You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH


…………………………

TRẦN TẤN PHÁT

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ THỤ ĐỘNG ĐÁP ỨNG TIỆN NGHI


NHIỆT CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
……………………………

TRẦN TẤN PHÁT

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ THỤ ĐỘNG ĐÁP ỨNG TIỆN NGHI


NHIỆT CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : KIẾN TRÚC


Mã số : 8580101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS.KTS. TRẦN HỮU ANH TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Mặc dù trong những năm gần đây chất lượng xây dựng và thiết
kế trường học ở TP. HCM đã được nâng cao và cải thiện, nhưng hầu
hết các trường học đang tồn tại đều xây dựng mà không tính đến sự
thoải mái nhiệt của học sinh và chủ yếu sử dụng biện pháp sử dụng
hệ thống ĐHKK để tăng sự thoải mái nhiệt đã trở nên phổ biến hơn ở
các trường học, đặc biệt là ở các trường đại học, nơi có mức tiêu thụ
năng lượng cao. Một nhiệm vụ đang thách thức kiến trúc sư là làm
thế nào để giải quyết các vấn đề xây dựng thực tế về hiệu quả năng
lượng và tài nguyên thiên nhiên đồng thời đảm bảo sự thoải mái về
nhiệt cho người sử dụng trong các trường đại học.
Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp thiết kế thụ động đáp
ứng tiện nghi nhiệt cho trường đại học tại TP. HCM” như là một
tài liệu hướng dẫn thiết kế không chỉ đáp ứng tiện nghi nhiệt cho các
trường đại học mà còn tránh việc phụ thuộc vào các nguồn năng
lượng từ đó tạo ra mô hình giáo dục bền vững trước các tác động
BĐKH, ô nhiễm môi trường và khủng hoảng năng lượng.
2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu liên quan
Về các ấn phẩm xuất bản
Quyển sách: “Nhà thụ động: chủ động cho sự tiện nghi” (“Active
for more comfort: Passive House) [70] của iPHA.
Quyển sách: “Ngôi nhà của bạn” (“Your home”) [46] được viết
bởi các kiến trúc sư, nhà thiết kế và kỹ sư người Úc.
Quyển sách: “Kiến Trúc Sinh Khí Hậu” (“Thiết Kế Sinh Khí Hậu
Trong Kiến Trúc Việt Nam”) của PGS.TS.Phạm Đức Nguyên [22]
2

Quyển sách “Thông gió tự nhiên trong nhà ở” [29] do KTS. Hà


Nhật Tân biên dịch theo bản tiếng Anh của tác giả Terry S. Boutet.
Quyển sách: “Nhiệt và khí hậu kiến trúc” [11] do Phạm Ngọc
Đăng (chủ biên)
Về luận án tham khảo
Bài nghiên cứu: “Phân tích nguyên lý thiết kế bị động và những
đặc điểm không gian đơn nhất vốn có trong nhà ở bản địa và sự áp
dụng của chúng vào thiết kế nhà ở cao tầng đương đại ở Việt Nam”
của tác giả Lê Thị Hồng Na [76].
Bài nghiên cứu “Nhà ở bền vững tại Việt Nam: Chiến lược thiết
kế ứng phó với khí hậu tối ưu hóa sự thoải mái nhiệt” của tác giả
Nguyễn Anh Tuấn [83].
Về luận văn tham khảo
Luận văn Thạc sĩ “Phương pháp thiết kế thụ động và khả năng
ứng dụng vào thiết kế chung cư cao tầng tại TP. HCM” của tác giả
Trần Hoàng Liên [18]
Luận văn Thạc sĩ “Thông gió tự nhiên trong kiến trúc nhà ở dân
gian Tây Nam Bộ)” của tác giả Mai Đỗ Cao Tâm [28].
Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp kiến trúc cải thiện vi khí hậu trong
nhà phố tại TP. HCM” của tác giả Trần Thị Thùy Trang [34].
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở khoa học liên quan đến điều kiện tiện nghi
nhiệt, đặc biệt chú trọng điều kiện tiện nghi nhiệt đối với đối tượng
sinh viên đại học tại Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp thiết kế thụ động có khả năng áp dụng
vào các thiết kế trường đại học tại TP. HCM nhăm tạo ra môi trường
tiện nghi nhiệt thoải mái cho người sử dụng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3

Đối tượng nghiên cứu: Kiến trúc trường đại học tại TP. HCM.
Giới hạn về vấn đề nghiên cứu: luận văn sẽ đi vào giới thiệu,
phân tích những nội dung thuộc về và liên quan các giải pháp kiến
trúc thụ động năng lượng nhăm tăng cường tiện nghi nhiệt trong các
không gian học tập trong nhà của trường đại học là chính từ đó đưa
ra giải pháp ứng dụng, không đi sâu vào nghiên cứu nguyên lý thiết
kế, dây chuyền công năng sử dụng công trình trường đại học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thống kê số liệu
Phương pháp điền dã
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp sơ đồ hóa

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


1.1. Tổng quan thiết kế thụ động
1.1.1. Khái niệm thiết kế thụ động, kiến trúc thụ động
“Thiết kế thụ động là thiết kế tận dụng các điều kiện thuận lợi
của khí hậu để duy trì dải nhiệt độ tiện nghi trong nhà. Thiết kế thụ
động làm giảm hoặc loại bỏ nhu cầu sưởi ấm hay làm mát phụ
trợ”[152].
Kiến trúc thụ động là khoa học thiết kế công trình, sử dụng các
giải pháp quy hoạch địa điểm và thiết kế kiến trúc tận dụng tối đa lợi
thế của khí hậu của địa phương để sưởi ấm, làm mát và thông gió
cho công trình một cách tự nhiên nhăm đảm bảo môi trường tiện
4

nghi trong nhà và tạo điều kiện cho các hệ thống kỹ thuật sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả năng lượng [15].
1.1.2. Lịch sử hình thành
Được nhắc đến đầu tiên với thuật ngữ “Passivhaus” (“Ngôi nhà
thụ động” – theo tiếng Đức), phát triển bắt đầu ở Đức vào năm 1996
từ một cuộc trò chuyện giữa tiến sĩ Bo Adamson, trường đại học
Lund, Thụy Điển với nhà vật lý học - tiến sĩ Wolfgang Feist. Năm
1991, mẫu Passivhaus đầu tiên được xây dựng thử nghiệm ở thành
phố Darmstadt Kranichstein, Đức. Cho đến ngày nay, hàng chục
ngàn công trình áp dụng tiêu chuẩn thiết kế thụ động đã được xây
dựng trên toàn thế giới, mở rộng ra nhiều thể loại công trình không
riêng gì thể loại nhà ở như: trường học, bệnh viện, nhà sinh hoạt
cộng đồng, thể dục thể thao…
1.1.3. Các phương pháp thiết kế thụ động tại Việt Nam
Quy hoạch tổng thể công trình: Chính là xác định vị trí của
công trình phù hợp với các yếu tố địa hình, hướng nắng, hướng gió
phù hợp với điều kiện khí hậu nơi xây dựng.
Hình khối công trình: Một tòa nhà có hình dạng tối ưu là khi có
thể giảm thiểu các tác động các BXMT từ môi trường bên ngoài vào
trong công trình. Với cùng một khối tích công trình sẽ có thể có
nhiều hình dạng khác nhau.
Vỏ bao che công trình: Vỏ bao che của công trình kiến trúc là
một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến môi trường VKH bên
trong cũng như bên ngoài nhà; hạn chế tác động của BXMT, đồng
thời đảm bảo tiện nghi thoải mái cho người sử dụng bên trong.
Cây xanh măt nươc: Tăng tối đa diện tích che phủ bởi cây xanh
và bố trí hồ nước là biện pháp hữu hiệu để làm giảm hiệu ứng "đảo
nhiệt đô thị", giảm hấp thụ nhiệt từ BXMT và tạo độ ẩm. Bên cạnh
5

đó, bóng cây đổ lên công trình còn giúp cho việc làm mát các bề mặt
vỏ bao che [13]. Mặt nước trong công trình có tác dụng tạo chênh
lệch áp lực gió, tạo điều kiện để thông gió. Ngoài ra, mặt nước còn
tạo cảm giác dễ chịu, mát mẻ, tiện nghi không chỉ về nhiệt mà còn
tiện nghi về tâm lý cho người tận hưởng [30].
Công nghệ, vật liệu: Pin năng lượng mặt trời, Kính cách nhiệt,
vật liệu có khả năng hấp thụ nhiệt thấp,…
Màu sắc: sử dụng màu sáng
1.2. Tổng quan tiện nghi nhiệt
1.2.1. Khái niệm tiện nghi nhiệt và vai trò của nó
Tiện nghi nhiệt được định nghĩa là: điều kiện thoải mái về tinh
thần của con người với môi trường nhiệt [2].
sự thoải mái về nhiệt không chỉ liên quan trực tiếp đến vấn đề
sức khỏe, sự hài lòng của người sử dụng, liên quan đến năng suất
làm việc mà hơn nữa tiện nghi nhiệt còn ảnh hưởng đáng kể đến
lượng tiêu thụ năng lượng của tòa nhà và tác động môi trường của
một hệ thống tòa nhà.
1.2.2. Các thành tố cấu thành tiện nghi nhiệt
Trong môi trường xây dựng, có sáu yếu tố chính ảnh hưởng đến
cảm giác nhiệt của một người sử dụng, bao gồm: nhiệt độ không khí,
nhiệt độ bức xạ trung bình, độ ẩm tương đối, lưu thông không khí
(gió), quá trình sản sinh nhiệt trao đổi chất và quần áo. Bên cạnh đó,
cảm nhận chủ quan về nhiệt có thể khác nhau ở mỗi người do đến sự
khác biệt về giới tính, tuổi tác, sự thích nghi, theo mùa và nhịp sinh
học và nhiều yếu tố khác.
1.2.3. Thích ứng nhiệt của con người
Về cơ bản có ba loại thích ứng nhiệt, đó là: hành vi, sinh lý và
tâm lý.
6

1.2.4. Sự khác biệt về thích ứng nhiệt của con người


Bao gồm sự khác biệt cá nhân, sự khác biệt giới tính sinh học và
sự khác biệt về khu vực.
1.2.5. Vùng tiện nghi nhiệt của con người
Vùng tiện nghi nhiệt của các vùng khí hậu: mức tiện nghi nhiệt
của một người mặc quần áo tiêu chuẩn, ít vận động và độ ẩm vừa
phải vào khoảng 25,5 °C đến 26 °C (± 1,7 °C). Phạm vi này có vẻ
giống nhau trên toàn thế giới, bất kể sự khác biệt về khí hậu, dân tộc
và bối cảnh văn hóa.
Vùng tiện nghi nhiệt tại Việt Nam: vùng tiện nghi nhiệt của nước
ta có giới hạn độ ẩm từ 20%-90%, nhiệt đô không khí từ 20- 35ºC
[22].
1.3. Tổng quan thiết kế trường Đại học
1.3.1. Bố cục tổng măt bằng
Nhìn chung có thể phân chia các dạng tổ chức bố cục mặt băng
trường đại học thành các nhóm sau: Bố cục hợp khối, bố cục phân
tán, bố cục hỗn hợp.
1.3.2. Tổ chức măt bằng
Tổ chức mặt băng hành lang bên và hành lang giữa
1.3.3. Hình khối kiến trúc
Mỗi một trường đại học đều cần có triết lý đào tạo của nhà
trường và các hình khối kiến trúc phải góp phần phản ánh triết lý đào
tạo của ngôi trường đó. Hình khối thể hiện sự nghiêm túc, chính xác,
chuẩn mực trong các trường kỹ thuật hay bay bổng kích thích sáng
tạo trong các trường nghệ thuật tùy theo tính chất của mỗi trường,
triết lý học tập đào tạo của mỗi trường mà nó thể hiện.
1.3.4. Vỏ bao che
7

Trong vài thập kỷ trước, lớp vỏ công trình của các trường đại học
đơn giản chỉ là lớp tường gạch sơn màu hay bao gồm những tấm
chắn nắng có thể đóng mở nhăm cải thiện chất lượng che nắng, chiếu
sáng và thông gió cho bên trong công trình. Hiện nay, lớp vỏ công
trình ngày càng phức tạp hơn bao gồm nhiều lớp với nhiều chức
năng, các hệ lam đóng mở tự động theo chuyển động mặt trời, bổ
sung bởi các giải pháp thiết kế thụ động sử dụng năng lượng mặt trời
và tích hợp các hệ thống kỹ thuật khác (như hệ thống điều khiển tòa
nhà) nhăm giảm thiểu sử dụng năng lượng cho công trình.
1.3.5. Bố trí cây xanh, măt nươc
Thực tế cho thấy cây xanh, mặt nước có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng không những góp phần xây dựng môi trường xanh – sạch - đẹp
trong trường học mà còn có các tác dụng điều hòa VKH xung quanh,
tạo môi trường để thực hiện các nội dung về phát triển nhận thức,
ngôn ngữ, cảm xúc, thẩm mỹ và giúp cho việc học tập bớt căng
thẳng.
1.3.6. Công nghệ, vật liệu
Ngày càng nhiều trường đại học tích hợp các công nghệ tiên tiến
sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời hay các tuabin gió nhỏ để
tạo ra điện năng sử dụng cho công trình, sử dụng vật liệu PCM để
lưu trữ năng lượng. Tích hợp hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu
hồi nhiệt, thu năng lượng mặt trời thu nước mưa, hấp thụ khí CO2,
các công nghệ tự động đóng mở, điều khiển các lớp bao che để tận
dụng hay tránh tác động bất lợi từ thời tiết,…
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1. Điều kiện tự nhiên TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí vĩ độ: 10,47 ° Bắc, kinh độ:
106,4 °Đông . TP. HCM năm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (hình
8

2.01), có 2 mùa ro rệt trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến Tháng 11 [8].
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở TP. HCM là khoảng 27 °C và
trung bình tối thiểu nhiệt độ trên 20 °C. Do tác động rất lớn của
BXMT nên nhiệt độ ở TP. HCM thường ở mức cao. Nhiệt độ cao
nhất trong năm xảy ra vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 5. Nhiệt độ
trung bình cao nhất là 35,4 °C vào tháng 3 [9].
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm ở TP. HCM khá cao vào
khoảng 74%[9].
TP. HCM năm trong vùng khí hậu có lượng mưa trung bình hàng
năm cao - khoảng 1949mm [8].
Có 4 hướng gió chính ở TP. HCM: Nam, Đông Nam, Đông Bắc,
Tây Nam [8].
Do vị trí TP. HCM năm ở nội chí tuyến Bắc nên tổng lượng
BXMT khá cao 160 Kcal/cm2. TP. HCM chịu BXMT nhiều ở các
hướng Đông, Tây và Nam [8].
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt ảnh hưởng đến nhận thức, tâm lý
của con người.
Nhiệt độ và độ ẩm cao ảnh hưởng gây rối loạn hoạt động phản xạ
của cơ thể, làm rối loạn hoạt động của trí óc, gây cảm giác khó thở,
đau đầu, hồi hộp. Dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm có thể gây ra
trạng thái stress [2]. Hiệu suất của con người trong điều kiện căng
thẳng nhiệt thấp hơn khoảng 11% so với hiệu suất của chúng ở điều
kiện nhiệt bình thường. Tiện nghi nhiệt có liên quan đến năng suất và
sức khỏe. Nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng trong hiệu suất nhận
thức cao và có khả năng tác động sâu rộng đến sự tập trung và suy
nghĩ của học sinh [63].
9

2.2.2. Phương pháp đánh giá tiện nghi nhiệt


Nhìn chung có thể chia thành 2 nhóm phương pháp đánh giá tiện
nghi nhiệt được sử dụng rộng rãi nhất cho tới hiện nay là: Phương
pháp đo mức độ thoải mái nhiệt băng các chỉ số thực nghiệm và
Phương pháp chỉ số biểu quyết (dự đoán) trung bình PMV (Predicted
Mean Vote). Ngoài ra đối với các không gian thông gió tự nhiên
cũng có thể áp dụng mô hình tiện nghi nhiệt thích ứng để đánh giá
tiện nghi nhiệt [41].
2.2.3. Các tiêu chuẩn đáp ứng tiện nghi nhiệt
Tiêu chuẩn ASHRAE 55, điều kiện Môi trường Nhiệt cho Người
ở.
Tiêu chuẩn châu âu EN 15251:2007, Các thông số đầu vào môi
trường trong nhà để thiết kế và đánh giá hiệu suất năng lượng của
các tòa nhà nhăm giải quyết chất lượng không khí trong nhà, môi
trường nhiệt, ánh sáng và âm thanh
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 306:2004, nhà ở và
công trình công cộng - các thông số VKH trong phòng.
2.2.4. Các nghiên cứu về tiện nghi nhiệt trong các trường đại
học tại Việt Nam
Mô hình tiện nghi nhiệt trong một số giảng đường thông gió
tự nhiên của tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Nhiệt độ ưa thích của sinh
viên nhận được là 28.1 °C
Bài nghiên cứu “Đánh giá tiện nghi nhiệt của phòng học không
gắn máy điều hòa tại TP. HCM” do nhóm tác giả Nguyễn Thị Quế
Nam, Trần Công Thành, trường đại học Khoa học Tự Nhiên, đại học
Quốc Gia, TP. HCM thực hiện: Nhiệt độ tối ưu được tính toán là
29,4 oC [21].
10

Bài nghiên cứu “Mức tiện nghi nhiệt trong các phòng học thông
gió tự nhiên ở Trường đại học Bách khoa– đại học quốc gia TP.
HCM” do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Ý, Lê Thanh Thuận, Phạm Hồ
Mai Anh, trường đại học Bách khoa, đại học Quốc Gia, TP. HCM
thực hiện: Nhiệt độ tổng hợp là 30 oC và nhiệt độ không khí là 29.9
o
C.
2.3. Cơ sở thiết kế
Thông qua biểu đồ Psychrometric để mở rộng vùng tiện nghi
nhiệt, các giải pháp thiết kế thụ động cần đáp ứng các tiêu chí chính
sau):
● Thông gió tự nhiên đạt 1063 giờ tiện nghi nhiệt ứng với 26.5%
thời gian
● Che nắng cửa sổ đạt 2357 giờ tiện nghi nhiệt ứng với 58,7%
thời gian
Ngoài ra cũng cần quan tâm đến việc bố trí cây xanh trong các
khuôn viên trường đại học để giảm bớt tình trạng đảo nhiệt đô thị, hạ
thấp nền nhiệt độ trong sân trường và các lớp học để mở rộng tiện
nghi nhiệt của sinh viên trong lớp học (môi trường tiện nghi nhiệt
thích ứng).
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC THỤ
ĐÁP ỨNG TIỆN NGHI NHIỆT CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI
TP. HCM
3.1. Khảo sát một số trường đại học tại TP. HCM
Kết quả khảo sát: Bảng 3.06. Đánh giá so sánh các trường đại
học khảo sát tại TP. HCM
3.2. Các giải pháp thiết kế thụ động nhằm đáp ứng tiện nghi
nhiệt cho trường đại học tại TP. HCM.
11

Chọn hương, hình dáng, khoảng cách giữa các công trình:
Chọn hướng và hình dáng của công trình phải được xem xét ngay từ
giai đoạn đầu của quá trình thiết kế - ý tưởng. Các quyết định trong
việc lựa chọn hướng và hình dáng bên ngoài của công trình sẽ có tác
động đến việc đón gió vào trong công trình.
Thông gió qua Cửa sổ lơp học: Thông gió qua cửa sổ lớp học là
hình thức thông gió xuyên phòng dựa trên nguyên lý áp lực khí động,
áp lực khí động do gió gây ra có vận tốc gió lớn [11]. Vì vậy là
phương pháp thông gió tự nhiên được sử dụng phổ biến trong các
trường học. Vị trí, kích thước, chủng loại cửa sổ ảnh hưởng trực tiếp
đến lưu lượng, vận tốc và cấu trúc dòng không khí trong phòng. Vị
trí tương đối của cửa gió vào và cửa gió ra xác định đường dẫn
không khí xuyên qua phòng. Gia tăng tỉ lệ diện tích (vào/ra) và chọn
chủng loại cửa hợp lý thì vận tốc gió trong phòng cũng tăng theo.
Thông gió tự nhiên qua sân trong, giếng trời: để tăng khả năng
thông gió tự nhiên trong trường đại học cần kết hợp sử dụng sân
trong, giếng trời với thông gió xuyên phòng (thông gió theo phương
ngang)
Ảnh hưởng của cây xanh măt nươc tơi chế độ gió và dòng
chuyển động của không khí: Tùy vào cấu trúc đặc rỗng của từng
loại cây xanh sẽ định hướng cho các luồng khí khi đi qua tạo thành
các kênh dẫn gió vào công trình [4] (hình 3.42). Hiệu quả kiểm soát
các luồng gió của cây xanh tùy thuộc vào hình dáng, độ rậm của tán
lá, tính cứng cáp; một vài đặc điểm khác của cây có thể biến đổi
được vận tốc, cấu trúc và chất lượng không khí [29] (hình 3.43).
3.2.2. Các giải pháp che nắng cửa sổ
KCCN cố định:
12

Qua khảo sát và nghiên cứu học viên đúc kết lại 11 phương pháp
che nắng cơ bản bao gồm các phương pháp dùng KCCN ngang, đứng,
hỗn hợp và tường thoáng (hình 3.44). Các phương pháp được mô
hình hóa và kiểm chứng hiệu quả che nắng băng phần mềm Ecotect
Analysis 2011. Kết quả cho BXMT xuyên qua của các phương pháp
che nắng tại các hướng Đông, Tây, Nam được thể hiện tại bảng 3.07.
Có những giải pháp thiết kế KCCN hoạt động tốt ở hướng Nam
nhưng lại hoạt động không hiệu quả ở các hướng Đông, Tây và
ngược lại. Do vị trí mặt trời khác nhau ở mặt tiền hướng Nam và các
hướng Đông, Tây. Và qua các phân tích 11 KCCN thông dụng. Học
viên đề xuất 2 giải pháp thiết kế KCCN cố định dùng ở hướng Nam,
Đông, Tây (hình 3.45). Kết quả che nắng của các phương pháp che
nắng tại các hướng Đông, Tây, Nam của 2 phương án được thể hiện
tại bảng 3.08.
Để cụ thể hơn nghiên cứu học viên tính toán kích thước các
KCCN cố định ngang và đứng. Kết quả tính toán được thể hiện trong
hình 3.47, 3.48, 3.49, 3.50, 3.51. Kết quả tính toán này là cơ sở để
xác định kích thước che nắng hợp lý trong quá trình thiết kế.
KCCN di động:
KCCN ngang di động sử dụng cho cửa sổ rất đa dạng, có thể thay
đổi chiều rộng đua ra, thay đổi vị trí hoặc góc nghiêng so với mặt
tường (hình 3.52).
KCCN đứng di động (xoay quanh trục) để đảm bảo tính linh hoạt
trong chiếu nắng, lấy sáng, thông gió. Các tấm che nắng có góc xoay
linh hoạt, có thể gập sang hai bên (hình 3.53).
Cây xanh: Cây xanh có tác dụng giảm BXMT, Tác dụng tổng
hợp của cây xanh, mặt nước đối với việc cải thiện điều kiện VKH,
nhiệt độ, độ ẩm không khí,
13

3.2.3. Các giải pháp vật liệu - Màu sắc


Vật liệu tường: Sử dụng tường 2 lớp (nhiều lớp) như tường xây
2 lớp tường gạch, ở giữa có sử dụng vật liệu cách nhiệt. Các vật liệu
cách nhiệt thường bao gồm cả cách âm: Bông khoáng dạng tấm,
bông thủy tinh cách nhiệt, xốp cách nhiệt, tấm tách kim loại, …
Vật liệu mái: Sự bức xạ nhiệt từ mặt trời truyền lên trên mái nhà
và làm nóng bề mặt bên ngoài mái, sau đó sẽ truyền nhiệt vào bên
trong công trình. Để mái nhà mát, các vật liệu xây dựng phải là vật
liệu có hệ số phản xạ mặt trời và phát xạ cao [4].
Vật liệu kính: Để hạn chế bức xạ nhiệt qua kính vào trong công
trình ngoài các giải pháp che nắng thì cần kết hợp sử dụng các vật
liệu kính có khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt thấp.
Các giải pháp màu sắc: Bề mặt ngoài nhà của các khối lớp học
cần sơn màu có hệ số hấp thụ bức xạ thật thấp để tăng khả năng phản
xạ BXMT tốt nhất [4].

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
BĐKH là vấn đề của nhân loại, trong quá khứ - hiện tại - tương
lai chúng ta đã, đang và sẽ phải gánh chịu những hậu quả to lớn cho
sự phẫn nộ của thiên nhiên mà nguyên nhân không ai khác do chính
con người gây ra. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là phải tìm mọi cách
để thích ứng và giảm thiểu các tác động đến môi trường. Ở lĩnh vực
kiến trúc – xây dựng, hoạt động xây dựng và quá trình vận hành công
trình đã tiêu tốn phần lớn năng lượng và phát thải lượng lớn khí CO2
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Để ứng phó với các
vấn đề trên, hàng loạt các giải pháp thiết kế kiến trúc bền vững được
14

đưa ra như một xu hướng tất yếu và được thế giới đón nhận vì những
hiệu quả đạt được trong vấn đề cân băng môi trường sống giữa con
người với tự nhiên. Đối với bất kỳ giải pháp thiết kế bền vững nào
thì mục tiêu duy nhất đều mong muốn đạt được sự tiện nghi lý tưởng
cho con người, song song đó vẫn đảm bảo không hao phí năng lượng,
giảm thiểu tác động đến môi trường. Thiết kế thụ động là một
phương pháp thiết kế tiết kiệm năng lượng hiệu quả đã được áp dụng
trên thế giới, phù hợp với mọi khí hậu và ở Việt Nam.
Trong môi trường giáo dục, đặc biệt là ở các trường đại học các
nguồn năng lượng tiêu tốn chủ yếu đến từ quá trình làm mát và đảm
bảo tiện nghi nhiệt trong lớp học. Để giảm thiểu việc sử dụng năng
lượng trong trường đại học, chống lại sự biến đổi khí hậu. Cần có sự
nghiên cứu các cơ sở khoa học về tiện nghi nhiệt từ đó đưa ra các
giải pháp thiết kế thụ động đáp ứng tiện nghi nhiệt.
Từ trước đến nay, ở Việt Nam, khoa học vật lý kiến trúc rất ít
được vận dụng trong sáng tác kiến trúc, đặc biệt là trong giai đoạn
thiết kế ý tưởng vì tính hàn lâm và những yêu cầu cần tính toán định
lượng cụ thể của lĩnh vực này. Vì vậy để làm ro hơn các thiết kế thụ
động đáp ứng tiện nghi nhiệt cho trường đại học tại TP. HCM, học
viên khái quát thành các nội dung sau:
1. Các cơ sở khoa học về tiện nghi nhiệt.
1.1. Phương pháp đánh giá tiện nghi nhiệt
Nhiều nhà nghiên cứu Kiến Trúc khí hậu đã đề xuất nhiều
phương pháp khác nhau để đánh giá mức độ tiện nghi của môi
trường VKH dựa trên cảm nhận chủ quan của con người. Nhìn chung
có thể chia thành 2 nhóm phương pháp đánh giá tiện nghi nhiệt được
sử dụng rộng rãi nhất cho tới hiện nay là: Phương pháp đo mức độ
thoải mái nhiệt băng các chỉ số thực nghiệm (nhiệt độ hiệu quả, nhiệt
15

độ hiệu quả hiệu chỉnh, Phương pháp nhiệt độ quả cầu ướt, Nhiệt độ
hoạt động, Nhiệt độ hiệu quả tương đương THq (TCXDVN
306:2004),…) và Phương pháp chỉ số biểu quyết (dự đoán) trung
bình PMV (Predicted Mean Vote).
1.2. Mô hình tiện nghi nhiệt thích ứng
Mô hình thích ứng dựa trên ý tưởng răng khí hậu ngoài trời ảnh
hưởng đến sự thoải mái trong nhà vì con người có thể thích ứng với
các nhiệt độ khác nhau trong các thời điểm khác nhau trong năm. Giả
thuyết thích ứng dự đoán răng các yếu tố ngữ cảnh, chẳng hạn như
khả năng tiếp cận các biện pháp kiểm soát môi trường và lịch sử
nhiệt trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng và sở thích về
nhiệt của người cư ngụ trong tòa nhà. Phân tích cơ sở dữ liệu kết quả
cho thấy răng những người cư ngụ trong các tòa nhà thông gió tự
nhiên chấp nhận và thậm chí thích phạm vi nhiệt độ rộng hơn so với
những người ở trong các tòa nhà kín, có điều hòa không khí vì nhiệt
độ ưa thích của họ phụ thuộc vào điều kiện ngoài trời.
Các mô hình thích ứng về tiện nghi nhiệt: ASHRAE 55, tiêu
chuẩn Châu Âu EN 15251 và ISO 7730,…
1.3. Các tiêu chuẩn đáp ứng tiện nghi nhiệt
Tiêu chuẩn ASHRAE 55 [41]: Tiêu chuẩn được thiết kế để tạo sự
thoải mái về nhiệt trong những không gian mà người cư ngụ ở trạng
thái ít vận động (ví dụ: văn phòng làm việc, lớp học,…). Tuy nhiên,
nó cũng có thể được sử dụng để bao gồm các loại môi trường trong
nhà khác, ngoại trừ các điều kiện khắc nghiệt.
Tiêu chuẩn EN 15251:2007 [60]: tương tự như ASHRAE 55,
nhưng với các đường giới hạn khác nhau chút ít về nhiệt độ trong
nhà và phần trăm số người đồng ý hay chấp nhận được. Mô hình này
được sử dụng trong các tòa nhà thông gió tự nhiên xác định theo% số
16

người chấp nhận (đồng ý với điều kiện VKH thử nghiệm là thoải mái)
của điều kiện VKH với nhiệt độ ngoài trời trung bình của 7 ngày liên
tiếp và nhiệt độ trong nhà.
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 306:2004 [7]: Tiêu
chuẩn này quy định các thông số vi khí hậu, ứng với các trạng thái
hoạt động sinh lý bình thường của con người trong nhà ở và công
trình công cộng, thể hiện băng các chỉ số về chênh lệch nhiệt độ
trong ngoài nhà, phương pháp kiểm tra, đo đạc (chế độ nhiệt ẩm, gió,
bức xạ). Tiêu chuẩn này không đề cập các thông số vi khí hậu trong
vùng làm việc của các nhà, xưởng sản xuất.
1.4. Các nghiên cứu về tiện nghi nhiệt trong các trường đại
học tại Việt Nam
Đã có nhiều nghiên cứu về tiện nghi nhiệt trong các trường đại
học tại Việt Nam như: Mô hình tiện nghi nhiệt của Tiến sĩ Nguyễn
Anh Tuấn [37], nghiên cứu “Đánh giá tiện nghi nhiệt của phòng học
không gắn máy điều hòa tại TP. HCM” của sinh viên trường đại học
Khoa học Tự Nhiên [21] hay Mức tiện nghi nhiệt trong các phòng
học thông gió tự nhiên ở Trường đại học Bách khoa TP. HCM của
sinh viên trường đại học Bách khoa TP. HCM [38] thực hiện,…
Các nghiên cứu này đưa ra mức độ tiện nghi nhiệt đối với sinh
viên của các trường đại học tại TP. HCM: Mô hình tiện nghi nhiệt
của Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn là 28,1oC [37], Nghiên cứu của nhóm
sinh viên đại học Khoa học Tự Nhiên là 29.4 oC [21] , Nghiên cứu
của nhóm sinh viên đại học Bách khoa TP. HCM là 29,9 oC [38]
Đây là cơ sở để đánh giá tiện nghi nhiệt trong các trường đại học
tại TP. HCM
2. Các thiết kế thụ động đáp ứng tiện nghi nhiệt cho các
trường đại học tại TP. HCM
17

2.1. Các giải pháp thông gió tự nhiên


Chọn hương và hình dáng của công trình
Chọn hướng và dáng của công trình phải được xem xét ngay từ
giai đoạn đầu của quá trình thiết kế - ý tưởng. Các quyết định trong
việc lựa chọn hướng và hình dáng bên ngoài của công trình sẽ có tác
động đến việc đón gió vào trong công trình.
Hướng tốt để đón gió là hướng công trình lệch với hướng gió chủ
đạo từ 15o - 45o và hướng trường học tại TP HCM đón gió tốt là
hướng từ Tây Nam đến Đông Nam, hướng gió tạm được là hướng từ
Đông Nam đến Đông [12]. Nhà càng cao, càng dài kích thước vùng
quẩn gió và lặng gió phía sau càng lớn; Nhà càng dày, ngược lại kích
thước vùng quẩn gió và lặng gió càng nhỏ.
Khoảng cách giữa các công trình
Chọn hướng nhà có góc gió thổi khoảng 30o , thì khoảng cách
L/H = 1.5 có thể xem là đảm bảo yêu cầu thông gió. Khoảng cách
giữa hai đầu hồi công trình thường được bố trí băng 1 đến 1.5 chiều
rộng nhà [11] [31].
Đối với các trường có diện tích hẹp, bố trí mặt băng theo kiểu
phân tán, để giảm khoảng cách giữa các khối công trình thì có thể bố
trí so le, lệch hàng, răng lược, giật khấc, song song và so le với
hướng gió chủ đạo để tạo thông gió xuyên suốt giữa các khối nhà,
tránh các kiểu bố trí các khối công trình kiểu chu vi, hướng tâm.
Thông gió qua Cửa sổ lơp học
Bố trí cửa đón gió và cửa thoát gió trên các mặt tường đối diện
nhăm tăng khả năng thông gió xuyên phòng cho công trình. Cửa sổ
có dạng dải ngang dài có thể giúp thông gió liên tục và đồng đều hơn.
Cửa đón gió nên đặt thấp và đặt ở hướng gió thổi vào công trình giúp
18

cung cấp không khí mát mẻ, cửa thoát gió nên ở trên cao đối diện để
đối lưu gió trong phòng kéo không khí nóng ra qua phía trên.
Để tăng hiệu quả làm mát, cửa đón gió nên lớn hơn cửa thoát gió,
theo quy luật khi động học, vận tốc gió trong phòng sẽ tăng lên khi tỉ
lệ kích thước các lỗ cửa gió ra và gió vào gần băng 1,5 lần Chiều
rộng cửa không được nhỏ hơn 0.5 lần chiều rộng phòng, để đảm bảo
chiều rộng của vùng có vận tốc gió lớn thì diện tích cửa sổ không
nhỏ hơn 60% diện tích phòng. Cửa sổ nên chạy gần hết chiều rộng
phòng sẽ đạt hiệu quả thông gió tốt nhất, giúp không khí lưu thông
qua không gian trong lớp học [29].
Thông gió tự nhiên qua sân trong, giếng trời.
Đối với khí hậu ở Việt Nam, áp lực khí động do gió gây ra
thường lớn gấp khoảng 40 đến 60 lần áp lực trọng lực do chênh lệch
nhiệt độ gây ra, vì hiệu số nhiệt độ trong và ngoài nhà không lớn [11].
Ảnh hưởng của cây xanh măt nươc tơi chế độ gió và dòng
chuyển động của không khí
Hiệu quả kiểm soát các luồng gió của cây xanh tùy thuộc vào
hình dáng, độ rậm của tán lá, tính cứng cáp; một vài đặc điểm khác
của cây có thể biến đổi được vận tốc, cấu trúc và chất lượng không
khí. Cây xanh tạo ra ma sát lên dải khí, và với mật độ lý tưởng có thể
giảm tốc độ dọc theo mặt đất băng khoảng 70%. Hình dáng, kích
thước của các dãy cây xanh cũng ảnh hưởng đến cấu trúc dòng
không khí tác động đến [29].
Khi dòng không khí di chuyển qua dải cây xanh, phần lớn bị
hướng lên, trong khi một phần lọc qua dải cây. Nếu không có cây bụi
ở dưới, không khí sẽ thổi dưới tán cây nhiều hơn đi xuyên qua.
19

Sử dụng hàng rào phân cách băng cây xanh. Tùy vào cấu trúc đặc
rỗng của từng loại cây xanh sẽ định hướng cho các luồng khí khi đi
qua tạo thành
các kênh dẫn gió vào công trình. hướng dòng chuyển động không
khí theo một hướng có lợi cho thông gió xuyên phòng của ngôi nhà.
2.2. Các giải pháp che nắng cửa sổ
Căn cứ vào đường chuyển động biểu kiến mặt trời để bố trí phù
hợp các hình thức lam che đối với các hướng khác nhau của công
trình. Có 3 phương thức che nắng cơ bản:
Che chắn nắng trực tiếp theo các phương năm ngang: Che nắng
năm ngang chỉ che được nắng khi góc cao đột lớn (từ 60º- 120º) [4].
Ở hướng mặt trời và vùng lân cận, khi góc cao mặt trời thấp, tấm che
nắng năm ngang không có hiệu quả. Tấm che nắng năm ngang kết
hợp được yêu cầu che mưa, đồng thời không ảnh hưởng thông gió tự
nhiên. Có thể sử dụng vật liệu rẻ tiền, cấu tạo linh hoạt màu sắc
phong phú. Che chắn nắng trực tiếp theo các phương thẳng đứng: Sử
dụng khi góc cao mặt trời thấp, các tia bức xạ mặt trời chiếu đến bề
mặt tường cửa công trình có góc 20º < α < 45o [4]. Tấm che nắng
đứng không thỏa mãn yêu cầu che mưa, ảnh hưởng thông gió tự
nhiên, đốt nóng không khí vào phòng.
Che chắn nắng trực tiếp theo phương thức hỗn hợp (Kết hợp giữa
tấm che nắng năm ngang và thẳng đứng), Tường thoáng: (tường hoa,
tường hở). Thường sử dụng kết cấu che nắng hỗn hợp trên các hướng
Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc
Cây xanh Có thể ngăn được từ 40% đến 90% lượng BXMT
Tùy theo cây nhiều lá hay ít lá, tán lá rộng hay hẹp, bản lá to hay bản
lá nhỏ [4]. Thảm cỏ dày cản được 80% bức xạ chiếu xuống mặt đất
[4]. Dàn cây leo che nắng cho tường có thể giảm nhiệt độ của bề mặt
20

tường tới 10o ~ 14o và nhiệt độ trong phòng có thể hạ thấp hơn 1,5o ~
2,0o [4]. Giảm thiểu bức xạ phản xạ ra môi trường xung quanh do hệ
số phản xạ nhiệt nhỏ hơn so với các bề mặt khác, những cây lá càng
to, tán càng lớn, rậm rạp thì khả năng cản bức xạ càng lớn.
Ngoài ra để giảm bức xạ nhiệt tác động của BXMT lên công
trình cần vận dụng các giải pháp khác như tường 2 lớp, sử dụng vật
liệu hoàn thiện, kính có hệ số hấp thụ nhiệt thấp, các giải pháp cách
nhiệt cho mái và sơn các màu sắc sáng.
KIẾN NGHỊ
Thông qua đề tài nghiên cứu này học viên xin đưa ra một số kiến
nghị như sau:
Đối với các cơ quan quản lý kiến trúc - xây dựng, các sở, ban
ngành có liên quan: Các giải pháp thiết kế thụ động đáp ứng tiện
nghi nhiệt hoàn toàn có khả năng áp dụng vào thực tiễn. Nếu áp dụng
các giải pháp được đề xuất trong luận văn không những đáp ứng
được tiện nghi nhiệt, tăng khả năng tập trung, thoải mái trong học tập
mà có thể mang lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng rất lớn tại các
trường học. Vì vậy cần khuyến khích áp dụng các giải pháp thiết kế
thụ động đáp ứng tiện nghi nhiệt vào công tác thiết kế mới hoặc cải
tạo các trường học nói chung và trường đại học nói riêng.
Đối với các Kiến trúc sư: Việc áp dụng các giải pháp thiết kế thụ
động đáp ứng tiện nghi nhiệt là cơ sở cho các ý tưởng thiết kế từ đó
tạo sự thuyết phục về tính hiệu quả, khả thi của các phương án, tránh
việc chạy theo hình thức và bất hợp lý trong thiết kế.
Đối với các cơ sở giáo dục: Cần tận dụng và tăng cường hiệu quả
tiện nghi nhiệt băng các giải pháp thiết kế thụ động đã được đề xuất,
hạn chế sử dụng điều hòa không khí trong các lớp học thông thoáng
tự nhiên.

You might also like