You are on page 1of 36

Chương 1: Tổng quan về kế toán

VD1: Minh họa cho nguyên tắc kế toán giá gốc, nguyên tắc giá thị trường, nguyên
tắc giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường

Ngày 1/3/N đơn vị kế toán X mua một lô hàng hóa trị giá 300trđ. Tại ngày 31/12/N
lô hàng hóa trên đơn vị chưa bán được và vẫn nằm trong kho của đơn vị, giá thị
trường của lô hàng hóa trên tại ngày 31/12/N là 330trđ

Anh chị cho biết giá trị của lô hàng trên được công ty X ghi nhận như thế nào tại
thời điểm ban đầu (ngày 1/3/N) và tại thời điểm lập báo cáo (31/12/N) trong các
trường hợp

a. Nếu đơn vị kế toán áp dụng nguyên tắc giá gốc

b. Nếu đơn vị kế toán áp dụng nguyên tắc giá thị trường


c. Nếu đơn vị kế toán áp dụng nguyên tắc giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị
trường

VD2 + VD3 + VD4 : Minh họa cho nguyên tắc kế toán tiền và kế toán dồn tích

VD2: Ngày 1/2/N Đơn vị kế toán X kí hợp đồng cung cấp sản phẩm cho đơn vị kế
toán Y với tổng giá trị hợp đồng là 600trđ thời điểm giao hàng là 1/3/N, Ngay sau
khi hợp đồng được kí kết Y chuyển khoản ứng trước ngay cho X 50% giá trị hợp
đồng, số còn lại sẽ thanh toán tại thời điểm nhận được hàng. Anh chị hãy cho biết
kế toán đơn vị X ghi nhận thu nhập cho giao dịch này là bao nhiêu cho tháng 2 và
tháng 3 (Quý 1 và Quý 2) trong các trường hợp:

a. Đơn vị X áp dụng nguyên tắc kế toán tiền


b. Đơn vị X áp dụng nguyên tắc kế toán dồn tích

VD3: Tháng 5/N hãng hàng không X kỳ kế toán là tháng thực hiện bán vé máy bay
cho các chuyến bay thực hiện vào tháng 6, tổng số tiền 1000trđ. Anh chị cho biết
thu nhập mà X ghi nhận cho tháng 5 và tháng 6 là bao nhiêu nếu:

a. Đơn vị X áp dụng nguyên tắc kế toán tiền


b. Đơn vị X áp dụng nguyên tắc kế toán dồn tích
VD4 : Ngày 20/12/N công ty X kí hợp đồng cung cấp sản phẩm cho công ty Y với
số lượng là 1000 tấn, đơn giá 1tr/tấn. Ngày 25/12/N công ty X xuất kho 700 tấn
hàng giao cho công ty Y, giá vốn xuất kho là 0,8tr/tấn. Ngày 31/12/N công ty Y đã
nhận được 600 tấn hàng và cam kết thanh toán trong tháng 1/N+1

Yêu cầu: Nếu X áp dụng nguyên tắc dồn tích thì TN, CP ghi nhận cho giao dịch
này ghi nhận cho năm N bằng bao nhiêu?

VD5: Minh họa cho nguyên tắc Phù hợp

Tháng 1/N công ty X mua một lô văn phòng phẩm về sử dụng ngay cho hoạt đông
quản lý với trị giá 10tr đã trả tiền mặt. Số văn phòng phẩm này dự kiến sẽ được sử
dụng hết trong hai năm (N và N+1).

a. Nếu X áp dụng nguyên tắc kế toán tiền, kỳ kế toán là năm thì giá trị của lô văn
phòng phẩm nêu trên được tính vào chi phí các năm N, N+1 như thế nào?
b. Nếu X áp dụng nguyên tắc kế toán dồn tích, ký kế toán là năm và số tiền 10tr
được X coi là trọng yếu thì giá trị của lô văn phòng phẩm nêu trên được tính
vào chi phí các năm N, N+1 như thế nào?
c. Nêu tên của nguyên tắc kế toán X đang áp dụng trong trường hợp trên?

VD6: Minh họa cho nguyên tắc trọng yếu

Tháng 1/N công ty X mua một lô văn phòng phẩm về sử dụng ngay cho hoạt đông
quản lý với trị giá 10tr đã trả bằng tiền mặt. Số văn phòng phẩm nà dự kiến sẽ
được sử dụng hết trong hai năm (N và N+1).

a. Nếu X áp dụng nguyên tắc kế toán tiền, ký kế toán là năm thì giá trị của lô văn
phòng phẩm nêu trên được tính vào chi phí các năm N, N+1 như thế nào?
b. Nếu X áp dụng nguyên tắc kế toán dồn tích, ký kế toán là năm và số tiền 10tr
được X coi là không trọng yếu thì giá trị của lô văn phòng phẩm nêu trên
được tính vào chi phí các năm N, N+1 như thế nào?
c. Nêu tên của nguyên tắc kế toán X đang áp dụng trong trường hợp trên?

VD7: Minh họa cho nguyên tắc nhất quán:


Tại đơn vị kế toán X ngày 20/12.N nhận được 400tr bằng TGNH do đơn vị Y ứng
trước để mua lô hàng vào tháng 1/N+1

a. Nếu trong niên độ kế toán N đơn vị X áp dụng nguyên tắc kế toán tiền thì thu
nhập mà X ghi nhận cho năm N với giao dịch trên là bao nhiêu?
b. Để đảm bảo khả năng so sánh của thông tin kế toán thì niên độ N+1 X phải áp
dụng nguyên tắc nào trong việc ghi nhận thu nhập và chi phí?
c. Nếu vì lý do nhất định X phải chuyển sang áp dụng nguyên tắc kế toán dồn tích
cho niên độ N+1, như vậy có vi phạm nội dung nguyên tắc nhất quán hay
không? Và nếu được X phải làm những gì?
Chương 2: Các yếu tố cơ bản của BCTC
 6 yếu tố cơ bản của BCTC chính là 6 đối tượng của kế toán: TS, NPT,
VCSH, TN, CP, KQ

VD1: Cho biết trong các yếu tố sau yếu tố nào là Tài sản, yếu tố nào không phải là
Tài sản? Giải thích?

1. Một lô hàng hóa cam kết mua trong tương lai trị giá 6 tỷ đồng
2. Hàng hóa đã mua về nhập kho chờ bán trị giá 500trđ
3. Văn phòng phẩm mua về nhập kho chưa sử dụng
4. Văn phòng phẩm mua về dùng hết ngay trong kỳ
5. TSCĐ thuê hoạt động
6. TSCĐ thuê Tài chính
7. Hàng hóa bên bán giao thừa bên mua nhận giữ hộ cho bên bán trị giá 200tr
8. Trị giá của số hàng hóa đã bán ra trong kỳ 600tr
9. Bí kíp công nghệ đã công khai
10.Giá trị thương hiệu do đơn vị tự định giá 40 tỷ
11.Giá trị thương hiệu do đơn vị đi mua hình thành trị giá 20 tỷ
12.Khoản tiền trả trước cho người bán để mua hàng (kế toán dồn tích)
13.Khoản phải thu của khách hàng do đơn vị bán chịu hàng hóa cho khách hàng
100tr
14.Khoản tạm ứng cho nhân viên đi công tác 10tr
15.Một chiếc ô tô đơn vị đã mua trị giá 600 để chở nhân viên đi công tác
16.Một chiếc ô tô kế toán trưởng của công ty đã mua 500tr để đi làm

VD2: Cho biết trong các yếu tố sau yếu tố nào là NPT yếu tố nào không phải là
NPT? Giải thích?

1. Khoản nợ tiềm tàng phát sinh từ cam kết mua hàng trong tương lai 2 tỷ đồng
2. Phát hành trái phiếu tổng mệnh giá 100 tỷ đồng
3. Mua chịu hàng hóa chưa trả tiền người bán 200trđ
4. Vay ngắn hạn của ngân hàng 300tr
5. Người mua (khách hàng) ứng trước tiền mua hàng vào kì sau (kế toán dồn
tích)
VD3: Cho biết trong các giao dịch sau giao dịch nào phát sinh là Thu nhập ? Giải
thích?

1. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ kỳ trước cho người bán 100tr
2. Nhận được tiền gửi ngân hàng do khách hàng trả nợ kì trước 100tr
3. Bán một lô hàng hóa cho khách hàng giá bán là 300 khách hàng đã trả bằng
TGNH
4. Lãi tiền gửi ngân hàng trong kì nhận băng TM 50tr
5. Đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế trong kỳ chịu phạt 100tr nhưng chưa trả
6. Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng TM số tiền 300tr

VD4: Cho biết trong các giao dịch sau giao dịch nào phát sinh là Chi phí? Giải
thích?

1. Tiền lương trong kỳ của người lao động bán hàng nhưng chưa trả 100tr.
2. Tiền lãi vay trong kỳ chưa trả cho ngân hàng 50tr
3. Xuất kho hàng hóa để bán với trị giá vốn 300tr
4. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ người bán 30tr
5. Chủ sở hữu rút vốn kinh doanh 200tr bằng TM

VD5: Anh chị hãy nhận diện và cho biết các chỉ tiêu sau thuộc yếu tố nào của
BCTC (TS, NPT, VCSH, TN, CP, KQ)

1. Tiền Mặt
2. Hàng hóa (Trị giá hàng hóa còn tồn kho cuối kỳ)
3. Phải thu khác
4. Nguồn vốn kinh doanh
5. Phải trả nội bộ
6. Tiền gửi ngân hàng
7. Giá vốn hàng xuất bán trong kỳ
8. Tạm ứng TS
9. Khách hàng trả tiền trước
10. Phải thu nội bộ
11.Thuế và các khoản phải nộp ngân sách
12.Quỹ khen thưởng phúc lợi
13.Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản
14.Lợi nhuận chưa phân phối
15. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
16. Doanh thu tài chính
17.Thu nhập khác
18.Chi phí trả trước
19. TSCĐ (giá gốc)
20.Hao mòn TSCĐ
21.Phải trả khác NPT
22.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
23.Đầu tư vào công ty con
24.Đầu tư vào công ty liên kết
25.Đầu tư vào công ty liên doanh
26. Trả trước cho người bán
27.Chênh lệch đánh giá lại
28.Công cụ dụng cụ
29.Thành phẩm
30. Bán thành phẩm
31. Nguyên liệu vật liệu
32. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

VD6: Phân tích sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế tài chính sau đến các
yếu tố của BCTC (ĐVT: trđ)
1. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 10
2. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ cho người bán 100
3. Xuất quỹ tiền mặt chi tạm ứng 15tr
4. Nhân viên đi công tác về hoàn ứng 10tr bằng TM
5. Khấu trừ vào lương thu hồi tạm ứng 10tr
6. hàng mua hàng hóa về nhập kho 400
7. Xuất quỹ tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng hết ngay trong kỳ 30
cho hoạt động bán hàng.
8. Chuyển tiền gửi ngân hàng mua văn phòng phẩm (Công cụ dụng cụ) về
nhập kho 50tr
9. Xuất kho công cụ dụng cụ ra sử dụng hết trong kỳ cho hoạt dộng bán hàng
20
10.Chuyển tiền gửi ngân hàng để nộp thuế 10
11.Vay ngắn hạn bằng tiền gửi ngân hàng 10
12.Chuyển TGNH ứng trước tiền mua hàng kì sau cho người bán 100
13. Nhập kho hàng hóa theo hợp đồng đã ứng tiền trước 100
14.Xuất quỹ tiền mặt trả trước tiền thuê văn phòng trong 5 năm (từ năm N
đến năm N + 4) tổng số tiền 600tr
15.Xuất kho hàng hóa để bán với giá vốn là 200
16.Bán lô hàng hóa cho khách hàng với giá bán là 300 thu bằng tiền mặt toàn
bộ.
17.Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ, phục vụ bán hàng 200, phục vụ
quản lý 300.
18.Tính lương trong kỳ cho nhân viên bán hàng 200
19.Tính lương trong kỳ cho nhân viên quản lý 200
20.Xuất quỹ tiền mặt trả lương kì trước cho người lao động 40
21.Nhận được thông báo lãi tiền gửi ngân hàng đến kỳ được nhận nhưng
chưa nhận 120tr
22.Xuất quỹ TM trả tiền lãi vay kỳ này 40
23.Khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng TGNH 100tr
24.Xuất kho hàng hóa giao cho khách hàng theo hợp đồng đã nhận tiền ứng
trước với tổng giá trị hợp đồng là 100tr, giá vốn của số hàng xuất kho là
70tr
25. Chi hộ người lao động tiền điện nước sinh hoạt của họ 10tr bằng TM
26.Chuyển TGNH trả nợ vay ngắn hạn 300
27.Đơn vị vi phạm hợp đồng kinh tế trong kỳ và chịu phạt 30tr, sẽ trả vào kỳ
sau
28.Chuyển TGNH nộp phạt nợ từ kỳ trước 10
29.Đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế và chịu phạt 50tr nhưng chưa trả
30.Nhận được TGNH do đối tác nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế từ kỳ
trước 20 tr
31.Chi phí vận chuyển hàng đi bán 20 đã chi bằng TM
32.Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng TM 200
33.Công bố trả cổ tức cho các cổ đông và trả ngay bằng tiền mặt 400
34.Công bố trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền (sẽ trả sau 6 tháng) 1000
35. Xuất quỹ TM trả cổ tức cho các cổ đông 1000 ( đã công bố trước đó)
36.Phân phối lợi nhuận kỳ trước vào quỹ khen thưởng phúc lợi 100, quỹ đầu
tư phát triển 1000
37.Kiểm kê tiền mặt thấy thiếu 50tr so với sổ sách
38. Kiểm kê hàng hóa thấy thừa 200 so với sổ sách
39.Chủ sở hữu rút vốn bằng TGNH 300

VD7: Tại công ty X năm N có Tài sản tăng 2550trđ, Nợ phải trả không thay đổi,
VCSH giảm trực tiếp 2350trd, không phát sinh tăng trực tiếp vốn chủ sở hữu

a. Xác định sự thay đổi của VCSH năm N?


b. Xác định KQ kinh doanh năm N?
c. Nếu trọng kỳ NPT giảm 2100trđ các yếu tố khác không thay đổi thì KQ thay
đổi như thế nào?

VD8: Tại DN thương mại Mai Hoa trong tháng 1 năm N có các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh như sau: (tồn kho hàng hóa A = 0) kế toán theo nguyên tắc dồn
tích và giá gốc.

1. 2/1 Mua một lô hàng hóa về nhập kho giá mua là 3000 đã thanh toán 50%
bằng TGNH, số còn lại chưa thanh toán
2. 5/1 Xuất kho bán 1/3 lô hàng trên cho công ty Mimi với giá bán 1500, khách
hàng chưa trả tiền
3. 10/1 Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng TSCĐ trị giá 3000
4. 12/1 Khách hàng Mimi thanh toán 50% số nợ ở ngày 5/1 bằng TGNH
5. 15/1 chi tạm ứng cho nhân viên đi công tác 10tr bằng tiền mặt
6. Lương của nhân viên bán hàng trong tháng là 40, chưa trả cho người lao
động
7. Lương của nhân viên quản lý trong tháng là 40, chưa trả cho người lao động
8. Khấu hao TSCĐ trong kỳ ở cửa hàng 100
9. Khấu hao TSCĐ trong kỳ ở văn phòng 100

Yêu cầu:

a. Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ trên đến các yếu tố của BCTC?
b. Xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị bằng hai cách?

VD9: Tại DNTM Mai Linh (áp dụng kế toán dồn tích, kỳ kế toán tháng), tháng 1/N có
các nghiệp vụ KT-TC sau (ĐVT: trđ):

1/ Xuất kho HH để bán, giá vốn: 1.000, giá bán: 1.500, khách hàng trả ngay bằng chuyển
khoản.

2/ Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán: 100

3/ Trích khấu hao tài sản cố định: 50, trong đó bộ phận bán hàng 20, bộ phận QLDN 30

4/ Tính lương phải trả người lao động: 30, trong đó bộ phận bán hàng 10, QLDN 20

5/ Kế toán trưởng của Mai Linh đầu tư mua chứng khoán của công ty X bằng tiền mặt:
100

Yêu cầu:

a. Phân tích sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế tài chính trên đến các yếu
tố của BCTC?
b. Xác định KQHĐKD trong kỳ theo 2 phương pháp?
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN
I. PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Câu 1: Nêu các chứng từ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
tài chính sau đây:

40.Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 10


41.Xuất quỹ tiền mặt trả nợ cho người bán 100
42.Xuất quỹ tiền mặt chi tạm ứng 15tr
43.Nhân viên đi công tác về hoàn ứng 10tr bằng TM
44.Khấu trừ vào lương thu hồi tạm ứng 10tr
45.Chuyển tiền gửi ngân hàng mua hàng hóa về nhập kho 400
46.Xuất quỹ tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng hết ngay trong kỳ 30
47.Chuyển tiền gửi ngân hàng mua văn phòng phẩm (Công cụ dụng cụ) về
nhập kho 50tr
48. Xuất kho công cụ dụng cụ ra sử dụng hết trong kỳ 20
49. Chuyển tiền gửi ngân hàng để nộp thuế 10
50.Vay ngắn hạn bằng tiền gửi ngân hàng 10
51. Chuyển TGNH ứng trước tiền mua hàng kì sau cho người bán 100
52. Nhập kho hàng hóa theo hợp đồng đã ứng tiền trước 100
53. Xuất quỹ tiền mặt trả trước tiền thuê văn phòng trong 5 năm (từ năm N
đến năm N + 4) tổng số tiền 600tr
54. Xuất kho hàng hóa để bán với giá vốn là 200
55. Bán lô hàng hóa cho khách hàng với giá bán là 300 thu bằng tiền mặt
toàn bộ.
56. Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ, phục vụ bán hàng 200, phục vụ
quản lý 300.
57.Tính lương trong kỳ cho nhân viên bán hàng 200
58.Tính lương trong kỳ cho nhân viên quản lý 200
59. Xuất quỹ tiền mặt trả lương kì trước cho người lao động 40
60. Nhận được thông báo lãi tiền gửi ngân hàng đến kỳ được nhận nhưng
chưa nhận 120tr
61. Xuất quỹ TM trả tiền lãi vay kỳ này 40
62. Khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng TGNH 100tr
63. Xuất kho hàng hóa giao cho khách hàng theo hợp đồng đã nhận tiền ứng
trước với tổng giá trị hợp đồng là 100tr, giá vốn của số hàng xuất kho là
70tr
64. Chi hộ người lao động tiền điện nước sinh hoạt của họ 10tr
65. Chuyển TGNH trả nợ vay ngắn hạn 300
66. Đơn vị vi phạm hợp đồng kinh tế trong kỳ và chịu phạt 30tr, sẽ trả vào
kỳ sau
67.Chuyển TGNH nộp phạt nợ từ kỳ trước 10
68. Đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế và chịu phạt 50tr nhưng chưa trả
69. Nhận được TGNH do đối tác nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế từ kỳ
trước 20 tr
70.Chi phí vận chuyển hàng đi bán 20 đã chi bằng TM
71.Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng TM 200
72.Công bố trả cổ tức cho các cổ đông và trả ngay băng tiền mặt 400
73. Công bố trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền (sẽ trả sau 6 tháng) 1000
74. Xuất quỹ TM trả cổ tức cho các cổ đông 1000 ( đã công bố trước đó)
75. Phân phối lợi nhuận kỳ trước vào quỹ khen thưởng phúc lợi 100, quỹ đầu
tư phát triển 1000
76. Kiểm kê
77. tiền mặt thấy thiếu 50tr so với sổ sách
78. Kiểm kê hàng hóa thấy thừa 200 so với sổ sách
79. Chủ sở hữu rút vốn bằng TGNH 300

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ

Câu 1: Đơn vị kế toán X mua một lô hàng hóa gồm hai loại cụ thể là
hàng hóa A SL: 100 tấn, ĐG 10tr/tấn, hàng hóa B SL: 400 tấn, ĐG:
2tr/tấn, chưa trả tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển số hàng trên
đơn vị đã thanh toán cho bên vận chuyển bằng tiên mặt là 20tr. Hàng đã
được đơn vị nhập kho đủ
a. Nêu tên các chứng từ kế toán được sử dụng để phản ánh tình
huống trên?
b. Xác định chi phí vận chuyển phân bổ cho mỗi loại hàng hóa
biết rằng chi phí vận chuyển được phân bổ theo tiêu thức khối
lượng
c. Xác dịnh trị giá nhập kho của mỗi loại hàng hóa
Go= GIÁ MUA + CP MUA + CP LẮP ĐẶT CHẠY THỬ +
THUẾ (NẾU CÓ) – CKTM, Giảm giá hàng mua
Câu 2. Ngày 1/1/N-1 Một dây chuyền công nghệ được công ty A mua với giá mua
là 2900trđ chưa trả tiền cho nhà cung cấp, chi phí vận chuyển là 20tr đã thanh toán
bẳng tiền mặt, chi phí lắp đặt chạy thử là 80tr đã thanh toán bằng TGNH. Tài sản
cố định này được đưa vào sử dụng ngay sau khi mua và dự tính sử dụng trong 10
năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng, giá trị thanh lý thu hồi bằng 0

a. Nêu tên các chứng từ kế toán được sử dụng để phản ánh tình huống trên
b. Xác định nguyên giá (giá gốc) của thiết bị tại ngày 1/1/N
c. Xác định nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại của thiết bị tại ngày
31/12/N+3

PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG THẰNG:


KH CHO 1 KỲ = (NG – GT THANH LÝ) / SỐ KỲ SD ƯỚC TÍNH
HAO MÒN LŨY KẾ = KH Của 1 kỳ * số kỳ đã sử dụng
GT còn lại = NG – HM lũy kế

Câu 3. Đơn vị kế toán X ngày 1/1/N mua một thiết bị sản xuất với giá mua
2000trđ đã thanh toán cho người bán bằng TGNH toàn bộ. Chi phí vận chuyển đơn
vị đã đứng ra chi hộ cho người bán là 40tr bằng TGNH. Chi phí lắp đạt chạy thử là
50tr đơn vị đã chi bằng tiền mặt.

Ngày 28/11/N+1 đơn vị tiến hành sửa chữa nhỏ tài sản cố định này chi phí là 20tr,
nâng cấp là 200tr

a. Xác định nguyên giá của tài sản tại ngày 1/1/N và ngày 31/12/N
b. Xác định giá trị còn lại của thiết bị tại ngày 31/12/N biết rằng thiết bị này
được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian sử dụng hữu ích 10
năm, giá trị thanh lý ước tính 50trd
c. Xác định nguyên giá của thiết bị tại ngày 31/12/N+1
Câu 4. Tại đơn vị thương mại H trong tháng 1/N có tình hình biến động của hàng
hóa A như sau:

Ngày 1/1/N tồn kho SL: 50 tấn, ĐG: 10tr/tấn

Ngày 10/1/N nhập kho SL : 150 tấn, ĐG: 12tr/tấn

Ngày 16/1/N nhập kho SL 40 tấn, ĐG: 13tr/ tấn

Ngày 17/N nhập kho SL: 50 tấn, ĐG: 14tr/ tấn

Ngày 29/ xuất kho 200 tấn bán cho khách hàng

Yêu cầu: Anh chị hãy xác định trị giá của số hàng hóa xuất kho trong tháng 1/N
và trị giá hàng hóa tồn kho cuối tháng 1/N trong các trường hợp sau

a. Nếu đơn vị X tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp Nhập trước –
Xuất trước (FIFO)
b. Nếu đơn vị X tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp Nhập sau – Xuất
trước (LIFO)
c. Nếu đơn vị X tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp Bình quân gia
quyền)
 Nhận xét: nếu đơn giá tăng dần theo thời gian (hoặc giảm dần) thì
trong 3 phương pháp trên phương pháp nào cho ra lợi nhuận từ việc
bán cao nhất nếu xét trong 1 kỳ kế toán (coi như các yếu tố khác
không đổi.

Câu 5: Công ty A tại ngày 01/01/N có tồn kho 1000kg hàng hóa K với giá
15.000đ/kg. Trong tháng 1/N có phát sinh các nghiệp vụ sau:
(1)Ngày 12/1 Mua nhập kho 1500kg hàng hóa K.
(2) Ngày 21/1 Xuất kho 700kg hàng hóa K bán cho khách hàng.
(3) Ngày 30/1 Xuất kho 900kg hàng hóa K bán cho khách hàng. Công ty
A tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân. Theo tính toán của
kế toán, tổng giá trị hàng hóa K xuất kho tính theo phương pháp này là
30tr.
a/ Hãy xác định giá trị của 1kg hàng hóa K nhập kho
b/ Xác định số lượng và giá trị hàng hóa K tồn kho tại thời điểm cuối tháng
1/N
14.
III. PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Câu 1: định khoản các nghiệp vụ kinh tế tài chính sau:

1. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 10


2. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ cho người bán 100
3. Xuất quỹ tiền mặt chi tạm ứng 15tr
4. Nhân viên đi công tác về hoàn ứng 10tr bằng TM
5. Khấu trừ vào lương thu hồi tạm ứng 10tr
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng mua hàng hóa về nhập kho 400
7. Xuất quỹ tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng hết ngay trong kỳ 30
8. Chuyển tiền gửi ngân hàng mua văn phòng phẩm (Công cụ dụng cụ) về
nhập kho 50tr
9. Xuất kho công cụ dụng cụ ra sử dụng hết trong kỳ 20
10. Chuyển tiền gửi ngân hàng để nộp thuế 10
11.Vay ngắn hạn bằng tiền gửi ngân hàng 10
12. Chuyển TGNH ứng trước tiền mua hàng kì sau cho người bán 100
13. Nhập kho hàng hóa theo hợp đồng đã ứng tiền trước 100
14. Xuất quỹ tiền mặt trả trước tiền thuê văn phòng trong 5 năm (từ năm N
đến năm N + 4) tổng số tiền 600tr
15. Xuất kho hàng hóa để bán với giá vốn là 200
16. Bán lô hàng hóa cho khách hàng với giá bán là 300 thu bằng tiền mặt toàn
bộ.
17. Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ, phục vụ bán hàng 200, phục vụ
quản lý 300.
18.Tính lương trong kỳ cho nhân viên bán hàng 200
19.Tính lương trong kỳ cho nhân viên quản lý 200
20. Xuất quỹ tiền mặt trả lương kì trước cho người lao động 40
21. Nhận được thông báo lãi tiền gửi ngân hàng đến kỳ được nhận nhưng chưa
nhận 120tr
22. Xuất quỹ TM trả tiền lãi vay kỳ này 40
23. Khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng TGNH 100tr
24. Xuất kho hàng hóa giao cho khách hàng theo hợp đồng đã nhận tiền ứng
trước với tổng giá trị hợp đồng là 100tr, giá vốn của số hàng xuất kho là
70tr
25. Chi hộ người lao động tiền điện nước sinh hoạt của họ 10tr
26. Chuyển TGNH trả nợ vay ngắn hạn 300
27. Đơn vị vi phạm hợp đồng kinh tế trong kỳ và chịu phạt 30tr, sẽ trả vào kỳ
sau
28.Chuyển TGNH nộp phạt nợ từ kỳ trước 10
29. Đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế và chịu phạt 50tr nhưng chưa trả
30. Nhận được TGNH do đối tác nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế từ kỳ
trước 20 tr
31.Chi phí vận chuyển hàng đi bán 20 đã chi bằng TM
32.Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng TM 200
33.Công bố trả cổ tức cho các cổ đông và trả ngay băng tiền mặt 400
34. Công bố trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền (sẽ trả sau 6 tháng) 1000
35. Xuất quỹ TM trả cổ tức cho các cổ đông 1000 ( đã công bố trước đó)
36. Phân phối lợi nhuận kỳ trước vào quỹ khen thưởng phúc lợi 100, quỹ đầu
tư phát triển 1000
37. Kiểm kê tiền mặt thấy thiếu 50tr so với sổ sách
38. Kiểm kê hàng hóa thấy thừa 200 so với sổ sách
39. Chủ sở hữu rút vốn bằng TGNH 300

Câu 2: Tại doanh nghiệp thương mại H trong quý 3 năm N có các tài liệu sau:
( đvt trđ, kế toán theo nguyên tắc dồn tích)

A. Số dư đầu kỳ các tài khoản


1. Tk tiền mặt 10.000
2. Tk TGNH 16.800
3. Tk tạm ứng: 200
4. Tk phải thu khách hàng 2.500
Trong đó Khách hàng A: 1000
Khách hàng B: 1500
5. Tk hàng hóa 6000
6. Tk TSCĐ: 53.400
7. Tk HMTSCĐ: 15.400
8. Tk phải trả người bán: 5.300
9. Tk phải trả người lao động: 1300
10.Tk lợi nhuận chưa pp: 3500
11.Tk nguồn vốn kinh doanh: X
Các TK khác có số dư bằng 0 hoặc ko có số dư

B. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quý


1. Chuyển TGNH mua TSCĐ 500
2. Công bố trả cổ tức cho các cổ đông và thanh toán ngay bằng TM: 500
3. Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng TGNH 2000
4. Khách hàng A trả nợ kì trước bằng TM 500
5. Khách hàng B chuyển khoản trả toàn bộ số nợ kì trước
6. Xuất quỹ tiền mặt chi tạm ứng cho nhân viên đi công tác 20
C. Yêu cầu:
1. Tính X?
2. Nêu tên chứng từ được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ trên?
3. Định khoản các nghiệp vụ nêu trên?
4. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính trên vào sơ đồ chữ T và khóa
sổ?
5. Kiểm tra việc ghi chép trên các tk kế toán tổng hợp và chi tiết?
6. Lập bảng cân đối kế toán quý 3/N?

Câu 2: Cho số dư đầu kỳ tài khoản phải thu khác là 200trđ, phát sinh có trong kỳ
là 120trđ, phát sinh Nợ là 50trđ.

a.Tài khoản này cuối kỳ có số dư bên Nợ hay bên Có? Số tiền bằng bao nhiêu

b.Nêu 1 ví dụ cho phát sinh bên Nợ, 1 ví dụ cho bên Có của tài khoản này?

Chi hộ người lao động tiền điện nước sinh hoạt 10tr bằng TM

c.Định khoản nghiệp vụ vừa nêu?


Câu 3: Cho số dư đầu kỳ tài khoản phải trả khác là 200trđ, phát sinh có trong kỳ
là 120trđ, phát sinh Nợ là 50trđ.

a.Tài khoản này cuối kỳ có số dư bên Nợ hay bên Có? Số tiền bằng bao nhiêu?

b.Nêu 1 ví dụ cho phát sinh bên Nợ, 1 ví dụ cho bên Có của tài khoản này

c.Định khoản nghiệp vụ vừa nêu?

Câu 4: Cho số dư đầu kỳ Tài khoản Lợi nhuận chưa phân phối là 1200trđ, phát
sinh Có trong kỳ là 1000 trđ, phát sinh Nợ là 1550trđ.

a. Tài khoản này cuối kỳ có số dư bên Nợ hay bên Có? Số tiền bằng
bao nhiêu?
b. Nêu 1 ví dụ cho phát sinh bên Nợ, 1 ví dụ cho bên Có của tài
khoản này?
c. Định khoản nghiệp vụ vừa nêu?

Câu 5: Cho số dư đầu kỳ Tài khoản Nguồn vốn kinh doanh là 20.000trđ, phát
sinh có trong kỳ là 1200trđ, phát sinh Nợ là 5000trđ.

a. Tài khoản này cuối kỳ có số dư bên Nợ hay bên Có? Số tiền bằng
bao nhiêu
b. Nêu 1 ví dụ cho phát sinh bên Nợ và 1 ví dụ cho bên Có của tài
khoản này?
c. Định khoản nghiệp vụ vừa nêu

Câu 6: Cho số dư đầu kỳ Tài khoản Chi phí trả trước là 200trđ, phát sinh có
trong kỳ là 120trđ, phát sinh Nợ là 50trđ.

a. Tài khoản này cuối kỳ có số dư bên Nợ hay bên Có? Số tiền bằng
bao nhiêu
b. Nêu 1 ví dụ cho phát sinh bên Nợ và 1 ví dụ cho bên Có của tài
khoản này?
c. Định khoản nghiệp vụ vừa nêu?
Câu 7: Cho số dư đầu kỳ Tài khoản Dự phòng chi phí phải trả là 200 trđ, phát
sinh có trong kỳ là 120trđ, phát sinh Nợ là 150trđ.

a. Tài khoản này cuối kỳ có số dư bên Nợ hay bên Có? Số tiền bằng
bao nhiêu
b. Nêu 1 ví dụ cho phát sinh bên Nợ và 1 ví dụ cho bên Có của tài
khoản này?
c. Định khoản nghiệp vụ vừa nêu

Câu 8. Cho số dư đầu kỳ Tài khoản TSCĐ là 20.000trđ, phát sinh có trong kỳ là
1200trđ, phát sinh Nợ là 5000trđ.

a. Tài khoản này cuối kỳ có số dư bên Nợ hay bên Có? Số tiền bằng
bao nhiêu?
b. Nêu 1 ví dụ cho phát sinh bên Nợ và 1 ví dụ cho bên Có của tài
khoản này?
c. Định khoản nghiệp vụ vừa nêu?

Câu 9: Cho số dư đầu kỳ Tài khoản Hao mòn TSCĐ là 10.000trđ, phát sinh có
trong kỳ là 2000trđ, phát sinh Nợ là 1000trđ.

a. Tài khoản này cuối kỳ có số dư bên Nợ hay bên Có? Số tiền bằng
bao nhiêu
b. Nêu 1 ví dụ cho phát sinh bên Nợ và 1 ví dụ cho bên Có của tài
khoản này?
c. Định khoản nghiệp vụ vừa nêu?

Câu 10: Ngày 10/12/N công ty X kí hợp đồng cung cấp cho công ty Y một lô sản
phẩm gồm 1000 chiếc quạt, giá bán 2 tr/chiếc. Ngày 15/12/N công ty Y chuyển
khoản ứng trước 50% giá trị của hợp đồng theo đúng điều khoản đã kí kết. Ngày
31/12/N công ty X xuất kho 1000 chiếc quạt giao cho công ty Y với giá thành nhập
kho là 1,4tr/ chiếc. Y nhận được toàn bộ số hàng trên và cam kết thanh toán nốt số
tiền còn thiếu vào tháng 1/N+1
Yêu cầu: hãy xác định ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán cụ thể
của X sau đó định khoản tại các thời điểm: (X kế toán theo nguyên
tắc dồn tích và giá gốc)

a. Kí hợp đồng
b. Nhận tiền ứng trước của Y
c. Xuất hàng giao cho Y
d. Nhận thanh toán nốt số tiền còn thiếu

Câu 11. Ngày 10/12/N công ty X kí hợp đồng cung cấp cho công ty Y một lô sản
phẩm gồm 1000 chiếc quạt, giá bán 2 tr/chiếc. Ngày 15/12/N công ty Y chuyển
khoản ứng trước 50% giá trị của hợp đồng theo đúng điều khoản đã kí kết. Ngày
31/12/N công ty X xuất kho 1000 chiếc quạt giao cho công ty Y với giá thành nhập
kho là 1,4tr/ chiếc. Y nhận được toàn bộ số hàng trên và cam kết thanh toán nốt số
tiền còn thiếu vào tháng 1/N+1

Yêu cầu: hãy xác định ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán cụ thể của Y sau đó
định khoản tại các thời điểm: (Y kế toán theo nguyên tắc dồn tích và giá gốc)

a. Kí hợp đồng?
b. Ứng trước tiền cho X
c. Nhận hàng về nhập kho?
d. Thanh toán nốt số tiền còn thiếu?

Câu 12: Ngày 10/12/N công ty X kí hợp đồng cung cấp cho công ty Y một lô sản
phẩm gồm 1000 chiếc quạt, giá bán 2 tr/chiếc, ngày cam kết giao hàng là ngày
30/12, nếu không giao hàng đúng hạn X chịu phạt 5% trên giá trị hợp đồng. Ngày
15/12/N công ty Y chuyển khoản ứng trước 50% giá trị của hợp đồng theo đúng
điều khoản đã kí kết. Ngày 31/12/N công ty X do không sản xuât kịp nên X xuất
kho 800 chiếc quạt giao cho công ty Y với giá thành nhập kho là 1,4tr/ chiếc.
31/12/N công ty Y nhận đủ số hàng trên và chuyển khoản thanh toán nốt số tiền
còn thiếu sau khi trừ đi khoản tiền phạt mà X phải chịu do vi phạm hợp đồng kinh
tế.

Yêu cầu: Anh chị hãy cho biết ảnh hưởng tới các đối tượng kế toán
cụ thể của Y các thời điểm (Kế toán dồn tích và giá gốc)
a. Kí hợp đồng với X
b. Ứng trước tiền
c. Nhận hàng về nhập kho
d. Thanh toán nốt số tiền còn thiếu

Câu 13: Ngày 1/1/N công ty A kí hợp đồng quảng cáo với đơn vị truyền hình K.
Tổng giá trị của hợp đồng là 480tr kéo dài trong 2 năm (từ 1/1/N đến 31/12/N+1).
Ngay khi kí hợp đồng X chuyển khoản thanh toán 50% giá trị hợp đống cho K,
Phần còn lại thanh toán nốt khi hợp đồng kết thúc. (X áp dụng nguyên tắc kế toán
dồn tích

Yêu cầu:

a. Chi phí quảng cáo năm N của X đối với giao dịch trên là bao
nhiêu? 240tr
b. Định khoản trong trường hợp kì kế toán là tháng/quý/ năm?
- Nợ tk CPTT: 480
Có tk TGNH 240
Có tk PTNB: 240
- Cuối năm: Phân bổ chi phí trả trước:
Nợ tk cpbh: 480/2=240
Có tk cptt: 240

Câu 14: 1/1/N X lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định ở bộ phận bán hàng. Kế
hoạch sửa chữa đã được lên dự toán cụ thể và được thông qua, theo dự kiến sẽ tiến
hành theo phương thức thuê ngoài và diễn ra vào tháng 1/N+1, kinh phí dự kiến
100tr. Đơn vị không đợi đến khi việc sửa chữa mới bù đắp chi phí mà thực hiện bù
đắp ngay từ đầu năm vào cuối mỗi quý của năm N. Ngày 15/1 việc sửa chữa được
tiến hành và hoàn thành ngay trong ngày với tổng số tiền là 100tr chưa trả cho đơn
vị sửa chữa. 31/1/N chuyển khoản thanh toán toàn bộ cho nhà cung cấp.

Yêu cầu:

a. X ghi nhận chi phí sửa chữa trên như thế nào vào cuối quý mỗi
năm N? Định khoản nghiệp vụ đó
b. Tại thời điểm thanh toán cho nhà cung cấp
Câu 15 : Tại C.ty thương mại X (áp dụng kế toán dồn tích, kỳ kế toán tháng),
tháng 1/N có các nghiệp vụ KT-TC sau (ĐVT: trđ):

1/ Mua hàng hóa chưa thanh toán mặt SL 1000kg, ST 2000

2/ Chi phí vận chuyển hàng hóa nhập kho đã thanh toán bằng tiền mặt 10

3/ Nhập kho đủ số hàng hóa trên

4/ Xuất kho HH để bán, giá vốn: 1000, giá bán: 2.000, khách hàng đã thanh toán
bằng tiền mặt

5/ Xuất tiền mặt thanh toán toàn bộ tiền thuê cửa hàng cho cả năm N: 120

6/ Trích khấu hao tài sản cố định: 40, trong đó bộ phận bán hàng 20, bộ phận
QLDN 20

7/ Tính lương phải trả người lao động: 30, trong đó bộ phận bán hàng 10, QLDN
20

8/ Chi phí vận chuyển hàng đi bán chưa trả tiền cho đơn vị vận chuyển: 20

9/ Kết chuyển thu nhập, chi phí và kết quả T1/N

Yêu cầu:

a/ Xác định kết quả T1/N.


b/ Định khoản kế toán các nghiệp vụ trên?

Câu 16- Tại C.ty A (Kỳ kế toán tháng), tháng 1/N có các nghiệp vụ KT-TC sau
(ĐVT: trđ):

1/ Ứng trước tiền mặt cho người bán để mua hàng hóa: 50

2/ Mua hàng hóa nhập kho: tổng giá mua là 120, số tiền hàng còn lại sau khi
trừ khoản ứng trước sẽ thanh toán vào kỳ sau
3/ Tính lương phải trả cho người lao động tháng 1/N là 15. Trả lương bằng
tiền mặt 10

4/ Trả tiền quảng cáo cả 12 tháng năm N là 120trđ cho công ty quảng cáo
bằng tiền mặt

5/ Xuất kho bán 2/3 số hàng đã mua ở nghiệp vụ 2: Tổng giá bán 200trđ.
Khách hàng thanh toán ngay bằng TGNH là 100trđ. Số còn lại thanh toán vào kỳ
sau.

Yêu cầu: Xác định TN, CP, KQ trong trường hợp:

a. Công ty A áp dụng nguyên tắc kế toán tiền


b. Công ty A áp dụng nguyên tắc kế toán dồn tích

Câu 17: Tháng 1/N, Công ty A đã mua và nhập kho một lô công cụ dụng cụ với
trị giá vốn thực tế nhập kho là 20 triệu đồng, trả ngay bằng tiền mặt. Tháng 2/N, lô
công cụ dụng cụ này được Công ty A xuất kho để phục vụ bán hàng (sử dụng trong
02 năm). Kế toán Công ty A ghi nhận các yếu tố báo cáo tài chính đối với giao
dịch trên như thế nào nếu áp dụng kế toán dồn tích và giá vốn xuất kho của lô công
cụ dụng cụ được xác định là không trọng yếu, tại các thời điểm (Công ty A áp
dụng kỳ kế toán năm, trùng với năm dương lịch):

a. Nhập kho?
b. Xuất kho
c. Cuối năm N và N+1?

Câu 18: Tại doanh nghiệp thương mại A, tại ngày 31/12/N có một khoản đầu tư
chứng khoán ngắn hạn trị giá 1.500 (đơn vị tính: triệu đồng). Trong quý I/N+1 có
phát sinh nghiệp vụ sau: “Thanh lý toàn bộ khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn,
tổng giá bán là 1.650 khách hàng chưa thanh toán; chi phí bán là 40 đã thanh toán
bằng tiền gửi ngân hàng” (giả định không phát sinh các khoản thuế trong quá trình
bán). Hãy xác định sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ trên đến các yếu tố của BCTC
và định khoản?
Câu 19: Tại công ty A ngày 01/01/N có phát sinh nghiệp vụ sau: “Chuyển tiền gửi
ngân hàng mua bảo hiểm cháy nổ cho nhà xưởng sản xuất với số tiền là 120trđ.
Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm là từ 01/01/N đến 31/12/N”. Nghiệp vụ trên tác
động đến các yếu tố nào của BCTC nếu:

a. Kỳ kế toán là tháng?
b. Kỳ kế toán là năm?

Câu 20. Ngày 1/1/N-1 Một dây chuyền công nghệ được công ty A mua với giá
mua là 2900trđ chưa trả tiền cho nhà cung cấp, chi phí vận chuyển là 20tr đã thanh
toán bẳng tiền mặt, chi phí lắp đặt chạy thử là 80tr đã thanh toán bằng TGNH. Tài
sản cố định này được đưa vào sử dụng ngay sau khi mua và dự tính sử dụng trong
10 năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng, giá trị thanh lý thu hồi bằng 0

Yêu cầu

a. Nêu tên các chứng từ kế toán được sử dụng để phản ánh tình huống trên
b. Xác định nguyên giá (giá gốc) của thiết bị tại ngày 1/1/N
c. Xác định nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại của thiết bị tại ngày
31/12/N+3
d. Ngày 1/4/N+3 đơn vị bán thiết bị này với giá bán 1800 thu ngay bằng
TGNH. Anh chị hãy định khoản nghiệp vụ thanh lý TSCĐ ngày ¼
e. Xác định lãi lỗ từ việc bán TSCĐ trên? Phần lãi/lỗ này được trình bày trên
BCTC nào? Ở chỉ tiêu nào?

Câu 21: Tháng 3/N C.ty K mua chịu của C.ty H một lô hàng hóa 200 tấn, đơn giá
mua 600.000đ/tấn, trong đó 50% số hàng này được chuyển bán thẳng, còn lại nhập
kho. Tháng 5/N C.ty K đã chuyển tiền gửi ngân hàng để thanh toán cho người bán,
do trả trước hạn 1 năm nên được C.ty H chiết khấu thanh toán 5% trên tổng trị giá
của lô hàng. Kế toán C.ty K ghi nhận các yếu tố báo cáo tài chính như thế nào nếu
áp dụng nguyên tắc kế toán dồn tích, tại các thời điểm:

a/ Nhận hàng b/ Thanh toán

Câu 22. Nêu 5 nghiệp vụ kinh tế tài chính khác nhau chỉ liên quan đến các tài
khoản sau đây và thực hiện định khoản nghiệp vụ đã nêu?

1.Tài khoản Tạm ứng 4. Tài khoản Phải trả khác


2. Tài khoản chi phí trả trước 5. Tài khoản phải thu khác
3. Tài khoản Tiền mặt

Câu 23. Ngày 5/1 công ty thương mại X (áp dụng nguyên tắc giá gốc và dồn tích)
mua 1 lô hàng hóa của công ty Y với giá mua là 200 trđ. Thời hạn thanh toán là 6
tháng. Nếu thanh toán trong tháng 1 công ty X sẽ được hưởng một khoản chiết
khấu thanh toán là 2% trên tổng giá thanh toán. 10/1/N công ty X đã chuyển
khoản thanh toán cho Y toàn bộ số tiền sau khi đã trừ đi phần chiết khấu thanh toán
được hưởng.

Yêu cầu: Anh chị hãy cho biết những đối tượng kế toán cụ thể nào của công ty X
sẽ bị ảnh hưởng tại các thời điểm sau và định khoản

a. Thời điểm mua hàng


b. Thời điểm thanh toán

Câu 24. Ngày 5/1 công ty thương mại X (áp dụng nguyên tắc giá gốc và dồn tích)
mua 1 lô hàng hóa của công ty Y với giá mua là 200 trđ (giá gốc của lô hàng là
160tr). Thời hạn thanh toán là 6 tháng. Nếu thanh toán trong tháng 1 công ty X sẽ
được hưởng một khoản chiết khấu thanh toán là 2% trên tổng giá thanh toán.
10/1/N công ty X đã chuyển khoản thanh toán cho Y toàn bộ số tiền sau khi đã trừ
đi phần chiết khấu thanh toán được hưởng.

Yêu cầu: Anh chị hãy cho biết những đối tượng kế toán cụ thể nào của công ty Y
sẽ bị ảnh hưởng tại các thời điểm sau và hãy định khoản:

a. Bán hàng?
b. Nhận thanh toán?

Câu 25: Ngày 20/2/N công ty A nhập khẩu 1 lô hàng hóa của doanh nghiệp B.
Khối lượng trên hóa đơn là 500 tấn, đơn giá 2 trđ/tấn. Cty A đã chuyển khoản
thanh toán ngay cho bên bán. Số lượng hàng thực tế về nhập kho là 450 tấn. Xác
định nguyên nhân là do bên bán giao thiếu. DN B ngay lập tức xác nhận là do khan
hàng nên cam kết sẽ vận chuyển 50 tấn hàng thiếu vào 4/N. Chấp nhận chịu phạt
5% trên giá trị lô hàng thiếu bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Anh chị hãy xác định ảnh hưởng giao dịch đã cho đến các đối tượng kế
toán cụ thể của công ty A tại các thời điểm và định khoản

a. Ngày chuyển khoản ứng trước?


b. Ngày nhận hàng, ngày nhận được tiền nộp phạt của B ?

Câu 26. Tại công ty thương mại M có các nghiệp vụ kinh tế tài chính sau:

1. Mua một lô hàng hóa chưa trả tiền cho người bán trong đó hàng hóa A số
lượng 100kg, đơn giá 3tr/kg, hàng hóa B số lượng 400kg, đơn giá 2tr/kg
2. Chi phí vận chuyển lô hàng hóa trên đơn vị đã trả bằng tiền mặt là 20tr
3. Nhập kho đủ số hàng hóa đã mua
Yêu cầu:
a. Phân bổ chi phí vận chuyển cho từng loại hàng hóa theo tiêu thức khối
lượng
b. Xác định trị giá hàng hóa A, B nhập kho
c. Định khoản các nghiệp vụ trên

Câu 27: Tại công ty kinh doanh oto H kế toán theo nguyên tắc dồn tích, kỳ kế toán
là quý có các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh như sau: (dư đầu kỳ
TK hàng hóa = 0)

1. Mua nhập kho 100 chiếc oto trị giá 300tr/c, chưa trả tiền người bán
2. Xuất bán ½ lô oto trên bán cho công ty K với giá bán là 350tr/c, chưa thu
tiền
3. Chi phí vận chuyển số ô tô trên đến công ty K là 50tr đơn vị đã trả bằng TM
4. Tiền lương của nhân viên trong quý chưa trả tiền là 400 trong đó nhân viên
bán hàng 200, nhân viên quản lý 200
5. Khấu hao TSCĐ trong quý là 500, phục vụ bán hàng 200, phục vụ quản lý
300
6. Tiền thuê cửa hàng trong quý là 20 chưa trả tiền
7. Tiền điện nước ở văn phòng trong quý là 10tr đã trả bằng tiền mặt
Yêu cầu:
Định khoản và xác định kết quả?

Câu 28: Tại công ty thương mại K (kế toán theo nguyên tắc dồn tích, đơn vị tính
nghìn đồng,trong tháng 1/N có các tài liệu sau:
1. 5/1 mua nhập kho một lô 1500 áo sơ mi giá mua 150ngđ/c đã trả 50% tiền
hàng cho người bán bẳng TGNH
2. Mua ma - nơ – canh đưa vào sử dụng ngay với giá mua 24tr (ước tính sử
dụng trong 2 năm, số tiền 24tr được coi là trọng yếu
3. 8/1 mua nhập kho 2000 áo sơ mi giá 160ngđ/c đã thanh toán toàn bộ cho
người bán bằng TGNH
4. Xuất kho 3000 chiếc áo sơ mi bán cho khách hàng giá bán 200ngđ/c, khách
hàng chưa trả tiền
5. Tính lương cho người lao động trong tháng, nhân viên bán hàng 10.000ngđ,
nhân viên quản lý 20.000ngđ
6. Trích khấu hao TSCĐ trong tháng, phục vụ bán hàng là 10.000ngđ, phục vụ
quản lý là 10.000ngđ
7. Tiền điện nước ở cửa hàng trong tháng, đã trả bằng TM là 10.000ngđ
Yêu cầu:
a. định khoản các nghiệp vụ trên bao gồm cả bút toán kết chuyển và xác
định kết quả???
b. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính trên vào sổ Nhật kí chung tháng
1/N?
IV CHƯƠNG 4: SỔ KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH
THỨC KẾ TOÁN
Câu 1: Có sổ cái Tài khoản “Xác định kết quả hoạt động” của công ty X trong năm N
như sau: (Đvt: Nghìn đồng)

Chứng từ Số tiền
Diễn giải Tk đối ứng
Số Ngày Nợ Có

31/12/N (1) TK DTBH 12.000.000

31/12/N (2) TK GVHXB xxx

31/12/N (3) TK CPBH 1.100.000

31/12/N (4) TK CPQLDN xxx

31/12/N (5) TK LNCPP xxx

a. Điền vào số liệu còn thiếu trong bảng biết Giá vốn hàng xuất bán bằng 60%
doanh thu, lợi nhuận trong kỳ bằng 20% Giá vốn hàng bán
b. Nêu các nghiệp vụ từ 1 đến 5 trên sổ cái TK Xác định kết quả
c. Định khoản các nghiệp vụ từ 1 đến 5 trên sổ cái TK Xác định kết quả

Câu 2: Tại công ty thương mại ABC tháng 1/N có các tài liệu sau: đvt: trđ, kế toán
theo nguyên tắc dồn tích)

A. Số dư đầu kì các tài khoản:


1. TK Tiền mặt: 5000
2. TK TGNH: 9000
3. TK hàng hóa: 9000
4. TK TSCĐ: 30.000
5. TK HMTSCĐ: 12.000
6. TK Phải trả người lao động: 400
7. TK Nguồn vốn kinh doanh X
8. TK LNCPP: 3000
Các tài khoản khác có số dư bằng 0 hoặc không có số dư

B. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng 1/N
1. Xuất kho hàng hóa mang bán với giá vốn hàng xuất kho là 3000
2. Bán lô hàng hóa trên với giá bán là 5000 đã thu bằng TGNH toàn bộ’
3. Tính lương cho người lao động trong tháng : bán hàng 300, quản lý 400
4. Trích khấu hao TSCĐ trong tháng: bán hàng 400, quản lý 700
5. Tiền thuê văn phòng trong tháng: 30tr đã trả bằng TM
6. Mua văn phòng phẩm về sử dụng hết ngay cho hoạt động bán hàng trong tháng
20tr
C. Yêu cầu:
a. Định khoản và xác định kết quả trong tháng
b. Phản ánh các nghiệp vụ trên vào sổ nhật kí - sổ cái tháng 1/N
c. Lập Bảng cân đối kế toán tháng 1/N

Câu 3: Tại công ty thương mại ABC tháng 1/N có các tài liệu sau: đvt: trđ, kế toán
theo nguyên tắc dồn tích)

A.Số dư đầu kì các tài khoản:

9. TK Tiền mặt: 5000


10. TK TGNH: 9000
11. TK hàng hóa: 9000
12. TK TSCĐ: 30.000
13. TK HMTSCĐ: 12.000
14. TK Phải trả người lao động: 400
15. TK Nguồn vốn kinh doanh X
16. TK LNCPP: 3000

Các tài khoản khác có số dư bằng 0 hoặc không có số dư

B. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng 1/N
7. Xuất kho hàng hóa mang bán với giá vốn hàng xuất kho là 3000
8. Bán lô hàng hóa trên với giá bán là 5000 đã thu bằng TGNH toàn bộ’
9. Tính lương cho người lao động trong tháng : bán hàng 300, quản lý 400
10. Trích khấu hao TSCĐ trong tháng: bán hàng 400, quản lý 700
11. Tiền thuê văn phòng trong tháng: 30tr đã trả bằng TM
12. Mua văn phòng phẩm về sử dụng hết ngay cho hoạt động bán hàng trong tháng
20tr, đã thanh toán bằng TM
C. Yêu cầu:
a. Định khoản và xác định kết quả trong tháng
b. Phản ánh vào sổ nhật kí chung tháng 1/N
c. Lập sổ cái Tk TM, TK XĐKQ

Câu 4: Tại công ty thương mại X trong quý 1 năm 2021 có tài liệu sau ( đơn vị
tính triệu đồng, X áp dụng nguyên tắc kế toán dồn tích)
A. Số dư đầu kỳ các tài khoản
1. Tiền mặt: 1700
2. Tiền gửi ngân hàng 3500
3. Hàng hoá  9000 trong đó HH A sl: 5000kg, đơn giá 1.1tr/ tấn
4. Phải thu khách hàng: 1500 
5. Tài sản cố định: 5000
6. Hao mòn TSCĐ: 2500
7. Phải trả người Bán: 1700
8. Lợi nhuận chưa phân phối: 3000
9. Nguồn vốn kinh doanh: X
Các tài khoản khác có số dư bằng 0 hoặc không có số dư
B. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong kì như sau:
1. Mua 1 lô hàng hoá A chưa trả tiền cho nhà cung cấp với số lượng 1000 tấn,
đơn giá 1tr/kg
2. Chi phí vận chuyển hàng hoá A 20tr đã thanh toán bằng tiền mặt. 
3. Nhập kho đủ số hàng hoá A đã mua
4. Xuất kho 4000 kg hàng hoá A bán chịu cho khách hàng R với giá bán 2,5tr/
tấn
5. Chi phí vận chuyển hàng đi bán 30tr đã thanh toán bằng TGNH
6. Tính lương cho nhân viên bán hàng 300 trđ, nhân viên quản lý 400 trđ
7. Trích khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng 1000trđ , phục vụ quản lý 1300 trđ
8. Chi phí bảo hành sản phẩm phát sinh trong kì 20tr bằng tiền mặt (đơn vị
chưa trích trước)
9. Tiền thuê cửa hàng trong 5 năm đơn vị đã thanh toán bằng TGNH 2400 trđ
10. Kiểm kê tiền mặt thấy thiếu 100trđ chưa rõ nguyên nhân.
C. Yêu cầu:
1. Tính X?
2. Nêu tên chứng từ được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh trong kỳ?
3. Bổ sung các dữ liệu cần thiết và định khoản các nghiệp vụ kinh tế tài chính
bao gồm cả bút toán kết chuyển và xác định kết quả?
4. Phản ánh vào sơ đồ chữ T và khoá sổ?
5. Kiểm tra việc ghi chép trên các Tài khoản kế toán tổng hợp?
6. Lập bảng cân đối kế toán của đơn vị quý 1/2021?

Câu 5: Tại doanh nghiệp thương mại H trong quý 3 năm N có các tài liệu sau:
( đvt trđ, kế toán theo nguyên tắc dồn tích)

D. Số dư đầu kỳ các tài khoản


12.Tk tiền mặt 10.000
13.Tk TGNH 16.800
14.Tk phải thu khách hàng 2.500
15.Tk hàng hóa 6000
16.Tk TSCĐ: 53.400
17.Tk HMTSCĐ: 15.400
18.Tk phải trả người bán: 5.300
19.Tk phải trả người lao động: 1300
20.Tk lợi nhuận chưa pp: 3500
21.Tk nguồn vốn kinh doanh: X
Các TK khác có số dư bằng 0 hoặc không có số dư.
E. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quý
7. Xuất kho hàng hóa để bán với giá vốn là 4000
8. Bán lô hàng hóa trên cho công ty R với giá bán 5.500 thu ngay 50% bằng
TGNH còn lại cho công ty R chưa trả tiền
9. Khách hàng trả nợ bằng TM 2300
10.Trích khấu hao TSCĐ trong quý, phục vụ bán hàng 300, phục vụ quản lý
500
11.Tính lương cho người lao đông trong quý: nhân viên bán hàng 200, nhân
viên quản lý 300
12.Chi phí bảo hành sản phẩm phát sinh bằng tiền mặt 50tr ( đơn vị chưa
trích trước)
13.Chuyển TGNH để thanh toán tiền thuê cửa hàng trong 3 năm
14.Công bố trả cổ tức bằng tiền 500, sẽ chi trả vào quý 4
15.Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng TGNH 2000
F. Yêu cầu:
1. Xác định tên chứng từ kế toán được sử dụng để phản ánh nghiệp vụ kinh
tế tài chính trên
2. Xử lý và hệ thống hóa thông tin kế toán theo hình thức Nhật kí chung
3. Xử lý hệ thống hóa thông tin kế toán theo hình thức Nhật kí – Sổ Cái

Câu 6. Công ty X áp dụng Nguyên tắc kế toán dồn tích quý 4 năm 20XX có tài
liệu sau :
Sổ cái TK Phải trả Người lao động
Quý 4/20xx Đơn vị tính : Triệu đồng

Chứng Diễn giải Tài khoản Số tiền


từ đối ứng
Số Ngày Nợ Có

Dư ĐK 50
SPS
1/ A TK Chi phí bán hàng 30
2/ B TK Chi phí QLDN 450
3/ C TK Phải thu khác 10
4/ D TK Tiền mặt ?
5/ E TK TGNH 280

Cộng PS 490 480


Dư CK 40
Yêu cầu :1/ Xác định số liệu còn thiếu trên sổ cái? Số Liệu này sẽ được phản ánh
trên sổ kế toán nào nếu công ty X áp dụng hình thức kế toán Nhật ký
chung ?
2/ Nêu các nghiệp vụ kinh tế tài chính A,B,C,D,E phù hợp số liệu đã
trích sổ cái trên?
3/ Lập Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

You might also like