You are on page 1of 6

1.

Tổng quan
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới (New Generation Free Trade
Agreement) là hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều thành viên, theo đó các
thành viên tham gia sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm sâu và xóa bỏ hàng
rào thuế quan cũng như phi thuế quan; có cơ chế thực thi chặt chẽ bao gồm cả
những lĩnh vực được coi là phi truyền thống như lao động, môi trường, doanh
nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá...
Những năm vừa qua, Việt Nam đã tích cực tham gia các Hiệp định thương mại
tự do (FTA) lớn, ký kết thực hiện 15 FTA có hiệu lực và hiện đang đàm phán 02
FTA, được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế, như Hiệp định Toàn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2018, Hiệp định Thương
mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) năm 2019. Điều này vừa
tạo cơ hội mới, vừa là thách thức đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) của Việt Nam.

2. Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều
kiện thực hiện các FTA thế hệ mới
Vốn đăng kí (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD)
38,020.00
35,883.90 35,465.60

31,153.00
28,530.00

24,373.00
22,757.00
20,380.00 19,980.00 19,740.00
19,100.00
17,500.00
15,800.00
14,500.00

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Biểu đồ Diễn biến quy mô vốn FDI vào VN giai đoạn 2015 -2021.
Quy mô vốn đăng ký và quy mô vốn thực hiện, tốc độ tăng trưởng quy mô vốn
đăng ký, tốc độ tăng trưởng quy mô vốn thực hiện của nguồn vốn FDI tại VN
giai đoạn 2015 -2020 có sự tương đồng với quá trình hội nhập và sự điều chỉnh
về chính sách mở cửa thu hút vốn FDI của VN. Nhìn chung giai đoạn 2015 –
2021, cả vốn đăng ký và vốn thực hiện đều có xu hướng gia tăng và đạt được
những kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt giai đoạn 2015 – 2018, quy mô vốn đăng
ký, vốn thực hiện đều tăng cao, cụ thể quy mô vốn đăng ký tăng từ 22.757 triệu
USD lên 35.465,6 triệu USD (tương đương mức tăng 55,84%) và số vốn thực
hiện tăng từ 14.500 triệu USD lên 191.100 triệu USD ( tương đương mức tăng
31,7%). Đỉnh cao nhất của tốc độ tăng trưởng vốn FDI đăng ký và thực hiện vào
Việt Nam là năm 2017 với tỷ lệ dương lần lượt là 47,2% và 10,76%. Giai đoạn
2019 – 2021 có sự giảm nhẹ về quy mô vốn FDI do tác động của đại dịch Covid
19 song Việt Nam vẫn đạt kết quả ấn tượng. Vốn đăng ký năm 2019 là 38.020
triệu USD và năm 2020 là 28.530 triệu USD, vốn thực hiện năm 2019 là 20.380
triệu USD và năm 2020 là 19.980 triệu USD. Sang năm 2021 thu hút vốn FDI
chạm mốc 31.153 triệu USD tăng gần 9,2% so với cùng kì năm trước, trong khi
đó vốn thực hiện có giám nhẹ 1,2% so với năm 2020.
Quy mô vốn bình quân một dự án FDI vào Việt Nam trong thời gian qua có sự
biến động khá nhiều, nhưng nhìn chung có xu hướng gia tăng và đạt được những
kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt trong năm 2021, quy mô vốn bình quân dự án
đã cán mốc 8,8 triệu USD/dự án. Một số dự án lớn được cấp phép trong năm
như: Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký
trên 3.100 triệu USD, dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), đầu chỉnh tăng
vốn đầu tư thêm 2.150 triệu USD, dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật
Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,310 triệu USD. Việc quy mô vốn bình quân tăng
lên cho thấy chiến lược thu hút vốn FDI của VN đã có thay đổi rõ rệt, từ chú
trọng số lượng đã có những lựa chọn hơn về chất lượng và quy mô các dự án.

Mặt khác, qua Bảng 1, từ góc độ thu hút đầu tư nước ngoài cho thấy, bên cạnh
các nguồn truyền thống trong CPTPP đều có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong
năm 2021, vốn FDI từ các đối tác mới trong CPTPP vào Việt Nam (Canada,
Mexico) cũng được cải thiện tích cực trong năm 2019, 2020 và 2021.Điều này
một lần nữa cho thấy CPTPP đang tạo ra các tác động tích cực đối với các đối
tác mới.
Bảng 2. FDI từ Hà Lan vào Việt Nam

Trong số 27 quốc gia thành viên EU có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, Hà Lan
luôn dẫn đầu về số vốn đăng ký. Khi EVFTA được ký kết và chính thức có hiệu
lực cũng mang lại những triển vọng mới trong thu hút vốn FDI từ khu vực EU
vào Việt Nam, thể hiện rõ rệt nhất là lượng vốn FDI từ nhà đầu tư lớn nhất khu
vực EU: Hà Lan tăng cao trong năm 2021. Bảng số liệu trên ghi nhận, FDI từ Hà
Lan tăng vọt trong năm 2021 (từ 565,3 triệu USD năm 2019 lên 1.122,32 triệu
USD năm 2021 tương đương mức 98,53%), trong tình hình chung thu hút vốn
FDI của Việt Nam năm 2021 vẫn còn giảm sút. Như vậy, EVFTA đã tỏ ra có
ảnh hưởng tới quyết định tăng cường đầu tư FDI của Hà Lan vào Việt Nam.
Trong giai đoạn 2015 - 2021, số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam
ngày càng tăng lên. Hết năm 2021 có 140 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư còn hiệu lực tại Việt Nam.
Bảng 3. Vốn FDI tại Việt Nam theo đối tác đầu tư luỹ kế hết năm 2021
Tổng vốn đầu tư
Số dự Tỷ trọng vốn
STT Đối tác đăng ký (Triệu
án đầu tư (%)
USD)
1 Hàn Quốc 9.223 74.656,43 18,29
2 Nhật Bản 4.789 64.397,17 15,78
3 Singapore 2.836 64.361,64 15,77
4 Đài Loan 2.845 35.327,38 8,66
5 Hồng Kông 2.041 27.836,16 6,82
6 British 879 22.039,98 5,40
VirginIslands
7 Trung Quốc 3.325 21.337,89 5,23
8 Thái Lan 644 13.007,82 3,19
9 Malaysia 665 12.805,57 3,14
10 Hà Lan 381 10.468,24 2,57
11 Hoa Kỳ 1.138 10.280,25 2,52
12 Samoa 403 8.596,91 2,11
13 Cayman Islands 126 7.048,98 1,73
14 Canada 233 4.817,89 1,18
15 Vương quốc Anh 452 4.039,44 0,99
16 Pháp 637 3.612,48 0,89
17 CHLB Đức 412 2.290,99 0,56
18 Luxembourg 56 2.106,71 0,52
19 Australia 550 1.936,80 0,47
20 Seychelles 262 1.896,12 0,46

Theo số liệu bảng 3, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký gần 74,7 tỷ
USD (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư). Các đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam vẫn
chủ yếu đến từ các quốc gia Châu Á như: Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông. Những đối tác tiềm năng khác từ các khu vực
EU và Mỹ năm 2021 bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19 nên cũng ảnh
hưởng tới hoạt động đầu tư tới Việt Nam và các thị trường nước ngoài khác.
Như vậy, lượng vốn FDI từ EU vào Việt Nam còn chưa ổn định và chưa tương
xứng với tiềm năng về vốn, công nghệ, kỹ thuật của các nhà đầu tư EU. Mặc dù
có được kết quả đầu tư FDI ấn tượng, nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là quốc
gia hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất so với khu vực Châu Á. Việt Nam cần
có những giải pháp cụ thể để tiếp cận, thâm nhập thị trường, cũng như thu hút
FDI từ các nước EU.

3. Một số giải pháp thu hút vốn FDI trong điều kiện
thực hiện các FTA thế hệ mới
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật
Các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác rà soát tính tương thích và chuẩn bị
cho việc xây dựng các quy định pháp luật phù hợp với các cam kết thể chế trong
CPTPP. Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm dự thảo các văn bản, quy định nội luật
hóa cam , kết CPTPP để tiến hành triển khai hiệu quả.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về FDI; đặc biệt tăng cường công
tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để đảm bảo các doanh nghiệp FDI sử dụng
đúng, hiệu quả nguồn lực, cũng như đảm bảo cam kết đầu tư. Tăng cường và đổi
mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả; phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để tránh chồng
chéo trong thanh tra, kiểm tra; tăng cường hậu kiểm với các dự án FDI sau khi
được cấp phép.
Hai là, hoàn thiện cơ sở vật chất, sự ổn định và tăng trưởng kinh tế
Đầu tư cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút FDI từ quốc tế.
Công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, pháp luật, chính sách,
quy hoạch, kế hoạch, thị trường,... hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin
quốc gia về đầu tư đồng bộ, liên thông với các lĩnh vực lao động, đất đai, thuế,
hải quan, tín dụng, ngoại hối,... và các địa phương. Nâng cao chất lượng công
tác thống kê, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc
tế. Ưu tiên nguồn vốn ngân sách để hoàn thành sớm các dự án còn dang dở.
Ngoài ra, nhằm củng cố niềm tin cho nhà đầu tư, Việt Nam cần cải thiện môi
trường kinh doanh, tăng cường đảm bảo sở hữu trí tuệ, tiết giảm thời gian thực
hiện và đơn giản các thủ tục hành chính,….
Ba là, chú trọng thu hút nguồn vốn FDI có chọn lọc
Thu hút vốn FDI theo hướng có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và
bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Những Việc ban hành các chính
sách ưu đãi nguồn vốn FDI phải có sự phân cấp theo hướng ưu tiên cho các nhà
đầu tư lớn và có quan hệ lâu năm với Việt Nam; dự án FDI có công nghệ tiên
tiến, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng
toàn cầu và có tác động lan tỏa; gắn kết hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước,
phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng,
nâng cao chất lượng, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bão mục
tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.
Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước bằng cách: Khuyến khích các
hoạt động nghiên cứu, đầu tư khoa học công nghệ tại doanh nghiệp bằng các lợi
ích cụ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường công
tác tự đào tạo, đào tạo tại chỗ và đào tạo lồng ghép trong doanh nghiệp. Nguồn
nhân lực của Việt Nam phải sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước
ngoài. Cỏ chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đào
tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam; sử dụng người lao động
Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở các quốc gia tiên tiến.
Thứ năm, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Để "hòa nhập" vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI,Việt Nam cần phải có
doanh nghiệp đủ chất lượng để tham gia vào các công đoạn sản xuất của nhà đầu
tư nước ngoài. Cần có quy hoạch phát triển các ngành, nông nghiệp, công
nghiệp hỗ trợ, xác định các ngành xuất khẩu mũi nhọn.
Thứ sáu, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư.
Hoạt động xúc tiến đầu tư rất cần thiết, nhằm thu hút vốn FDI vào Việt Nam
trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. Cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện,
nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư
có trọng tâm, trọng điểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO;
Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016-2021), “Báo cáo tình
hình đầu tư trực tiếp nước ngoài”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), “Báo cáo tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI
giai đoạn 2010 -2019”.
Nguyễn Mại (2022), “Thu hút FDI trong bối cảnh thực thi hiệp định CPTPP,
EVFTA cùng các FTA thế hệ mới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2 năm 2022.
Lê Thị Thúy (2017), “Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Cơ hội và thách
thức đối với Việt Nam” Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 5 (114) - 2017.
Trần Thị Bích Tuyền (2021), “Thu hút FDI vào Việt Nam từ các Hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới: Cơ hội và thách thức” Tạp chí Công Thương, số
21, tháng 9 năm 2021.

You might also like