You are on page 1of 3

Đề bài: Cảm nhận về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn văn sau.

Từ
đó bình luận về vẻ đẹp, khát vọng sống của con người:

“Trong bóng tối, Mị đứng lặng … Nhớ thế, Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn
sống hay chết. cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh thịt.”

Dàn ý chi tiết:

I. Mở bài

- Dẫn dắt: Trong tiểu luận “Trang giấy trước đèn”, nhà văn Nguyễn Minh Châu
đã từng chia sẻ: “ Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm
công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái
ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường”. Người nghệ sĩ xuất
hiện ở trên đời phải chăng để đồng cảm, yêu thương và trân trọng những khát
vọng của con người. Như nhà văn Nam Cao đã thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia
với những số phận bị cái ác xô đẩy như Chí Phèo, những số phận đen đủi như
Thị Nở, Tư Lãng… Cũng là một “kẻ nâng giấc” như thế, nhà văn Tô Hoài đã
nâng niu khát vọng sống của những con người cùng khổ trong “Vợ chồng A
Phủ”…

- Nêu vấn đề: Mà chỉ trong đoạn văn ngắn sau, nhà văn đã cho ta thấy người lao
động vùng cao Tây Bắc thấp cổ bé họng dưới ách áp bức của cả thần quyền và
cường quyền, nhưng họ lại mang trong mình sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, mà
tiêu biểu là nhân vật Mị. Từ đó Tô Hoài ngợi ca khát vọng tự do, khao khát
sống của con người.

“Trong bóng tối, Mị đứng lặng … Nhớ thế, Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình
còn sống hay chết. cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh
thịt.”

II. Thân bài:

1. Giới thiệu chung:

a. Tác giả:

- Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông
thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, chất tạo hình và
chất thơ qua miêu tả và kể chuyện đầy thú vị. Là một nhà văn viết truyện về
miền núi rất thành công.

- Văn chương TH hấp dẫn bởi lối trần thuật tự nhiên, sinh động, vốn từ vựng
giàu có của một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, bản lĩnh nghệ thuật vững
vàng.

b. Tác phẩm:

- “VCAP” là truyện ngắn tiêu biểu của tập truyện “Tây Bắc”. Nhà văn TH từng
tâm sự: “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều,
không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào
cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”. Tác phẩm là thành
quả đẹp của chuyến đi thực tế dài 8 tháng vào năm 1952 cùng bộ đội. Sau khi
được sống, được làm việc, được tiếp xúc cùng con người nơi đây đã giúp cho
nhà văn có cảm hứng để xây lên áng văn đẹp và tình cho đời. “VCAP” đã thể
hiện mạnh mẽ một trong những phẩm chất cao đẹp của người lao động – đồng
cảm với người cùng cảnh ngộ, tinh thần phản kháng mãnh liệt, khát khao tự do,
hạnh phúc. Như nhà văn cũng đã từng chia sẻ: “Nhưng điều kì diệu là dẫu
trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sự sống
con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh
liệt”.

c. Giới thiệu đoạn trích:

2. Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn trích:

a. Giới thiệu nhân vât Mị:

- Là linh hồn của thiên truyện, góp phần làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo
của tác phẩm. đồng thời là kết tinh tình cảm cũng như nghệ thuật của nhà văn.
Đại diện cho số phận, sức sống và vẻ đẹp của con người miền núi.

- Mị là một cô gái có nhiều thiệt thòi nhưng sự thiệt thòi không khiến cô đánh
mất đi ước mở và khát vọng hạnh phúc, sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Mị là
cô con gái lớn lên trông một gia đình nghèo ở vùng cao, mồ côi mẹ, Mị lớn lên
xinh đẹp, giỏi thổi sáo, “thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Nhưng Mị phải sống
trong kiếp con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, bị đày đọa kể thể xác lẫn tinh
thần . chính tiếng sáo và hơi men trong đêm tình mùa xuân đã đánh thức khát
khát vọng sống, khát vọng tiềm tàng trong Mị. Nói về nhân vật này, nhà văn
Tô Hoài tâm huyết rằng: “Số phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt của con
người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá”.

You might also like