You are on page 1of 5

I.

PHẦN MỞ ĐẦU
Sức mạnh của một quốc gia được tạo ra từ các tiềm lực kinh tế, xã hội, chính trị - tinh
thần, khoa học - công nghệ và quân sự. Trong đó, tiềm lực chính trị - tinh thần đóng
một vai trò quan trọng không thể thiếu. Như V.I.Lê-nin khẳng định: “Trong mọi cuộc
chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ
máu trên chiến trường”Vì vậy xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần là yếu tố cơ bản
của tiềm lực quốc phòng, chứa đựng trong tố chất con người, trong truyền thống lịch
sử - văn hoá dân tộc và trong hệ thống chính trị. Đây là khả năng tiềm tàng về chính
trị tinh thần có thể huy động nhằm tạo ra sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng. Tiềm lực này không phải tự nhiên mà có, mà đó là sản phẩm của truyền thống
đoàn kết chống giặc ngoại xâm, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của một đất nước,
hình thành từ nhận thức sâu sắc về tính chính nghĩa của các cuộc kháng chiến bảo vệ
Tổ quốc. Nó không trừu tượng mà được thể hiện cụ thể ở sự giác ngộ sâu sắc mục
tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; lòng yêu nước nồng nàn
của nhân dân, khát vọng mong muốn sống trong hòa bình, độc lập, tự do, kiên quyết
đấu tranh để giải phóng dân tộc, thể hiện rõ chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự
do”; tinh thần quyết chiến, quyết thắng.v.v. Đó là nội dung cốt lõi trong sức mạnh
chính trị - tinh thần của quân và dân ta, là chất keo dính kết mọi lực lượng, hội tụ mọi
nguồn lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc chiến thắng mọi kẻ thù.
Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê-nin về vai trò to lớn
của nhân tố chính trị - tinh thần, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định:
sức mạnh chính trị - tinh thần của quân và dân ta là một trong những nhân tố cơ bản
quyết định thắng lợi của chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. “Không
quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể
một dân tộc”
Lịch sử đã chứng minh, nhờ có hệ tư tưởng đúng đắn, có niềm tin, ý chí quyết tâm,
hệ thống giá trị văn hóa tinh thần giàu bản sắc, nhân văn…, nên dù có tiềm lực kinh tế
chưa mạnh, khoa học - công nghệ chưa phát triển…, Việt Nam đã chiến thắng nhiều
kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn rất nhiều.
I. VÍ DỤ :
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khi so sánh tương
quan lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn về nhiều mặt, mà ưu thế lại thuộc
về phía Hoa Kỳ, bởi thế một số bạn bè quốc tế đã tỏ ý nghi ngại mà đặt câu hỏi: “ Việt
Nam có bao nhiêu sư đoàn, bao nhiêu máy bay, tàu chiến, xe tăng, pháo hạng nặng?
Nền kinh tế Việt Nam so với kinh tế Mỹ bằng bao nhiêu phần trăm?”. Và về khả năng
Việt Nam có thể đánh thắng đội quân xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc,
thống nhất non sông. Nhưng với ý chí tự lực “lấy sức ta mà giải phóng cho ta”; từ
quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp, nhận thức rõ tính chính nghĩa và ưu thế tuyệt
đối về mặt chính trị - tinh thần thuộc về nhân dân ta, Đảng ta khẳng định ý chí, quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
I.I. ĐƯỜNG LỐI
Theo đó, Đảng ta đã tiến hành đường lối đúng đắn, sáng tạo, đó là thực hiện đồng thời
hai chiến lược cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Đường lối đó thể hiện niềm tin tuyệt đối của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta vào thắng lợi, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tiên đoán:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải
Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam
quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta
sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, “Nhân dân Việt Nam nhất
định thắng! Giặc Mỹ nhất định thua”(3).
I.II. PHÂN TÍCH
Phân tích, đánh giá qua thực tiễn các trận thắng Ấp Bắc và Vạn Tường, Đảng ta
khẳng định: chúng ta có thể thắng Mỹ. Nhờ vào việc xây dựng niềm tin của mọi tầng
lớp nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của nhà nước, đối với chế độ xã
hội chủ nghĩa, bản chất tốt đẹp của chế độ, vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là cơ sở để xây dựng tinh thần dám đánh Mỹ của nhân dân
ta, quân đội ta. Từ đó tạo ra phong trào cách mạng sôi nổi, rộng khắp, với lý tưởng, lẽ
sống “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”, tinh thần “cả nước ra
quân, toàn dân đánh giặc”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược” và ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” lại được phát huy cao độ. Từ đây, ý
chí quyết đánh Mỹ được thể hiện qua phong trào: “Tìm ngụy mà đánh, tìm Mỹ mà
diệt” với quyết tâm “1 thắng 20”, “còn cái lai quần cũng đánh”.v.v. Đây chính là biểu
trưng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh và là nét
độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam, huy động được mọi nguồn lực, sức mạnh
chính trị - tinh thần của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Từ nhận thức đúng tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến, với niềm tin tất thắng dưới
sự lãnh đạo của Đảng thì ý Đảng, lòng dân thống nhất, hòa quyện là một, thôi thúc ý
chí quyết tâm: dám đánh, quyết đánh, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. Đây chính là
sức mạnh của chính trị, tinh thần vô địch mà kẻ thù không có được. Sức mạnh đó
không còn là sức mạnh trừu tượng mà biến thành sức mạnh vật chất - “kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước”. Nguồn sức mạnh đó được cụ thể hóa trong
thực tiễn với phong trào: “xe chưa qua, nhà không tiếc”, “thóc không thiếu một cân,
quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, v.v. Hàng triệu thanh
niên miền Bắc xung phong Nam tiến để giải phóng Tổ quốc với tinh thần “Xẻ dọc
Trường Sơn đi đánh Mỹ/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Sức mạnh tổng hợp của
dân tộc được phát huy cao độ: ở miền Nam, phong trào đồng khởi với kết hợp 2 chân,
3 mũi, 3 vùng, đánh địch rộng khắp cả ở miền núi, nông thôn và đô thị,… lần lượt
đánh bại chiến lược “chiến tranh đơn phương”, “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh
cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ-Ngụy. Ở miền Bắc, với chiến thắng “Hà
Nội - Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, rút hoàn toàn
quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Đặc biệt, bức điện lịch sử ngày 07-4-1975, do Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh ký:
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút
xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”. Bức điện không
chỉ có giá trị về mặt quân sự, phản ánh tư duy chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo
của Đảng ta, mà còn có giá trị to lớn cổ vũ tinh thần của toàn quân, toàn dân trong
thời khắc lịch sử: Chiến thắng 30-4-1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của dân tộc ta thắng lợi, thống nhất đất nước.

II. KẾT LUẬN


II.I. TỔNG KẾT
Có thể khẳng định: nhân tố chính trị, tinh thần là ưu thế tuyệt đối, là ngọn nguồn sức
mạnh quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Đó
là chiến thắng của truyền thống chống giặc ngoại xâm được phát huy cao độ trong
thời đại Hồ Chí Minh, với tinh thần độc lập tự chủ, ý thức tự lực, tự cường Việt Nam.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã tạc vào Lịch sử Việt Nam
một mốc son chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đưa dân tộc ta sang một kỷ
nguyên mới: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Đồng thời, góp phần
chứng minh luận điểm của V.I. Lê-nin: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng
lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường. Lòng
tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho
hạnh phúc của những người anh em, là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sĩ và làm
cho họ chịu đựng được những khó khăn chưa từng thấy”

Trong tương lai, nếu chúng ta buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
thì đó sẽ là cuộc chiến tranh nhân dân chống kẻ thù xâm lược bằng vũ khí công nghệ
cao. Và, trong cuộc chiến đó, có thể kẻ thù vẫn có ưu thế về vũ khí, trang bị kỹ thuật
quân sự,… nhưng ưu thế tuyệt đối về chính trị, tinh thần cũng như sức mạnh tổng hợp
vẫn thuộc về quân và dân ta. Đó cũng là cơ sở vững chắc cho nền tảng chiến thắng.
Điều quan trọng ở chỗ, chúng ta cần tiếp tục vận dụng, phát huy những bài học kinh
nghiệm về xây dựng sức mạnh chính trị, tinh thần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước phù hợp với điều kiện mới.
Như vậy, cả lý luận và thực tiễn cách mạng nước ta cho thấy, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, yếu tố chính trị - tinh thần là cơ sở, là cốt lõi để xây dựng
và phát huy các yếu tố khác làm nên sức mạnh thần kỳ của Việt Nam, thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ và tiếp
tục đưa cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập, phát triển trong

hiện tại và tương lai.

Yếu tố chính trị - tinh thần của nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc luôn là yếu
tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở, nền tảng để nâng cao chất lượng tổng
hợp, sức mạnh của đất nước trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Quá trình xây
dựng yếu tố chính trị - tinh thần ở nước ta trong tình hình mới chịu tác động của yếu
tố thời đại sâu sắc. Trên thế giới, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát
triển vẫn là xu thế chủ đạo. Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước
tăng lên, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, tạo ra
những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói
chung, xây dựng yếu tố chính trị - tinh thần của nền quốc phòng toàn dân nói riêng.
II.II. KHÓ KHĂN ( KHÔNG CẦN THIẾT LẮM)
 Tuy nhiên, bên cạnh đó, tiềm lực chính trị - tinh thần trong sức mạnh quân sự
Việt Nam hiện nay vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức nhất định mà ta
không thể xem nhẹ
 “Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại
khổ”
 Bên cạnh đó, “tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như những
mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp”
 Chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng làm giảm sút trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ
với đất nước, với cộng đồng. Lợi dụng không gian mạng xã hội, một số cá nhân
công khai phê phán, bác bỏ, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng, hòng làm giảm lòng tin của nhân
dân vào đường lối chính trị của Đảng, gây chia rẽ về tư tưởng chính trị trong xã
hội, suy giảm sức mạnh chính trị - tinh thần của nhân dân, lực lượng quân đội
trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc nói chung, tiềm lực chính trị - tinh thần trong sức
mạnh quân sự Việt Nam nói riêng.
 Trên thế giới và khu vực, tình hình chính trị - an ninh tiếp tục có những diễn biến
phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh
thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến
tranh cục bộ, chiến tranh mạng,... tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều nơi. Tranh chấp
lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn biến
phức tạp, chứa đựng những yếu tố dễ gây mất ổn định.

 Trong nước, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, năng suất, chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh thấp. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy
cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ diễn biến
phức tạp… Đây là những thách thức lớn, gây cản trở quá trình xây dựng và phát
huy yếu tố chính trị - tinh thần của nền quốc phòng toàn dân.

You might also like