You are on page 1of 4

1)KHÁI NIỆM

•Nho giáo, còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là một hệ
thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do
Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục
đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo
lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng
2)SỰ HÌNH THÀNH CỦA NHO GIÁO
•Nguồn gốc của nho giáo được xem là bắt đầu từ Phục Hy (một vị thần
tích truyền thuyết của Trung Quốc), ông là người đầu tiên đưa ra khái
niệm về âm dương, chế ra bát quát và những chuẩn mực xã hội để dạy
cho loài người.
•Tuy nhiên đã phần các nghiên cứu chỉ ra rằng “Nho giáo” chỉ thực sự
được khai sinh bởi đức Khổng Tử. Ông đã tổng hợp lại các quan điểm
về tư tưởng, lẽ sống rời rạc trong lịch sử để đưa ra một quy chuẩn hoàn
chỉnh nhất cho Nho giáo. Khổng Tử được xem là giáo chủ Nho giáo.
Tuy nhiên sau khi ông mất Nho giáo lại bị sử dụng một cách lệch lạc bởi
những người cầm quyền nhằm điều khiển người dân.
•Tại Trung Quốc, Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư
tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn
2.000 năm.
•Đến thế kỷ XX, với sự sụp đổ của chế độ quân chủ, Nho giáo mất vị thế
độc tôn, thậm chí bị bài trừ ở ngay tại Trung Quốc trong thập niên 1960-
1970 khi Mao Trạch Đông làm chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đến đầu thế kỷ XXI, đứng trước sự suy thoái của đạo đức xã hội, những
giá trị của Nho giáo về tu dưỡng, giáo dục con người dần được coi trọng
trở lại và được thúc đẩy thành phong trào tại các nước Đông Á.
3)NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO
a)PHONG KIẾN
•Tích Cực
-Nho giáo giúp Trung Quốc đạt đến một trình độ văn minh hàng đầu thế
giới thời cổ đại, hơn hẳn phương Tây khi đó đang chìm trong "đêm
trường Trung cổ".
-Nhờ Nho giáo, người Trung Quốc không ai không xem trọng giáo dục.
-Cải thiện chế độ, đào tạo những kẻ sĩ có tài, để giúp quý tộc và lần lần
thay họ mà trị nước.
-Nho giáo đã trui rèn nên một tầng lớp Nho sĩ thông thuộc kinh sử và
giàu phẩm chất đạo đức.
-Chỉ dẫn về cách sống thuận theo đạo đức để con người được an vui, xã
hội được vững mạnh, hướng con người đến đạo đức mẫu mực. Do đó,
không hề có cuộc chiến tranh nào vì lý do tôn giáo trong lịch sử Trung
Quốc
•Tiêu Cực
-Tư duy giáo điều: Tư tưởng chính danh trong Nho giáo khi bị lạm dụng
sẽ gây ra kìm hãm tự do nhân cách, hạn chế sáng kiến mới của con
người. Nhất là khi tiếp xúc với nền văn minh phương Tây có quá nhiều
điểm khác biệt mà người phương Đông chưa từng biết đến, những người
xuất thân Nho học thường tự thu mình lại, tự cô lập và cách biệt, tự đóng
khung mình trong những khuôn khổ cũ có sẵn do thế hệ trước tạo dựng,
ngại hòa nhập và khó hòa hợp khiến những cái mới khó xâm nhập. Cũng
vì quá cảnh giác với các thế lực ngoại bang nên hệ thống chính quyền
dựa trên tư tưởng Nho giáo thường "dị ứng" với những biến đổi nội tại
và ảnh hưởng của ngoại lai, từ đó sẽ cản trở việc tiếp thu cái mới và hậu
quả là cản trở sự phát triển của đất nước.
-Tư tưởng của Nho giáo đã quá đề cao danh vọng. Điều tốt có chỗ tốt là
giúp cho con người biết phấn đấu, tranh giành địa vị nhưng lại khiến cho
con người mù quáng chay theo danh vọng mà quên mất luân thường đạo
lý.
-Bất bình đẳng xã hội: Mục đích của chính danh mà Nho giáo đề cao là
sự ổn định xã hội, nhưng được các triều đại phong kiến dùng để bảo vệ
quyền của thiên tử, duy trì sự phân biệt đẳng cấp.
-Sự đề cao gia đình, gia tộc theo quan niệm của Nho giáo khi bị làm
dụng quá mức đã dẫn đến tác dụng phụ, đó là hiện tượng đặt tình cảm
gia đình quá nặng; sự tính toán cho danh lợi riêng của gia đình mình quá
lớn. Hiện tượng đó dẫn đến sự vi phạm quyền làm chủ của dân, bóp
nghẹt dân chủ, kéo bè kéo cánh, cửa quyền, gây thiệt hại tài sản chung,
cản trở và làm chậm bước tiến đổi mới.
-Trong xã hội Nho giáo cũng không đề cao giá trị của người phụ nữ
khiến cho họ bị chà đạp khá nhiều.
b) HIỆN NAY
•Tích Cực
-Một số học giả cho rằng Nho giáo có tác động tích cực lên sự phát triển
của nền kinh tế các nước Đông Á. Đạo đức Nho giáo đề cao sự chăm chỉ
và tiết kiệm.
-Tạo nên những giá trị ưu trội trong bản sắc văn hoá Châu Á:
•Ham học, thông minh và tháo vát, nhạy bén với mọi thay đổi.
•Cần cù, chịu khó, thích nghi với hoàn cảnh.
•Gắn bó với tổ quốc, họ hàng, gia đình.
•Thích sống một cuộc sống giản dị, không bị những đòi hỏi vật
chất dày vò, lo cho con cháu còn hơn lo cho chính mình.
•Tiêu Cực
-Do đã ra đời cách đây 2.500 năm, trong bối cảnh xã hội phong kiến nên
một số nội dung của Nho giáo tỏ ra không còn phù hợp trong bối cảnh
xã hội mới. Do vậy, việc nắm bắt những điểm hạn chế của Nho giáo
trong bối cảnh hiện đại được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, nhằm
"gạn đục khơi trong" để vừa có thể kế thừa các ưu điểm của Nho giáo,
vừa có thể tránh lặp lại các hạn chế của học thuyết này.
-Nho giáo khi bị lạm dụng nó trở nên cứng nhắc theo một khuôn phép
cũ, dẫn tới tư duy mang tính bảo thủ, tiêu cực. Chính mặt hạn chế này
của Nho giáo đã để lại tàn dư cho đến tận ngày nay, nó trở thành phong
tục, lối sống, nó thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của không ít người
ở các nước phương Đông.Điều đó gây ra những hủ tục lạc hậu vẫn còn
tồn tại ở một số nơi, gia đình.
4)KẾT LUẬN
•Phan Ngọc viết:
"Khổng học tồn tại được 2.000 năm ở một phần ba nhân loại, dù có bị
xuyên tạc, cũng là một giá trị của châu Á. Không những thế, nó không
chỉ là một giá trị của châu Á mà của cả nhân loại trong giai đoạn mới
này khi thế giới cần phải hiểu những giá trị của châu Á cũng như châu Á
cần phải hiểu những giá trị của thế giới".

You might also like