You are on page 1of 2

CHÈ KHOAI MÌ NƯỚC CỐT DỪA

Nguyên liệu làm Chè khoai mì nước cốt dừa 


Cho 2 người
- Khoai mì 300 gr 
- Lá dứa 20 gr 
- Nước cốt dừa 200 ml 
- Đường 50 gr 
- Đậu phộng sống 20 gr 
- Bột năng 20 gr 
- Muối 5 gr 
- Nước 420 ml
Cách chọn mua đậu phộng ngon
 Bạn nên chọn hạt đậu phộng to tròn, bấm móng tay vào hạt có cảm giác chắc, mẩy.
 Ngoài ra, vỏ hạt đậu phộng phải có màu sáng, hạt đều, không bị lẫn các hạt lép, hư
thối.
 Đặc biệt, không nên chọn hạt đậu đã bị mốc hoặc xuất hiện các màu sắc lạ.
Cách chế biến Chè khoai mì nước cốt dừa
1. Sơ chế nguyên liệu
- Bạn bào vỏ khoai mì, ngâm trong nước muối pha loãng trong 10 phút để giúp khoai
không bị đen. Sau khi ngâm, bạn vớt khoai ra, rửa sạch lại với nước rồi để ráo.
- Lá dứa rửa sạch, cuộn thành bó để dễ dàng hơn khi nấu.
2. Bào khoai mì
- Bạn cho bàn bào vào thau lớn, bào nhuyễn 300gr khoai mì. Nếu muốn nhanh hơn, bạn
có thể cho khoai vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Sau khi bào xong, bạn cho khoai mì vào túi hoặc khăn vải mùng để vắt hết nước ra, và
giữ lại phần xác khoai. Đối với phần nước cốt khoai, bạn để yên trong 30 phút cho phần
tinh bột khoai được lắng xuống rồi lược bỏ phần nước.
Mách bạn: Nếu không vắt nước, khoai mì sẽ dễ bị đắng khi nấu
3. Rang đậu phộng
- Bạn bắc chảo lên bếp ở mức lửa lớn rồi cho đậu phộng vào. Khi đậu nóng dần, bạn cho
lửa về mức vừa rồi đảo đều đậu trong 15 phút cho đến khi đậu vàng giòn.
- Khi đậu phộng đã chuyển vàng, bạn tắt bếp và để cho đậu nguội hẳn rồi bắt đầu bóc vỏ
và giã nhuyễn.
4. Tạo hình cho khoai mì
- Bạn cho 20ml nước vào xác khoai, trộn đều để khoai không bị cứng khi tạo hình. Sau đó,
bạn cho tinh bột khoai vào để giúp món chè dẻo hơn.
- Sau khi trộn, khoai đã có độ sệt, bạn cho tiếp 10gr bột năng vào, tiếp tục trộn đều hỗn
hợp rồi tiến hành vo viên chè.
- Bạn chỉ nên vo viên chè vừa phải, không nên làm viên chè quá to vì khi ăn rất dễ bị
ngán.
5. Luộc viên khoai mì
- Bạn cho nồi lên bếp, nấu sôi 200ml nước rồi lần lượt cho viên chè vào. Bạn đợi khi nước
sôi mạnh hơn, bọt nước nổi nhiều trên mặt, khoai có độ chín và dẻo, bạn dùng muỗng
khuấy nhẹ rồi giảm lửa về mức nhỏ nhất rồi luộc thêm 10 phút cho đến khi chín hẳn.
Mách bạn:
o Nước phải thật sôi bạn mới cho viên chè vào, nếu nước chưa sôi hay còn ấm, viên chè
khi cho vào sẽ nhanh chóng bị rã ra, không còn ngon.
o Ngoài cách luộc, bạn còn có thể cho khoai vào xửng hấp trong 20 phút để đảm bảo
lượng khoai không bị hao hụt.
6. Nấu chè khoai mì
- Bạn tiếp tục nấu 200ml nước, khi nước sôi, bạn cho viên chè vừa luộc vào, cho thêm
50gr đường, khuấy đều và để lửa nhỏ để viên chè có vị ngọt. Để tạo mùi thơm cho món
chè, bạn cho lá dứa vào và nấu trong 5 phút. Ngoài ra, bạn có thể dùng vani để chè
thêm béo.
- Khi đường tan, bạn cho nước cốt dừa vào, khuấy đều. Để trung hòa vị ngọt của chè, bạn
cho 5gr muối vào.
- Cuối cùng, để chè có độ sệt, bạn pha loãng 10gr bột năng với 20ml nước, sau đó cho từ
từ vào và khuấy đều để bột được hòa tan.
7. Thành phẩm
Múc chè ra chén, cho đậu phộng rang giã nhuyễn lên trên, thưởng thức ngay vị chè thơm,
béo mùi nước cốt dừa, viên chè dẻo, dai, ngọt thanh không bị gắt. Ăn một viên chè lại thòm
thèm muốn ăn thêm nhiều viên nữa đó!

You might also like