You are on page 1of 8

Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 1 - MH 2022: Cho các phát biểu sau:

(a) Phân đạm ure cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali.

(b) Điện phân dung dịch CuSO4 thu được kim loại Cu ở anot.

(c) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 có xuất hiện kết tủa.

(d) Các đồ vật bằng sắt khó bị ăn mòn hơn sau khi được quét sơn lên bề mặt.

Số phát biểu đúng là:

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 2 - CHUYÊN TUYÊN QUANG 2022: Cho các phát biểu sau:
(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3 có xuất hiện kết tủa màu trắng.
(2) Cho một lượng nhỏ Ba vào dung dịch Na2CO3 thấy có khí và kết tủa xuất hiện.
(3) Hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 3 : 2) hòa tan hết vào nước dư.
(4) Để hàn gần đường ray bị nứt, gãy, người ta dùng hỗn hợp tecmit.
(5) Nhúng thanh đồng vào dung dịch HCl xảy ra ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 3 - LIÊN TRƯỜNG HẢI DƯƠNG 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Ăn mòn điện hóa học không phát sinh dòng điện.
(b) Kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện.
(c) Có thể dùng dung dịch NaOH để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phèn chua thì thu được kết tủa.
(e) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại dạng đơn chất.
(f) Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

1
Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 4 - SỞ NINH BÌNH 2022: Cho các phát biểu sau:


(a) Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra sự oxi hoá nước.
(b) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(c) Kim loại dẫn điện tốt nhất là Au.
(d) Khi cho thêm CaCl2 vào nước cứng tạm thời sẽ thu được nước cứng toàn phần.
(e) Cho CO dư qua hỗn hợp Fe2O3 và MgO nung nóng, thu được Fe và Mg.
(f) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 5 - SỞ THÁI NGUYÊN 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch CuSO4 thu được khí H2 ở anot.
(b) Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
(c) Đốt sợi dây thép trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(d) Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4, thu được kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 6 - THPT HƯƠNG SƠN 2022: Cho các phát biểu sau
(a) Điện phân dung dịch CaCl2, thu được Ca ở catot.
(b) Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế.
(c) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 sinh ra kết tủa và khí.
(d) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 xảy ra ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 7 - THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG 2022: Cho các phát biểu sau:
(1) Có thể dùng thùng nhôm để chuyên chở axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội.
(2) Hỗn hợp Na, Al có tỉ lệ mol 1 : 2 tan hoàn toàn trong nước dư.
(3) Dùng Na2CO3 (hoặc Na3PO4) để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước cứng.
(4) Phèn chua được ứng dụng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành
nhuộm vải, chất diệt trùng nước sinh hoạt.
(5) Để chống ăn mòn kim loại, người ta phủ ngoài mặt những đồ vật bằng kim loại những chất bền
vững đối với môi trường như bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,…
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

2
Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 8 - THPT HÀM RỒNG 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Cu và Fe2O3 luôn tan hết trong dung dịch HCl dư.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy xuất hiện kết tủa.
(c) Có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl.
(d) Hỗn hợp gồm K2O, Al, Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 2 : 1) có thể tan hoàn toàn trong nước dư.
(e) Cho NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2, thấy xuất hiện kết tủa và sủi bọt khí.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 9 - SỞ HÀ TĨNH 2022: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4.
Bước 2: Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh sắt và màu của dung dịch.
Cho các nhận định sau:
(a) Đinh sắt bị phủ một lớp màu xanh lam.
(b) Màu xanh của dung dịch không thay đổi vì đó là màu của ion sunfat.
(c) Màu xanh của dung dịch nhạt dần vì nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch giảm dần.
(d) Khối lượng dung dịch tăng so với ban đầu.
Số nhận định đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10 - THPT NGUYỀN BỈNH KHIÊM 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.
(f) Hỗn hợp đồng số mol của Al và Na tan hoàn toàn trong nước dư.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

3
Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 11 - CHUYÊN NGUYÊN BỈNH KHIÊM 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại kiềm thổ đều tan tốt trong nước.
(b) Không dùng chậu nhôm để đựng nước vôi trong.
(c) Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học.
(d) Điện phân dung dịch CaCl2, thu được Ca ở catot.
(e) Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế.
(f) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 sinh ra kết tủa và khí.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 12 - THPT NGUYỀN BỈNH KHIÊM 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Cu, Fe3O4 có số mol bằng nhau tan hết trong lượng nước dư.
(b) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa hai muối.
(c) Cho FeCl2 vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 (loãng) thấy có khí bay ra.
(d) Cho Mg tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kim loại Fe.
(e) Đốt lá sắt trong khí Cl2 xảy ra sự ăn mòn điện hóa.
(g) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 13 - THPT LIÊN HÀ 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong ăn mòn điện hóa, các electron di chuyển từ cực âm sang cực dương.
(b) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.
(c) NaHCO3 là chất ít tan trong nước.
(d) Ở điều kiện thường, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được muối sắt (III) sunfat.
(e) Trong phản ứng nhiệt nhôm, đốt mảnh Mg rồi cho vào hỗn hợp nhôm và oxit, mảnh Mg đóng vai
trò là chất khơi mào cho phản ứng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

4
Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 14 - THPT ĐÔNG HÀ 2022: Cho các phát biểu:


(a) Al tan được trong dung dịch NH3.
(b) Nhỏ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2 có khí thoát ra.
(c) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
(d) Nhôm bị ăn mòn điện hóa khi cho vào dung dịch chứa Na2SO4 và H2SO4.
(e) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
(f) Điện phân dung dịch NaCl tại điện cực catot xảy ra quá trình khử ion Na+.
(g) Cho a mol hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch chứa 3a mol HCl, phản ứng xảy ra
hoàn toàn, phần dung dịch thu được chứa hai chất tan.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15 - SỞ BẮC GIANG 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại đều tác dụng với oxi tạo ra oxit.
(b) Kim loại nhôm được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp nhiệt luyện.
(c) Miếng gang để trong không khí ẩm xảy ra ăn mòn điện hóa.
(d) Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), thu được kim loại ở catot.
(e) Các kim loại đều có ánh kim và độ cứng lớn.
(g) Cho mẩu Na vào dung dịch FeSO4, thu được kim loại Fe.
Số phát biểu sai là:
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 16 - THPT NGUYỄN KHUYẾN 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhỏ phenophtalein vào dung dịch amoniac đậm đặc thấy dung dịch chuyển sang màu hồng.
(b) Trong dung dịch, ion Fe2+ oxi hóa được ion Ag+.
(c) Dung dịch nước vôi để lâu trong không khí thì có một lớp váng CaCO3 màu trắng trên bề mặt.
(d) Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế.
(e) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để hàn đường ray tàu hỏa.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

5
Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 17 - LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (cùng số mol) vào dung dịch HCl loãng dư thu được hai muối.
(b) Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch Al2(SO4)3 thu được kết tủa và có khí thoát ra.
(c) Thạch cao khan có thành phần chính là CaCO3.
(d) Cho hỗn hợp bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 2) vào lượng nước dư thu được hai
muối.
(e) Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 18 - SỞ NAM ĐỊNH 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit.
(b) Nhúng miếng Zn vào dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(c) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được kết tủa chứa hai chất.
(d) Độ dinh dưỡng phân đạm được xác định bằng hàm lượng N2O5.
(e) Trong các dung dịch HCl, H2SO4, H3PO4 có cùng nồng độ mol/l, dung dịch H3PO4 có pH lớn nhất.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 19 - CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN 2022: Xét các thí nghiệm sau:
(1) Cho khí H2S vào dung dịch FeCl3.
(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeSO4.
(3) Cho dung dịch H3PO4 và dung dịch AgNO3.
(4) Cho CO2 vào dung dịch nước vôi trong dư.
Số thí nghiệm có kết tủa tạo ra là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 20 - CHUYÊN ĐH VINH 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Phân đạm ure cung cấp nitơ hóa hợp cho cây trồng, giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt,
củ hoặc quả.
(b) Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn xốp thu được khí H2 ở anot.
(c) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3 có xuất hiện kết tủa.
(d) Dung dịch thu được khi cho Fe3O4 tac dụng với dung dịch HCl dư có phản ứng với dung dịch
KMnO4
(e) Để vật bằng sắt tráng kẽm (có những vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong) trong không khí ẩm thì
có hiện tượng ăn mòn điện hóa học xảy ra và sắt bị ăn mòn.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
6
Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 21 - CHUYÊN TUYÊN QUANG 2022: Cho các phát biểu sa


(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(b) Khi NO2; SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(c) Khí được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
(d) Moocphin và cocain là các chất ma túy.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 22 - CHUYÊN TUYÊN QUANG 2022: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
(d) Cho Fe vào dung dịch CuCl2.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch CuCl2.
(g) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 23 - CHUYÊN TUYÊN QUANG 2022: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho AgNO3 dư vào dung dịch loãng chứa a mol FeSO4 và 2a mol HCl.
(b) Cho dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch CaCl2 đun nóng.
(c) Cho một lượng nhỏ Ba vào dung dịch Na2CO3.
(d) Cho 1,2x mol Zn vào dung dịch chứa 2,5x mol FeCl3 (dư).
(e) Điện phân có màng ngăn dung dịch MgCl2 (điện cực trơ).
(g) Cho từ từ H2SO4 vào dung dịch chứa Ba(HCO3)2 và NaHCO3.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm vừa thoát khí vừa tạo thành kết tủa là:
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 24 - THPT NGUYỄN KHUYẾN 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Sắt(III) oxit là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt dùng để hàn đường ray xe lửa bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(II) là tính khử.
(e) Kim loại kiềm khử dễ dàng các nguyên tử phi kim thành ion âm.
(f) Quá trình xảy ra tại cực dương trong sự điện phân và trong ăn mòn điện hóa đều là quá trình oxi
hóa.
Số phát biểu sai là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

7
Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 25 - SỞ BẮC NINH 2022: Cho các phát biểu sau:


(a) Hợp kim liti - nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
(b) Ở nhiệt độ thường, MgO phản ứng với CO tạo thành Mg.
(c) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
(d) Kim loại Al tác dụng được với dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 26 - SỞ BẮC NINH 2022: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 1,0M.
(b) Sục khí clo dư vào dung dịch FeSO4.
(c) Cho hỗn hợp KHSO4 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được hai muối là:
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 27 - THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 thu được kim loại Cu ở catot.
(c) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 có xuất hiện kết tủa.
(d) Các đồ vật bằng sắt bị ăn mòn nhanh hơn sau khi được quét sơn lên bề mặt.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 28 - SỞ HẢI DƯƠNG 2022: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch CuSO4 thu được khí H2 ở anot.
(b) Hỗn hợp Na, Al có tỉ lệ mol 1: 2 tan hoàn toàn trong nước dư.
(c) Đốt sợi dây thép trong khí Cl2 khô xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(d) Kim loại Cs được sử dụng làm tế bào quang điện.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

You might also like