You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

Môn: Luật Sở Hữu Trí Tuệ


Giảng viên: Đặng Nguyễn Phương Uyên
Lớp: DS44B1
Danh sách thành viên nhóm 7 :

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Bùi Minh Thành ( Nhóm Trưởng ) 1953801012245
2 Lê Trọng Nghĩa 1753801012129
3 Thới Thị Minh Thư 1953801012270
4 Nguyễn Xuân Thuỳ 1953801012277
5 Phạm Trần Phi Tiến 1953801012280
6 Đoàn Thị Mỹ Thi 1953801012258

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 3 năm 2022


A. Nội dung thảo luận tại lớp
A.1. Lý thuyết:
1. Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so
với các tài sản hữu hình?
Trả lời :
Tài sản trí tuệ được hiểu là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo, ra thông qua các
hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản
vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì
có khả năng sinh ra lợi nhuận. Tài sản trí tuệ bao gồm: các tác phẩm văn học nghệ thuật,
khoa học; các chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ, các bản ghi âm và các chương trình
phát sóng; các sáng chế; các kiểu dáng công nghiệp; các bí mật kinh doanh; các nhãn hiệu;
chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; giống cây trồng mới; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
v.v...
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng, vai trò lớn không chỉ đối với chủ thể nắm
quyền sở hữu, chủ thể sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng mà nó còn liên quan đến sự
phát triển của cả quốc gia.
Bảo hộ tài sản trí tuệ khuyến khích sự sáng tạo: Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, việc bảo
hộ tài sản trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo. Thúc đẩy những nổ lực, cống hiến của họ vào
hoạt động nghiên cứu. Cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt.
Bảo hộ tài sản trí tuệ thúc đẩy kinh doanh: Góp phần giảm thiểu tổn thất. Và thúc đẩy phát
triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nhờ vào sự bảo hộ tài sản trí tuệ mà các doanh nghiệp
sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối
thủ cạnh tranh
Bảo hộ tài sản trí tuệ là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng: Nếu không có bảo hộ tài sản trí tuệ
thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng. Ảnh hưởng nghiêm trọng
về cả uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh daonh những mặt hàng có chất
lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm. Bên cạnh đó, còn giúp cho người tiêu dùng có cơ
hội lựa chọn. Và được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của
họ.
Bảo hộ tài sản trí tuệ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Là động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Pháp luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc
tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Cũng như những hành vi sử dụng trái phép thông
tin bí mật được bảo hộ.
Bảo hộ tài sản trí tuệ tạo uy tín của doanh nghiệp: Một cá nhân, tổ chức phải trải qua thời
gian dài để có thể cho ra một sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình. Họ phải đầu tư
trong nhiều năm. Và có thể phải mất rất nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai
nghiên cứu để tạo ra, thử nghiệm. Rồi mới có thể đưa một sản phẩm đến tay người tiêu dùng,
giúp công ty xây dựng được uy tín, thương hiệu, được nhiều người biết đến và tin dùng
Bảo hộ tài sản trí tuệ mang lại lợi ích quốc gia: Còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Nếu muốn
gia nhập làm thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì điều kiện tiên quyết đối
với các quốc gia là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng
vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế nước ta với thế giới.
Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng so với các tài sản hữu hình:

Tiêu chí Tài sản trí tuệ Tài sản hữu hình thông
thường

Khái niệm Tài sản trí tuệ là một kết quả Tài sản hữu hình thông
sáng tạo trí tuệ và thành quả thường là một tài sản biểu
đầu tư trong những lĩnh vực hiện dưới hình thái vật chất
khoa học kỹ thuật, nghệ và có thể nhìn thấy được,
thuật, văn hóa… đồng thời có giá trị đo lường
cụ thể

Hình thái Tồn tại vô hình và định hình Thể hiện dưới dạng hình thái
vật chất nhất định

Giới hạn Hầu hết quyền tài sản có giới Hầu hết đều được công nhận
hạn về thời gian và không quyền sở hữu vô hạn và
gian. Tài sản chỉ được bảo không có giới hạn về thời
hộ trong một khoảng thời gian, không gian. Trừ các
gian xác định và ở một phạm trường hợp pháp luật có quy
vi lãnh thổ cụ thể nào đó định khác.

Định giá Khó xác dịnh về giá trị. Việc Dễ xác định được giá trị
xác định giá trị được dựa hơn. Việc xác định giá trị
vào hàm lượng chất xám, trí dựa vào thuộc tính của vật
tuệ, công sức… chất cấu thành tài sản

Cấu tạo Không có cấu tạo vật chất Cấu tạo vật chất nhất định.
nhất định và tồn tại dưới Con người cảm nhận thông
dạng tri thức, thông tin chứa qua các giác quan
đựng hiểu biết của con người
về tự nhiện, xã hội. Con
người cảm nhận qua quá
trình tư duy và nhận thức.

Tính hao mòn Không bị hao mòn về mặt Bị hao mòn vật lý trong quá
vật lý trình sử dụng
Quyền chiếm hữu Không có ý nghĩa quan Có ý nghĩa quan trọng và
trọng. Bất cứ ai có khả năng thường trao cho chủ sở hữu
nhận thức, tư duy khi được hoặc là người mà chủ sở hữu
tiếp xúc đều được chiếm hữu cho phép

Quyền sử dụng Có thể được sử dụng đồng Không thể sử dụng bởi nhiều
thời bởi nhiều người một người một cách độc lập
cách độc lập

Khả năng bảo vệ tài Chủ sở hữu khó kiểm soát và Chủ sở hữu dễ dàng hơn
sản ngăn chặn các chủ thể khác trong việc kiểm soát, ngăn
sử dụng tài sản chặn được chủ thể khác sư
dụng tài sản

Quyền Chủ sở hữu tài sản trí tuệ có Chủ sở hữu tài sản thông
quyền nhân thân, quyền tài thường khác chỉ có quyền tài
sản sản

2. Phân tích đặc điểm tính lãnh thổ của quyền SHTT?
Trả lời :
Quyền Sở hữu trí tuệ là “quyền có tính lãnh thổ”, nghĩa là chúng thường chỉ được bảo hộ
trong lãnh thổ một nước (ví dụ, nước Việt Nam) hoặc trong lãnh thổ một khu vực (ví dụ,
trong lãnh thổ các nước thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI)) nơi đăng ký
và nhận được sự bảo hộ. Vì vậy, một công ty đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu
hay kiểu dáng công nghiệp hợp pháp ở thị trường nội địa và đã được cấp các quyền thì không
có nghĩa là quyền Sở hữu trí tuệ đó chỉ được bảo hộ tại quốc gia đã đăng ký mà không mang
lại sự bảo hộ ở thị trường khác, trừ khi các quyền đó đã được đăng ký và được cấp bởi cơ
quan Sở hữu trí tuệ quốc gia (hoặc khu vực) của thị trường khác có liên quan.
Ví dụ: Vụ việc của Cà phê Trung Nguyên là một điển hình. Tháng 7/2000, Công ty Trung
Nguyên tiếp xúc với Rice Field với mục đích đưa sản phẩm sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên,
khi hai bên còn đang thương thảo, chưa đi đến ký thỏa thuận hợp đồng thì phía đối tác đã
đăng ký bảo hộ thương hiệu Cafe Trung Nguyên với các cơ quan chức năng Mỹ và Tổ chức
bảo hộ Trí tuệ Thế giới (WIPO). Đứng trước nguy cơ mất thương hiệu tại thị trường Mỹ, một
mặt Cafe Trung Nguyên nộp đơn đăng ký bảo hộ với các cơ quan chức năng Hoa Kỳ, với
WIPO, tiến hành thương thảo, đàm phán với Rice Field.
Kết quả là, WIPO đã không chấp nhận bảo hộ cho Rice Field. Theo khoản 2 Điều 3 Luật
SHTT, thương hiệu cà phê Trung Nguyên là đối tượng của quyền SHTT (nhãn hiệu thương
mại) có thể được đăng ký và nhận sự bảo hộ. Khi Cà phê Trung Nguyên đã đăng ký bảo hộ ở
Việt Nam thì không đồng nghĩa với việc thương hiệu chỉ được bảo hộ ở lãnh thổ nước đăng
ký mà không được bảo hộ tại thị trường nước ngoài hoặc nước xuất khẩu, cụ thể trong tình
huống trên là Hoa Kỳ, trừ khi quyền này đã được đăng ký tại thị trường Mỹ.
Công ty Trung Nguyên đã đăng ký bảo hộ thương hiệu này tại thị trường Việt Nam, đồng
thời đứng trước nguy cơ mất thương hiệu tại Mỹ do Rice Feild, công ty đã nộp đơn đăng ký
với cơ quan chức năng Mỹ nên dựa vào đặc điểm theo tính lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ,
Rice Field bị mất quyền đăng ký nhận bảo hộ. Do đó, WIPO không chấp nhận bảo hộ cho
Rice Field.
Các ngoại lệ về bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ:
Thứ nhất, ở một số nước (chủ yếu là những nước có hệ thống pháp luật dựa trên “thông
luật”, như Australia, Ấn Độ ,Vương quốc Anh và Hoa Kỳ), nhãn hiệu có thể được bảo hộ
thông qua việc sử dụng. Nghĩa là, khi nhãn hiệu đã được sử dụng trong lãnh thổ một nước có
liên quan, nó sẽ nhận được sự bảo hộ ở một mức độ nhất định ngay cả khi chưa đăng ký. Tuy
nhiên, ngay ở những nước mà nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng thì nhìn
chung tốt hơn hết bạn hãy đăng ký nhãn hiệu vì Điều này sẽ mang lại sự bảo hộ mạnh hơn và
làm cho việc thực thi được dễ dàng và ít phiền toái hơn một cách đáng kể.
Thứ hai, đối với quyền tác giả và quyền liên quan, thì cũng không cần phải đăng ký ở
nước ngoài để nhận được sự bảo hộ. Đối với quyền tác giả, tác phẩm văn học hoặc nghệ
thuật (nhóm tác phẩm kể cả phần mềm máy tính) được bảo hộ tự động ngay khi tác phẩm
được tạo ra, hoặc ở một số nước, ngay khi tác phẩm được định hình dưới dạng vật chất bất
kỳ. Liên quan đến việc bảo hộ ở nước ngoài, một tác phẩm được công dân hoặc cư dân của
một nước là thành viên của Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật hoặc
thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tạo ra sẽ được bảo hộ tự động ở tất cả
các nước thành viên khác của Công ước Berne hay WTO.
Như vậy tính lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ có một giới hạn nhất định.
3. Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
Trả lời :
a) Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan:
- Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: “Quyền tác giả là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
- Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: “Quyền liên quan
đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình
được mã hóa”.
b) Mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan:
Không phải tác phẩm nào khi ra đời cũng được mọi người tiếp nhận và hiểu được chính xác
những gì mà tác giả muốn truyền tải, thế nên cần phải có những chủ thể trung gian giúp cho
những tác phẩm đó có thể dễ dàng đi vào lòng người, truyền đạt được hết những giá trị của
tác phẩm. Theo đó, quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) xuất hiện song song
và gắn liền với các tác phẩm, quyền liên quan bao gồm những chủ thể như người người biểu
diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng,… Ngoài ra, quyền liên quan sẽ
được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả Như vậy, quyền liên
quan giữ vai trò quan trọng giúp cho công chúng tiếp cận được tác phẩm, thu hút được nhiều
người biết đến tác phẩm, nâng cao giá trị tác phẩm.
4. Tìm ít nhất 3 tranh chấp về quyền tác giả, nhãn hiệu, sáng chế?
Trả lời :
- Tranh chấp giữa Acecook Việt Nam và Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (Asia foods) về
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhãn hiệu Hảo Hảo, mì tôm chua cay vào năm
2015
- Tranh chấp về quyền tác giả giữa hoạ sĩ Lê Linh và công ty Phan Thị liên quan đến tác
phẩm truyện tranh Thần Đồng Đất Việt
- Tranh chấp giữa Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk và Công ty sữa Nutifood về nhãn
hiệu “Grow plus”
A.2. Bài tập:
Đọc, nghiên cứu Bản án số 1 “Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ” (gồm cả phần tình huống và
bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau
đây:
1. Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền SHTT bao gồm những gì? Nêu
cơ sở pháp lý.
Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu có phải là đối tượng quyền SHTT
hay không? Vì sao?
Trả lời :
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019, đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối
với giống cây trồng.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, cụ thể tại Điều 3 Luật SHTT 2005. Ông Trí
đã nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại
rượu. Từ cơ sở trên có thể thấy những nghiên cứu của ông Trí có thể được bảo hộ dưới dạng
tác phẩm hoặc bí mật kinh doanh, là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
2. Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp có phải là đối tượng quyền
SHTT hay không? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy?
Trả lời :
Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp không phải là đối tượng quyền SHTT.
Vì Tòa án căn cứ vào Điều 747 BLDS 1995 (các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác
giả), Điều 781 BLDS 1995 (các đối tượng SHCN) và Điều 788 BLDS 1995 (xác lập quyền
SHCN theo văn bằng bảo hộ) xác định hồ sơ này không phải là đối tượng quyền SHTT,
ngoài ra theo Điều 3, Điều 15 Luật SHTT năm 2005 thì hồ sơ này cũng không thuộc đối
tượng SHTT do Nhà nước bảo hộ.
3. Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu là đối tượng của quyền tác giả hay quyền sở
hữu công nghiệp không? Lập luận của tác giả như thế nào?
Trả lời :
Quan điểm của tác giả bình luận không cho rằng hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu là đối tượng của quyền tác giả hay quyền sở hữu
công nghiệp.
- Đối với quyền tác giả:
Một tác phẩm muốn được bảo hộ thì phải đáp ứng các điều kiện:
+ Nội dung không vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho
an ninh quốc phòng.
+ Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
+ Có tính nguyên gốc nghĩa là không sao chép, không bắt chước tác phẩm khác.
Mặt khác, trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ,
không thấy đối tượng là hồ sơ công bố chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hồ sơ này thực
chất là tổng hợp những tài liệu có liên quan đến chất lượng điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm được ban hành theo mẫu của Bộ Y tế. Đây là các văn bản hành chính để thực hiện chức
năng quản lý hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy mà tính
sáng tạo trong các hồ sơ này không có. Khi không đáp ứng điều kiện có tính sáng tạo thì đối
tượng này không không được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Nói cách khác, hồ sơ công bố
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không là đối tượng của quyền tác giả.
- Đối với quyền sở hữu công nghiệp:
Xét trong mối liên quan thì hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm có thể có
mối liên hệ với bí mật kinh doanh và sáng chế.
Đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện đó:
+ Thông tin chưa được biết đến rộng rãi và không dễ dàng có được qua những cách thức
thích hợp bởi những người khác trong phạm vi liên quan.
+ Tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ bí mật kinh
doanh đó.
+ Thông tin đó phải được bảo mật.
Trong trường hợp này, hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm không đáp ứng
được điều kiện phải tồn tại trong tình trạng bí mật (theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 )
nên hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm không được xem là bí mật kinh
doanh.
Đối với sáng chế thì được thể hiện dưới dạng quy trình. Tuy nhiên, hồ sơ này được làm theo
mẫu của Bộ Y tế; nếu có một quy trình sản xuất hoặc điều chế rượu thì việc mô tả công bố
đối tượng có dẫn đến việc đối tượng đó không đáp ứng được điều kiện về tính mới của sáng
chế (theo Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Do vậy, hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an
toàn thực phẩm cũng không được xem là sáng chế.
Mặt khác, xét căn cứ xác lập quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký
quyền tác giả, quyền quyền liên quan sẽ là Cục Bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật và đối
với quyền sở hữu công nghiệp sẽ là Cục Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này, có thể thấy,
các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp bởi Sở Y tế -
đây không là cơ quan có thẩm quyền trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ nên các hồ sơ
này không là đối tượng của quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.
Từ đó, có thể thấy rằng, theo lập luận của tác giả thì hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an
toàn thực phẩm không là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp hay quyền tác giả.
4. Theo quan điểm của bạn, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên có là đối tượng
của quyền SHTT hay không? Giải thích vì sao.
Trả lời :
Theo quan điểm của nhóm, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm
của 7 loại rượu kể trên không là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ vì:
- Thứ nhất, xét về đối tượng nói chung, hồ sơ trên không là đối tượng sở hữu trí tuệ ở góc độ
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng bí mật kinh doanh, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý hay
quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 Luật Sở hữu trí
tuệ 2005 .
- Thứ hai, dưới góc độ bảo hộ dưới dạng sáng chế thì hồ sơ trên cũng không đáp ứng điều
kiện để được bảo hộ (cụ thể là tính mới).
- Thứ ba, xét về căn cứ phát sinh xác lập, hồ sơ trên tuy được Bộ Y tế tiếp nhận, nhưng Bộ Y
tế lại không phải là cơ quan có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Hồ sơ trên cũng
không phải là văn bản bảo hộ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền bảo hộ.
Từ các lập luận trên, có thể kết luận rằng, hồ sơ công bố, chất lượng vệ sinh, an toàn thực
phẩm đang tranh chấp không phải là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:
Đọc, nghiên cứu Bản án số 4 “Bảo hộ tác phẩm kiến trúc” (gồm cả phần tình huống và bình
luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền tác giả bao gồm những đối
tượng nào? Nêu cơ sở pháp lý.
Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì tác phẩm kiến trúc có phải là đối
tượng quyền tác giả hay không? Vì sao?
Trả lời :
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005, đối tượng quyền tác giả bao gồm:
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
- Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, tác phẩm kiến trúc được coi là
tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả vì tác phẩm kiến trúc
thể hiện tính nghệ thuật, khoa học thông qua các đường nét, cấu trúc và thiết kế của kiến
trúc; thể hiện ý tưởng sáng tạo, mang ý chí cá nhân của tác giả thiết kế kiến trúc đó. Vì lẽ đó,
tác phẩm kiến trúc cũng cần được coi là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
2. Theo Tòa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp có phải là đối
tượng của quyền tác giả hay không? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy?
Trả lời :
Theo Tòa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp là đối tượng của quyền
tác giả.
Toà án cho rằng các bản vẽ thiết kế đã được Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận
đăng ký quyền tác giả. Mặt khác, theo điểm i khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các
bản vẽ này là các tác phẩm kiến trúc, thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Do vậy,
Toà án xác định đối tượng đang tranh chấp là đối tượng của quyền tác giả.
3. Quan điểm của tác giả bình luận có rằng cho đối tượng đang tranh chấp là đối tượng
của quyền tác giả không? Lập luận của tác giả như thế nào về vấn đề này?
Trả lời :
- Tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống trên có là đối tượng của quyền tác giả. 
- Vì đối tượng quyền tác giả bao gồm những tác phẩm nghệ thuật. Mà tác phẩm trong tình
huống trên là tác phẩm kiến trúc đối với bản vẽ thiết kế một số công trình kiến trúc đã được
Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả.
- Cơ sở pháp lí: khoản 1 Điều 3 và điểm i khoản 1 Điều 14 luật SHTT 2005 ; Điều 15 nghị
định 22/2018 NĐ- CP ngày 23 tháng 02 năm 2018.
4. Theo quan điểm của bạn, tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống nêu trên có là
đối tượng của quyền tác giả hay không? Giải thích vì sao.
Trả lời :
Theo nhóm, tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống nêu trên là đối tượng của quyền tác
giả. Bởi vì đây là tác phẩm được sáng tạo của cá nhân (tác giả Vĩnh) không trái quy định của
pháp luật và đạo đức xã hội, được thể hiện dưới hình thức vật chất là bản vẽ thiết kế. Bên
cạnh đó, tác phẩm đã được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng kí quyền tác
giả.
5. Quy định của pháp luật các nước về tác phẩm kiến trúc như thế nào (SV phải nêu
được quy định của ít nhất 2 nước).
Trả lời :
 Pháp luật Thuỵ Điển:
Pháp luật Thụy Điển về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bị xâm phạm theo
hướng bắt buộc cá nhân xâm phạm phải giao nộp lại cho tác giả hoặc người thừa kế của tác
giả dù cho bất cứ lý do gì. Tuy nhiên Tòa án không bắt buộc tháo dỡ, sửa đổi các công trình
đã tiến hành xây dựng. Cụ thể, Điều 55 Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật
của Thụy Điển quy định như sau:
“Người nào tiến hành các hành vi liên quan đến việc vi phạm hoặc xâm phạm theo Điều 53,
dù có lý do chính đáng hay không chính đáng đều phải giao nộp lại cho tác giả hoặc người
thừa kế của tác giả các thiết bị liên quan đến việc vi phạm hoặc xâm phạm. Tương tự cũng áp
dụng đối với bản chữ, bản khắc in, khuôn đúc nặn, hoặc các thiết bị tương tự có thể sử dụng
để sản xuất ra các vật thuộc các thể loại đã được đề cập đến.
Thay vì ban hành lệnh phải giao nộp lại như nêu trong đoạn 1, theo yêu cầu của tác giả hoặc
người thừa kế của tác giả, liên quan đến những gì được coi là có lý do, Toà án có thể ra lệnh
là những vật này sẽ bị tiêu huỷ hoặc sửa đổi theo các cách thức đặc biệt hoặc các biện pháp
khác sẽ được tiến hành để ngăn chặn việc sử dụng không được phép. […]. Những quy định
của đoạn 1 và 3 không được áp dụng đối với những người có được tài sản hoặc quyền đối với
tài sản đó một cách hợp pháp, cũng như trường hợp liên quan đến công trình xây dựng một
tác phẩm kiến trúc”.
 Pháp luật Hoa Kì:
Quy định tại Điều 120 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:
“Điều 120: Phạm vi quyền độc quyền đối với tác phẩm kiến trúc:
(a) Các trình bầy hình ảnh được phép: Quyền tác giả đối với một tác phẩm kiến trúc mà đã
được xây dựng không bao gồm quyền ngăn cấm việc tạo ra, phân phối, trình bầy tranh, hoạ,
ảnh, hoặc các trình bầy hình ảnh khác của tác phẩm, nếu công trình mà trên đó biểu hiện tác
phẩm được đặt trong, hoặc trong tầm nhìn từ, một nơi công cộng.
(b) Sửa đổi và dỡ bỏ công trình xây dựng: Không trái với các quy định của Điều 106(2), chủ
sở hữu công trình thể hiện một tác phẩm kiến trúc có thể, không cần sự cho phép của tác giả
hoặc chủ chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc đó, thực hiện hoặc cho phép thực
hiện sự sửa đổi đối với công trình này, và dỡ bỏ hoặc cho phép phá hủy công trình này”.
Có thể thấy, pháp luật Hoa Kỳ quy định quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bị xâm
phạm không bao gồm quyền ngăn cấm việc tạo ra tác phẩm (tháo dỡ công trình) trong trường
hợp “biểu hiện tác phẩm được đặt trong, hoặc trong tầm nhìn từ, một nơi công cộng”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11
- Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bản án số 1 và 4 )
- Nghị định 22/2018 NĐ- CP ngày 23 tháng 02 năm 2018
- Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
- Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển
- Bộ luật dân sự 1995

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


- SHTT : sở hữu trí tuệ

You might also like