You are on page 1of 7

Một số vấn đề khi nâng cấp PC

1. Nâng cấp RAM


- 2 Thanh RAM nên cùng 1 hãng sản xuất, cùng dung lượng, cùng Bus, cùng loại (DDR3 hay
DDR4).
- Khe cắm DDR3 có nẫy ở 2 đầu, khe cắm ở DDR4 chỉ có nẫy ở 1 đầu bên trái (nhìn theo
hướng thẳng vào Chip).
- RAM DDR4 nhanh hơn, tiết kiệm điện hơn và đắt hơn (Công nghệ mới).
- Nếu cắm 2 thanh trên 4 khe thì cắm từ khe thứ 2 từ Chip ra, cắm sole ví trí thứ 2 4.

2. Nâng cấp nguồn PSU.


3. Nâng cấp ổ cứng.
- Nối dây Sata và dây nguồn cho ổ cứng, dây Sata cắm đúng vào khe cắm dữ liệu Sata trên
Main.
- Với một ổ dữ liệu mới, sau khi cắm vào chưa thể sử dụng được mà phải cài đặt chút.
Định dạng và phân vùng ổ đĩa
Chuột phải My Computer/ Manage/ Disk management.
Ổ cứng mới của sẽ được đánh dấu bằng dòng chữ Unknown và Not Initialized. Click chuột
phải vào đó và chọn Initialize Disk.

Chọn kiểu phân vùng. Nếu thấp hơn 2T thì chon MBR, cao hơn 2T thì chọn GPT. Sau đó nhấn
OK.

Bấm tiếp chuột phải vào ổ đĩa mới, chọn New Simle Volume. Và tiếp tục Next.

Nếu có ý định dung toàn bộ ổ cứng mới để lưu trữ thì tiếp tục bấm Next.
Tại Assign the following drive letter, chọn kí tự của ổ cứng theo chữ cái. Bấm Next.

Chọn NTFS ở mục File System, Default ở mục Allocation unit size. Đặt tên cho ổ cứng tại
Volume label. Tích kiểm Perform a quick format.
Bấm Next.
Chọn Finish để hoàn tất cài đặt ổ cứng mới.

Chia/ Gộp ổ cứng (có thể xài phần mềm cho việc chia hoặc gộp ổ)
Chọn ổ cần chia/ chuột phải và chọn Shrink Volume…
Nhìn vào ảnh, ta thấy:
1 – Tổng dung lượng của ổ cứng đang chia.
2 – Dung lượng lớn nhất ta có thể chia.
3 – Nhập dung lượng cần chia ra ổ mới.
4 – Dung lượng còn lại của ổ đang chia.

Tiếp theo, chúng ta chọn vào ổ vừa mới chia thành công, khi này, nó chưa được phân vùng và giống như
ổ cứng mới, các bước ta lại lặp như trên để phân vùng, định dang và đặt tên cho nó. OK.
Lưu ý: Khi gắn ổ cứng mới vào, đôi khi sẽ gặp lỗi Reboot and and select proper boot device…
Nếu theo chuẩn đoán ban đầu, thì là vì mình gắn ổ cứng mới vào, BIOS nó k nhận ra đường
dẫn đúng đến ổ cứng cài Win nên nó k vào được Win. Khi đó, ta cần phải thiết lập lại BIOS.

Nếu màn hình xuất hiện như thế này thì thử nhấn tổ hợp Crlt + Alt + Del và chờ nó khởi
động lại.
Sau đó, nhấn phím tắt mở Boot (tuỳ hệ điều hành, có thể là F2, F10, DEL, ESC…) với con
Xeon này là phím F12.
Tìm 1 menu hoặc tab tên là Boot hoặc tương tự. Kiểm tra Menu có tên Boot Device Priority,
Boot Option Order hoặc tương tự. Tên gọi có thể thay đổi tuỳ nhà sản xuất bo mạch chủ
khác nhau và BIOS đang sử dụng, nhưng nội dung Menu thì giống nhau.
Trong Menu ưu tiên thiết bị, cần kiểm tra 2 điều.
1 - Ổ cứng có trong danh sách không. Nếu nó ở đó, đây là dấu hiệu tốt.
2 – Kiểm tra lại vị trí khởi động của nó.
Ổ chứa hệ điều hành (Win) là thứ đầu tiên được tải và do đó phải là Boot Option 1 hoặc
BIOS tương đương. Đảm bảo ổ cứng hệ điều hành ở vị trí boot đầu tiên.
Nhớ chọn vào mục Save and exist và khởi động lại hệ thống là OK.
4. Nâng cấp Card màn hình (VGA).
- Trước khi tháo Card cũ thì gỡ hết drive của card cũ ra bằng Cclean hoặc vào Control panel/
uninstall gỡ drive Nvidia….
- Cắm Card mới vào và lên trang chủ của hãng tải về bản Drive của dòng Card.
Ví dụ: Nvidia RTX 3060.
Vào Nvidia.com và tìm dòng RTX 3060 tải về và chạy cài.
- Những dòng 3fan hoặc cao cấp đều phải cấp nguồn thêm cho Card.
5. Nâng cấp Chip
- Dựng cần Xung, Render cần luồng.

You might also like