You are on page 1of 4

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Lê-nin: “Ai có tri thức thì người ấy

có được sức mạnh”.

Theo dòng chảy của thời gian, thời gian đã kiểm chứng biết bao điều mà cũng
giúp ta nhận thấy được rằng con người luôn có khát vọng để nâng cao thêm
tầm hiểu biết, mở rộng sự hiểu biết của bản thân. Có biết bao nhiêu cuộc diễn
du của con người trên khắp thế giới đều không nằm ngoài sự mong muốn mở
rộng nâng cao tầm hiểu biết, khám phá thế giới rộng lớn. Những gì nằm ngoài
tầm hiểu biết của con người luôn mênh mông vô hạn. Vì vậy chúng ta cần có ý
thức nâng cao tinh thần học tập. Lê-nin đã từng khẳng định : “học, học nữa,
học mãi” bởi ông đã nhận ra được sức mạnh của tri thức. sau này, một lần nữa
ông đã khẳng định điều đó qua lời dạy: “ai có tri thức thì người ấy có được sức
mạnh”.

 Giải thích: Trước hết chúng ta cần hiểu được nd ý nghĩa trong lời răn
dạy của Lê-nin.
- Tri thức là sự hiểu biết của bản thân về cuộc sống. Tri thức bao gồm
những kiến thức dữ kiện thông tin, những mô tả thậm chí những kĩ năng
mà con người có được.
- Sức mạnh là khả năng tác động mạnh mẽ đến người khác, đến bất kì 1 sự
vật nào. Sức mạnh không chỉ nói đến cơ bắp thể chất mà còn nói đến sức
mạnh tinh thần, sức mạnh trong tâm hồn. Câu nói của Lê-nin : “ai có tri
thứ thì người đó có được sức mạnh” thể hiện được giá trị của tri thức.
những người có nhiều kiến thức nhiều trải nghiệm thì người đó sẽ có được
sức mạnh. Đây là 1 nhận định rất đúng đắn, tiến bộ đã nhấn mạnh vai trò
của tri thức trong cuộc sống.
 Khẳng định tính đúng đắn trong nhận định của Lê-nin.
- Trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào cũng cần đến những người có tri
thức. nếu có tri thức thì sẽ có được sức mạnh. Khi chúng ta có tri thức
hiểu biết về mọi mặt, thiên nhiên xã hội, những kinh nghiệm sống trong
quá trình , có những kĩ năng cần thiết thì nhấn định sẽ là được nhưng công
việc cho dù có khó khăn đến mấy. tri thức sẽ giúp con người có những giải
pháp, những phương pháp phù hợp cho công việc của mình.
- Khi chúng ta có tri thức thì chúng ta sẽ biết sáng tạo trong công việc, sẽ
luông tìm tòi phát minh về cái cái mới. những người có tri thức thâm hậu
chắc chắn họ sẽ làm được những việc mà người bth k thể làm được. từ
đónawng suất công việc sẽ được nâng cao. Trong bất cứ lĩnh vực nào tri
thức cũng rất cần.
- Tri thức là sức mạnh của khoa học và cũng là sức mạnh của khoa học, sức
mạnh trong sự phát triển kinh tế.
- Tri thức sẽ giúp chúng ta dễ dàng thành công trong cuộc sống vì khi chúng
ta có tri thức thì sẽ biết cách đối nhân xử thế sao cho phù hợp. Từ đó mọi
mối quan hệ đều được tốt đẹp hơn. Nó là cơ sở để thành công trong cuộc
đời. để có được tri thức thì bản thân phải không ngừng nỗ lực, chịu khó
tìm tòi, học tập mọi lúc mọi nơi, trong trường học ngoài trường đờ, trong
sách vở và trên các phương tiện thông tin đại đại chúng.
- Tri thức của nhân loại mênh mông vô hạn mà đời người thì hữu hạn. Vì
vậy khi tìm tòi tích luỹ tri thức chúng ta phải có sự chọn lọc để không lãng
phí những điều không cần thiết và để học được thật nhièu hiẻu được thật
nhiều. khi ta có 1 kho tàn tri thức thì ta sẽ vận dụng vào cuộc sống hiệu
quả nhất.
- Mặc dù Lê-nin nhấn mạnh đến vai trò của tri thức- sức mạnh tinh thần
nhưng chúng ta cũng không thể coi thường sức mạnh cơ bắp, sức mạnh
cuẩ thể trạng con người. Dù ở bất cứ nơi đâu chúng ta cũng phải phát
triển hài hoà giữa sức mạnh tri thức và sức mạnh của cơ bắp. Bởi vì không
thể có 1 trí tuệ minh mẫn trên 1 cơ thể ốm yếu.
- Những gì chúng ta biết là nhỏ bé còn những gì ở ngoài kia thì mênh mông,
vô hạn, mới mẻ. Chính vì thế chúng ta phải cố gắng học tập, trao dồi kiến
thức để đừng bao giờ trở thành kẻ lạc hậu, tụt hậu lại phía sau.

Xã hội ngày 1 thay đổi, khoa học công nghệ ngày càng phstd triển đi lên, con
người là chủ nhân của xã hội nên hãy luôn luôn kiên trì trong học tập, tìm
hiểu và khám phá những điều mới mẻ. là 1 công dân của thời đại mới, chúng
ta không ngừng học để có được tri thức và tích cực vận dụng nó vào cuộc
sống. Không có tri thức thì khó mà thành công trên hành trình kiênd tạo thế
giới, hành trình vĩ đại của đời người. tri thức chưa bao giờ từ chối những ai
có ý thức trong việc chiếm lĩnh nó. Hãy luôn dùng chìa khoá tri thức để mở
cửa cuộc đời. lời dạy cuae Lê-nin k chỉ đúng hôm qua hôm nay mà vẫn luôn
còn ý nghĩa đối với mai sau. Lời dạy ấy như 1 chân lý vĩnh hằng tác động vào
con tim và khối óc của mỗi người. Đừng vì 1 lý do gì đấy mà mình không có
1 lượng tri thức để tạo sức mạnh vững chắc để vào đời. Mỗi người đi qua
cuộc đời ta đều có những điều mới mẻ để t học hỏi.

Bàn về ý nghĩa trong lời dạy của Lê-nin: “học, học nữa, học mãi”.

Ngạn ngữ TQ có câu ”Học như bơi thuyền ngược, không tiến ắt sẽ lùi”. Đúng
thế, học tập là cả 1 quá trình không ngừng nghỉ ở mỗi cá nhân và là nền tảng
của toàn xã hội. ở mọi thời đại, việc học không còn là việc của cá nhân mà đó
là việc của tất cả mọi người. sinh thời nhà cách mạng vô sản nổi tiếng của TG
Lê-nin đã từng khuyên bảo: học, học nữa, học mãi. Lời răn dạy đó đồng thời
cũng là lời nhắc nhở tất cả chúng ta, lời cổ vũ cho mọi người về việc học.

 Giải thích:
- Lời dạy của L thể hiện 1 quan niệm đúng đắn về học tập. học là 1 quá
trình tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng tri thức của nhân loại vào cuộc sống.
Kiến thức của nhân loại là kho tang fchung của tất cả mọi người ng=hưng
chúng ta hãy chiếm lĩnh nguồn kiến thức ấy, biến cái chung thành cái của
riêng mình.
- Học nữa tức là chúng ta phải học nhiều hơn, học k bao h là đủ.
- Học mãi là học liên tục suốt đời không ngừng nghỉ cho dù ở đâu, làm gì.
- Câu nói của L giản dị như 1 lời nói hằng ngày vô cùng dẽ hiểu. câu nói
mộc mạc nhưng có 1 sự tác động đến người nghe, người đọc và hơn thế
nữa, nó như là mệnh lệnh của trí ócđể chúng ta hành động.

 Khẳng định câu nói của L hoàn toàn đúng:


- Học tập là 1 hình thái ý thức xã hội, nó giúp cho chúng ta tồn tại và phát
triển. Học tập là nhiệm vụ của cá nhân nhưng cũng là trách nhiệm mà mỗi
cá nhân phải hướng tới tập thể. Chúng ta phải học để mở rộng tầm hiểu
biết của bản thân, nâng cao trình độ của toàn xã hội. không ai vốn dĩ sinh
ra đã biết mà tất cả mọi người muốn biết đều phải học. như vậy học là 1
cáchđể chúng ta tồn tại
- Chúng ta học là để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân, dễ dàng thành
công trong cuộc sống. Chính L cũng đẽ từng khẳng định: “ Ai có tri thức
thì người đó có dược sức mạnh”. Sức mạnh của tri thức, sự hiểu biết của
con người tất cả đều bắt đầu từ việc học của cá nhân.
- Chúng ta phải luôn luôn “học nữa” bởi vì những gì chúng ta biết là có hạn
trong khi những gì bên ngoài kia, bên ngoài tầm tay với của ta thì mênh
mông vô hạn, chúng ta còn học nữa bởi vì xã hội luôn vận động, chưa bao
giờ đứng yên nên học học nữa là 1 điều tất yếu. xã hội luôn phát triển sẽ
tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ, những cái mà chúng ta
chưa biết. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, cái mới mẻ luôn nảy sinh từng
giờ, từng ngày. Như thế nếu không học tập thì chúng ta sẽ tụt hậu, sẽ
thành người tối cổ.
- Chúng ta phải học mãi, học không ngừng nghỉ bởi vì cuộc sống xã hội
chưa bao giờ dừng dù chỉ 1 giây. Như thế , nếu k học mãi thì khó lòng theo
kịp sự phát triển của xã hội. hơn nữa, trong cuộc sống thì người tài giỏi,
hiếu học không thiếu. nếu ta không học tập thì ta sẽ thiếu kiến thức, sẽ
thua kém mọi người.
- Học nữa, học mãi như 1 lời cổ vũ đối với mọi người. chúng ta học vì bản
thân, vì trách nhiệm của mình đối với xã hội. chúng ta học để mở rộng tầm
hiểu biết của mình và xây dựng tổ quốc. trình độ dân trí của đát nước cao
thì đất nước sẽ phát triển, sẽ lớn mạnh, sẽ hùng mạnh.
- Chúng ta có thể học tập ở mọi lúc mọi nơi, ở bất cứ thời gian nào trong
cuộc đời. ngày nay, điều kiện học tập dễ hơn trước rất nhiều, chúng ta có
thể học ở trường lớp, ở sách vở, học trong cuộc sống, học lẫn nhau, … Việc
học k giới hạn tuổi tác, k phân biệt màu da, k phân biệt giới tính nên chúng
ta hãy cố gắng học để không bao giờ hối tiếc vì mình đã hoài phí thời gian
trong cuộc đời.
- Chúng ta phải học tập theo 1 phương pháp đúng đắn phù hợp với bản thân
để msng lại hiệu quả cao trong việc học. Đừng bao giờ ngồi vào bàn học
mà vì sự ép buộc, học với 1 tinh thần không thoải mái, học với 1 tư tưởng
để đói phó. Đừng học qua loa, đừng học chỉ vì người khác, vì thành tích
mà phải học vì bản thân.

Lời răn dạy của Lê-nin có ý nghĩa rất lớn đối với tất cả mọi người và thật phù
hợp với dân tộc VN vốn hiếu học. Câu nói của Lê-nin là lời răn dạy, là khẩu
hiệu cho tất cả mọi người. lời răn dạy ấy giúp cho chúng ta không ngừng nỗ
lực vươn lên trong học tập, học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức
vô tận. từ đó nâng cao trình dộ của bản thân và mở rộng góp phần xây dựng
đất nước. Hãy luôn luôn lấy lời răn dạy ấy làm kim chỉ nan cho quá trình học
tập của mình

You might also like