You are on page 1of 2

DỮ LIỆU KIỂU TỆP – DSEB64B <05/04/2024>

A. Khái niệm tệp (File)


Tệp là tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau được lưu dưới dạng tệp trên các thiết bị nhớ.
Tệp bao gồm tên tệp và kiểu tệp.
Có hai kiểu tệp được sử dụng trong C/C++ là tệp văn bản và tệp nhị phân. Tệp văn bản là
tệp lưu thông tin dưới dạng văn bản (Text) và có các khuôn dạng quy định trước. Tệp nhị
phân là tệp lưu thông tin dưới dạng nhị phân (Binary). Thông thường, trong các bài toán
tin học hay sử dụng tệp văn bản do các tệp này có thể xem, chỉnh sửa, in ấn dễ dàng.
Trong các chương trình, tệp chứa các Input thường được đặt tên với đuôi .INP; tệp ghi các
Output được đặt tên với đuôi .OUT.
Tệp Input do người lập trình (LT) tạo ra. Tệp Output do chương trình tạo ra.
Các thao tác trên tệp Input: Mở tệp để đọc, Đọc dữ liệu và Đóng tệp.
Các thao tác trên tệp Output: Mở tệp để ghi, Ghi dữ liệu và Đóng tệp.

B. Làm việc với tệp Input


1. Cách thứ nhất
 Khai báo biến tệp vào: ifstream Tên biến tệp;
Ví dụ: ifstream fi;
 Mở tệp để đọc dữ liệu: Tên biến tệp.open(<Tên tệp>);
Ví dụ: fi.open(“PS.INP”);
 Đọc dữ liệu từ tệp: <Tên biến tệp> >> <Tên biến>;
Ví dụ: fi >> n;
 Đóng tệp: <Tên biến tệp>.close();
Ví dụ: fi.close();
2. Cách thứ hai
 Sử dụng tệp vào chuẩn stdin nên không cần khai báo;
 Mở tệp để đọc dữ liệu: freopen(<Tên tệp>,”r”, stdin);
Ví dụ: freopen(“PS.INP”, “r”, stdin);
 Đọc dữ liệu từ tệp: cin >> <Tên biến>;
Ví dụ: cin >> n;
 Không cần đóng tệp.

C. Làm việc với tệp Output


1. Cách thứ nhất
 Khai báo biến tệp ra: ofstream <Tên biến tệp>;
Ví dụ: ofstream fo;
 Mở tệp để ghi dữ liệu: <Tên biến tệp>.open(<Tên tệp>);
Ví dụ: fo.open(“PS.OUT”, ios::out);
 Ghi dữ liệu ra tệp: <Tên biến tệp> << <Biểu thức>;
Ví dụ: fo << kq;
 Đóng tệp: <Tên biến tệp>.close();
Ví dụ: fo.close();
2. Cách thứ hai
 Sử dụng tệp vào chuẩn stdout nên không cần khai báo;
 Mở tệp để đọc dữ liệu: freopen(<Tên tệp>,”w”, stdout);
Ví dụ: freopen(“PS.OUT”, “w”, stdout);
 Ghi dữ liệu ra tệp: cout << <Biểu thức>;
Ví dụ: cout << kq;
 Không cần đóng tệp.

Chú ý: Cách thứ nhất cần #include <fstream>, cách 2 thì dùng #include <iostream>. Các
em có thể tùy ý dùng cách nào trong 2 cách này.

You might also like