You are on page 1of 4

NHÓM 39 TRẢ LỜI CÂU HỎI CÁC NHÓM:

Nhóm 25 hỏi nhóm 39: Dịch vụ được sử dụng nhiều nhất của Google Cloud là gì?
Google Compute Engine (GCE) là một trong những dịch vụ quan trọng nhất của Google
Cloud và nó cạnh tranh trực tiếp với Amazon Web Services kể từ khi Amazon Web
Services trở nên phổ biến bằng cách cung cấp máy tính ảo. Cách thức hoạt động của
điều này là các máy ảo và máy chủ của Google tồn tại hoàn toàn dưới dạng phần mềm.

Nhóm 27 hỏi nhóm 39: Khi phải xử lý những dữ liệu cực kì lớn thì gg cloud xử lý như
thế nào để ko giảm hiệu suất và nghẽn đường truyền
Để khắc phục vấn đề này, GCP cung cấp một số dịch vụ như Dataflow - dịch vụ xử lý dữ
liệu được quản lý toàn phần, có thể hợp nhất cả xử lý dữ liệu luồng và hàng loạt một
cách hiệu quả và có thể mở rộng với độ trễ thấp, hay dịch vụ Compute Engine – có tính
năng mở rộng, nhân bản nhiều VM instance khi hệ thống hiện tại bị quá tải
(Autoscaling), hoặc BigQuery – một dịch vụ được tối ưu hóa để nhận câu trả lời nhanh
chóng cho các tập dữ liệu rất lớn.

Nhóm 32 hỏi nhóm 39: Compute Engine thì có điểm khác gì với các máy ảo bình
thường không? Và các dịch vụ như AWS và Azure có cung cấp dịch vụ tương tự như
Compute Engine hay không, hay chỉ Google có thể cung cấp loại dịch vụ này? Tại sao?
Compute Engine cung cấp các máy ảo mà có cơ sở hạ tầng được phát triển bởi Google,
cho phép người dùng sử dụng qua mạng toàn cầu. Các máy ảo này thì có thể tùy chỉnh,
mở rộng theo nhu cầu sử dụng của người dùng, do đó không phải lo lắng về việc lắp đặt,
bảo trì phần cứng, ngoài ra nó còn cung cấp nhiều tính năng hữu ích khác phù hợp cho
quy mô sử dụng lớn như ở các tập đoàn, doanh nghiệp, với chi phí hợp lý. Đây chính là
điểm khác biệt so với máy ảo truyền thống.
Bên cạnh Google Cloud, trên thế giới hiện nay có nhiều các nhà cung cấp các dịch vụ
cloud computing , phổ biến nhất là AWS, Azure, IBM, hay Oracle, v.v. Và họ là những đối
thủ cạnh tranh với GCP.

Nhóm 19 hỏi nhóm 39: Với sự tiện dụng như thế thì GCP có đảm bảo tính bảo mật cho
khách hàng không và bằng cách nào?
Bảo mật đám mây có thể khó khăn vì nhiều giải pháp bảo mật truyền thống không thể
được triển khai trong môi trường đám mây hoặc không hiệu quả trong đó. Để giải quyết
vấn đề này, GCP bao gồm nhiều sản phẩm bảo mật đám mây tích hợp, bao gồm:

 Virtual Private Cloud (VPC): Mạng ảo cho phép phân đoạn mạng và tăng cường
an ninh mạng.
 Mã hóa dữ liệu (Data Encryption): Dữ liệu được mã hóa ở trạng thái lưu trữ và
khi truyền trong GCP.

 Log Access: Truy cập nhật ký hoạt động gần thời gian thực để hiển thị bảo mật.

 Ủy quyền nhị phân (Binary Authorization): Chỉ các container đáng tin cậy mới có
thể được triển khai trên Kubernetes Engine

 Hệ thống phát hiện xâm nhập (Intrusion Detection System): Phát hiện mối đe
dọa hoạt động trên đám mây.

 Data Loss Prevention: Ngăn chặn rò rỉ dữ liệu nhạy cảm.

 Web App and API Protection: Chống DDoS, WAF, chống bot và bảo vệ API.

Nhóm 10 hỏi nhóm 39 : Google Cloud hỗ trợ tính toán phân tán như thế nào?
Google Cloud cung cấp dịch vụ Google Distributed Cloud, giúp khách hàng có thể di
chuyển hoặc hiện đại hóa các ứng dụng và xử lý dữ liệu cục bộ bằng một bộ dịch vụ
Google Cloud như cơ sở dữ liệu, máy học, phân tích dữ liệu, dịch vụ quản lý container và
dịch vụ của bên thứ ba.

Google Distributed Cloud hoạt động bằng cách cho phép người dùng mở rộng các dịch
vụ đám mây công cộng được lưu trữ trên Google Cloud Platform đến các máy chủ riêng,
thiết bị internet vạn vật (IoT) hoặc cơ sở hạ tầng khác. Nói cách khác, bạn có thể sử
dụng Đám mây phân tán để quản lý cơ sở hạ tầng mà bạn sở hữu – trái ngược với cơ sở
hạ tầng thuộc sở hữu của nhà cung cấp đám mây như Google – bằng cách sử dụng nhiều
công cụ và dịch vụ tương tự mà Google cung cấp cho khách hàng đám mây công cộng
của mình.
Nhóm 32 hỏi nhóm 39:  So sánh GCP với các nền tảng cloud khác ví dụ như Microsoft
AZURE, AWS

So sánh giữa AWS, Azure và GCP (nguồn ảnh: cloudthat.com)

You might also like