You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
--------

TIỂU LUẬN

Môn học: Nhập Môn Năng Lực Thông Tin


Giảng viên: Trần Thanh Vân
Khoa: Đông phương học
Lớp: K67 Đông phương học
Họ và tên: Đoàn Thu Trang
Mã sinh viên:22030286

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2022


Catalog
1 GIỚI THIỆU...................................................................................................................................................2
1.1 lý do chọn đề tài......................................................................................................................................2
1.2 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu....................................................................................................3
1.2.1 Mục đích của nghiên cứu.........................................................................................3
1.2.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu........................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................................4
1.5 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................4
2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................................................................4
2.1 Khái niệm về ngành học..........................................................................................................................4
2.2 Định hướng ngành học.............................................................................................................................5
2.3 Tiến trình đưa ra quyết định chọn ngành học...........................................................................................6
2.4. Tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng ngành học phù hợp..................................................................6
2.4.1. Đối với sinh viên....................................................................................................6
2.4.2. Đối với xã hội.........................................................................................................7
2.5. Mô hình nghiên cứu trước......................................................................................................................8
3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊNH HƯỚNG NGÀNH HỌC..................................................................9
3.1. Yếu tố gia đình.......................................................................................................................................9
3.2. Yếu tố bản thân.....................................................................................................................................10
3.3. Yếu tố giáo dục hướng nghiệp của nhà trường.....................................................................................11
3.4. Nhu cầu xã hội......................................................................................................................................11
3.5. Yếu tố các phương tiện thông tin đại chúng..........................................................................................12
4. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCYẾU TỐ TỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP..............................12
4.1. Đặc điểm cá nhân.................................................................................................................................12
4.2. Giá trị ngành học..................................................................................................................................14
4.3. Thông tin tham khảo.............................................................................................................................16
5. KẾT LUẬN.................................................................................................................................................18
4. Nguyễn Minh Hà (2011). Nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sinh viên chọn Trường Đại học Mở
TP Hồ Chí Minh"............................................................................................................................................19

1
5. Nguyễn Ánh Tuyết (2019). Bài báo "Năng lực nghề nghiệp là gì? Tầm quan trọng của năng lực nghề
nghiệp", 365 tìm việc, https://timviec365.vn/blog/nang-luc-nghe-nghiep-la-gi-new5737.html#:~:text=N
%C4%83ng%20l%E1%BB%B1c%20ngh%E1%BB%81%20nghi%E1%BB%87p%20quan,tr%C3%ACnh
%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20c%C3%B4ng%20vi%E1%BB%87c, truy cập ngày
19/12/2022.......................................................................................................................................................19
6. Nguyễn Thị Lan Hương (2012). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành Quản trị
Doanh nghiệp của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng..................................................19
7. Hồng Nguyễn (2021). Bài báo "Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp", JobsGo blog,
https://jobsgo.vn/blog/nhung-yeu-to-anh-huong-den-lua-chon-nghe-nghiep/, truy cập ngày 19/12/2022........19
8. Trần Đình Chiến (2008). Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 Trường THPT dưới ảnh
hưởng của nên kinh tế thị trường ( luận văn thạc sĩ). Tỉnh Phú Thọ................................................................19

1 GIỚI THIỆU

1.1 lý do chọn đề tài


Lựa chọn ngành nghề luôn là vấn đề nóng bóng thu hút sự quan tâm của hàng chục nghìn
học sinh, sinh viên, bởi họ đang đứng trước ngưỡng cửa bước ra ngoài xã hội, tự lập đương
đầu khó khăn, gây dựng sự nghiệp và khẳng định bản thân mình, vì vậy quyết định ngành
nghề phù hợp với bản thân là mục tiêu đầu tiên cần hướng tới. Việc định hướng ngành học
có ảnh hưởng đến những quyết định tương lai và sự thành công của thanh niên. Thực tế tại
Việt Nam vài năm gần đây công tác định hướng nghề nghệp cho thanh niên còn nhiều vấn
đề, có thể thấy rằng đa số sinh viên vẫn chưa hiểu rõ về ngành mình học, chọn ngành học
theo cảm tính hay là nghe theo định hướng của gia đình, lời khuyên của bạn bè, theo trào lưu
mà chưa suy xét kĩ việc ngành học có thực sự phù hợp với bản thân. Điều này dẫn tới nhiều
sinh viên chọn những ngành học không phù hợp hoặc quá khả năng bản thân dẫn tới chán
nản, việc học trở nên gánh nặng , không hứng thú với ngành học và có thể bỏ học. Có thể
thấy lựa chọn sai ngành học dẫn đến hệ luỵ tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức, thậm
chí là phải trả giá bằng cả thanh xuân.

Việt Nam kể từ khi đổi mới nền kinh tế đã đạt được những thành tựu vô cùng to làm, nền
kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng cùng với đó thì các ngành nghề ở Việt Nam ngày
càng phong phú, đa dạng hơn. Một mặt thuận lợi tạo ra nhiêu cơ hội việc làm cũng như
người lao động có nhiều lựa chọn nghề nhiệp hơn nhưng đồng thời mặt thách thức mới cũng

2
được đặt ra là đứng trước nhiều lưa chọn nghề nghiệp phong phú như vậy để chọn một
ngành nghề phù hợp với bản thân cũng không hề dễ dàng.

Nhận thấy rằng công tác định hướng ngành nghề còn chưa thật sự tốt, nhiều vấn đề còn cần
phải khắc phục, do vậy bài nghiên cứu "những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng ngành học
của thanh niên hiện nay" sẽ nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện đầy đủ hơn về các yếu tố ảnh
hưởng tới quyết định chọn lựa ngành học và nêu ra những kiến nghị để bài nghiên cứu có thể
góp phần nào cải thiện công tác định hướng ngành học cho sinh viên hiện nay.

3
1.2 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu

1.2.1 Mục đích của nghiên cứu


Mục đích của nghiên cứu qua khảo sát và phân tích nhằm tìm hiểu, đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố tới quyết định lựa chọn ngành học của thanh niên hiên nay đồng thời
đưa ra đề xuất khả thi nhằm cải thiện công tác định hướng ngành học cho sinh viên hiện nay.

1.2.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu


- Tìm hiểu và tổng hợp thông tin thông qua các tài liệu thứ cấp có sẵn về những yếu tố tác
động tới định hướng nghề nghiệp.

- Tiến hành khảo sát và phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với quá trình định
hướng ngành học.

- Từ kết quả nghiên cứu đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện công tác định hướng ngành
học, giúp cho thanh niên có định hướng ngành học phù hợp với bản thân một cách dễ dàng
hơn.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu


- Đối tương nghiên cứu hướng tới tìm hiểu là các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định ngành
học của thanh niên hiện nay.

- Thực hiện nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình định hướng ngành học được
tiến hành tìm hiểu thông qua khách thể là học sinh, sinh viên đang theo học ở các trường
THPT, đại học.

- Khách thể nghiên cứu là 40 học sinh, sinh viên năm nhất trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó
có 11 học sinh THPT chuyên KHTN, và 27 sinh viên năm nhất.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu tiến hành khảo sát các sinh viên, học sinh đang theo học tại các trường
THPT, đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm đưa ra những kết quả mang tính khách
quan phù hợp vơi tình hình thực tiễn. Khách thể nghiên cứu là 40 học sinh, sinh viên năm

4
nhất trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó có 11 học sinh THPT chuyên KHTN, và 27 sinh viên
năm nhất

1.4 Câu hỏi nghiên cứu


Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình quyết định lựa chọn ngành nghề của giới trẻ hiện
nay.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới định hướng nghề nghiệp như thế nào.

Làm sao để cải thiện công tác hướng nghiệp cho thanh niên hiện nay.

1.5 Phương pháp nghiên cứu


- Thu thập và phân tích các tài liệu, nghiên cứu trước đó về vấn đề "những nhân tố ảnh
hưởng tới định hướng ngành học".

- Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng câu hỏi google form. Dữ liệu thu thập được dưới dạng
định lượng thông qua phiếu điều tra có 5-6 mức độ.

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với môt số sinh viên năm nhất, học sinh THPT.

Dựa vào kết quả thu thâp, khảo sát được xác định các nhân tố chính ảnh hưởng tới quá trình
định hướng nghề nghiêp, ngành học của thanh niên hiện nay, qua biểu đồ khảo sát đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Bên cạnh đó nghiên cưu đư ra những kiến nghị góp phần
cải thiện hơn công tác định hướng nghề nghiệp hiện nay.

2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái niệm về ngành học

Năm 1988, Uỷ ban quốc gia Liên Xô về giáo dục quốc dân có nhắc tới khái niệm về ngành
trong "Thuật ngữ trường đại học Xã hộ chủ nghĩa" thì "ngành là một lĩnh vực khoa hoc, kĩ
thuật cho phép người học tiếp nhận những kiến thức và kĩ năng mang tính hệ thống cần có

5
để thực hiện các chức năng lao động trong khuôn khổ của nghề cụ thể. Ngành phải được ghi
trong văn bằng tốt nghiệp".1

Theo Bộ giáo dục và đào tao Việt Nam theo công văn số 4831/ĐH ngày 24/12/1990 thì
ngành được định nghĩa là " ngành đào tạo được xác định thông qua việc phân tích tập hợp
các kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo cung cấp cho người học trong quá trình đào tạo để sử dụng
chúng trong một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp xác định, lĩnh vực đó đặc trưng bởi đặc
điểm của đối tượng".2

2.2 Định hướng ngành học

Định hướng nghề nghiệp hay còn được hiểu là hướng nghiệp. Những người đứng đầu cơ
quan giáo dục nghề nghiệp cở các nước Xã hội chủ nghĩa vào hội nghị lần thứ 9 năm 1980
diễn ra tại Cuba đã đưa ra khái niệm về hướng nghiệp là " hướng nghiệp là hệ thống những
biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh học, y học và nhiều ngành khoa học khác để giúp
đỡ học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng,
thích hợp với những kĩ năng, sở trường và điều kiện tâm lý cá nhân, nhằm mục đích phân bố
hợp lý và sử dụng hiệu quả nhất lượng lao dộng dự trữ có sẵn của đất nước".

Theo các nhà tâm lý học hướng nghiệp được hiểu là: " hướng nghiệp được coi là hệ thống
các biên pháp tâm lý-sư phạm và tâm lý học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu
cầu xã hội và năng lực bản thân. Đó là quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ sự sẵn sàng tâm lý đi
vào lao đông nghề nghiệp. Sự sẵn sàng tâm lý đó là tâm thế lao động-một trạng thái tâm lý
tích cực trước hoạt động lao động".

Hướng nghiệp theo bình diện môi trường học tập có thể hiêu là một dạng hoạt động giáo
dục. hướng nghiệp có thể hiêu là công việc của toàn bộ tập thể giáo viên nhằm mục đích
giáo dục định hướng cho học sinh chọn nghề phù hợp, hỗ trợ học sinh có thể tự quyết định
chọn lựa nghề nghiệp dựa trên sự phân tích về năng lực bản thân, sự hứng thú với nghề và
nhu câu về nhân lực của xã hội. Như vây, hướng nghiệp được coi là nhiệm vụ của tất cả
1
Theo Fowin,19/12/2014, https://123docz.net/document/2446471-cac-nhan-to-anh-huong-den-viec-lua-chon-nganh-
hoc-cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-lao-dong-xa-hoi.htm,11/12/2022.
2
Theo Fowin,19/12/2014, https://123docz.net/document/2446471-cac-nhan-to-anh-huong-den-viec-lua-chon-nganh-
hoc-cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-lao-dong-xa-hoi.htm,11/12/2022.
6
thành viên trong hội động sư phạm,bao gồm cả hiêu trưởng cho đến cán bộ trong tập thể
đoàn trường.

2.3 Tiến trình đưa ra quyết định chọn ngành học

Nguyễn Thị Lan Hương (2012), bài nghiên cứu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
động cơ chọn ngành quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng kinh tế-kế hoạch
Đà Nẵng đã nêu ra tiến trình ra quyết định chọn ngành của sinh viên.

Theo nghiên cứu, quá trình chọn ngành học được hình thành qua 3 giai đoạn chính, bắt đầu
từ giai đoạn sự hình thành về ước mơ nghề nghiệp từ thời thơ,giai đoạn tiếp theo là xác định
nhu cầu và thiết lập sự lựa chọn và cuối cùng là quyết định ngành học cuối cùng và tham gia
dự thi.

Tiến trình đưa ra quyết định chọn ngành của sinh viên thì trải qua 5 giai đoạn chính, đầu
tiên là nhận biết nhu cầu của bản thân, tìm kiếm thông tin về trường và ngành học tiếp theo
là đưa ra đánh giá và lưa chọn giải pháp phù hợp,rồi đưa ra quyết định chọn ngành học, cuối
cùng sẽ là đánh giá quyết định ngành học đã đưa ra.

2.4. Tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng ngành học phù hợp

2.4.1. Đối với sinh viên

Định hướng nghề nghiệp có ảnh hướng rất lớn tới quá trình học ở giảng đường cũng như
nghề tương lai sau này của sinh viên.

Đầu tiên, sinh viên khi đã định hướng đúng đắn trước khi bước chân vào giảng đường thì
việc chọn lựa chuyên ngành của sinh viên sẽ trở nên dễ dàng hơn và không bị chi phối bởi
các yếu tố bên ngoài. khi đã chọn lựa được chuyên ngành phù hợp từ trước khiến cho bản
thân sinh viên sẽ hình thành được sự yêu thích đối với ngành học và sẽ tự giác tìm hiểu
nghiên cứu các vấn đề của môn học, đó sẽ là nguồn động lực khiến cho sinh viên có thể kiên
trì theo học hết chương trình đào tạo say này. Hơn nữa khi được theo đuổi đam mê của bản
thân, sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để sinh viên phấn đấu hết mình đạt kết quả học tập
tốt nhất.
7
Ngoài ra khi lựa chọn ngành học đã phần nào khắc hoạ lên nghề nghiệp tương lai một các
một các rõ ràng, từ đó sinh viên có thể xác định nghề nghiệp tương lai mình sẽ đảm nhận.
Xác định đúng ngành học tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng làm công việc mà mình mong
muốn.

2.4.2. Đối với xã hội

Định hướng nghề nghiệp không chỉ ảnh hướng tới bản thân sinh viên mà nó còn ảnh hưởng
mạnh mẽ tới xã hội. Sự ảnh hưởng này đầu tiên là phải kể đến về ảnh hưởng tới nguông
cung-cầu lực lượng lao động của thị trường. Cầu lao động sẽ quyết định cung lao động về số
lượng,chất lượng vì vậy định hướng nghề nghiệp phải theo định hướng của thị trường lao
động. Hơn nữa nguồn cung lao động cũng tác động trở lại cầu lao động. Thị trường lao động
là công cụ chủ yếu để phân bố và xử lí các nguồn lực trong nền kinh tế, với các nguồn lực
không phù hợp sẽ bị đào thảo khỏi kinh tế thị trường. "Định hướng nghề nghiệp cho thanh
niên sẽ góp phần nâng cao chất lượng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, nền kinh tế thị
trường, khu vực vùng miền và bù đắp được lực lượng thiếu hụt. Từ đó thị trường lao động sẽ
thực hiện chức năng phân phối lao động tốt hơn đồng thời cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng hơn".3

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, kéo theo yêu cầu về chất lượng của nguồn lao
động, sự cạnh tranh nghề nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Người lao động không có sự chuẩn
bị năng lực cá nhân tốt sẽ dễ bị dào thải trong thị trường lao động ngày một khắc nghiệt như
hiện nay. Có được định hướng đúng đắn về cơ bản đã hoàn thành được nhiệm vụ chuẩn bị
này, giúp cho người lao động có được công việc phù hợp với khả năng bản thân, kiếm được
mức thu nhập tốt có khả năng đảm bảo được công sống cho bản thân, gia đình, từ đó cũng
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển hơn.

Ngoài ra khi không có sự định hướng đúng đắn trước khi bước vào quá trình học tập, đào
tạo nhiều thanh niên sau khi ra trường thường làm những công viêc trái ngành , điều đó

3
03/12/2012, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lưa chuyên ngành của sinh viên Đại học Thương
Mại, https://123docz.net/document/9848767-nghien-cuu-cac-nhan-to-anh-huong-den-quyet-dinh-lua-chon-chuyen-
nganh-cua-sinh-vien-dai-hoc-thuong-mai.htm,13/12/2022.
8
không chỉ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc về phía bản thân, gia đình thanh niên mà còn
lãng phí thời gian tiền bạc của xã hội.

Công tác hướng nghiêp tốt cũng góp phần làm giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp. Nhiều sinh
viên ra trường thất nghiệp cũng sẽ ảnh hướng rất lớn tới sự phát triển chung của xã hội, vì xã
hội phải có trách nhiệm đối với nguồn lao động không làm ra của cải vật chất. Các giải quyết
hiệu quả nhất vấn nạn thất nghiệp hiện nay là phải giải quyết vấn đề từ gốc rễ chính là cần
phải cải thiện công tác định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ.

2.5. Mô hình nghiên cứu trước

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2012), bài nghiên cứu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến động cơ chọn ngành quản trị doanh nghiệp của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kế hoạch Đà Nẵng sử dụng phương pháp khảo sát bảng hỏi với hơn 450 sinh viên hệ
chính quy đang theo học ngành quản trị kinh doanh tại trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 5
nhân tố ảnh hưởng tới động cơ chọn ngành quản trị kinh doanh là: cơ hội nghề nghiệp, sự tác
động của đối tượng tham chiếu, đặc điểm cá nhân, cơ hội đào liên thông và sự hấp dẫn của
ngành, trong đó thì nhân tố cơ hội nghề nghiệp có ảnh hưởng quan trọng nhất tới quyết định
chọn học ngành.

Nhóm tác giả TS Bùi Hà Phương (2020), nghiên cứu "yếu tố ảnh hưởng đên định hướng
nghề nghiệp của sinh viên Khoa Thư viện - Thông tin học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG tp HCM", nghiên cứu phát ra 100 phiếu dành cho sinh viên 4 khoa đang
theo học tại trường. Nghiên cứu thu về 78 phiếu hợp lề, kết quả thu được "sinh viên chọn
ngành TV-TT với một số lí do xuất phát từ chủ quan bản thân như: sở thích cá nhân ( yêu
thích đọc sách, thích làm việc với máy tính), yêu thích ngành học và sự định hướng của bản
thân khi chọn ngành), xuất phát từ yếu tố chủ quan là: sự định hướng, tư vấn từ người thân,
gia đình và bạn bè, nhận diện được cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, mức học phí tương
thích với khả năng của gia đình".

3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊNH HƯỚNG NGÀNH HỌC

9
3.1. Yếu tố gia đình

Gia đình là yếu tố quan trọng ảnh hưởng về mọi mặt trong quá trình phát triển và cả vấn đề
định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Vì bản thân cha mẹ, người thân là đối
tượng gần gũi, hiểu biết bản thân họ hơn bao giờ hết trong qua trình lớn lên, cha mẹ có thể
hiểu rõ sở thích, năng lực, cá tính, tính cách, hứng thú của con mình ra sao. Hơn vậy, cha mẹ
người thân họ là những thế hệ đi trước dày dặn kinh nghiệm thực tế, có sự hiểu biết sâu sắc
về cuộc sống, kĩ năng xã hội. Có thể thấy yếu tố gia đình có tác động khá sâu sắc tới quá
trình chọn lựa ngành học của thanh niên. Mặt khác, một số ngành nghề hiện nay sau khi ra
trường để có cơ hội việc làm còn phụ thuộc vào mối quan hệ và tài chính của gia đình, điều
này lại khẳng định tầm quan trọng của yếu tố gia đình tới định hướng nghề nghiệp, ngành
học.

Bên cạnh đó sự can thiệp, ảnh hưởng quá lớn của yếu tố gia đình tới quá quá trình hướng
nghiệp cũng có mặt tiêu cực. Nhiều thanh niên hiện nay hình thành nên tính thụ động, ỷ lại
vào cha mẹ, không tự định hướng được nghề nghiệp cho bản thân dẫn đến lựa chọn sai
ngành học. Ngoài ra một bộ phận nhỏ phụ huynh ép buộc con cái lựa cọn nghề nghiệp theo ý
mình hay theo truyền thống của gia đình, với suy nghĩ cha mẹ phải có trách nhiệm với con
cái đến khi chúng chọn nghề tới lúc xin việc mà không tính tới sự hứng thú, sở thích, năng
lực của con cái. Đó là môt trong những nguyên nhân khiến cho một bộ phận thanh niên hiện
nay chọn sai ngành học, học mà không có yêu thích, hứng thú, chán nản việc học, ra trường
làm công việc mình không yêu thích,không thành đạt trong nghề, dễ chán nản bỏ việc.

Hơn nữa sinh viên đi học đại học vẫn chưa thể tự trang trải chi phí học tập, sinh hoạt mà
còn phụ thuộc vào sự chu cấp của gia đình, vì vậy những định hướng riêng của bản thân
khác với định hướng chung của gia đình ra đình thường bị bỏ qua và không coi trọng. Ngoài
ra điều kiện tài chính của gia đình cũng tác động đến quá trình chọn ngành học của thanh
niên hiện nay, các ngành nghề như công nghề thông tin, kinh tế, thiết kế thời trang chi phí
học tập sẽ có phần cao hơn so với các ngành khác, với những gia đình điều kiện kinh tế
không thoải mái sẽ có xu hướng hướng con em của mình chuyển sang ngành học khác có chi
phí học tập phù hợp hơn.
10
3.2. Yếu tố bản thân

Mọi quyết định suy cho cùng đều phụ thuộc vào chính bản thân thanh niên, do dó sự hiểu
biết của bản thân đóng vai trò tác động mạnh mẽ tới quyết định chọn lựa ngành học. Chọn
ngành nghề thường được dựa trên các yếu tố ở bản thân như: năng kiếu bản thân, cá tính, sở
thích, giới tính.

Chọn lựa thường phụ thuộc vào đam mê và sở thích của bản thân, đây là yếu tố thường
được suy xét đâu tiên khi trong qua trình chọn lựa ngành nghề. Nghề nghiệp là thứ gắn bó
lâu dài thường là vài năm thậm chí là cả vài chục năm trong cuộc đơi, nếu không có đam mê
với nghề thì rất dễ dang từ bỏ nghề khi gặp những thách thức trở ngại. Ngược lại, nếu như
được theo đuổi nghề nghiệp phù hợp với đam mê, bản thân sẽ nghiêm túc, chuyên tâm với
công việc, có được niềm hứng thú bản thân sẽ luôn không ngừng học hỏi tập trung vào phát
triển bản thân, dễ dàng đạt được nhiều thành tựu trong nghề góp phần vươn đến sự thành
công trong cuộc sống.

Để chọn ngành nghề chỉ dựa trên yêu thích là không đủ mà chọn ngành nghề phụ thuộc vào
năng lực của bản thân sẽ tạo tiền đề hình thành cho bản thân có được năng lực nghề nghiệp
tốt. "Năng lực nghề nghiệp quan trọng với bất cứ lao động làm ở bất kỳ lĩnh vực nào, nó
phản ánh trình độ tay nghề và khả năng hoàn thành công việc", như vậy năng lực nghề có vai
trò quyết định tới sự thành công trong nghề. Do vậy khi tiến hành chọn nghề nghiệp cần suy
xét kĩ việc năng khiếu bản thân có thực sự phù hợp với ngành.

Bên cạnh đó lựa chọn ngành nghề còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố xoay quanh bản thân
như: sức khoẻ, ngoại hình,.., những yếu tố này cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình
chọn lựa nghề nghiệp.Trong những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp, thì sức
khỏe là yếu tố đặc biệt quan trọng. "Một số công việc đòi hỏi người lao động phải làm việc
dưới cường độ cao, có sức khỏe tốt, ví dụ như giao thông vận tải, cảnh sát, phi công. Hãy
xem xét tình trạng sức khỏe của bản thân có phù hợp với nghề hay không. Có một số ngành
học có yêu cầu rất cao về yếu tố ngoại hình như diễn viên, ca sĩ, người mẫu, tiếp viên hàng
không, MC,… Vì thế, đây cũng là yếu tố cần phải xem xét đến nếu như bạn lựa chọn các

11
nghề nghiệp đặc thù có yêu cầu về ngoại hình. Tìm hiểu và nắm bắt được những yêu cầu của
ngành nghề, bạn sẽ có lựa chọn nghề nghiệp đúng đắt". 4

3.3. Yếu tố giáo dục hướng nghiệp của nhà trường

Giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp là hoạt động không thể thiếu trong công tác
giáo dục ở trường THPT, là hoạt động đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng và lựa
chọn nghề nghiệp của học sinh. Hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT được thể qua
việc sử dụng hệ thống các biện pháp sự phạm nhằm giúp học sinh lựa chọn nghề nhiệp một
cách hợp lý. Thông qua hoạt động hướng nghiệp học sinh có thể lĩnh hội được thông tin về
nghề nghiệp, nắm được hệ thống các yêu cầu của từng ngành nghề cụ thể, qua đó có kĩ năng
tự đối chiếu những đặc điểm, phẩm chất của bản thân có phù hợp với hệ thống yêu cầu mà
từng nghề nghiệp đặt ra. Tóm lại thông qua hoạt động hướng nghiệp học sinh có thể định
hướng đươc nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu, sở thích, hứng thú, phẩm chất ,... của bản
thân, là một trog những mặt giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh. Ngoài ra, hoạt động
hướng nghiệp còn có ý nghĩa kinh tế-xã hội, hoạt động hướng nghiệp vừa đảm bảo nhu cầu
phù hợp với điều kiện của mỗi học sinh vừa phù hợp nhu cầu về nhân lực của xã hội đối với
nghề, từ đó có thể điều tiết hợp lí công tác chuẩn bị nguồn lực, đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn
nhân lực của đất nước trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

3.4. Nhu cầu xã hội

Nền kinh tế không ngừng biến đổi hàng ngày, Việt Nam được xếp vào một trong những
nhóm nước phát triển nhanh nhất thế giới, vị thế đất nước trên trường thế giới ngày càng
được chứng minh. Nhu cầu của thị trường lao động luôn biến đổi không ngừng điều này ảnh
hưởng trực tiêp đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Trong mỗi giai đoạn phát triển
nhất định sẽ có xu hướng nghề nhiệp khác nhau, sẽ có những ngành nghề cần nguồn nhân
lực lớn, nhưng sau vài năm nguồn cung nhân lực quá lớn sẽ dẫn đến bão hoà nhiều người sẽ
có nguy cơ thất nghiệp nếu không có sự chuẩn bị tốt.

4
Hồng Nguyễn,23/08/2021,Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp, https://jobsgo.vn/blog/nhung-yeu-to-
anh-huong-den-lua-chon-nghe-nghiep/,17/12/2022.
12
3.5. Yếu tố các phương tiện thông tin đại chúng
4. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCYẾU TỐ TỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Nhóm tác giả TS Nguyễn Minh Hà (2011) của Trường Đại học mở TP Hồ Chí Minh đã thực
hiên mô hình nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sinh viên chọn trường", nghiên cứu
được thực hiện với 1849 sinh viên năm nhất tại trường. Kết quả nghiên cứu đưa ra 7 nhân tố
tác động tới quyết định chọn trường của sinh viên. 7 yếu tố tác động đến quyết định chọn
trường của sinh viên bao gồm: " Nỗ lực của nhà trường, Chất lượng dạy – học, Đặc điểm cá
nhân của sinh viên, Công việc trong tương lai, Khả năng đậu vào trường, Người thân trong
gia đình và Người thân ngoài gia đình". Để tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
tới quá trình chọn lựa nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát
bằng bảng hỏi với 38 đối tượng trong đó gồm có 28 bạn sinh viên năm nhất và 12 bạn học
sinh đến từ các trường đại học và THPT trên địa bàn TP Hà Nội. Bài khảo sát tới các nhân
tố: đặc điểm cá nhân, thông tin tham khảo, giá trị nghề nghiệp, cơ hội trúng tuyển, mức học
phí.

Biểu đồ sinh viên đến từ các khoa khác nhau. Nguồn: bài nghiên cứu khoa học
4.1. Đặc điểm cá nhân
Lựa chọn ngành nghề dự trên yếu tố đặc điểm cá nhân được xét trên các mặt như: năng
khiếu bản thân, sở thích, giới tính, cá tính. Câu hỏi khảo sát dành cho đối tượng nghiên cứu
là "tôi chọn ngành phù hợp vơi năng khiếu, sở thích, cá tính, giới tính của bản thân".
13
Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân. Nguồn: bài nghiên cứu khoa học

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số học sinh, sinh viên tham gia khảo sát đều cho rằng đăc
điểm bản thân ảnh hướng khá mạnh mẽ tới quyết định ngành học, trong đó yếu tố năng
khiếu bản thân có 11/40 người đưa ra câu trả lời "đồng ý, hoàn toàn đồng ý", 12/40 cho rằng
" không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý"còn lại đề cho câu trả lời "bình thường" với câu hỏi
về năng khiếu bản thân, có thể thấy yếu tố năng khiếu bản thân không có tác đông lớn tới
quá tới định hướng nghề nghiệp, điều đó có nghĩa là yếu tố năng khiếu bản thân chưa thực
sự được suy xét kĩ chỉ mới có 27,5% người tham giao khảo sát đồng ý rằng mình chọn ngành
học dựa trên năng lực bản thân. Ngoài ra có 12 đối tượng (30%) cho rằng mình không hướng
nghiệp dựa trên năng lực bản thân. Tiến hành phỏng vấn sâu với Nguyễn thị T về lí do chọn
hoàn toàn không đúng với câu hỏi lựa chọn trên năng lực bản thân, câu trả lời nhận được
rằng:" bản thân thực sự không nắm được điểm mạnh thực sự của bản thân là gì, không biết
xác định năng lực nào sẽ phù hợp với ngành nghề nào".

Kết quả về yếu tố sở thích lại đưa ra những đánh giá rõ ràng hơn, có tới 25/40 (62,5%)
người tham gia khảo sát đồng ý rằng quá trình định hướng ngành học là phù hợp với sở thích
của bản thân, còn 7/40 người đưa ra câu trả lời không đồng ý và 8/40 cho rằng bình thường.
Có thể thấy sở thích là yếu tố đặc điểm cá nhân có tác động mạnh mẽ nhất tới quyết định
chọn lựa ngành học, sinh viên khi định hướng ngành học thường quan tâm nhiều tới vấn đề
14
"ngành học có phù hợp sở thích của bản thân ? ". Điều đó thể hiện thanh niên hiện nay phần
lớn được theo đuổi ngành học theo sở thích bản thân không bị chi phối quá nhiều bởi các
yếu tố bên ngoài. Bên cạnh đó yếu tố cá tính bản thân có 17/40 (42,5%) đối tượng khảo sát
có câu trả đồng ý rằng mình có xét trên khía cạnh cá tính bản thân để đưa đến quyết định
ngành học, còn lại 23/40 (57,5%) cho rằng " bình thương, không đồng ý, hoàn toàn không
đồng ý ". Điều đó chứng tỏ khía cạnh cá tính không có ảnh hưởng quan trọng, hoặc nhiều
sinh viên thường không quá chú ý tới vấn đề này.

Thay vì lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích, đam mê, năng khiếu lại không có ít học sinh có
phần e dè, lựa chọn ngành nghề không đứng với đam mê của bản thân mà chỉ để phù hợp với
những đinh kiến của xã hội đặc biệt lá định kiến về giới. Nghiên cứu tiến hành khảo sát với
yếu tố giới tính có ảnh hưởng ra sao tới thanh niên hiện nay. Qua khảo sát cho thấy 15/40
(37,5%) người tham gia khảo sát đồng ý với câu hỏi tôi chọn ngành theo giới tính tượng tự
cũng có 15/40 người cho câu trả lời bình thường tức và chỉ có 10/40 người cho rằng mình
không chọn ngành theo giới tính. Qua phỏng vấn sâu với Chu A - người có câu trả lời bình
thường thì nhận được câu trả lời rằng: " tôi chọn câu trả lời bình thường vì trong quá trình
định hướng nghề nghiệp tôi có suy xét tới vấn đề giới tính và nghề nghiệp nhưng có không
ảnh hưởng quá nhiều tới quyết định chọn ngành của tôi". Kết quả này chứng minh rằng yếu
tố giới tính vẫn có những ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động định hướng ngành nghề hiện
nay dù cho xã hội ngày nay luôn hướng tới bình đẳng giới trọng xã hội- nghề nghiệp là sự
lựa chọn, không phụ thuộc giới tính.

4.2. Giá trị ngành học

Giá trị ngành học thường là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong quá trình chọn lựa ngành
học, các ngành học càng có tính hấp dẫn thì tỉ lệ đăng kí nguyện vọng càng cao. Để làm rõ
hơn tầm ảnh hưởng của yếu tố giá trị ngành học bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thanh
niên ở các khía cạnh như: tính hấp dẫn, thu nhập cao, vị trí xã hội, cơ hội nghề nghiệp.

15
Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hướng của các yếu tố giá trị ngành học. Nguồn: bài nghiên cứu
khoa học.

Nhìn chung đối tượng tham gia khảo sát đều đồng tình với ý kiến đưa ra ở bảng khảo sát,
phần lớn câu trả lời "đồng ý, hoàn toàn đồng ý chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng số câu trả lời.
Đầu tiên về khía cạnh tính hấp dẫn của ngành học có tới 25/40 (62,5%) người đưa ra câu trả
lời đồng tình và 13/40 (32.5%) cho là bình thường, số người cho là không đồng tình chỉ là
2/40 (5%) người. có thể thây mọi người đồng tình rằng tính hấp dẫn của ngành khiến họ
chọn nó. Tiếp đó là mức thu nhập của ngành có 28/40 (70%) đồng ý rằng mình chọn ngành
học do mức thu nhập cao, 20% câu trả lời là bình thương còn câu trả lời không đồng tình chỉ
là 2/40 người. Có thể thấy tương tự như tính hấp dẫn của ngành thì mức thu nhập cao cũng
có tác động rất lớn tới quyết định nghành học.

Có một nghề nghiệp hấp dẫn, thu nhập mơ ước là không đủ nếu như công viêc đó có địa vị
xã hội thấp, vị trí xã hội cũng có ảnh hướng rất quan trọng tới quyết định chọn nghề nghiệp
vì con người luôn muốn bản thân mình được tôn trọng, làm công việc có vị trí cao trong xã
hội, được nhiều người tôn trọng là ước mơ của không ít người. kết quả khảo sát cho thấy yếu
tố vị trí xã hội của ngành cũng có những ảnh hưởng nhất định tới quyết định nghề nghiệp
của thanh niên hiện nay. Có tới 52,5% (21/40) người tham gia khảo sát đồng ý rằng việc
chọn ngành học dựa trên vị trí xã hội và chỉ có 3/40 (7,5%) cho là không đồng ý còn lại
16
16/40 người cho câu trả lời bình thường. Qua đó có thể nhận thấy rằng vị trí xã hội ngành
mang lại không có ảnh hưởng mạnh mẽ như các yếu tố còn lại.

Cơ hội nghề nghiệp luôn là mối bận tâm hàng đầu trong qua trình tìm hiểu hiểu ngành học,
cơ hội nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới công việc tương lai. Kết quả khảo sát giá tri
ngành học về cơ hội nghề nghiệp nghiên cứu thu được kết quả khá tích cực, số người đưa ra
câu câu trả lời đồng tình là 27/40 (67,5%) người, 11/40 (27,5%) người cho câu trả lời bình
thường, chỉ có 2/40 người cho câu trả lời không đồng ý và không có ai đưa ra câu trả lời
không đồng ý. Nhận thấy rằng thanh niên hiện nay khi định hướng nghề nghiệp rất chú trọng
tới cơ hội nghề nghiệp tương lai của ngành học, đâu này cũng góp phần điều hoà nhu cầu về
nhân lực của xã hội.

4.3. Thông tin tham khảo

Trước khi đưa ra quyết định ngành học cần phải đi tìm hiểu thông tin ngành nghề, bản thân
thế hệ trẻ còn quá ít kinh nghiệm về xã hôi, lúc này đối tượng tham khảo có ảnh hưởng rất
tới quyết định ngành học. Để đánh giá rõ hơn mức độ ảnh hưởng của yếu tố thông tin tham
khảo ngành học, nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi khảo sát với các yếu tố tham khảo như: ý kiến
gia đình, truyền thống gia đình, lời khuyên bạn bè, tư vấn chuyên gia, xu thế nghề nghiệp,
thông tin truyền thông.

Biểu thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tham khảo thông tin ngành học. Nguồn: bài
nghiên cứu khoa học.

17
Biểu đồ trên cho thấy trong các yếu tố tham khảo trên thì yếu tố có tác động tích cực nhất là
ý kiến của gia đình, xu thế nghề nghiệp, thông tin truyền thông. Các yếu tố truyền thống gia
đình, lời khuyên bạn bè, tư vấn chuyên gia nhận được nhiều câu trả lời không đồng ý hơn là
câu trả lời đồng ý.

Phân tích biểu đồ câu hỏi ý kiến gia đình có 19/40 (47,5%) câu trả lời đồng ý, hoàn toàn
đồng ý, 13/40 ( 32.5%) phản ứng bình thường, số người cho rằng ý kiến ra đình không ảnh
hưởng tới quyết định ngành học là 8/40 ( 20%). Điều đó chứng tỏ rằng ý kiến ra đình cũng
chi phối rất lớn tới quyết định ngành học của giới trẻ hiện nay. Trần Thị Khánh Linh (), bài
nghiên cứu "ảnh hưởng của gia đình đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học
phổ thông" chỉ ra rằng "Vơi học sinh THPT các em có nhận thức rằng việc định hướng nghề
nghiệp trong gia đình là quan trọng (50,0%) và rất quan trọng (39,6%). Các em đã thấy được
vai trò của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp và mong muốn được cha mẹ định hướng,
chỉ dẫn, hỗ trợ trên con đường đến tương lai". Với thanh niên hiện nay gia đình vẫn là yếu tố
tác động rất lớn tới quyết định nghề nghiệp tương lai. Tuy truyền thông nghề nghiệp gia đình
lại không chi phối qua lớn tới quyết định trọng đại này của thanh niên, kết quả khảo sát chỉ
có 9/40 (22.5%) ý kiến cho là mình tham khảo ngành học theo truyền thống gia đình và
15/40 (37,5%) người cho rằng mình không tham khảo ngành học theo truyền thống gia đình.

Lời khuyên bạn bè và tư vấn chuyên gia được đánh giá là có ít ảnh hưởng nhất tới quá trình
định hướng nghề nghiệp. qua phân tích biểu đô đối với câu hỏi tham khảo theo lời khuyên
bạn bè chỉ có 9/40 đưa ra câu trả lời đồng ý, số người cho rằng mình không tham khảo theo
bạn bè lại là 14/40, còn câu trả lời bình thường là 17/40. Về yếu tố tham khảo tư vấn chuyên
gia cũng có ảnh hưởng tương tự với con số lần lượt là 8/40 câu trả lời đồng tình, 17/10 cho
là bình thường và 15/40 người cho là không đồng ý. Như vậy lời khuyên của bạn bè không
quá ảnh hưởng quyết định quan trọng này, bên cạnh đó tư vấn chuyên gia vẫn chưa được
nhiều người chú ý tới trong công tác hướng nghiệp, tư vấn chuyên gia nên được ứng dụng
nhiều hơn vì nó mang lại những thông tin chính xác đầy đủ về ngành học cũng như công
việc tương lai hơn, tham khảo ý kiến chuyên gia sẽ giúp cho giới trẻ định hướng nghề
nghiệp phù hợp với bản thân hơn.
18
Qua phân tích biểu đồ có thể thấy rằng xu thế nghề nghiệp thu được những phản hồi tích
cực nhất có tới 27/40 ( 67.5%) câu trả lời đồng ý, hoàn toàn đồng ý, câu trả lời không đồng ý
chỉ là 4/40 chỉ chiếm 10% trong tổng số câu trả lời và 9/40 người cho câu trả lời bình
thường. Tiến hành phỏng vân sâu với Trịnh Q lý do chọn câu trả lời bình thường thì nhận
được câu trả lời: "mình cho là bình thường vì mình chọn công việc mình yêu thích là giáo
viên đó là công việc không quá xu hướng hiện nay". Kết quả cho thấy xu hướng nghề nghiệp
chi phối rất lớn tới định hướng nghề nghiệp của thanh niên hiện nay. Bên cạnh đó thì yếu tố
thông tin cũng có những ảnh hưởng nhất định hướng của thanh niên, xã hội ngày càng phát
triển song với đó mà tầm ảnh hưởng của truyên thông ngày càng được khẳng định. Có tới
19/40 ( 47.5%) câu trả lời đồng ý rằng có tham khảo ngành học theo thông tin truyền thông,
15/40 câu trả lời bình thường, chỉ có 6/40 người cho rằng không đồng ý và không có câu
trả lời hoàn toàn không đồng ý. Nghiên cứu phỏng vấn với bạn sinh viên Bùi Thuý H về vấn
đề đưa ra câu trả lời hoàn toàn đồng ý rằng mình tham khảo thông tin truyền thông, câu trả
lời là: " bản thân mình khi quyết định ngành học trước khi thi THPT lúc đó bản thân vẫn
chưa có định hướng cho bản thân nên tham khảo theo thông tin truyền thông thấy ngành hàn
quốc học khá thú vị mà cơ hội nghề nghiệp rất tốt".
5. KẾT LUẬN
4. Nguyễn Minh Hà (2011). Nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sinh viên chọn
Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh".

5. Nguyễn Ánh Tuyết (2019). Bài báo "Năng lực nghề nghiệp là gì? Tầm quan trọng của
năng lực nghề nghiệp", 365 tìm việc, https://timviec365.vn/blog/nang-luc-nghe-nghiep-la-gi-
new5737.html#:~:text=N%C4%83ng%20l%E1%BB%B1c%20ngh%E1%BB%81%20nghi
%E1%BB%87p%20quan,tr%C3%ACnh%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20c
%C3%B4ng%20vi%E1%BB%87c, truy cập ngày 19/12/2022.

6. Nguyễn Thị Lan Hương (2012). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn
ngành Quản trị Doanh nghiệp của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng.

19
7. Hồng Nguyễn (2021). Bài báo "Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp",
JobsGo blog, https://jobsgo.vn/blog/nhung-yeu-to-anh-huong-den-lua-chon-nghe-nghiep/,
truy cập ngày 19/12/2022.

8. Trần Đình Chiến (2008). Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 Trường
THPT dưới ảnh hưởng của nên kinh tế thị trường ( luận văn thạc sĩ). Tỉnh Phú Thọ.

9. Trần Thị Dương Liễu (2014). Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm
lý học ở một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (luận văn thạc sĩ). TP. Hồ Chí
Minh: Đại học Sư phạm.
10. Trần Văn Quý, Cao Thi Hào (2009). Nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông.

PHỤ LỤC
Phần A: Bảng hỏi From
Phần I: thông tin cá nhân
1. Bạn là học sinh hay sinh viên ?
2. Chuyên ngành mà bạn đang theo đuổi?
3. Khoảng thời gian bạn tìm hiểu ngành học?
Phần II: đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới định hướng ngành học, nghề nghiệp
Ghi chú mức độ đánh giá:
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Bình thường
4. Đồng ý

20
5. Hoàn toàn đồng ý
Câu1: bạn lựa chọn ngành học phù hợp với đặc điểm cá nhân, hãy đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các đặc điểm cá nhân dưới đây
1 2 3 4 5
chọn ngành theo năng khiếu bản thân
chọn ngành theo sở thích
chọn ngành phù hợp cá tính
chọn ngành phù hợp giới tính

Câu hỏi 2: giá trị ngành học khiến bạn chọn nó, hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu
tố:
1 2 3 4 5
chọn ngành có tính hấp dẫn
chọn ngành do công việc có mức thu nhâp
vị trí xã hội của ngành
cơ hôi nghề nghiệp của ngành

Câu hỏi 3: bạn tham khảo thông tin về ngành học theo, hãy đánh giá mức độ cho từng yếu tố.
1 2 3 4 5
tham khảo theo ý kiến gia đình
theo truyền thống gia đình
tham khảo lời khuyên bạn bè
theo tư vấn chuyên gia
tham khảo theo xu thế nghề nghiệp
tham khảo theo thông tin truyền thông

Phần B: Câu hỏi phỏng vấn

21
về yếu tố đặc điểm bản thân Bạn thấy đặc điểm nào của bản thân ảnh hưởng nhất
tới định hướng ngành học.
Tại sao sao bạn lại đưa ra câu trả lời không đồng tình
với yếu tố năng lực bản thân.
Tại sao bạn lại đánh giá bình thường về ảnh hưởng
của giới tính trong định hướng ngành học.

về yếu tố giá trị ngành học Về gia trị ngành học bạn quan tâm tới giá trị nào đầu
tiên?
Vị trí xã hội công việc mang lại có ảnh hưởng gì tới
hoạt động hướng nghiệp ?
Bạn đánh giá thế nào về yếu tô giá trị ngành học mang
lại tới quá trình định hướng ngành học?

yếu tố thông tin tham khảo Gia đình có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình định
hướng nghành học của bạn?
Gia đình có tôn trọng quan điểm của bạn không?
Bạn có từng tham khảo ý kiến tư vấn chuyên gia trong
công tác định hướng ngành học không?
Tư vấn chuyên gia có tác động như thế nào tới công
tác định hướng ngành của bạn?
Tại sao bạn đánh giá mức độ bình thường đối với
nhân tố xu hướng nghề nghiệp?
Tại sao bạn hoàn toàn đồng ý về vấn đề tham khảo
ngành học theo thông tin truyền thông

 Danh sách sinh viên phỏng vấn:


- Nguyễn thị T, sinh viên năm nhất Khoa Đông Phương Học tại Trường ĐH KHXH&NV.
- Chu A, sinh viên năm nhất Khoa Chính Trị Học tại Trường ĐH KHXH&NV.
22
- Trịnh Q, sinh viên năm nhất Ngành Sư phạm Ngữ Văn tại Trường ĐH Sư Phạm HN.
- Bùi Thuý H, sinh viên năm nhất Khoa Hàn Quốc Học tại Trường ĐH KHXH&NV.

23

You might also like