You are on page 1of 2

Ngọ Môn- nơi giao thoa giữa đế quyền và muôn dân xã tắc

Ngọ Môn năm cửa chín lầu.


Một lầu vàng, tám lầu xanh.
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh ….

Có bao giờ bạn đặt chân đến một nơi nào đó, rồi bỗng vô tình trong bị thôi miên trong bầu ám quyển, một cách
không thể kiểm soát được…
Cớ sao 9 lầu mà lại mang trong mình cái tên Ngũ Phụng Long ? Hôm nay, nhẹ nhàng một chút, tôi dẫn bạn đi
một vòng Ngọ Môn- nơi giao thoa giữa đế quyền và muôn dân xã tắc. Nhưng mà khoan, lướt xuống nhìn tấm
hình, bạn thấy gì ? Cô gái ấy rất đẹp ? Chuyện đương nhiên rồi, nhưng điều tôi muốn kể, những toà nhà đằng
sau ấy…

Ngũ Phụng Lâu, thực chất quần thể này có 5 toà lầu chính, con số tượng trưng cho quyền lực trung tâm theo
quan niệm của người xưa. Những hành lang kết nối các toà lầu được dựng mái tương ứng, tạo thành 4 toà lầu
phụ. Và chính con số 5 và con số 9 trong hào “cửu ngũ” trong quẻ Càn của kinh dịch tượng nghĩa “phi long tại
thiên” – tượng trưng cho quyền lực “chí cao vô thượng” của các bậc Đế Vương trong xã hội phong kiến xưa.
Tòa lầu chính nơi đặt ngai của Hoàng Đế khi dự lễ, được lợp ngói màu vàng ( gọi là ngói Hoàng lưu ly), các bộ
mái còn lại ở hai bên được lợp ngói màu xanh ( gọi là ngói Thanh lưu ly). Hình thức và màu sắc của các viên
ngói thể hiện thuyết Âm- Dương trong quan niệm xưa. Một điểm đặc biệt nữa đó chính là Phụng Lâu được tính
toán để được dựng đứng trên đúng 100 cây cột, tượng trưng cho bá tánh, cho trăm họ, đang nâng đỡ, đang
gìn giữ cái triều đình này, cho chính đất nước Đại Nam này. Phải chăng một giá trị nhân văn đã được ẩn mình
trong Ngũ Phụng – sự tồn vong của một vương triều chính là ở trong tay của quần chúng nhân dân.

Qua nhiều biến thiên thời cuộc, Ngọ Môn là một trong những công trình hiếm hoi còn vẹn nguyên, còn đúc tụ
linh khí núi sống, mặc cho những triều đại hưng đế dâu bệ vô thường. Có điều mỗi lần về với Ngọ Môn, tôi lại
mang trong mình một ẩn trạng, lúc thì kiêu sa như tâm thế của Mẫu Nghi Thiên Hạ, có khi lại là tiếng thở thắt
ngực, đẫm màu mất mát của bậc Đế Vương lâm nguy. Đúng là:
Những khoảnh khắc còn sót lại
Cái cớ để dành cho những lần viếng thăm sau…

Xét về điện kế của người xưa, về theo quan điểm của người xưa thì đó là cổng duy nhất dành cho Hoàng Đế,
không thể có một địa vị nào mà chư hầu có thể làm đến, và chính con số 5 và 9 ấy thảo khử ngụ trong thẻ Càn
của kinh dịch: phi long tại thiên- rộng bay lên trời, vị tri của hoàng đế đại nam là vị trí hoàng đế tối cao, không
thể thua kém bất kì vị trí nào

1 lầu vàng, 8 lầu xanh, biểu hiện cho sự trung ương của vị Hoàng Đế và xung quanh là 4 phương 8 hướng đều
phải chầu về

Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu, vì sao 9 lầu mà lại mang tên ngũ phụng long, bởi thực chất quần thể này có 5 toà lầu
chính, con số tượng trưng cho quyền lực trung tâm theo quan niệm của người xưa, những hành lang kết nối
các toà lầu được dựng mái tương ứng, thành 4 toà lậu phụ. Tòa lầu chính được lợp ngói vàng, là nơi Vua ngự
mỗi khi tổ chức sự kiện, xung quanh đều lợp ngói xanh, ngũ phụng lâu được tính toán để được dựng đứng trên
đúng 100 cây cột, những hàng cột vững vàng đến mức bão .. 1904, làm gãy cây cầu thép trường tiền, mà lầu
ngũ phụng vẫn uy nghi, 100 cái cột tượng trưng cho bá tánh, tượng trưng cho 100 họ, đang nâng đỡ, đang gìn
giữ cái triều đình này, chính đất nước Đại Nam này- sự tồn vong của một vương triều do chính quần chúng
nhân dân quyết định

Trên nền đài Ngọ Môn có lầu Ngũ Phụng với 9 bộ mái, riêng bộ mái chính giữa- nơi đặt ngai của Hoàng Đế khi
dự lễ, được lợp ngói màu vàng ( gọi là ngói Hoàng lưu ly), các bộ mái còn lại ở hai bên được lợp ngói màu xanh
( gọi là ngói Thanh lưu ly). Hình thức và màu sắc của các viên ngói thể hiện thuyết Âm- Dương trong quan niệm
xưa. Các bộ mái này tạo thành hình tượng của 5 con chim phụng đang bay lên- biểu tượng của thời thái bình,
thịnh trị
Qua nhiều biến thiên thời cuộc , Hoàng Thành Huế bị phá huỷ, ngọ môn là một trong những công trình hiếm
hoi còn vẹn nguyên, phải chăng bởi đây là biểu tượng đúc tụ linh khí núi sông không thể bị huỷ hoại mặc cho
những triều đại hưng đế dâu bệ vô thường
Lễ Ban Sắc, Ban Lịch
Nghi lễ cuối cùng của triều nguyễn, đánh dấu sự chấm dứt chế độ quân chủ trên đất nước ta, vua Bảo Đại
tuyên chiếu thoái vị, 30-8-1945

You might also like