You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN:


LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM

Đề tài: Trình bày về sự phát triển và kế thừa của các chiến


lược/tư duy đối ngoại Việt Nam từ thời cổ đại đến năm 1975.

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lục Minh Tuấn


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huỳnh Phương Trinh
MSSV: 2157060227
LỚP: Chính quy A (hệ chuẩn)

Thành phố Hồ Chính Minh


2022
Mục lục
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
NỘI DUNG .......................................................................................................... 4
1. Tính kế thừa trong đường lối mềm dẻo và linh hoạt được thể hiện qua
tư duy ngoại giao “trong xưng đế, ngoài xưng vương”. ............................... 4
2. Tính kế thừa trong tư duy ngoại giao “dùng ngòi bút thay
giáp binh” ......................................................................................................... 6
Ý NGHĨA ............................................................................................................. 8

2
MỞ ĐẦU

Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, để giữ vững được nền độc lập dân
tộc thì các vị vua chúa ngày xưa đã hình thành nên những lối văn hóa ứng xử với các
nước láng giềng. Đó chính là nền mống đầu tiên được đặt ra cho các chính sách ngoại
giao sau này. Nói về ngoại giao, phải bàn về đặc điểm nổi bật của địa chính trị trong
quan hệ Việt Nam - Trung Hoa: mối quan hệ giữa một nước nhỏ chung biên giới với
một cường quốc. Vì vậy nên Việt Nam lúc bấy giờ luôn đối diện với nguy cơ bị xâm
lược.
Đường lối, chiến thuật và tư duy sách lược ngoại giao cần phải hết sức khôn
khéo và hợp lý. Các đường lối và tư duy ngoại giao được xây dựng qua hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước, và luôn được phát triển có sự kế thừa, tiếp thu tinh hoa
văn hóa của nhân loại chứ không hề rập khuôn. Tư duy đối ngoại Việt Nam có tính
đổi mới chính là sự kế thừa các bản sắc cùng truyền thống từ những ngày đầu dựng
nước.
Đổi mới tư duy đối ngoại chính là có một nhận thức mới, một tâm thế mới và
từ đó sẽ chỉ ra các chính sách hay phương cách thực hiện mới1. Đổi mới tư duy được
xem là khởi đầu cho mọi sự phát triển mới. Các quốc gia, trong đó có cả Việt Nam
đều đặc biệt chú ý đến đổi mới tư duy đối ngoại, thể hiện qua các học thuyết, văn bản
chiến lược, chính sách đối ngoại qua từng thời kỳ. Thực tế cho thấy, các quốc gia đều
cần theo dõi, phân tích và dự báo các xu thế lớn của thời đại, về chiến tranh và hòa
bình, về định vị bản thân trong trật tự quốc tế, không gian chiến lược, xác định hệ
thống đồng minh và kẻ thù..., từ đó xác lập đường hướng chiến lược đối ngoại trong
từng giai đoạn cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.
Tính kế thừa và phát triển của các chiến lược, tư duy đối ngoại Việt Nam được
thể hiện xuyên suốt chiều dài lịch sử. Dù có qua bao nhiêu năm đi nữa, thì đường lối
và tư duy đối ngoại của chúng ta luôn giữ được bản chất như ngày đầu rằng: luôn coi
trọng hòa bình, hữu nghị, nhân văn, nhân nghĩa và thủy chung; quan hệ láng giềng
thân thiện, “ngoại giao công tâm”, lấy lẽ phải, công lý, chính nghĩa để thuyết phục
lòng người, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cuồng bạo”2.

1,2Trần Chí Trung (2022), “Một số suy nghĩ về nền tảng và nội hàm của đổi mới tư duy đối ngoại Việt
Nam”, Tạp chí Cộng sản, Truy cập tại https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-
ninh-oi-ngoai1/-/2018/825315/mot-so-suy-nghi-ve-nen-tang-va-noi-ham-cua-doi-moi-tu-duy-doi-ngoai-
viet-nam.aspx

3
NỘI DUNG

1. Tính kế thừa trong đường lối mềm dẻo và linh hoạt được thể hiện
qua tư duy ngoại giao “trong xưng đế, ngoài xưng vương”.

Chiến thuật “trong xưng đế, ngoài xưng vương” có nghĩa là Việt Nam phải chịu
quan hệ “sắc phong, triều cống” từ nước láng giềng lớn mạnh ở phía Bắc là Thiên
triều Trung Hoa. Tuy nhiên, quan hệ của cả hai nước không phải lúc nào cũng là tông
chủ - chư hầu. Vì “trong xưng đế” tức là vua chúa thời xưa vẫn luôn ý thức và khẳng
định vị thế là hoàng đế, là vua của một nước độc lập về lãnh thổ lẫn ý chí.
Tại sao nước ta thời xa xưa lại cần “sắc phong” từ Trung Hoa? Như đã nói ở
trên, chúng ta có chung vùng biên giới với một cường quốc và luôn trong tình trạng có
nguy cơ bị xâm lược. Đó là lí do vì sao Việt Nam cần “ngoài xưng vương” hay là cầu
phong Trung Hoa. Bởi chúng ta cần sự “sắc phong” đó để có được sự yên ổn của đất
nước và đảm bảo an ninh cũng như duy trò quan hệ hòa hiếu với nước láng giềng
khổng lộ ấy. Khi được “sắc phong” thì Thiên triều Trung Hoa có nghĩa vụ “bảo đảm
an ninh, toàn vẹn lãnh thổ cho quốc gia được phong vương, không thể vô cớ tự đem
quân sang xâm chiếm trừ trường hợp đặc biệt nếu nước đó trái đạo trời”3. Hòa mục
bên trong, hòa hiếu bên ngoài là bản sắc của ngoại giao Việt Nam và “trong xưng đế,
ngoài xưng vương” là một trong những chính sách mà các triều đại phong kiến nước
ta đã vận dụng để xử lý quan hệ của đất nước với nước láng giềng.
Phải đến thời nhà Đinh, khi mà Đinh Tiên Hoàng chủ động thiết lập quan hệ
ngoại giao với nhà Tống thì quan hệ “sắc phong, triều cống” mới được thể hiện rõ. Từ
thời Đinh Tiên Hoàng, sau khi lên ngôi thì hầu hết đều sai sứ mang chiếu xin cầu
phong từ Trung Hoa4.
Nhưng, tư duy này không phải rập khuôn qua tất cả các triều đại rằng nước ta
phải luôn sai người qua để cầu phong. Mà tùy theo thời cuộc và hoàn cảnh mà các vua
nước Nam tính toán và đưa ra quyết định khéo léo và khôn ngoan nhất cho lợi ích
quốc gia và dân tộc. Điều đó thể hiện qua việc cũng không có ít lần chính đất nước
láng giềng phía Bắc chúng ta chủ động sai sứ sang sắc phong chứ vua nước Nam ta
không sang cầu phong. Ví dụ như các vua triều Trần như Trần Thái Tông (1225 –
1258), Trần Thánh Tông (1258 – 1278), Trần Nhân Tông (1279 – 1293) chưa từng
sang phương Bắc cầu phong.

3 TS Trần Nam Tiến (2018), “Quan hệ Đại Việt – Trung Hoa nhìn từ vấn đề ‘sắc phong, triều cống’”,
Viện nghiên cứu phát triển phương Đông, Truy cập tại https://ordi.vn/quan-he-dai-viet-trung-hoa-nhin-
tu-van-de-sac-phong-trieu-cong.html
4 Tập bài đọc Lịch sử ngoại giao Việt Nam: Phần 1 – Ngoại giao thuở dựng nước đến năm 1945 (Lưu

hành nội bộ)

4
Tức là, chúng ta vẫn nhận phong hiệu mà Trung Hoa trao cho ta. Đó chính là
sự kế thừa tư duy đối ngoại của các bậc tiền bối trước để đảm bảo tính an ninh với
nước lớn, tuy nhiên, sẽ được phát triển và linh hoạt theo tình hình đất nước ta và đất
nước láng giềng cũng như mối quan hệ hai bên như thế nào. Để ta quyết định có sai sứ
sang cầu phong hay không, một phần như khẳng định sự uy quyền, độc lập của nước
ta. Dù là một nước nhỏ, nhưng vẫn có chính kiến đanh thép của riêng mình.
Đấu tranh ngoại giao để giữ gìn quốc thể thông qua việc “trong xưng đế” được
biểu hiện rõ qua các sự kiện sau. Khi đón tiếp sứ giả mang chiếu thư đến Kinh đô Hoa
Lư, vua Lê Đại Hành đã chiêu đãi tiệc, nhưng khi bị yêu cầu quỳ lạy tiếp chiếu thì nhà
vua đã kiên quyết kiên quyết từ chối. Vua Trần Thái Tông cũng thể hiện rõ việc coi
mình là vua một nước nên không chịu lạy khi nhận chiếu chỉ của Thiên triều. Ấn vàng
được trao lúc sứ thần Thiên triều sang ban sắc phong chỉ được vua Việt dùng trong khi
ngoại giao với Trung Hoa và Thiên tử. Còn việc trong nước, vua Việt vẫn xưng là
hoàng đế và dùng ấn riêng, lấy niên hiệu riêng. Đặc biệt là, các vua Việt Nam không
cho Trung Hoa can thiệp vào chuyện nội bộ nước mình. Khi Trung Hoa đưa tay sai bù
nhìn Trần Di Ái về nước thì triều Trần đã không chấp nhận. Còn lúc nhà Nguyên đòi
nước ta phải cống nạp lương thực hay quân lính, cho chúng tấn công vào Đại Lý, Vân
Nam hay Chiêm Thành cũng đều bị vua Trần từ chối. Nổi bật lên chính là triều đình
nhà Trần cương quyết không giao người Hồi Hột và cũng không cho sứ Mông Cổ gặp
người Hồi Hột khi được yêu cầu. Vì ta biết ra từ thời Thành Cát Tư Hãn thì người Hồi
Hột chính là tình báo mật thiết của đất nước Mông Cổ hiếu chiến5.
Nhờ tính kế thừa linh hoạt, không rập khuôn mà đường lối tư duy đã mang lại
sự thành công nhất định trong lịch sử nước ta. Thuở đầu, thời nhà Đinh và nhà Lê chỉ
được sắc phong làm Kiểm hiệu thái sư, Giao chỉ quận vương rồi sau đó tiến lên được
hiệu Nam Bình Vương. Tới thời Lý, vua Lý Anh Tông là vị vua đầu tiên được sắc
phong làm An Nam Quốc Vương từ nhà Tống và đó cũng chính là lần đầu tiên quốc
hiệu An Nam được gọi tên cho nước ta.
Nhờ vận dụng có tính kế thừa tư duy này giúp nước ta giữ được mối quan hệ
hòa hảo đối với đất nước láng giềng Trung Hoa là một cường quốc lúc bấy giờ, và
đồng thời cũng hạn chế những thái độ hống hách từ họ. Việc xưng đế trong đất nước
mình, giúp cho chúng ta không phụ thuộc vào bên ngoài mà có thể tự chủ trong việc
triều chính và cũng khẳng định ta là một đất nước độc lập với các nước láng giềng chứ
không phải chư hầu hay một địa phương của bất kì nước nào khác.

5Tập bài đọc Lịch sử ngoại giao Việt Nam: Phần 1 – Ngoại giao thuở dựng nước đến năm 1945 (Lưu
hành nội bộ)

5
2. Tính kế thừa trong tư duy ngoại giao “dùng ngòi bút thay giáp binh”

Chiến thuật ngoại giao “dùng ngòi bút thay giáp binh” là một chiến thuật quan
trọng trong truyền thống ngoại giao Việt Nam. Vì thể hiện sự ngoại giao công tâm, lấy
lẽ phải và chính nghĩa làm tiêu chuẩn để thuyết phục lòng người, mang một triết lý và
giá trị quyết định. Chiến thuật này được ông cha ta sử dụng uyển chuyển, khéo léo đầy
linh hoạt. Lấy ví dụ như với sứ thần có học thức sâu rộng, là một văn thần Lý Giác,
vua Lê Đại Hành có một cách ứng xử rất tinh tế - dùng thơ đối thơ, dùng nghĩa tình
đãi nghĩa tình.
Năm 986, vua Tổng sai Lý Giác - một Đại học sĩ Quốc Tử Giám nhà Tống
sang sứ nước ta. Biết tin Lý Giác là một người tri thức uyên thâm, nhất là mảng văn
học thì vua Lê Đại Hành đã khôn khéo cử pháp sư Đỗ Thuận - là một người hay chữ
và có tài ứng đáp nhạy bén, cải trang làm người lái đò đón sứ Tống6.
Khi đứng trên mạn thuyền, sứ Tống đã xuất khẩu thành thơ:
“ Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha.”
Lúc này, “lái đò” Đỗ Thuận thể hiện tài ứng đáp của mình khi ngâm tiếp theo ngay:
“ Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba.”
Sứ thần nhà Tống lấy hình ảnh hai con ngỗng “Nga nga lưỡng nga nga” để chỉ hai
người Lý Giác và Đỗ Thuận tuy thuộc hai nước nhưng đều có chung một sứ mệnh đều
hướng về Thiên triều “Thiên nha”. Đối lại cái “Thiên nha”, Đỗ Thuận đã đáp lại câu
thơ “Hồng trạo bãi thanh ba” mang ý nghĩa rằng mái chèo hồng đã dẹp bằng những
con sóng, mà con sóng đó là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc xâm lược hay những trận chiến
vừa qua. Lý Giác hiểu ý nghĩa thâm thúy mà Đỗ Thuận gửi gắm vào câu thơ, và nể
trọng Đỗ Thuận. Đến Hoa Lư, Lý Giác vào triều yết kiến vua Lê Đại Hành mà không
dám ngông nghênh và gửi một bài thơ tặng cho Đỗ Thuận. Trong bài thơ đó có câu
“Thiên ngoại hữu thiên ứng viễn chiếu” có nghĩa là “Ngoài trời lại có trời soi nữa”
ngụ ý rằng: ngoài vị thiên tử đất Tống thì còn có vị thiên tử nữa ở Đại Việt. Có thể
thấy rằng, Lý Giác dành một sự tôn trọng cho vua Lê Đại Hành ngang hàng với vị vua
nước Tống của mình. Không dùng sức mạnh quân sự hay bất cứ hình thức đe dọa nào,
mà chỉ bằng những câu chữ đầy tri thức mà vua nước Nam Lê Đại Hành ta đã có được
sự kiêng nể, kính trọng từ một sứ thần Thiên triều Trung Hoa lúc bấy giờ.
Tư duy “dùng ngòi bút thay giáp binh” còn được kế thừa tới thời kì hiện đại,
điều đó được thể hiện qua việc các văn bản hiệp ước, hiệp định được hình thành để
đàm phán và kí kết đi đến một thỏa thuận nào đó thay vì tiếp tục dùng vũ trang. Điển
hình, chính là Hiệp định Genève năm 1954 hay còn gọi là Hiệp định đình chỉ chiến sự

6 Đặng Việt Thủy (2009), “Đỗ Thuận”, “117 vị sứ thần”, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, trang 14-17

6
tại Việt Nam7. Hiệp định gồm 6 chương, 47 điều và 1 phụ bản, có nội dung chủ yếu
như sau: Chính phủ Pháp tuyên bố thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam; quân đội Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam; nhân dân Việt Nam
sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước; vạch giới tuyến quân sự tạm thời
và khu phi quân sự để tách lực lượng vũ trang các bên; quy định những biện pháp cho
việc tập kết lực lượng của đôi bên; ngăn cấm phá hoại tài sản công cộng, trả thù và
phân biệt đối xử, đồng thời bảo đảm quyền tự do lựa chọn vùng cư trú; cấm đưa quân
đội, nhân viên quân sự, vũ khí và phương tiện chiến tranh mới vào Việt Nam; hai bên
Việt Nam không được tham gia bất kì một khối liên minh quân sự nào và không để dễ
bị sử dụng gây lại chiến tranh hoặc phục vụ cho một cuộc chiến tranh xâm lược; trao
trả tù binh và dân thường bị bắt và giam giữ trong chiến tranh.
Với nội dung trên, hiệp định Genève đã thể hiện rõ vai trò thương lượng của
mình trên bàn chính trị thông qua ngòi bút. Hồ Chủ Tịch đã khẳng định ý nghĩa to lớn
của giải pháp này đã đạt được ở Genève rằng: “Hội nghị Genève đã kết thúc. Ngoại
giao ta đã thắng lợi to.” Thường vụ Đảng ủy quân sự Trung ương đã có vài đánh giá
rằng, ta ký Hiệp định Genève là đúng lúc, so sánh đúng lực lượng ta và địch trên chiến
trường cùng hoàn cảnh quốc tế lúc đó. Hồ Chủ Tịch đã thẳng thắn nhận xét: “… có
người thấy thắng luôn, muốn đánh bừa, đánh đến cùng, họ chỉ thấy cây mà không thấy
rừng, chỉ thấy Pháp mà không thấy Mỹ; thiên về tác chiến, xem khinh ngoại giao”.
Kết quả ta nhận được khi ta vận dụng tư duy đúng cách, có phát triển theo hoàn
cảnh chính là trong bối cảnh mới, ta đã kịp thời chuyển hướng hoạt động ngoại giao
và định ra đường lối, chính sách và hệ thống chủ trương sách lược thích hợp linh hoạt
có nguyên tắc để từng bước phá vây quốc tế, gắn cuộc kháng chiến với xu hướng phát
triển tích cực, cách mạng và diễn biến quan hệ quốc tế phức tạp bên ngoài.
Chiến thuật “dùng ngòi bút thay giáp binh” thể hiện được lối văn hóa ứng xử
nhân văn của ta đối với đường lối ngoại giao. Đồng thời, chiến thuật này là biểu hiện
cho tinh thần hòa bình, thân thiện, hữu nghị với quan hệ nước láng giềng. Ta luôn vận
dụng nó linh hoạt hợp với hoàn cảnh, thời cuộc diễn ra chứ không hề rập khuôn, sao
chép y chang. Nhờ đó ta luôn thu về được những kết quả tích cực thay đổi diễn biến
cuộc chiến.

7 Báo Tin Tức (2020), “Hiệp định Geneva 1954 – Thắng lợi và bài học lịch sử”, Biên phòng, Truy cập
tại https://www.bienphong.com.vn/hiep-dinh-geneva-1954-thang-loi-va-bai-hoc-lich-su-
post431008.html

7
Ý NGHĨA

Hai chiến thuật ngoại giao được trình bày ở trên đã mang lại những thành công
nhất định cho từng thời kì khác nhau nhờ cách vận dụng linh hoạt, có tính kế thừa,
phát triển dựa theo tình hình đất nước và bối cảnh thế giới. Tư duy của các bậc tiền
bối chính là nền tảng để sau này được đúc kết, phát triển thêm cho phù hợp với các kẻ
thù mới. Đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam là luôn nắm vững và xử lý tốt mối quan
hệ lớn giữa ổn định, đổi mới và phát triển. Đó là quá trình phát triển từng bước vững
chắc, luôn được kiểm nghiệm trong thực tiễn và được đúc rút từ nhiều bài học kinh
nghiệm, có sự kế thừa, bổ sung và tiếp nối, phù hợp với thế và lực của đất nước và bối
cảnh bên ngoài. Để đổi mới và phát triển thì cần dựa trên nền tảng vững chắc.
Các chính sách ngoại giao của nước ta đều nổi bật lên đặc trưng, bản sắc văn
hóa, sắc thái chính trị của từng triều đại nhưng đều có chung một mục đích cao cả -
giữ vững nền độc lập, tự chủ. Khi buộc phải chiến đấu chống kẻ thù, nhân dân Việt
Nam luôn có ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, gìn giữ
từng tấc đất của tiền nhân để lại. Ông cha ta đã hết sức coi trọng đấu tranh bằng ngọn
cờ chính nghĩa, trên cơ sở tiến hành phương pháp “ngoại giao tâm công”, thu phục
lòng người bằng lẽ phải, đạo lý, nhân tính, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí
nhân để thay cường bạo”. Ta có thể một lần nữa khẳng định lại vai trò quan trọng của
các chiến thuật, tư duy ngoại giao từ thời cổ trung đại đã để lại cho các đời sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

8
Tập bài đọc Lịch sử ngoại giao Việt Nam: Phần 1 – Ngoại giao thuở dựng nước đến năm
1945 (Lưu hành nội bộ), trang 18-68

Tập bài đọc Lịch sử ngoại giao Việt Nam: Phần 2 – Ngoại giao Việt Nam 1945 – 1975 (Lưu
hành nội bộ), trang 128-145

Đặng Việt Thủy (2009), “Đỗ Thuận”, “117 vị sứ thần”, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân,
trang 14-17

Thượng tá, ThS. Nguyễn Đức Phú (2020), “Nghệ thuật đấu tranh ngoại giao giữ nước của các
triều đại phong kiến Việt Nam”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Truy cập tại
http://m.tapchiqptd.vn/vi/tim-hieu-truyen-thong-quan-su/nghe-thuat-dau-tranh-ngoai-giao-
giu-nuoc-cua-cac-trieu-dai-phong-kien-viet-nam-15212.html

GS.TS. Vũ Dương Huân (2021), “Về triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam”, Nghiên cứu
quốc tế, Truy cập tại https://nghiencuuquocte.org/2021/09/24/ve-triet-ly-ngoai-giao-truyen-
thong-viet-nam/

Trần Chí Trung (2021), “Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân
tộc”, Tạp chí Cộng sản, Truy cập tại https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-
phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/823956/ban-sac-ngoai-giao-viet-nam--mot-vai-suy-ngam-
nhin-tu-lich-su-dan-toc.aspx

TS Trần Nam Tiến (2018), “Quan hệ Đại Việt – Trung Hoa nhìn từ vấn đề ‘sắc phong, triều
cống’”, Viện nghiên cứu phát triển phương Đông, Truy cập tại https://ordi.vn/quan-he-dai-
viet-trung-hoa-nhin-tu-van-de-sac-phong-trieu-cong.html

Trần Chí Trung (2022), “Một số suy nghĩ về nền tảng và nội hàm của đổi mới tư duy đối
ngoại Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, Truy cập tại
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-
/2018/825315/mot-so-suy-nghi-ve-nen-tang-va-noi-ham-cua-doi-moi-tu-duy-doi-ngoai-viet-
nam.aspx

Báo Tin Tức (2020), “Hiệp định Geneva 1954 – Thắng lợi và bài học lịch sử”, Biên phòng,
Truy cập tại https://www.bienphong.com.vn/hiep-dinh-geneva-1954-thang-loi-va-bai-hoc-
lich-su-post431008.html

You might also like