You are on page 1of 3

Họ tên: Ngô Văn Tiến

Lớp: FHTM117A
Mã sinh viên: 22C7101H0799
Môn: Phát triển kỹ năng cá nhân 1
Câu 8. Phân tích những nguyên nhân có thể khiến cho một buổi thuyết trình không
đạt được thành công, đề xuất giải pháp khắc phục và liên hệ thực tiễn.
Bài làm
Kĩ năng thuyết trình là một trong nhiều kĩ năng giao tiếp cơ bản. Đó là khả năng nhận
biết nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến tâm lý bên trong. Khi
thuyết trình, người thuyết trình phải biết mục đích của bài thuyết trình là gì, mục tiêu cụ
thể sau khi thuyết trình cần đạt được những gì. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta coi nhẹ điều
đó, sau khi kết thúc thuyết trình người nghe vẫn không hiểu rõ ràng chúng ta muốn gì, họ
được yêu cầu làm gì, tại sao lại như vậy v.v... Những điều càng cơ bản, ta lại càng phải
xác định rõ ràng, kỹ càng và không được phép chủ quan.
Nguyên nhân dẫn tới bài thuyết trình không thành công là vì bài thuyết trình
không đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Làm mất thời gian của người nghe
Nội dung thuyết trình dài dòng, lan man, không đi vào nội dung trọng tâm
- Không lôi cuốn và hấp dẫn người nghe đến phút cuối
Slide chuẩn bị sơ sài, không đẹp mắt, người thuyết trình không có kỹ năng dân dắt tốt,
khiến người nghe không thích thú.
- Không nhấn mạnh được những điểm quan trọng
Không hiểu nội dung thuyết trình, không biết cách nhấn vào nội dung chính.
- Không tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe. Người nghe thay đổi;
đồng ý và hành động.
- Giải pháp khắc phục những nguyên nhân trên khi thuyết trình
Thứ nhất, chuẩn bị bản thân.
Về tinh thần: Chuẩn bị tinh thần để tạo sự tự tin, thoải mái và không có tâm trạng lo
lắng, run sợ.
Về kiến thức: Hiểu kiến thức mình sẽ thuyết trình, chuẩn bị đầy đủ thông tin trình
bày. Để từ đó chuẩn bị các kiến thức cần thiết cho bài thuyết trình. Ngoài ra còn các yếu
tố bên ngoài: chuẩn bị đầu tóc, trang phục, giầy dép…phù hợp, gọn gàng, sạch sẽ.
Thứ hai, tìm hiểu đối tượng nghe:
Hiểu rõ tâm lý người nghe, lấy người nghe làm trung tâm. Hướng nội dung tới những
điều người nghe chờ đợi chứ không đơn giản chỉ là nói những gì mình muốn.Vì vậy, phải
xác định đối tượng nghe là những ai, vốn kiến thức của họ như thế nào hay họ hiểu biết
vấn đề sắp trình bày đến đâu….
Thứ ba, chuẩn bị bài thuyết trình:
Xác định mục đích của bài thuyết trình, xác định được vấn đề trọng tâm. Người thuyết
trình cần xác định cách thức truyền đạt như thế nào:  để tạo chủ động khi thuyết trình
chúng ta cần lập dàn ý trước, xem mình sẽ nói những vấn đề gì trong khoảng thời gian
đó. Chuẩn bị chỉn chu phần mở đầu của bài nói chuyện có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề và
thu hút sự chú ý của người nghe. Chúng ta cần biết tận dụng sự tập trung chú ý cao ở
những giây phút đầu tiên để dẫn dắt người nghe vào bài nói chuyện (dẫn nhập). Phần kết
đẹp và hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý ở những giây phút cuối cùng của buổi nói chuyện.
Tiến hành thuyết trình
Tạo không khí thoải mái và thân thiện cho người nghe thì thông thường khi mở đầu
người thuyết trình thường nhắc đến người nghe với từ “chúng ta”. Trước khi bắt đầu nói
chuyện cần giới thiệu về bản thân một cách ngắn gọn.
Trình bày nội dung: Triển khai bài thuyết trình, người nói nên diễn đạt theo dàn ý đã
lập sẵn từ trước để đảm bảo sự logic, không bị thiếu hoặc trùng ý. Tuy nhiên không nên
phụ thuộc quá nhiều vào giấy chuẩn bị, tốt nhất nên thoát li khỏi văn bản đó.
Trong thực tiễn khi thuyết trình, bản thân của mỗi người thuyết trình cần đặc biệt
lưu ý những cách chuẩn bị kỹ năng như sau:
- Luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi thuyết trình: Bạn sẽ có thời gian để chuẩn
bị cho mọi thứ chu đáo, buổi thuyết trình sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
- Thực hành trước khi thuyết trình: Bạn có thể thực hành trước một vài người bạn,
đồng nghiệp để luyện tập
- Giữ cho tinh thần, tâm lý tốt nhất: Bình tĩnh và tự tin để thể hiện hết các nội dung
truyền tải. Một bí quyết mà bạn nên sử dụng là hãy coi như đó là một buổi trao đổi kiến
thức với người nghe để tâm lý của bạn thoải mái nhất.
- Luôn nở nụ cười: . Nụ cười của bạn cũng sẽ khiến cho người nghe cảm giác thân
thiện, thoải mái hơn khi lắng nghe buổi thuyết trình.
- Chủ động thu hút và tương tác với người nghe: Những cử chỉ, giao tiếp bằng ánh mắt
là cách tương tác vô cùng hiệu quả với khán giả. Đồng thời, bạn có thể đặt các câu hỏi để
trao đổi với khán giả. Đây là cách rất tốt để buổi thuyết trình của bạn thật chuyên nghiệp
và hấp dẫn.

You might also like