You are on page 1of 2

LỚP LUYỆN ĐỀ

ĐỀ 4

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 CÂU)


Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ...mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Đoạn thơ gợi cho anh/chị tình cảm, cảm xúc gì về ý nghĩa của lời ru ? Viết
không quá 100 chữ.
Câu 2. Hình ảnh trong văn học là hình ảnh mang giá trị thẩm mĩ lớn, trở thành một
hình tượng nghệ thuật.
Hãy phân tích hình ảnh chiếc lược ngà trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn
Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến trên. Viết trong 01 văn bản khoảng 300 từ.
ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Giới thiệu: Bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Du có những câu
rất xúc động về lời ru của mẹ.

- Tình cảm, cảm xúc:

+ Hiểu được ý nghĩa của lời ru: tuổi thơ mỗi người thấm đẫm lời ru ngọt ngào
của mẹ, lớn lên trong lời ru; lời ru thể hiện tình yêu thương bao la của mẹ,
những nhắn gửi, tâm tình của mẹ dành cho con qua lời ru nhẹ nhàng mà sâu
sắc; lời ru nuôi dưỡng tâm hồn con: yêu thương , mạnh mẽ….

+ Cảm động khi nghe/khi nhớ về lời ru, yêu thương, biết ơn mẹ

- Mở rộng: “Dẫu con đi hết cuộc đời/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

- Chốt lại: Trân trọng ý nghĩa lời ru trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2: Đoạn mẫu


Hình ảnh chiếc lược ngà trong truyện ngắn cùng tên của NQS là hình ảnh là
hình ảnh mang giá trị thẩm mĩ lớn, trở thành một hình tượng nghệ thuật.
Ra đời năm 1966 giữa lúc chiến tranh chống Mỹ ác liệt, truyện ngắn “CLN”
viết về tình phụ tử của ông Sáu và bé Thu mà trong đó người đọc rất ấn tượng về hình
ảnh cây lược ngà ông Sáu làm tặng cho con. Trước hết đây là hình ảnh quan trọng đối
với việc phát triển cốt truyện, giúp cho mạch truyện được thể hiện tự nhiên, liền
mạnh. Hình ảnh này còn như cầu nối gắn kết các nhân vật với nhau. Đồng thời qua
hình ảnh chiếc lược ngà, nhà văn thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng, cao
đẹp. Chiếc lược là lời hứa của người cha đối với con, là ước mơ và khao khát được trở
về, đoàn tụ với gia đình. Còn nhớ, ông Sáu đã vui như một đứa trẻ được qùa khi kiếm
được khúc ngà để làm cây lược cho con. Rồi ông tỉ mẩn, cố công như một người thợ
bạc để cưa từng chiếc răng lược. Lòng yêu con đã biến ông Sáu – một người lính chỉ
quen cầm súng ở chiến trường trở thành một nghệ nhân đặc biệt: chỉ sáng tạo một kỉ
vật dành cho con gái. Cây lược đã được làm bằng tất cả tấm lòng yêu thương, nhung
nhớ, niềm ân hận và ước mong trở về…Cảm động nhất là trước lúc khi sinh, ông Sáu
đã trao lại cây lược ngà cho bác Ba – người đồng đội thân thiết. Hành động quan
trọng nhất mà ông Sáu thực hiện trước lúc hi sinh là vì con, cho con. Ông Sáu có thể
hi sinh nhưng tất cả tấm lòng người cha – với yêu thương và trách nhiệm đã được gửi
vào trong cây lược. Cây lược trở thành biểu tượng của tình phụ tử. Hay có thể nói,
tình cha con là không thể chết được bởi tình cảm ấy hiện thân trong cây lược. Chiến
tranh quả thực có thể lấy đi sinh mệnh con người nhưng không thể huỷ diệt được
nhữngh tình cảm bình dị mà thiêng liêng, cao quý như tình cha con. Hơn nữa, sau này
khi bác Ba trao lại cây lược cho bé Thu nghĩa là người cha đã trở về trong một hiện
thân cụ thể, hữu hình. Và bé Thu cũng cảm nhận được tình cha bao la, sâu nặng trong
kỉ vật ấy. Tình cảm của ông Sáu và bé Thu vừa khiến người đọc xót thương khi đặt
trong cái éo le của chiến tranh, nhưng cũng khiến ta cảm phục bởi tình cảm ấy đã vượt
lên cả khốc liệt, dữ dội của chiến tranh, và cả cái chết để toả sáng.
Quả thực, qua tài năng thể hiện của NQS, hình ảnh chiếc lược ngà đã góp phần
thể hiện tư tưởng chủ đề truyện ngắn – một bài ca thiêng liêng xúc động về tình phụ
tử.

You might also like