You are on page 1of 2

“Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng”

-Chế Lan Viên-


Sông Bạch Đằng xưa nay không chỉ là một dòng sông của một vùng đồng bằng
văn hoá mà còn là dòng sông của âm nhạc, thơ ca. Dòng sông là nguồn thi hứng
vĩ đại cho nhiều thi sĩ, là nét mực chấm phá lên nhiều kiệt tác oai hùng. Dòng
chảy của sông Bạch Đằng là dòng chảy thời gian, lịch sử hào hùng của dân tộc
và cả những triều đại đã qua. Dòng sông thiêng liêng ấy đã hoá thân vào “Phú
Sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu mang theo hình tượng hùng vĩ, tráng lệ.
Không chỉ dừng lại ở đó, Phú Sông Bạch Đằng còn là tiếng nói về……
“Bạch Đằng Giang Phú” được xem là áng thiên cổ hùng văn, một kiệt tác đỉnh
cao của thể phú. Bài thơ được viết theo thể phú cổ, có trước thời Đường, có vần
điệu, không ghép đối, gần giống như bài văn xuôi dài. Nguyên tác bài thơ được
viết bằng chữ Hán, lấy cảm hứng từ hào hùng và bi tráng khi tác giả là trọng
thần của nhà Trần, lúc vương triều đang có biểu hiện suy thoái, có dịp du ngoạn
Bạch Đằng - một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh
và Hải Phòng - di tích lịch sử lừng danh. Tác giả vừa tự hào, vừa hoài niệm nhớ
tiếc anh hùng xưa. Bài phú có bố cục như những bài phú khác, gồm có bốn
phần. Đến với phần đầu của tác phẩm….
“Giương buồm giong gió chơi vơi
Lướt bể chơi trăng mải miết”
Mở đầu bài thơ là lời tự giới thiệu về thú tiêu dao của nhân vật khách. Chỉ trong
hai câu thơ mà không gian như mở rộng ra trước mắt người đọc, nào biển cả
mênh mông, nào trăng núi hữu tình. Qua tất cả những từ ngữ được sử dụng, ta
cảm nhận được sự tự do tự tại của nhân vật khách. Dường như tâm hồn này
không gì có thể trói buộc được. Mang trong mình sự khoáng đạt, rộng mở, tự do,
vị khách ngao du khắp nơi, khách “giương buồm” “lướt bể” để thăm thú, thưởng
ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên. Như vậy, người khách này là người có thú vui
thưởng ngoạn.
“Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi,
Đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.”
Giọng thơ sang sảng đúng với khí chất của nhân vật khách. Qua phép liệt kê, các
danh lam thắng cảnh nổi bật trong điển tích của Trung Quốc dần hiện lên. Thời
gian chuyển tiếp nhanh chóng, liên tục từ địa danh này đến địa danh khác khiến
người đọc hiểu rằng tác giả không thực sự đến với những địa điểm này. Tác giả
đã “ghé thăm” những nơi này qua trí tưởng tượng phong phú của mình, qua
những “chuyến viễn du” qua sách vở. Điều này chứng tỏ vị khách là người có
vốn hiểu biết sâu rộng, có tình yêu và sự say đắm thưởng ngoạn dành cho thiên
nhiên kì vỹ. Bên cạnh đó, ta còn cảm nhận được hoài bão lớn lao “nơi có người
đi đâu mà chẳng biết”. Nhà thơ tự hào khẳng định vốn hiểu biết về cảnh sắc
thiên nhiên của mình dù chỉ là vẻ đẹp trên những con chữ. “Tráng chí bốn
phương” của vị khách ẩn trong từng câu chữ. Người khách này đã đi qua những
cảnh sắc kì vỹ của thiên nhiên trên trang giấy nhưng người vẫn muốn đi nữa, đi
mãi, đến gặp những vẻ đẹp mà khách chưa từng được nhìn thấy tường tận. Ông
học theo Tử Trường- Tư Mã Thiên- nhà sử gia nổi tiếng của Trung Quốc đi
ngao du khắp nơi để hoà mình vào thiên nhiên, để nghiên cứu lịch sử, trau dồi
học vấn, tri thức của bản thân.
Tiếp đến, những địa danh gắn bó với sông Bạch Đằng, tiêu biểu cho thời khác
oai hùng của lịch sử nhẹ nhàng xuất hiện trong hành trình của khách:
“Qua cửa Đại Than,
Ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng,
Thuyền bơi một chiều.”
Không giống Nguyễn Bỉnh Khiêm đi tìm thiên nhiên để bày tỏ đạo lý nhàn,
cũng không như Cao Bá Quát tìm về thiên nhiên để bộc lộ nỗi niềm chua xót,
bất đắc trí, Trương Hán Siêu đến với non sông, gấm vóc của quê hương với trái
tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào dân tộc, mong muốn tìm hiểu về
những chiến tích hào hùng năm nào. Thủ pháp liệt kê đã bày ra trước mắt ta
cảnh sông núi non nước hữu tình, soi vào đấy ta lại thấy niềm tự hào của tác giả.
Và rồi sông Bạch Đằng đã xuất hiện ở ngay trước mắt:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc,
Phong cảnh ba thu.”

You might also like