You are on page 1of 6

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

Nguyễn Dữ
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Nguyễn Dữ
- Quê : huyện Trường Tán nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải
Dươnh
- Là tác giả VHTĐ nổi tiếng, sống vào nửa đầu thế kỉ XVI
- Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan 1 năm rồi về ở ẩn –
đây là cách ứng xử của nhiều tri thức PK đương thời không chịu
được XHPK bất công.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
- Truyện thứ 16/20 trong tp “Truyền kì mạn lục” (Ghi chép tản
mạn về những câu chuyện kì lạ được lưu truyền trong dân gian).
b. Ngôn ngữ: chữ Hán.
c. Nguồn gốc: truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”.
d. Chủ đề: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết oan khuất
của Vũ Nương, tác giả Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm thương
cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền
thống: công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ trong XHPK.
Bên cạnh đó, tác giả còn tố cáo những bất công, thối nát của
XHPK VN đã chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống của con
người.
e. Tóm tắt: Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính
tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp nên được Trương
Sinh cảm mến cưới về làm vợ. Cuộc sống vợ chồng chưa được
bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính và lúc đó Vũ Nương đang có
mang. Thời gian xa chồng, Vũ Nương hết lòng chăm sóc mẹ
chồng; khi bà mất, nàng lo tang ma chu đáo; đối với con, nàng
yêu thương hết mực và không muốn con thiếu vắng tình cha nên
đã trỏ bóng mình trên vách để nói là cha con. Trương Sinh trở
về, vì lời nói ngây thơ của con mà nghi oan vợ thất tiết và Vũ
Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn nhưng
được Linh Phi và các tiên nữ cứu. Khi vợ mất, TS ngồi một
mình bên ngọn đèn khuya, con trai trỏ vào bóng chàng nhận là
cha; TS đã hiểu ra oan khuất của vợ. Tại thủy cung, Vũ Nương
gặp Phan Lang - một người cùng làng được Linh Phi trả ơn khi
cứu mạng và Phan Lang đã giúp nàng giải oan.

* Cách phân tích tác phẩm VH Trung đại:


Tác phẩm
1. Giá trị nội dung: 2. Giá trị nghệ thuật:
a. Giá trị hiện thực: phơi bày hiện - Cốt truyện
thực xã hội. - Cách xây dựng nhân vật
b. Giá trị nhân đạo: - Ngôn ngữ
- Cảm thương - Bút pháp: Hiện thực phê phán /
- Ngợi ca lãng mạn (ước lệ tượng trưng)
- Tố cáo
II.Phân tích:
1. Nhân vật Vũ Nương:
a. Giới thiệu hoàn cảnh:
- VN là người con gái quê ở NX
- tính tình thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp nên được TS
cảm mến, mang trăm lạng vàng cưới về làm vợ.
- Trong cuộc sống vợ chồng, nàng luôn giữ gìn khuôn phép nên
dù chồng đa nghi, hay ghen nhưng gia đình vẫn hạnh phúc, ấm
êm.
 VN mang nét đẹp “khuôn vàng thước ngọc” của XHPK xưa
khiến người con trai nào cũng ao ước.
b. Phẩm chất:
- CTPK nổ ra, VN tiễn chồng đi lính. Trong lời dặn dò chồng
của nàng, ta thấy được phẩm chất nghĩa tình, đằm thắm của
một người vợ chẳng dám mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng
trở về với hai chữ “bình yên”.
- Khi xa chồng, nàng bộc lộ nhiều phẩm chất đáng quý:
+ Là người con dâu hiếu thảo
d/c : - tận tình chăm sóc mẹ chồng già yếu, ốm đau, lo
chạy chữa thuốc thang, khấn bái thần phật.
- Đến khi mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay chu
đáo như đối với cha, mẹ đẻ.
+ Là người vợ hết mực thủy chung:
d/c : - Nàng thông cảm cho những nỗi gian lao, vất vả mà
chồng phải chịu đựng nơi biên ải.
- Xúc động nhất là lời tâm tình về nỗi nhớ thương
khắc khoải: “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín
núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”.
=> Những lời văn biền ngẫu nhịp nhàng như nhịp đập trái tim
khiến ai cũng xúc động ứa hai hàng lệ.
+ Là người mẹ hiền hết lòng yêu thương, nuôi dạy con và bù
đắp để con không thiếu vắng tình cha. Nàng đã chỉ bóng mình
trên vách để khẳng định chồng với mình như hình với bóng và
để con có cha hằng đêm.
 Cuộc đời nàng tuy ngắn ngủi nhưng VN đã làm tròn bổn
phận của một người phụ nữ hoàn hảo: một người con dâu hiếu
thảo, một người vợ thủy chung và một người mẹ yêu con. Công
lao của nàng đã được khẳng định trong lời nói của mẹ chồng:
“Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ
mẹ”.
c. Nỗi oan khuất và cái chết thương tâm:
* Nỗi oan khuất:
- Khi bị chồng nghi oan, nàng đã tìm mọi cách để xóa bỏ ngờ vực:
+ Ở lời nói đầu tiên, nàng nói đến thân phận mình, đến tình nghĩa vợ
chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng của mình. Nàng
cầu xin chồng đừng nghi oan để gia đình tan vỡ.
+ Ở lời nói tiếp theo, nàng bày tỏ nỗi thất vọng khi TS không hiểu mình
và bị đối xử tàn nhẫn, bất công, không có quyền tự bảo vệ mình. Đồng
thời, nàng cũng khẳng định cuộc sống của mình chỉ có ý nghĩa khi gia
đình hạnh phúc vì nàng chỉ có một thú vui duy nhất “nghi gia nghi
thất”.
+ Khi tất cả, ngay cả người chồng cũng ruồng bỏ nàng, nàng thất vọng
tột cùng và đau đớn ê chề. VN đã tìm đến dòng nước HG để rửa nỗi oan
nhục.
 Hành động trầm mình là hành động quyết liệt cuối cùng chất chứa nỗi
tuyệt vọng, đắng cay nhưng cũng đi theo sự chỉ đạo của lí trí.
* Cái chết thương tâm:
- Cuộc sống trần thế không có chỗ cho Vũ Nương. Nàng chỉ có một con
đường duy nhất là chết trong tuyệt vọng, oan khuất. Và Nguyễn Dữ đã
để Vũ Nương được cứu sống dưới thủy cung, để nàng được sống trong
tình nghĩa. Nhưng nàng vẫn không nguôi cuộc sống nơi trần thế - cuộc
sống nghiệt ngã đẩy nàng đến cái chết. Nàng vẫn là người vợ yêu
chồng, người mẹ yêu con; nàng vẫn nặng lòng nhung nhớ quê hương
đồng thời vẫn khao khát được trả lại danh dự. Vì vậy, nàng đã hiện
về khi Trương Sinh lập đàn giải oan.
 Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, lại đảm đang, tháo
vát, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Nàng phải được hưởng
hạnh phúc trọn vẹn, nhưng xã hội phong kiến đã đẩy nàng vào cái chết
oan khuất. Số phận của nàng cũng là số phận của những người phụ nữ
tài hoa bạc mệnh trong XHPK xưa.

2. Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương:


- Trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản.
- Gián tiếp:
+ Do Trương Sinh đa nghi, hay ghen lại ít học nên hồ đồ,
không suy xét đúng sai và có thái độ phũ phàng, thô bạo với vợ.
Hắn đã bỏ qua tất cả những cơ hội để vợ được minh oan, không
nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng và cũng không quan tâm đến công
lao của VN. Hắn là con đẻ của chế độ nam quyền bất công, thiếu
lòng tin và tình yêu thương ngay cả với những người thân yêu.
+ Do XHPK tạo ra lễ giáo hà khắc, chữ “trinh” đặt lên hàng
đầu; do cuộc hôn nhân không bình đẳng giữa người nghèo và
người giàu trong xã hội mà đồng tiền bắt đầu làm đen bạc cõi
đời. Cốt lõi là XHPK tạo nên những cuộc chiến tranh sinh li tử
biệt khiến nhiều gia đình phải chia lìa đôi ngả.
 Bi kịch của VN là lời tố cáo XHPK xem trọng quyền uy của
kẻ giàu có và người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ lời
cảm thương với số phân oan nghiệt của người phụ nữ.
III. Nghệ thuật:
1. Chi tiết cái bóng trên vách:
- Là chi tiết xuất hiện 2 lần trong tác phẩm (lần 1 – bóng Vũ Nương; lần
2 – bóng Trương Sinh). Đây là chi tiết thắt nút – mở nút làm câu chuyện
bất ngờ, lôi cuốn và phát triển một cách tự nhiên, tăng tính kịch cho
truyện.
- Hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của VN: yêu thương con vô bờ bến,
không muốn con thiếu vắng tình cha; đồng thời khẳng định tình cảm với
chồng thủy chung như hình với bóng.
- Giúp câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc, mang tính đa diện, nhiều chiều:
Nỗi đau và bi kịch của con người đôi khi được gây ra bởi những người
ta yêu thương nhất.
2. PTBĐ: Tự sự (chính) + Biểu cảm
3. Cách xây dựng nhân vật: Qua lời nói + hành động  khắc họa tình
cảm, phẩm chất của nhân vật.
4. Ý nghĩa của chi tiết kì ảo:
- Các chi tiết kì ảo xen lẫn yếu tố thực của truyện mang ý nghĩa:
+ Tạo nên đặc trưng của truyện truyền kì.
+ Khắc họa vẻ đẹp nhân cách vốn có của VN: nặng tình, nặng nghĩa với
trần thế; quan tâm đến phần mộ tổ tiên, đến gia đình, chồng con và khao
khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện – ước mơ về lẽ
công bằng ở đời của nhân dân ta (VN được giải oan), những không làm
mất tính bi kịch của câu chuyện. VN trở về mà vẫn xa cách, hạnh phúc
vĩnh viễn rời xa; sương khói giải oan tan đi chỉ còn một sự thực cay
đắng: nỗi oan của người phụ nữ không đàn tràng nào thay đổi được. Nó
để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và bài học về hạnh phúc gia
đình

You might also like