You are on page 1of 33

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT TP.

HCM

BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ


DOANH NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Phạm Duy An


Mã số sv: 19161076
Lớp: 19161CLVT2B
Khoá: 2019
Ngành: CNKT – Điện Tử Viễn Thông

Tp.HCM Tháng 1/2023


MỤC LỤC

Trang

CHUYÊN ĐỀ 1…………………………………………………………………………….3

CHUYÊN ĐỀ 2…………………………………………………………………………….10

CHUYÊN ĐỀ 3…………………………………………………………………………… 17

CHUYÊN ĐỀ 4…………………………………………………………………………… 24

CHUYÊN ĐỀ 5…………………………………………………………………………… 29

2
CHUYÊN ĐỀ 1

TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG NHÚNG TRÊN Ô TÔ


CÙNG HELLA VIỆT NAM

Sinh viên trình bày lại các nội dung chính như sau:

1. Các nội dung chính được báo cáo của buổi chuyên đề là gì ? Tóm tắt lại các nội
dung chính mà sinh viên lĩnh hội được. (1 - 2 trang).

2. Những kiến thức, thông tin, kỹ năng nào sinh viên được lĩnh hội có giá trị đối
với sự phát triển cũng như định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. (1 - 2 trang).

3. Hãy chọn 01 nội dung chuyên ngành liên quan đến buổi chuyên đề và trình bày
chi tiết nội dung đó. (Không quá 3 Trang).

4. Hình chụp minh chứng sinh viên có tham gia buổi chuyên đề.

1.1. CÁC NỘI DUNG CHÍNH ĐƯỢC BÁO CÁO TRONG


CHUYÊN ĐỀ.
❖ Các nội dụng chính được báo cáo trong chuyên đề là:
– Giới thiệu về công ty Hella Việt Nam.
– Software Development.
– Testing in Automotive.
– Software Quality Assurance in Automotive.
– Hiring Employee benefits/Q&A.
❖ Giới thiệu về Forvia Group và công ty Hella Việt Nam
Forvia Group: là một tập đoàn công nghệ ô tô hàng đầu thế giới chuyên cung
cấp các hệ thống chiếu sáng, nội thất ô tô, thiết bị điện tử, giải pháp vòng
đời,…Được thành lập vào năm 1899, doanh số bán hàng năm 2021 đạt 6,5 tỉ
Euro, hơn 36 000 nhân viên trên 35 quốc gia.
Công ty TNHH HELLA Việt Nam là công ty con tại Việt Nam của thương
hiệu ô tô Đức chuyên cung cấp các giải pháp, công nghệ thông minh và linh kiện
ô tô hàng đầu thế giới. Được thành lập vào năm 2013 tại Việt Nam với số lượng
nhân viên hiện nay khoảng hơn 300 nhân viên, đạt được IATF 16949 vào năm
2017. Năm 2019 đổi tên thành Hella Electronic tập trung vào mảng System,
Software, Test.
❖ Software Development
- Kỹ sư phát triển phần mềm ở Hella sẽ làm các công việc dựa trên các yêu cầu
của khách hàng được các tổng hợp từ kỹ sư hệ thống.
3
- Quy trình phát triển phần mềm : là một quy trình phân chia các công việc thành
các bước hoặc quy trình con song song để cải thiện thiết kế quản lí sản phẩm.
- Vai trò của phát triển phần mềm trong Hella
- Các công cụ phát triển phần mềm ở Hella
- Các ky năng cần thiết để trở thành một kỹ sư phát triển phần mềm ở Hella
❖ Testing in Automotive
- Testing là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất các sản phẩm của Hella,
chỉ ra các khuyết điểm sai sót, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo sự uy tín cho
công ty, đảm bảo hoạt động của các sản phẩm được ổn định trong tương lai.
- Làm thế nào để test trong Hella: ở Hella việc test được phân bố theo các cấp độ
khác nhau:
✓ Software Module Test: là kiểm tra chức năng liên quan đến một module,
kiểm thử hộp trắng, Module Software đang chạy trên mô phỏng.
✓ Software Integration Test: Kiểm tra giao điện giữa các modules, test hộp
trắng, phần miềm đang chạy trên mô phỏng hoặc uC.
✓ System Integration Test: Kiểm tra tương tác giữa các phần miềm và phần
cứng, kiểm tra hộp xám, phần miềm đang chạy trên ECU.
✓ System Test: Kiểm tra chức năng cho ECU hoàn chỉnh , kiểm tra hộp đen ,
phần miềm đang chạy trên ECU.
✓ Test Equipment: Kiểm tra sức chứa và các thiết bị khác
✓ Test Environment set up: sử dụng các phần miềm và thiết bị chuyên dụng
như Can/Lin , Test script, Test Log…
✓ DV/PV Tests: Electrical, mechanical, climate, enclosure, chemical, EMC.
- Các kỹ năng cần thiết để trở thành kỹ sư Testing
❖ Software Quality Assurance in Automotive
- Chất lượng phần miềm: là mức độ mà một sản phẩm phần miềm thoả mãn các
nhu cầu đã đưa ra và được sử dụng trong các điều kiện cụ thể, từ đó đưa ra các
yêu cầu về quản lí chất lượng phần mềm
- Tìm hiểu về Automotive ASPICE và V-model
- Xây dựng kế hoạch để kiểm tra chất lượng phần mềm
- Lợi ích của đảm bảo chất lượng phần mềm
- Các kĩ năng cần thiết để trở thành kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm
1.2. NHỮNG LĨNH HỘI CÓ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH
VIÊN.
❖ Software Development
Về kiến thức thì qua buổi hội thảo thì em nhận thấy kiến thức chuyên môn là
điều cơ bản nhất không thể thiếu đối với một kỹ sư ví dụ về mảng Software
Development thì cần có kiến thức cơ bản về lập trình và các ngôn ngữ lập trình
như C/C++, Pyton, khả năng phân tích yêu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các
giải pháp phù hợp, sau đó các kỹ sư phần mềm sẽ tiến hành thiết kế phần
mềm ,bên cạnh đó các kỹ sư phải có sự kết hợp với các bộ phận khác để phát
triển sản phẩm, sau khi hoàn thành phần mềm thì các kỹ sư phải tích hợp phần
mềm vào trong doanh nghiệp cụ thể .
4
❖ Testing
- Là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất các sản phẩm của Hella,
chỉ ra các khuyết điểm sai sót, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo sự uy tín cho
công ty, đảm bảo hoạt động của các sản phẩm được ổn định trong tương lai, qua
đó em nhận ra việc test các sản phầm là vô cùng cần thiết khi thực hiện các đồ
án, cũng như các công việc sau này nó giúp chúng ta kiểm tra được khả năng
hoạt động cũng như các sai sót trong quá trình hoạt động và để có thể test được
thì cần có các kiến thức liên quan đến cứng, các chuẩn giao tiếp và khả năng
nhận biết và xử lý các vấn đề gặp phải trong quá trình test.
- Trách nhiệm của một kỹ sư Test: Thiết lập môi trường thử nghiệm, viết test
plan cho sản phẩm, thực hiện test case theo đặc tả, đánh giá và phân tích kết quả
thực nghiệm, ghi lại lỗi và hỗ trợ phân tích lỗi nếu có, xác định nguyên nhân lỗi.
- Để trở thành một kỹ sư Test giỏi cần có: kỹ năng phân tích, thái độ làm việc,
năng suất , sư đam mê , giao tiếp bằng văn bản và lời nói, có kiến thức kỹ thuật,
hiểu biết về C/C++,các chuẩn giao tiếp như CAN/LIN/IP, hiểu biết về điện tử
số, tư duy logic, tiếng Anh.
❖ Software Quality Assurance
- Chất lượng phần miềm: là mức độ mà một sản phẩm phần miềm thoả mãn
các nhu cầu đã đưa ra và được sử dụng trong các điều kiện cụ thể
- Yêu cầu đối với chất lượng phần mềm: sự phù hợp với chức năng , độ tin
cậy, hiệu quả hoạt động, khả năng hoạt động, khả năng bảo vệ, khả năng tương
thích , khả năng bảo trì, tính di động.
- Automotive ASPICE: xác định khả năng và cải tiến quy trình phần miềm ô
tô là một phương pháp đánh giá xem vòng đời phát triển của các sản phẩm chứa
các phần miềm có tuân thủ theo quy trình phát triển đã xác định hay không có
đáp ứng được các mục tiêu đã xác định hay không.
- Kết quả của ASPICE cung cấp: xác định tình trạng quy trình, là một tiêu
chuẩn quốc tế ,và là mô hình tham chiếu quy trình.
- Các cấp độ của mô hình ASPICE: Chưa hoàn thiện, thực hiện, được quản lí,
thành lập, dự đoán, đổi mới.
Đinh nghĩa về quy trình và V-Model
- Quy trình gồm nhà cung cấp, đầu vào, các bước xử lí, output, khách hàng.
- Vmodel là sự mở rộng của mô hình thác nước. Ở V model, tương ứng với
một giai đoạn kiểm thử là một giai đoạn phát triển phần mềm, thử nghiệm trong
mô hình chữ V được thực hiện song song với chu kì phát triển phần mềm.
Kế hoạch đảm bảo chất lượng phần mềm: Phạm vi QA/thông tin tóm tắt dự án,
quy trình chuẩn/điều chỉnh quy trình, yêu cầu chất lượng, quản lí chất lượng
nhà cung cấp phần mềm, tổ chức các dự án và các bên liên quan,mục tiêu và chỉ
số dự án ,đánh giá kiểm tra và báo cáo, xử lí các lỗi, lập kế hoạch theo dõi hoạt
động đảm bảo chất lượng phần miềm.
Lợi ích của việc đảm bảo chất lượng phần mềm: thúc đẩy niềm tin khách hàng,
đảm bảo sản phẩm để tiếp tục cải thiện thúc đẩy hiệu quả và năng suất, thu hồi
sản phẩm ngăn chặn các vấn đề của hệ thống , tiết kiệm thời gia và tiền bạc cho
công ty, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, cải thiện sự hài lòng của khách
hàng, tạo uy tín cho công ty.
Các kỹ năng cần thiết để trở thành kỹ sư Software Quality Assurance: có hiểu
biết về Automotive ASPICE, yêu cầu quy trình, V-Model, các nguyên tắc và
5
phương pháp kiểm tra, kiến thức cơ bản về phần miềm cũng như phần
cứng.Biết sử dụng thành thạo các công cụ QA, tin học văn phòng và các kĩ năng
mềm như thuyết trình, giao tiếp, tiếng Anh , tư duy logic.
- Ngoài kiến thức chuyên môn vững thì khả năng tìm đọc các tài liệu trên
mạng để nắm các kiến thức và các quy định mới.
- Và phải thường xuyên rèn luyện tư duy logic, tư duy khoa học dể có thể giải
quyết vấn đề một cách tối ưu nhất.
- Khả năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh đặc biệt quan trọng trong
tất cả các công việc hiện nay đặc biệt đối với các kỹ sư vì khi có tiếng Anh thì
người kỹ sư mới có thể đọc hiểu tài liệu hay giao tiếp, trao đổi nội dung công
việc với các đồng nghiệp.
- Thái độ làm việc là một yếu tố quan trọng nhất trong môi trường làm việc vì
kiến thức chuyên môn kỹ năng làm việc có thể rèn luyện trong quá trình học tập
và làm việc.
1.3. HÃY CHỌN 01 NỘI DUNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN
QUAN ĐẾN BUỔI CHUYÊN ĐỀ VÀ TRÌNH BÀY CHI
TIẾT NỘI DUNG ĐÓ.
Kỹ sư phát triển phần mềm là một công việc đang có nhu cầu cao của xã
hội,đặc biệt đây là công việc có thu nhập cao hơn so với các nghành khác và qua
buổi chuyên đề doanh nghiệp của Hella Việt Nam các anh chị trong công ty đã có
giới thiệu qua về công vệc kỹ sư phát triển phần mềm cùng với các kiến thức đã
học thì em có một cái nhìn tổng quan hơn về nghành kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm là những người có khả năng tạo ra các phần mềm hoặc các hệ
thống máy tính để người dùng có thể sử dụng, họ có khả năng lập trình tốt, phát
triển ra các phần mềm mới với các tính năng đặc biệt.
Các công việc của một kỹ sư phát triển phần mềm: đầu tiên là tìm hiểu và xác
định nhu cầu của khách hàng sau đó đưa ra các phân tích dựa trên các nhu cầu đó,
và đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề để thoã mãn nhu cầu của khách hàng.
Sau khi xác định rõ nhu cầu của khách hàng là gì kỹ sư phát triển phần mềm sẽ vận
dụng tất cả các kiến thức chuyên môn và sự hiểu biết của mình để lên kế hoạch và
ý tưởng để thiết kế ra hệ thống đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Sau khi thiết kế được phần mềm như mong muốn khách hàng họ sẽ kiểm tra lại
toàn bộ hệ thống xem có lỗi phát sinh nào không, sau đó đưa ra các hướng dẫn sử
dụng và cài đặt chương trình cho khách hàng.
Ngoài việc tạo ra các phần mềm còn tham gia vào hoạt động bảo trì và nâng cấp
hệ thống để phần mềm hoạt động tốt hơn.Vì sau một khoảng thời gian bất cứ phần
mềm hay hệ thống nào đều sẽ bị trục trặc, nên việc theo dõi kiểm tra , nâng cấp
phải được thực hiên thường xuyên.
❖ Các kỹ năng để trở thành một kỹ sư phát triển phần mềm
Trình độ chuyên môn luôn là mộtyêu cầu tối thiểu đối với tất cả các nghành
nghề, đặc biệt là trong nghành phát triển phần mềm và để làm tốt được công việc
này người học cần trang bị các kiến thức về ngôn ngữ lập trình, kiến thức về mạng
máy tính, cấu trúc dữ liệu, viết code…

6
Trình độ ngoại ngữ: trong thời điểm hiện nay tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ
biến trên toàn thế giới và các tài liệu cũng đều sử dụng tiếng Anh, các phần mềm
được phát triển cũng đều sử dụng tiếng Anh, chính vì vậy mà tất cả các công ty
phần mềm điều có yêu cầu tiếng Anh, khi có tiếng Anh kỹ sư phát triển phần mềm
mới có thể đọc tài liệu, phát triển nhanh kịp với xu hướng thế giới, bởi vì công
nghệ luôn thay đổi theo từng giờ từng ngày.
Kỹ năng tư duy logic: chúng ta cần sử dụng kỹ năng này để hiểu được các yêu
cầu của khách hàng và hiểu được nguồn nhân lực của công ty , sau đó kết hợp hai
yêu tố này để đưa ra cách xử lí tốt nhất.
Khả năng dự đoán rủi ro : các sản phẩm sau khi được hoàn thành điều có các rủi
ro nhất định nên chúng ta cần dự đoán được rủi ro đó để đưa ra hướng giải quyết
tốt nhất tránh gây thiệt hại về cho bản thân cũng như công ty.
Kỹ năng giao tiếp và trình bày: kỹ sư phần mềm ngoài làm việc với các máy
móc thì họ còn phải trao đổi với khách hàng, đối tác, cấp trên để trình bày các ý
tưởng của sản phẩm do mình làm ra, do đó kỹ năng giao tiếp tốt, trình bày lưu loát
được ý tưởng của mình là thứ quan trọng trong sự thành công của kỹ sư phần mềm.
Kỹ năng làm việc nhóm: kỹ năng này là vô cùng quan trọng trong công việc,
hầu như tất các nhà tuyển dụng điều yêu cầu, khi làm việc nhóm thì chúng ta có thể
nhận được nhiều ý kiến từ góc nhìn khác nhau từ đó đưa ra các quyết định cuối
cùng để tạo ra sản phẩm tốt.
Khả năng quản lí dự án :kỹ sư phần mềm tham gia vào hệ thống gồm có nhiều
bước và nhiêu quy trình khác nhau, chính vì vậy mà cần có khả năng quản lí tốt các
dự án để phân chia công việc, giám sát tiến độ thì sẽ đạt kết quả tốt trong dự án đó.
Tỉ mỉ, cẩn thận và kiên trì : do đặc thù công việc của kỹ sư phần mềm đặc biệt
là khi viết mã code chúng ta cần tỉ mỉ cẩn thận trong từng dòng code để tránh lặp
lại các lỗi sai, và cần kiên trì theo đuổi các dự án dù có gặp nhiều khó khăn.
❖ Những thử thách của một kĩ sư phần mềm
Bất kể nghề nghiệp, vị trí công tác nào cũng có những trở ngại, thử thách trong
thời gian hoạt động. Với kĩ sư phần mềm, bạn sẽ bị rơi vào các thử thách cụ thể
như:
Khó khăn trong giao tiếp
Kỹ sư phải bảo đảm cho công việc luôn kết thúc trước thời hạn và đáp ứng
được nhu cầu của các khách hàng khác. Do đó, họ sẽ thường xuyên gặp gỡ và làm
việc với khá nhiều khách hàng khác nữa.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc trao đổi và hợp tác làm sao cho đôi bên cùng
có lợi? Phải giao tiếp thì mọi chuyện đều ổn thoả? Điều này đã trở thành bài toán
hóc búa không chỉ các chuyên gia công nghệ thiếu kinh nghiệm mà còn với những
người có thừa kinh nghiệm.
Những khó khăn về kỹ thuật
Kỹ sư phần mềm thường là những người có khả năng làm việc tốt. Tuy nhiên,
với những biến đổi chóng mặt của nền công nghiệp, nhiều hiểu biết về ngôn ngữ
lập trình, code hay tư duy logic trước đây có thể đã không còn thích hợp. Điều này
làm bạn có thêm khó khăn cho quá trình xây dựng ứng dụng mới và phát triển sản
phẩm của tương lai.
Làm việc nhóm

7
Thông thường, kĩ sư phần mềm sẽ hoạt động chung một lúc nhằm phân tích dữ
liệu, xây dựng kế hoạch, giải quyết các tình huống, gặp mặt đối tác, . .. Khi ấy,
nhóm phải có sự phối hợp rất cao nhằm xử lý mọi vấn đề nảy sinh.
Tuy nhiên, hoạt động nhóm thế nào cho hài hoà và hợp lý thì không hề đơn
giản. Họ cũng thường có cái tôi rất cao nên không thể tiếp thu quan điểm của người
kia. Điều này tạo nên không ít trở ngại trong việc triển khai những kế hoạch.
Ngoại ngữ yếu
Đối với những việc làm thuộc lĩnh vực này thì khả năng ngoại ngữ đặc biệt cần
thiết. Thế nhưng, thực tiễn cho thấy những kĩ sư lại rất thiếu khả năng ngôn ngữ.
Dường như việc theo học một chuyên ngành mang tính kỹ thuật và logic kiểu này
đã phần nào cản trở quá trình học tiếng Anh của họ. Hệ quả là một số kĩ sư có
khuynh hướng tránh né sử dụng ngoại ngữ mặc dù hiểu được vai trò cần thiết của
nó với nghề nghiệp.
❖ Cơ hội phát triển của kỹ sư phần mềm
Sức hút của ngành đào tạo CNTT nói chung và kỹ thuật phần mềm nói riêng
luôn lớn. Nhu cầu nguồn cung cấp kỹ thuật sư CNTT trong khối doanh nghiệp hiện
nay là cực lớn. Nhiều công ty đã đầu tư thêm khá nhiều chi phí và phúc lợi khi
tuyển dụng, đào tạo và có kỹ năng sư phạm CNTT giỏi.
Nếu theo chuyên ngành kỹ sư phần mềm, ngay sau tốt nghiệp, bạn nên làm việc
tại: Những công ty phát triển sản phẩm game, đơn vị thiết kế và cung ứng giải pháp
CNTT, . ..
Khi có thêm vài năm nữa, bạn nên bắt đầu với vị trí kỹ sư, chuyên viên phát
triển sản phẩm nếu còn thích theo đuổi con đường học thuật và hàn lâm thì bạn có
thể tập trung nghiên cứu để lấy bằng cử nhân hoặc tiến sĩ rồi từ đấy làm việc ở các
trường đại học.
Tầm quan trọng của phát triển phần mềm: Phát triển phần mềm có vai trò quan
trọng vô cùng to lớn đối với công ty. Điều này sẽ cho phép các phòng ban hay bộ
phận của doanh nghiệp xử lý công việc dễ dàng và hiệu quả hơn nữa. Việc sử dụng
phần mềm cũng sẽ làm tăng năng suất và giảm chi phí giám sát, theo dõi.
Phát triển phần mềm cũng cho phép nhà quản lý nhanh chóng cập nhật thông
tin và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của nhân sự. Nhờ vậy nên công việc tạo ra hiệu
quả cao và sự hợp tác trong mọi lĩnh vực của doanh nghiệp tốt lên.

8
1.4. HÌNH ẢNH MINH CHỨNG

Hình 1.1 Hình ảnh minh chứng sinh viên tham gia chuyên đề 1

9
CHUYÊN ĐỀ 2

LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG DI ĐỘNG, CƠ HỘI NGHỀ


NGHIỆP

2.1. CÁC NỘI DUNG CHÍNH ĐƯỢC BÁO CÁO TRONG


CHUYÊN ĐỀ.
Các nội dung chính được báo cáo trong buổi chuyên đề :
1. Tổng quan và định hướng: các ứng dụng di động hiện nay được sử dụng rộng
rãi trên thế giới, các ứng dụng xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực học tập, giải trí,
thương mại điện tử, Fintech, tiện ích, game, Iot, AI…từ đó đem lại nhiều lợi nhuận
lớn cho các nhà phát triển ứng dụng di động. Nắm được quy trình tạo ra một app và
sử dụng app. Các cơ hội việc làm tốt với thu nhập cao cho các sinh viên mới ra
trường thuộc các khối nghành liên quan. Và để có thể làm việc trong lĩnh vực lập
trình ứng dụng di động các sinh viên cần trang bị các hành trang cần thiết để có thể
làm việc tốt như khả năng lập trình, tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm, thành
thạo tiếng Anh, …
2. Project: vận dụng các kiến thức để xây dựng một app phục vụ cho nhu cầu
hàng ngày của con người như app chat online realtime, app shopping online,
app order quần áo, sách, …

2.2. NHỮNG LĨNH HỘI CÓ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT


TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH
VIÊN.
❖ Tổng quan:
- Hiện nay có khoảng 7,26/8 tỉ người trên thế giới sử dụng các ứng dụng trên
thiết bị di động chiếm 90,75% dân số thế giới,
- Xu hướng: các ứng dụng chủ yếu như học tập, game, giải trí, thương mại điện
tử, tiện ích , Iot,AI,…
- Số lượng lượt tải tăng 19% và có doanh thu quảng cáo tăng hơn 7,3%
- Cơ hội việc làm: có thể làm cho các công ty trong và ngoài nước như
FPT,Viettel, TMA Solutions, Bosch, MOMO, các ngân hàng (ACB,
ViettinBank,MSB), Tiki,Lazada,…hoặc tự xây dựng App sau đó đẩy lên App
Store/Google Play để bán trực tiếp, đặ quảng cáo,tìm các dự án trên freelancer,
vlancer,…
- Mức lương sẽ tuỳ vào khả năng và kinh nghiệm làm việc của mỗi người.
- Quy trình để tạo ra một ứng dụng di động: Ý tưởng > xây dụng app bằng các
ngôn ngữ lập trình> testing, debuging>Alpha Testing>Beta Testing>Publish.
10
- Các ngôn ngữ lập trình: Java, Kotlin,Swift,…
- Lựa chọn : native app là ứng dụng cần hiệu năng cao ,bảo mật dữ liệu, sử dụng
nhiều tính năng xác thực, có nhiều tính năng xác thực, có nhiều xử lý tính toán
ngay bên trong App, app tương tác nhiều về phần cứng thiết bị như camera,
vân tay, mic , CPU,… Tuy nhiên có nhược điểm là mỗi nền tảng cần phát triển
riêng , đội ngũ phát triển song song nếu app cho đa nền tảng, chi phí thời gian
tiền bạc lớn.
- Hành trang cần có để làm được việc:
• Lựa chọn một ngôn ngữ lập trình để học: Java/Kotlin, Object-C/Swift,
Js(react native)
• Xây dựng được API trao đổi dữ liệu với app
• Sử dụng Githup, Gitlap, SVN, …
• Thành thạo IDE dùng phát triển app
• Khuyến khích tìm hiểu cách để publish app lên store
- Hành trang để phát triển và thăng tiến:
• Kiến thức tư duy tốt về lập trình, thuật toán, tư duy logic.
• Tư duy “ học và tiếp tục học “ dể dễ dàng thích ứng với việc làm
ngày càng nâng cấp và thay đổi của công nghệ.
• Kỹ năng mềm : kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận trao đổi và nêu ý
kiến , quản lí thời gian, khả năng làm theo kế hoạch , trình bày.
• Xây dụng profile ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
Lựa chọn Native app hay Hybird app: Khi đã kiểm tra tất cả các ưu và nhược
điểm, bạn có thể nhận thấy sự khác biệt cốt lõi giữa ứng dụng di động native và
ứng dụng hybrid nằm ở phương pháp triển khai ứng dụng đó. Ứng dụng native là
hai phần mềm hoàn toàn khác nhau được thiết kế cho nền tảng Android hoặc iOS,
trong khi ứng dụng hybrid là cùng một phần mềm giống nhau hoạt động trên cả
hai nền tảng với những chỉnh sửa nhỏ. Sự khác biệt đáng kể này giữa ứng dụng
native và ứng dụng hybrid được thể hiện qua danh sách các tiêu chí sau.
Các công ty cần phải biết chính xác mục tiêu mà họ quan tâm. Việc lựa chọn
ứng dụng native hay ứng dụng hybrid sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng trong
dự án của công ty họ. Tuy nhiên không có một sự kết hợp hoàn hảo ở đây, mọi thứ
đều phụ thuộc vào từng dự án. Do đó, mỗi loại ứng dụng di động sẽ hoàn hảo cho
các trường hợp khác nhau.
Trước hết, hãy xác định đối tượng của bạn và những dịch vụ bạn sẽ cung cấp.
Nếu ứng dụng hướng đến nội dung thì framework đa nền tảng sẽ là lựa chọn hợp
lý. Khi công ty của bạn là một tổ chức tài chính, tốt hơn nên chọn ứng dụng native
do tính bảo mật tốt hơn.
Thứ hai, quan sát hiệu năng của ứng dụng hybrid và ứng dụng native, nhiều
nhà phát triển đã thừa nhận rằng các ứng dụng di động native được chọn vì hiệu
suất tốt hơn. Tuy nhiên, các cross-platform frameworks đang không ngừng cải tiến
để bắt kịp tốc độ đó.
Hãy chắc chắn rằng, bạn thiết lập được ngân sách của mình, việc phát triển
ứng dụng hybrid sẽ ít tốn kém tiền bạc và thời gian hơn. Bạn không cần phải có
hai nhóm Android và iOS riêng biệt làm việc trên hai ứng dụng khác nhau. Nếu đó

11
là một ứng dụng hướng đến người dùng đơn giản thì sẽ tốt hơn nhiều để phát triển
ứng dụng di động hybrid.
Đối với việc bảo trì, bạn có thể dễ dàng quản lý một ứng dụng di động hơn là
hai ứng dụng trong cùng một lúc. Vì sự khác biệt giữa ứng dụng native và ứng
dụng hybrid, các ứng dụng đa nền tảng chắc chắn sẽ dễ dàng hỗ trợ và duy trì hơn
nhiều.
Cuối cùng, tất cả các công ty đều hướng tới trải nghiệm người dùng tốt nhất.
Hầu hết thời gian, khách hàng sẽ không nhận thấy sự khác biệt giữa hiệu suất của
ứng dụng native và ứng dụng hybrid. Native và hybrid app đều không ngừng cải
tiến với các tính năng và công nghệ mới. Các ví dụ về ứng dụng native có thể hoạt
động nhanh hơn một chút vì chúng được tạo ban đầu cho một nền tảng nhất định.
Tuy nhiên, một framework đa nền tảng thường được chọn vì tính linh hoạt của nó.
Do đó, sẽ không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi “ứng dụng native
hay ứng dụng hybrid nào tốt hơn?”. Nó phụ thuộc vào tiêu chí của từng dự án và
từng công ty.
❖ Project
1. App chat real time : sử dụng firebase của google.
2. App shopping online: xây dựng cửa hàng quần áo, sáh, máy tính,… hiển thị
danh sách mặt hàng , kèm theo giá , cho phép nhấn đặt hàng gõ địa chỉ giao hàng
và nhấn gửi đơn hàng sẽ lưu trên cơ sở dữ liệu người quản lí nhìn thấy đơn hàng
hằng ngày
3. Order thực đơn tại bàn : app hiển thị danh sách món ăn ( hình ảnh +giá tiền ),
khách hàng không cần đăng nhập xem danh sách , nhấn chon tất cả món ăn, hiển
thị tổng số tiền phải thanh toán cho khách hàng xem,khách hàng chọn bàn từ(1-10),
khách nhấn Submit thì gửi order lên Admin.

2.3. HÃY CHỌN 01 NỘI DUNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN


QUAN ĐẾN BUỔI CHUYÊN ĐỀ VÀ TRÌNH BÀY CHI
TIẾT NỘI DUNG ĐÓ.
❖ Mobile Developer
Mobile developer được hiểu đơn giản là người phát triển các ứng dụng di động.
Phát triển ứng dụng di động là quá trình tạo phần mềm cho thiết bị di động. Nỗ lực
này cung cấp cơ hội để tạo các ứng dụng trong một thời gian ngắn. Các nhà phát
triển sẽ xây dựng và trau dồi kỹ năng của họ dựa trên hệ điều hành mà họ đang
làm việc. Đó là lý do tại sao bạn nên tập trung vào 2.
danh mục chính, đó là: Hệ điều hành Android của Google và iOS của Apple.
Các hệ điều hành khác sẽ được ưu tiên sau này vì chúng chiếm một phần nhỏ
thị trường. Công việc của nhà phát triển di động là học cách làm việc từ hệ điều
hành này sang hệ điều hành khác. Hoặc nó có thể hoạt động trên cả hai hệ điều
hành. Điều này có thể mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh trong thị trường việc
làm dành cho nhà phát triển di động.
12
❖ Phân loại nhà phát triển di động
Hiện tại có hai loại nhà phát triển di động: nhà phát triển Android và nhà phát
triển iOS:
Nhà phát triển iOS Nhà phát triển iOS chịu trách nhiệm thử nghiệm, xây dựng
và cập nhật ứng dụng cho các thiết bị tương thích iOS . Bạn sẽ sử dụng công nghệ
Xcode, ngôn ngữ lập trình iOS và môi trường phát triển để tạo ứng dụng.Các nhà
phát triển iOS sẽ thiết kế ứng dụng cho các thiết bị iOS.
Các nhà phát triển Android Android là hệ điều hành di động phổ biến nhất trên
thế giới. Các nhà phát triển Android sẽ phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di
động chạy trên nền tảng Android. mã trong các trường hợp đặc biệt và khả năng sử
dụng của nó.
❖ Mô tả công việc của lập trình viên Mobile
Nếu đã quen thuộc với công việc này, bạn có thể biết rằng công việc của nhà
phát triển di động không hề dễ dàng. Trong một ngày họ phải làm các công việc
sau:

- Viết code lập trình Xử lý và tạo khung chức năng cho ý tưởng phần mềm mà
khách hàng cần

- Biết thị hiếu của người tiêu dùng để có thể tạo và cập nhật ứng dụng phù hợp
với ứng dụng
- Test và xem xét các ứng dụng trong trình mô phỏng.

- Tải các ứng dụng lập trình làm sẵn lên các cửa hàng ứng dụng theo yêu cầu
của khách hàng.

- Sửa và cập nhật các lỗi gặp phải trong quá trình chạy thử nghiệm của ứng
dụng.

- Lên ý tưởng cho các dự án mới. Ứng dụng dựa trên nhu cầu và trải nghiệm của
người dùng.

Những thông tin trên đã phần nào cho thấy công việc của một mobile
developer không hề dễ dàng. Tuy nhiên, việc tự xây dựng ứng dụng sẽ giúp các
nhà phát triển. Lập trình viên có thể thường xuyên trau dồi kỹ năng và thể hiện khả
năng sáng tạo, tạo cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
❖ Yêu cầu công việc đối với Mobile Developer
1. Kiến thức chuyên môn
Kỹ năng Phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động cũng tương tự như phát
triển web, nhưng điểm khác biệt là phát triển dành cho thiết bị di động được sử
dụng riêng cho các ứng dụng dành cho thiết bị di động.
1.1 kỹ năng thiết kế Mobile UI Design
13
Việc tạo ra một giao diện người dùng là giao diện người dùng (UI). khía cạnh
quan trọng nhất của phát triển ứng dụng di động.
Giao diện người dùng chịu trách nhiệm về sự tương tác giữa phần mềm và
người dùng. Các ứng dụng được sử dụng nhiều nhất là những ứng dụng dễ tải
xuống và sử dụng, có thiết kế hấp dẫn và hoạt động trơn tru.
Các yếu tố chính trong việc tạo giao diện người dùng (UI) là:
▪ Các tính năng được đặt đúng chỗ, được tối ưu hóa để dễ sử dụng và trải nghiệm
người dùng
▪ Màu sắc được sử dụng có ý nghĩa, hữu ích và nhất quán với ứng dụng.
▪ Dễ dàng cài đặt và vận hành ứng dụng.
▪ Thêm các mẹo cơ bản và trợ giúp chung để hỗ trợ người dùng.
1.2 Kỹ năng phát triển ứng dụng đa nền tảng
Nhà phát triển di động cần có kiến thức về nhiều nền tảng vận hành khác nhau
trong ngành công nghệ. Hiện nay trên thế giới có 3 nền tảng di động chính là
Android, Windows Phone và iPhone.
Nhà phát triển di động không chỉ có kinh nghiệm và khả năng viết mã trên một
nền tảng mà còn có thể áp dụng nó trên tất cả nền tảng. Bạn có cơ hội thăng tiến
trong sự nghiệp.
1.3 Kỹ năng lập trình trên ngôn ngữ mới
Một kỹ năng khác rất quan trọng trong công việc là khả năng sử dụng ngôn
ngữ lập trình mới.
- Khả năng sử dụng các ngôn ngữ lập trình phổ biến như Java, C#.
- Có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình web như HTML, CSS .
- Hiểu biết về các giao diện lập trình ứng dụng (API) trên các nền tảng di động
như Apple iOS, Windows Mobile và Android.
- Khả năng triển khai bộ phần mềm di động đa nền tảng như AMP và Antenna.
2. Kỹ năng mềm
2.1 Kỹ năng phân tích
Các nhà phát triển thiết bị di động phải hiểu rõ nhu cầu của người dùng ngày
nay để xây dựng các ứng dụng mà họ muốn. Sử dụng kỹ năng phân tích giúp lập
trình viên tạo ra ứng dụng nhận được sự ủng hộ của người dùng.
2.2 Tính sáng tạo
Ngoài việc viết mã để tạo các ứng dụng thân thiện với người dùng, các nhà
phát triển di động phải có khả năng suy nghĩ sáng tạo. Cái mới giúp ích khi đưa
ứng dụng vào thực tế. Người dùng hài lòng và đóng góp vào trải nghiệm khách
hàng tích cực.
2.3 Kỹ năng giao tiếp
14
Kỹ năng giao tiếp được thể hiện ở đây dưới hai hình thức: giao tiếp bằng lời
nói hoặc giao tiếp bằng văn bản. Trong quá trình làm việc, lập trình viên cần biết
cách giao tiếp để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, nhà phát triển phải
thường xuyên kết nối với các thành viên trong nhóm và giải thích ứng dụng cho
các thành viên trong nhóm. hoặc khách hàng nếu không hiểu về mặt kỹ thuật vẫn
có thể hiểu được. Đó là lý do tại sao khả năng giao tiếp trong công việc là một
trong những yếu tố quan trọng nhất.
2.4 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Các nhà phát triển hiện chịu trách nhiệm tìm ra nguyên nhân và khắc phục sự
cố.
❖ Tìm việc làm Mobile Developer ở đâu?
Ngày nay với sự phổ biến ngày càng tăng của internet, tìm kiếm việc làm trực
tuyến đã trở thành một xu hướng. Bạn có thể tìm việc trên các trang tuyển dụng uy
tín và CareerBuilder là một trong số đó. Đây là một trang web cung cấp việc làm.
Jobs Are Good - Gặp gỡ nhiều đối tác tuyệt vời và đã giúp hàng triệu người tìm
được công việc ưng ý. Ứng viên có thể tìm thấy việc làm Mobile Developer ở
bất cứ đâu chỉ với một cú nhấp chuột. Đặc biệt, CareerBuilder còn hỗ trợ tạo hồ sơ
miễn phí cho ứng viên với nhiều tùy chọn mẫu.Hãy cùng trải nghiệm tìm việc trên
CareerBuilder ngay! Hy vọng với những thông tin trên CareerBuilder đã cung cấp
đầy đủ những thông tin cần thiết về công việc mobile developer. Bằng cách này,
bạn giúp hỗ trợ định hướng nghề nghiệp và lựa chọn lời mời làm việc phù hợp
trong tương lai.

15
2.4. HÌNH ẢNH MINH CHỨNG

Phạm Duy An

Hình 2.1 Hình ảnh minh chứng sinh viên tham gia chuyên đề 2

16
CHUYÊN ĐỀ 3

GIẢI PHÁP MẠNG, BẢO MẬT VÀ CLOUD CHO


DOANH NGHIỆP

3.1. CÁC NỘI DUNG CHÍNH ĐƯỢC BÁO CÁO TRONG


CHUYÊN ĐỀ.
Nội dung chính của buổi chuyên đề
- Xu hướng mạng.
- Mô hình mạng doanh nghiệp.
- Mạng LAN.
- Mạng Wireless LAN.
- Mạng Wan.
- Mạng Internet.
- Thiết kế mạng doanh nghiệp.
❖ Xu hướng mạng
1. SD-WAN
SD-WAN đã trở nên quan trọng hơn rất nhiều khi các doanh nghiệp đóng cửa
văn phòng, thúc đẩy môi trường làm việc kết hợp hoặc chiến lược làm việc tại nhà
(WFH) hoàn chỉnh
2. Di động 5G
Do đại dịch, việc chuyển sang mạng di động 5G đã thay đổi đáng kể chứ không
chỉ vì một số thuyết âm mưu kỳ quặc cho rằng 5G gây ra đại dịch. Trong khi các nhà
mạng tiếp tục triển khai 5G, nhiều doanh nghiệp dự định chuyển sang 5G hiện vẫn bị
mắc kẹt với 4G/LTE. Các chương trình của chính phủ cho 5G, chẳng hạn như thành
phố thông minh, chịu áp lực từ chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và bất ngờ
của đại dịch.
3. Wi-Fi 6
Việc chuyển đổi sang Wi-Fi 6 đã gây ra vấn đề đối với nhiều doanh nghiệp bắt
đầu lên kế hoạch chuyển đổi cho năm 2020 hoặc 2021. Việc chuyển đổi sang WFH đã
có tác động đáng kể đến bất động sản thương mại. Nhiều văn phòng bị đóng cửa và
những văn phòng vẫn đang hoạt động thường có mật độ nhân viên thấp hơn.
4. Hỗ trợ AI
Việc hỗ trợ AI của các sản phẩm kết nối mạng đã được triển khai như mong
đợi. Năm 2020 có sự tập trung phối hợp vào việc hỗ trợ các ứng dụng với AI, đặc biệt
là trong lĩnh vực bảo mật và phân tích.
5. Tự động hóa mạng

17
Cuối cùng, tự động hóa mạng đã đóng một vai trò quan trọng do đại dịch. Khi
nhân viên chuyển đến WFH, CNTT rõ ràng không tránh khỏi những thay đổi. Nhiều
chuyên gia CNTT ngày càng bị loại bỏ khỏi hệ thống của họ.
❖ Mô hình mạng doanh nghiệp
- Các kênh Internet được cung cấp bởi VNPT, FPT, Viettel...
- Thiết bị mạng: router, modem, switch, thiết bị thu phát wifi, cáp mạng...
- Các thiết bị kết nối Internet như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính
bảng, máy in, điện thoại thông minh, v.v.
❖ Mạng LAN
- Mạng lưới khu vực địa phương. Cho phép nhiều thiết bị kết nối và giao tiếp với
nhau để chia sẻ dữ liệu.
- Trong một phạm vi nhất định như gia đình, cơ quan, trường học, khuôn viên…
kết nối trực tiếp các thiết bị qua dây LAN hoặc qua wifi.
- Có hai loại mạng LAN cơ bản: có dây và không dây.
- Các kiểu kết nối mạng LAN phổ biến: star, ring, mesh, bus, tree.
❖ Mạng không dây
- Điểm nổi bật 802.11ax – WiFi Gen 6 (2019):
- Tương thích với dải tần 2.4GHz và 5GHz.
- Nâng cao hiệu suất truyền dữ liệu, giảm nhiễu.
- Cho phép nhiều thiết bị truyền/nhận dữ liệu đồng thời.
- Giảm xung đột và tiết kiệm năng lượng.
❖ Mạng WAN
- Mạng WAN ((Wide Area Network) hay còn gọi là mạng diện rộng được kết
hợp giữa các mạng đô thị bao gồm cả mạng MAN và mạng LAN thông qua
thiết bị vệ tinh, cáp quang, cáp dây điện.
❖ Mạng Internet
- Mạng Internet ở mọi nơi đều có thể truy cập được. Hoạt động truyền thông tin
theo mô hình nối chuyển dữ liệu.
- Internet bao gồm nhiều bộ định tuyến.
- Internet góp phần thay đổi xu hướng tìm kiếm, truyền tải thông tin.
❖ Thiết kế hoạt thống mạng doanh nghiệp
• Bước 1: phân tích yêu cầu
✓ Dựa vào thực trạng và yêu cầu của doang nghiệp.
✓ Dựa trên khảo sát thực tế của hệ thống mạng.
✓ Dựa trên kiểm tra và tốc dộ truy cập mạng.
• Bước 2: Thiết kế mạng luận lý ( logical network)
✓ Thiết kế network topology.
✓ Đặt tên và lựa chọn địa chỉ IP.
✓ Lựa chọn giao thức.
• Bước 3: Thiết kế mạng vật lý ( physical network)
✓ Lựa chọn công nghệ mạng.
18
✓ Lựa chọn thiết bị mạng.
✓ Sơ đồ kết nối mạng vật lý.
• Bước 4: Kiểm tra mạng đã thiết kế
✓ Kiểm tra tốc độ truy cập mạng WiFi đã thiết kế.
✓ Tối ưu hệ thống mạng đã thiết kế, quản trị tập trung.
✓ Lập tài liệu cho mạng đã thiết kế.

3.2. NHỮNG LĨNH HỘI CÓ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT


TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH
VIÊN.
Mạng máy tính được phát triển nhằm mục đích nghiên cứu và phân tích quá
trình giao tiếp. Nó hỗ trợ giao tiếp các hệ thống máy tính với nhau để trao đổi thông tin
và tài nguyên. Cho nên, để thực hiện việc kết nối mạng bạn cần phải có một mạng
riêng của nó.
❖ Trang bị cho bản thân có nhiều kiến thức về mạng truyền thông:
• Mạng máy tính (hệ thống mạng) là những sợi liên kết của máy tính với nhau,
qua các thiết bị kết nối, dựa vào cấu trú tại môi trường truyền dẫn.
• Mạng LAN (Local Area Network): Hoạt động với giao thức TCP/IP, phủ
trong trong diện tích nhỏ. Hay còn được biết là mạng cục bộ.
• Mạng MAN (Metropolitan): Khác với mạng LAN, phạm vi của MAN sẽ
rộng lớn hơn, ví dụ như một thành phố, một doanh nghiệp. Nó được hình
thành từ nhiều LAN liên kết với nhau.
• Mạng WAN (Wide Area Network): Tương tự với mạng LAN nhưng phạm vị
hoạt động rộng lớn hơn. Ví dụ như 1 quốc gia, 1 khu vực địa lý,…
• Mạng PAN (Personal Area Network): Là mạng cá nhân, dùng để thực hiện
truyền dữ liệu ở những thiết bị đơn như máy tính, laptop, điện thoại di
động, …
• VPN (Virtual Private Network): Kết nối internet được mã hóa giữa thiết bị
người dùng và mạng. Kết nối được mã hóa giúp đảm bảo rằng dữ liệu nhạy
cảm được truyền đi một cách an toàn. Nó ngăn những người không được
phép truy cập vào lưu lượng truy cập.
• SAN (Storage-Area Network): mạng tốc độ cao chuyên dụng giúp các thiết
bị lưu trữ có thể truy cập vào máy chủ bằng cách gắn bộ lưu trữ trực tiếp vào
hệ điều hành.

➢ Ngôn ngữ lập trìnhà mạng

Có rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình và nó có nhiều ưu nhược điểm khác nhau.
Nó còn hỗ trợ thư viện API với nhiều mức độ khác nhau. Và thường nó sẽ phụ thuộc
19
vào từng ứng dụng mạng cụ thể. Và hệ điều hành của mạng đó, nó sẽ trở thành thói
quen lập trình mà người dùng có thể lựa chọn ngôn ngữ đó để phát triển. Những ngôn
ngữ lập trình phổ biến hiện nay bao gồm những ngôn ngữ sau:
• Python (ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở).
• Java (ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, mục đích chung).
• Perl (ngôn ngữ lập trình đa năng).
• Bash (công cụ giao diện dòng lệnh).
• Go (nhập tĩnh, ngôn ngữ lập trình biên dịch).
• Tcl (Ngôn ngữ lệnh công cụ, ngôn ngữ lập trình động mục đích chung).

➢ Mô hình lập trình mạng

Với lập trình mạng, sẽ có 2 mô hình mà bạn cần lưu ý là mô hình OSI và mô hình
7 lớp. Mô hình Kết nối Hệ thống Mở (OSI) đóng vai trò là hướng dẫn cho các kỹ sư
mạng, nhà phát triển và những người khác liên quan đến lập trình mạng. Mô hình này
giúp họ hiểu cách các sản phẩm và chương trình phần mềm có thể giao tiếp và tương
tác với nhau.
OSI bao gồm bảy lớp hiển thị cách dữ liệu di chuyển qua và trong các mạng. Các
lớp là: vật lý, liên kết dữ liệu, mạng, truyền tải, phiên, bản trình bày và ứng dụng.

➢ Một số kỹ năng lập trình khác

Bên cạnh những kiến thức cơ bản trên, xu hướng kinh doanh ngày càng tăng theo
hướng sử dụng mạng có thể lập trình. Các chuyên gia mạng muốn đạt được kiến thức
chuyên môn về khả năng LTM cũng có thể xem xét xây dựng kỹ năng và kiến thức
trong các lĩnh vực sau:
• API REST: Liên quan đến chuyển trạng thái đại diện.
• JSON: Liên quan đến định dạng tệp tiêu chuẩn mở và định dạng trao đổi dữ
liệu.
• XML: Ngôn ngữ đánh dấu có thể mở rộng.
• Git/GitHub: Phần mềm điều khiển phiên bản nguồn mở/giao diện dựa trên
website.
• Mạng Linux và các kỹ năng khác liên quan đến Linux.
• Ansible: công cụ mã nguồn mở cho IaC.
• Docker: nền tảng chứa mã nguồn mở.
• NETCONF (giao thức), A (ngôn ngữ mô hình hóa dữ liệu), NFV (ảo hóa các
chức năng mạng).
Đa phần các doanh nghiệp đều yêu cầu kỹ sư mạng phải có bằng cử nhân về
khoa học máy tính, hệ thống thông tin hoặc các bằng kỹ thuật tương đương. Với một
số công ty lớn có thể yêu cầu cả bằng master về khoa học máy tính. Ngoài ra, các
chứng chỉ bằng cấp được cung cấp bởi Cisco, Microsoft,cũng thường xuyên được yêu
cầu phải có đối với một kỹ sư mạng.
20
Bên cạnh trình độ chuyên môn, một kỹ sư mạng giỏi cần tích lũy thêm cho mình
những kỹ năng như:
Kỹ năng phân tích
Đây là kỹ năng cần thiết để đánh giá các vấn đề xảy ra đối với hệ thống mạnh.
Từ những phân tích này để có giải pháp thay đổi điều chỉnh cho phù hợp.
Kỹ năng giao tiếp
Nhiều người nghĩ kỹ sư mạng là công việc khô khan không cần giao tiếp nhiều
nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Các kỹ sư thường xuyên phải trao đổi với đội
ngũ IT để tìm ra nguyên nhân và giải pháp đảm bảo cho công việc diễn ra thuận lợi.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Việc hệ thống mạng gặp sự cố, ngừng hoạt động là điều khó tránh khỏi. Lúc này
đội ngũ kỹ sư mạng cần đưa ra phương án khắc phục nhanh nhất để tránh ảnh hưởng
tới tiến độ hoạt động của doanh nghiệp.
Làm việc đa nhiệm
Một kỹ sư mạng sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ
trong quá trình làm việc. Do đó, kỹ năng làm việc đa nhiệm rất cần thiết khi bạn muốn
gắn bó lâu dài với công việc này.

3.3. HÃY CHỌN 01 NỘI DUNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN


QUAN ĐẾN BUỔI CHUYÊN ĐỀ VÀ TRÌNH BÀY CHI
TIẾT NỘI DUNG ĐÓ.
So sánh sự khác nhau giữa mạng có dây (wire network) và mạng không dây
(wireless network)?lựa chọn nào là phù hợp khi thiết kế mạng doanh nghiệp trong xu
hướng công nghệ hiện nay?Giaỉ thích?
Ngày nay, khi công nghệ 4.0 được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, các thiết
bị di động gần như đã phủ sóng toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia lớn trên thế giới. Cần
có kết nối không dây (tức là mạng wifi) để sử dụng các thiết bị này. Tất nhiên, bạn
cũng có thể sử dụng kết nối có dây để kết nối các thiết bị được kết nối với Internet.
Về mặt này, mạng không dây chắc chắn tiện lợi hơn nhiều so với mạng có dây
với những sợi dây rối rắm. Trên thực tế, kết nối mạng có dây vẫn được ưa chuộng và
sử dụng rộng rãi trong các văn phòng, doanh nghiệp và cả cá nhân, những người vẫn
coi kết nối có dây là phương thức kết nối chủ yếu.
❖ Ưu điểm của mạng có dây so với mạng không dây
Nếu bạn sử dụng máy tính với mục đích giải trí, chơi game cấu hình lại... thì luôn
cần có dây kết nối mạng.
Tốc độ truyền mạng có dây nhanh hơn mạng không dây
Có một điều nổi bật là từ trước đến nay, thiết bị mạng không dây wifi không thể
tương đương với mạng có dây,, đó chính là tốc độ truyền tải. Kết nối không dây vẫn
không thể nào bắt kịp thiết bị kết nối có dây. Theo mức độ so sánh thì tốc dộ truyền tải

21
không chênh nhau nhiều, nhưng thực chất thiết bị không dây vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu tất yếu ở nhiều môi trường có máy tính.
Mạng có dây có độ trễ thấp hơn mạng không dây. Độ trễ là thời gian trễ để dữ
liệu di chuyển từ thiết bị đến đích. Chúng ta có thể kiểm tra độ trễ đơn giản bằng cách
sử dụng lệnh "Ping" trên Command Prompt của Windows, Linux hoặc Terminal của
Mac. Kết quả sẽ cho thấy mạng wifi có độ trễ cao hơn một chút so với mạng có dây do
tín hiệu phải đi qua thiết bị và bộ định tuyến.
Mạng có dây đáng tin cậy hơn mạng không dây,khi so sánh kết quả luôn cho thấy
mạng có dây đáng tin cậy hơn mạng wifi. Mạng không dây sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều
bởi các chướng ngại vật xung quanh và tín hiệu điện từ, ngoài ra có thể do mạng của
hàng xóm gây nhiễu sóng.
Bạn thường gặp tình trạng mất tín hiệu mạng trong vài phút rồi lại bình thường,
hay có lúc mạng khỏe, có lúc mạng yếu làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng mạng
của mọi người.
Mạng Lan như thể được sinh ra là để dành cho các doanh nghiệp vậy. Hệ thống
mạng dây cũng sở hữu trọn vẹn những điều mà doanh nghiệp cần ở một kết nối mạng.
Tóm lại, mạng có dây sẽ đem lại cho chúng ta những trải nghiệm tốt nhất, ổn
định nhất và phù hợp nhất với các doanh nghiệp, những công việc có tính chất đòi hỏi
kết nối mạng ổn định. Tuy mạng wifi còn nhiều điểm bất tiện nhưng ta cũng không thể
phủ nhận tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày. Hai loại này luôn hướng
tới người dùng khác nhau. Vậy nên, bạn nên lựa chọn loại mạng phù hợp với nhu cầu
của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất.

22
3.4. HÌNH ẢNH MINH CHỨNG.

Phạm Duy An

Hình 3.1 Hình ảnh minh chứng sinh viên tham gia chuyên đề 3

23
CHUYÊN ĐỀ 4

DEPARTMENT OF ELECTRICAL ENGINEER


DIGITAL SYSTEM DESIGN LAB

4.1 CÁC NỘI DUNG CHÍNH ĐƯỢC BÁO CÁO TRONG


CHUYÊN ĐỀ.
❖ Các nội dung chính của chuyên đề:
Giới thiệu về Formosa University: Đại học Quốc lập Hổ Vĩ (National
Formosa University – NFU) là một trường đào tạo chuyên về kỹ thuật, công
nghệ. Trường tọa lạc tại huyện Hổ Vĩ, tỉnh Vân Lâm, Đài Loan. NFU thu hút
được rất nhiều sinh viên du học Đài Loan bởi chất lượng giảng dạy tốt.
Lịch sử hình thành của trường:
1980 trường Đại học khoa học kỹ thuật Hổ Vĩ được thành lập với tên gọi Viện
công nghệ tỉnh Vân Lâm, dưới sự quản lý của chính quyền Đài Loan.
1981, trường đổi tên thành Viện công nghệ quốc gia Vân Lâm
1997, dưới sự chấp nhận của Bộ Giáo dục, Viện công nghệ quốc gia Vân Lâm
đổi tên thành Viện công nghệ Hổ Vĩ, hệ thống trường đại học 5 năm chuyển
dần hệ đại học từ 2 đến 4 năm.
2004, Viện công nghệ quốc gia Vân Lâm đổi tên thành trường đại học Khoa
học Kỹ thuật Quốc lập Hổ Vĩ, và có bốn trường đại học được thành lập: Khoa
học & Kỹ thuật Ứng dụng, Kỹ thuật, Kỹ thuật Điện & Máy tính và Quản lý.
Thông tin về Giáo sư Tiến sĩ-Ing. Chi-Chia Sun: nhận bằng Cử nhân và
Thạc sĩ về Khoa học và Kỹ thuật Máy tính của Đại học Đại dương Quốc gia
Đài Loan (2000-2004) và Kỹ thuật Điện tử của Đại học Khoa học và Công nghệ
Quốc gia Đài Loan (2004-2006). Từ năm 2008 đến 2011, anh làm Trợ lý
Nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Dortmund và nhận bằng Tiến sĩ Kỹ thuật
với học bổng toàn phần của DAAD. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là Thiết kế vi
mạch kỹ thuật số, Tích hợp hệ thống FPGA, Internet on Thing, Robotic, Xử lý
hình ảnh và thiết kế Verilog/FPGA/MCU.
Thông tin về chương trình tuyển thực tập sinh cho NFU: Chương trình
Thực tập Tài năng Formosa (Chương trình Formosa) là một chương trình hợp
tác quốc tế được thành lập bởi Đại học Quốc gia Formosa, Đài Loan. Chương
trình Formosa khuyến khích sinh viên nước ngoài từ các trường Đại học đối tác
tham gia vào các dự án thực tập chuyên nghiệp ngắn hạn tại Phòng thí nghiệm
NFU. Chương trình Formosa có các hoạt động hòa nhập văn hóa để cải thiện
ngôn ngữ, sự trôi chảy văn hóa và giúp người tham gia dễ dàng thực tập của
sinh viên tại Đài Loan. Chương trình Formosa giúp sinh viên nước ngoài giao
tiếp với người nói tiếng Trung trên khắp thế giới trong khi Đài Loan là nơi lý
tưởng cho sinh viên quốc tế muốn học tiếng Quan Thoại. Chương trình
Formosa cho phép sinh viên quốc tế có được trải nghiệm giáo dục chuyên sâu
24
tại Đài Loan, đồng thời chuẩn bị cho thị trường việc làm châu Á. Chương trình
Formosa thúc đẩy thanh niên quốc tế xuất sắc trải nghiệm chất lượng giáo dục
đại học và tạo kết nối cá nhân trong thị trường việc làm châu Á.

4.2 NHỮNG LĨNH HỘI CÓ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT


TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH
VIÊN.
❖ Các dự án của Giáo sư Sun
– System Integration and FPGA design: Theo dõi đối tượng thời gian thực
dựa trên ARM SoCFPGA đa lõi sử dụng mạng CNN và Công nghệ trí
tuệ nhân tạo, tích hợp hệ thống robot của SoC FPGA đã tăng tốc phương
pháp ước tính nhanh trên mặt đất UGV Rover.
– IOT Sensors: Cảm biến không thanh quang học để hiệu chuẩn CNC
nhiều trục (3 trục đến 5 trục), thiết kế PCB nhiều lớp chất lượng cao để
hỗ trợ giao tiếp M2M. Cảm biến đo điện đa nút 0,1A ~ 200A / 0,1V ~
2000V sử dụng công nghệ IOT cho mục đích M2M và Thiết kế PCB của
nó, hỗ trợ công nghệ truyền thông LoRa Wan và Bluetooth 4.1.
– High Level Synthesis FPGA: Nhiều năm kinh nghiệm phát triển High
Level Synthesis với DPU Với trình độ giáo viên ngành công nghiệp
Xilinx ATP ban đầu (Youda, Shengqin, kinh nghiệm giảng dạy kết nối)
– AI Edge Computing: Xilinx K26 FPGA Edge AI (10T), Jetson Orin
Series(100T), ARM U55/M55 (1T)
– Nvidia Orin vs Nvidia Xavier
– Cloud FPGA Cloud Express
– ROS + AI DPU FPGA platform: ROS compatible rover, Turtle Bot
Kuboki, Temo AMR
– AI Vending Machine(máy bán hàng tự động).

4.3 HÃY CHỌN 01 NỘI DUNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN


ĐẾN BUỔI CHUYÊN ĐỀ VÀ TRÌNH BÀY CHI TIẾT NỘI
DUNG ĐÓ.
❖ Vai trò của IoT và AI trong đời sống con người
Trong thời gian gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) và internet vạn vật (IoT) là
cụm từ được nhắc đến thường xuyên. Chúng gắn liền với những đột phá quan
trọng của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Các công nghệ này đang
chứng minh tiềm năng ưu việt của nó trong việc xây dựng nền tảng cho nhiều
ứng dụng thông minh. Nhiều quy trình công việc sẽ được thay đổi theo hướng
tự động hóa giúp tăng khả năng hoạt động và vận hành của hệ thống, nâng cao
chất lượng cuộc sống của con người.
Với sự gia tăng của AI và IoT, bước vào thế kỷ XXI, mục tiêu đang được
hướng tới là xây dựng thành phố thông minh. Công nghệ thông tin (CNTT)
được kỳ vọng sẽ phát triển để mọi hoạt động riêng biệt đều có thể kết nối thành
25
các hệ thống không gian mạng, cùng phối kết hợp để mở rộng phạm vi tự chủ
và tự động hóa thành phố thông minh. Điều này thể hiện rõ ở việc các vật dụng
sẽ đều được kết nối với nhau qua Internet để phục vụ tối ưu cho con người.
Kết hợp thế giới thực (không gian vật lý) với không gian ảo bằng cách ứng
dụng tối đa CNTT là hình thức lý tưởng để xây dựng xã hội phục vụ lợi ích con
người. Những kết hợp được thực hiện có thể mang lại sự chuyển hóa hàng loạt
cấu trúc công nghiệp như sản xuất, bán hàng, vận chuyển, y tế, chăm sóc sức
khỏe, tài chính và các dịch vụ nhằm tạo ra giá trị kinh tế - xã hội.
Thành phố thông minh sẽ có khả năng đáp ứng được nhiều nhu cầu như
cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người dùng vào đúng thời điểm và đầy đủ khối
lượng. Ngoài ra, các nhu cầu cơ bản của con người về cơ sở vật chất, giải trí,
nghệ thuật, sức khỏe… cũng sẽ được đáp ứng đầy đủ.
Với những nỗ lực hướng tới thành phố thông minh, các công nghệ không
chỉ giúp con người dự báo được khả năng tích hợp của hệ thống năng lượng,
vận tải, sản xuất và dịch vụ, mà còn tích hợp được cả các chức năng quản lý, tổ
chức (như nhân sự, kế toán, pháp luật), cũng như giá trị công việc do con người
thực hiện với những ý tưởng sáng tạo.
Việc tích hợp các công nghệ cũng cho phép nhiều dữ liệu khác nhau đều
được thu thập, phân tích và xử lý trên các hệ thống phối hợp để liên tục tạo ra
các giá trị và dịch vụ mới. Hướng tới mục tiêu này, những hệ thống được xác
định và ưu tiên phát triển dựa trên các vấn đề kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có sự
nỗ lực mạnh mẽ từ mọi quốc gia. Nhờ việc đẩy mạnh sự phối hợp của nhiều hệ
thống, năng lực cạnh tranh công nghiệp cũng sẽ được cải thiện. Các hệ thống
giao thông thông minh, tối ưu hoá chuỗi giá trị năng lượng và sản xuất mới sẽ
được phát triển để trở thành những hệ thống cốt lõi. Ngoài ra, tương tác giữa
các hệ thống chăm sóc cộng đồng tích hợp, chuỗi thực phẩm thông minh và sản
xuất thông minh… cũng tạo thuận lợi để sớm hình thành những giá trị mới
trong nền kinh tế và mọi hoạt động xã hội.
- Vai trò của AI
Ngày nay, AI đã được ứng dụng thường xuyên trong các ngành nghề như
ngân hàng, y tế, kỹ thuật quân sự, phần mềm máy tính thông dụng trong gia
đình và trò chơi điện tử. AI được định nghĩa như một ngành khoa học máy tính
liên quan đến tự động hóa hành vi thông minh. Nhiều năm qua, việc ứng dụng
AI mới ở mức độ dùng máy tính hoặc siêu máy tính để xử lý những công việc
như điều khiển một ngôi nhà, nhận diện hình ảnh, xử lý dữ liệu bệnh nhân để
đưa ra phác đồ điều trị hoặc xử lý dữ liệu để tự học hỏi…
Là tập hợp hệ thống máy tính có thể cảm nhận được môi trường, suy nghĩ,
học hỏi và hành động để đáp ứng những gì cảm nhận được; các dạng AI ngày
nay hoạt động theo 4 cách, đó là:
Tự động hóa các công việc thủ công (tự động thông minh);
Hỗ trợ con người thực hiện công việc nhanh và tốt hơn (hỗ trợ thông minh);
Nâng cao trí thông minh, giúp đưa ra quyết định tốt hơn;
Tự động hóa quá trình ra quyết định, không cần có sự can thiệp của con
người (trí thông minh tự trị).
Phân tích tiềm năng kinh tế của AI, các nhà khoa học thuộc Công ty kiểm
toán quốc tế Pricewaterhouse Coopers (PwC) nhận định: mặc dù AI còn trong
giai đoạn phát triển ban đầu, song đến năm 2030, lĩnh vực này được dự báo có
26
thể đóng góp tới 15.700 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu. Tác động kinh tế của
AI được thúc đẩy bởi năng suất nâng cao nhờ các quy trình tự động hóa doanh
nghiệp; năng suất tăng lên do doanh nghiệp thay thế lực lượng lao động bằng
công nghệ AI.
Mặt khác, tác động của AI còn do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ
có hàm lượng trí tuệ toàn cầu sẽ gia tăng cao. Trong tương lai, tăng trưởng kinh
tế từ AI có thể nhờ vào cải thiện năng suất thông qua tác vụ thông thường hoặc
tăng cường năng lực của nhân viên để tập trung vào những việc làm có giá trị
cao và hấp dẫn hơn. Theo PwC, năng suất được cải thiện nhờ AI có thể chiếm
trên 55% giá trị gia tăng của GDP trong giai đoạn 2017-2030. Khi công nghệ
mới được chấp nhận, người tiêu dùng tăng nhu cầu sản phẩm cải tiến và tác
động từ đổi mới sản phẩm sẽ tăng lên theo thời gian. Cũng theo PwC, hành vi
của người tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm từ AI sẽ vượt qua mức tăng năng suất,
để bổ sung thêm 9.000 tỷ USD cho GDP toàn cầu vào năm 2030.
Cuộc cách mạng tiêu dùng do AI mở đường được cho là sự bứt phá mạnh
mẽ khi các doanh nghiệp thúc đẩy đổi mới và phát triển những mô hình kinh
doanh mới dưới tác động của AI. Việc đi tiên phong trong sử dụng AI sẽ tạo
được lợi thế cả về thu hút khách hàng lẫn lợi thế cạnh tranh để nắm bắt thị
trường, nâng cao khả năng khai thác và điều chỉnh sản lượng phù hợp. Trong
thập kỷ qua, làn sóng kỹ thuật số đã thâm nhập sâu vào đời sống. Các hoạt động
từ sản xuất đến bán lẻ và chăm sóc sức khỏe ngày càng được số hóa.
Trong xã hội thông minh, việc vận dụng công nghệ không có con người
trong quy trình đồng nghĩa với việc một số vị trí công việc sẽ trở nên dư thừa,
nhưng lại có nhiều việc làm mới được tạo ra do yêu cầu nâng cao năng suất và
nhu cầu tiêu dùng phát sinh từ AI. Mặc dù mọi nền kinh tế đều được hưởng lợi,
nhưng những nền kinh tế có tiềm năng về AI sẽ thu được nhiều lợi ích hơn cả.
- Vai trò của IoT
Theo các chuyên gia nghiên cứu, thời gian tới đây, dữ liệu được tạo ra từ
IoT sẽ vượt xa nhiều lần dữ liệu IoP. Dữ liệu gia tăng cùng với tiêu chuẩn hóa,
cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ đặt ra những yêu cầu đòi hỏi AI phải khai thác
dữ liệu số cả từ con người lẫn đồ vật để tự động hóa và hỗ trợ hiệu quả cho việc
làm hiện tại, cũng như tìm ra cách làm mới cho tương lai. Tiềm năng kinh tế
của IoT vào năm 2025 được ước tính đạt đến 6.200 tỷ USD.
Những ngành chịu tác động lớn nhất là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sản
xuất chế tạo. Lợi ích IoT mang lại trong ngành chăm sóc y tế là giúp nâng cao
chất lượng điều trị cho bệnh nhân mãn tính với mức chi phí giảm xuống chỉ còn
từ 10% đến 20% giá trị thực. Trong sản xuất chế tạo, công nghệ IoT sẽ cải thiện
được hiệu suất làm việc theo nhiều cách. Thiết bị cảm biến có thể theo dõi,
cung cấp thông tin ở thời gian thực mới nhất về trạng thái thiết bị, có thể giảm
thời gian chết, giám sát lưu lượng hàng hóa tồn kho trong sản xuất.
Ngoài ra, IoT còn là công cụ có khả năng quản lý tốt hơn hệ thống kết cấu
hạ tầng và dịch vụ thành thị, bao gồm cả các hệ thống giao thông, nước sạch,
nước thải và an toàn công cộng. Trong nông nghiệp, thiết bị cảm biến lá cây có
thể đo được ứng suất trong thân cây dựa vào các cấp độ hơi ẩm; cảm biến đất có
thể tập hợp thông tin chung về lượng nước điều tiết vào đồng ruộng… giúp
người nông dân tối ưu hóa điều kiện canh tác, tránh được những thiệt hại về
mùa màng; IoT có nhiều tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng đáng kể..
27
Có thể thấy, những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học công nghệ tích hợp với
ứng dụng AI và IoT ngày càng phát triển đã giúp phân tích, xử lý nhanh lượng
dữ liệu thông tin khổng lồ mà các máy tính và các thiết bị thông minh sản sinh.
Sự phát triển của các công nghệ AI và IoT sẽ giúp con người ngày càng hướng
đến một xã hội thông minh, tự động hóa, chất lượng cuộc sống của con người
ngày càng được nâng cao.

4.4 HÌNH ẢNH MINH CHỨNG.

Phạm Duy An

Hình 4.1 Hình ảnh minh chứng sinh viên tham gia chuyên đề 4

28
CHUYÊN ĐỀ 5

FPT SEMICONDUCTOR

5.1 CÁC NỘI DUNG CHÍNH ĐƯỢC BÁO CÁO TRONG


CHUYÊN ĐỀ.
Buổi chuyên đề bao gồm các nội dung chính:
Phần 1 Giới thiệu tổng quan về công ty:
FPT Semiconductor - công ty thiết kế và sản xuất vi mạch (thuộc FPT Software
- công ty thành viên của Tập đoàn FPT) chính thức ra mắt vi mạch đầu tiên cho sản
phẩm Internet vạn vật (IoT) trong lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ Sản xuất linh
kiện bán dẫn. Dây chuyền Chip bán dẫn tích hợp (IC - Integrated Circuit) được thiết
kế và chế tạo trực tiếp bởi các kỹ sư của Fiat Tech Semiconductor nhằm phục vụ cho
các ngành và sản phẩm đặc thù. Các mẫu thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được
chuyển sang nhà máy tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói
Phần 2 Mạch tích hợp là gì?
Mạch tích hợp bán dẫn" là thành phẩm hoặc bán thành phẩm có chứa ít nhất
một thành phần hoạt động và một số hoặc tất cả các thành phần được kết nối với
nhau được tích hợp vào hoặc trên một tấm mỏng bằng vật liệu bán dẫn nhằm thực
hiện chức năng điện tử trong hầu hết các thiết bị điện tử ngày nay như như điện thoại
di động, điện thoại, tần số vô tuyến, vệ tinh, tivi, máy nghe nhạc, máy video, máy
tính cá nhân, máy tính xách tay
Phần 3 Cơ hội làm việc?
Cơ hội việc làm công ty vi mạch: Nhu cầu tuyển dụng hàng năm của các công
ty thiết kế vi mạch Việt Nam là rất lớn và vẫn đang tiếp tục mở rộng. Chẳng hạn,
Renesas Việt Nam hàng năm đều tiến hành tuyển dụng ở ba miền bắc, trung, nam để
đáp ứng nhu cầu nhân lực. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng từ các nước khác đến Việt
Nam để tìm nhân lực và làm việc ở nước ngoài. Đây là một lợi thế cạnh tranh đáng
kể của ngành thiết kế vi mạch so với các ngành khác. Giá trị của bạn sẽ tăng theo
thời gian. Không chỉ có cơ hội làm việc tại các công ty thiết kế hàng đầu Việt Nam
như Renesas, AMCC, Esilicon…, ngành vi mạch luôn mang đến cơ hội lớn cho
những ai muốn làm việc tại các công ty nước ngoài như Singapore, Nhật Bản, Mỹ và
các nước Châu Âu. Đây là một lợi thế lớn mà không phải ngành nào cũng có được.
Kỹ sư Việt Nam làm việc tại các nước này do người sử dụng lao động Việt Nam trực
tiếp tuyển chọn.. Cũng qua đó, chúng ta dần hình đã hình thành nên những nhóm,
cộng đồng các kỹ sư thiết kế vi mạch người Việt ở các quốc gia này. Qua đó, giúp đở
được các kỹ sư mới hội nhập vào môi trường làm việc mới một cách nhanh chóng.

29
5.2 NHỮNG LĨNH HỘI CÓ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH
VIÊN.

Chip design: Phần thiết kế này đặc biệt quan trọng, người thiết kế thường là
trưởng dự án. Người thiết kế phải lý giải 100% hệ thống sắp thiết kế. Chọn kiểu chip
nào và tại sao? Số lượng bóng bán dẫn có thể được tích hợp trên chip đó? Kích cỡ tối
ưu của chip là gì? Công nghệ nào sẽ được sử dụng để sản xuất chip? Khi nào thì chip
phải được đưa ra thị trường? Chip đó sẽ được sản xuất và kiểm tra tại đâu? Người thiết
kế cần phải hiểu rõ nguyên lý hoạt động của toàn bộ hệ thống, các đặc điểm về công
nghệ, tốc độ xử lý, mức tiêu thụ năng lượng, cách bố trí các Pins, các lược đồ khối, các
điều kiện vật lý như kích thước, nhiệt độ, điện áp...
Hardwave integration: tập trung vào tất cả các khía cạnh của hệ thống máy tính.
Trách nhiệm của họ là đảm bảo rằng phần mềm, phần cứng và mạng lưới các hệ thống
hoạt động tối ưu và an toàn. Các kỹ sư giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống để
cải thiện hiệu suất của chúng. Họ tạo và ghi lại các mô tả trực quan về các hệ thống và
đầu vào và đầu ra của chúng. Các cá nhân cần đa nhiệm vụ và tuân thủ các mốc thời
gian nghiêm ngặt. Với bộ kỹ năng của mình, các kỹ sư có thể thiết kế và xây dựng các
hệ thống máy tính, phần cứng máy tính, chẳng hạn như bộ xử lý, bảng mạch và vi
mạch, ngoài bộ định tuyến và thiết bị chuyển mạch. Họ cần phải có kỹ năng giao tiếp
bằng lời nói và bằng văn bản xuất sắc, vì họ cần tham gia vào các cuộc thảo luận kỹ
thuật với các thành viên trong nhóm và kỹ sư của họ thuộc phần mềm và mạng về các
vấn đề hệ sinh thái mạng. Bên cạnh đó, các kỹ sư cũng cần giúp đội ngũ bán hàng và
tiếp thị giải thích cho những khách hàng có thể có nền tảng phi kỹ thuật về cách thức
hoạt động của hệ thống phần cứng. Họ cần có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
vững chắc.
Low level softwave: Lập trình cấp thấp thường được mô tả là hướng đến máy
móc. Nó cũng gần với các thiết bị ngoại vi máy tính và đòi hỏi kiến thức về các hướng
dẫn và định hướng của bộ xử lý trong các mối quan hệ của các hệ thống nội bộ hoặc
các thiết bị liên quan. Lập trình cấp thấp nhằm mục đích hướng dẫn một trình biên
dịch ngôn ngữ cụ thể sử dụng các lệnh mã máy sẽ thực hiện các tác vụ theo cách
nhanh nhất và an toàn nhất có thể, sử dụng dung lượng bộ nhớ tối thiểu. Nó thường sử
dụng những lợi thế cá nhân của ngoại vi lõi hoặc hệ thống để đạt được điều này. Ưu
điểm chính của lập trình cấp thấp là kiểm soát tốt hơn cả mã và tài nguyên của thiết bị.
Kiểm soát mã tốt hơn và khả năng các lập trình viên tối ưu hóa chương trình -
các nhà phát triển có kinh nghiệm hơn có thể tận dụng lợi thế của lập trình cấp thấp và
viết các chương trình hiệu quả hơn với quản lý luồng dữ liệu tốt hơn.
Các chương trình chạy hiệu quả hơn, ngay cả khi bộ nhớ và dung lượng lưu trữ
hạn chế - điều này làm cho lập trình cấp thấp trở nên hoàn hảo cho các hệ thống nhúng,
chẳng hạn.
Nhược điểm của ngôn ngữ cấp thấp là gì? Nói chung – sự phức tạp của chúng.
Không di động - như đã đề cập trước đây, mã cấp thấp hoạt động trên một thiết bị
chuyên dụng (tức là nó phụ thuộc vào máy), ngược lại với các ngôn ngữ cấp cao.

30
Viết code cấp thấp đòi hỏi lập trình viên phải có kiến thức tốt về phần cứng đang
được sử dụng – không có thư viện, code phải được viết lại mỗi lần.
Tại thời điểm này, điều đáng nói là một ngôn ngữ lắp ráp chắc chắn dễ hiểu và
sửa đổi hơn, nhưng nó vẫn phụ thuộc vào máy móc.
Application softwave: để chỉ phần mềm thực hiện các chức năng cụ thể cho
người dùng. Khi người dùng tương tác trực tiếp với một phần mềm, nó được gọi là
phần mềm ứng dụng. Mục đích duy nhất của phần mềm ứng dụng là hỗ trợ người dùng
thực hiện các tác vụ cụ thể. Microsoft Word và Excel, cũng như các trình duyệt web
phổ biến như Firefox và Google Chrome, là những ví dụ về phần mềm ứng dụng. Nó
cũng bao gồm danh mục ứng dụng dành cho thiết bị di động, bao gồm các ứng dụng
như WhatsApp để liên lạc và các trò chơi như Candy Crush Saga. Ngoài ra còn có các
phiên bản ứng dụng của các dịch vụ phổ biến, chẳng hạn như thông tin thời tiết hoặc
giao thông, cũng như các ứng dụng cho phép người dùng kết nối với doanh nghiệp. Hệ
thống định vị toàn cầu (GPS), Đồ họa, đa phương tiện, phần mềm trình bày, phần mềm
xuất bản trên máy tính để bàn, v.v. là những ví dụ về phần mềm đó.

5.3 HÃY CHỌN 01 NỘI DUNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN


ĐẾN BUỔI CHUYÊN ĐỀ VÀ TRÌNH BÀY CHI TIẾT NỘI
DUNG ĐÓ.
❖ Quy trình thiết kế chip bán dẫn
1. System design
Phần thiết kế này đặc biệt quan trọng, người thiết kế thường là trưởng dự án.
Người thiết kế phải lý giải 100% hệ thống sắp thiết kế. Chọn kiểu chip nào và tại sao?
Số lượng bóng bán dẫn có thể được tích hợp trên chip đó? Kích cỡ tối ưu của chip là gì?
Công nghệ nào sẽ được sử dụng để sản xuất chip? Khi nào thì chip phải được đưa ra
thị trường? Chip đó sẽ được sản xuất và kiểm tra tại đâu?
Người thiết kế cần phải hiểu rõ nguyên lý hoạt động của toàn bộ hệ thống, các
đặc điểm về công nghệ, tốc độ xử lý, mức tiêu thụ năng lượng, cách bố trí các Pins,
các lược đồ khối, các điều kiện vật lý như kích thước, nhiệt độ, điện áp...
Tất cả các bước thiết kế trong System Design đều được diễn ra mà không có sự
hỗ trợ đặc biệt nào từ các công cụ chuyên dụng. Sau khi có bản thiết kế (yêu cầu) hệ
thống, trưởng dự án sẽ chia nhỏ công việc ra cho từng đội thiết kế. Mỗi đội sẽ đảm
nhận một bộ phận nào đó trong hệ thống, ví dụ đội CPU, đội Bus, đội Peripheral, đội
phần mềm, đội test...
2. Function design
Phần này là bước kế tiếp của System Design, ví dụ cho đội CPU. Team Leader sẽ
là người quyết định SPEC (Standard Performance Evaluation Corporation ). Chi tiết
của CPU dựa trên yêu cầu hệ thống từ trưởng dự án. Các cuộc Design review sẽ diễn
ra hàng tuần giữa các Tearm Leaders và trưởng dự án. Sau nhiều review, thảo luận như
vậy, một bản spec khá chi tiết cho CPU sẽ được hoàn thiện dưới dạng document (word,
pdf) với hàng trăm lược đồ khối (block diagram ), biểu đồ thời gian (timing char ), các
loại bảng biểu.

31
Team Leader chịu trách nhiệm chia nhỏ công việc cho từng thành viên trong đội.
Ví dụ một người đảm nhận phần ALU, một người đảm nhận phần Decoder...Tới lượt
mình thành viên sẽ sử dụng các ngôn ngữ thiết kế phần cứng (Verilog-HDL,
VHDL.System-C ...) để hiện thực hóa các chức năng logic. Người ta gọi mức thiết kế
này là thiết kế mức RTL (Register Transfer Level). Thiết kế mức RTL nghĩa là không
cần quan tâm đến cấu tạo chi tiết của mạch điện mà chỉ chú trọng vào chức năng của
mạch dựa trên kết quả tính toán cũng như sự luân chuyền dữ liệu giữa các register
(Flip-Flop) .
Thông thường các file Text như trên được gọi là các fie RTL (Resister Transfer
Lervel) trong trường hợp viết bằng ngôn ngữ Verilog hoặc VHDL. Để kiểm tra tính
đúng đắn của mạch điện, người ta dùng một công cụ mô phỏng ví dụ như NC-Verilog
(Native Code Verilog ) hay NC-VHDL của hãng Candence, ModelSim của hãng
Mentor Graphics. Quá trình debug sẽ được lặp đo lặp lại trên máy tính cho tới khi thiết
kế thõa mãn yêu cầu từ Team Leader. Thành quả của thành viên là các file RTL. Team
Leader sẽ tổng hợp các file RTL từ các thành viên, ghép các module với nhau thành
một module lớn hơn, đó chính là RTL cho cả CPU.
Tới lượt mình Team Leader sẽ dùng Simulater để mô phỏng và kiểm tra tính
đúng đắn của CPU, nếu có vấn đề gì thì sẽ Feedback lại cho thành viên yêu cầu họ sửa
chữa. Sau khi đã được Test cẩn thận, toàn bộ cấu trúc RTL trên sẽ được nộp cho
trưởng dự án.
Tương tự đối với các module khác: bus, peripherals...Các module trên lại được
tiếp tục ghép với nhau để cấu thành nên một SoC hoàn chỉnh, bao gồm: CPU, system
bus, peripherals... SoC này là thành quả của phần Function design.
3. Synthesic-place-router
Đây là bước chuyển những RTLs đã thiết kế ở phần 2 xuống mức thiết kế thấp
hơn. Các chức năng mức trừu tượng cao (RTL) sẽ được hoán đổi thành các quan hệ
logic (NOT, NAND, NOR, MUX,...). Các Tool chuyên dụng sẽ thực hiện nhiệm vụ
này, ví dụ như Design Compiler của hãng Synopsys, Synplify của hãng Synplicity,
XST của hãng Xilinx.... Kết quả hoán đổi sẽ khác nhau tùy theo Synthesis Tool và thư
viện. Thư viện ở đây là bộ các "linh kiện" và "macro" - được cung cấp bởi các nhà sản
xuất bán dẫn.
4. Layout design
Phần này là khởi đầu cho thiết kế mức "hạ lưu", thường được đảm nhiệm bởi
chuyên gia trong các hãng sản xuất bán dẫn.
Họ sử dụng các công cụ CAD để chuyển net-list sang kiểu data cho layout.
Netlist sẽ trở thành bản vẽ cách bố trí các transistor, capacitor, resistor,... Ở đây phải
tuân thủ nghiêm ngặt một thứ gọi là Design Rule.
Ví dụ chip dùng công nghệ 65nm thì phải dùng các kích thước là bội số của
65nm...
5. Mask pattern design
Bước kế tiếp của layout design là Mask Pattern. Phần này thực ra giống hệt với
artwork trong thiết kế bản in. Các bộ Mask (cho các bước sản xuất khác nhau) sẽ được
tạo ra dưới dạng data đặc biệt. Mask data sẽ được gửi tới các nhà sản xuất Mask để
nhận về một bộ Mask kim loại phục vụ cho công việc sản xuất tiếp theo.
6. Sản xuất mask

32
Có thể xem Mask là cái khuôn để đúc vi mạch lên tấm Silicon. Công nghệ sản
xuất Mask hiện đại chủ yếu dùng tia điện tử (EB - Electron Beam). Các điện tử với
năng lượng lớn
(vài chục keV) sẽ được vuốt thành chùm và được chiếu vào lớp film Crom đổ
trên bề mặt tấm thủy tinh. Phần Cr không bị che bởi Mask (artwork) sẽ bị phá hủy, kết
quả là phần Cr không bị chùm electron chiếu vào sẽ trở thành mask thực sự.
Một chip cần khoảng 20 tới 30 masks. Giá thành các tấm Mask này cực đắt, cỡ
vài triệu USD.
7. Chuẩn bị wafer
Đây là bước tinh chế cát (SiO2) thành Silic nguyên chất (99.999999999%). Silic
nguyên chất sẽ được pha thêm tạp chất là các nguyên tố nhóm 3 hoặc nhóm 5. Ví dụ
pha B sẽ được wafer loại p, pha P sẽ ra wafer loại n. Silicon sẽ được cắt thành các tấm
tròn đường kính 200mm hoặc 300mm với bề dày cỡ 750um. Có các công ty chuyên
sản xuất silicon wafer. Chẳng hạn Shin'Etsu là công ty cung cấp khoảng 40% silicon
wafer cho thị trường bán dẫn Nhật Bản. Giá một tấm wafer 200mm khoảng 20 USD.
8. Các quá trình xử lý wafer
Tất cả được thực hiện trong môi trường siêu sạch (ultra clean room)
9. Kiểm tra - Đóng gói - Xuất xưởng
Các xử lý ở phần 3 sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần tùy thuộc vào mức độ phức
tạp của chip. Cuối cùng chip sẽ được cắt rời (một tấm wafer 300mm có thể tạo được
khoảng 90 con chip Pentium IV). Một loạt các xử lý khác như back grinding (mài
mỏng phần mặt dưới của chip), bonding (nối ra các pins, dùng chì mạ vàng hoặc đồng),
mold (phủ lớp cách điện), marking (ghi tên hãng sản xuất etc.)

5.4 HÌNH ẢNH MINH CHỨNG.

Phạm Duy An

Hình 5.1 Hình ảnh minh chứng sinh viên tham gia chuyên đề 5

33

You might also like