You are on page 1of 2

TỔNG HỢP ALCOL – CARBOXYLIC ACID - ESTER

Bài 1. Hỗn hợp X gồm một rượu no, đơn chức và một acid no, đơn chức. Chia hỗn hợp X thành ba phần bằng nhau:

- Phần 1: Đun nóng với H2SO4 đặc, thu được 20,4 gam một ester có tỉ khối đối với N2 là 3,64.
- Phần 2: Cho tác dụng với Na dư, thấy bay ra 5,6 lít H2.
- Phần 3: Đốt cháy hoàn toàn thu được 26,88 lít CO2
a. Tính tổng số mol của rượu và axit có trong hỗn hợp X ban đầu.
b. Xác định CTPT của rượu và axit trong X
Biết các khí đo ở đktc, hiệu suất các phản ứng là 100%.

Bài 2. Cho hai chất X, Y là đồng phân của nhau đều chứa C, H và một nguyên tử O trong phân tử của chúng đều chứa
vòng benzene. X có thể tác dụng với Na và NaOH, còn Y chỉ tác dụng với Na. Hãy viết CTCT của X, Y và viết các PTHH xảy
ra. Biết tỉ khối hơi của X so với oxy bằng 3,375.

Bài 3. Cho 6,1 gam một chất hữu cơ A tác dụng với dung dịch brom dư. Sau phản ứng thu được 17,95 gam kết tủa chứa
ba nguyên tử brom trong phân tử. Xác định CTPT, viết CTCT của A biết rằng chất A là một đồng đẳng của phenol.

Bài 4. Khi đun nóng 28,75 gam C2H5OH với H2SO4 đặc 98% ở 170°C. Toàn bộ sản phẩm thu được cho qua bình 1 đựng
CuSO4 khan, sau đó qua bình 2 đựng dung dịch NaOH đặc và cuối cùng qua bình 3 đựng dụng dịch brom dư trong dung
môi CCl4. Sau thí nghiệm khối lượng bình 3 tăng 10,5 gam. Các phản ứng trên được coi là hoàn toàn. Lại cho H2SO4
loãng dư tác dụng với dung dịch ở bình 2 thu được hỗn hợp khí A. Khí A có khả năng làm đổi màu các dung dịch HI, Br2,
KMnO4 loãng.

a. Viết các phương trình phản ứng


b. Hãy cho biết màu sắc các dung dịch HI, Br2, KMnO4 đã thay đổi như thế nào?
c. Tính hiệu suất phản ứng tạo chất đã bị hấp thụ ở bình 3

Bài 5. Có một hỗn hợp A gồm 2 rượu no đơn chức và đều chứa số chẵn nguyên tử cacbon. Khi oxi hóa a gam A được hỗn
hợp 2 axit hữu cơ tương ứng. Để trung hòa hết hỗn hợp axit này cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu đốt cháy a
gam A rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng P2O5 và bình đựng 140 ml dung dịch KOH 32% có d=1,3 g/ml thì khối lượng
bình KOH tăng 14,08 gam.

a. Cho biết CTCT của hai rượu, biết rằng ete tạo từ rượu đầu là đồng phân chức của rượu thứ hai.
b. Tính C% các chất trong bình KOH nếu như toàn bộ sản phẩm đốt cháy a gam A cho đi thẳng vai trong bình KOH
không qua bình P2O5

Bài 6. Hỗn hợp X gồm 0,01 mol HCOONa và a mol muối natri của hai axit no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy
hỗn hợp X và cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng KOH thấy khối lượng bình 2 tăng
nhiều hơn bình 1 là 3,51 gam. Phần chất rắn Y còn lại sau khi đốt là Na2CO3, cân nặng 2,65 gam.

a. Xác định CTPT của hai muối natri


b. Tính % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.

Bài 7. Cho hỗn hợp X gồm rượu metylic và hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit axetic tác dùng hết với Na
giải phóng 6,72 lít khí (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (H2SO4 đặc xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ
với nhau tạo thành 25 gam este.

a. Xác định CTPT và gọi tên các axit


b. Đốt cháy hoàn toàn các chất trong hỗn hợp X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc thì khối
lượng bình H2SO4 tăng lên bao nhiêu gam?

Bài 8. Hai este P và Q có khối lượng mol hơn kém nhau 28 gam, phân tử mỗi chất đều chứa C, H và 2 nguyên tử O. Cho
32,4 gam hỗn hợp Z gồm P, Q tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 32,8 gam chất
rắn khan. Phần bay hơi gồm nước và hai rượu, trong đó phần hơi của hai rượu chiếm thể tích bằng thể tích của 11,2 gam
N2 đo ở cùng điều kiện. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng mol như nhau của hai rượu thì số mol CO2 tạo ra ở hai rượu
hơn kém nhau 3 lần. Xác định công thức cấu tạo của mỗi este và % khối lượng các chất trong hỗn hợp Z.

You might also like