôi khi sóng B
vẫn có thể vượt qua điểm bắt đầu sóng A.
[13:45]

[13:45]
Cấu trúc sóng bên trong của dạng phẳng là 3-3-5. Như vậy, sóng A có thể có 5 sóng nhỏ bên
trong hoặc 3 sóng nhỏ bên trong.
[13:45]
[13:45]

[13:45]

[13:45]
Mô Hình Sóng Điều Chỉnh Triangle (Tam Giác) Đây là dạng sóng hiệu chỉnh thường hay xuất
hiện. Sóng hiệu chỉnh tam giác cho thấy xu hướng tăng/giảm còn mạnh và thường thiết lập các
đỉnh cao mới hay đáy thấp mới. Mô hình tam giác là sự điều chỉnh bị “nhốt” trong hai đường xu
hướng đang chụm đầu lại hoặc đang tách đầu ra. Tạm giác được tạo bởi 5 sóng đi ngược với xu
hướng ban đầu và trong trạng thái đi ngang. Tam giác này có thể là tam giác cân, tam giác tăng,
tam giác giảm hoặc tam giác mở rộng. Là mô hình sóng điều chỉnh với cấu trúc 3-3-3-3-3.
[13:46]
[13:46]

Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.


vnd
#5116
xác-định-hỗ-trợ-và-kháng-cự
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #xác-định-hỗ-trợ-và-


kháng-cự!
Đây là sự khởi đầu của kênh #xác-định-hỗ-trợ-và-kháng-cự.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021

[13:54]
XÁC ĐỊNH HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
[13:54]
Trong bất cứ lĩnh vực giao dịch thị trường nào (Tài chính hoặc Tiền điện tử) thì Hỗ Trợ và
Kháng Cự luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, là một trong những khái niệm được dùng
nhiều nhất trong giao dịch
[13:54]
Xác Định Hỗ Trợ Và Kháng Cự Hỗ Trợ (Support )và Kháng Cự (Resistance) chủ yếu được
dùng để xác định nơi giá có khả năng sẽ đảo chiều là cao nhất. Hay nói một cách khác là : Khi
giá tại ngưỡng Hỗ Trợ (Support), người mua có khả năng tham gia vào thị trường nhiều nhất,
giúp giá đảo chiều. Khi giá tại ngưỡng Kháng Cự (Resistance), người bán có khả năng tham gia
vào thị trường nhiều nhất, giúp giá đảo chiều.
[13:55]
Lưu ý : Hỗ Trợ và Kháng Cự không phải là một giá cụ thể, mà nó là một vùng giá.
[13:55]
[13:56]
Sức mạnh của mức Hỗ Trợ / Kháng Cự giảm dần theo số lần giá chạm vào vùng đó, như hình
trên là giá đảo chiều tại vùng đó lần đầu tiên tạo nên một mức Hỗ Trợ / Kháng Cự mới. Lần
chạm thứ 2, mức Hỗ Trợ vẫn còn đủ mạnh để khiến giá đảo chiều. Thường là sau 3 lần trở đi,
mức Hỗ Trợ dễ dàng bị phá vỡ, giá sẽ tiếp tục đi xuyên qua vùng đó.
[13:56]

[13:57]
Một điều thú vị hơn nữa, là khi giá phá mức Hỗ Trợ tiếp tục đi xuống, thì lúc này mức Hỗ Trợ
trước sẽ thành mức Kháng Cự hiện tại. Ngược lại, nếu giá phá Kháng Cự, thì mức Kháng Cự
trước đó sẽ thành mức Hỗ Trợ hiện tại. Nhưng sức mạnh của Hỗ Trợ và Kháng Cự Mới này lại
không được mạnh mẽ bằng.
[13:57]
[13:58]
GIAO DỊCH VỚI HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ KHI GIÁ BẬT LẠI Một sai lầm lớn cho rất
nhiều người là đặt lệnh ngay tại mức Hỗ Trợ và Kháng Cự. Mọi phân tích kỹ thuật chỉ là dự
đoán, ngay cả với Hỗ Trợ và Kháng Cự cũng chỉ là dự đoán và nó luôn luôn tồn tại cái gọi là
Rủi Ro, không thể chắc chắn 100% là khi giá đến vùng đó là nó sẽ đảo chiều. Mà trong giao
dịch bạn cần phải giảm thiểu Rủi Ro của mình xuống thấp nhất. Đó là bạn phải đợi cho đến khi
giá có dấu hiệu bật lại, thì lúc này bạn mới vào lệnh được. Đặt lệnh BUY khi giá có dấu hiệu
bật lại khi chạm Hỗ Trợ (Support).
[13:58]

[13:58]
Đặt lệnh SELL khi giá có dấu hiệu bật lại khi chạm Kháng Cự (Resistance).
[13:58]

[14:03]
GIAO DỊCH KHI GIÁ PHÁ VỠ MỨC HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ Cách đơn giản nhất để
giao dịch việc phá vỡ là mua hoặc bán khi mà giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự một cách rõ
ràng, tức là giá cắt qua vùng này rất mạnh.
[14:03]
[14:03]
Một phương pháp giao dịch thứ 2 sẽ an toàn hơn, nhưng bạn cần sự kiên nhẫn. Thay vì lệnh
ngay sau khi giá phá vỡ, bạn cần đợi cho giá “hồi lại” đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đã vỡ và
vào lệnh khi giá bật trở ra.
[14:03]

[14:03]
VÍ DỤ CÁC MỨC HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ
[14:03]
[14:04]

[14:04]
[14:04]
VÍ DỤ VÙNG HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ
[14:04]

[14:04]
[14:04]
VÍ DỤ MỨC HỖ TRỢ THÀNH KHÁNG CỰ, HOẶC NGƯỢC LẠI
[14:04]

[14:05]
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
xác-định-xu-hướng-thị-trường
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #xác-định-xu-


hướng-thị-trường!
Đây là sự khởi đầu của kênh #xác-định-xu-hướng-thị-trường.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021

[14:07]
XU HƯỚNG LÀ GÌ ? CÁCH XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG(đã chỉnh sửa)
[14:08]
Khi bạn tham gia giao dịch trong thị trường (tiền điện tử, forex, gold, stocks …) thì điều quan
trọng nhất đó là phải xác định được xu hướng của thị trường. Nếu bạn xác định được đúng xu
hướng, thì khả năng bạn kiếm được loại nhuận từ thị trường cao hơn, giảm thiểu được rủi ro khi
đặt lệnh, có cơ sở để áp dụng chiến lược giao dịch phù hợp
[14:08]
Xu Hướng Thị Trường Là Gì ? Xu hướng trong thị trường là hiện tượng giá cả biến động trên
thị trường đang đi theo 1 hướng cụ thể nào đó.
[14:08]
Có Bao Nhiêu Loại Xu Hướng ? Thị trường có 3 trạng thái, đó là : Xu hướng tăng (Trend
tăng) : là giá liên tục tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ và đáy mới cao hơn đáy cũ. Xu hướng giảm
(Trend giảm) : là giá liên tục tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ và đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ. Không
xu hướng (Sideway) : là giá đi ngang.
[14:09]
Xác Định Xu Hướng Mạnh và Xu Hướng Bền Vững Mình chỉ làm ví dụ cho Xu Hướng Tăng,
bạn tự suy luận áp dụng lại cho Xu Hướng Giảm.
[14:09]

[14:09]
Biểu Đồ A : bạn thấy một lực tăng rất mạnh, các nến giá liên tục tạo đỉnh mới, đây được coi là
một xu hướng tăng mạnh, nhưng vì tăng qua gấp quá nhanh thì lại không bền vững. Biểu Đồ
B : lực tăng không liên tục, tuy có chiều hướng đi lên (xu hướng tăng), nhưng liên tục có sóng
hồi (các nến đen), khiến đường giá tăng có nhấp nhô, nhưng điều đó lại khiến xu hướng tăng
bền vững và có thể tăng mạnh ngay sau đó.
[14:09]
Xu Hướng Mạnh nhưng không bền vững, xem ví dụ bên dưới :
[14:11]

[14:11]
Xác Định Xu Hướng Bằng Trend Line Đây là cách mà mình thích nhất, vì khả năng linh hoạt
của nó. Nó không chỉ giúp bạn xác định xu hướng, mà còn xác định Hỗ Trợ và Kháng Cự.
Đơn giản là bạn vẽ một đường line nối các đỉnh lại với nhau, và một đường line nối các đáy lại
với nhau. Những đường line này thường được gọi chung là Trend Line (Đường Xu Hướng).
Những chú ý khi vẽ đường line : Đường trend line phải đi qua ít nhất là 2 đỉnh (đáy) nến
Đường trend line có thể cắt thân nến hoặc râu nến Đường trend line nối dỉnh và đường line nối
đáy, 2 đường này nên nằm song song với nhau Cách vẽ các đường trend line chỉ mang tính tương
đối, không thể chính xác từng li từng tí được. Không nhất thiết phải bắt buộc nối đỉnh này, nối
đáy kia, không nhất thiết nó phải đi qua tất cả các đỉnh (đáy), không nhất thiết nó phải đi qua
đỉnh (đáy) cao nhất.
[14:12]
Tác dụng của đường Trend Line : Dùng để xác định xu hướng thị trường. Nếu đường
TrendLine dốc lên là xu hướng tăng, và dốc xuống là xu hướng giảm, đi ngang là sideway.
Đường trend line nối đỉnh còn được gọi là đường Kháng Cự, khi giá chạm vào đường line này,
khả năng cao là giá sẽ quay đầu lại giảm xuống. Đường trend line nối đáy còn được gọi là đường
Hỗ Trợ, khi giá chạm vào đường line này, thì giá có khả năng quay đầu tăng lên lại.
[14:12]

[14:12]

[14:12]
Xác Định Xu Hướng Với Chỉ Báo MACD MACD (Moving Average Convergence-
Divergence) là một chỉ báo được phân loại là một dạng Momentum và theo xu hướng. Giá trị
MACD không có giới hạn trên hoặc dưới, mà chỉ lấy giá trị tham chiếu 0 là tâm và di chuyển
lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0. Chỉ báo MACD gồm 3 thành phần : Đường MACD : được tính giá
trị từ đường EMA (12) và EMA (26) Đường tín hiệu MACD (Hay là đường EMA) : nó là
đường EMA(9) của đường MACD MACD Histogram : là biểu đồ cột có giá trị bằng đường
MACD trừ đi Đường tín hiệu MACD(đã chỉnh sửa)
[14:15]
MACD được dùng chủ yếu để xác định xu hướng (Trend) là sẽ đảo chiều hay tiếp tục.
[14:15]

[14:15]
Xác Định Xu Hướng Khi Đường MACD Cắt Mức Tham Chiếu 0
[14:16]
Tín hiệu xu hướng tăng khi đường MACD cắt lên mức 0, và tín hiệu xu hướng giảm khi đường
MACD cắt xuống mức 0. Phương pháp này tuy có độ trễ, nhưng nó được dùng để cũng cố tín
hiệu đảo chiều xu hướng.
[14:16]

[14:16]
Xác Định Xu Hướng Với Đường MACD và Đường Signal (Tín Hiệu) Để tránh nhầm lẫn cho
người mới giao dịch khi xem các biểu đồ giá có dùng chỉ báo MACD, đó là về Đường Tín Hiệu
(Signal) có nhiều cách gọi tên, như : Đường Signal (Tín Hiệu) Đường Tín Hiệu MACD Đường
EMA – Đường EMA mà bạn thường hay biết trong giao dịch là đường trung bình động được
tính theo giá trên đồ thị. – Còn đường EMA sử dụng trong chỉ báo MACD, là đường EMA(9)
được tính theo đường MACD. Xu hướng đảo chiều xảy ra khi 2 Đường MACD và Đường Tín
Hiệu cắt nhau. Độ mạnh của xu hướng thể hiện qua khoảng cách xa nhau của 2 đường này.
Phương pháp này giúp ta phát hiện sớm tín hiệu đảo chiều của xu hướng.
[14:16]
[14:16]
Như hình trên, vòng tròn đỏ – ta có thể thấy sự phát hiện sớm sự đảo chiều, nhưng cũng vì quá
sớm nên tín hiệu cũng dễ bị nhiễu – chữ nhật màu xanh. Hình bên dưới minh họa thêm cho 2
phương pháp trên :
[14:16]

[14:17]
Xác Định Xu Hướng Với MACD Histogram MACD Histogram chỉ đơn giản là sự khác nhau
của MACD và đường tín hiệu MACD. Sư hội tụ : Đó là khi mà MACD histogram giảm chiều
cao, nó báo hiệu cho sự suy giảm xu hướng trong thị trường, cảnh báo đảo chiều xu hướng. Sự
phân kì : Là khi MACD Histogram tăng chiều cao, điều này xảy ra khi MACD tăng nhanh
theo xu hướng hiệu tại, báo hiệu là xu hướng đó sẽ tiếp tục tăng mạnh.
[14:17]
[14:17]
Giao Dịch Với Tín Hiệu Phân Kỳ Của MACD Tín hiệu phân kỳ của MACD xảy ra khi : Trong
xu hướng giảm – nếu đường giá tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ và đường MACD tạo đáy mới cao
hơn đáy cũ => đảo chiều xu hướng thành tăng Trong xu hướng tăng – nếu đường giá tạo đỉnh
mới cao hơn đỉnh cũ và đường MACD tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ => đảo chiều xu hướng
thành giảm
[14:17]

[14:17]
[14:18]

[14:22]
XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG VỚI ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG MA
[14:23]
Đường Trung Bình Động Là Gì ? Là đường làm mượt mức giá trung bình của giá đóng cửa
trong 1 thời gian nhất định. Được dùng để xác định xu hướng tăng, giảm hay đi ngang của thị
trường. Ngoài ra nó còn được sử dụng như một đường kháng cự hay hỗ trợ. Có nhiều loại
đường trung bình động, nhưng phổ biến và hay dùng nhất là có đường SMA (Simple Moving
Average) và đường EMA (Exponential Moving Average). Mặc định một đường trung bình
MA (cả SMA và EMA) có chỉ số là 14, nghĩa là đường trung bình này lấy giá trung bình của 14
ngày trước đó để tính toán ra. Ta có thể thay đổi tùy sở thích và cách dùng. Trên một biểu đồ giá,
ta có thể sử dụng nhiều đường MA với các chỉ số khác nhau như : 14, 20, 30, 100, 200, ….
[14:23]
Cách Xác Định Xu Hướng Với Đường MA Khi giá di chuyển bên trên Đường MA và đường
này dốc lên thì được gọi là xu hướng tăng. Khi giá di chuyển bên dưới Đường MA và đường này
dốc xuống là xu hướng giảm Khi giá di chuyển xung quanh đường MA thì là không có xu hướng
rõ ràng (giá đang sideway).
[14:23]
[14:24]
Xác Định Xu Hướng Bằng 2 Đường MA Tại sao lại dùng 2 đường MA, với đường MA có chỉ
số nhỏ hơn thì sẽ biến động theo giá nhanh hơn, và chỉ số càng lớn thì độ biến động theo giá
chậm hơn. Trong cách này, các bạn có thể xác định xu hướng thông qua cách nhìn nhiều đường
trung bình động và xem xét vị trí cũng như độ dốc. Tối thiếu dùng 2 đường MA trở lên, ví dụ ta
sẽ sử dụng đường MA 14 ngày, và đường MA 30 ngày. Xem trên hình :
[14:24]

[14:24]
Như hình trên ta thấy : Đường MA – 14 nằm trên đường MA – 30, và dốc lên thì đây là xu
hướng tăng Đường MA – 14 nằm bên dưới đường MA – 30, và dốc xuống thì là xu hướng giảm
Độ mạnh của xu hướng phụ thuộc vào khoảng cách giữa 2 đường MA Khi 2 đường MA đan xen
lẫn nhau, và chúng đi ngang là thị trường không có xu hướng (sideway) Đường MA – 14 phản
ứng theo giá nhanh hơn đường MA -30.
[14:24]
Cách Giao Dịch Vào Lệnh Với Đường MA Như mình nói ở trên, ngoài việc đường MA dùng
để xác định xu hướng, ta có thể dùng MA như là kháng cự hay hỗ trợ để vào lệnh giao dịch :
Trong xu hướng giảm, đường MA được xem như là đường kháng cự Trong xu hướng tăng,
đường MA được xem như là đường hỗ trợ Khi thị trường sideway, đường MA vô tác dụng
[14:25]
[14:26]
Như hình ở trên, biểu đồ giá đang là xu hướng tăng, 2 đường MA đang dốc lên và khoảng cách 2
đường khá lớn. Điều này chứng tỏ lực tăng của thị trường rất tốt. Vì đang là xu hướng tăng, nên
ta coi đường MA như là đường Hỗ Trợ. Nghĩa là khi giá giảm chạm vào đường MA, sẽ có xu
hướng là đảo chiều giá tăng trở lại theo xu hướng thị trường.
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
bollinger-bands
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #bollinger-bands!


Đây là sự khởi đầu của kênh #bollinger-bands.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021

[14:28]
BOLLINGER BANDS LÀ GÌ ? HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BOLLINGER BANDS TRONG
PHÂN TÍCH(đã chỉnh sửa)
[14:28]
Bollinger Bands, bạn đã từng nghe đến từ này chưa, nếu bạn đã là một trader dù là newbie hay
là chuyên nghiệp, thì tức nhiên chắc chắn là sẽ biết đến công cụ đắc lực Bollinger Band này. Đặc
biệt là nó khá phù hợp cho newbie, giúp newbie dễ dàng nhận ra cách di chuyển của đường giá.
Bản thân mình cũng rất là thích sử dụng công cụ này.
[14:28]
Bollinger Bands Là Gì ? Bollinger Bands là một công cụ linh hoạt kết hợp giữa đường MA
(Moving Averages) và độ lệch chuẩn của nó, được xem là một công cụ hiệu quả để phân tính sự
biến động về giá cả. Bollinger bands, được phát triển bởi John Bollinger vào năm 1983.
Bollinger Bands gồm 3 thành phần : Đường trung bình MA (Moving Averages) : giá trị mặc
định là 20 Dải trên – Upper Band : thường có độ lệch chuẩn là 2, phía trên đường MA Dải
dưới – Lower Band : cũng có độ lệch chuẩn là 2, nhưng phía dưới đường MA
[14:29]
[14:29]
Giao Dịch Với Bollinger Bands Có Dễ Dàng ? Phải nói là dùng Bollinger Bands, giao dịch cực
kỳ dễ dàng và nhanh chóng. Bạn xem hình dưới :
[14:29]

[14:30]
Bạn thấy đấy, rất dễ phải không nào, vì giá luôn nằm giữa Dải Trên và Dải Dưới, nên ta có thể
dể dàng đoán trước được hướng đi của giá. Chỉ cần giá chạm Dải Dưới thì ta đặt lệnh BUY, còn
nếu giá chạm Dải Trên thì ta đặt lệnh SELL. Đây Là Một Phương Pháp Giao Dịch Hoàn Toàn
Sai Lầm(đã chỉnh sửa)
[14:30]
uy chúng ta có thể nhìn ra cách di chuyển của giá, nhưng đó là đường giá của quá khứ, chúng ta
không thể nào dự đoán được hướng đi của giá chỉ dựa vào Bollinger Bands. Khi đường giá chạm
vào Dải Trên, hoặc Dải Dưới, chỉ là báo hiệu tại đó sắp có sự thay đổi về hướng đi của đường
giá, chưa phải là tín hiệu vào lệnh. Bollinger Bands không hoạt động một mình, mà nó là một
công cụ hỗ trợ và kết hợp cùng với các chỉ báo khác như : MACD, RSI, …. Hỗ Trợ và Kháng
Cự, Xu Hướng Thị Hướng, ….. các mô hình giá ….
[14:30]
Giao Dịch Theo Xu Hướng Với Bollinger Bands Dù dùng bất cứ công cụ hay chỉ báo nào để
giao dịch, ta đều phải xác định xu hướng thị trường trước. Việc xác định đúng xu hướng sẽ
giúp ta áp dụng chiến lược giao dịch một cách đúng đắn và tránh được rủi ro.(đã chỉnh sửa)
[14:31]
Sau khi xác định được xu hướng của thị trường, chúng ta sẽ giao dịch theo xu hướng và dùng
Bollinger Bands để tìm điểm vào lệnh. Hình dưới là ví dụ giao dịch xu hướng với bollinger
bands.
[14:31]

[14:32]
Nếu xu hướng đang tăng, ta sẽ đợi giá hồi về Dải Dưới của Bollinger Bands và vào lệnh BUY.
Ngược lại, với xu hướng giảm, ta sẽ đặt lệnh SELL khi giá hồi về vùng Dải Trên của Bollinger
Bands. Đặc biệt là Bollinger Bands giúp việc giao dịch trong thị trường không xu hướng (giá
sideway) trở nên dễ dàng hơn, xem hình dưới :(đã chỉnh sửa)
[14:32]

[14:32]
Với thị trường sideway, bạn sẽ dễ dàng vào lệnh BUY khi giá chạm Dải Dưới rồi ngay lập tức có
thể SELL ngay tại Dải Trên để kiếm lợi nhuận.
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
rsi
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #rsi!


Đây là sự khởi đầu của kênh #rsi.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021

[14:33]
RSI LÀ GÌ ? HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHỈ BÁO RSI TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO(đã
chỉnh sửa)
[14:34]
RSI Là Gì ? RSI (Relative Strength Index) được coi là một chỉ số tương đối đo lường tốc độ
và sự thay đổi trong xu hướng giá. RSI có giá trị từ 0 – 100. Nếu RSI vượt trên 70, được gọi là
Quá Mua (Over Bought) Nếu RSI vượt xuống 30, được gọi là Quá Bán (Over Sold) RSI còn
hữu dụng khi tìm thấy sự phân kỳ, khi chỉ số vượt qua đường trung bình, khi nó tạo đỉnh tạo đáy.
[14:34]
Công Thức Tính RSI : RSI=100-[100/(1+RS)] RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày /
Trung bình giá đóng cửa giảm của x ngày. Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo
đồ thị hàng ngày và dùng giá đóng cửa để tính
[14:34]
Bạn không cần tìm hiểu sâu về công thức tính toán RSI làm gì, vì các cộng cụ hỗ trợ giao dịch đã
có sẵn, chỉ cần biết cách sử dụng thôi là được. Giao Dịch Khi RSI Vào Vùng Quá Mua và Quá
Bán Khi RSI giao động vượt ra khỏi ngưỡng 70 có nghĩa là nó đang được mua quá nhiều, hay
còn gọi là quá mua. Trường hợp này ta nên cân nhắc bán ra hoặc đứng ngoài thị trường ko mua
nữa. Khi RSI giao động vượt ra khỏi ngưỡng 30 có nghĩa là nó đang được bán quá nhiều, hay
còn gọi là quá bán. Các bạn nên cân nhắc mua vào, hoặc đứng ngoài thị trường không nên bán
nữa.
[14:34]
Lưu ý : Đây chỉ là tín hiệu có sự thay đổi của thị trường, không đảm bảo 100% giá sẽ đảo chiều
tại vùng Quá Mua hay Quá Bán
[14:34]

[14:35]

[14:35]
Xác Định Xu Hướng – Hỗ Trợ – Kháng Cự – Mô Hình Giá Cho RSI
[14:35]
Không chỉ giá, mà ngay cả RSI ta cũng có thể được xác định xu hướng, hỗ trợ và kháng cự
hay thậm chí là mô hình giá cho chính nó. Kỹ thuật này được nhiều cao thủ áp dụng để phát
hiện sớm sự đảo chiều của xu hướng giá. Nếu RSI phá gãy đường xu hướng hoặc phá vỡ kháng
cự / hỗ trợ của chính nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá có sự thay đổi, khả năng cao là đảo
chiều.(đã chỉnh sửa)
[14:35]
[14:35]
Bạn vui lòng đọc chú thích trên hình về các mô hình giá.
[14:36]

[14:36]
Giao Dịch Với Tín Hiệu Phân Kỳ Của RSI Đây là một trong những kỹ thuật phân tích tương
đối phức tạp được tin dùng nhiều bởi các trader chuyên nghiệp. Dùng để xác định xu hướng giá
sẽ tiếp tục hay sẽ đảo chiều. Phân Kỳ Thường – Regular Divergence Phân kỳ thường trong
chỉ báo RSI là : Khi giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI lại tạo đỉnh thấp hơn. Khi giá tạo đáy thấp
mới nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn. Đây là sự lệch pha giữa Giá và RSI. Cho ta biết rằng sức
mạnh của giá đã yếu dần và có thể xuất hiện đảo chiều.
[14:37]
Phương pháp này thường được dùng để xác định sự đảo chiều của một xu hướng.
[14:37]

[14:37]
Phân Kỳ Kín – Hidden Divergence Phân kỳ kín trong chỉ báo RSI là : Khi giá tạo đỉnh thấp
nhưng RSI lại tạo đỉnh cao Khi giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp Phương pháp này
thường được dùng để xác định xu hướng đó có tiếp tục hay không.
[14:37]
[14:37]
Xác Định Xu Hướng Giá Với RSI Quanh Giá Trị 50 RSI là có thể được dùng để xác định xu
hướng cho đường giá. Nếu bạn cảm thấy rằng xu hướng trên đường giá đang hình thành, thì hãy
kiểm tra lại giá trị của RSI xem nó đang ở trên hay dưới 50. Nếu đường giá đang hình thành xu
hướng tăng, thì RSI nên nằm trên 50 Nếu đường giá đang hình thành xu hướng giảm, thì RSI nên
nằm dưới 50(đã chỉnh sửa)
[14:38]

[14:38]
Như hình trên, đường giá đã giảm trước đó, và bây giờ ta kiểm tra thấy RSI đang cắt dưới vùng
50, nên khả năng cao là giá sẽ tiếp tục giảm nữa.
[14:38]
Một Số Ví Dụ Minh Họa Thêm Về RSI
[14:38]
[14:38]

Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.


vnd
#5116
chỉ-báo-stochastic-oscillator
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #chỉ-báo-stochastic-


oscillator!
Đây là sự khởi đầu của kênh #chỉ-báo-stochastic-oscillator.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021

[14:39]
STOCHASTIC OSCILLATOR LÀ GÌ ? Stochastic Oscillator là một chỉ báo đo độ giao
động, nó cho ta biết khi nào là OverSold (quá bán) và OverBought (quá mua). Mỗi chỉ báo
Stochastic sử dụng hai đường, % K và %D. Có hai đường Stochastic: Slow Stochastic và Fast
Stochastic. Sự khác biệt của hai đường này được thể hiện ở cách tính hai đường %K và %D.
Đường Slow Stochastic chậm và nhẵn hơn đường Fast Stochastic.
[14:40]
Giao Dịch Với Stochastic Khi Quá Mua và Quá Bán Stochastics tạo ra tín hiệu mua khi
Stochastic nằm dưới 20 (vùng quá bán) và đường %D cắt đường %K đi lên. Stochastics cho tín
hiệu bán khi nằm trên 80 (vùng quá mua) và đường %D cắt đường %K đi xuống.
[14:40]
[14:40]

[14:40]
Tuy nói là đơn giản như vậy, nhưng bạn phải biết cách sử dụng cho phù hợp, vì không phải lúc
nào nó cũng đúng như vậy. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn : Giao dịch Stochastic khi
thị trường Sideway Với thị trường sideway, chỉ báo này khá chính xác đó. Nhưng cái quan
trọng là bạn phải xác định được thị trường đang có trend hay sideway nhé, và xác định được hỗ
trợ và kháng cự của vùng sideway này.
[14:41]
Xem thêm 2 bài này : #xác-định-hỗ-trợ-và-kháng-cự
[14:41]
#xác-định-hỗ-trợ-và-kháng-cự
[14:42]
[14:42]
Bạn để ý các vòng tròn xanh dương trên đường giá và Stochastic rồi chứ, để ý các đường xanh lá
nữa, đó là hỗ trợ và kháng cự đó. Giao dịch Stochastic khi thị trường có trend Như ở trên, sau
khi bạn đã biết xu hướng thị trường rồi, bạn cần giao dịch theo xu hướng, không được giao dịch
ngược lại, cho dù tín hiệu Stochastic đã báo.
[14:42]

[14:42]
Như bạn thấy ở hình trên, đang là xu hướng giảm, bạn chỉ đợi khi Stochastic báo SELL, thì bạn
mới cẩn thận kiểm tra đường giá và mới vào lệnh SELL.
[14:42]
[14:42]
Tương tự cho xu hướng tăng, bạn chỉ nên giao dịch BUY theo xu hướng, và theo tín hiêu báo
lệnh của Stochastic. Stochastic còn có một cách sử dụng theo sự phân kỳ, nhưng mình thấy nó
không hiệu quả và chính xác bằng khi dùng RSI, nên mình sẽ bỏ qua phần này.
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
top-5-mo-hinh-gia-dao-chieu
Tìm kiếm

Chào mừng bạn đến với #top-5-mo-hinh-gia-


dao-chieu!
Đây là sự khởi đầu của kênh #top-5-mo-hinh-gia-dao-chieu.

Khải Bầu Trời — 17/07/2021

[14:43]
TOP 5 MẪU MÔ HÌNH GIÁ ĐẢO CHIỀU MÀ MỘT TRADER PHẢI BIẾT(đã chỉnh sửa)
[14:44]
Đây là những mô hình giá mà bất cứ Trader nào cũng phải nắm rõ, ngay cả với những trader
chuyên nghiệp. Những mô hình giá này thường xuyên lặp đi lặp lại, nó sẽ giúp chúng ta nắm bắt
ngay được diễn biến thị trường tại thời điểm đó. Tất nhiên là bạn đừng mong nó hoàn toàn chính
xác như vậy, nó chỉ là một cơ sở để góp phần giúp bạn đưa ra quyết định đặt lệnh của mình.
[14:44]
Mô hình vai đầu vai (Head And Shouder) Mô hình này có 2 kiểu là Thuận và Ngược. Vai
Đầu Vai Thuận Là giá đang xu hướng tăng sẽ đảo chiều thành xu hướng giảm.
[14:44]
[14:44]
Vai Đầu Vai Ngược Là giá đang xu hướng giảm sẽ đảo chiều thành tăng.
[14:44]

[14:45]
Bạn hãy để ý trên 2 mô hình kia có cái đường gọi là Neck Line, đó là đường hỗ trợ hoặc kháng
cự (đối với mô hình thuận nó là đường hỗ trợ, mô hình ngược nó là đường kháng cự). Khi mô
hình giá vai đầu vai được hình thành, thì khi giá chạm đường Neck Line này thêm lần nữa, thì
khả năng rất cao là nó sẽ tiếp tục bức phá đường Neck Line này và tiếp tục hành trình giá của
nó. Vậy thời điểm mà bạn đặt lệnh BUY/SELL chính là lúc nó chạm được Neck Line lần cuối.
Một số ví dụ tham khảo về mô hình vai đầu vai
[14:45]
[14:46]

[14:46]
Mô Hình Tam Giác (Triangle) Mô hình tam giác có 3 loại là : Tam Giác Tăng, Tam Giác
Giảm, Tam Giác Cân
[14:46]
[14:46]

[14:46]
Mô hình tam giác cân Là mô hình mà đáy của nó ngày một tăng dần, và đỉnh của nó ngày một
giảm dần. Thể hiện sự giằng co giữa bên BUY và bên SELL. Bạn hãy chờ đợi khi giá của nó
vượt ngưỡng (là vượt ra khỏi đỉnh tam giác) có thể lên hoặc xuống, thì lúc này bạn sẽ đặt lệnh
theo hướng của đường giá đó. Mô hình tam giác tăng Là mô hình mà đáy của nó ngày một tăng
dần lên, và đỉnh của nó hầu như là đi ngang. Thể hiện lực BUY mạnh hơn lực SELL. Thông
thường lúc này giá sẽ tăng, phá ngưỡng mà tiếp tục đi lên. Mô hình tam giác giảm Là mô hình
mà đỉnh của nó giảm dần và đáy của nó thì hầu như đi ngang. Thể hiện lực SELL mạnh hơn lực
BUY. Thông thường giá sẽ giảm, phá ngưỡng mà đi xuống. Một số ví dụ cụ thể cho Mô Hình
Tâm Giác
[14:46]
[14:46]

[14:46]
[14:47]
Mô Hình Giá Chữ Nhật
[14:47]

[14:47]
Mô hình chữ nhật cũng có 2 loại là : Tăng Giá và Giảm Giá Mô hình này xảy ra khi giá đi ngang
(gọi là sideway), giá sẽ giao động giữa 2 đường kháng cự và hỗ trợ, cho đến khi nào có hiện
tượng Breakout xảy ra (giá phá ngưỡng) thì lúc này bạn có thể đặt lệnh theo đường giá đó. Mô
Hình 2 Đỉnh – 2 Đáy
[14:47]

[14:47]
Mô hình này thể hiện một điều là đường giá không thể nào phá ngưỡng. Nó đã chạm ngưỡng lần
1 và bị hồi lại, nó lại tiếp tục cố gắng lần 2, nhưng cuối cùng cũng thất bại và đường giá bị đảo
chiều xu thế. Bạn muốn vào lệnh, thì vẫn phải chờ đợi khi xuất hiện điểm Breakout. Không cần
vội vàng hấp tấp. Ví dụ mô hình 2 đáy hoặc 2 đỉnh
[14:47]
[14:47]

[14:47]
Mô Hình Giá 3 Đỉnh hoặc 3 Đáy
[14:47]

[14:47]
Mô hình này không khác gì mô hình 2 đỉnh (2 đáy). Mô hình này chứng tỏ một điều là, bạn
không nên vội vã vào lệnh. Nếu bạn gấp gáp vào lệnh từ lúc nó 2 đỉnh là bạn cầm chắc thất bại
khi nó lại có 3 đỉnh. Dù 2 đỉnh/đáy, 3 đỉnh/đáy, hoặc nhiều hơn nữa thì cứ mặt kệ nó, đợi chờ là
hạnh phúc, phải xuất hiện điểm Breakout thì mới vào lệnh được. Đôi khi cẩn thận hơn là nên để
nó xuất hiện giá nến vượt điểm breakout.]
Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.
vnd
#5116
top-11-mo-hinh-nen-dao-chieu
Tìm kiếm

Khải Bầu Trời — 17/07/2021

[14:51]
Như trên hình bạn có thể thấy một nến được cấu tạo bởi 3 phần đó là : Bóng Nến Trên, Thân
Nến, Bóng Nến Dưới. Bây giờ ta tiếp tục tìm hiểu từng mẫu nến cho ra các tín hiệu đảo chiều.
Mẫu Nến Doji Doji là một mẫu nến cực kỳ hữu dụng, nó nói lên sự giằng co giữa bên bán và
bán mua, giữa tăng giá và giảm giá. Bởi vậy, nến Doji là tín hiệu sẽ có sự thay đổi về xu hướng,
nhưng nếu xu hướng cũ quá mạnh, nó vẫn sẽ tiếp tục xu hướng cũ. Doji là mẫu nến có giá đóng
cửa và mở cửa xấp xỉ như nhau
[14:51]
[14:51]
Ví dụ cho mẫu nến Doji:
[14:51]

[14:51]
Như ví dụ trên, nến Doji A thể hiện sự giằng co giữa bên BUY và SELL, đây là một tín hiệu đảo
chiều nên có một nến xanh tăng lên, nhưng vì trước đó có 2 nến đỏ giảm rất sâu và dài, thành ra
xu hướng giảm vẫn còn rất mạnh. Cho đến khi nến Doji B thì lực đảo chiều xu hướng mới đủ
mạnh.
[14:52]
Dragonfly Doji – Nến Doji Chuồn Chuồn Doji Dragonfly là mẫu đảo chiều tăng giá rất quan
trọng trong kỹ thuật sử dụng đồ thị nến, nó thường xảy ra tại đáy của một xu hướng giảm giá.
Mẫu Doji Dragonfly được tạo ra khi giá mở cửa, cao nhất và giá đóng cửa gần giống nhau hoặc
không có sự chênh lệch đáng kể. Quan trọng là Doji Dragonfly phải có 1 bóng dưới thật dài.
[14:52]
[14:52]
Ví dụ mẫu nến Dragonfly Doji
[14:52]

[14:52]
Với mô hình nến Dragonfly Doji sẽ có một sự kháng cự rất mạnh từ bên BUY, khiến cho sau đó
liên tục xuất hiện các nến xanh đang giằng co, thị trường trở nên không có xu hướng trong 1 lúc,
khi xuất hiện nến xanh dài khẳng định sự đảo chiều xảy ra. Gravestone Doji – Nến Doji Bia Mộ
Gravestone Doji là 1 mẫu nến đảo chiều quan trọng, nó chủ yếu xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng
giá. Được tạo ta khi giá mở cửa, giá thấp nhất và giá đóng cửa đều xấp xỉ hay chênh lệnh không
đáng kể. Phần quan trọng trong mẫu Gravestone Doji là phải có bóng trên dài.
[14:52]
[14:52]
Ví dụ :
[14:52]

[14:52]
Hammer – Mẫu Nến Búa Mẫu nến búa là một mẫu nến đảo chiều khá quan trọng, nó thường
xảy ra ở đáy của một xu hướng giảm giá. Mẫu Hammer có thể là nến xanh hoặc đỏ, được hình
thành khi giá mở cửa, giá đóng cửa, và giá cao nhất nằm gần nhau tạo nên một thân nến nhỏ.
Bóng nến dưới của mẫu Hammer khá dài, ít nhất là dài gấp 2 lần thân nến. Trong xu hướng
giảm, mẫu nến Hammer xanh có tín hiệu đảo chiều mạnh hơn là nến đỏ.
[14:52]
[14:52]
Ví dụ mẫu nến Hammer
[14:53]
\

[14:53]
Shooting Star – Mẫu Nến Sao Đổi Ngôi Là mẫu nến đảo chiều giảm giá, xảy ra ở cuối xu
hướng tăng giá. Mẫu Shooting Star được tạo ra khi giá mở cửa, giá thấp nhất, giá đóng cửa có
mức gần giống nhau. Ngoài ra nó còn có 1 bóng trên dài, có độ dài ít nhất là gấp 2 lần thân nến.
Mẫu nến màu đỏ có tín hiệu đảo chiều mạnh hơn mẩu nến màu xanh.
[14:53]
[14:53]

[14:53]
Bearish Engulfing – Mô Hình Nhận Chìm Suy Giảm Là một mô hình đảo chiều giảm giá,
gồm nến 1 là nến tăng giá, nến 2 là nến giảm với thân nến lớn hơn nhiều bao trùm cả thân nến 1
phía trước.
[14:53]
[14:53]
Biểu đồ dưới đây cho thấy một ví dụ hai Mô Hình Nhận Chìm Suy Giảm xảy ra vào cuối của chu
kỳ tăng
[14:53]

[14:53]
Bullish Engulfing – Mô Hình Nhận Chìm Tăng Trưởng Là một mô hình đảo chiều tăng giá,
có nến 1 là nến đỏ giảm giá, nến 2 là nến xanh tăng giá với thân nến lớn hơn và bao trùm lấy nến
1.
[14:54]
[14:54]
Biểu đồ dưới đây cho thấy một ví dụ của một Mô Hình Nhận Chìm Tăng Trưởng xảy ra vào cuối
của một xu hướng:
[14:54]
\

[14:54]
Dark Cloud Cover – Mô Hình Mây Đen Che Phủ Là mô hình đảo chiều xu hướng tăng thành
giảm, với nến giảm màu đỏ có giá mở cửa cao hơn nến xanh trước đó, và có giá đóng cửa thấp
hơn 1/2 thân nến của nến xanh.
[14:54]
[14:54]
Biểu đồ dưới là ví dụ cụ thể :
[14:54]

[14:54]
Piercing Line – Mô Hình Nến Xuyên Là một mẩu đảo chiều tăng giá, gồm 2 nến : nến 1 giảm và
nến 2 tăng. Mẫu Piercing xảy ra khi nến 2 màu xanh tăng có mức giá đóng cửa nằm trên 50%
thân nến giảm của nến 1 màu đỏ giảm.
[14:54]
[14:54]

[14:54]
Evening Star – Mô Hình Nến Sao Hôm Mẫu nến Evening Star là một mẫu nến đảo chiều giảm
giá, nó thường xảy ra tại đỉnh của một xu hướng tăng giá. Bao gồm 3 nến : nến 1 là nến tăng màu
xanh, nến 2 là nến thân nhỏ có thể là tăng (màu xanh) hoặc giảm (màu đỏ), nến 3 là nến giảm
màu đỏ.(đã chỉnh sửa)
[14:54]
[14:54]
Tín hiệu đảo chiều đầu tiên của mô hình nến này là nến thân nhỏ, nến này có thể là một nến
Doji, nến tăng, hoặc nến giảm. Nếu là nến giảm màu đỏ thì càng tốt, đây là một tín hiệu mạnh.
Nến màu đỏ thứ 3 mới là nến quyết định có thể vào lệnh hay không, nếu nến thứ 3 này mà giá
đóng cửa thấp hơn cả giá mở cửa của nến 1 thì rất là tuyệt. Ví dụ :(đã chỉnh sửa)
[14:55]

[14:55]
Mẫu Nến Harami Là một mẫu nến đảo chiều, gồm 2 nến cơ bản, nến lớn (tăng hoặc giảm) và
nến nhỏ (tăng hoặc giảm). Mẫu Harami được xem là tăng giá khi nến 1 là nến giảm màu đỏ lớn,
tiếp theo là một nến nhỏ hơn có thể là nến tăng hoặc nến giảm. Mẫu Harami được xem là giảm
giá khi nến 1 là nến tăng màu xanh, và nến nhỏ hơn tiếp theo có thể là nến tăng hoặc nến
giảm.(đã chỉnh sửa)
[14:55]
\
[14:55]
Ví dụ mẫu nến Harami
[14:55]

[14:55]
Morning Star – Mẫu Nến Sao Mai Là một mẫu nến đảo chiều, nó thường xảy ra ở xu hướng
giảm. Gồm 3 thành phần, nến 1 là một nến giảm, nến 2 là một nến thân nhỏ có thể là giảm hoặ
tăng, nến 3 là một nến tăng. Nến 2 là nến tín hiệu có sự đảo chiều, nến 3 là nến quan trọng quyết
định sự đảo chiều đó.
[14:55]
[14:55]

[14:55]
Mẫu Nến Tweezer Tops and Bottoms Mẫu Tweezer Top là mẫu nến đảo chiều giảm giá
thường thấy ở đỉnh của một xu hướng tăng, gồm 2 nến : nến 1 là nến tăng màu xanh, nến 2 là nến
giảm màu đỏ. Nến 1 có giá đóng cửa gần như bằng với giá mở cửa của nến 2, bóng nên trên của
2 nến gần như không có. Mẫu Tweezer Bottom là mẫu đảo chiều tăng giá thường thấy ở đáy của
1 xu hướng giảm giá. Gồm nến 1 là nến giảm màu đỏ, và nến 2 là nến tăng màu xanh. Bóng nến
dưới của 2 nến gần như không có, và giá đóng cửa của nến 1 gần như bằng với giá mở cửa nến 2.
[14:55]
[14:56]

Bạn không có quyền gửi tin nhắn vào kênh này.

You might also like