You are on page 1of 2

Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình

 Quan hệ vợ – chồng

 Quan hệ cha mẹ và con cái

 Quan hệ anh chị em

 Quan hệ dòng họ

Cách cư xử giữa các thành viên trong quan hệ gia đình cho hợp đạo lí làm người
chính là yêu cầu đạo đức quan trọng, giáo dục và hình thành nhân cách cho thế hệ
trẻ ; góp phần giáo dục, phát triển nhân cách toàn diện cho con người .

– Trong quan hệ vợ chồng: Trên cơ sở hôn nhân tiến bộ, quan hệ vợ chồng là nền
tảng quyết định các quan hệ khác trong đời sống gia đình. Do đó, trong quan hệ
vợ chồng cần bảo đảm các yêu cầu sau :

+ Phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, niềm tin và sự thuỷ chung
từ cả hai phía. Sự thuỷ chung là điều kiện tiên quyết để làm cho gia đình trở thành
thành trì chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội.

+ Có quan hệ bình đẳng – hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng lưu
giữ, phát triển và chuyển giao truyền thống văn hóa của gia đình cho thế hệ sau.

+ Hoà thuận, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông
cũng cạn” (Tục ngữ), làm cho gia đình thực sự là nơi gắn bó, liên kết các thành
viên thường xuyên, lâu dài và bền vững. Biết nhường nhịn nhau, tế nhị trong cư
xử

+ Thống nhất trong tổ chức, quản lí thực hiện các chức năng của gia đình và chi
tiêu, sử dụng tài sản.

+ Thống nhất trong sự quan tâm, phụng dưỡng cha mẹ và chăm sóc, giáo dục con
cái.

– Quan hệ cha mẹ và con cái:


+ Cha mẹ phải rất mực thương yêu, chăm lo giáo dục các con trở thành công dân
tốt cho xã hội. Yêu cầu này đòi hỏi các bậc cha mẹ :

 Phải là tấm gương đạo đức trước con cái.

 Biết giáo dục con theo khoa học và nghiêm khắc

 Biết tôn trọng quyền và bổn phận của con cái.

 Đối xử công bằng giữa các con, giữa con trai và con gái.

 Nhân từ, độ lượng đối với con.

+ Ngược lại, con cái phải làm tròn bổn phận với cha mẹ

 Kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ.

 Vâng lời cha mẹ.

 Ân cần quan tâm, chăm sóc cha mẹ.

 Biết giữ gìn nền nếp, gia phong.

 Không làm những điều trái đạo lí, pháp luật để cha mẹ đau lòng, phấn đấu
trở thành niềm tự hào của ông bà, cha mẹ.

– Quan hệ anh chị em: phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Anh chị phải biết
nhường nhịn, nêu gương cho em. Làm em phải biết tôn trọng và vâng lời anh chị.

– Quan hệ dòng họ: Đoàn kết, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Bảo ban nhau giữ
gìn truyền thống của dòng họ. Không làm điều phi luân thường đạo lí, trái pháp
luật để ảnh hưởng đến danh gia. Đoàn kết và hòa nhập cộng đồng – đó là truyền
thống đạo đức quý báu của dân tộc ta đã bao đời nay.

You might also like