You are on page 1of 10

NỘI DUNG ÔN TẬP

HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN


(Dùng cho sinh viên tất cả các trường thuộc Đại học Đà Nẵng)
Phần lý thuyết
CHƯƠNG 1:
1. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác Lênin: là nghiên cứu quá trình sản xuất và
trao đổi hàng hoá.
2. Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế: quy luật kinh tế mang tính khách quan, chính sách
kinh tế là sản phẩm chủ quan của con người.
CHƯƠNG 2:
1. Sản xuất hàng hóa và điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
- Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra để trao đổi mua bán.
- Sản xuất hàng hoá ra đời khi có đủ 2 điều hiện là có sự phân công lao động xã hội, có sự tách
biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá.
2. Hàng hóa, 2 thuộc tính của hàng hóa; Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
- Hàng hoá: là sản phẩm của lao động, thoả mãn nhu cầu của con người, để có nó thì phải bỏ tiền
mua nó.
- 2 thuộc tính của hàng hoá:
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá: là công dụng của sản phẩm, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người. Do lao động cụ thể tạo ra, tồn tại trong nền sản xuất tự cung tự cấp.
+ Giá trị của hàng hoá: do lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá
quyết định; do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định, do lao động trừu tượng tạo ra.
- Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá:
+ Lao động cụ thể:
* Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
* Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động riêng và
kết quả riêng.
* Lao động cụ thể tạo ra giá trị của hàng hoá.
* Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành nghề khác nhau, các hình
thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
+ Lao động trừu tượng
* Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá không kế đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự
hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
* Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá.
3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
- Lượng giá trị của hàng hoá là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hoá.
- Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá:
+ Một là năng suất lao động: là năng lực sản xuất của con người lao động, được tính bằng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm.
+ Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất.
+ Hai là tính chất phức tạp của lao động:
* Lao động giản đơn: là lao động không đòi hỏi có quá trình đạo tạo một cách hệ thống.
* Lao động phức tạp: là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo.
4. Bản chất và chức năng của tiền tệ.
- Tiền tệ: Là một hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật mang giá trị chung cho các hàng hoá
khác và nó thể hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá.
- Chức năng của tiền tệ:
+ Thước đo giá trị
+ Phương tiện lưu thông
+ Phương tiện cất trữ
+ Phương tiện thanh toán
+ Làm tiền tệ thế giới
5. Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông thường
ở điều kiện hiện nay (trao đổi quyền sử dụng đất, mua bán chứng khoán)
- Hàng hoá vô hình:
+ Người sản xuất và người tiêu dùng không tách rơi nhau.
+ Không cầm nằm và không sở hữu được
- Đất đai: Giá cả của đất đai do sự khan hiếm của đất đai quyết định
- Thương hiệu: giá cả của thương hiệu được xác định dựa vào thu nhập trong tương lao có thể
kiếm được nhờ thương hiệu đó.
- Cổ phiếu và trái phiếu:
+ Người phát hành cổ phiếu không có nghĩa vụ trả lại vốn, chỉ có nghĩa vụ trả lợi tức cho người
sở hữu nó.
+ Người phát hành trái phiếu có nghĩa vụ hoàn trả vốn và lợi tức cho người sở hữu nó.
6. Thị trường và vai trò của thị trường.
- Khái niệm thị trường: Là tổng hoà của những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể
được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch
vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội. (Là nơi diễn ra hành vi
trao đổi mua bán)
- Vai trò của thị trường:
+ Thực hiện giá trị hàng hoá, là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển
+ Kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bố nguồn lực
hiệu quả trong nền kinh tế.
+ Gắn kết nền kinh tế thành một chính thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
7. Nền kinh tế thị trường và đặc trưng của nền kinh tế trị trường.
- Khái niệm: nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận thành theo cơ chế thị trường
- Đặc trưng của nền kinh tế thị trường
+ Có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. các chủ thể bình đằng trước
pháp luật
+ Đóng vai trò quyết đinh trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các
thị trường bộ phận.
+ Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường
+ Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế.

8. Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường
- Người sản xuất: Là những người sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. (sx nhưng không tiêu dùng)
- Người tiêu dùng: Là những người mua hàng hoá, dịch vụ trên thị trường để thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng. ( tiêu dùng nhưng không sản xuất)
- Các chủ thể trung gian trong thị trường: Là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối
giữa những chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường (không sx và không tiêu
dùng)
- Nhà nước: vừa là nhà tiêu dùng, vừa là nhà sản xuất.
9. Các quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường.
- Quy luật giá trị: giá cả hàng hoá xoay quanh giá trị hàng hoá thông qua sự tác động của quy
luật cung cầu
- Quy luật lưu thông tiền tệ: nhà nước in và phát hành tiền phải tuân theo quy luật lưu thông tiền
tệ
- Quy luật cung cầu:
+ Cung: người sản xuất cung cấp hàng hoá ra thị trường.
+ Cầu: nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán.
CHƯƠNG 3:
1. Công thức chung của tư bản.
- H-T-H:công thức lưu thông hàng hoá giản đơn (mục đích của sư vận động là nhằm vào giá trị
sự dụng, có giới hạn)
- T-H-T’: Công thức chung của tư bản (nhằm vào giá trị thặng dư, không giới hạn)
2. Hàng hóa sức lao động
- Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lượng thể chất và tinh thần tồn tại
trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản
xuất một giá trị sử dụng nào đó.
- 2 điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:
+ Người lao động tự do về thân thể
+ Người lao động phải bán sức lao động của mình
- Thuộc tính của hàng hoá sức lao động:
+ Giá trị hàng hoá sức lao động
+ Giá trị sử dụng của hang hoá sức lao động: có điểm đặc biệt là trong quá trình lao động công
nhân sẽ tạo ra một giá trị mới (v+m) lớn hơn giá trị hàng hoá sức lao động (v) và nhỏ hơn giá trị
của hàng hoá (G = v + c + m)

3. Tư bản bất biến, tư bản khả biến và tiền công.


- Tư bản bất biến: là điều kiện đê tạo ra giá trị thặng dư
- Tư bản khả biến: trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư
- Tiền công: là giá cả của hàng hoá sức lao động
4. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản, tư bản cố định và tư bản lưu động
- Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới ba hình thái
kế tiếp nhau gắn với thực hiện những chức năng tương ứng và quay trở về hình thái ban đầu
cùng với giá trị thặng dư.
- Chỉ có tư bản sản xuất mới có thể chia tư bản thành c, v hay c1 + c2, v.
- Chu chuyển của tư bản:
+ là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường xuyên lắp đi lặp lại và đổi mới theo
thời gian. (n = CH/ch)
+ Khi thời gian chu chuyển càng nhanh thì n tăng, m tăng
- Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liêu lao động tham gia toàn
bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần dần, từng phần vào giá trị sản
phẩm theo mức độ hao mòn.
- Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiên
vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết
thúc từng quá trình sản xuất.
- Tư bản sử dụng: toàn bộ cái máy
- Tư bản tiêu dùng: Khấu hao cái máy
5. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
- Tỉ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến để sản xuất ra
giá trị thặng dư đó. (m’ = (m/v).100%)
- Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thu được. (M =
m’.V)
- Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
+ Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối (kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu)
+ Sản xuất giá trị thặng dư tương đối (rút ngắn thời gian lao động tất yếu  kéo dài thời gian lao
động thặng dư)
6. Bản chất của tích lũy tư bản. Những nhân tố ảnh hướng tới qui mô tích lũy tư bản. Một
số quy luật của tích lũy tư bản.
- Tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản.
- Bản chất của tích luỹ tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc
chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua
mua thêm hàng hoá sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm
máy móc thiết bị.
- Những yếu tố ảnh hưởng tới quy mô tích luỹ tư bản:
+ Trình độ khai thác sức lao động
+ Năng suất lao động xã hội
+ Sử dụng nguyên liệu máy móc
+ Đại lượng tư bản ứng trước
- Một số hệ quả của tích luỹ tư bản:
+ tích luỹ tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản
+ tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
+ Quá trình tích luỹ tư bản không ngững làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với
thu nhập của người lao động làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối.
- Tập trung tư bản là sự tặng lên của quy mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô tư bản xã
hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chính thể tạo thành một tư bản cá biệt lớn hơn.
- Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản các biệt động thời làm tăng quy mô tư bản xã hội do giá
trị thặng dư được biến thành tư bản phụ thêm. Tích tụ tư bản là kết quá trực tiếp của tích luỹ tư
bản.
- Tích tụ và tập trung tư bản đều góp phần tạo tiền đề để có thể thu được nhiều giá trụ thặng dư
hơn cho người mua hàng hoá sức lao động.
7. Chí phí sản xuất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi
nhuận
- Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị của hàng hoá, bù lại giá cả của những tư liệu
sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá ấy. (Là
chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất hàng hoá)
- Lợi nhuận là hình thái biểu hiện của giá tri thặng dư trên bề mặt kinh tế thị trường.
- Tỷ suất lợi nhuận là tỉ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị tư bản ứng trước (p’ =
p/(c+v).100)
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
+ Tỷ suất giá trị thặng dư
+ Cấu tạo hưu cơ tư bản
+ tốc độ chu chuyển của tư bản
+ tiết kiệm tư bản bất biến
8. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất. Tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay. Lợi
nhuận thương nghiệp, lợi tức.
- Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác
nhau. P̅ = P̅’x.K
- Khi lợi nhuận chuyển hoá thành lợi nhuận bình quân thì giá trị của hàng hoá chuyển thành giá
cả sản xuất. (GCSX = k+ P̅)
- Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, do sư phân công lao động xã hội , xuất hiện bộ
phận chuyên môn hoá việc lưu thông hàng hoá, bộ phận này gọi là tư bản thương nghiệp.
- Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá.
- Tư bản cho vay có các đặc điểm:
+ Quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu
+ Là hàng hoá đặc biệt
- Lợi tức: là một phần lợi nhuận mà người đi vay phải trả cho người cho vay vì đã sử dụng tiền
nhàn rỗi của người cho vay.
CHƯƠNG 4
1. Độc quyền, độc quyền nhà nước
- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và
tiêu dùng một số loại hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc
quyền cao.
- Độc quyền nhà nước: Là kiểu độc quyền trong đó nhà nước thực hiện nắm giữ vị thế độc quyền
trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh
tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định của chế độ chính trị xã hội ứng với điều kiện
phát triển nhất định trong các thời kỳ lịch sử.
2. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
- Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền
3. Lợi nhuận độc quyền và giá cả độc quyền
- Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng hoá
- Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận dài hạn trên mức bình thường mà nhà độc quyền thu được.
4. Lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền trong nền kinh tế thị trường
TBCN.
CHƯƠNG 5
1. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Về mục tiêu: phát triển lực lượng sản xuất
- Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
- Về quan hệ quản lí nền kinh tế
- Về quan hệ phân phối
- Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
2. Lợi ích kinh tế, vai trò của lợi ích kinh tế.
- Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con
người
- Vai trò của lợi ích kinh tế với công bằng xã hội:
+ Là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế xã hội
+ Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác
3. Quan hệ lợi ích kinh tế và sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế
- Quan hệ lơi ích kinh tế: Là sự thiết lập nhưng tương tác giữa con người với con người, giữa
các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành kinh tế, giữa con
người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các
lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.
- Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế:
+ Sự thống nhất trong các quan hệ lợi ích kinh tế: Khi các chủ thể hành động vì mục tiêu chung
hoặc các mục tiêu thống nhất với nhau thì các lợi ích kinh tế của các chủ thể đó thống nhất với
nhau.
+ Sự mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế: Các quan hệ kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các
chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của
mình. Sự khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn.
CHƯƠNG 6
1. Đặc trưng của các cuộc cách mạng công nghiệp.
- Cách mạng cn lần thứ 1: sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ khí hoá sản xuất
- Cách mạng cn lần thứ 2: sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản
xuất hàng loạt
- Cách mạng cn lần thứ 3: Sử dụng công nghệ thông tin và máy tính để tự động hoá sản xuất.
- Cách mạng cn lần thứ 4: Liên kết giữa thế giới thực và ảo để thực hiện công việc thông minh và
hiệu quả nhất.
2. Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
- Mô hình công nghiệp hoá cổ điển: Ngành công nghiệp nhẹ.
- Mô hình công nghiệp hoá kiểu Liên Xô cũ: công nghiệp nặng.
- Mô hình CNH kiểu nhật bản và các nước công nghiệp mới: công nghiệp hoá rút ngắn.
3. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
- Tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội
hiện đại.
4. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam trong Hội nhập kinh tế quốc tế
- Đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện một số biện pháp sau đây:
+ Hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước
+ Đẩy mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
+ Đẩy mạnh kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
+ Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội nhập quốc tế.

Phần bài tập


1. Bài tập tính giá trị hàng hóa
2. Bài tập về tích lũy tư bản
3. Bài tập tính cấu tạo hữu cơ, tỷ suất giá trị thặng dư, tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất
biến, tư bản khả biến, tốc độ chu chuyển, chi phí sản xuất, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận
bình quân, giá cả sản xuất, lợi tức.

Đề 1
Câu 1 (7 điểm) Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (giải thích ngắn gọn)

1. Lao động trừu tượng là lao động tạo ra toàn bộ giá trị của hàng hoá.
 Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá (trang 25)
2. Giá trị trao đổi không phải là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
 Đúng. Giá trị trao đổi (=hh) hoặc giá cả (=tiền) là hình thức biểu hiện ra bên ngoài
của giá trị
3. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế chỉ tác động trong nên kinh tế thị trường.
 Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị
(trang 42)
4. Khi các nhân tố khác không đổi mà thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động đều
tăng một lượng bằng nhau thì tỷ suất giá trị thặng dư sẽ giảm.
 Đúng. t’=10, t=20 t+t’=30 m’=0.5/t’=10,t=40,t+t’=60 m’=0.25
5. Khi tốc độ chu chuyển của tư bản tăng lên (với các điều kiện khác không đổi ) sẽ không
làm thay đổi tổng số giá trị thặng dư của tư bản đó trong một chu kỳ vận động.
 Sai. Tốc độ chu chuyển của tư bản (n) tăng lên thì m tăng
6. Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới các hình thức
xuất khẩu hàng hoá và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
 Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài)
nhằm mục đích giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư
bản.
Xuất khẩu tư bản có thể được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư
gián tiếp
7. Phân phối theo kết quả làm ra (đầu ra), theo hiệu quả kinh tế và theo mức đóng góp vốn
cùng các nguồn lực khác là những hình thức phân phối phản ánh định hướng XHCN của
nền kinh tế thị trường ở nước ta.
 Phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi là những hình
thức phân phối phản ảnh định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.
Câu 2 (3 điểm) Khấu hao tư bản cố định của một doanh nghiệp tư bản trong năm 2021 là 24 tỷ
đồng và chiếm 10% chi phí sản xuất trong năm, giá trị của nguyên, nhiên, vật liệu gấp 5 lần giá
trị của tiền lương mà doanh nghiệp chi phí trong năm, thời gian lao động thặng dư bằng 5/9 thời
gian lao động, tư bản cố định có thời gian sử dụng là 15 năm. (Giả sử giá cả bằng giá trị)

Yêu cầu:

1. Tính tổng giá trị tư bản mà doanh nghiệp đang sử dụng, chi phí sản xuất và giá trị hạng
hoá của doanh nghiệp trong năm 2021
2. Giả sử doanh nghiệp sử dụng 20% giá trị thặng dư của năm 2021 cho tiêu dùng, số giá trị
thặng dư còn lại được sử dụng cho tích luỹ tư bản vào năm 2022. Hãy xác định số lượng
tư bản bất biến và tư bản khả biến của doanh nghiệp vào năm 2022 khi cấu tạo hữu cơ
của tư bản không đổi.
3. Năm 2022, tỷ suất giá trị thặng dư đạt mức 160%. Hãy cho biết tỷ suất lợi nhuận năm
2022 tăng thêm bao nhiêu so với tỷ suất lợi nhuận năm 2021.
Đề 2

Câu 1 (7 điểm) Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (giải thích ngắn gọn)

1. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn
thì tỷ suất lợi nhuận sẽ càng giảm.
 Sai. Tốc độ chu chuyển (n) càng lớn thì (m) càng lớn nên tỷ suất lợi nhuận
p’=m/(c+v).100% càng tăng
2. Các xí nghiệp tư bản tham gia tổ chức độc quyền Syndicate và Trust đều mất độc lập về
lưu thông hàng hoá.
 Đúng
3. Tư bản bất biến có vai trò là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
 Sai. Tư bản bất biến không phải là nguồn gốc tạo ra giá tri thặng dư. Tư bản bất biến
không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần thiết để cho quá trình tạo ra giá
trị thặng dư được diễn ra. (trang 58)
4. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp làm giảm thời gian lao
động tất yếu, vì vậy làm cho mức độ khai thác sức lao động là không đổi.
 Sai. Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động
vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động
và thời gian lao động tất yếu không thay đổi
5. Lợi tức chính là giá trị của tư bản cho vay
 Lợi tức chính là giá cả hàng hoá của tư bản cho vay
 Lợi tức là 1 phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư
bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong 1 khoảng
thời gian nhất định, thường là 1 năm.
6. Tích tụ tư bản được thực hiện bằng sáp nhập các tư bản cá biệt có sẵn, vì vậy làm cho
quy mô tư bản xã hội không đổi
 Sai. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô tư bản
xã hội do giá trị thặng dư được biến thành tư bản phụ thêm.
7. Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất và tinh thần, là lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt
động kinh tế - xã hội của con người.
 Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế
của con người.
Câu 2 (3 điểm) Cho một nhà tư bản F có chi phí sản xuất của năm 2019 như sau:

- Chi phí cho khấu hao máy móc: 1000 tỷ đồng


- Chi phí cho khấu hao nhà xưởng: 250 tỷ đồng
- Chi phí cho nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu: 5019 tỷ đồng
- Trả lương cho người lao động: 3200 tỷ đồng
- Thời gian lao động thặng dư chiếm tỷ lệ 6/13 thời gian ngày lao động của công nhân làm
thuê.
Yêu cầu:

1. Xác định giá trị tư bản bất biến, giá trị tư bản khả biến và giá trị tư bản cố định, giá trị tư
bản lưu động mà nhà tư bản F đã chi phí trong năm 2019?
2. Xác đinh giá trị của 1 đơn vị sản phẩm trong năm 2019, biết rằng tổng số sản phẩm được
sản xuất trong năm 2019 là 20000 đơn vị sản phẩm?
3. Tổng giá trị tư bản cố định đang sử dụng là bao nhiêu nếu biết rằng tư bản cố định có thời
gian sử dụng là 20 năm? Cấu tạo hữu cơ của tư bản năm 2019 là bao nhiêu?
4. Nếu nhà tư bản F dùng 2000 tỷ đồng để mở rộng sản xuất cho năm 2020 thì giá trị tư bản
bất biến năm 2020 và giá trị tư bản khả biến năm 2020 là bao nhiêu? Biết rằng cấu tạo
hưu cơ của tư bản không đổi.

You might also like