You are on page 1of 39

Lab MCSA 70-290: DISK MANAGEMENT

Trong 1 hệ thống mạng thì việc thiết lập ổ cứng trên các máy (nhất là các máy
Domain) để tối ưu trong việc đọc ghi và an toàn dữ liệu là vô cùng quan trọng.
Các hãng sx phần mềm cũng như phần cứng đã đưa ra các công nghệ thiết lập ổ
đĩa đáp ứng những nhu cầu trên.
Trong bài này chúng ta nói về các cách thiết lập ổ đĩa dựa trên môi trường
Windows có sử dụng thuật ngữ Load Balancing (khả năng cân bằng tải) và Fault
Tolerancing (còn gọi là Fail Over) (khả năng chịu lỗi)

I. Mục lục:
1. Basic Disk:
a. Primary partition:
b.Extended Partition:
2. Dynamic Disk:
a. Simple Volume:
b.Span Volume:
c. Stip Volume: (RAID-0)
d.RAID-5 Volume:
e. Mirror Volume: (RAID-1)

II. Các bước chuẩn bị:


HĐH Windows Server 2003 chạy trên máy ảo VMWare và thiết lập 4 ổ cứng như
sau: (1 ổ cài HĐH có sẵn và 3 ổ gắn thêm)
+ Chọn Edit virtual machine settings
+ Trong tabb Hardware chọn Add, trong cửa sổ Add Hardware Wizard \Hard Disk
\Next:

+ Chọn Create a new virtual disk để tạo ổ đĩa mới, Use an existing virtual disk đễ sd ổ
đã tạo sẵn, Use a phycical disk để sd ổ cứng vật lý:
+ Đặt tên là hdd1.vmdk ----> Finish

+ Ta tạo tương tự các ổ hdd2.vmdk, hdd3.vmdk


III. Các bước thực hiện:
1. Basic Disk:
Basic Disk : là 1 cách thiết lập ổ đĩa cứng (HDD) cơ bản nhất. Nó quy định trên 1
HDD chúng ta chỉ thiết lập được tối đa 4 Partition (Logical Disk)
Ở dạng này không hỗ trợ Load Balancing (tính năng này giúp tăng tốc độ và tối
ưu hóa việc đọc ghi dữ liệu ) và Fault Tolerancing (khi thiết lập ở tính năng này sẽ
hạn chế việc mất mát dữ liệu khi ổ cứng vật lý bị hỏng hay còn gọi là an toàn dữ liệu)
Với các máy đơn chúng ta dùng hiện nay, hầu hết ổ đĩa cứng (HDD) đều được
định dạng theo Basic Disk
Click chuột phải vào My Computer \Manage \Disk Management, ở cửa sổ
Wellcome chọn Cancel:
a. TH1: chia 1 HDD với 4 Primary Patition
+ Click chuột phải vào biểu tượng Disk 1 chọn Initialize Disk, chọn cả 3 ổ
đĩa:
+ Click chuột phải vào Disk 1 chọn New Partition, cửa sổ Wellcome chọn
Next

+ Chọn giá trị cho Partition size in MB là 100 (tùy chọn)


+ Trong cửa sổ Assign Drive Letter or Path:
* Assign the following drive letter: chọn tên cho Partition (vd: C:\, D:\)
* Mount in the following empty NTFS folder: chức năng này dùng để
mount partition chúng ta đang tạo vào 1 partition đã có trước đó nhằm mục
đích tăng dung lượng, ổ đĩa mount sẽ xuất hiện dưới dạng 1 folder
* Do not assign a drive letter or drive path: tạo partition nhưng chưa chỉ
định tên và đường dẫn cho nó (ko hiện trong Windows Explorer)
Để thấy rõ được sự hạn chế của Basic Disk (chỉ chia được 4 Partition
(Logical Disk)) ta chỉ tạo 4 Primary Partition bình thường không Mount

Chúng ta thấy mặc dù trên Disk 1 vẫn còn 1 vùng trống nhưng ta ko thể
tạo thêm Partition

Ở đây ta sẽ đặt câu hỏi nếu nhu cầu của người dùng nhiều hơn 4 phân
vùng để lưu dữ liệu thì làm thế nào. Ta sẽ giải quyết ở TH2:

b. TH2: chia 1 HDD với 3 Primary Patition + 1 Extended Partition


Với nhu cầu trong 1 HDD có nhiều hơn 4 phân vùng để chứa dữ liệu của
người sd, chúng ta dựa trên đặc điểm: định dạng Extended Partition có thể
chia nhỏ được (Primary Patition thì không)
+ Tạo 3 Primary Patition như ở TH1

+ Tạo Extended Partition: click chuột phải vào Unallocated chọn New
Partition
+ Bây giờ chúng ta sẽ chia Extended Partition thành nhiều Logical Drive:
Click chuột phải lên Extended Partition chọn New Logical Drive

+ Làm tương tự chúng ta sẽ được kết quả như sau:


Như vậy với TH2 chúng ta có thể tạo số phân vùng linh động theo như cầu
sd

2. Dynamic Disk:
Trong những hệ thống lớn hoặc những máy chủ, nhu cầu về HDD cũng phức tạp
và cao cấp hơn. Nó đòi hỏi ngoài số lượng phân vùng đáp ứng nhu cầu ra còn có những
vấn đề về an toàn dữ liệu (không mất dữ liệu khi có sự cố về phần cứng) và khả năng
tăng tốc độ xử lý dữ liệu (vd: xử lý tình trạng tắc nghẽn khi nhiều máy con trong hệ thống
cùng truy cập lên FileServer sử dụng)
Với Dynamic Disk chúng ta sẽ thiết lập HDD với các cách thức như RAID-0,
RAID-1, RAID-5 với các khả năng Load Balancing (tối ưu hóa việc truy cập dữ liệu) và
Fault Tolerancing (an toàn dữ liệu)
Click chuột phải vào My Computer \Manage \Disk Management. Trong cửa sổ
Computer Management , click chuột phải vào biểu tượng ổ đĩa chọn Convert to
Dynamic Disk… và chọn tất cả ổ đĩa chúng ta có:

Chọn Convert
Restart lại máy khi được yêu cầu
Sau khi Logon vào máy chúng ta đợi cho đến khi máy hiện thông báo và
Restart thêm lần nữa

Khi thiết lập HDD với Dynamic Disk, các phân vùng chia trên HDD được gọi
là Volume và số Volume chia trên HDD không bị giới hạn.
a. Simple Volume:
* Simple Volume chỉ nằm trên 1 ổ cứng vật lý:
Click chuột phải lên Disk 1 chọn New Volume. Trong cửa sổ New Volume
Wizard chọn Simple

Chọn giá trị cho Select the amount of space in MB là 100


Trong hình trên chúng ta để ý phần Selected chỉ tồn tại 1 ổ đĩa, chúng ta
không thể Add thêm ổ đĩa thứ 2. Điều này chứng tỏ cho thuộc tính “Simple Volume chỉ
nằm trên 1 ổ cứng vật lý”
Làm tương tự chúng ta được

* Với cách định dạng Simple Volume chúng ta thấy dữ liệu khi chứa trong
Simple Volume nằm trên 1 ổ cứng vật lý sẽ không an toàn khi ổ cứng này gặp trục trặc và
chưa tối ưu hóa được việc xử lý dữ liệu ------> Không hỗ trợ Load Balancing và Fault
Tolerancing
b. Span Volume:
* Dung lượng Span Volume có thể nằm trên từ 2 ổ cứng vật lý trở lên
Click chuột phải lên Disk 1 chọn New Volume, trong cửa sổ New Volume
Wizard chọn Spanned

Ở đây chúng ta thấy có thể Add tất cả những ổ cứng mà chúng ta có vào ô
Selected (Span Volume có thể nằm trên từ 2 ổ cứng vật lý trở lên). Chúng ta sẽ tạo Span
Volume nằm trên cả 3 ổ cứng
* Dung lượng của Span Volume nằm trên các ổ cứng không nhất thiết phải
bằng nhau. Ta dễ nhận thấy ở hình trên, có thề chọn từng ổ đĩa trông ô Selected và thiết
lập dung lượng ở dòng Select the amount of space in MB theo ý mình

* Ở Span Volume dữ liệu tuy được chép trên 3 ổ cứng vật lý riêng biệt nhưng
chưa có sự thay đổi trong cơ chế (dữ liệu chép đầy Span Volume trên Disk 1 mới chép
sang các ổ còn lại) nên không hỗ trợ Load Balancing (tốc độ xử lý dữ liệu chưa thay đổi)
và Fault Tolerancing (1 trong 3 ổ hư vẫn mất dữ liệu)
* Khi dung lượng Span Volume hết ta có thể Add thêm từ 1 ổ cứng mới hoặc
1 vùng trống trên các ổ đĩa cũ:
Click chuột phải vào Span Volume chọn Extend volume

Chọn ổ đĩa mà ta muốn Add thêm dung lượng cho Span Volume và chọn dung
lượng ở dòng Select the amount of space in MB
----> Span Volume chỉ hỗ trợ cho chúng ta về dung lượng

* Ngoài ra chúng ta có thể tạo 1 Span Volume từ 1 Simple Volume:


Tạo 1 Simple Volume trên Disk 1
Click chuột phải lên Simple Volume vừa tạo chọn Extend Volume…

Chọn ổ đĩa trong Extend Volume Wizard


c. Strip Volume:(RAID-0)
* Dung lượng của Strip Volume nằm trên từ 2 ổ cứng vật lý trở lên và bắt
buộc dung lượng ở mỗi ổ cứng phải bằng nhau:
Click chuột phải lên Disk 1 chọn New Volume, trong cửa sổ New Volume
Wizard chọn Striped
Chúng ta tạo Strip Volume trên cả 3 ổ đĩa

Thiết lập dung lượng của Strip Volume trên mỗi ổ cứng bằng cách nhập vào
Select the amount of space in MB. Ta để ý thấy khi nhập giá trị vào Select the amount
of space in MB thì giá trị này sẽ được ấn định cho cả 3 ổ cứng (dung lượng của Strip
Volume trên các ổ đĩa phải bằng nhau)
Chúng ta đã có 1 Strip Volume nằm trên 3 ổ cứng vật lý

* Dung lượng thực của 1 Strip Volume sẽ bẳng dung lượng của Strip
Volume ở 3 ổ cứng cộng lại:
* Cơ chế chép dữ liệu trên Strip Volume đã có sự thay đổi, 1 gói dữ liệu khi
chép vào Strip Volume như ta đã tạo ở trên sẽ được chia làm 3 phần và được chép cùng
lúc vào 3 phần Strip Volume nằm trên 3 ổ cứng

Nhờ cơ chế chép dữ liệu như trên nên tốc độ truy xuất dữ liệu trên Strip
Volume đã được tối ưu hóa hơn rất nhiều. Đây chính là khả năng Load Balancing của
Strip Volume

* Strip Volume đã hỗ trợ Load Balancing tối ưu hóa việc truy xuất dữ liệu
nhưng khả năng chịu lỗi vẫn chưa được khắc phục. Chúng ta sẽ đi kiểm chứng ngay sau
đây:
Giả sử 1 trong 3 ổ cứng của chúng ta bị hỏng:
+ Shutdown máy ảo đi
+ Vào Edit virtual machine setting
+ Trong cửa sổ Virtual Machine Setting ta Remove đi 1 ổ cứng

Khởi động lại máy ảo, vào Window Explorer và Computer Management
Quan sát hình trên chúng ta thấy toàn bộ hệ thống Strip Volume của chúng ta
đã bị hỏng, đồng nghĩa với việc mất trắng toàn bộ dữ liệu
----> Strip Volume không hỗ trợ Fault Tolerancing

d. RAID-5 Volume:
* RAID-5 là cách cấu hình ổ đĩa cung cấp cho chúng ta cả 2 khả năng Load
Balancing và Fault Tolerancing. Để hỗ trợ Fault Tolerancing, RAID-5 dùng thuật
toán Parity để đọc và ghi dữ liệu và đòi hỏi chúng ta phải có ít nhất 3 ổ cứng vật lý trở
lên, chúng ta sẽ nói rõ hơn về vấn đề này ngay dưới đây:
Cứ 1byte dữ liệu khi được chép vào RAID-5 Volume sẽ được chia theo thuật
toán Parity như sau:

Thuật toán Parity sẽ chia mỗi byte(=8bit) dữ liệu chép vào thành 4 cặp như
hình trên và gắn thêm các bit Parity (bit màu đỏ) sao cho số bit cộng lại phải chẵn và
chép vào RAID-5 Volume như hình dưới:
Mỗi nhóm sẽ được chép đều trên 3 ổ cứng vật lý nên khi 1 trong 3 ổ cứng của
chúng ta bị hỏng, thuật toán Parity sẽ tự chép những bit bị mất (theo quy tắc chép vào để
mỗi nhóm được chẵn)
Vì phải chứa thêm bit Parity nên dung lượng thực tế của RAID-5 chỉ còn lại
2/3 dung lượng chúng ta cấu hình (1/3 dùng để chứa bit Parity)
* Để thấy trực quan hơn chúng ta sẽ thực hành theo các bước sau:
Click chuột phải lên Disk1 chọn New Volume, trong cửa sổ New Volume
Wizard chọn RAID-5

Chúng ta bắt buộc phải chọn ít nhất là 3 ổ cứng, nếu ko chương trình sẽ ko
cho ta thao tác bước tiếp theo
Ta chọn đủ 3 ổ cứng để cấu hình và được

Kiểm tra lại dung lượng của RAID-5 Volume vừa tạo quả thật thấy dung
lượng đã bị mất 1 phần dùng để chứa bit Parity

Các bạn có thể nghiên cứu sâu hơn về bit Parity qua những bài viết khác trên
mạng, search với từ khóa Parity hoặc bit Parity
Bây giờ chúng ta sẽ kiểm tra lại khả năng hỗ trợ Fault Tolerancing của
RAID-5 vừa tạo:
+ Tạo 3 file text trong RAID-5 Volume vừa tạo là: t1.txt, t2.txt, t3.txt với
nội dung tùy ý
+ Shutdown máy ảo và giả sử 1 trong 3 ổ cứng chứa RAID-5 bị hỏng bằng
cách Remove 1 ổ cứng trong Edit virtual machine setting

Khởi động lại máy ảo để kiểm tra kết quả


Chúng ta thấy mặc dù 1 ổ cứng trong hệ thống RAID-5 bị hỏng nhưng chúng
ta vẫn sử dụng được dữ liệu 1 cách bình thường

Trên thực tế, nếu hệ thống của bạn cấu hình RAID-5, là 1 Admin. Bạn phải
thường xuyên kiểm tra trong Disk Management, nếu thấy 1 trong các ổ cứng vật lý bị
hỏng thì phải thay mới ngay để đảm bảo độ an toàn dữ liệu. Ta sẽ thực hành việc thay ổ
cứng mới ngay trên máy ảo để thấy rõ kết quả:
+ Shutdown máy ảo và chúng ta tạo 1 ổ cứng mới cho hệ thống trong Edit
virtual machine setting
Khởi động lại máy ảo
Click chuột phải lên ổ đĩa vừa tạo chọn Initialize Disk

Convert ổ đĩa vừa Initialize sang Dynamic Disk


Click chuột phải vào RAID-5 Volume chọn Repair Volume

Chọn ổ đĩa mới gắn vào

Chúng ta đợi để hệ thống Repair và được kết quả như sau


Click chuột phải lên ổ đĩa bị hỏng và chọn Remove Disk

Vậy là bây giờ hệ thống của chúng ta trở về trạng thái an toàn lúc đầu

e. Mirror Volume:(RAID-1)
* Để cấu hình RAID-1 yêu cầu phải có 2 ổ cứng vật lý trong hệ thống
Click chuột phải lên Disk1 chọn New Volume, trong cửa sổ New Volume
Wizard chọn Mirrored

RAID-1 chỉ yêu cầu 2 ổ cứng vật lý nên chúng ta chỉ chọn được 2 ổ cứng
trong mục Selected
Khi chúng ta thao tác dữ liệu trên RAID-1 thì dữ liệu sẽ được copy làm 2 bản
nằm ở 2 ổ cứng, mọi thay đổi dữ liệu sẽ có hiệu lực trên cả 2 ổ cứng cấu hình RAID-1
nên chúng ta luôn có 1 bản backup dữ liệu. Vì sử dụng cơ chế như vậy nên dung lượng
thực tế của RAID-1 chỉ bằng ½ dung lượng chúng ta cấu hình
* Vì sử dụng cơ chế sao chép dữ liệu như trên nên RAID-1 chỉ hỗ trợ Fault
Tolerancing mà không hỗ trợ Load Balancing. Chúng ta sẽ đi kiểm tra khả năng Fault
Tolerancing của RAID-1 ngay sau đây
Chúng ta tạo 3 File trên RAID-1 Volume

Shutdown máy ảo và Remove 1 ổ cứng trong Edit virtual machine setting


để giả sử trong hệ thống RAID-1 có 1 ổ cứng bị hỏng

Khởi động lại máy ảo và truy cập vào RAID-1 Volume xem những file chúng
ta đã tạo
Dữ liệu của chúng ta vẫn sử dụng được bình thường
Bây giờ chúng ta sẽ thay ổ cứng mới vào cho hệ thống RAID-1

IV. Kết luận:


* Với các cách cấu hình ổ cứng trên hệ thống đã trình bày ở trên
cho ta nhiều lựa chọn để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hãy chọn cho hệ
thống của mình 1 cách phù hợp nhất
* Các kiểu cấu hình trên được thực hiện trên môi trường Windows
hay còn gọi là cấu hình RAID “mềm”. Trên thị trường hiện nay, ở một
số mainboard chuyên dụng cũng được thích hợp sẵn các công nghệ
RAID hay còn gọi là RAID “cứng”. Các mainboard của các hãng khác
nhau sẽ có giao diện cấu hình khác nhau nhưng về các chức năng thì
hoàn toàn giống những gì chúng ta trình bày ở trên. Nhưng có 1 chú ý
cho các bạn Admin, khi trong hệ thống của chúng ta có cung cấp khả
năng RAID “cứng” đúng với nhu cầu thì chúng ta phải ưu tiên cấu hình
RAID “cứng” thay cho RAID “mềm” để được tối ưu nhất

You might also like