You are on page 1of 2

Phân tích vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao

*Mở bài :Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn tài hoa, uyên bác, giàu cá tính. Ông là một nghệ sĩ suốt
đời đi tìm cái đẹp. Và trong rất nhiều cái đẹp mà ông cảm khái, theo đuổi ấy, ta thấy có cái đẹp ngời sáng
giữa cảnh lao tù tăm tối, cái đẹp toát ra từ người tử tù Huấn Cao trong "Chữ người tử tù".Trong tác phẩm,
Huấn Cao là một con người sống hiên ngang bất khuất, không có sức mạnh quyền thế, bạc vàng nào có
thể khuất phục ông. " Con người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng
còn biết có ai nữa...". Một con người khẳng khái như vậy còn sợ gì cường quyền hay tham gì tiền bạc?

*Thân bài :Huấn Cao là một người đầu đội trời, chân đạp đất. Ông luôn đi theo tiếng gọi của chân lý, của
những người nông dân nghèo khổ để cùng họ đứng lên đấu tranh quyết dành lại bằng được quyền sống và
quyền tự do của chính bản thân mình. Nhưng không may, ông đã rơi vào tay chính quyền và bị chúng kết
án tử hình. Trong tác phẩm, ông không xuất hiện là một vị tướng đang cầm đao đánh giặc, hay đang
chống lại bọn cường quyền ác độc mà lại xuất hiện với vị thế là một tử tù đang chờ ngày thi hành án. Tình
thế éo leo ấy sẽ chẳng có gì đáng nói nếu ông cũng chỉ là một trong những kẻ tử tù bình thường khác.
Nhưng cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn hiên ngang, vẫn ung dung bình thản.

Ông không sợ đầu rơi máu chảy, lại càng không sợ đòn roi sẽ như mưa trút xuống thân mình. Ý chí kiên
cường, anh dũng trong ông chưa bao giờ nguôi dù là đứng trước cái chết. Ngay từ cái lý do khiến ông bị
kết án tử hình cũng đã đủ thấy rằng đây là một người anh hùng chiến đấu vì chính nghĩa, vì nhân dân. Ta
không nhìn thấy Huấn Cao cầm đao giết giặc nhưng lại nhìn thấy ở ông những hành động đanh thép hẳn
là chỉ dành cho kẻ thù: “Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông
xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Giờ đây dù đang trong thân phận là kẻ tử tù, ông có thể sẽ bị
đánh đòn, bị hành hạ bất cứ khi nào nhưng mọi thứ đều chẳng làm ông nao núng. Khí phách anh hùng
trong Huấn Cao chưa bao giờ bị vơi nhạt. Ông từng giết chết bao nhiêu kẻ thù, từng làm náo động cả
chính quyền, hà cớ gì ông lại sợ một tên lính quèn thấp hèn nhỏ bé kia? Cái chết ngay trước mắt ông cũng
chẳng hề lo sợ, huống chi chỉ là mấy đòn roi cỏn con. Thật là một người tù có khí phách của một vị anh
hùng thực thụ.

Chẳng những thế, Huấn Cao còn là một người nghệ sĩ tài hoa với cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.
Đến nỗi tên cai ngục dù quanh quẩn suốt trong ngục tù cũng biết đến tiếng tăm của ông. Viết chữ, có thể
rất nhiều người biết viết, nhưng viết rất nhanh và đẹp thì thật hiếm có. Bởi ở thời ấy, mọi người học chữ
tượng hình. Khi thuộc và hiểu chữ nghĩa là hiểu cả một nền tảng văn hóa từ những nét tượng hình trong
chữ. Chứng tỏ Huấn Cao là người có vốn kiến thức rất rộng và uyên thâm. Cái chữ của ông khiến cho
viên quan coi ngục hằng ước ao, khát khao có được. Hắn coi đó là một vật báu và nếu không xin được
chữ ông Huấn, hắn sẽ phải hối hận suốt cả đời này.

Tuy nhiên với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của
mình. Ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính qua hành động giỗ gông. Thêm vào đó là cái
tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra
pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảnh may suy
nghĩ.

Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách cũng khiến cho người đọc hiểu và ngưỡng mộ nhân vật
Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng. Kiêu bạc là thế, nhưng khi hiểu được tấm lòng chân thành của
ngục quan, ông vui vẻ nhận cho chữ, mà còn tỏ ra cảm động. “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm
lòng trong thiên hạ”. Sau khi cho chữ, ông còn chân thành khuyên bảo viên quản ngục. Huấn Cao ca ngợi
thiên lương, tức là cái bản chất tốt đẹp của con người: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê
mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.
Lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của nhân vật Huấn Cao vậy.

*Kết bài: Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa,
uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Ngoài ra, nó còn là sự hy sinh cho cái
đẹp và cái tâm thế luôn luôn bảo vệ cái đẹp. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp
với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói
"Chữ người tử tù" với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc
cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng
và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

You might also like