You are on page 1of 7

Những khó khăn của

sinh viên năm nhất


trường Đại học
KHXH&NV

Trong những ngày đầu mới bước chân


vào ngưỡng cửa đại học nhiều bạn sinh
viên năm nhất đều gặp không ít những
khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng
ngày. Hầu hết tất cả sinh viên đều có
chung những khó khăn khi chưa kịp
chuẩn bị tinh thân cho những thách thức
mới tại trường đại học.
 Những khó khăn của sinh viên tỉnh
lẻ.
Đối với những bạn sinh viên ở tỉnh lẻ
đặc biệt là các bạn ở vùng nông thôn thì
khó khăn đầu tiền mà các bạn gặp phải
chính là phương tiện di chuyển từ nhà
đến trường học, bởi quãng thời gian di
chuyển là rất xa nên các bạn phải đổi
nhiều chuyến xe khác nhau mới đến
được trường. Vì đặc thù là sinh viên tỉnh
lẻ, xa nhà nên việc tìm nơi ở cũng rất khó
khăn đối với sinh viên. Nhiều bạn sinh
viên sẽ lựa chọn thuê trọ. Tuy nhiên việc
thuê được một căn trọ không phải là
một chuyện dễ dàng gì. Do nhu cầu tìm
trọ của sinh viên tăng cao vào mỗi dịp
đầu năm nên nhiều chủ trọ đã đẩy giá
thành thuê trọ lên cao, giá cả đắt đắt đỏ
mà diện tích phòng, cơ sở vật chất, an
ninh khu vực không được đảm bảo
nhưng buộc các bạn sinh viên phải thuê
với số tiền đắt đỏ vì không còn sự lựa
chọn nào khác. Nhiều bạn sinh viên còn
chủ quan, không tìm cho mình một căn
trọ trước khi nhập học dẫn đến việc
không tìm được trọ gần trường, gần
trung tâm, giá cả lại đắt đỏ mà an ninh
lại không đảm bảo. Một số bạn sinh viên
thay vì thuê trọ thì các bạn lại lựa chọn ở
kí túc xá. Đối với ở kí túc thì điều khó
khăn mà các bạn gặp phải đó chính là sự
riêng tư cá nhân, mối quan hệ với các
bạn cùng phòng bởi đây chính là môi
trường tập thể nên bạn sẽ không có
được sự riêng tư cá nhân và vấn đề ăn
uống cũng gặp không ít khó khăn khi ở kí
túc xá sinh viên sẽ không được phép nấu
ăn nên phải mua đồ ăn đã chế biến sẵn
ở ngoài sẽ không thực sự đảm bảo ảnh
hưởng đến sức khỏe của sinh viên. Bên
cạnh việc nơi ở thì việc thích nghi với
một môi trường mới cũng thật khó khăn
với các bạn sinh viên tỉnh lẻ. Từ việc sinh
hoạt, ăn uống đến kết giao bạn bè đặc
biệt là các bạn ở khu vực miền Trung
giọng nói cũng là một rào cản lớn trong
việc giao tiếp, kết giao bạn bè. Nhiều bạn
sinh viên khó có thể hoà nhập được với
cuộc sống mới, không có người thân bên
cạnh, mọi việc đều tự bản thân mình lo
liệu hết dẫn đến nhiều sinh viên cảm
thấy lạc lõng và cô đơn. Nhiều bạn sinh
viên từ trước đến giờ mọi chi phí sinh
hoạt trong gia đình đều do bố mẹ quản lí
nên khi bước vào cuộc sống tự lập, tự
chi trả mọi thứ khó có thể làm chủ được
tài chính của mình, thường xuyên chi
tiền vào những thứ mình thật sự không
cần thiết gây lẵng phí. Do mới nhập học,
một số bạn ở trọ cũng như ở kí túc xá sẽ
phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua đồ
dùng cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày. Đối với những bạn sinh viên
ở tỉnh lẻ chưa quen đường hay những
tuyến xe buýt khiến việc đi lại thật sự rất
khó khăn. Nhiều bạn sinh viên ở kí túc
xá( do kí túc xá khá xa trường) đã lựa
chọn việc đi bộ gần 2 km đến trường chỉ
vì chưa biết các tuyến xe buýt. Ngoài ra
trong việc học tập, hầu hết sinh viên đều
đã quen với cách học ở cấp 3 nên khi lên
đại học các bạn đều bỡ ngỡ và không tìm
được những phương pháp học tập cho
bản thân mình để phù hợp với các môn
học hay cách dạy của giảng viên, vì thế
việc học tập dần trở nên sa sút, nhiều
bạn sinh viên còn chán nản không muốn
học. Nhiều bạn vì hoàn cảnh gia đình khó
khăn nên phải tìm kiếm những công việc
làm thêm bên ngoài để có thêm chi phí
sinh hoạt hàng ngày, do vậy một số bạn
không quản lí được thời gian của mình
nên đã để việc làm thêm lẫn át việc học
gây xao nhãng việc học tập của mình.
Bên cạnh đó nhiều bạn sinh viên do ở
một mình không có sự kiểm soát của gia
đình dễ bị bạn bè rủ rê, ăn chơi sa đọa
dẫn đến kết quả học tập không tốt.
 Những khó khăn của sinh viên
nội thành

Không chỉ riêng những bạn sinh viên ở


tỉnh lẻ mà các bạn sinh viên ở nội thành
cũng gặp không ít những khó khắn khi
bước vào đại học. Khó khăn lớn nhất của
các bạn nội thành đó là việc kết giao bạn
bè mới, các mối quan hệ mới, do nhiều
bạn đang còn có suy nghĩ bạn đại học
khác bạn cấp 3 và tình bạn đại học chỉ là
xã giao nên nhiều người ngại kết giao
bạn mới. Nhiều bạn sinh viên ở nội
thành nhưng do nhà ở xa trường nên
việc đi lại cũng rất khó khăn thường
xuyên đi học muộn làm ảnh hưởng đến
chất lượng bài học. Bên cạnh đó một số
bạn sinh viên cũng chưa tìm được
phương pháp học tập cũng như là việc
quản lí thời gian cân bằng giữa việc học
và làm thêm nên kết quả học tập chưa
được như mong muốn.

You might also like